Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Địa tầng phân tập trầm tích oligocene miocene khu vực trung tâm bể nam côn sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 17 trang )


Địa tầng phân tập trầm tích oligocene-miocene
khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn


Nguyễn Văn Kiểu


Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Thạch học, Khoáng vật học và Địa hóa học
Mã số: 60 44 57
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Tùng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Phân chia địa tầng phân tập và liên kết các tập (sequence) và các hệ thống
trầm tích của khu vực Trung tâm bể Nam Côn Sơn. Phân tích đặc điểm trầm tích và
môi trƣờng thành tạo trầm tích (tƣớng trầm tích) của từng tập trầm tích thuộc khu vực
Trung tâm bể Nam Côn Sơn đặt trong mối quan hệ với chu kỳ giao động mực nƣớc
biển. Luận giải sự biến đổi môi trƣờng trầm tích theo không gian và thời gian.

Keywords. Thạch học; Trầm tích; Địa tầng phân tập; Địa chất; Bể Nam Côn Sơn


Content
MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phân chia địa tầng trầm tích bể Nam Côn Sơn từ trƣớc đến nay đã đƣợc nghiên cứu rất
chi tiết thông qua nhiều đề tài, dự án của các nhà thầu trong và ngoài nƣớc. Các kết quả phân
chia đã phần nào làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng trầm tích tại đây dựa trên các phƣơng pháp


phân chia thạch địa tầng, sinh địa tầng và địa chấn địa tầng. Nhƣng rất ít các công trình nghiên
cứu và phân chia chi tiết địa tầng trầm tích bể Nam Côn Sơn gắn với các chu kỳ dao động mực
nƣớc biển (quá trình biển tiến - biển thoái). Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc luận giải
môi trƣờng và quy luật biến đổi của các đơn vị trầm tích theo không gian và thời gian.
Trong thời gian tham gia nghiên cứu và học tập tại trƣờng, học viên đã đƣợc giới thiệu
và biết đến phƣơng pháp địa tầng phân tập (stratigraphy sequence). Đây là phƣơng pháp không
mới, nó đƣợc phát triển trên cơ sở các quan điểm về địa chấn địa tầng và mối quan hệ với sự
thay đổi mực nƣớc biển toàn cầu ngay từ những thập kỷ 50 và 60. Ngƣời khởi xƣớng đầu tiên
là Sloss và nnk (1949) xuất phát từ khái niệm tập (sequence) và định nghĩa “Tập là đơn vị
trầm tích được giới hạn bởi hai bất chỉnh hợp”. Nhƣng đến mãi thập kỷ 80 (từ 1980), phƣơng
pháp địa chấn địa tầng đã đƣợc mở rộng nhờ các mô hình không gian tích tụ của Jervey,
Posamentier và Vail (1988), Vail và Baum (1988) Qua tìm hiểu tác giả đƣợc biết, trong
những năm gần đây phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều Công ty nƣớc ngoài, các Viện nghiên cứu
và các Công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam áp dụng vào việc nghiên cứu địa tầng các bể
trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam nhƣ: bể Sông Hồng, bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn
Nhƣng phần lớn, phƣơng pháp địa tầng phân tập mới chỉ áp dụng nghiên cứu cho toàn bể hoặc
một phần rộng lớn thuộc bể. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch

sử phát triển địa chất của trũng trung tâm bể Nam Côn Sơn, học viên đã lựa chọn đề tài luận
văn Thạc sĩ tiêu đề: “Địa tầng phân tập trầm tích Oligocene - Miocene khu vực trung tâm bể
Nam Côn Sơn” với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Phân chia các đơn vị trong địa tầng phân tập và các hệ thống trầm tích đặt trong mối
quan hệ với sự dao động mực nƣớc biển nhằm làm rõ đặc điểm trầm tích và môi trƣờng thành
tạo trong từng tập tƣơng ứng.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Phân chia địa tầng phân tập và liên kết các tập (sequence) và các hệ thống trầm tích
của khu vực nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm trầm tích và môi trƣờng thành tạo trầm tích (tƣớng trầm tích) của
từng tập trầm tích thuộc khu vực nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với chu kỳ giao động mực

nƣớc biển.
- Luận giải sự biến đổi môi trƣờng trầm tích theo không gian và thời gian.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các thành tạo trầm tích Oligocene -Miocene trũng phía Tây khu vực trung tâm bể Nam
Côn Sơn (Hình 1.1)
BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 83 trang đánh máy, 9 ảnh minh họa, 1 biểu đồ và 21 hình minh họa,
45 tài liệu tham khảo với bố cục nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Đặc điểm địa chất khu vực
Chƣơng 2: Lịch sử nghiên cứu, cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Địa tầng phân tập trầm tích Oligocene-Miocene khu vực nghiên cứu
Kết luận


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. VỊ TRÍ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu của luận văn là nơi tiếp giáp của phần sƣờn đới nâng Côn Sơn và
phần phía Tây Nam thuộc địa phận trung tâm bể. Nếu phân theo đới cấu trúc, khu vực nghiên
cứu thuộc đới chuyển tiếp và nằm giữa hai phụ đới B1 và B2 theo hƣớng Bắc – Nam. Phạm vi
nghiên cứu đƣợc giới hạn trong khoảng 7.324
o
đến 8.125
o
vĩ độ Bắc và 107.841
o
đến 108.500
o


kinh độ Đông với diện tích vào khoảng 3060.5 km
2
.
1.2. ĐỊA TẦNG VÀ HOẠT ĐỘNG MAGMA
1.2.1. Địa tầng
1. Thành tạo magma, biến chất trước Cenozoi
Tính đến thời điểm này, kết quả nghiên cứu các thành tạo trƣớc Kainozoi về cơ bản
phần nào đã đƣợc làm sáng tỏ thông qua các tài liệu địa chấn, trọng lực và các giếng khoan tại
bể Nam Côn Sơn từ trƣớc đến nay: ĐH-1X, 04-A-1X, 04-2-BC-1X, 10-PM-1X, 29-A-1X….
Thành phần của các thành tạo đá móng gồm: granit, granodiorit, diorite và đá biến chất tuổi có
thể là Jura muộn – Creta.


Hình 1.1: Sơ đồ mạng lƣới các tuyến địa chấn đã thu nổ tại
bể Nam Côn Sơn và vị trí khu vực nghiên cứu
2. Thành tạo trầm tích Cenozoi.
Theo kết quả nghiên cứu từ trƣớc đến nay, trên toàn thềm lục địa Việt Nam nói chung
và khu vực nghiên cứu thuộc bể Nam Côn Sơn nói riêng cho thấy các thành tạo trầm tích có
tuổi từ Oligocene cho đến Pliocene-Đệ tứ với thành phần chủ yếu là trầm tích vụn lục nguyên
và các tầng cacbonat dày. Bên cạnh đó, trong trầm tích Cenozoi tại một số nơi (12W-HA-1X)
còn bắt gặp các trầm tích phun trào andezit thuộc hệ tầng Cau.
HỆ PALEOGEN
Thống Oligocene
Hệ tầng Cau (E
3
c)
Hệ tầng Cau lần đầu tiên đƣợc mô tả chi tiết tại giếng khoan Dua-1X thuộc lô 12 E
nằm trong khoảng độ sâu 3.680 – 4.038m. Trầm tích của hệ tầng Cau bao gồm chủ yếu là các
lớp cát kết có màu xám xen các lớp sét bột kết màu nâu. Cát kết thạch anh hạt thô đến mịn, độ
chọn lọc kém, xi măng sét, cacbonat với bề dày trung bình khoảng 358m.

HỆ NEOGEN
Thống Miocene
a) Hệ tầng Dừa (N
1
1
d)
Hệ tầng đƣợc xác định và đặt tên dựa trên kết quả phân tích giếng khoan Dừa -1X ở độ
sâu từ 2.852m đến 3.680m, phân bố rộng khắp bể với chiều dày của hệ tầng thay đổi từ 200-
800m. Tuổi của hệ tầng Dừa đƣợc xác định dựa vào đới Foram N6-N8 (theo Martini, 1971).
Trầm tích của hệ tầng bao gồm chủ yếu là cát kết, bột kết màu xám sáng, xám lục xen kẽ với
sét kết màu xám, xám đỏ, xám xanh.
b) Hệ tầng Thông – Mãng Cầu (N
1
2
tmc)
Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu phân bố rộng khắp bể Nam Côn Sơn. Đặc
biệt, trầm tích của hệ tầng này phát triển mạnh về phía Bắc và phía Tây Nam của bể trong
khoảng độ sâu từ 2.170 đến 2.850m. Trầm tích chủ yếu là trầm tích lục nguyên chứa glauconit,
vôi, sét vôi và nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dừa với bề dày thay đổi từ 400 đến 800m.
c) Hệ tầng Nam Côn Sơn (N
1
3
ncs)

Phân bố rộng rãi với tƣớng đá thay đổi mạnh ở các khu vực khác nhau với bề dày trầm
tích vào khoảng 200-600m, khoảng 302m tại giếng khoan Dừa -1X và nằm bất chỉnh hợp trên
hệ tầng Thông – Mãng Cầu. Ở rìa phía Bắc (lô 10, 11) và phía Tây – Tây Nam (lô 20, 21, 22,
28) đá của hệ tầng chủ yếu là trầm tích lục nguyên gồm: sét kết, sét vôi chứa nhiều hóa thạch
foraminifera màu lục đến xám xanh, gắn kết yếu cùng các lớp cát bột kết chứa vôi.
Thống Pliocene - Đệ Tứ

Hệ tầng Biển Đông (N
2
-Q bđ)
Hệ tầng Biển Đông đƣợc Lê Văn Cự xác lập vào năm 1986. Hệ tầng này không những
phân bố ở khu vực bể Nam Côn Sơn mà còn phân bố toàn thềm lục địa Việt Nam với bề dày
khác nhau. Hệ tầng Biển Đông phát triển rất mạnh tại các lô phía Đông của bể với chiều dày
lớn từ vài trăm mét đến vài nghìn mét (>1.500m) (1768m tại giếng khoan Dừa -1X thuộc lô
12E).
1.2.2. Hoạt động magma
Tại khu vực bể Nam Côn Sơn, các thành tạo núi lửa hợp thành một dải dọc theo hƣớng
Đông Bắc – Tây Nam: từ lô 12 đến các lô 133. Phun trào ở đây bao gồm: đaxit, ryolit gặp ở
giếng khoan 12C-1X tại độ sâu 4210m và phun trào andezit gặp tại giếng khoan 12W – HA –
1X ở độ sâu khoảng 4313.5m. Hoạt động magma xảy ra mãnh liệt trong các lô 11, 03 và 04
khuôn theo các đứt gãy sâu có hƣớng từ Bắc xuống Nam. Trên mặt cắt địa chấn chúng thể hiện
những nhóm dị thƣờng tần số cao. Đôi chỗ các hoạt động núi lửa xuyên cắt lên tới Pliocene
phá vỡ cấu trúc trầm tích của hệ tầng này.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KIẾN TẠO VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT
1.3.1. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo
Trên bình đồ cấu trúc nhận thấy bể Nam Côn Sơn đƣợc ngăn cách với bể Vũng Mây
bởi đới nâng Tƣ Chính và phần phía Đông Bắc nơi chịu ảnh hƣởng của tách giãn Biển Đông
với sự phát triển mạnh mẽ của các thành tạo đá vôi tại đây.
1. Hệ thống đứt gãy
Trên bình đồ kiến tạo, bể Nam Côn Sơn phát triển ba hệ thống đứt gãy chính với các
phƣơng: phƣơng Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam và phƣơng Đông –Tây.
Hệ thống đứt gãy phương Bắc – Nam chủ yếu phát triển trên cấu trúc móng thuộc đới
phân dị phía Tây và đới phân dị chuyển tiếp thuộc phần phụ đới cận Natuna có chiều dài lớn,
biên độ từ vài trăm đến hàng nghìn mét: đứt gẫy Sông Hậu, đứt gãy Sông Đồng Nai và đứt gãy
Hồng- Tây Mãng Cầu. Gắn liền với các đứt gãy theo phƣơng này là sự phát triển các trũng địa
hào.
Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc –Tây Nam phân bố hạn hẹp tại đới phân dị

phía Tây và chủ yếu phân bố ở đới trũng trung tâm. Điển hình nhất là hệ thống đứt gãy nằm ở
phía Đông - Bắc của bể và khuôn theo đới nâng Côn Sơn. Phần lớn các đứt gãy này có mặt
trƣợt đổ về phía Đông Nam hƣớng về phần trũng Trung tâm bể.
Hệ thống đứt gãy Đông –Tây kém phát triển hơn so với các đứt gãy theo các phƣơng
trên, phân bố không tập trung, chiều dài của đứt gãy không lớn và bắt gặp ở phần phía Tây
thuộc phần trũng Trung tâm bể. Đứt gãy điển hình nhất theo phƣơng này bắt gặp ở lô 11.2.
Dọc theo hệ thống đứt gãy này, phát triển một trũng hẹp nằm giữa ranh giới của phụ đới B1 và
B2.
2. Phân vùng cấu trúc
Trên cơ sở phân loại đứt gãy, cơ chế hình thành và đặc điểm cấu trúc móng, có thể
phân chia các đơn vị cấu trúc trong bể Nam Côn Sơn thành ba đơn vị cấu trúc chính: Đới phân
dị phía Tây (C), đới phân dị chuyển tiếp (B) và phía Đông bể (A):
a) Đới phân dị phía Tây (C)
Đây là đới nằm ở phần phía Tây của bể và chiếm một nửa phía Tây các lô 18, 19, 20,
21, 22 và toàn bộ các lô 27, 28, 29. Cơ sở phân chia đới này là hệ đứt gãy Sông Đồng Nai
chạy dọc theo hƣớng Bắc Nam.
b) Phụ đới chuyển tiếp (B)

Đới này có ranh giới là hệ thống đứt gãy Sông Đồng Nai, ở phía Đông đƣợc giới hạn
bởi hệ đứt gãy Hồng - Tây Mãng Cầu và hệ thống đứt gãy khuôn theo đƣờng đẳng sâu móng
1.000m của đới nâng Côn Sơn với độ sâu 1.000 – 1.500m.
c) Đới trũng phía Đông (A)
Trũng phía Đông bao gồm phần diện tích rộng lớn ở Trung tâm và phần phía Đông bể
Nam Côn Sơn, với đặc tính kiến tạo sụt lún. Đứt gãy hoạt động theo nhiều pha khác nhau. Địa
hình móng phân dị mạnh với chiều sâu thay đổi từ 1.400m trên phụ đới nâng Mãng Cầu đến
hơn 10.000m ở trung tâm. Đới trũng phía Đông đƣợc phân chia làm 5 phụ đới.
1.3.2. Lịch sử phát triển địa chất.
1. Giai đoạn trước tách giãn (Pre- rift) Paleocene -Eocene.
Đây là giai đoạn san bằng kiến tạo không chỉ xảy ra riêng đối với bể Nam Côn Sơn mà
còn xảy ra trên toàn khu vực thềm lục địa Việt Nam. Trƣớc đó, các chuyển động kiến tạo

mang tính khu vực đã tạo ra trong diện tích bể Nam Côn Sơn với ba hệ thống đứt gãy có
phƣơng khác nhau: hệ thống đứt gãy phát triển theo phƣơng Đông Bắc – Tây Nam. Chính các
hệ thống đứt gãy này đã góp phần làm cho mặt móng càng phức tạp hơn.
2. Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift) Oligocene- Miocene sớm.
Giai đoạn Syn-rift tƣơng đối phức tạp về kiến tạo đƣợc khởi xƣớng vào đầu Oligocene
và kết thúc vào cuối Miocene sớm. Có thể, tách giãn Biển Đông đã ảnh hƣởng phần nào tới
việc hình thành các hệ thống đứt gãy lớn phƣơng Bắc – Nam và những đứt gãy theo phƣơng
Đông Bắc – Tây Nam tạo các cấu trúc sụt bậc điển hình thuộc bể Nam Côn Sơn và làm xuất
hiện các địa hào, bán địa hào và vùng trũng Trung tâm rộng lớn. Pha kiến tạo trong giai đoạn
này đã làm thay đổi bình đồ cấu trúc bể và đã để lại những dấu ấn trên các mặt cắt địa chấn là
những biến dạng tƣơng đối phức tạp so với các giai đoạn trƣớc và sau đó.
3. Giai đoạn sau tách giãn (Post- rift) Miocene giữa - Đệ tứ.
Nhìn chung giai đoạn này kiến tạo khá bình ổn so với giai đoạn trƣớc. Song một số khu
vực của bể vẫn còn quan sát thấy sự nâng lên, bào mòn cắt cụt một số cấu trúc dƣơng đã có ở
lô 04, 05 và lô 12. Hầu hết các đứt gãy đều kết thúc hoạt động vào cuối Miocene. Bình đồ cấu
trúc không còn mang tính kế thừa các giai đoạn trƣớc, ranh giới giữa các trũng gần nhƣ đƣợc
đồng nhất trên toàn khu vực ngoại trừ một số trũng thuộc phần trung tâm bể.


CHƢƠNG 2
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ TÀI LIỆU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, TÌM KIẾM VÀ THĂM DÒ DẦU KHÍ
Theo lịch sử, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại bể Nam Côn sơn có thể chia ra các
thời kỳ nhƣ sau:
2.1.1. Thời kỳ trƣớc năm 1975
Đây là thời kỳ khởi đầu công cuộc thăm dò dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam
nói chung và bể Nam Côn Sơn nói riêng. Những khảo sát thăm dò bƣớc đầu là do các công ty
thăm dò của Mỹ và Anh thực hiện nhƣ: Nanderell, Mobil Kaiyo, Esso, Union Texas, Sunning

Dale. Các nhà thầu đã thu nổ hàng nghìn km địa chấn 2D.
2.1.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay.
Sau khi hai miền Nam Bắc đƣợc thống nhất, cả nƣớc bắt tay vào công cuộc củng cố và
xây dựng nền kinh tế nƣớc nhà. Hòa cùng không khí sôi động đó, tháng 11 năm 1975 Tổng
cục Dầu khí đã quyết định thành lập Công ty Dầu khí Việt Nam nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp
tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam với các nƣớc. Điển hình là
những năm 1975-1980 công ty Agip và Bow Valley đã ký hợp đồng khảo sát tỉ mỉ vào khoảng
14.859 km địa chấn 2D với mạng lƣới 2x2 km và tiến hành khoan 8 giếng: 04A-1X, 04B-1X,
12A-1X, 12B-1X, 12C-1X, 28A-1X và 29A-1X. Những năm 1981- 1987 đánh dấu bằng sự ra

đời của Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro. Kết quả của hiệp định thăm dò dầu khí trên đã mở
ra một thời kỳ phát triển mới cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Từ năm 1995 đến nay một loạt các Công ty và các nhà thầu trong và ngoài nƣớc đã thu
nổ tổng cộng trên 35.000km địa chấn 2D và trên 5.500km
2
địa chấn 3D và khoan hàng chục
giếng khoan, đồng thời đã phát hiện ra các mỏ khí có giá trị công nghiệp lớn: nhƣ mỏ Rồng
Đôi, Rồng Đôi Tây thuộc lô 11.2, Thiên Nga (lô 12), Lan Tây, Lan đỏ (lô 06-1), Mộc Tinh (lô
05-3), Hải Thạch (lô 05-2).
2.2. CƠ SỞ TÀI LIỆU
2.2.1. Tài liệu địa chất
Khu vực nghiên cứu theo tác giả thống kê có khoảng 43 giếng khoan đƣợc thực hiện từ
năm 1993 cho đến nay bao gồm cả giếng thăm dò, thẩm định và giếng khoan khai thác. Qua
đó, tác giả đã lựa chọn ra 4 giếng khoan để phân chia và liên kết địa tầng phân tập của các
thành tạo trầm tích Oligocene-Miocene thuộc hai cấu tạo nằm phía Bắc và Đông Nam thuộc
khu vực nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở phân tích tài liệu cũng nhƣ kế thừa các kết quả
phân tích cổ sinh và thạch học trầm tích của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Xí nghiệp liên
doanh Vietsopetro (VSP) tác giả muốn làm rõ hơn đặc điểm địa chất và môi trƣờng thành tạo
thông qua việc áp dụng mô hình địa tầng phân tập.
2.2.2. Tài liệu địa vật lý.

Tổng số 43 giếng khoan đã khoan tại khu vực nghiên cứu là con số đáng kể trên một
diện tích khoảng hơn 3.000km
2
. Qua tìm hiểu, hầu hết các giếng khoan đều thực hiện công tác
đo địa vật lý giếng khoan và đƣợc các cơ quan, nhà thầu trong và ngoài nƣớc tiến hành phân
tích. Riêng đối với 4 giếng khoan (A-1X, A-2X, A-3X và A-4X) lựa chọn trình bày trong luận
văn đƣợc tác giả phân tích và kế thừa trên cả phƣơng diện địa vật lý giếng khoan, thạch học
kết hợp với tài liệu cổ sinh nhằm phân chia, liên kết đƣợc các vĩ tập (megasequence), tập
(sequence) và các hệ thống trầm tích.
Bên cạnh số lƣợng lớn các giếng khoan phải kể đến mức độ khảo sát địa chấn nên tới
hàng vạn kilomet tuyến đƣợc các Công ty, Xí nghiệp liên doanh thực hiện từ năm 1978 đến
nay. Qua các đề tài hợp tác của Viện Dầu khí Việt Nam với các Công ty trong thời gian thực
tập tại Viện, tác giả đã đƣợc tiếp xúc phần nào với dữ liệu này và đƣợc trực tiếp phân tích, xử
lý trên các phần mềm chuyên dụng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp địa tầng phân tập
ĐTPT là phƣơng pháp phân tích địa tầng mới cả về khoa học lẫn thực tiễn, phân chia
đối sánh và liên kết địa tầng dựa trên mối quan hệ giữa tốc độ DĐMNB, CĐKT và cung cấp
trầm tích.
2.3.2. Phƣơng pháp thạch học trầm tích
Phân tích thành phần khoáng vật với mục đích xác định nguồn gốc, luận giải môi
trƣờng và tƣớng trầm tích. Đồng thời phân tích đánh giá các tham số: hàm lƣợng thạch anh
(Q), hàm lƣợng feldspat (F), hàm lƣợng mảnh đá (R) … làm cơ sở cho việc phân loại, gọi tên
đá và xác định nguồn gốc trầm tích. Đặc biệt đối với nhóm đã trầm tích vụn cơ học, các đá
trầm tích cát kết lại đƣợc phân chia chi tiết theo phƣơng pháp phân loại của tác giả R.L. Folk
(1974) .
2.3.3. Phƣơng pháp địa chấn địa tầng
Phƣơng pháp địa chấn địa tầng là phƣơng pháp minh giải tài liệu địa chấn phản xạ dựa
trên cơ sở nghiên cứu các mối tƣơng quan giữa các đặc điểm trƣờng sóng địa chấn với các đặc
điểm địa chất nhƣ tính phân lớp, sự thay đổi thành phần thạch học, điều kiện lắng đọng trầm

tích
2.3.4. Phƣơng pháp địa vật lý giếng khoan
Địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) gồm tổ hợp những phƣơng pháp nghiên cứu tính
chất vật lý của đất đá cắt ngang qua giếng khoan bằng cách ghi sự biến đổi các thông số vật lý
của chúng ở những độ sâu khác nhau dọc theo chiều sâu giếng khoan. Đây là phƣơng pháp

đƣợc ứng dụng nhằm cung cấp các tài liệu một cách gián tiếp giúp phân chia các thể địa chất
khác nhau theo chiều sâu giếng khoan và xác định môi trƣờng thành tạo của các thể địa chất.


CHƢƠNG 3
ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH OLIGOCENE - MIOCENE
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. CƠ SỞ PHÂN CHIA VÀ LIÊN KẾT ĐỊA TẦNG
3.1.1. Phân chia địa tầng phân tập
Việc phân chia địa tầng phân tập đƣợc áp dụng theo mô hình của Embry và
Johannessen (1992) trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan, tài liệu sinh địa tầng và
tài liệu thạch học:
 Tài liệu địa vật lý giếng khoan bao gồm: đƣờng cong đo độ phóng xạ tự nhiên (GR),
các đƣờng cong đo điện trở suất (SP, LLS, LLD), đƣờng cong mật độ (RHOB), đƣờng
kính giếng khoan và đƣờng cong siêu âm (DT)
 Tài liệu cổ sinh bao gồm kết quả phân chia chi tiết các đới Foram, đới bào tử phấn và
tảo nhằm xác định tuổi tƣơng đối của các ranh giới tập trầm tích và ranh giới bề mặt
ngập lụt của mỗi tập. Đồng thời qua đây cũng xác định đƣợc môi trƣờng thành tạo trầm
tích chứa các hóa thạch trên.
 Tài liệu thạch học giếng khoan với khoảng lấy mẫu cách nhau từ 4,5-7m đƣợc phân
tích nhằm làm rõ đặc điểm thạch học cũng nhƣ môi trƣờng.
3.1.2. Liên kết các đơn vị của địa tầng phân tập
Việc liên kết địa tầng giếng khoan hay liên kết các tập trầm tích, các hệ thống trầm tích

trong tập của các giếng khoan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc luận giải điều kiện thành
tạo, lịch sử phát triển và thoái hóa của chúng tƣơng ứng với từng giai đoạn cụ thể. Để giải
quyết vấn đề đặt ra, các tập, các hệ thống trầm tích trong luân văn đã đƣợc liên kết dựa trên
các tiêu chí sau:
 Tiêu chí thứ 1: thời gian thành tạo
 Tiêu chí thứ 2: đặc trưng đường cong địa vật lý giếng khoan
 Tiêu chí thứ 3: địa chấn địa tầng
3.2. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH OLIGOCENE-MIOCENE KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
3.2.1. Vĩ tập Ms
I

Trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) của giếng khoan A-3X xác định
đƣợc ranh giới phân chia vĩ tập thành hai tập (sequence) là S
1
(Oligocene sớm), S
2
(Oligocene
muộn).
1. Tập S
1

Tập S
1
nằm phủ trên bề mặt móng của các thành tạo granodiorit thuộc các trũng địa
hào và bán địa hào. Thành phần trầm tích phía dƣới của tập gồm các trầm tích cát kết, cát sạn
aluvi và bột kết nguồn gốc lục địa. Còn phần phía trên thành phần chủ yếu là các tập sét, sét
than xen kẽ các tập cát.
2. Tập S2
Tập S

2
đƣợc phân chia thành hai hệ thống trầm tích khá rõ bởi nóc của lớp đá phiến sét
tƣơng ứng với bề mặt ngập lụt cực đại nằm ở độ sâu 3.449m (GK: A-3X). Thành phần trầm
tích có xu hƣớng thô dần lên phía trên và đặc trƣng bởi các vỉa cát và sét tƣơng đối dày. Hệ
thống trầm tích biển tiến (TST): thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết subarkose hạt trung
(0,25-0,5mm) và cát kết sublitharenite hạt nhỏ đôi chỗ xen kẹp bột sét, sét vôi màu xám đặc
trƣng cho thời kỳ biển tiến bao phủ hầu hết các địa hào với bề dày trầm tích khoảng 398m
(GK: A-3X). Hệ thống trầm tích biển thoái (RST) thành phần đặc trƣng là cát kết hạt nhỏ, bột

kết, bột sét chứa các vẩy mica và phiến sét. Trong hệ thống trầm tích này bề dày các lớp cát
đạt đến hơn 30m.

GK: A-1X
GK: A-4X
GK: A-1X và A-2X



Hình 3.1: Liên kết tài liệu giếng khoan và tài liệu địa chấn cắt qua các giếng khoan
3.2.2. Vĩ tập Ms
II

1. Tập S
3










GHI CHÚ

Bề dày hệ thống trầm
tích biển thoái
Bề dày hệ thống trầm
tích biển tiến
Bề dày hệ thống trầm
tích canyon

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh bề dày hệ thống trầm tích trong một tập ứng của các giếng khoan
khu vực nghiên cứu

Tập trầm tích S
3
đƣợc giới hạn bởi ranh giới dƣới là bề mặt bất chỉnh hợp T20 (nóc
của tập S
2
) có tuổi khoảng 23,3 triệu năm (Ma). Ranh giới trên và ranh giới bề mặt ngập lụt
của tập :
Ranh giới nóc tập S
3
là ranh giới bề mặt bất chỉnh hợp nằm ở độ sâu 4432m (A-1X)
và 2965m (A-3X) kết quả phân tích tài liệu sinh địa tầng cho thấy ranh giới này ứng với tuổi
21,8 triệu năm.
Ranh giới bề mặt ngập lụt cực đại (MFS
3
) trong tập trầm tích S

3
với đặc trƣng giá trị
GR cao (132.22 API) và giá trị điện trở đạt giá trị thấp (3,48 Ohmm) thuộc phần nóc lớp đá
phiến sét chứa than với bề dày thay đổi 7 – 22m đặc trƣng môi trƣờng đầm lầy-hồ.
Đƣờng cong ĐVLGK phía dƣới bề mặt ngập lụt cực đại thể hiện đặc điểm thạch học
có xu thế mịn dần nên tƣơng ứng với một chu kỳ biển tiến (GR tăng dần, LLD giảm dần) để
tạo nên hệ thống trầm tích biển tiến (TST) với thành phần trầm tích bao gồm nhiều lớp cát sét
xen kẽ các lớp đá vôi mỏng.
Phía trên bề mặt ngập lụt (MFS) của tập này có đặc trƣng đƣờng log lại có xu hƣớng
trái ngƣợc thể hiện thành phần trầm tích thô dần lên phía trên, bề dày vỉa cát lớn hơn nhiều,
đặc trƣng cho hệ thống trầm tích biển thoái (RST) với bề dày hệ thống trầm tích đạt khoảng
20m (GK: A-1X). Thành phần trầm tích đôi chỗ bắt gặp đá vôi và các vỉa mỏng sét than ở độ
sâu khoảng 3.093m (GK: A-3X).
2. Tập S
4

Tập trầm tích S
4
nằm phủ trên tập trầm tích trƣớc đó (S
3
) và đƣợc giới hạn bởi nóc tập
là bề mặt bất chỉnh hợp nằm phía trên lớp cát dày. Trên mặt cắt địa chấn đôi chỗ phát hiện
cấu tạo onlap trên mặt ranh giới này. Ranh giới này nằm giữa ranh giới thay đổi đột ngột giá
trị GR (từ 58,5-130,0 API). Kết quả đối sánh với tài liệu sinh địa tầng cho thấy nóc của tập
cát đƣợc hình thành muộn nhất cách đây khoảng 17,7 Ma. Ngoài ra, từ đặc trƣng đƣờng cong
địa vật lý giếng khoan ta cũng có thể rất dễ phân chia tập S
4
thành hai hệ thống trầm tích TST
và RST.
Hệ thống trầm tích biển tiến (TST) đƣợc thành tạo bởi hai nhịp trầm tích. Nhịp thứ

nhất lớp trầm tích với bề dày khoảng 18m (GK: A-1X) thành phần chủ yếu là sét kết. Nhịp
trầm tích thứ 2 có bề dày lớn gấp đôi bề dày trầm tích của nhịp trầm tích trƣớc đó với thành
phần chủ yếu là đá cát kết đôi chỗ xen kẹp các lớp bột sét và sét vôi mỏng. Trên đƣờng cong
ĐVLGK hệ thống trầm tích biển tiến đặc trƣng cấu tạo phủ chồng tiến (progradation). Phía
trên hệ thống trầm tích biển tiến là các thành tạo trầm tích biển thoái (RST) với cấu tạo phủ
chồng và phủ chồng lùi ở phía trên.
3. Tập S
5

Tập trầm tích S
5
với khoảng thời gian thành tạo tƣơng đối ngắn chỉ vào khoảng 1Ma.
Nóc của miền hệ thống trầm tích biển tiến đƣợc xác định bởi các trầm tích đặc trƣng môi
trƣờng đồng bằng triều, biển ven bờ đƣợc hình thành trong pha cuối cùng của biển tiến đánh
dấu sự kết thúc một thời kỳ biển tiến để chuyển sang một thời kỳ biển thoái tiếp theo. Thời kỳ
biển thoái của tập S
5
phát triển các lớp than đặc trƣng cho môi trƣờng đầm lầy ven biển (Ảnh
3.1; 3.2). Cát kết thuộc loại arkose lithic và feldspathic litharenite hạt từ mịn đến trung (0,1-
0,3mm), mài tròn tốt đến rất tốt, thạch anh 44,7-48,6%, feldspat 10-14,5%, mảnh đá bao
gồm: mảnh đá quaczit, mảnh đá sét. Xi măng chứa vôi và silic, gắn kết trung bình. Sét trong
tập này có màu xám, chứa vôi và bột (GK:A-2X, GK:B -1X).
4. Tập S
6

Tập trầm tích S
6
là tập cuối cùng của các thành tạo trầm tích Miocene sớm. Tầng dƣới
của tập ứng với hệ thống trầm tích biển tiến (TST) và đƣợc chia làm hai nhịp rõ rệt với thành
phần là cát kết, bột kết và sét, ngoài ra còn bắt gặp các thành tạo cát kết, bột kết chứa

dolomite xen kẹp các lớp đá vôi chứa Foram: Miogypsinoides, Praeorbulina. Nhịp biển tiến ở
thời kỳ đầu có thời gian ngắn hơn với tốc độ dâng cao mực nƣớc biển chậm hơn so với thời
kỳ sau và đặc trƣng cho môi trƣờng biển, biển nông ven bờ. Cuối tập S
6
biển bắt đầu rút

nhanh tạo nên quá trình bào mòn các thành tạo trầm tích tƣớng ven bờ trƣớc đó để chuyển
sang các thành tạo đặc trƣng cho tƣớng đồng bằng châu thổ (GK:A-4X, GK:A-2X).


Ảnh 3.1: Mẫu lõi giếng khoan GK: A-4X,
độ sâu 3731.50m. Trầm tích của châu thổ,
hồ (tập S
5
).
Ảnh 3.2: Mẫu lõi giếng khoan GK:
A-4X, độ sâu 3739.8m. Trầm tích
cát kết lấp đầy sông (tập S
5
).
3.2.3. Vĩ tập Ms
III

1. Tập S
7

Tập trầm tích S
7
đƣợc thành tạo trong khoảng thời gian 15,5-13,1Ma. Trong thời gian
này, quá trình biển tiến diễn ra nhanh hơn so với biển thoái. Điểm đặc trƣng dễ thấy nhất

trong giai đoạn biển tiến là xuất hiện các lớp đá vôi màu xám, bắt gặp ở nhiều giếng khoan
thuộc các giếng Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây và giếng khoan GK: A-3X (GR-45,3-49,56 API)
với bề dày 3-10m. Kết thúc hệ thống trầm tích biển tiến là tập sét đƣợc thành tạo cách đây
khoảng 15 Ma.
Sau thời kỳ biển tiến xuất hiện một giai đoạn biển thoái rất dài trong khoảng 1,9 triệu
năm (15-13,1 Ma) thành tạo nên hệ thống trầm tích biển thoái (RST) nằm phủ trên các tập
trầm tích biển tiến. Với khoảng thời gian biển thoái đó đã tạo đƣợc bề dày các lớp trầm tích
RST lớn gấp đôi đến gấp ba lần bề dày trầm tích TST (Biểu đồ 3.1).
Các trầm tích đƣợc tạo ra trong thời gian này, bao gồm các lớp sét kết và cát kết xen
kẽ một cách nhịp nhàng đặc trƣng cho cấu tạo phủ chồng (aggradation). Phần dƣới của hệ
thống trầm tích biển tiến (TST) trầm tích có chứa các lớp than mỏng màu đen, độ cứng vừa
phải (GK: A-4X, GK: A-1X) làm cho các giá trị đo địa vật lý có sự thay đổi đột ngột về mật
độ, độ phóng xạ tự nhiên và điện trở suất khi các thiết bị đo địa vật lý giếng khoan đi qua lớp
than này (DT=83.31, GR = 113.39API và LLD = 7.91 Ohmm).
2. Tập S
8

Tập trầm tích S
8
biển tiến với tốc độ nhanh hơn giai đoạn trƣớc để tạo nên đƣợc hệ
thống trầm tích biển tiến (TST) với bề dày khá lớn trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn
chƣa đầy 0,5Ma (Biểu đồ 3.1). Sau hệ thống trầm tích biển tiến trong giếng khoan A-4X xác
định đƣợc hệ thống trầm tích biển thoái (RST) dày khoảng 55m với đặc trƣng nóc của RST là
bề mặt bào mòn của biển thoái (Hình 3.1). Nhƣng điều đáng lƣu ý ở đây, khi liên kết ranh
giới bào mòn sang các giếng khoan khác thì không bắt gặp bất kỳ một hệ thống trầm tích biển
thoái nào ở 3 giếng còn lại mà ranh giới bất chỉnh hợp đó lại nằm giữa tập biển tiến ở 3 giếng
khoan đó. Đồng thời phía trên ranh giới bất chỉnh hợp có tuổi 12,1Ma ở giếng khoan A-4X
cũng là một tập biển tiến ứng với tuổi 12,1-10,4 Ma (Hình 3.8).
Từ kết quả liên kết trên có thể nhận định rằng: trong thời kỳ từ 13,1-10,4Ma mà tác
giả gọi là thời kỳ thành tạo tập S

8
đã xảy ra quá trình bào mòn các hệ thống trầm tích biển
thoái ứng với tuổi từ 12,8-12,1Ma ở 3 giếng A-1X, A-2X và A-3X và thậm chí là bào mòn
một phần hệ thống trầm tích trầm tích biển tiến (TST
1
). Sau giai đoạn bào mòn lại xuất hiện
một tập biển tiến nằm chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn với tốc độ khá nhanh để tạo lên hệ

thống trầm tích biển tiến (TST
2
) báo hiệu một tập trầm tích mới tiếp theo đƣợc hình thành.
Nhƣng sau TST
2
không phát hiện một ranh giới bề mặt ngập lụt cực đại nào và cũng không
hình thành đƣợc một hệ thống trầm tích biển thoái nào trong 4 giếng khoan nghiên cứu mà
thay vào đó là bề mặt bất chỉnh hợp mang tính khu vực nằm ngay trên hệ thống trầm tích
TST
2
. Trên các mặt cắt địa chấn cắt qua giếng khoan, bề mặt ranh giới bất chỉnh hợp đƣợc
kết nối với những rãnh đào khoét tạo các canyon và các giếng khoan trên cắt qua đáy của
canyon. Điều này giải thích tại sao trên hệ thống trầm tích TST
2
không thấy xuất hiện hệ
thống trầm tích biển thoái theo đúng mô hình địa tầng phân tập của Embry and Johannessen
(1992) ở các giếng khoan mà chỉ bắt ngặp chúng trên các mặt cắt địa chấn với bề dày RST
2

chỉ bằng 1/3 bề dày của TST
2
(Biểu đồ 3.1). Vì thế tác giả coi thời kỳ 13,1-10,4Ma là một

tập chứ không chia thành hai tập để thuận tiện cho việc liên kết và luận giải môi trƣờng thành
tạo sau này.
Thành phần trầm tích của tập S
8
gồm cát kết hạt nhỏ xen các lớp cacbonat. Trong đó
cacbonat chủ yếu ở dạng bùn vôi màu xám nhạt, mềm tới cứng chắc, phía trên xen các lớp cát
sét. Cát mài tròn trung bình đến kém, trong đá bắt gặp các khoáng vật phụ pyrit, glauconit.
3.2.4. Vĩ tập Ms
IV

1. Tập S
9

Tập trầm tích S
9
nằm ngay phía trên bề mặt bất chỉnh hợp của phần nóc Miocene giữa
có tuổi vào khoảng 10,4Ma. Ranh giới trên của tập là bề mặt bất chỉnh hợp xác định đƣợc
trên các tuyến địa chấn thuộc khu vực cấu tạo Rồng và Rồng Đôi Tây và ƣớc tính ranh giới
này có tuổi khoảng 8,5 triệu năm và bề mặt ngập lụt là ranh giới phản xạ rất mạnh nằm trên
các pha địa chấn phản xạ kém. Trầm tích thành tạo trong giai đoạn này chủ yếu là các lớp cát
kết biển tiến. Phần phía trên của TST xuất hiện các lớp sét kết, sét vôi và sét than. Nóc tập sét
than đồng thời là nóc của bề mặt ngập lụt cực đại có tuổi 9,5Ma và trong giếng khoan chúng
nằm ở độ sâu khoảng 1760m (A-3X).
Nằm phía trên bề mặt ngập lụt là các thành tạo trầm tích cát, sét môi trƣờng biển sâu
(A-3X) và khi liên kết với giếng khoan A-1X nhận thấy ở khoảng tuổi này mất hẳn hệ thống
trầm tích biển tiến.
2. Tập S
10

Ranh giới trên của tập S

10
đƣợc xác định nhờ vào việc liên kết ranh giới ĐVLGK của
các giếng khoan A-4X, A-2X và tài liệu địa chấn để chuẩn hóa chúng (Hình 3.6). Trên mặt
cắt địa chấn cắt qua giếng khoan ranh giới này trùng với bề mặt đào khoét của biển tiến (Hình
3.1). Ranh giới này phân chia tập thành hai hệ thống trầm tích RST và TST. Trên đƣờng cong
địa vật lý giếng khoan MFS
10
đƣợc đặc trƣng bởi cƣờng độ phóng xạ tự nhiên (GR) thấp và
điện trở suất cao.
Tập trầm tích S
10
bề dày khá mỏng, thành phần cát chiếm ƣu thế ở cả hai hệ thống
trầm tích. Trong đó các thành tạo trầm tích RST đặc trƣng cho môi trƣờng ven bờ còn TST
đặc trƣng cho môi trƣờng biển nhiều hơn. Ngoài ra trong hệ thống trầm tích bắt gặp khá phổ
biến các lớp cacbonat mỏng xen kẹp các lớp cát và sét môi trƣờng biển nông.
3. Tập S
11

Tập S
11
bề dày trầm tích trung bình đạt 365m (Biểu đồ 3.1). Ranh giới phân chia hai
hệ thống trầm tích (TST và RST) là bề mặt ngập lụt cực đại có tuổi khoảng 6,1Ma nằm trên
nóc tập sét ở độ sâu 1330m (GK: A-2X):
Hệ thống trầm tích biển tiến (TST): phần trên xuất hiện lớp đá vôi dày, xuống dƣới
lớp đá vôi mỏng dần xen bột sét. Trên đƣờng cong ĐVLGK thành phần đá vôi đƣợc nhận biết
nhờ sự thay đổi điện trở suất của phƣơng pháp đo sâu LLD thay đổi đột ngột 129.54 -
47.26Ohmm. Phần đáy là lớp cát dày khoảng 138m tƣơng ứng với cƣờng độ phóng xạ tự
nhiên GR thấp (41.18 API). Kết quả phân tích thạch học cho thấy trầm tích thuộc loại cát kết
arkose lithic: thạch anh (43-54%), feldspat kali (7-14%), plagiocla (0.5-2.1%), mica (0.5-


2%). Thành phần mảnh đá bao gồm: mảnh đá granit, microquaczite, volcanic (đá núi lửa), đá
silic, đá sét và một số mẫu bắt gặp mảnh đá vôi.
Hệ thống trầm tích biển thoái (RST) đặc trƣng cho môi trƣờng biển nông đến biển sâu
chứa foram thuộc đới N18: LDO, Globorotalia tumida, LDO Pllueniatina obliqueloculata
(GK: A-3X). Hệ thống trầm tích này thành phần chủ yếu là cát kết cá biệt nóc của hệ thống
trầm tích là tập sét. Phần đáy hệ thống trầm tích, các tập cát xen kẹp các lớp đá vôi mỏng ở
độ sâu 1.625m.
3.3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH OLIGOCENE-MIOCENE KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.
3.3.1. Môi trƣờng trầm tích Oligocene
1. Vĩ tập Ms
I

Môi trƣờng trầm tích của hệ tầng Cau đặc trƣng cho môi trƣờng đầm hồ, cửa sông và
đồng bằng châu thổ (GK:A-1X). Trong trũng Trung tâm thuộc khu vực nghiên cứu bắt gặp
các trầm tích có dạng sóng phản xạ á song song, biên độ trung bình. Đƣờng cong ĐVLGK
đặc biệt là đƣờng GR có dạng hình trụ, hình chuông với giá trị GR giao động từ 34,5 -121,5
API đặc trƣng cho môi trƣờng trầm tích dạng bồi tích hoặc đồng bằng châu thổ.
Tập S
1

Trong quá trình thành tạo tập trầm tích S
1
phát triển khá mạnh các đầm lầy/hồ. Điều
này đƣợc minh chứng bằng việc phát hiện các tập than, sét than nằm xen kẹp với các lớp trầm
tích sét. Trên đƣờng cong GR các tập trầm tích thể hiện cƣờng độ phóng xạ tự nhiên cao từ
152- 155API đặc trƣng môi trƣờng đầm lầy (giếng khoan A-3X ở các độ sâu 3.958,7m;
3.967,61m; 4.000,8m). Ngoài ra tập S
1
còn đƣợc đặc trƣng bởi các mẫu chứa vật chất hữu cơ

của các thực vật hóa than trong vùng đầm lầy.
Tập S
2

Theo tài liệu phân tích cổ sinh của Viện Dầu khí Việt Nam đã nhận định: trầm tích tập
S
2
tƣơng ứng với tuổi Oligocene muộn đƣợc thành tạo trong các môi trƣờng sông, hồ và đầm
lầy ven biển chứa phức hệ bào tử phấn hoa gồm các hóa thạch: Acrostichum sp, Stenochlaena
palustris, Baringtonia sp, Browlowia sp, Nypa sp, Zonocostites ramonae, v.v….
Kết quả phân tích các mẫu thạch học lấy đƣợc tại một số giếng khoan cho thấy: các
thành tạo trầm tích tập S
2
kích thƣớc hạt thô chiếm ƣu thế bao gồm cát kết và sạn kết môi
trƣờng aluvi. Các lớp trầm tích sét chứa nhiều vật chất hữu cơ thuộc môi trƣờng đầm hồ.
3.3.2. Môi trƣờng trầm tích Miocene
1. Vĩ tập MsII
Trầm tích Miocene sớm đƣợc thành tạo vào giai đoạn cuối cùng của hoạt động đồng
tách giãn (syn-rift). Trong giai đoạn này, biển đang có xu hƣớng tiến sâu vào phần phía Tây –
Tây Bắc khu vực nghiên cứu qua 4 chu kỳ dao động mực nƣớc biển ứng với các thành tạo hệ
thống trầm tích biển tiến trong các tập S
3
, S
4,
S
5
và S
6
.
Tập S

3

Bề dày hệ thống trầm tích biển tiến lớn hơn 40m (GK:A-1X) và có xu hƣớng tăng dần
bề dày về phía Đông làm tăng thêm diện phân bố của các tƣớng trầm tích môi trƣờng châu
thổ. Giai đoạn này, các tƣớng trầm tích đồng bằng châu thổ, biển ven bờ chiếm ƣu thế (Hình
3.9). Trên đƣờng cong ĐVLGK phần dƣới thể hiện các thành tạo trầm tích biển tiến tƣơng
đối ngắn và tiếp sau là tập trầm tích biển thoái. Thành phần trầm tích có kích thƣớc hạt giảm
dần từ dƣới lên. Đƣờng cong ĐVLGK có dạng hình chuông.
Tập S
4
Trầm tích của tập S
4
thuộc phần phía Bắc khu vực nghiên cứu bắt gặp trong các giếng
khoan A-2X, A-1X và A-3X chủ yếu đặc trƣng cho môi trƣờng chuyển tiếp: trầm tích đới
gian triều và biển ven bờ. Theo không gian sang đến giếng khoan A-3X bắt đầu phát triển các
lớp cát kết thuộc môi trƣờng biển (Hình 3.2). Trên đƣờng cong ĐVLGK các tập trầm tích có

cấu tạo phủ chồng trong giai đoạn biển tiến đến kiểu cấu tạo phủ chồng tiến ứng với hệ thống
trầm tích biển biển thoái.
Tập S
5
và S
6
Hai tập trầm tích S
5
và S
6
khá tƣơng đồng về điều kiện hình thành và tốc độ dâng hạ
mực nƣớc biển diễn ra nhanh. Điển hình là giai đoạn cuối hình thành tập trầm tích S
6

biển
thoái xuống rất nhanh đã tạo nên bề mặt bất chỉnh hợp ở phần Tây Bắc và phần phía Tây
Nam đới nâng Hồng. Xung quanh hai khu vực này, phát triển các tƣớng trầm tích đặc trƣng
cho môi trƣờng châu thổ và biển ven bờ. Sang đến các giếng khoan thuộc phần phía Đông,
môi trƣờng đặc trƣng bằng các thành tạo trầm tích cát sét biển/biển nông (Hình 3.2).
2. Vĩ tập MsIII
Tập S
7
Trong giai đoạn từ 15.5-13.1 Ma, biển đang có xu thế thoái mạnh dẫn đến đƣờng bờ
dịch chuyển gần về phía Đông khu vực nghiên cứu (Hình 3.2). Điển hình trong hệ thống trầm
tích biển thoái của tập này, bề dày trầm tích khá lớn thuộc các tƣớng châu thổ, các thành tạo
ven bờ bắt gặp ở hầu hết các giếng khoan phần phía Bắc và Tây Bắc (Biểu đồ 3.1, Hình 3.2).
Sang giai đoạn biển tiến, tốc độ dâng cao mực nƣớc biển có xu hƣớng tăng theo thời gian.
Môi trƣờng trầm tích đƣợc thể hiện ở các giếng khoan nhƣ sau: môi trƣờng đồng bằng ven bờ
(GK: A-1X), môi trƣờng biển (GK: B1-X) và môi trƣờng biển nông (GK: A-3X).
Tập S
8
Cuối giai đoạn hình thành tập trầm tích S
8
biển rút xuống nhanh và đƣờng bờ dịch
chuyển ra xa (về phía Đông) để lộ ra các thành tạo đồng bằng châu thổ chiếm phần lớn diện
tích nghiên cứu (Hình 3.2). Môi trƣờng biển chỉ còn bắt gặp trong giếng khoan A-3X với diện
tích nhỏ hơn nhiều so với các giai đoạn trƣớc đó. Đồng thời trong giai đoạn này, trên đồng
bằng châu thổ phát triển nhiều hệ thống đào khoét của sông. Trên các mặt cắt địa chấn với
đặc trƣng trƣờng sóng ở đáy các lòng sông có biên độ phản xạ mạnh, độ liên tục kém đặc
trƣng cho các thành tạo trầm tích aluvi. Kết quả của quá trình biển thoái đã tạo lên các bề mặt
bất chỉnh hợp bắt gặp ở nhiều nơi thuộc khu vực nghiên cứu (Hình 3.2).
3. Vĩ tập Ms
IV


Các thành tạo trầm tích trong vĩ tập Ms
IV
đặc trƣng cho thời kỳ kiến tạo khá bình ổn và
giai đoạn biển tiến bao phủ cả khu vực nghiên cứu. Trên mặt cắt địa chấn các tập trầm tích
cát biển tiến phân bố khá rộng có cấu tạo phân lớp ngang song song. Môi trƣờng trầm tích
biển chiếm ƣu thế và phần Đông Nam bể đƣợc đặc trƣng bởi các tƣớng biển sâu. Các giai
đoạn biển thoái hình thành trong vĩ tập Ms
IV
diễn ra ngắn và chậm thể hiện các ranh giới mờ
nhạt trên các mặt cắt địa chấn. Nhìn chung trong cả vĩ tập Ms
IV
chủ yếu phát triển các trầm
tích đặc trƣng cho môi trƣờng biển từ biển nông cho đến môi trƣờng biển sâu dần về phía
Đông Nam khu vực nghiên cứu.


KẾT LUẬN

Trầm tích Oligocene – Miocene khu vực nghiên cứu thuộc bể Nam Côn Sơn phân
chia đƣợc 11 tập (sequence) thuộc 4 vĩ tập (Megasequence) với 3 vĩ tập trong Miocene và 1
vĩ tập ứng với trầm tích Oligocene thuộc giai đoạn syn-rift: vĩ tập Ms
I
(trầm tích Oligocene),
vĩ tập Ms
II
(trầm tích Miocene sớm), vĩ tập Ms
III
(trầm tích Miocene giữa) và vĩ tập Ms
IV


(trầm tích Miocene muộn). Ranh giới giữa các vĩ tập, tập và các bề mặt ngập lụt cực đại đƣợc
xác định dựa trên cơ sở các tài liệu: ĐVLGK, địa chấn và các tài liệu cổ sinh, thạch học của
các giếng khoan.
Các tập trầm tích thuộc vĩ tập Ms
II
và Ms
IV,
bề dày trầm tích của các hệ thống trầm
tích biển tiến khá dày phản ánh xu thế biển dâng trong một thời gian dài đã tạo nên đƣợc bề

dày trầm tích các tập lớn hơn so với các tập trầm tích biển thoái trong cùng một tập. Cuối giai
đoạn Miocene giữa
,
mực nƣớc biển có xu hƣớng giảm xuống và đƣờng bờ dịch chuyển dần về
phía Đông Nam khu vực nghiên cứu để lộ ra các thành tạo trầm tích đồng bằng châu thổ phân
bố rộng khắp khu vực nghiên cứu làm thu hẹp diện tích biển ven bờ, biển nông trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
Bề dày của các hệ thống trầm tích biển hạ (RST) trong các vĩ tập Ms
I
, Ms
II
dày gấp
đôi bề dày của các hệ thống trầm tích biển tiến (TST) trong cùng một tập. Điều này phần nào
đã minh chứng cho sự mở rộng trũng địa hào (trũng trung tâm khu vực nghiên cứu) tạo không
gian tích tụ trầm tích và nguồn cung cấp vật liệu khá dồi dào trong giai đoạn biển thoái thuộc
thời kỳ Oligocene và Miocene sớm. Nhƣng sang đến cuối vĩ tập Ms
III
và trong các tập thuộc
vĩ tập Ms
IV

bề dày các hệ thống trầm tích biển thoái giảm đi đáng kể, nhiều giếng khoan (A-
1X, A-2X và A-3X) không còn bắt gặp các trầm tích biển thoái trong tập S
8
. Việc vắng mặt
các trầm tích biển thoái ở các giếng khoan trên bƣớc đầu nhận định rằng rằng: trong thời kỳ
đó biển thoái xuống rất nhanh làm cho tốc độ tích tụ trầm tích tại khu vực nghiên cứu rất
chậm tạo lên bề dày RST mỏng.
Nhóm tƣớng trầm tích bắt gặp trong khu vực nghiên cứu bao gồm chủ yếu thuộc
tƣớng chuyển tiếp (châu thổ, biển ven bờ). Riêng các tập trầm tích thuộc vĩ tập Ms
IV
khá phổ
biển các tƣớng trầm tích biển nông và biển sâu vì thời kỳ này biển đã bao phủ hầu hết khu
vực nghiên cứu. Vĩ tập Ms
I
phát triển các thành tạo sét, sét than môi trƣờng hồ, đầm lầy giàu
thực vật thƣợng đẳng và tảo nƣớc ngọt.
Thành tạo trầm tích Oligocene – Miocene khu vực nghiên cứu phát triển theo 11 chu
kỳ dao động mực nƣớc biển (MNB) ứng với quá trình thành tạo 11 tập trầm tích có tuổi từ
35-5,6Ma. Theo không gian, trong mỗi tập các thành tạo trầm tích có sự chuyển tƣớng từ môi
trƣờng châu thổ phân bố khá rộng ở phía Tây Bắc và Tây Nam sang nhóm tƣớng biển đặc
trƣng cho môi trƣờng biển nông đến biển sâu thuộc phần phía Đông khu vực nghiên cứu.
Theo thời gian, các tập trầm tích có sự chuyển tƣớng khá rõ từ các nhóm tƣớng đặc trƣng cho
môi trƣờng đầm hồ thuộc trầm tích Oligocene (vĩ tập Ms
I
) sang các nhóm tƣớng đặc trƣng
cho môi trƣờng châu thổ, ven bờ trong vĩ tập Ms
II
, Ms
III
và kết thúc là nhóm tƣớng đặc trƣng

cho môi trƣờng biển (vĩ tập Ms
IV
).



References
Tiếng Việt
1. Đặng Văn Bát, Đỗ Đình Loát, Mai Thanh Tân (1994), “Đặc điểm thạch học, thạch
hóa các đá phun trào Oligocen Việt Nam”, Tạp chí các Khoa học Trái đất 16/2, tr.
59-66.
2. Đặng Văn Bát, Chu Phƣơng Long, Nguyễn Khắc Đức, Cù Minh Hoàng, Nguyễn Thị
Anh Thơ, Trần Mỹ Bình (2009), “Địa hình chôn vùi Paleogen ở bồn trũng Nam
Côn Sơn và các bẫy phi kiến tạo liên quan”, Tạp chí Dầu khí, (số 3/2009), tr. 22-
26.
3. Đỗ Bạt (2001), “Địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ tam thềm lục địa Tây Nam thềm lục
địa Việt Nam”, Hội nghị khoa học kỷ niệm 20 năm Vietsopetro và khai thác tấn
dầu thứ 100 triệu, Hà Nội.
4. Đỗ Bạt (2000), “Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt
Nam”, Hội nghị KHKT 2000 – ngành Dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Chiển, Trịnh Ích, Phan Trƣờng Thị (1973), Thạch học, Nhà xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Văn Cự (1986), Lịch sử phát triển địa chất Kainozoi thềm lục địa Đông Nam Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Địa chất Khoáng sản, Thƣ viện QG, Hà Nội.

7. Hoàng Thế Dũng (2008), Báo cáo điều tra khảo sát tình trạng dữ liệu tài nguyên và
môi trường biển phục vụ cho cơ sở dữ liệu dầu khí, Trung tâm Công nghệ thông
tin Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí, Hà Nội.
8. Võ Dƣơng (1982), “Địa tầng trầm tích Kainozoi ở vùng trũng Nam Côn Sơn”, Nội
san Dầu khí, (số 2/1982).

9. Nguyễn Văn Đắc (1995), “Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam”,
Địa chất khoáng sản Dầu khí Việt Nam.1, tr.15-25, Hà Nội
10. Lê Văn Hiền, Vũ Trụ, Nguyễn Văn Phòng (2012), “Đặc điểm cấu trúc và tiềm năng
Dầu khí đối tƣợng Syn-rift bể Nam Côn Sơn”, Tạp chí Dầu khí, (số 3/2012), tr. 17-
27, Hà Nội.
11. Nguyễn Hồng Hiệp, Phạm Hồng Hà (1998), Báo cáo tổng kết giám sát kỹ thuật thi
công giếng khoan 11.2-RD-2X, TP. Hồ Chí Minh.
12. Cù Minh Hoàng (2000), Cấu trúc địa chất và đặc điểm địa chất tầng chứa lục nguyên
tuổi Miocen bể Nam Côn Sơn, Luận án Thạc sĩ kỹ thuật, Hà Nội.
13. Cù Minh Hoàng (2005), Đặc điểm địa chất thành tạo lục nguyên chứa dầu khí tuổi
Miocene bể Nam Côn Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa chất học, Đại học Mỏ - Địa chất,
Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Hội (1998), Tổng hợp các kết quả phân tích để xác định các đới cổ sinh
trầm tích Đệ Tam bể Nam Côn Sơn phục vụ cho phân chia địa tầng và xác định
tuổi trầm tích, TLLT, TP. Hồ Chí Minh.
15. Trịnh Văn Long (2000). Địa tầng phân tập trầm tích Kainozoi bể Cửu Long, Luận án
Tiến sĩ Địa chất dầu khí, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
16. Trần Nghi (2010), Trầm tích luận trong nghiên cứu Dầu khí, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Nghi và nnk (2010), Nghiên cứu địa tầng phân tập (sequence stratigraphy) các
bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản, Đề
tài cấp nhà nƣớc, Hà Nội.
18. Phạm Hồng Quế (1998), “Thành phần thạch học tƣớng đá cổ môi trƣờng lắng đọng
trầm tích Đệ Tam bồn trũng Nam Côn Sơn”. Tạp chí Dầu khí (số 2/1998), tr.2-14,
Hà Nội.
19. Mai Thanh Tân (2009), Giáo trình thăm dò địa chấn, Nhà xuất bản Giao thông Vận
tải, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Tín và nnk (1996). Cấu trúc và lịch sử các vòm nâng địa phương của
trầm tích Kainozoi bể Nam Côn Sơn và triển vọng Dầu khí, Luận án Tiến sĩ, Thƣ
viện QG, Hà Nội.

21. Nguyễn Trọng Tín và nnk (2004). Cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bể Nam
Côn Sơn, Đề tài cấp ngành, Viện Dầu Khí.
22. Nguyễn Trọng Tín và nnk (2005). Đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí bể trầm
tích Nam Côn Sơn trên cơ sở tài liệu đến 12/2003, Lƣu trữ VDK, Hà Nội
23. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (2005), Địa chất và tài tài nguyên Dầu khí Việt Nam,
tr.313-355, Hà Nội
24. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam– XN Liên Doanh Vietsopetro (2011), Báo cáo tổng kết
công tác tìm kiếm thăm dò đến thời điểm hiện tại và đánh giá triển vọng dầu khí lô
12/2-11 và 12/11 ở bồn Trũng Nam Côn sơn, Viện Dầu khí, Hà Nội.
Tiếng Anh
25. Catuneanu O. (2002), “Sequence stratigraphy of clastic systems: concepts, merits, and
pitfalls”, Journal of African Earth Sciences, (Vol 35/2002), pp.1–43.
26. Catuneanu O. (2006), Principles of sequence stratigraphy, Elsevier’s Science &
Technology Rights.

27. Catuneanu O., Abreu V., Bhattacharya J.P., Blum M.D., Dalrymple R.W. (2009),
“Towards the standardization of sequence stratigraphy”, Earth-Science Reviews,
(Vol 92/2009), pp. 1–33.
28. Embry A.F., Johannessen E.P. (1992), “T–R sequence stratigraphy, facies analysis
and reservoir distribution in the uppermost Triassic- Lower Jurassic succession,
western Sverdrup basin, Arctic Canada”, Vorren T.O., Bergsager E., Dahl-Stamnes
O.A., Holter E., Johansen B., Lie, E., Lund T.B. (edited), Arctic Geology and
Petroleum Potential, Norwegian Petroleum Society, (vol. 2), pp.121–146.
29. Jim Cole. (2011), “Biofacies and sequence stratigraphy, Oligocene to Pliocene, Cửu
Long and Nam Con Son basins, Vietnam”, An official Publication of The Vietnam
National Oil and Gas Group, (Vol 6/2011), pp. 3-14.
30. Kendall C.G.St.C. and Lerche. (1988), “The rise and fall of estuasry”, Wilgus C.K,
Hastings B.S, Kendall C.G.St.C, Posamentier H.W, Ross C.A and Van Wagoner
J.C (edited), Sea level change: an integrated approach, SEMP Special publication
42, pp.3-17.

31. Matthews. S.J., Fraser. A.J, Lowe. S., Todd. S.P. & Peel. F.J. (1995), Structure,
stratigraphy anh petroleum geology of the SE Nam Con Son basin, offshore Viet-
Nam, Geol. Soc. Pet. Conf., London, UK, lp.
32. Nguyen Van Hoi. (1999), Biostratigraphy of the Nam Con Son basins” Petrovietnam
Review, (Vol.1), Hà Nội.
33. Nicholas Christie-Blick and Neal W., Driscoll. (1995), “Sequence stratigraphy” Annu.
Rev. Earth Planet. Sci, (Vol 23/1995), pp.451- 478. New York.
34. Hunt D., Tucker, M.E. (1992), “Stranded parasequences and the forced regressive
wedge systems tract: deposition during base-level fall”, Sedimentary Geology 81,
pp.1–9.
35. Hunt D., Tucker M.E. (1995), “Stranded parasequences and the forced regressive
wedge systems tract: deposition during base-level fall––reply”, Sedimentary
Geology 95, pp.147–160.
36. Plint A.G., Nummedal D. (2000), “The falling stage systems tract: recognition and
importance in sequence stratigraphic analysis”. Hunt D., Gawthorpe R.L.
(editeds.), Sedimentary Response to forced regression, Geol. Soc.,London special
publication, (vol. 172), pp.1–17.
37. Posamentier H.W., Allen G.P., James D.P. and Tesson M. (1992). “Forced
regressions in sequence stratigraphy framework: concerts, exampls and exploration
significance”, AAPG bulletin, 76 ( vol. 11), pp. 1687-1709.
38. Posamentier H.W., Jervey M.T and Vail P.R. (1988), “Eustatic controls on clastic
deposition II – Sequence and systems tract models”, Sea –level changes – An
intergated approach, SEMP special publication, (vol. 42), pp.125-154.
39. Posamentier H.W. (1995). Sequence stratigraphy workshop - concerts and
applications. January 18-20, Hanoi - Vietnam.
40. Robert M., Carter. (1997), “Global sea-level change and sequence stratigraphic
architecture”, Sedimentary Geology, (vol. 122/1998), pp 23–36.
41. Sukarno M., Taufik Rahman M. and Noon S.W. (2007), Biostratygraphy and
paleoenvironment of the interval 1200-3880m 12E-CS-1X well Nam Con Sơn
basin block -12 offshore VietNam, Permier oil VietNam offshore BV, Vietnam.

42. Sukarno M., Taufik Rahman M. and Noon S.W. (2007), Biostratigraphy and
paleoenvironment of the interval 1000-3670m Dua-4X well Nam Con Sơn basins
block -12 offshore VietNam, Permier oil VietNam offshore BV, Vietnam.
43. Vail P.R., R.M. Mitchum Jr., Thomson. (1977), “Seismic stratigraphy and global
changes of sea level, part 4”, Payton C.E. (edited), Seismic stratigraphy –

applications to hydrocarbon exploration, AAPG Menoir 26, pp. 83-97.
44. Van Wagoner J.C., Posamentier H.W., Mitchum R.M., Vail P.R., Sarg, J.F., Loutit
T.S., Hardenbol J. (1988), “An overview of sequence stratigraphy and key
definitions”, Wilgus C.K., Hastings, B.S. Kendall C.G.St.C., Posamentier H.W.,
Ross, C.A., Van Wagoner, J.C. (editeds.), Sea Level Changes––An Integrated
Approach, SEPM Special Publication, (vol. 42), pp.39–45.
45. Van Wagoner J.C., Mitchum R.M., Campion K.M., Rahmanian V.D. (1990),
Siliciclastic sequence stratigraphy in well logs, cores and outcrops: Concepts for
high-resolution correlation of times and facies, AAPG methods in exploration (vol.
7), 55p.







×