Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.37 KB, 66 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có dân số ở khu vực nơng thôn chiếm khoảng
70% dân số cả nước. Hơn nữa, tại đây lại có rất nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp
như lưu vực các con sông lớn, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là một trong
số yếu tố thúc đẩy nền nông nghiệp của nước ta phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó là đức
tính cần cù,chịu thương, chịu khó, nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và bảo vệ mùa
màng. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã được Đảng ta chú ý tới, coi vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong thời buổi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.
Nhận thức rõ vai trị và tầm quan trọng của nơng nghiệp trong quá trình lãnh đạo sự
nghiệp đổi mới, sau 30 năm thực hiện đổi mới đất nước, Đảng ta ln có đường lối chỉ
đạo đúng đắn trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và thúc đẩy nền kinh tế phát
triển tồn diện. Trong đó vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn đã đạt được nhiều thành quả khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo chiều cả chiều sâu và chiều rộng,
nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia,xóa đói giảm nghèo. Kinh tế nơng thơn chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa
nơng thơn, kết cấu cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, bộ
mặt nông thôn từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, những thành tựu đó thực sự chưa phát huy được hết yếu tố vùng, chưa thực
sự tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế, yếu kém do cả yếu tổ chủ quan và yếu tố
khách quan, trong đó yếu tố chủ quan do nhận thức về vị trí, vai trị của nơng nghiệp,
nơng dân và nơng thơn cịn nhiều bất cập so với thực tiễn, chưa hình thành hệ thống chính
sách phát triển một cách đồng bộ, thiếu tính đột phá, khả thi trong cơng tác thực hiện. Đầu
tư ngân sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng với nhu cầu phát
triển, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa cịn hạn chế.
Xây dựng nơng thơn mới là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, nhà nước và nhân
dân nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban
1



chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Tuy ban đầu
cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cụ thể hóa chương trình nhưng sau 7 năm triển khai
và thực hiện chương trình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều đề án, chương trình, chính
sách gần với thực tiễn của quần chúng nhân dân đã được triển khai và được nhân dân hết
sức ủng hộ. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ
đã được ban hành với 11 nội dung và 19 tiêu chí, thành lập Ban chỉ đạo chương trình,
đồng thời phát động phong trịa thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Nắm được công tác chỉ đạo từ Trung ương, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng thấy được
chủ trương trên của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và cấp bách, nó thể hiện
quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị. Vì vậy đã nhanh chóng tham gia và hưởng ứng
chương trình bởi nó khơng chỉ là chương trình phát triển nơng nghiệp mà cịn phát triển
tổng hợp kinh tế, xã hội, chính trị tổng hợp, tạo nên sự phát triển bền vững đối với Thái
Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Dù bước đầu cịn gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác chỉ đạo, nguồn vốn xây
dựng…nhưng nhờ sự chung tay góp sức của quần chúng nhân dân trong tỉnh và cả hệ
thống chính trị đã làm nên những thắng lợi nhất định trong chương trình này.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề trong cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và phân tích rõ
ràng. Từ những lý do trên được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn
Minh Tuấn, em đã lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới 2008 - 2015” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là một quốc gia có tới 2/3 dân số sinh sống tại khu vực nơng thơn, vì vậy vấn đề nơng
nghiệp, nơng thơn khơng cịn xa lạ đối với nhân dân ta. Tuy nhiên, trong mỗi một thời kì
mà vấn đề này lại một vị trí, vai trị khác nhau nhưng đều hướng chung tới một mục tiêu
là xây dựng và phát triển nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao
mức sống của người dân. Nhận thức ra thực tiễn cũng như vai trị của nơng nghiệp, nông
thôn và nông dân, Đảng và Nhà nước ta đã giành nhiều quan tâm đến sự phát triển của
2



nơng nghiệp, nơng thơn. Bởi vậy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề nơng thơn
như sau:
Cuốn “Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn” (1930 – 1975) của
PGS.TS Vũ Quang Hiển, được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2013. Đây là
cuốn sách góp phần tái hiện bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975 ,
trong đó đặc biệt đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Đảng đối với nơng nghiệp,
nơng dân và nơng thơn. Từ đó rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong việc
tiếp tục phát huy vị trí, vai trị, sức mạnh của giai cấp nơng dân, địa bàn nông thôn và
ngành kinh tế nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thơn trong mơ hình tăng trưởng kinh tế mới
giai đoạn 2011 – 2020” của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên xuất bản năm 2012. Trên cơ sở
phân tích lý luận và đánh giá khách quan thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
Việt Nam, cuốn sách đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như xu hướng phát triển của
nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong mơ hình tăng trưởng kinh tế mới giai
đoạn 2011 – 2020, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn
tại đang đặt ra trong nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn.
Cuốn Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Xuân
Thảo, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở các
bài viết, các bài nghiên cứu, các văn bản chuẩn bị cho các chinh sách , quyết định của Bộ,
Chính phủ với những vấn đề về nông nghiệp, phát triển nông thôn mà tác giả có điều kiện
tham gia. Trong đó, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hiện trạng, phương hướng
phát triển cũng như những khó khăn cơ bản về mặt nơng nghiệp trong q trình xây dựng
nơng thôn mới ở khu vực.
Cuốn Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới,
bước đi mới của tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Diện, Đỗ Trọng Hùng, Nxb Nông nghiệp,
2013. Cuốn sách đã trình bày khái quát thực trạng cũng như những khó khăn trong nơng
nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những khó khăn đó, tác giả đã đưa ra định hướng,
giải pháp, đề xuất mới đặc biệt là về mặt tổ chức các cấp trong công cuộc xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam.

3


Cuốn Lịch sử ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945
- 2010) của tác giả Nguyễn Văn Thắng chủ biên năm 2010. Cơng trình này đã phác họa
lên một bức tranh với nội dung tương đối đầy đủ và khách quan về sự phát triển nông
nghiệp và nơng thơn tỉnh Thái Ngun, cũng như những đóng góp của các cán bộ, cơng
nhân viên trong ngành Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh từ khi thành lập tới nay.
Từ đó, cuốn sách góp phần khơi dậy và phát huy niềm tự hào, động viên các cán bộ, cơng
nhân viên nâng cao tinh thần đồn kết, phấn đấu và hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ
trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn trên địa bản
tỉnh.
Cuốn Xây dựng nông thôn mới – những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS.TS Vũ
Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách gồm bài viết của
các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành về xây dựng
nông thôn mới; với những nội dung chủ đạo như những vấn đề lý luận chung và kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới và thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam. Cuốn sách khẳng định đây là một cơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng được triển khai rộng khắp cả nước, nhận được sự hưởng ứng nhiệt
tình của quần chúng nhân dân. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã nêu ra những thuận lợi,
khó khăn cũng như những vấn đề mà ta còn vấp phải trong những năm đầu triển khai thực
hiện chương trình.
Cuốn Kinh tế hộ gia đình ở nơng thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển,
Chu Tiến Quang (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Cuốn sách đã đề cập
toàn diện các vấn đề lý luận về kinh tế hộ, trực trạng phát triển kinh tế hộ trong nơng
thơn, những khó khăn, hạn chế và định hướng chính sách phát triển kinh tế hộ nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn tới. Đồng thời đề ra giải pháp về chính sách thúc đẩy phát triển
kinh tế hộ trong nông thôn tập trung vào các lĩnh vực đất đai, lao động và giải quyết việc
làm, tín dụng, đầu tư, chuyển giao cơng nghệ.
Những cơng trình nói trên đều đề cập đến phạm vi và góc độ khác nhau về vấn đề

nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Nhưng, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa
học hay luận văn, luận án nào đi sâu vào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
4


Nguyên trong xây dựng nông thôn mới 2008 – 2015 nên việc tìm hiểu sâu về vấn đề này
là rất cần thiết. Tuy nhiên, các cơng trình nói trên cũng là một nguồn tài liệu hết sức quý
giá và phong phú giúp tác giả hoàn thành bài nghiên cứu khoa học của mình.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với việc xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2008 – 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài góp phần làm rõ những chủ trương, chính sách xây dựng nơng thơn mới của
Đảng và Nhà nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
- Nêu ra những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác chỉ đạo thực hiện chương trình tại
địa phương, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, tạo điều kiện để các xã đạt được nhiều
kết quả cao hơn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Văn kiện: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng và chính sách của Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, các báo cáo tổng kết công
tác thơng qua các kì Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên…các số liệu thống kê của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Ngun, văn phịng điều phối xây dựng nơng thơn mới Thái
Ngun.
- Báo cáo: Báo cáo tiến trình của Trung ương, địa phương có đề cập vấn đề xây dựng

nơng thơn mới nói chung và xây dựng nơng thơn mới của tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
5


- Các đề tài: Nghiên cứu về vấn đề xây dựng nông thôn mới
- Wed: www.thainguyen.gov.vn ; www.nongthonmoi.gov.vn ;
www.chinhphu.vn
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, tác
giả còn kết hợp sử dụng phương pháp điền dã, thống kê, phân tích, so sánh …
5. Đóng góp của đề tài
- Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với vấn đề xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Tập hợp các tài liệu về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 –
2015.
- Nêu những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, thiếu xót cịn tồn tại trong
khi triển khai thực hiện chương trình.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu khoa học được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
Chương 3: Thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm

6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung
du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây
giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82
km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Ngun; Thị xã Sơng
Cơng và7 huyện: Phổ n, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương.
Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng
bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thơng, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên
giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái
Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng
hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng
và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc
Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội Lạng Sơn.[34]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình :
Thái Ngun có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá
vôi và đồi dạng bát úp.
- Thủy văn :
7


Sơng Cầu là con sơng chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa
bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng,
huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sơng trở thành ranh giới tự
nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hồn tồn ra khỏi địa bàn tỉnh ở
xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên cịn có một số sơng suối khác
nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sơng Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông

Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu
là sơng Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu
Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sơng Thương. Ngồi ra, một phần diện tích nhỏ của
huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sơng Đáy.
Ngồi đập sơng Cầu, Thái Ngun cịn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài
52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông
Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.
Thái Ngun khơng có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân
tạo được hình thành do việc chặn dịng sơng Cơng. Hồ có độ sâu 35m và diện tích mặt hồ
rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm
các mục đích cung cấp nước, thốt lũ cho sơng Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu
du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia
- Về đất đai:
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong
hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát
triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng
thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến
sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi
tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50

8


đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà)
(một đặc sản của Thái Nguyên)
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo
các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc
nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích
đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong
đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp và 41.250 ha đất có
khả năng sản xuất lâm nghiệp.
- Về khí hậu :
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái
Ngun vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.
Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các
huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng
6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên,
nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ
nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các
tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu
tỉnh Thái Ngun thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
- Về tài nguyên thiên nhiên, khống sản:
Thái Ngun được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành
cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú
9


Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm
dị khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng
Cẩm, Âm Hồn.
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dị khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các
mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.

Khống sản kim loại có nhiều ở Thái Ngun như quặng sắt, thiếc, vonfram, chì kẽm,
vàng… Ngồi ra cịn có đồng, thủy ngân hay khống sản phi kim loại: Có pyrít, barít,
phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới,
La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
Thái Ngun có nhiều khống sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi
măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao
gồm đá vơi xây dựng, đá vơi xi măng, Đơlơmit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vơi xây
dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ
lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại
Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL 2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m 3. Đó là vùng
nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá
ốp lát.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng
loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái
Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp luyện kim,
khai khống... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
1.2. Tình hình kinh tế , văn hóa - xã hội
1.2.1. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực
sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã
khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các
10


ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng
lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng
khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội
còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thơng tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn

chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các
ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh
tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
Về sản xuất nơng - lâm nghiệp - thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản cả năm (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.718 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ;
trong đó: ngành nơng nghiệp là 9.066 tỷ đồng tăng 5,2% (trồng trọt tăng 3,7% cùng kỳ;
chăn nuôi tăng 6,5% cùng kỳ và dịch vụ tăng 10%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là
366 tỷ đồng, tăng 3,4%; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 285 tỷ đồng, tăng 14,2% (do
tăng cao ở nhóm dịch vụ, ươm giống thủy sản).
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 78
triệu đồng/80 triệu đồng kế hoạch và tăng 6 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân
chưa đạt kế hoạch chủ yếu do giá bán sản phẩm trồng trọt của người sản xuất chỉ tăng
khoảng 5% (trong khi xây dựng kế hoạch là lượng tăng 2,3% và giá tăng 6,5%).
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2014 ước đạt 448 nghìn tấn, tăng 0,8%
(+3,5 nghìn tấn) so với 2013 và bằng 106,7% so với kế hoạch.
Các cây trồng hàng năm khác có sản lượng tăng so với năm trước là: rau các loại tăng
10,2%; đậu các loại tăng 4,2%; lạc tăng 1,2%... nhóm cây có sản lượng giảm là: mía giảm
35,1%; khoai lang và đậu tương giảm 14%, sắn giảm 1,7% cùng kỳ... và chủ yếu do hiệu
quả thấp nên diện tích giảm.
Cây chè: Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2014 ước đạt 1.744 ha
(toàn bộ là chè cành), bằng 109% kế hoạch và tăng 12,3% (+191 ha) so với năm 2013.
Trong đó chè trồng mới là 714 ha (bằng 142,8% kế hoạch) và trồng cải tạo là 1.030 ha
(bằng 93,6% kế hoạch). Tổng diện tích chè hiện có dự tính đến cuối năm 2014 là 20.735
ha, tăng 3,6% so cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 17.618 ha, giảm 3% so
với cùng kỳ. Dự ước năng suất chè bình quân chung đạt 109,4 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha
11


(+2,8%), sản lượng ước đạt khoảng 193 nghìn tấn, giảm 0,3% so với sản lượng năm 2013
và bằng 96,5% kế hoạch cả năm.

Chăn nuôi: năm 2014 tuy không thiệt hại về dịch bệnh nhưng trong các tháng đầu
năm giá bán chăn nuôi liên tục giảm nên các hộ chăn nuôi giảm quy mô tổng đàn; các
tháng cuối năm do nguồn cung giảm nên giá bán đã tăng dần, hiện nay các hộ chăn nuôi
đang phát triển quy mô tổng đàn (chủ yếu là đàn lợn và đàn gà) nhằm chuẩn bị cho nhu
cầu tiêu dùng của người dân vào dịp Tết Nguyên đán. Về sản lượng xuất chuồng: Tổng
sản lượng thịt hơi thu hoạch 2014 đạt 96 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2013; trong đó
thịt lợn hơi 68 nghìn tấn, tăng 6,7%; Gia cầm 22,3 nghìn tấn, tăng 6,7% (riêng sản lượng
gà tăng 6,8%); sản lượng thịt trâu hơi đạt 3,3 nghìn tấn, tăng 3,5% và thịt bị hơi đạt 2,2
nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm 2013. Tính riêng khu vực trang trại và gia trại (các hộ có
quy mơ chăn ni tương đối lớn nhưng khơng đạt tiêu chí trang trại), sản lượng thịt hơi
(lợn và gà) xuất chuồng là 34,6 nghìn tấn, chiếm 36% tổng lượng cung ra thị trường và
tăng 6,2% cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm là 6.428 ha,
bằng 123,6% kế hoạch, giảm 125 ha (-1,9%) so với năm 2013 (bao gồm 6.378 ha rừng
sản xuất, 50 ha rừng đặc dụng). Trong đó địa phương trồng tập trung là 5.997 ha, bằng
120% kế hoạch và giảm 2,4% (-148 ha) so với năm 2013; các đơn vị do Trung ương quản
lý trồng được 431 ha/200 ha kế hoạch. Dự ước năm 2014 toàn tỉnh khai thác 162 nghìn m 3
gỗ các loại, tăng 0,8% về sản lượng gỗ khai thác so với năm 2013. Các cơ quan chức năng
và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ và phát
triển rừng; trong 10 tháng đầu năm 2014, đã xử lý 397 vụ vi phạm; tịch thu 493 m 3 gỗ quy
trịn các loại, trong đó gỗ q hiếm 120 m 3; tịch thu 115 phương tiện các loại; thu nộp
ngân sách nhà nước 3 tỷ đồng.
Thủy sản: Năm 2014 trên địa bàn tiếp tục triển khai xây dựng các mơ hình trình diễn
khuyến ngư: Mơ hình ni cá Diêu hồng trong lồng; mơ hình ni cá thâm canh trong ao
sử dụng chế phẩm sinh học; mơ hình ni cá hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn
lợi thủy sản. Diện tích ni trồng thủy sản năm 2014 là 4.881 ha, tăng 106 ha (+2,2%) so
với năm 2013 chủ yếu do tận dụng diện tích mặt nước ở hồ, đầm. Tổng sản lượng thủy
12



sản ước đạt 7,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng cá các loại 7,4 nghìn tấn, tăng 4,5% cùng
kỳ; tơm 60 tấn... chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ.
Về thương mại, dịch vụ:
Xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa trong thời gian này được đẩy mạnh do nhu cầu của
người dân trong tỉnh nói riêng và nhu cầu của xã hội nói chung đặc biệt là các mặt hàng
nơng sản nổi tiếng ở Thái Nguyên như chè Thái Nguyên với các thương hiệu như Tân
Cương - Hồng Bình, chè Hảo Đạt… được xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường đặc biệt là ở
các quốc gia châu Á; xuất khẩu các khoảng sản cả khống sản thơ và chế biến ra một số
quốc gia lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản… Thêm vào đó là nhu cầu nhập khẩu các
trang thiết bị máy móc thiết bị phục vụ cho dây chuyền sản xuất cơng nghệ cao, đảm bảo
an tồn, chất lượng trong các sản phẩm nông sản, may mặc,…
Như vậy, thương mại dịch vụ Thái Nguyên có nhiều khởi sắc trong việc từng bước
CNH – HĐH sản xuất, thúc đẩy một số ngành dịch vụ khác cùng phát triển như tín dụng,
xây dựng, vận tải… tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên trở thành một tỉnh phát triển
đa dạng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…
Về quản lý tài nguyên, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
Triển khai chỉ đạo của Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật đất đai sửa đổi và các văn bản pháp luật liên quan,
tỉnh Thái Nguyên đã quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo quy
hoạch, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Kiểm sốt chặt chẽ các nguồn gây ơ nhiễm, nhất là tại
các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ơ nhiễm nặng và xử
lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể
lãnh đạo, cán bộ các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các nông, lâm trường thực hiện công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo đúng quy định; đã có 9/9 huyện, thành phố,
thị xã và 27/27 phường thị trấn hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015); đo vẽ bản đồ địa chính khép kín diện tích tự nhiên
được 165/180 xã phường, thị trấn với diện tích đo vẽ bàn đồ địa chính chính quy là
319.511,25 ha, chiếm 90,43% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; đã cấp 899.539 GCN QSD đất
13



với diện tích 245.532,4 ha. Tích cực triển khai thực hiện các chương trình, dự án về quản
lý tài nguyên nước; đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Úc tổ
chức thành công Lễ Phát động cấp quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch
hơn tại Thái Nguyên. Các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra và kịp thời xử lý 39 vụ
vi phạm môi trường theo quy định, nguyên nhân do khơng có bảng cam kết và khơng thực
hiện chương trình quan trắc giám sát chất thải mơi trường xung quanh.
1.2.2. Về lĩnh vực văn hoá - xã hội
- Dân số, nguồn nhân lực, truyền thơng văn hố và ngành nghề của dân cư:
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống
đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’Mơng, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên
được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện
cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh
thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như:
Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ
Sông Cầu...
- Giáo dục, đào tạo:
Năm học 2014-2015, trên địa bàn tỉnh có 668 trường mầm non và trường phổ thông
(bao gồm 653 trường cơng lập và 14 trường ngồi cơng lập). Trường mầm non có 223
trường (cơng lập 212 trường, dân lập 1 và tư thục 10 trường), trường tiểu học có 226
trường, trường trung học cơ sở là 187, trong đó có 5 trường liên cấp 1 và 2 (tăng 1 trường
915 tại thành phố Thái Nguyên); có 32 trường trung học phổ thông (31 trường địa phương
quản lý là 1 trường nội trú của trung ương quản lý), giảm 1 trường ngồi cơng lập.
Tính đến đầu năm học 2014-2015 tồn tỉnh có 460 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt
70,12%); trong đó có 143 trường mầm non (chiếm 66,20%), 204 trường tiểu học (đạt
90,26%), 101 trường trung học cơ sở (đạt 55,8%) và 12 trường trung học phổ thông (đạt

14


37,5%). Tuy nhiên tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở một số đơn vị còn chậm
so với yêu cầu; chưa gắn kết được quá trình xây dựng trường chuẩn với việc nâng cao
chất lượng giáo dục. Việc đầu tư kinh phí cho giáo duc mầm non đã tăng, song so với yêu
cầu trẻ ra lớp ngày một đơng cịn thiếu phịng học, hạn chế trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
Năm học 2013-2014, kết quả thi tốt nghiệp hệ trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
như sau: có 11.334 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 98,71% (tăng hơn 0,21% so với tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp 98,51% của năm học 2012-2013). Hệ giáo dục thường xun có 1.390 thí
sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 95,2% (cao hơn 19,04% so với tỷ lệ 76,17% đỗ tốt nghiệp của
năm học 2012-2013). Kết thúc năm học 2013-2014 tỷ lệ huy động trẻ ra lớp như sau: Trẻ
nhà trẻ ra lớp: 13.856/53.473 trẻ, bằng 25,91% tăng 0,19% so với cùng kỳ năm học trước.
Trẻ mẫu giáo ra lớp: 55.590/59.967 trẻ, bằng 92,7% tăng 1,2% so với cùng kỳ năm học
trước. Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp 18.873/18.873 trẻ, bằng 100% (theo phổ cập) ổn định so với
cùng kỳ năm học trước.
Năm 2014 thực trạng tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh
năm nay rất khó khăn, lượng học sinh tuyển mới được rất thấp, gây tình trạng thừa hoặc
lãng phí cơ sở vật chất… Tình trạng này sẽ cịn kéo sang khoảng từ 2 đến 3 năm tới.
Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2014 trên địa bàn đã thu hút một lượng lớn, chủ yếu là
lao động phổ thông vào làm việc tại các khu cơng nghiệp, khơng u cầu trình độ đầu vào
về bằng cấp đào tạo.
- Y tế:
Tình hình dịch bệnh từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh khơng có dịch lớn xảy ra,
khơng có trường hợp nào mắc các dịch bệnh nguy hiểm.
Khám chữa bệnh: Công suất sử dụng giường bệnh bình qn tồn tỉnh đạt 138,3%,
giảm hơn so với mức 147,7% của năm 2013, trong đó tuyến tỉnh là 130,5%; tuyến huyện
là 146,1%. Tổng số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh, huyện
giảm khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó số bệnh nhân điều trị nội trú tăng

khoảng 6% cùng kỳ.
15


Cơng tác đảm bảo An tồn vệ sinh thực phẩm được triển khai thường xuyên trên địa
bàn tỉnh. Hoạt động kiểm tra, giám sát An toàn vệ sinh thực phẩm được duy trì.
Chương trình phịng chống HIV/AIDS: tiếp tục triển khai, duy trì các điểm điều trị
thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; điều trị dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con, triển khai mơ hình điều trị 2.0 tại 4 huyện/thành: Phổ Yên, Đại Từ, Phú
Bình và thành phố Thái Ngun.
- An ninh quốc phịng
Tăng cường cơng tác quốc phịng – an ninh, đảm bảo trật tự an tồn xã hội. Trong
cơng tác quốc phịng quân sự địa phương, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công
tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Chủ động
phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, kịp thời giải quyết các khiếu nại của dân.
Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo, sắc tộc, chống mê tín dị đoan, các hành động
lợi dụng tơn giáo ảnh hưởng đến lợi ích chung của đất nước…
1.3. Truyền thống lịch sử
Những kết quả khảo cổ học trên đất Thái Nguyên đã sớm phát hiện một nền khảo cổ
học Thần Sa gắn liền với thời đại đồ đá cũ. Điều đó chứng tỏ vùng đất này đã từng là nơi
con người cư trú từ rất xa xưa. Thái Nguyên xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của
nước Văn Lang. Vào thế kỷ thứ III, Thái Nguyên thuộc huyện Vũ Định, sau đổi tên thành
huyện Long Bình. Đến thế kỷ thứ VII được gọi là huyện Vũ Bình, rồi thành châu Thái
Nguyên dưới đời nhà Lý. Cuối thế kỷ 14, châu được đổi thành trấn, năm 1407 đổi lại
thành châu, sang 1408 thì trở thành phủ, năm 1677 trở thành trấn. Mãi đến năm 1902,
triều đình mới cử quan chức trấn nhiệm Thái Nguyên, đặt doanh sở ở Ngọc Hà.
Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp
che chở phía Bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm
1076-1077, phần đất phía Nam Thái Ngun từng là địa đầu của phịng tuyến sơng Cầu,
nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân nhà Lý với Nhà Tống. Đầu thế kỷ 15,

nhà Minh đem quân sang Việt Nam, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi
nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham
16


gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Vào thời nhà Nguyễn, Thái Nguyên là
nơi nổ ra nhiều phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại quan lại phong kiến. Người dân
Thái Nguyên từng tham gia các cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Cúc, Nơng Văn Vân.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đất nước được chia thành tỉnh hạt, trấn Thái Nguyên
trở thành tỉnh Thái Nguyên. Sách Đại Nam Thực Lục, tập 3, trang 219 có ghi: ngày 4-111831, nhằm ngày mùng 1 tháng 10 Tân Mão, năm Minh Mạng thứ XII, Nhà vua phê
chuẩn nhiều công việc trong đó có việc ban hành cơ chế quản lý hành chính mới, trong đó
thành lập hơn 20 tỉnh. Trấn Thái Nguyên được gọi là tỉnh bao gồm 2 Phủ là Thơng Hóa và
Phú Bình; 9 huyện là Cảm Hóa, Tư Nơng, Bình Tuyền, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Phổ
Yên, Văn Lãng, Đồng Hỷ. Hai Châu là Bạch Thơng và Đinh Châu.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì hình thể thái Ngun lúc đó như sau: Đơng Tây
cách nhau 294 dặm, Nam Bắc cách nhau 241 dặm. Phía Đơng đến địa giới các huyện n
Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây đến địa giới các huyện Châu Hóa, Vĩnh Điện
tỉnh Tuyên Quang và địa giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây. Phía Nam đến địa giới
huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây và địa giới các huyện Hiệp Hịa, Kim Anh, Thiên Phúc
tỉnh Bắc Ninh. Phía Bắc đến các huyện Văn Quan, Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và địa giới
Thạch An, Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng. Phía Đơng Nam đến địa giới tỉnh Bắc Ninh và tỉnh
Sơn Tây; phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Sơn Tây; phía Đơng Bắc
đến địa giới tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây bắc đến địa giới tỉnh tuyên Quang
và tỉnh Cao Bằng. Từ tỉnh lỵ đi về phía Nam đến kinh thành 1.542 dặm…
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng
ở Thái Nguyên. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc
Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên
giới thu đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến

dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.
Từ năm 1956 đến 1975, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc và thành
phố Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị này. Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp
17


chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm
1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Tỉnh Bắc Thái cuối cùng lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và
Bắc Kạn như ngày nay vào năm 1997.
181 năm đã trôi qua từ khi thành lập vào ngày 4/11/1831, Thái Nguyên hôm nay đang
tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng quý báu, năng động, sáng tạo khơi
dậy những tiềm năng, lợi thế, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội,
tạo nên sự đổi thay lớn lao trên quê hương cách mạng, trở thành một tỉnh phát triển năng
động của khu vực Trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

18


Tiểu kết chương 1
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, có vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên khá thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
chính trị lớn ở khu vực. Với truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân cần cù, đoàn kết trong
lao động, chiến đấu, sản xuất,với mục tiêu chung là cùng chung tay xây dưng Thái
Nguyên giàu đẹp, để đến năm 2020 cơ bản trờ thành một tỉnh công nghiệp. Thái Nguyên
đã và đang khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhà để có bước phát
triển toàn diện trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, đảm bảo cho đời sống no đủ
cho nhân dân, nhất là những chuyển biến tích cực khi thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia về Xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tồn tỉnh.
Việc xây dựng nông thôn mới được xác định là mục tiêu quan trọng của tồn Đảng,

tồn dân ta. Việc xây dựng nơng thơn mới chỉ hồn thành tốt khi có sự chung sức, chung
lịng của nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của
Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ủy Thái Nguyên cùng nhân dân bắt tay vào thực hiện
chương trình này kể từ năm 2008 đến nay.
Xây dựng nông thôn mới được tiến hành trên phương châm phát huy vai trò của người
dân dưới sự chỉ đạo giám sát của Đảng nhằm phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí
Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, bước đầu cải thiện bộ mặt nông thôn, cũng như
từng bước nâng cao đời sống nhân dân trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.

19


CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI 2008 – 2015
2.1. Cơ sở xây dựng nông thôn mới
2.1.1. Khái niệm
Khái niệm nông thôn
Trong từ điển bách khoa Việt Nam, khái niệm nông thôn mới được diễn giải là lãnh
thổ của một quốc gia hay một đơn vị hành chính nằm ngồi lãnh thổ đơ thị, có mơi trường
tự nhiên, hồn cảnh KT – XH, đời sống khác biệt với thành thì và dân cư chủ yếu là làm
nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt
Nam, ở đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nơng nghiệp. Trong văn bản chính thức của
Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn số 54/2009/TT – BNNPTNT, nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là UBND xã.
Nơng thơn là hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội nhỏ, trong đó có đủ các yếu tố,
các vấn đề xã hội và thiết chế xã hội. Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội,
trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là khu vực nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện

đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn mới đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo quản; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao [33]
2.1.2. Tình hình nơng thơn Thái Ngun trước năm 2008
Trước khi tái lập năm 1997, Thái Nguyên cơ bản vẫn là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu.
Vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp, cơ sở vật chất chưa đồng bộ và thiếu quy hoạch, mức
độ cơ giới hóa trong nơng nghiệp cịn rất thấp, tỉ lệ diện tích đất được làm bằng máy chỉ
20


đạt 20%, trong khâu thu hoạch đạt 15%, chăn nuôi là 5% nên không đáp ứng được nhu
cầu phát triển.
Trước thực trạng nói trên, sau khi tách khỏi Đảng bộ và tỉnh ủy Bắc Thái, Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên đã bắt tay vào công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó trước hết là
làm nhiệm vụ CNH, HĐH nơng nghiêp.
Trước năm 2008, mặc dù sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn về thời tiết khí hậu, về dịch
bệnh gia súc, về giá cả vật tư … nhưng nhìn chung sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh vẫn tăng khá so với năm trước. Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2007 (theo giá so sánh 1994) ước tính tăng 7,8% so với năm 2006, trong đó, nơng
nghiệp tăng 8,3%; lâm nghiệp tăng 1,1%; thuỷ sản tăng 3,8%. Tuy nhiên do giá cả vật tư
đầu vào khá cao nên mặc dù giá trị sản xuất đạt mức tăng khá nhưng tốc độ tăng về giá trị
tăng thêm của nhóm ngành nơng lâm nghiệp thuỷ sản chỉ ở mức dưới 5%.[24]
Trồng trọt
Cây hàng năm:
- Cây lúa: Nhìn chung năng suất lúa vụ mùa năm nay đạt khá và tăng cao hơn vụ mùa
2006 ở hầu hết các địa phương. Năng suất lúa mùa bình qn tồn tỉnh đạt 47,63 tạ/ha,
tăng 1,71 tạ/ha (tương đương với tăng 3,72%) so với vụ mùa năm 2006, trong đó huyện
Phổ Yên năng suất ước đạt 49,39 tạ/ha, tăng 1,93 tạ/ha; Phú Bình 47,21 tạ/ha, tăng 3,2

tạ/ha; Võ Nhai 45,76 tạ/ha, tăng 1,48 tạ/ha; Đại Từ 51,78 tạ/ha, giảm 0,58 tạ/ha so với vụ
mùa năm 2006. Do năng suất thu hoạch tương đối cao, kết hợp với diện tích gieo cấy cả
vụ tăng 142 ha nên sản lượng lúa vụ mùa 2007 ước đạt 198,57 nghìn tấn, tăng 7,76 nghìn
tấn (tương đương với tăng 4,07%) so với vụ mùa năm 2006.
Tính chung cả năm 2007, toàn tỉnh gieo cấy được 70.224 ha lúa, đạt 101% kế hoạch,
tăng 0,11% so với năm 2006. Trong đó, vụ xn tồn tỉnh gieo cấy được 28.535 ha, đạt
101,9 % kế hoạch và bằng 99,8% vụ xuân 2006; vụ mùa gieo cấy được 41.689 ha, đạt
100,33% kế hoạch, tăng 0,34% so với vụ mùa năm 2006. Mặc dù diện tích gieo cấy tương
đương so với năm 2006 nhưng do năng suất lúa vụ xuân năm 2007 chỉ đạt 44,39 tạ/ha,
bằng 93,51% so với vụ xuân năm trước, và vụ mùa 2007 năng suất đạt 47,63 tạ/ha, cao
21


hơn 3,72% vụ mùa năm trước nên năng suất lúa tồn tỉnh bình qn cả 2 vụ năm 2007 chỉ
đạt khoảng 46,31 tạ/ha, giảm 0,24 tạ/ha và bằng 99,48% so với năng suất lúa cả năm 2006
và đạt 96,71% kế hoạch. Với diện tích và năng suất lúa cả năm như trên, theo tính tốn sơ
bộ, sản lượng lúa tồn tỉnh ước đạt 325.224 tấn, giảm 1.323 tấn và bằng 99,6% so với cả
năm 2006 và bằng 97,66% kế hoạch năm 2007. Trong đó, vụ xuân đạt 126.654 tấn, bằng
93,3% (giảm 9.088 tấn) so với vụ xuân năm trước và bằng 95,13% kế hoạch lúa xuân; vụ
mùa ước đạt 198.570 tấn, tăng 7.765 tấn (tương đương với tăng 4,07%) so với vụ mùa
năm 2006 và bằng 99,35% kế hoạch lúa mùa.
Các huyện trọng điểm lúa đều đạt năng suất và sản lượng lúa cả năm thấp hơn năm
2006 là: Đại Từ năng suất lúa cả năm đạt 50,24 tạ/ha, sản lượng đạt 62.867 tấn; Phú Bình
năng suất lúa cả năm đạt 45,22 tạ/ha, sản lượng đạt 57.750 tấn; Phổ Yên năng suất lúa cả
năm đạt 47,39 tạ/ha, sản lượng đạt 47.925 tấn. Riêng các huyện vùng núi cao như Định
Hoá, Võ Nhai, Phú Lương và Đồng Hỷ đều có năng suất và sản lượng lúa đều tăng
khoảng 3% so với năm 2006.
- Cây ngô: Trong những năm gần đây, cây ngơ đã dần trở thành cây màu lương thực
hàng hố có vị trí quan trọng, đáp ứng nhu cầu làm thức ăn cho chăn nuôi. Hiện nay việc
áp dụng các giống mới trong sản xuất ngô đã đem lại kết quả đáng khích lệ, diện tích ngơ

lai được đưa vào sản xuất đại trà và đang thay thế dần các giống ngô cũ năng suất thấp.
Phương thức trồng ngô thâm canh cũng đang thay thế dần trồng ngô quảng canh. Chính
yếu tố này đã tạo ra sự tăng cao có tính đột biến về sản lượng ngơ ở các vùng trọng điểm
như: Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Bình.
Do diện tích gieo trồng ngơ trên địa bàn tồn tỉnh cả vụ đông, vụ xuân và vụ mùa đều
tăng nên diện tích ngơ cả năm tăng khá cao so với năm 2006. Năm 2007 diện tích ngơ
tồn tỉnh trồng được 17.788 ha, đạt 107,8% kế hoạch, tăng 16,3% so với năm 2006. Trong
đó, vụ đơng trồng được 8.354 ha, tăng 7,6%; vụ xuân 5.425ha, tăng 19,2%; vụ mùa trồng
được 4.010 ha, tăng 1.037 ha (tương đương với tăng 35%) so với cùng vụ năm 2006. Tính
chung cả 3 vụ, năng suất ngô cả năm ước đạt 42,12 tạ/ha, bằng 103,72% kế hoạch, tăng
19,6% so với năm 2006. Như vậy, với 2 yếu tố diện tích và năng suất ngơ năm nay đều
vượt kế hoạch và tăng cao so với năm trước nên đã làm cho sản lượng ngô thu hoạch cả
22


năm nay đạt cao so với năm trước khá nhiều. Sản lượng ngơ tồn tỉnh cả năm 2007 ước
đạt 74.918 tấn, bằng 111,82% kế hoạch và tăng 38,86% so với năm 2006.
Như vậy, với dự ước sản lượng lúa và ngơ như trên thì tổng sản lượng lương thực có
hạt cả năm 2007 ước đạt 400 nghìn tấn, bằng 100% kế hoạch và tăng 5,16% so với năm
2006.
- Các cây trồng hàng năm khác: Do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
hiệu quả kinh tế nên ngoài cây lúa và ngô, các cây trồng hàng năm khác chỉ có cây rau,
đậu các loại và cây lạc có diện tích gieo trồng và sản lượng cao hơn năm trước, còn các
cây trồng khác đều đạt thấp và giảm so với năm 2006. Tổng diện tích rau tồn tỉnh trồng
ước đạt 7.982 ha, đạt sản lượng gần 100 nghìn tấn, tăng 17% so với năm 2006; 4.327 ha
lạc và đạt sản lượng 5,6 nghìn tấn, tăng 20,8%; 8.686 ha khoai lang, sản lượng ước đạt
50,2 nghìn tấn, bằng 97,8%; 3.750 ha sắn và sản lượng đạt 37,8 nghìn tấn, bằng 94,8%
sản lượng cả năm 2006…
Cây lâu năm:
- Cây chè: Năm 2007 kế hoạch trồng mới và cải tạo cây chè tồn tỉnh là 600 ha, trong

đó trồng mới là 200 ha và 400 ha trồng phục hồi. Tính đến hết năm 2007, diện tích trồng
mới và phục hồi ước đạt 765 ha, đạt 127,5% kế hoạch và tăng 32% so với năm 2006,
trong đó diện tích chè trồng mới là 360 ha, bằng 180% kế hoạch, tăng 40% so với năm
2006, với hình thức trồng bằng cành là 230 ha (chiếm 70% diện tích trồng mới), cịn lại là
trồng bằng hạt 130 ha. Diện tích chè trồng mới năm nay chủ yếu là diện tích trồng cành
bằng các giống mới có năng suất cao.
Trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ chè trên thị trường nội địa tương đối thuận
lợi, giá cả hợp lý nên đã khuyên khích người trồng chè đầu tư thâm canh tăng năng suất, do
vậy năng suất và sản lượng chè trên địa bàn tăng nhanh. Năm 2006, tổng diện tích chè tồn
tỉnh là 16.366 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 14.663 ha và đạt sản lượng 130
nghìn tấn. Năm 2007, tổng diện tích hiện có là 16.726 ha, trong đó, diện tích chè cho sản
phẩm là 15.118 ha và sản lượng chè búp tươi đạt 140,18 nghìn tấn, tăng 7,9% so với năm
2006.
23


- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là
12.882 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 10.200 ha với các cây ăn quả chủ yếu là vải
và nhãn (chiếm tỷ trọng khoảng 70% diện tích), cịn lại là các loại cây ăn quả khác với diện
tích nhỏ lẻ như: xoài, cam, hồng, na…Về năng suất và sản lượng các loại cây ăn quả nhìn
chung đạt khá cao so với năm trước do thời tiết thuận lợi, nhất là đối với cây nhãn và cây
vải, do vào thời kỳ ra hoa thụ phấn thời tiết nắng không mưa nên tỷ lệ đậu quả rất cao. Sản
lượng nhãn vải cả năm 2007 đạt trên 40 nghìn tấn.
Chăn ni
Chăn ni gia súc, gia cầm tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng nhờ sự phối hợp
giữa các cấp, các ngành trong cơng tác phịng chống dịch, mặt khác, do giá thịt hơi xuất
chuồng từ đầu năm tăng khá cao nên nhìn chung hoạt động chăn ni trên địa bàn vẫn có
xu hướng phát triển tốt. Theo kết quả điều tra chăn ni, tại thời điểm 01/8/2007, đàn trâu
tồn tỉnh có 108,6 nghìn con, giảm 0,4% (tương đương với giảm 454 con) so với cùng kỳ
năm trước; đàn bị 57 nghìn con, tăng 1,5% (tương đương với tăng 855 con); đàn lợn 509

nghìn con, tăng 2,3% (tương đương với tăng 11,6 nghìn con), trong đó đàn lợn thịt là 419
nghìn con, tăng 3,8% (+15,3 nghìn con); đàn gia cầm 5,1 triệu con, tăng 4,75%.
Sản lượng thịt hơi các loại tăng khá, trong đó thịt trâu và bị hơi xuất chuồng đạt 1.519
tấn, tăng 5,06%; thịt lợn 42,2 nghìn tấn, tăng 4%; thịt gia cầm 6,4 nghìn tấn, tăng 5,5%.
Nhìn chung, trong những năm qua các hộ chăn ni đã có sự chuyển đổi dần về hình
thức chăn ni theo hướng quy mơ tập trung và hàng hố vì vậy chu kỳ chăn nuôi được
rút ngắn, quy mô nuôi lớn hơn, trong đó đã có những biện pháp về vệ sinh, bảo đảm an
tồn dịch bệnh cho vật ni. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, dịch lở mồm long móng
đã xảy ra ở 5/9 huyện thành, với 129 con trâu bò và 76 con lợn bị mắc bệnh. Dịch cúm
gia cầm ln có nguy cơ tái phát (trong tháng 8/2007 tại Huyện Phổ Yên dịch cúm tái
phát ở 150 con vịt và 35 con gà; tính đến nay khơng tái phát ổ dịch mới). Trong
năm 2007, các địa phương đã hồn thành cơng tác tiêm phịng đợt 1, đợt 2 và tiêm phòng
bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm. Tính đến thời điểm này, đàn gia súc, gia cầm phát triển
bình thường và khơng có bệnh dịch phát sinh.
Lâm nghiệp
24


Cơng tác trồng rừng trên địa bàn tồn tỉnh cơ bản đã kết thúc. Do chủ động trong công
tác chuẩn bị và thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi nên kết quả đạt khá cao. Năm 2007,
diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.088 ha, bằng 104,3% kế hoạch,
tăng 33,5% so với năm 2006. Trong đó, các đơn vị Trung ương trồng được 532 ha, đạt
116,15% kế hoạch; các đơn vị địa phương trồng được 3.556 ha, đạt 104,6% kế hoạch và
tăng 34% so với năm 2006. Trong tổng diện tích trồng rừng tập trung, diện tích trồng rừng
kinh tế là 3.195 ha, diện tích trồng rừng phịng hộ là 893ha. Diện tích trồng rừng trên địa
bàn tỉnh chủ yếu được trồng theo dự án 661 (chiếm 98.53%).
Ngồi diện tích trồng rừng tập trung, dự án cây luồng đã trồng được 100 nghìn cây
luồng (tương đương 50 ha), đạt 100% kế hoạch; dự án trồng cây nhân dân trồng được 2
triệu cây (tương đương 1.000 ha), đạt 100,5% kế hoạch. Cơng tác chăm sóc rừng trồng và
khoanh nuôi tái sinh được trú trọng triển khai đúng kế hoạch. Diện tích rừng trồng 4 năm

đầu được chăm sóc là 2.432 ha; diện tích rừng được khoanh ni tái sinh là 5.728 ha; diện
tích rừng được khốn bảo vệ khoảng 24 nghìn ha.
Sản lượng gỗ khai thác năm 2007 ước đạt 28,9 nghìn m 3, tăng 0,75% so với năm
2006, trong đó cơ cấu sản lượng gỗ khai thác chủ yếu từ rừng trồng là chính (chiếm
95,4%), còn lại là từ rừng tự nhiên. Sản lượng gỗ khai thác chủ yếu là gỗ làm nguyên liệu
giấy và gỗ làm ván ép.
Do thời tiết khơng nắng, nóng nhiều và công tác bảo vệ rừng được quan tâm hơn nên
diện tích rừng bị thiệt hại năm 2007 giảm và chỉ bằng 70,6% so với năm trước, trong đó
diện tích rừng bị cháy 21 ha và bị chặt phá tập trung là 0,4 ha.
Nuôi trồng thuỷ sản
Do yếu tố địa hình nên cơng tác ni trồng thuỷ sản trên địa bàn chỉ ở quy mô nhỏ, lẻ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều hình thức ni trồng mới được áp dụng, quy
mô nuôi trồng được mở rộng, đã góp phần làm cho sản lượng thuỷ sản tăng lên. Tổng
diện tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh năm 2007 là 4.536 ha với sản lượng thu hoạch ước
đạt 3.840 tấn, tăng 2,7% so với năm 2006.

25


×