Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.78 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN THỊ NGA

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN THỊ NGA

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hòa

Hà Nội - 2014




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 8
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu chủ yếu ........... 12
6. Bố cục đề tài ...................................................................................................... 13
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN TRƢỚC
NĂM 2008 ............................................................................................................. 14
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên........... 14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 14
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Thực trạng nông thôn Thái Nguyên trước năm 2008Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Kinh tế ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Văn hoá, giáo dục, y tế ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Kết cấu hạ tầng ........................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013Error! Bookmark not
defined.
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên............ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Bối cảnh lịch sử........................................ Error! Bookmark not defined.



2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái NguyênError!

Bookmark

not

defined.
2.2. Chỉ đạo thực hiện ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phát triển kinh tế ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Chỉ đạo nâng cao chất lượng đoàn thể chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh
trật tự và bảo vệ môi trường nông thôn ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.... Error!
Bookmark not defined.
2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thônError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết ................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆMError!

Bookmark

not

defined.
3.1 Nhận xét chung ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Thành tựu ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hạn chế ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu ....................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết .................................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 18

PHỤ LỤC ...............................................................................................111


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô
giáo TS. Lê Thị Hòa. Cảm ơn cô đã truyền đạt cho em những kiến thức
chuyên ngành hết sức bổ ích, đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm khoa
Lịch sử, các thầy cô trong khoa Lịch sử, các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện
tại trường cũng như trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị nghiên cứu sinh, các
bạn học viên cao học khóa QH - 2012 - X đang học tập và nghiên cứ tạo
Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Khoa Lịch sử - Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Nga


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH


: Ban Chấp hành

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng CSVN

: Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Sở NN&PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ

: Nghị quyết

NTM

: Nông thôn mới

TU

: Tỉnh ủy


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Ở đó,
nông nghiệp, nông thôn là cơ sở và nông dân chính là lực lượng quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Trên cơ sở đó sẽ giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp - nông
thôn, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những động thái tích
cực và hợp lý đối với vấn đề trên. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
V (1982), Đảng CSVN đã chủ trương tập trung phát triển nông nghiệp, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong quá trình đổi mới, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII (1996) đặt ra vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, góp phần đưa nông thôn Việt Nam có những bước
phát triển mới. Trên cơ sở đó, Hội Nghị Trung ương 7 khóa X (tháng
7/2008) đã đề ra chủ trương hoàn chỉnh về xây dựng nông thôn mới. Từ đó
đến nay, vấn đề xây dựng nông thôn mới đã đi vào Nghị quyết của các cấp
bộ Đảng trong cả nước, trở thành nhiệm vụ chính của toàn Đảng toàn dân ta.
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với
thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; đây là
trung tâm kinh tế, văn hóa của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, có

nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện.
Hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đã thực hiện nhiều chủ trương để
xây dựng nông thôn mới. Kể từ đó đến nay, bộ mặt nông thôn ở Thái
Nguyên có nhiều đổi thay, góp phần vào sự phát triển toàn diện của tỉnh

8


nhà. Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên cũng
tồn tại những bất cập nhất định, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đồng thời đặt ra cho Đảng bộ tỉnh những
thuận lợi, thách thức mới trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với
công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh nhà, nhằm tổng kết thành tựu,
hạn chế, rút ra những kinh nghiệm để kế thừa và phát huy những kết quả đã
đạt được, khắc phục những hạn chế trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới ở giai đoạn tiếp là yêu cầu cấp bách, có tính thực tiễn sâu sắc.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình là “Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến
năm 2013”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng CSVN đối với vấn đề phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Tuy thời gian thực hiện chưa dài (từ 2008 đến
nay) song xây dựng nông thôn mới đã trở thành một cuộc vận động lớn của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ý thức được vai trò quan trọng của chủ
trương xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong
nước nghiên cứu về vấn đề này.

Trước hết có thể kể tới một số sách chuyên khảo viết về vấn đề xây
dựng nông thôn mới như: “Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn” của tác giả Chu Hữu Quý và PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, do Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản vào năm 2001. Trong tác phẩm, tác giả
đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn trong quá trình phát triển đất nước. Tác giả đề cập đến
các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở nước ta như: dân số, lao

9


động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên và xóa đói giảm nghèo. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc
với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” do Nxb Thống kê
xuất bản vào năm 2003. Tác phẩm này đã phân tích cụ thể về quá trình đổi
mới của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới; những
thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra về cả kinh tế, văn hóa, xã hội ở
nông thôn... Hay tác phẩm của tác giả Đặng Kim Sơn “Nông nghiệp, nông
thôn của Vỉệt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Chinh trị Quốc
gia, 2007. Ngoài ra, vấn đề kinh tế nông nghiệp còn được đề cập tới trong
các sách của Đảng Cộng sản hay chuyên khảo về Đảng, các văn kiện Đảng
toàn tập.
Thêm vào đó, còn có rất nhiều các bài báo trên các tạp chí có đề cập
đến vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này (2001 2013). Trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 11, Hoàng Xuân Nghĩa có bài
viết “Đột phá trong chính sách nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện
nay”. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những chính sách mới trong quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những chính sách đó đã tạo ra
những bước đột phá quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Một bài báo khác của tác giả Phạm Quốc Doanh “Chính sách đất đai và
vấn đề nông dân không đất để thực hiện công nghiệp hóa nông thôn” đăng

trên tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 6, đã nêu rõ về quá trình chuyển dịch
kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH khi bước vào xây dựng nông
thôn mới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đất đai. Bởi đối với kinh tế
nông nghiệp thì tư liệu sản xuất đất là vô cùng quan trọng. Nếu ko có đất
thì người nông dân không thể canh tác sản xuất được. Chính vì vậy trong
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp thì đưa ra chính sách đất đai hợp lý
là rất cần thiết. Ngoài ra, tác giả Mai Thị Thanh Xuân đưa ra “Một số giải

10


pháp thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay”
trên tạp chí Giáo dục Lý luận, số 11 - 2001 là một sự tổng kết những thực
trạng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chính từ sự tổng kết đó, tác
giả đã đưa ra những giải pháp để khắc phục thực trạng và phát huy mọi mặt
của đời sống cư dân nông thôn... Ngoài ra, vấn đề xây dựng nông thôn mới
còn được đề cập trên rất nhiều tạp chí, công thông tin điện tử của các địa
phương trên khắp cả nước.
Đó là những công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn mới nói chung và nông thôn mới nói riêng của Việt Nam. Có thể
thấy, các vấn đề về xây dựng nông thôn mới được các tác giả đề cập rất
phong phú. Nhưng vấn đề “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013 ” là một vấn đề mới. Ở Thái
Nguyên, cho đến nay các công trình nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề này
chưa hề được thực hiện một cách hệ thống. Với việc chọn đề tài, tôi sẽ giúp
bạn đọc hiểu thêm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá
trình xây dựng và phát triển nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

với quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013, trên cơ
sở đó rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho công
cuộc xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Trình bày khái quát những điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái
Nguyên.
Phân tích thực trạng kinh tế; văn hóa, giáo dục, y tế; cơ sở hạ tầng
của nông thôn Thái Nguyên trước 2008.

11


Làm rõ chủ trương của Đảng, trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013
Nêu lên một số thành tựu, hạn chế trong công tác xây dưng nông
thôn mới ở Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, đề tài bước đầu rút ra những kinh
nghiệm phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới ở Thái nguyên trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nhiên cứu
Nghiên cứu về chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tìm hiểu về quá trình xây dựng nông thôn mới
của tỉnh Thái Nguyên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác xây dựng nông
thôn mới. Bao gồm quá trình hình thành chủ trương, ban hành Nghị quyết
và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ. Trong đó, tập
trung chủ yếu vào quy hoạch, quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và giải
quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.

Phạm vi không gian: Luận văn đề cập đến không gian trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, lấy một số huyện, xã tiêu biểu làm địa bàn nghiên cứu
trọng điểm
Phạm vi thời gian: luận văn đề cập từ năm 2008 đến năm 2013
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và các nguồn tƣ liệu
chủ yếu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan

12


điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế...
5.3 Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng 2 nguồn tư liệu chính:
Một là, hệ thống chủ trương, nghị quyết của Đảng CSVN, của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới
Hai là, hệ thống các báo cáo tổng kết quá trình tổ chức thực hiện phát
triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, Uỷ ban
nhân dân và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn cung cấp nguồn tư liệu phong phú về chủ trương của Đảng
và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với nội dung xây dựng nông

thôn mới.
Luận văn tổng kết những thành tựu đạt được và nêu ra những hạn chế
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong các giai đoạn tiếp theo.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Thực trạng nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 2008.
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới từ năm 2008 đến năm 2013.
Chương 3. Nhận xét chung và kinh nghiệm.

13


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
TRƢỚC NĂM 2008
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Thái Nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ có
nhiều lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.
Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km 2, chiếm 1,13% diện tích cả
nước. Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với
tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc
Giang, phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo điều kiện
thuận lợi cho Thái Nguyên trong việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với các
tỉnh lân cận.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Thái

Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ
Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 143 xã, trong đó có 75
xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Thái Nguyên có 3 mặt được bao bọc bởi hệ thống núi cao, địa hình
phân chia thành 3 vùng khác nhau, gồm: vùng núi cao (các huyện Định
Hóa, Võ Nhai, phía Tây Phổ Yên và Bắc Phú Lương). Vùng đồi thấp
(nhiều đồi, ít ruộng) ở phía Nam Đại Từ, phía Nam Phú Lương, Đồng Hỷ,
Phía Bắc Phú Bình và phía Tây thành phố Thái Nguyên. Vùng ruộng nhiều,
đồi ít bao gồm: Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công và vùng giữa Đại Từ.

14


Thái Nguyên nằm ở vị trí có hai con sông chính chảy qua là sông
Cầu và sông Công. Chính nhờ có hệ thống sông này mà Thái Nguyên hình
thành các tuyến đường thủy nối liền Thái Nguyên với các trung tâm kinh tế
của miền Bắc. Đó là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km, tuyến Đa Phúc
- Hòn Gai dài 211 km, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu
kinh tế - thương mại- du lịch với các tỉnh góp phần đẩy mạnh quá trình phát
triển kinh tế của Thái Nguyên. Đặc biệt, với hai hệ thống sông này còn là
nơi cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Khí hậu: khí hậu Thái Nguyên có bốn mùa, trong đó có 2 đặc điểm
ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, đó là: Mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8, với lượng
mưa bình quân đạt 350mm. Nhiệt độ trung bình trong tháng từ 23 độ C đến
28 độ C, lượng mưa chiếm 85% cả năm. Mùa khô (mùa đông) bắt đầu từ
tháng 11 của năm trước đến tháng 3 năm sau. Đặc trưng của thời tiết trong
những tháng này là lạnh, mưa ít, nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C, tháng
lạnh nhất là tháng 1 (15,2 độ C). Số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300
đến 1.750 giờ, phân bố đều cho các tháng trong năm. Độ ẩm trung bình

toàn tỉnh từ 82 - 84%. Nhưng do địa hình chia cắt nên đã ảnh hưởng và
hình thành 3 tiểu vùng khí hậu rõ rệt trong mùa khô. Đó là vùng lạnh nhiều
phía Bắc huyện Võ Nhai, Định Hóa; vùng lạnh vừa là phía Bắc Đại Từ,
Bắc Phú Lương, Nam Võ Nhai, Tây Bắc Đồng Hỷ; vùng lạnh ít là Nam Đại
Từ, Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình, TP. Thái Nguyên, Nam Đồng Hỷ.
Qua đặc điểm khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy mùa
khô không kéo dài, giữa các địa phương có sự phân bố khác nhau. Tuy có
một số khó khăn nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hóa cây trồng
ngắn hạn thích nghi với mùa khô ở các địa phương. Mùa mưa kéo dài, khí
hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài

15


ngày. Khí hậu thuận lợi cũng chính là điều kiện để tỉnh Thái Nguyên tổ
chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội phong phú.
Điều kiện đất đai: Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 353.150
ha, diện tích đất nông nghiệp là 96.673,37 ha, trong đó diện tích đất lúa, đất
mùa là 52.697 ha. Đất núi có nguồn góc hình thành do sự phong hóa trên
các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất đồi thành phần chủ yếu là các
dạng Feralit đỏ, nâu, vàng phát triển trên đá mẹ Gabrô biến chất và phiến
thạch sét. Đất ruộng phần lớn hình thành do bồi tụ, dốc tụ và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của đá mẹ. Vì vậy, đất ruộng của Thái Nguyên nhìn chung
có thành phần cơ giới nhẹ, pha cát, đất xốp và nghèo dinh dưỡng.
Quy mô phân bố diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng
giữa các huyện không đồng đều và thành phần các loại đất cũng khác nhau.
Mặt khác, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn 49.049 ha chiếm 13,84%
tổng diện tích.
Từ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên có thể
phân ra các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản như sau:

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế từ ruộng, gồm: Phú Bình, Phổ
Yên, Sông Công, Đại Từ.
- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế vườn đồi, gồm: Đại Từ, TP. Thái
Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công.
- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế lâm nghiệp, vườn rừng: Võ Nhai,
Định Hóa, Đồng Hỷ, Đại Từ.
- Vùng có ưu thế phát triển nuôi trồng thủy sản: Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ.
Tài nguyên rừng: Với diện tích đất lâm nghiệp là 152.000 ha (chiếm
43% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong việc
khai thác và phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng của Thái
Nguyên ngày càng thu hẹp, tài nguyên rừng bị suy giảm. Các loại cây như:

16


vầu, nứa và các lại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng bị giảm sút
nghiêm trọng. Thực trạng này đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên một nhiệm vụ
rất nặng nề trong việc bảo vệ và trồng rừng.
Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản
và tiềm năng đất đai khá lớn, đã và đang được khai thác có hiệu quả. Trong
lòng đất Thái Nguyên chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,
đa dạng. Theo tài liệu điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường khoáng sản
phân bố tập trung tại các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai.
Khoáng sản nhiên liệu: Sau Quảng Ninh, Thái Nguyên được đánh
giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho
ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ
trong tỉnh Thái Nguyên.
Khoáng sản kim loại: Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên kim loại
đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và phong phú với các chủng loại: chì,

kèm, thiếc, vofram, titan. Trong đó, chì, kẽm có 19 mỏ và điểm quặng, tập
trung ở các khu vực: vùng Langhit (Đồng Hỷ), trữ lượng trên 130.000 tấn,
vùng Nam núi Pháo, trữ lượng trên 23.000 tấn. Thiếc tập trung ở vùng La
Bằng, phía tây núi Pháo, trữ lượng dự kiến khoảng 13,1 nghìn tấn thiếc và
2.982 tấn Bi. Thiếc sa khoáng tập trung ở vùng Phục Linh. Qua đánh giá sơ
bộ, trữ lượng thiếc sa khoáng C1+ C2 vào khoảng 1130 tấn. Kim loại quý
hiếm có vàng với 20 mỏ và điểm quặng, trong đó có 10 điểm quặng và
vàng gốc.
Khoáng sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khoáng sản phi kim
phục vụ cho công nghiệp xây dựng, như: đá vôi, đá vôi trợ dung, đá vôi ốp
lát. Bên cạnh đó còn có Đôlômít có 3 mỏ đã được thăm dò, khai thác ở Võ
Nhai. Đất sét có tổng trữ lượng đã được thăm dò là hơn 60 triệu tấn, tập
trung ở cùng Cúc Đường (La Hiên), Khe Mo (Đồng Hỷ). Sét cao lanh có
nhiều nơi, trong đó có một mỏ sét trữ lượng lớn, chất lượng cao phát hiện ở

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV (nhiệm kỳ 1997 - 2000),
Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
2.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2001 2005), Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên

3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Nghị quyết Đại hội

đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2005 2010), Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Nghị quyết Đại hội
Đảng tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Lưu trữ
văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
5. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận số 61KL/TW ngày về đề án
nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2020
6. Ban Chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Thái Nguyên (2013), Chương
trình công tác số 61/CTr-BCĐ của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng
NTM tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ Văn phòng điều phối chương trình xây
dưng NTM tỉnh Thái Nguyên
7. Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kinh tế - xã hội nông thôn Việt
Nam ngày nay, Nxb Tư tưởng - văn hóa, Hà Nội
8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu học tập các Nghị quyết
Hội nghị Trung ướng 7 khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

18


9. Nguyễn Văn Bích - Chu Quang Tiến (1996), Chính sách kinh tế và vai
trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Bộ NN& PTNT (2011), Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLTBNNPTNT-BKHĐT-BTC về hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020
11. Bộ NN&PTNT (2004), Báo cáo đánh giá công tác quy hoạch nông
nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ đổi mới
12. Bộ NN&PTNT (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề

nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
13. Bộ NN&PTNT (2013), Chỉ thị số 2410/CT-BNN-KTHT về tăng cường
triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của
ngành NN&PTNT
14. Bộ NN&PTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNN&PTNT về việc
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
15. Chính phủ, Quyết định số 24/2008/NQ-CP về việc Ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn
16. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986 - 2002), Nxb Thống Kê, Hà Nội
17. Phạm Quốc Doanh (2003), Chính sách đất đai và vấn đề nông dân
không đất để thực hiện công nghiệp hóa nông thôn, Tạp chí nghiên cứu
kinh tế, số 6, tr 9 - 13
18. Trần Minh Đạo, Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những
biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

19


19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ chính
trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi
mới (Đại hội VI,VII,VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. HĐND tỉnh Thái Nguyên (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND về
quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ văn phòng tỉnh Thái Nguyên
26. Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp (2004), Phát triển
nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
27. Tương Lai, Duy Nghĩa, Nguyên Ngọc (2008), Nông dân, nông thôn và
nông nghiệp - những vấn đề đặt ra, Nxb Tri Thức, Hà Nội
28. Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Minh Châu (2009), Từ nông thôn mới đến
đất nước con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
29. Hoàng Xuân Nghĩa (2007), Đột phá trong chính sách nông nghiệp,
nông thôn giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 11, tr 12 14
30. Chu Hữu Quý, PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội

20


31. Sở NN&PTNT (2008), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm
2008 phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2009, Lưu trữ sở
NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.
32. Sở NN&PTNT (2009), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
năm 2009, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2010, Lưu trữ sở NN&PTNT
tỉnh Thái Nguyên.
33. Sở NN&PTNT (2010), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

năm 2010, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2011, Lưu trữ sở NN&PTNT
tỉnh Thái Nguyên.
34. Sở NN&PTNT (2011), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
năm 2011, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2012, Lưu trữ sở NN&PTNT
tỉnh Thái Nguyên.
35. Sở NN&PTNT (2012), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
năm 2012, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2013, Lưu trữ sở NN&PTNT
tỉnh Thái Nguyên.
36. Sở Tài chính - Kho bạc nhà nước tỉnh Thái nguyên, Hướng dẫn liên
ngành số 463/LCQ/STC-KBNN về việc thanh quyết toán vốn đầu tư xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn thuộc Chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ sở Tài chính Thái
Nguyên
37. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Hướng dẫn số 25/HDSTNMT về trình tự, thủ tục tự nguyện hiến quyền sử dụng đất đai giải
phóng mặt bằng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên,
tháng 6/2013
38. Sở Xây dựng (2013), Công văn số 829/SXD-QLKTQH của Sở Xây dựng
hướng dẫn cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng xã NTM, Lưu trữ
văn phòng sở Xây dựng

21


39. Đặng Kim Sơn (2007) Nông nghiệp, nông thôn của Vỉệt Nam - 20 năm
đổi mới và phát triển, Nxb Chinh trị Quốc gia, Hà Nội
40. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
41. Bùi Tất Thắng (chủ biên) (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở

Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
42. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tháng 4/2009
43. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 498/QĐ-TTg về việc bổ sung
cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020
44. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 193/ QĐ - TTg phê duyệt
Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
45. Chu Quang Tiến (2005), Huy động và sử dụng các nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế nông thôn - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2001), Thông báo số 40 - TB/TU về việc triển
khai thực hiện chương trình phát triển nông thôn đến năm 2005 theo
hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Lưu trữ văn phòng
Tỉnh ủy Thái Nguyên
47. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2001), Kế hoạch 01-KH/TU thực hiện Chỉ thị
63-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
48. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2006), Nghị quyết số 03 - NQ/TU về phát triển
nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy
Thái Nguyên

22


49. Tỉnh ủy Thái Nguyên, UBND (2007), Địa chí Thái Nguyên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
50. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2008), Chương trình hành động số 25-CTr/TU
về việc thực hiện Nghị quyết TW7, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái

Nguyên
51. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2009), Quyết định số số 1422/QĐ-UBND về việc
thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Lưu trữ văn phòng Tỉnh
ủy Thái Nguyên
52. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Nghị quyết số 01 - NQ/TU về tổ chức
thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy
Thái Nguyên
53. Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo (2010), Tài liệu tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
54. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Chỉ thị số 30-CT/TU về chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khoá X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái
Nguyên
55. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2011), Nghị quyết số 06-NQ/TU Hội nghị lần
thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII về lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
và xây dựng hệ thống chính trị, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái
Nguyên
56. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2011), Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND về
việc thông qua Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên

23


57. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2011), Đề án số 07-ĐA/TU về việc “Nâng cao
năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015”,

Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
58. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2012), Chỉ thị số 33-CT/TU về tăng cường lãnh
đaọ các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
59. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2012), Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND về
việc thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái
Nguyên đến
60. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Nghị quyết số 07-NQ/TU Hội nghị lần
thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII, Lưu trữ
văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
61. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Kết luận số 67-KL/TU của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về kết quả 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng NTM”, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
62. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Thông báo kết luận số 64-TB/TU về việc
thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 trong đó có Chương
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới ( NTM), Lưu trữ văn phòng
Tỉnh ủy Thái Nguyên
63. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Kết luận số 83-KL/TU của Thường trực
Tỉnh ủy Thái Nguyên tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT, Lưu trữ văn
phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
64. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Báo cáo số 211-BC/TU Sơ kết 05 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy
Thái Nguyên

24


65. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Chương trình hành động số 420/CTUBND về thực hiện Nghị quyết TW7 của tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ văn

phòng UBND tỉnh Thái Nguyên
66. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Kế hoạch số 16/KH-UBND triển khai
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Lưu trữ
văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên
67. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 1282/QĐ-UBN phê
duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020, Lưu trữ văn phòng UBND
tỉnh Thái Nguyên
68. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Chương trình xây dựng nông thôn
mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm
2020, Lưu trữ văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên
69. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 1969 - QĐ/UBND về
việc ban hành chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, Lưu trữ
văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên
70. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, Lưu trữ văn phòng UBND tỉnh
Thái Nguyên
71. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định số 2070/QĐ-UBND về
việc ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, Lưu trữ văn phòng
UBND tỉnh Thái Nguyên
72. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Kế hoạch số 34/KH-UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, Kết luận số 67-

25



×