Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

đánh giá tác dụng của viên nén “giải ngữ” điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.42 KB, 39 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thuộc
hệ thần kinh. Bệnh có tần suất 0,2% trong cộng đồng [1]. Trong đó, trên 80% các trường hợp
TBMMN có nguồn gốc thiếu máu cục bộ hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) [6].
Cùng với sự phát triển của xã hội và y học, tỷ lệ sống sót sau TBMMN càng lớn
cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tàn tật do TBMMN càng tăng. Di chứng của BN sau TBMMN
bao gồm các di chứng về vận động, cảm giác, các rối loạn chức năng cao cấp của vỏ não
Một trong số đó là tình trạng thất ngôn [4]. Trước đây, các nhà lâm sàng chỉ tập trung điều
trị để giảm thiểu các di chứng về vận động thì ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống
con người được nâng cao, việc phục hồi rối loạn ngôn ngữ sau NMN mang ý nghĩa y học,
xã hội và nhân văn sâu sắc.
Trên thế giới, ngành ngôn ngữ trị liệu phát triển mạnh mẽ với việc hình thành môn
khoa học chuyên nghiên cứu và điều trị các rối loạn về phát âm. Đây là cơ sở cho thực
hành phục hồi ngôn ngữ cho BN sau NMN của chuyên ngành phục hồi chức năng.
Nền y học cổ truyền phương Đông cũng đã có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này.
Tác giả Lê Văn Hải và Vũ Thường Sơn (2001) nghiên cứu điều trị rối loạn phát âm ở bệnh
nhân TBMMN bằng điện châm [7]. Tác giả Đào Hữu Minh và Triệu Kinh Sinh (2005) áp
dụng phương pháp kết hợp đầu châm và thiệt châm điều trị chứng thất ngôn sau TBMMN
[11]. Kết quả cho thấy chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân được điều trị đã được cải thiện rõ
rệt Một hướng mới điều trị chứng thất ngôn ở BN TBMMN là dùng thuốc YHCT đã được
Trung Quốc áp dụng rộng rãi nhiều năm gần đây [21],[23]. “Thần tiên giải ngữ đan” là bài
thuốc cổ phương nằm trong quyển “Phụ nhân đại toàn lương phương”, đã được nghiên cứu
đưa vào lâm sàng điều trị cho BN thất ngôn do trúng phong tại các bệnh viện Trung y Trung
Quốc và đạt được kết quả khá tốt [19], [22]. Trong khi đó, ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên
cứu nào dùng thuốc YHCT để điều trị bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ sau TBMMN.
Với mong muốn kế thừa và phát huy nền y học cổ truyền, góp phần nâng cao hơn
nữa hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ trên bệnh nhân TBMMN, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên nén “Giải ngữ” điều trị chứng thất ngôn ở bệnh
nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả hiệu quả điều trị của viên nén “Thần tiên giải ngữ” trong chứng thất


ngôn trên BN NMN vùng bán cầu sau giai đoạn cấp.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
2
TỔNG QUAN
1.1. NHỒI MÁU NÃO VÀ THẤT NGÔN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Định nghĩa TBMMN và nhồi máu não
TBMMN được định nghĩa “là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng các rối loạn chức
năng cục bộ của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu”[12].
TBMMN gồm hai thể chính: chảy máu não và nhồi máu não.
Nhồi máu não là hậu quả của sự giảm lưu lượng máu, hoặc đình chỉ sự lưu thông của
một hoặc nhiều động mạch mà chúng có trách nhiệm tưới máu, nuôi dưỡng vùng nào đó
của não, hậu quả là hoại tử mô não vùng tưới máu tương ứng [6].
1.1.2. Giải phẫu sinh lý cấu trúc bán cầu đại não liên quan đến chức năng ngôn ngữ
1.1.2.1. Bán cầu ưu thế và chức năng hai bán cầu não
Có ba vùng liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động trí tuệ là vùng nhận thức tổng hợp
Wernicke, vùng lời nói Broca và vùng nhận thức chữ viết ở hồi góc. Chúng có đặc điểm
chung là phát triển ở một bên bán cầu rất rộng hơn hẳn bên bán cầu kia, đó là bán cầu ưu
thế[4]. Hai bán cầu não được biệt hóa về chức năng: Bán cầu trái đặc trách về chuỗi chức
năng theo trật tự; bán cầu phải có xu hướng về quá trình toàn thể. Bán cầu trái có vai trò ưu
thế hơn trong chức năng giao tiếp [12].
1.1.2.2. Vai trò của một số vùng bán cầu ưu thế đối với chức năng ngôn ngữ
Hình 1.1. Các vùng ngôn ngữ của não
Vùng Broca và phần sau của hồi trán dưới có chức năng lập trình và thực hiện các cử
động nói.
3
Vùng Wernicke nằm ở phần sau của hồi thái dương trên có vai trò trong hiểu những
âm thanh nghe thấy, liên hệ với hồi trên viền và hồi góc, đóng vai trò quan trọng trong giải
mã ngôn ngữ[15], [16].
Dải hình cung nối vùng Broca với vùng Wernicke. Tổn thương dải hình cung sẽ làm
BN khó khăn khi nhắc lại những điều vừa nghe thấy do thông tin khó luân chuyển giữa

vùng Broca và Wernicke. Phức hợp vùng Broca – dải hình cung – vùng Wernicke đặc biệt
quan trọng với chức năng ngôn ngữ và lời nói. Chính sự tổn thương phức hợp này dẫn tới
tình trạng thất ngôn [4].
1.1.3. Khái niệm thất ngôn và phân loại
1.1.3.1. Khái niệm
Thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, điển hình do
TBMMN, bao gồm một hoặc nhiều các rối loạn chức năng về hiểu lời nói, hiểu chữ viết,
thể hiện bằng lời nói và bằng chữ viết. Có thể tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ đều bị tổn
thương: âm vị học, hình thái học, ngữ nghĩa và dụng học[8].
1.1.3.2. Phân loại
* Tùy theo mức độ và hình thái khiếm khuyết của ngôn ngữ mà người ta có thể
phân loại thất ngôn thanh các thể khác nhau.
Thể thất
ngôn
Vị trí tổn thương Đặc điểm
Broca
Vùng Broca ở sau dưới thùy
trán bên trái
Nói cực kỳ khó khăn, phải cố gắng hết sức,
khiếm khuyết về cấu âm, không còn ngữ
pháp, rối loạn nhịp điệu. Khả năng hiểu
tương đối bình thường.
Wernicke
Vùng Wernicke bên trái
phía sau thái dương trên
Nghe hiểu kém, thể hiện bằng lời nói lưu
loát kèm theo nói nhịu. Đọc và viết thường
bị khiếm khuyết nặng.
Dẫn truyền
Hồi trên viền, sâu tới dải

hình cung
Không nhắc lại được liên quan đến nghe
hiểu và nói lưu loát. Định danh vòng vo,
nhiều lỗi nói nhịu.
Quên từ Đỉnh dưới thái dương dưới
Nói được cấu âm một cách rõ ràng, đúng
ngữ pháp, lưu loát nhưng tìm từ rất khó
khăn. Nghe hiểu tương đối bình thường.
Liên vỏ
giác quan
Đỉnh/Vùng Wernicke
nguyên vẹn
Nghe hiểu bị khiếm khuyết nặng, đọc bị lặp
lại quá nhiều. Định danh bị khiếm khuyết
nặng, nói lưu loát nhưng bị nhịu và sáng tạo
từ. Thể này hiếm gặp.
Liên vỏ vận
động
Thùy trán trên, vùng Broca
nguyên vẹn
Nói tự nhiên, viết khó khăn. Nghe hiểu,
nhắc lại bình thường.
Toàn bộ
Vùng rộng, từ thùy trán tới
thái dương
Tổn thương nặng nề tất cả các quá trình
ngôn ngữ như đọc, hiểu, nói và viết.
4
* Dựa trên tính lưu loát khi nói, các nhà ngôn ngữ học chia thất ngôn làm hai thể:
Thất ngôn không lưu loát và thất ngôn lưu loát.

Sơ đồ 1.2. Phân loại các dạng thất ngôn theo K.M Yorkston và D.R Beukelman 1979
1.1.3.3. Điều trị thất ngôn:
Mục tiêu điều trị cho BN là tạo cho họ một phương pháp giao tiếp khả thi. Các biện
pháp can thiệp phải dựa trên mức độ và khả năng giao tiếp hiện tại của họ. Nguyên tắc là
giao tiếp tối đa và có hiệu quả với người bệnh dựa trên các kỹ năng ngôn ngữ còn lại, cải
thiện và tái hồi phục các hình thức ngôn ngữ bị tổn.
1.2. TBMMN VÀ THẤT NGÔN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo YHCT, TBMMN thuộc chứng trúng phong, bệnh phát ra gấp vội, triệu chứng
xuất hiện nhiều cách biến hóa, phù hợp với tính thiện hành đa biến của phong[5].
1.2.1. Di chứng trúng phong [3]
1.2.1.1.Bán thân bất toại
a/ Khí hư huyết trệ, lạc mạch ứ trở: Khí trệ không vận được huyết, khí không vận hành
được, huyết không vinh dưỡng được, nên khí huyết ứ trệ, lạc mạch trở tắc, chân tay mình
mẩy tàn phế không cử động được.
- Triệu chứng: liệt nửa người, chân tay mềm vô lực, thường kiêm tay chân bên liệt
phù thũng, mặt vàng ải hoặc tối nhợt không tươi. Rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi tím nhợt hoặc
lệch. Mạch tế sác vô lực.
THẤT NGÔN
THẤT NGÔN
Toàn bộ
Broca
Liên vỏ vận động
Toàn bộ
Broca
Liên vỏ vận động
Wernick
Liên vỏ giác quan
Dẫn truyền. Quên từ
Wernick
Liên vỏ giác quan

Dẫn truyền. Quên từ
Toàn bộ
Toàn bộ
Broca
Liên vỏ vận động
Broca
Liên vỏ vận động
Wernick
Liên vỏ giác quan
Wernick
Liên vỏ giác quan
Dẫn truyền
Quên từ
Dẫn truyền
Quên từ
Lưu loát
(-) (+)
(-) (+) (-) (+)
Nghe hiểu
Broca
Broca
Liên vỏ
vận động
Liên vỏ
vận động
Wernicke
Wernicke
Liên vỏ
Giác quan
Liên vỏ

Giác quan
Dẫn
truyền
Dẫn
truyền
Quên từ
Quên từ
(-) (+) (-) (+) (-) (+)
Nhắc lại
5
- Pháp điều trị: Bổ khí, hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang (sinh kỳ, quy vĩ, địa long, xuyên khung, đào
nhân, hồng hoa, xích thược).
b/ Can dương thịnh lên, lạc mạch ứ trở: Can dương thịnh lên hỏa bốc phong động, khí
huyết cũng nghịch lên trên, lạc vỡ huyết tràn, kinh mạch trở tắc, gây nên liệt nửa người mất
vận động.
- Triệu chứng: Phía bên liệt co cứng, kiêm chóng mặt nhức đầu, mặt đỏ tai ù, lưỡi đỏ
rêu vàng mỏng, mạch huyền cứng có lực.
- Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, tức phong thông lạc
- Bài thuốc: Trấn can tức phong thang (ngưu tất, long cốt, thược dược, thiên môn,
mạch nha, đại giả thạch, mẫu lệ, huyền sâm, cam thảo, quy bản, nhân trần, xuyên luyện tử).
1.2.1.2. Thất ngôn : Tùy theo chứng trạng trên lâm sàng phân làm 3 thể:
a/ Phong đàm trở lạc:
- Triệu chứng: Phong đàm trở tắc ở trên, kinh lạc mất điều hòa, gây nên lưỡi cứng,
nói ngọng, chân tay tê dại, lưỡi bệu rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.
- Pháp điều trị: Trừ phong đàm, tuyên khiếu, thông lạc.
- Bài thuốc: “Giải ngữ đơn” hoặc bài “Thần tiên giải ngữ đan”.
b/ Thận hư tinh suy:
Thận hư tinh khí không thừa tiếp lên trên được, gân mạch ở họng không được nuôi
dưỡng.

- Triệu chứng: Thanh âm yếu, không nói được,tâm quý, đoản khí, eo lưng đầu gối
đau mỏi.
- Pháp điều trị: Tư âm bổ thận, lợi khiếu.
- Bài thuốc: Địa hoàng ẩm tử gia giảm
c/ Can dương thượng cang, đàm tà trở khiếu:
- Triệu chứng: Không nói được, chóng mặt hoa mắt, mắt đỏ mặt đỏ, mạch huyền hoạt.
- Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, hóa đàm khai khiếu
- Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm. Hoặc bài : Trấn can tức phong thang gia thạch
xương bồ, viễn trí, nam tinh, thiên trúc hoàng.
1.2.1.3. Miệng mắt méo xếch
Phần nhiều vì phong đàm cản trở đường lạc mà gây ra.
- Pháp điều trị: Trừ phong, trừ đàm, thông lạc
- Bài thuốc: Khiên chính tán (bạch phụ tử, cương tàm, toàn yết)
6
1.2.2. Cơ sở lý luận theo YHCT về chứng thất ngôn
Thất ngôn hậu trúng phong thuộc phạm trù thiệt cương, thiệt ám, bất ngữ… Bệnh cơ
của bệnh là do phong thấp trở ngại kinh lạc, kinh lạc bất thông, khí huyết trở ngại, kinh
mạch không được nuôi dưỡng mà dẫn tới lưỡi cứng, không nói được [19].
Thất ngôn theo ghi chép cổ đại có bệnh cơ đa dạng. “Trung tạng kinh” có nói: “tâm tỳ
đều trúng phong mà lưỡi cứng không thể nói, tỳ thông vị, liên lạc với lưỡi, hai tạng bị trúng
phong, lưỡi cứng mà không nói được”. “Ngoại thác thư yếu” viết: “Can phong mà miệng
không nói được, tỳ phong mà lời không ra”. Bệnh cơ của trúng phong có thể quy nạp lấy:
Phong, hỏa, đàm, ứ trệ. Bốn thứ tà khí làm tổn thương bốn tạng: tâm, can, tỳ, thận. Tâm
chủ thần minh, tâm khí thông với lưỡi, tâm thần thất dưỡng, có xuất hiện thiệt cương, ngôn
ngữ không lợi. Não là phủ của nguyên thần, phong trúng vào lạc của não, làm cho mạch
não tắc trở, khí huyết không lưu thông hoặc thận suy tinh hao, phong-hỏa-đàm trong kinh
lạc làm trở ngại các khiếu, thậm chí làm thần mê, thất ngôn [23].
1.2.3. Một số nghiên cứu điều trị thất ngôn sau trúng phong bằng YHCT
Tại Trung Quốc, châm cứu và điện châm đã được sử dụng từ rất sớm trong điều trị các
di chứng trúng phong, trong đó có di chứng về rối loạn phát âm-lời nói. Gần đây mới bắt đầu

có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả Đào Hữu Minh và Triệu Kim Sinh (2004) đã nghiên cứu lâm sàng điều trị
chứng thất ngôn sau TBMMN bằng phương pháp kết hợp đầu châm và thiệt châm tại Viện
Lâm sàng số 2- Trường Đại Học Trung Y dược Nam Kinh-Trung Quốc. Kết quả cho thấy
chức năng ngôn ngữ của nhóm bệnh nhân được điều trị cải thiện rõ rệt hơn nhóm đối
chứng (p < 0,01) [11].
Tác giả Lý Từ Bình dùng thiệt châm điều trị thất vận ngôn sau trúng phong cho hiệu quả
điều trị 93,48% so với nhóm đối chiếu 69,4% với p<0,01 [25].
Thuyền Xuân Bình điều trị thất ngôn cho 86 trường hợp thất ngôn hậu trúng phong,
sử dụng thiệt châm kết hợp thể châm, phối hợp với thuốc: xạ hương, đởm nam tinh, ngưu
hoàng, thấy kết quả rất khả quan, tỷ lệ có hiệu quả đạt 98,8% [25].
Tác giả Chu Kiến Quân (2004) nghiên cứu tác dụng của băng phiến kết hợp với
“Giải ngữ đan” trong điều trị chứng thất ngôn do trúng phong. Kết quả cho thấy nhóm phối
hợp băng phiến có hiệu quả điều trị hơn so với nhóm dùng “Giải ngữ đơn” đơn thuần [20].
Tác giả Vương Hoành Đào, Hoàng Chí Lương (2008) nghiên cứu lâm sàng bài thuốc
“Thần tiên giải ngữ đan” điều trị chứng thất ngôn sau trúng phong đã nhận thấy kết quả cải
thiện ngôn ngữ là 88,8%, hơn nhóm đối chứng với tỷ lệ 60,5% [19].
7
Ở Việt Nam, điện châm được sử dụng từ những năm 1970 để điều trị di chứng nói
khó do TBMMN và đã thu được những hiệu quả đáng kể. Những người có công lớn trong
lĩnh vực này là Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy, Hoàng Bảo Châu. Một số kết quả nghiên cứu
dùng điện châm phục hồi tiếng nói cho BN TBMMN đã được đăng trên tạp chí Châm cứu
Việt Nam, trên báo chí Pháp và trên tạp chí Đông Nam Á tại Paris [theo 7].
Tác giả Lê Văn Hải và Vũ Thường Sơn (2001) nghiên cứu điều trị các rối loạn phát
âm ở BN bị TBMMN bằng điện châm cũng thu được kết quả rất khả quan: 41,2% hồi phục
tốt, 37,2% hồi phục khá [7].
Điều trị thất ngôn bằng thuốc YHCT ở Việt Nam chưa được sử dụng hay đề cập
nghiên cứu. Đây có thể là một hướng mới để nâng cao hiệu quả điều trị thất ngôn hiện tại
và trong tương lai.
1.3. BÀI THUỐC “THẦN TIÊN GIẢI NGỮ ĐAN”

* Nguồn gốc, xuất xứ:
“Thần tiên giải ngữ đan” có nguồn gốc từ “Phụ nhân đại toàn lương phương”,
quyển 3 (Tác giả: Trần Tự Minh)
* Thành phần:
Bạch phụ tử 4g; Thạch xương bồ 15g; Viễn chí (bỏ lõi) 12g; Toàn yết 4g; Thiên ma
10g; Nam tinh 9g; Khương hoạt 10g; Mộc hương 9g; Cam thảo 4g.
* Công d ngụ : Tức phong, tiêu thấp hóa đàm, khai khiếu thông kinh hoạt lạc.
* Ch tr :ủ ị Trúng phong thất ngôn, nói khó, đàm trở liêm tuyền, lưỡi cứng, mắt miệng
méo, lú lẫn, bán thân bất toại.
* Phân tích các v thu c:ị ố
- B ch ph t :ạ ụ ử Tên khoa h c ọ Radix Aconiti lateralis. Là rễ củ nhánh của cây Ô
đầu, họ Hoàng Liên. Vị tân cam, đại nhiệt; vào các kinh tâm thận ,tỳ. Có tác dụng trừ đàm , tán
hàn, chỉ thống; chủ trị trúng phong đờm bế, mất tiếng, miệng mắt méo xệch, đau nửa đầu,
- Thiên ma: Tên khoa học RhizomaGastrodiae elatae. Là thân rễ của cây thiên ma.
Tính ôn vị tân, vào kinh can. Có tác dụng bình can tức phong, củ trị đau đầu, bán thân bất
toại, động kinh.
- Toàn yết: Tên khoa học Scorpio. Là toàn thân đã chế biến của con bọ cạp. Tính
ôn vị cay, quy vào kinh can. Có tác dụng trừ phong giải độc tán kết.
8
- Nam tinh: Tên khoa học Araceae Rhizoma. Là thân rễ của cây thiên nam tinh, họ
ráy. Vị cay, đắng, ngứa, tính ấm, vào kinh phế, can tỳ. Có tác dụng táo thấp trừ đàn, khu
phong tán kết.
- Thạch xương bồ: Tên khoa học Rhizoma Acori; là thân rễ phơi khô của cây
thạch xương bồ. Tính ôn vị cay, vào kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng thông khiếu, trục đờm,
tán phong. Chủ trị bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê.
- Viên trí: Tên khoa học Radix Polygalae; là rễ khô của cây viễn trí. Vị đắng, tính
ôn, vào kinh tâm, thận. Có tác dụng hóa đàm, gây an thần, chống co giật.
- Khương hoạt: Tên khoa học Rhizoma et Radix Notopterygii; là thân rễ và rễ đã
phơi khô của cây khương hoạt. Tính ôn vị khổ tân, vòa kinh bàng quang, can, thận. Có tác
dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp, chỉ thống.

- Mộc hương: Tên khoa học Radix Helenii; là rễ đã phơi khô của cây mộc hương. Tính
ôn vị khổ, tân, vào kinh vị, đại tràng, can. Có tác dụng hành khí, chỉ thống, kiện tỳ trừ đàm.
- Cam thảo: Tên khoa học Radix Glycyrrhiza; là rễ còn bỏ vỏ hoặc cạo lớp bần của
cây cam thảo. Tính bình, vị cam, vào kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh. Có tác dụng
kiện tỳ ích khí, nhuận phế, chỉ ho, giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc được bào chế và bảo quản theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.
9
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Bài thuốc nghiên cứu: “Thần tiên giải ngữ đan”
- Nguồn gốc: Phụ nhân đại toàn lương phương, quyển 3
- Thành phần bài thuốc:
STT Tên vị thuốc Tên khoa học
Liều
dùng
Tác dụng
1 Bạch phụ tử Radix Aconiti
lateralis
4g Thẩm thấp trừ đàm, khu phong
chống co thắt, giải độc tán kết
2 Thiên ma RhizomaGastrodiae
elatae
10g Khu phong trấn kinh
3 Toàn yết Scorpio 4g Trừ phong thông lạc
4 Nam tinh Araceae Rhizoma 9g Thanh nhiệt, trừ đàm, trừ phong
5 Thạch xương bồ Rhizoma Acori 15g Hóa đàm khai khiếu
6 Viễn trí Radix Polygalae 12g An thần ích trí, khứ đờm giải uất
7 Khương hoạt Rhizoma et Radix
Notopterygii
10g Phát tán phong thấp, giảm đau

8 Mộc hương Radix Helenii 9g Lý khí, kiện tỳ, trừ đàm
9 Cam thảo Radix Glycyrrhiza 4g Kiện tỳ, nhuận phế, giải độc,
điều vị.
- Dạng bào chế: Viên nén hàm lượng 0,3g, lọ 100 viên.
- Nơi sản xuất: Phòng bào chế Dược, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai.
- Liều lượng: ngày uống 20 viên, chia 2 lần sau ăn.
- Thời gian điều trị: Liệu trình 30 ngày
10
Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành sản xuất Viên nén thần tiên giải ngữ
tại khoa YHCT
Thiên ma, thạch
xương bồ, viễn trí,
nam tinh, khương hoạt
(rửa sạch loại tạp chất,
thái phiến)
Thiên ma, thạch
xương bồ, viễn trí,
nam tinh, khương hoạt
(rửa sạch loại tạp chất,
thái phiến)
Toàn yết,
Bạch phụ,
Toàn yết,
Bạch phụ,
Nấu nước 1
Nấu nước 1
Bã dược liệu
Bã dược liệu
Sấy
Sấy

Nấu nước 2
Nấu nước 2
Tán bột
Tán bột
Dịch chiết 1
Dịch chiết 1
Dịch chiết 2
Dịch chiết 2
Cô đặc
Cô đặc
Lọc, loại bớt tạp chất
Lọc, loại bớt tạp chất
Dịch chiết tổng
Dịch chiết tổng
Làm thành cốm
Làm thành cốm
Dập viên 0,3g
Dập viên 0,3g
Đóng lọ 100 viên
Đóng lọ 100 viên
Mộc
hương
Mộc
hương
Phơi
Phơi
11
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
- Thang điểm Orgogozo (1986) (xem phụ lục 1)
- Bộ trắc nghiệm BDEA cải biên rút gọn (phụ lục 2)

- Máy ghi âm: Ghi âm tiếng BN trong quá trình điều trị ở các thời điểm: N1, N15,
N30 khi thực hiện trắc nghiệm ngôn ngữ.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được chẩn đoán NMN có tình trạng thất ngôn điều trị nội trú tại khoa
YHCT – Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian: Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- BN bị NMN vùng bán cầu đã được chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng (Cắt lớp vi
tính sọ não hoặc cộng hưởng từ hạt nhân), có tình trạng thất ngôn từ mức độ 1 trở lên.
- Thời gian bị bệnh trên 15 ngày, ý thức tỉnh táo, được điều trị ổn định các rối loạn
tim mạch, hô hấp, thần kinh ở giai đoạn cấp.
- Tuổi từ 20 đến 80, nói tiếng Việt phổ thông
- BN không có các rối loạn tâm thần, các bệnh lý về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ
trước khi bị bệnh.
.* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân NMN được tuyển chọn theo tiêu chuẩn của YHHĐ ở trên, sau tiếp tục
được phân loại bằng YHCT thông qua tứ chẩn chọn những bệnh nhân có tình trạng thất
ngôn thuộc thể Phong đàm trở lạc [3].
- Vọng: Liệt nửa người, chân tay co cứng
Lưỡi cứng, to bè, chất lưỡi bệu đỏ hoặc tím tối, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc
vàng nhớt
- Văn: Nói ngọng, nói khó
Có thể có ho, đàm nhiều
- Vấn: Chóng mặt đau đầu, ù tai
Chi thể tê bì, mất hoạt động
- Thiết: Mạch huyền hoạt
12
2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân
- BN không có các tiêu chuẩn như trên.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh trước- sau.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn cỡ mẫu chủ đích: n = 60 bệnh nhân được chẩn đoán
TBMMN sau giai đoạn cấp đáp ứng các tiêu chuẩn về lựa chọn bệnh nhân đã trình bày ở
phần 2.2.1., sau đó chia làm 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
+ Nhóm đối chứng: 30 BN điều trị theo phác đồ nền (thuốc YHHĐ và điện châm).
+ Nhóm nghiên cứu: 30 BN điều trị bằng phác đồ nền như trên phối hợp với viên nén
“Giải ngữ’’ trong thời gian 30 ngày.
2.3.2. Quy trình nghiên cứu
* Tuyển chọn bệnh nhân
- Chọn các bệnh nhân thỏa mãn các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong mục 2.2.1.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai: Xét nghiệm
huyết học, sinh hóa máu, CT Scanner sọ não hoặc MRI sọ não.
* Chia nhóm
Chia các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào hai nhóm theo phương pháp ghép
cặp, tương đồng về tuổi, giới và mức độ bệnh:
- Nhóm đối chứng: Điều trị theo phác đồ gồm thuốc YHHĐ, YHCT, điện châm theo
phác đồ nền của khoa YHCT bệnh viện Bạch Mai.
Ở nghiên cứu này chúng tôi dùng phác đồ nền:
+ Gliatilin 1g x 2 ống / ngày – tiêm bắp sáng, chiều
+ Thủy châm Neurobion 5000 ngày 1 ống
+ Nootropyl 0,8g x 3 viên/ngày
+ Các thuốc điều trị bệnh kèm theo nếu có
+ Điện châm: Các huyệt kiên tỉnh, kiên ngung, tý nhu, khúc trì, thủ tam lý, ngoại
quan, hợp cốc, phong thị, dương lăng tuyền, túc tam lý, huyền chung (bên liệt), bàng liêm
tuyền, ngoại kim tân, ngoại ngọc dịch.
- Nhóm nghiên cứu:
+ Điều trị như nhóm đối chứng
+ Phối hợp thêm thuốc viên “Thần tiên giải ngữ", ngày 20 viên chia 2 lần, uống
thuốc sau bữa ăn.

13
Liệu trình 30 ngày.
Các bệnh nhân nghiên cứu nội trú.
* Theo dõi và đánh giá
- Thông tin bệnh nhân được khai thác cụ thể theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Tất cả các bệnh nhân được theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu tại 3 thời
điểm: Ngày bắt đầu điều trị N1; Sau 15 ngày điều trị N15; Sau 30 ngày điều trị N30.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Các chỉ tiêu lâm sàng
* Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, vị trí tổn thương
trên lâm sàng, tiền sử cá nhân, bệnh kèm theo.
* Đánh giá mức độ di chứng theo chỉ số Orgogozo [2]: Đánh giá trạng thái chức
năng thần kinh của bệnh nhân sau TBMMN. Thang điểm này gồm 10 mục kiểm tra dựa
trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý thức, giao tiếp và vận động tứ chi với
thang điểm là 100 (phụ lục2).
- Cách đánh giá và phân độ:
+ Độ I: Tốt: 90-100 điểm. + Độ III: Trung bình: 50-69 điểm.
+ Độ II: Khá: 70-89 điểm. + Độ IV: Kém: <50 điểm.
* Đánh giá và chẩn đoán thất ngôn theo thang điểm của Googlass & Kaplan với 6
mức độ nặng nhẹ từ độ 0 đến 5 (độ 0 là nặng nhất và độ 5 là bình thường; độ 1-2 là thất
ngôn nặng, độ 3-4 là thất ngôn vừa).
- Thang điểm đánh giá mức độ nặng của tình trạng thất ngôn
Độ 0: Nặng nhất, BN không thể nói hoặc không thể nghe hiểu
Độ 1: Toàn bộ cuộc giao tiếp bị ngắt đoạn; người nghe cần nhiều sự gợi ý, hỏi và
đoán ý. Các thông tin trao đổi được rất hạn chế. BN giao tiếp bằng những mẩu phát ngôn,
người đối thoại liên tục phải hỏi lại.
Độ 2: Có thể trò chuyện quanh những chủ đề quen thuộc với sự giúp đỡ của người
đối thoại. BN thường mắc lỗi khi diễn đạt ý nhưng họ đã chia sẻ được một phần trong cuộc
giao tiếp với người khám.
Độ 3: BN có thể thảo luận hầu hết các vấn đề hằng ngày với một ít trợ giúp hoặc

không cần. Tuy nhiên, do sự giảm khả năng diễn đạt nói và/hoặc hiểu lời nói khiến việc
đối thoại về một chủ đề mở rộng khó khăn hoặc không thực hiện được.
Độ 4: Giảm độ lưu loát trong khi nói hoặc giảm tính linh hoạt trong cách hiểu, đoán
14
ý; khi trình bày ý kiến hoặc diễn đạt bị hạn chế nhẹ, không gặp khó khăn khi diễn đạt ý
tưởng hoặc tìm ý tưởng.
Độ 5: Khó khăn về ngôn ngữ rất ít; BN có thể có một chút rắc rối khi chưa phù hợp
với người nghe trong giao tiếp. Khiếm khuyết tối thiểu về nói, chỉ BN mới cảm thất những
khó khăn của bản thân nhưng người đối thoại không thấy.
* Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu chóng
mặt, mẩn ngứa, buồn nôn, nôn, các tác dụng không mong muốn khác
2.3.3.2. Các chỉ số cận lâm sàng
- Huyết học: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu
- Hóa sinh máu: ure, creatinin, glucose, AST, ALT.
* Cách theo dõi: Các chỉ tiêu trên được đo lường vào ngày N1 và N30 của quá trình
điều trị.
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị
2.3.4.1. Trên lâm sàng
* Đánh giá mức độ phục hồi độ liệt vận động theo chỉ số Orgogozo trước và sau điều trị:
- Tốt: Chuyển được 2 độ liệt trở lên
- Khá: Chuyển được 1 độ liệt
- Kém: không chuyển độ liệt
* Đánh giá mức độ phục hồi tình trạng nói khó tính theo độ dịch chuyển của thang điểm
đánh giá mức độ nặng của thất ngôn.
- Tốt: dịch chuyển 2 độ trở lên
- Khá: dịch chuyển 1 độ
- Kém: không dịch chuyển
* Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng.
2.3.4.2. Trên cận lâm sàng
Đánh giá sự thay đổi trước sau của các chỉ số cận lâm sàng tại 2 thời điểm N1 và N30.

2.3.4.3. Cách đánh giá kết quả
So sánh trước sau điều trị của từng nhóm và so sánh giữa hai nhóm dựa trên tỷ lệ %
và giá trị trung bình.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm NMN trên lâm sàng
3.1.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi
Nhóm
Tuổi
Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30)
Tổng số
(n=60)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
18-29 0 1 3,33 1 1,66
>0,05
30-39 2 6,67 2 6,67 4 6,67
40-49 1 3,33 3 10 4 6,67
50-59 7 23,34 12 40 19 31,67
60-69 10 33,33 7 23,33 17 28,33
≥70 10 33,33 5 16,67 15 25,0
Tuổi TB 62,93 ± 9,45 57,73 ± 8,57 60,33 ± 9,03
Nhận xét:

Độ tuổi mắc bệnh tỷ lệ cao nhất là 50-69 tuổi, chiếm 60%. Tuổi trung bình nhóm
NC là 62,93 ± 9,45 tuổi; nhóm ĐC là 57,73 ± 8,57 tuổi. Không có sự khác biệt về tuổi giữa
nhóm NC và nhóm ĐC.( p

> 0,05 )
3.1.1.2. Giới
Bảng 3.2. Phân bố theo giới
Nhóm
Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30)
Tổng số
p
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Nam
15 50 17 56,67 32 53,33
Nữ
15 50 13 43,33 28 46,67
Nhận xét : Bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau. Tỷ lệ nam/nữ = 1,14.
p >0,05, vậy không có sự khác biệt về giới tính giữa hai nhóm.
3.1.1.3. Phân bố tổn thương trên lâm sàng
Bảng 3.3. Phân bố định khu tổn thương trên lâm sàng
16
Nhóm
Bên liệt
Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30)

Tổng số
p
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Bên trái
5 16,67 3 10 8 13,33
Bên phải
23 76,67 24 80 47 78,33
Hai bên
1 3,33 2 6,67 3 5
Không liệt
1 3,33 1 3,33 2 3,33
Nhận xét: p >0,05, vậy không có sự khác biệt về phân bố định khu tổ thương trên lâm sàng
giữa nhóm nghiên cứu với nhóm đối chứng.
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo bên liệt và tính thuận tay
Thuận
Bên liệt
Tay phải Tay trái Tổng số
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Bên phải
47 78,33 0 47 78,33
Bên trái
0 8 13,33 8 13,33
Hai bên
2 3,33 1 1,67 3 5
Không liệt vận
động
2 3,33 0 2 3,33
Tổng
51 85 9 15 60 100
Nhận xét:

- 100% BN có bên liệt và bên thuận tay trùng nhau. 3 BN liệt hai bên có 2 BN thuận tay phải
và 1 BN thuận tay trái. 2 BN không liệt vận động đều thuận tay phải.
- Trong số 60 BN thất ngôn của cả hai nhóm có 85% BN thuận tay phải; chỉ có
15% BN thuận tay trái.
3.1.1.4. Phân loại BN theo thời gian bị bệnh trước điều trị
17
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh đến điều trị
Nhận xét: Không có sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh đến điều trị
giữa nhóm nghiên cứu với nhóm đối chứng (p> 0,05).
3.1.2. Phân loại mức độ di chứng lúc vào của hai nhóm
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số Orgogozo lúc vào của hai nhóm
Nhóm
Độ
Nhóm NC (n=30) Nhóm ĐC (n=30)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Độ I 2 6,67 2 6,67
>0,05
Độ II 0 1 3,33
Độ III 8 26,67 9 30
Độ IV 20 66,67 18 60
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Bệnh nhân trước điều trị ở hai nhóm chủ yếu tập trung vào độ III-IV. Ở nhóm
NC chiếm 93,34%; nhóm ĐC chiếm 90%. Sự khác biệt về chỉ số Orgogozo giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
p > 0,05
18
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ thất ngôn lúc vào của hai nhóm
Nhóm
Nhóm NC (n=30) Nhóm ĐC (n=30)
p

n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Độ 1 4 13,33 2 6,67
Độ 2 4 13,33 6 20
Độ 3 8 26,67 7 23,33
Độ 4 14 46,67 14 46,67
Độ 5 0 1 3,33
Nhận xét: Không có sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo mức độ thất ngôn của hai
nhóm NC và ĐC với p>0,05.
Bảng 3.7. Phân bố các dạng thất ngôn của hai nhóm
Nhóm Nhóm NC (n=30) Nhóm ĐC (n=30)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Toàn bộ 0 0
>0,05
Broca 17 56,67 13 43,33
Liên vỏ vận động 5 16,67 10 33,33
Wernicke 1 3,33 0
Liên vỏ giác quan 0 0
Dẫn truyền 0 0
Quên từ 7 23,33 7 23,33
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Dạng thất ngôn Broca chiếm tỷ lệ cao nhất (56,67% ở nhóm NC; 43,33% ở
nhóm ĐC).Không có sự khác biệt về phân bố dạng thất ngôn giữa nhóm NC và nhóm ĐC
(p >0,05).
19
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
3.2.1. Kết quả trên lâm sàng
3.2.1.1. Tiến triển của chỉ số Orgogozo
Bảng 3.8. So sánh tiến triển của chỉ số Orgogozo giữa hai nhóm
theo thời gian điều trị
Thời điểm

NC
Độ liệt
Nhóm NC (n=30) Nhóm ĐC (n=30)
p
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
I 2 6,67 2 6,67
>0,05
II 0 1 3,33
III 8 26,67 9 30
IV 20 66,67 18 60
N
15
I 3 10 2 6,67
>0,05
II 5 16,67 9 30
III 15 50 10 33,33
IV 7 23,33 9 30
I 7 23,33 6 20
>0,05
II 11 36,67 14 46,67
III 9 30 7 23,33
IV 3 10 3 10
Nhận xét:
- Trước điều trị, số BN độ I, II ở nhóm NC là 6,67%; thấp hơn nhóm ĐC chiếm tỷ
lệ 10%. BN độ IV nhóm NC chiếm 66,67%; cao hơn nhóm ĐC (60%). Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Sau 15 ngày điều trị, số BN độ I, II ở nhóm NC 26,67%; thấp hơn ở nhóm ĐC
chiếm 36,67%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Sau 30 ngày điều trị, số BN độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 60% so với nhóm ĐC là
66,67%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

20
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung bình Orgogozo giữa hai nhóm
theo thời gian điều trị
- Nhận xét: Điểm trung bình Ogogozo của nhóm NC và nhóm ĐC tăng theo thời
gian. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.9. Đánh giá kết quả dịch chuyển độ Orgogozo ở hai nhóm
Nhóm
Kết quả
Nhóm NC
(1)
(n=30)
Nhóm ĐC
(2)
(n=30)
p
1-2
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Tốt 12 40 11 36,67
>0,05
Khá 13 43,33 14 46,67
Kém 5 16,67 5 16,67
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Ở cả hai nhóm, tỷ lệ BN tiến triển tốt và khá chiếm tỷ lệ 83,33%. Tỷ lệ BN
không tiến triển chiếm 16,67% ở hai nhóm. Không có sự khác biệt về kết quả dịch chuyển
độ Orgogozo ở nhóm NC và ĐC (p>0,05).
21
3.2.1.2. Tiến triển của mức độ thất ngôn
Biểu đồ 3.3. Tiến triển mức độ thất ngôn ở nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Sau điều trị, không còn BN nào thất ngôn độ 1. Có 14 BN thất ngôn độ 5 (bình
thường); chiếm tỷ lệ 46,67%. Có sự khác biệt về sự tiến triển mức độ thất ngôn theo thời

gian ở nhóm nghiên cứu (p< 0,05).
Bảng 3.10. So sánh tiến triển mức độ thất ngôn giữa hai nhóm theo thời gian
Thời điểm
NC
Độ
thất ngôn
Nhóm NC (n=30) Nhóm ĐC (n=30)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
N
1
1 4 13,33 2 6,67 > 0,05
2 4 13,33 6 20
3 8 26,67 7 23,33
4 14 46,67 14 46,67
5 0 1 3,33
N
15
1 2 6,67 2 6,67
< 0,05
2 4 13,33 5 16,67
3 4 13,33 5 16,67
4 11 36,67 15 50
5 9 30 3 10
N
30
1 0 1 3,33
< 0,05
2 3 10 3 10
3 5 16,7 6 20
4 8 26,67 8 26,67

5 14 46,67 12 40
Nhận xét:
- Tại thời điểm N
1
không có sự khác biệt về độ thất ngôn ở hai nhóm. (p>0,05).
p < 0,05
22
- Tại thời điểm N
15
, thất ngôn nặng (độ 1 và 2) chiếm 20% ở nhóm NC và 23,33% ở
nhóm ĐC. Nhóm NC có 9BN (chiếm 30%) thất ngôn độ 5; so với nhóm ĐC là 10%. Sự
khác biệt về độ thất ngôn ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này chứng tỏ
nhóm NC có tiến triển mức độ thất ngôn tốt hơn nhóm ĐC.
- Tại thời điểm N
30,
thất ngôn nặng chiếm 10% ở nhóm NC và 13,33 % ở nhóm ĐC.
Thất ngôn độ 5 (độ nhẹ nhất) ở nhóm NC là 46,67% và nhóm ĐC là 40%. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.11. So sánh điểm trung bình độ thất ngôn giữa hai nhóm
theo thời gian điều trị
Nhóm
Điểm trung bình độ thất ngôn
p
(
X
±SD)
Mức chênh
(N30 - N1)
N1 N15 N30
NC

(n=30)
3,07±1,25 3,7±1,43 4,1±1,24 1,03±0,61
p< 0,05
p< 0,05
ĐC
(n=30)
3,2±1,03 3,4±1,1 3,9±1,16 0,7±0,53
p< 0,05
p< 0,05
p >0,05 <0,05 <0,05 <0,01
Nhận xét:
- Trước điều trị, điểm trung bình độ thất ngôn của nhóm NC là 3,07±1,25; nhóm ĐC
là 3,2±1,03. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
- Sau 15 ngày điều trị, nhóm NC điểm trung bình độ thất ngôn là 3,7±1,43; nhóm ĐC
là 3,4±1,1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Sau 30 ngày điều trị, điểm trung bình độ thất ngôn của nhóm NC là 4,1±1,24; nhóm
ĐC là 3,9±1,16. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
• So sánh trước và sau điều trị:
- Nhóm NC, điểm trung bình sau điều trị 4,1±1,24 cao hơn trước điều trị 3,07±1,25.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nhóm ĐC, điểm trung bình sau điều trị 3,9±1,16 cao hơn trước điều trị 3,2±1,03.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.12. Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở hai nhóm
Nhóm Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30) p
1-2
23
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)

Tốt 7 23,33 1 3,34
<0,05
Khá 21 70 19 63,33
Kém 2 6,67 10 33,33
Tổng số 30 100 30 100
Nhận xét: Ở nhóm NC tỷ lệ BN tiến triển tốt và khá chiếm 93,33% so với 66,67% ở nhóm
ĐC. Tỷ lệ BN không tiến triển độ thất ngôn ở nhóm NC là 6,67%; ở nhóm ĐC là 33,33%.
Như vậy, sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở hai nhóm (với p <
0,05).
3.2.2. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc
Bảng 3.13. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị
Nhóm
Chỉ số
Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30)
(
X
±SD)
p
(
X
±SD)
p
N
1
N
30
N

1
N
30
Hồng cầu
(T/l)
4,59±0,36 4.55±0.30
>0,05
4,69±0,54 4,65±0,59
>0,05
Bạch cầu
(G/l)
8,87±3,13 8.15±1,.99
>0,05
7,88±2,15 7,72±1,78
>0,05
Tiểu cầu
(G/l)
276,57±87,79 282,17±60,92
>0,05
261,77±71,72 272,97±57,96
>0,05
Hb (g/l)
130,53±13,42 128,80±11,02
>0,05
136,07±18,79 133,70±17,54
>0,05
Nhận xét: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hemoglobin trước và sau điều trị của
bệnh nhân hai nhóm đều trong giới hạn bình thường. iKhông có sự khác biệt về các chỉ số
huyết học trước và sau điều trị ở cả 2 nhóm (p>0,05).
Bảng 3.14. Sự thay đổi các chỉ số sinh hoá trước và sau điều trị

Nhóm
Chỉ số
Nhóm NC
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30)
(
X
±SD)
p
(
X
±SD)
p
N
1
N
30
N
1
N
30
24
Ure
(mmol/l)
5,38±1,44 5,34±1,83 >0,05 6,36±2,25 6,7±3,33 >0,05
Creatinin
(µmol/l)
73,97±14,30 74,23±15,69 >0,05 88,43±43,64 84,87±37,69 >0,05
AST

(U/l-37
0
C)
30,.97±17,55 29,00±13,26 >0,05 32,20±13,58 28,93±12.28 >0,05
ALT
(U/l-37
0
C)
27,67±18,20 26,43±13,95 >0,05 35,30±28,67 30,33±19,94 >0,05
Nhận xét:
Các chỉ số Ure, creatinin, AST, ALT trước và sau điều trị của bệnh nhân ở hai
nhóm đều trong giới hạn bình thường.
Không có sự khác biệt về các chỉ số sinh hoá ở hai thời điểm của cả hai nhóm
(p>0,05).
Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng
Triệu chứng
Nhóm nghiên cứu (n=30)
n Tỷ lệ (%)
Chóng mặt, nhức đầu 0
Mẩn ngứa, mề đay 0
Nôn, buồn nôn 1 3,33
Rối loạn tiêu hóa 1 3,33
Khác 0
Nhận xét:
Trong quá trình điều trị, 1 BN có tác dụng không mong muốn là buồn nôn; 1 BN có
rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, tác dụng phụ này chỉ gặp phải trong lần đầu uống thuốc và tự
hết khi đã uống quen. Không có BN nào phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị.
25
BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin phép trình bày một số bàn luận sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HAI NHÓM NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tuổi
Tuổi của BN thất ngôn do NMN trong nghiên cứu được lấy từ độ tuổi 20 – 80, đó
là độ tuổi tương đối ổn định về ngôn ngữ và trí tuệ. Độ tuổi trung bình chung là
60,33±9,03; của nhóm NC là 62,93±9,45 và nhóm ĐC là 57,73±8,57. Kết quả này cao hơn
độ tuổi trung bình của 35 BN thất ngôn trong nghiên cứu của Hoàng Diệp (2005) là
54,91±12,0 [4] nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồng và Nguyễn Thi
Hùng tuổi trung bình là 69,9 tuổi [9]. Sự chênh lệch này có thể do phương pháp lấy đối
tượng ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu.
Độ tuổi > 50 tuổi mắc bệnh nhiều nhất, chiếm 90% ở nhóm NC và 80% ở nhóm
ĐC. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Lê Văn Hải (2001) (tỷ lệ BN >
40 tuổi là 96,1%) [7].
TBMMN xảy ra ở độ tuổi trên 50 với tỷ lệ cao cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận của
YHCT. Người cao tuổi thể chất yếu kém, bên trong khí huyết hư tổn, âm dương mất cân
bằng, nội phong dễ sinh ra, bên ngoài tấu lý sơ hở, ngoại phong dễ xâm nhập.
Bảng 3.1. cũng cho thấy sự chênh lệch về tuổi giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05. Điều này nói lên hai nhóm có sự tương đồng về tuổi.
4.1.2. Giới
Bảng 3.2. cho thấy tỷ lệ BN nam và nữ tương đương nhau. Nhóm NC tỷ lệ nam/nữ
là 1/1; nhóm ĐC là 1,31/1; tỷ lệ chung là 1,14/1. Khi so sánh với các tác giả nghiên cứu
BN thất ngôn do TBMMN, kết quả của chúng tôi có sự khác biệt: Theo Vũ Tuấn Hùng
(2000), tỷ lệ BN nam là 60,24%, nữ 39,76% [10]; Theo Lê Văn Hải (2001), tỷ lệ nam/nữ là
9/1 [7]; Theo Hoàng Diệp (2005), tỷ lệ nam/nữ là 2/1 [4]; Nguyễn Thanh Hồng và Nguyễn
Thi Hùng (2009), tỷ lệ nam là 54,1% và nữ là 45,9% [9].
Các nghiên cứu khác nhau cho các tỷ lệ khác nhau không đồng nhất có thể do nhiều
nguyên nhân như cách lựa chọn mẫu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thời điểm nghiên
cứu khác nhau. Vì thế cần phải có theo dõi và nghiên cứu tiếp theo để có thể đưa ra kết
luận chính xác.

×