Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ứng dụng gis trong quy hoạch du lịch huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 85 trang )



1


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Tự NHIÊN






Vũ Lê ánh




ứNG DụNG GIS TRONG QUY HOạCH
DU LịCH HUYệN BA Vì,Thành phố hà NộI






LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC







Hà Nội - 2012


2

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Tự NHIÊN



Vũ Lê ánh



ứNG DụNG GIS TRONG QUY HOạCH
DU LịCH HUYệN BAVì, thàNH PHố Hà NộI



Chuyên ngành: Bản đồ , Viễn thám và Hệ thông tin địa lý
Mã số:60.44.76




LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC



NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC


PGS.TS PHạM VĂN Cự



Hà Nội - 2012


3
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận văn đã hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Phạm Văn Cự đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và động viên, tạo điều kiện để
học viên hoàn thành luận văn .
Tác giả xin cảm ơn dự án DANIDA " Nghiên cứu tác động của biến đổi khí
hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng trên đồng bằng Sông Hồng” của
Trung tâm Quốc tế biến đổi toàn cầu - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu
phát triển du lịch- Tổng Cục Du lịch, Khoa sau đại học- Trường đại học Khoa học
Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội, Công ty TNHH tư vấn GeoViet đã quan tâm
giúp đỡ động viên, đóng góp ý kiến để học viên hoàn thành luận văn .
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo khoa Địa lý- Đại học Khoa
học Tự nhiên đã tận tình trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ
để học viên hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Phạm Trung Lương,
TS. Trương Sỹ Vinh- Viện nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng Cục du lịch- Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã trao đổi ý kiến, để luận văn có thể hoàn thành.

Học viên xin gửi lời cảm ơn tới NCS Lê Thị Minh Phương- Đại học Khoa
học tự nhiên, các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên cùng lớp cao học Bản đồ, Viễn
thám và GIS K10, đã có những đóng góp, giúp đỡ tận tình để luận văn có thể hoàn
thành.
Cuối cùng, Luận văn này là để tặng Gia đình và người thân đã tạo mọi điều
kiện,giúp đỡ cho học viên yên tâm học tập và nghiên cứu .


Học viên Vũ Lê Ánh


4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU LỊCH 6
1.1. Quy hoạch lãnh thổ du lịch 6
1.1.1 Tài nguyên du lịch 6
1.1.2 Quy hoạch lãnh thổ du lịch 12
1.2. Khái niệm khu, tuyến, điểm du lịch . 15
1.2.1. Khu du lịch 15
1.2.2. Điểm du lịch 16
1.2.3. Tuyến du lịch 17
1.2.4. Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch
17
1.3. Vai trò, ý nghĩa của các khu, tuyến, điểm du lịch đối với sự phát triển du lịch ở Việt
Nam 19
1.4. Tiêu chí của các khu, tuyến, điểm du lịch 20
1.4.1 Các nhóm tiêu chí chính cho các khu, tuyến điểm du lịch 20
1.4.2. Tiêu chí các khu, tuyến điểm du lịch 20

CHƢƠNG 2. GIS VÀ ỨNG DỤNG GIS TRONG QUY HOẠCH DU LỊCH 24
2.1. Hệ thông tin địa lý 24
2.1.1.Giới thiệu chung 24
2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý (GIS) 25
2.1.3 Quan niệm về cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý 30
2.2. Ứng dụng của GIS trong quy hoạch du lịch 40
2.2.1. Vai trò vị trí của GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch . 40
2.2.2 Ứng dụng GIS trong du lịch ở Việt Nam và Trên thế giới 42
2.3 Mô hình và mô hình hóa trong GIS. 44
2.3.1 Khái niệm chung. 44
2.3.2. Mô hình hóa tiêu chí hình thành khu, tuyến điểm du lịch trong quy hoạch lãnh
thổ du lịch. 49
CHƢƠNG 3: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG GIS VÀO QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU
LỊCH HUYỆN BA VÌ 53


5
3.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì. 53
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 53
3.1.2. Điều kiện xã hội 59
3.2 Lựa chọn phần mềm 60
3.3 Cấu trúc nội dung cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì, Hà Nội 62
3.3.1 Cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì 62
3.3.2.Xử lý dữ liệu thô 63
3.3.3. Cấu trúc dữ liệu sau khi xử lý 64
3.4 Xử lý số liệu 65
3.4.1 Sử dụng GIS để mô hình hóa quá trình hình thành khu, tuyến, điểm du lịch 65
3.4.2 Các bước thực hiện 68
3.4.3 Kết quả đạt được 72
KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77



6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Vịnh Hạ Long
Hình 1.2 : Chùa Một Cột
Hình 2.1 : Các thành phần của GIS
Hình 2.2 : Phần cứngcủa GIS
Hình 2.3 : Các modul phần mềm chính của GIS
Hình 2.4 : Nhập dữ liệu trong GIS
Hình 2.5 : Các thành phần cơ sở dữ liệu địa lý GIS
Hình 2.6 : Xuất dữ liệu
Hình 2.7 : Các thông tin được thể hiện trên bản đồ
Hình 2.8 : Cơ sở dữ liệu GIS
Hình 2.9 : Phép hợp
Hình 2.10: Phép giao
Hình 2.11: Phép Cip
Hình 2.12: Butffer một hình bên trong có xác định
Hình 2.13: Vai trò của GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường
Hình 2.14: Các bước trong xây dựng và phát triển mô hình
Hình 2.15: Mô hình đồ họa diễn tiến xác định vị trí thích nghi để xây chợ
Hình 2.16: Mô hình nhị phân nền Vector
Hình 2.17: Mô hình nhị phân nền Raster
Hình 2.18: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành điểm du lịch
Hình 2.19: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành khu du lịch
Hình 2.20: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành tuyến du lịch
Hình 3.1 : Huyện Ba Vì(Việt Nam)

Hình 3.2 : Cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì, Hà Nội
Hình 3.3 : Các bước thực hiện mô hình để xác định điểm du lịch huyện Ba Vì
Hình 3.4: Các bước thực hiện mô hình để xác định khu du lịch huyện Ba Vì
Hình 3.5: Các bƣớc thực hiện mô hình để xác định tuyến du lịch huyện Ba Vì


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao và nhu
cầu du lịch cũng ngày càng tăng. Do đó, du lịch đã trở thành ngành “công nghiệp
không khói” đang đƣợc nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đầu tƣ vừa để phát triển vừa để
bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững.[9] Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác nhau nhƣ giao thông vận tải,
bƣu chính viễn thông, cung cấp điện nƣớc…và các hoạt động văn hóa xã hội nhƣ
văn hóa, lịch sử, khảo cổ, lễ hội, làng nghề….
Sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan cũng nhƣ trình độ phát triển
của các hoạt động văn hóa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển
du lịch . Ngƣợc lại ,sự phát triển của du lịch cũng góp phần tích cực vào sự phát
triển các ngành kinh tế có liên quan và các hoạt động văn hóa xã hội khác . Trong
sự phát triển có tính biện chứng này, sự giao lƣu thông tin giữa các ngành du lịch ,
giữa các địa phƣơng với du lịch và ngƣợc lại là hết sức quan trọng.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự phát triển đúng đắn của du lịch Việt Nam, công tác
quy hoạch đóng một vai trò hết sức quan trọng .Nếu thiếu quy hoạch , hoạt động du
lịch có thể sẽ gây ra những tác động không mong muốn và không lƣờng trƣớc đƣợc.
GIS-hệ thống thông tin địa lý, là một hệ thống thông tin đƣợc thiết kế để thu
thập, cập nhật lƣu trữ, tích hợp và xử lý, tra cứu , phân tích và hiển thị mọi dạng dƣ
liệu địa lý. GIS có khả năng phối hợp xử lý giữa thông tin không gian và phi không
gian để giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của ngƣời dùng. Chính nhờ những khả

năng liên kết và xử lý thông tin không gian nhƣ vậy mà GIS đã đƣợc sử dụng trong
hệ thống ra quyết định về quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói
riêng , hệ thống hỗ trợ quy hoạch du lịch. Trong các hệ thống này, GIS chính là một
công cụ để giải quyết vấn đề xử lý thông tin, đƣa ra các phƣơng án đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dự kiến quy hoạch theo chủ trƣơng của các nhà
chính sách.[2]
Mặt khác , hệ GIS, trong quá trình tập hợp, xử lý dữ liệu có thể phát hiện


2
những vấn đề mới và tác động trở lại vào các chủ trƣơng chính sách về khai thác tài
nguyên du lịch , đánh giá tính đúng đắn và khả năng thực thi của các chủ trƣơng này
giúp cho các nhà chính sách ra quyết định về mặt ký thuật cũng nhƣ về mặt quản lý
nhà nƣớc .
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội
cách trung tâm thành phố Hà Nội 53 km Ba Vì đƣợc đặc trƣng bởi phức hợp các
cảnh quan bao gồm các cảnh quan núi cao, vùng đồi bao quanh đồng bằng sông
Hồng. Với thời tiết thuận lợi, có nhiều thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng, hạ
tầng tốt và gần Hà Nội, Ba Vì là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch hàng năm. Ba
Vì là một vùng quê trong lịch sử và thi ca, là nơi có nhiều di tích lịch sử đƣợc Nhà
nƣớc công nhận và xếp hạng. Ba Vì cũng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh
em. Sự đa dạng về văn hóa, lễ hội, tập quán sản xuất và sinh hoạt là một dạng tài
nguyên du lịch của huyện Ba Vì, là một lợi thế du lịch lớn. Nó không chỉ có ý nghĩa
đối với thành phố Hà Nội mà còn ở tầm khu vực và quốc gia. Song du lịch là ngành
khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nó trực tiếp tác động đến môi trƣờng
và các hệ sinh thái. Vì vậy, các dự án phát triển du lịch trên địa bàn Ba Vì cần đƣợc
nghiêm túc đánh giá về tác động môi trƣờng, cũng nhƣ ảnh hƣởng khác, tránh
những hậu quả khó khắc phục sau này. [18]
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, học viên quyết định chọn đề tài: “Ứng
dụng GIS trong quy hoạch du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Mô hình hóa tiêu chí phục vụ quá trình hình thành khu tuyến điểm du lịch.
- Thử nghiệm quá trình mô hình hóa trong GIS để hình thành khu, tuyến
điểm du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội.
Giới hạn nghiên cứu
Quy hoạch du lịch nói chung và quy hoạch lãnh thổ du lịch nói riêng là một
bài toán lớn, yêu cầu một khối lƣợng lớn về CSDL cũng nhƣ các chuyên gia nghiên
cứu. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn, học viên chỉ tập trung nghiên cứu các
phƣơng pháp phân tích trong GIS để mô hình hóa dữ liệu xác định các điểm du


3
lịch, tuyến du lịch, khu du lịch ( Một trong các nội dung của quy hoạch lãnh thổ du
lịch) thông qua các tiêu chí .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu về du lịch, luật du lịch, thông tƣ, nghị định, đề tài khoa
học…
- Thu thập cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì, Hà Nội
- Bổ sung các dữ liệu còn thiếu.
- Mô hình hóa dữ liệu trong GIS để hình thành khu, tuyến điểm du lịch qua
các tiêu chí.
4. Nội dung nghiên cứu
- Các khái niệm cơ bản về quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch và các khái
niệm, tiêu chí của khu, tuyến điểm du lịch.
- Giới thiệu khái quát về hệ thông tin địa lý(GIS) và vai trò của hệ thông tin
địa lý trong quy hoạch du lịch. Mô hình hóa dữ liệu trong GIS để hình thành khu,
tuyến điểm du lịch qua các tiêu chí.
- Thử nghiệm ứng dụng GIS trong việc xác định khu tuyến điểm du lịch của
huyện Ba Vì, Hà Nội.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để tiếp
cận, giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này áp dụng phƣơng
pháp thống kê, tổng hợp các tài liệu , cơ sở dữ liệu để thành lập CSDL phục vụ cho
quy hoạch du lịch.
Phương pháp chuyên gia.
Nghiên cứu này có sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các
chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, bao gồm cán bộ làm công tác quản lý,
các chuyên gia tƣ vấn và các nhà khoa học.




4
Phương pháp thực chứng, ứng dụng.
Trên cơ sở kết quả của các phƣơng pháp trên, nghiên cứu áp dụng các
phƣơng pháp mô hình hóa, khái quát hóa và lý thuyết hóa nhằm đƣa ra những kết
quả mang tính lý thuyết và có tính khái quát cao, nhƣng vẫn có thể áp dụng trong
thực tiễn. Lý thuyết là nền tảng cơ bản của một nghiên cứu khoa học nhƣng khả
năng áp dụng trong thực tế cũng hết sức quan trọng trong bối cảnh của Việt Nam
hiện nay. Từ những đề xuất mang tính lý thuyết nghiên cứu đã áp dụng thí điểm ứng
dụng GIS trong quy hoạch phát triển du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội. Nhằm kiểm
chứng tính khả thi và hiệu quả của nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ, GIS:
Các công cụ phân tích trong GIS đƣợc dùng để xây dựng các mô hình không
gian. Các mô hình có thể bao gồm các biểu thức logic, các biểu thức toán học, các
tiêu chuẩn đƣợc áp dụng để mô phỏng một quá trình, dự đoán một kết quả hay mô
tả đặc điểm của một hiện tƣợng. Mô hình hóa đòi hỏi các công cụ, kỹ năng lựa chọn

và sử dụng đúng các công cụ đó cũng nhƣ các kiến thức sâu sắc về dữ liệu đang
đƣợc sử dụng.
Trong GIS thƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp phân tích khác nhau. Sau đây
là những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn:
- Phƣơng pháp chồng xếp (Overlay Analysis)
- Các phƣơng pháp phân loại (Class Analyis)
- Phƣơng pháp tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)
- Phƣơng pháp phân tích tiêu chí
6. Khu vực nghiên cứu
Ứng dụng thí điểm vào huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ba Vì là huyện thuộc
vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, từ 21
0
đến 21
0
19'40"
0
vĩ độ Bắc,
l05
0
17'35" đến l05
0
28'22'' kinh độ Đông. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 53 km.
7. Luận văn có các ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau
Về mặt lý luận
- Xây dựng cơ sở lý luận và khoa học cho việc quy hoạch lãnh thổ du lịch
cũng nhƣ trong quy hoạch du lịch.


5
- Góp phần xác lập hƣớng tiếp cận, quy trình và phƣơng pháp cho quy hoạch

lãnh thổ du lịch .
- Nâng cao chất lƣợng quy hoạch du lịch.
Về mặt thực tiễn
- Góp phần hỗ trợ nhà quy hoạch có cái nhìn đa chiều hơn về khu nghiên cứu
và đƣa ra đƣợc những quyết định “tối ƣu” trong quá trình quy hoạch du lịch.
- Tăng cƣờng năng lực cán bộ và khả năng phân tích, tổng hợp trong quy hoạch .
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục báo cáo gồm có 3 nội dung
chủ yếu sau đây:
Chƣơng 1: Quy hoạch lãnh thổ du lịch .
Chƣơng 2: GIS và Ứng dụng GIS trong quy hoạch du lịch.
Chƣơng 3: Thử nghiệm ứng dụng GIS vào quy hoạch lãnh thổ du lịch huyện Ba
Vì, Hà Nội.




6
CHƢƠNG 1: QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Quy hoạch lãnh thổ du lịch
1.1.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có
thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.(Điều 4 của Luật du lịch)
Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề để phát triển du lịch. Thực
tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp
dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.[13]
Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên,
điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời

tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn tồn tại và gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và
môi trƣờng xã hội đặc thù của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia tạo nên những điểm
đặc sắc cho mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này đƣợc phát hiện,
đƣợc khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài
nguyên du lịch.[3]
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du
lịch chƣa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào:
khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm
ẩn, yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch và trình độ phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo ra các phƣơng tiện để khai
thác các tiềm năng tài nguyên.
Nhƣ vậy cũng giống nhƣ các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch có
phạm trù lịch sử và có xu hƣớng ngày càng đƣợc mở rộng. Sự mở rộng của tài
nguyên du lịch thƣờng tùy thuộc vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, vào sự đầu tƣ, vào các sáng kiến và sở thích của con ngƣời.


7
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc khai thác và
ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con ngƣời. Theo Buchvakop - Nhà địa
lý học ngƣời Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết
hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể đƣợc sử
dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách
du lịch”. Xét dƣới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận
hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn .
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thiên nhiên là môi trƣờng sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên trái đất.
Thiên nhiên bao quanh gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên, các hiện tƣợng
tự nhiên và các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện tự nhiên thƣờng

xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con ngƣời.
Chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp
đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát
triển du lịch mới xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên
luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng nhƣ các điều kiện lịch sử - văn
hóa, kinh tế - xã hội và chúng thƣờng đƣợc khai thác đồng thời với các tài nguyên
du lịch nhân văn.
Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên ngƣời ta thƣờng
nghiên cứu từng phần của tự nhiên, các tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc
của tự nhiên.
Các thành phần của tự nhiên
Trong số các thành phần của tự nhiên, có một số thành phần chính có tác
động trực tiếp và thƣờng xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành
phần này cũng chỉ có một yếu tố nhất định đƣợc khai thác nhƣ nguồn tài nguyên du
lịch. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thƣờng là địa hình,
khí hậu, thủy văn và sinh vật.
a. Địa hình
Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt
động của con ngƣời. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho


8
phong cảnh. Một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ
cho nhiều loại hình du lịch.
Tâm lý và sở thích chung của khách du lịch là muốn đến với những nơi có
phong cảnh đẹp, có những kiểu địa hình khác lạ so với nơi họ đang sinh sống. Địa
hình miền núi thƣờng có nhiều ƣu thế hơn đối với hoạt động du lịch vì có sự kết
hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện đƣợc vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của
thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối
tƣợng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nƣớc, hang động, rừng cây

với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là địa bàn cƣ trú của
đồng bào các dân tộc ít ngƣời với đời sống và nền văn hóa rất đa dạng đặc sắc: Ở
nƣớc ta, các địa hình đƣợc khai thác nhƣ mỏ tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng
thƣờng là các dạng và các kiểu địa hình đặc biệt sau:
- Các vùng núi có phong cảnh đẹp
Các vùng núi có phong cảnh đẹp đã đƣợc phát triển và khai thác phụ vụ mục
đích du lịch là cao nguyên Lâm Viên (Lang Bị Ang) với thành phố Đà Lạt (Lâm
Đồng), Sa Pa, Bấc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (V Nít Phúc), Ba Vì (Hà Tây), các vùng
hố tự nhiên và nhân tạo nhƣ hồ Ba Bể (Bắc Kim), hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Thác
Bà (Yên Bái), hồ Đồng Mô (Hà Tây)… Đặc biệt Đà Lạt và Sa Pa ở độ cao trên
1500m đƣợc mệnh danh là "thành phố trong sƣơng mù", mang nhiều sắc thái của
nhiên nhiên vùng ôn đới đã đƣợc xây dựng thành điểm du lịch tham quan nghỉ mát
từ cách đây trên dƣới 100 năm. Cao Nguyên Bắc Hà, núi Ba Vì, núi Mẫu Sơn, núi
Bạch Mã cũng là những điểm du lịch nổi tiếng, có thời kỳ đã từng đƣợc khai thác
phục vụ du lịch, hiện tại đang đƣợc từng bƣớc phụ hồi và hứa hẹn những triển vọng
tốt đẹp.
- Các hang động
Nhiều hang động ở nƣớc ta có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức
hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa sinh
ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử -
văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch.




9
- Các bãi biển
Nƣớc ta có đƣờng bờ biển dài 3260km với khoảng 125 bãi biển có bãi cát
bằng phẳng, độ dốc trung bình 1 - 30, đủ nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phụ
vụ du lịch. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối của đƣờng bờ biển nƣớc ta đều là

hai bãi biển đẹp: bãi biển Trà Cổ ở Quảng Ninh có chiều dài gần 17km với bãi cát
rộng, bằng phẳng tới mức lý tƣởng và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử
nổi tiếng.
Các bãi biển ở nƣớc ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam.
- Các di tích tự nhiên
Trên bề mặt địa hình ở nƣớc ta tồn tại rất nhiều vật thể có dáng hình tự
nhiên, song rất gần gũi với đời thƣờng, có giá trị thẩm mỹ và gợi cảm, lại đƣợc
mang tải các sự tích và truyền thuyết. Đó là các di tịch tự nhiên và cũng là một đối
tƣợng du lịch đƣợc khách du lịch ƣa thích, ngƣỡng mộ. Trong các chuyến du lịch
tham quan, du lịch sinh thái, các di tích tự nhiên thƣờng làm tăng thêm tính hấp dẫn
và hiệu quả của chuyến đi.
b. Khí hậu
Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm đƣợc khai thác nhƣ một dạng tài
nguyên du lịch quan trọng
Các điều kiện khí hậu đƣợc xem nhƣ các tài nguyên khí hậu của du lịch cũng
rất đa dạng và đã đƣợc khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau.
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời. Tài nguyên khí hậu
đƣợc xác định trƣớc hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố
khác nhƣ áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con
ngƣời, tạo cho con ngƣời có điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dƣỡng. Các điều kiện
khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn đƣợc coi nhƣ một
liệu pháp quan trọng.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể
thao, vui chơi giải trí.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Thông thƣờng, các thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe con


10

ngƣời và điều kiện triển khai các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng để thu
hút khách, tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Để khắc phục tính chất
mùa vụ do các tài nguyên khí hậu du lịch gây nên, rất cần thiết phải đa dạng hóa các
loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp.
c. Thủy văn
Đối với hoạt động du lịch, thủy văn cũng đƣợc xem nhƣ một dạng tài nguyên
quan trong. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tƣợng nƣớc. Các đối tƣợng nƣớc
chính sau đây đã đƣợc khai thác nhƣ tài nguyên du lịch.
- Bề mặt nƣớc và các bãi nông ven bờ
Bề mặt nƣớc là mặt thoáng tạo nên phong cảnh đẹp, yên bình. Bên cạnh hồ
rộng thì các dòng sông lớn, cảnh núi non, rừng cây, mây trời, ánh trăng và các công
trình kiến trúc song bóng nƣớc là những phong cảnh hữu tình. Các bãi biển hoặc các
bãi ven hồ thƣờng đƣợc sử dụng để tắm mát, dạo chơi và các hoạt động thể thao
nƣớc nhƣ bơi lội, đua thuyền, lƣớt ván.
- Các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng
Các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá
để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh.
d. Sinh vật
Tài nguyên sinh vật ở nƣớc ta rất đa dạng và phong phú. Nguồn tài nguyên
quý giá này cũng đã đƣợc khai thác để phục vụ cho mục đích du lịch.
Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và
sống động hơn.
- Một số hệ sinh thái đặc biệt
Ở nƣớc ta có một số hệ sinh thái đặc biệt rất tiêu biểu cho thiên nhiên của
vùng nhiệt đới đã đƣợc khai thác phục vụ cho mục đích du lịch nhƣ các hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng Ninh,
Hải Phòng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…
- Các điểm tham quan sinh vật
Ở nƣớc ta có rất nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo khách du
lịch nhƣ các vƣờn thú, vƣờn bách thảo, các công viên vui chơi giải trí (thủy cung) ở



11
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các viện bảo tàng sinh vật ở Hải Phòng, Nha
Trang, các sân chim, vƣờn chim và vƣờn hoa trái ở đồng bằng sông Cửu Long, các
cơ sở thuần dƣỡng voi ở Buôn Đôn (Đắc Lắc), nuôi khỉ ở đảo Rêu (Quảng Ninh)
nuôi trăn, rắn, cá sấu ở đồng bằng sông Cửu Long…
Các di sản thiên nhiên thế giới
Các di sản thiên nhiên cũng nhƣ các di sản thế giới nói chung (bao gồm các
di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới hoặc di sản hỗn hợp tự nhiên và văn
hóa) có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.



Hình 1.1 : Vịnh Hạ Long
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tại điều 13 Luật Du lịch( Số 44/2005/QH11) định nghĩa : « Tài nguyên du
lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di
tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của
con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch »[17]
So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng
nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thƣờng
tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật
chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa,


12
không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn
(lƣợng khách, số ngày khách đến).[2]


Hình 1.2 :Chùa Một Cột
Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiền năng du lịch nhân văn để phát
triển du lịch đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ
rõ: “Nhà nƣớc Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan
trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc…” . Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch
văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nƣớc, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản
công của quốc gia, quản bá về hình ảnh của đất nƣớc ra thề giới.
1.1.2 Quy hoạch lãnh thổ du lịch
Du lịch là một hoạt động tổng hợp phức tạp có quan hệ với nhiều lĩnh vực
kinh tế và xã hội. Chính vì vậy nếu thiếu quy hoạch, hoạt động du lịch có thể sẽ gây
ra những tác động không mong muốn và không lƣờng trƣớc đƣợc . Việc quy hoạch
sẽ đƣa ra những chỉ dẫn cần thiết để phát triển du lịch đối với cả những điểm mới và
những điểm đang hoạt động.
Quy hoạch lãnh thổ du lịch là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quy
hoạch du lịch. Về thực chất tổ chức lãnh thổ du lịch là sự kết hợp phân tích tổng
hợp giữa chiến lƣợc sử dụng lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội – xã hội và khả


13
năng phát triển du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng tài nguyên du
lịch và các điều kiện có liên quan đến trong một lãnh thổ nhất định.[2]
Mục đích của công tác quy hoạch là dựa trên cơ sở về tiềm năng và nguồn
lực , nghiên cứu các tác động nội – ngoại lực của các yếu tố tự nhiên kinh tế- xã hội
và những biến động tiềm ẩn ngoài quy luật . Điều này đòi hỏi công tác quy hoạch
lãnh thổ phải nghiên cứu quy luật biến động của các yếu tố cơ bản trong không
gian lãnh thổ quy hoạch , làm căn cứ cho các dự báo . Đối với các mục tiêu quy
hoạch khác nhau cần nhƣ có những phƣơng án và lựa chọn các giải pháp khác nhau.
Quy hoạch là một công tác cần đƣợc tiến hành thƣờng kì có bố sung và đƣợc điều
chỉnh cho sát với tình hình thực tế và những xu thế, biến động mới nảy sinh.

Kết quả của quy hoạch lãnh thổ du lịch là bản đồ tổ chức không gian và
tuyến điểm du lịch trên đó cần thể hiện rõ những nội dung chính sau:[2]
Các khu du lịch : với chức năng quan trọng là đáp ứng các nhu cầu dịch vụ
(cung cấp thông tin , lƣu trữ, ăn uống, mua bán hàng lƣu niệm, thông tin liên
lạc,…)và là nơi xuất phát đến các điểm du lịch . Chính vì vậy thƣờng các các trung
tâm , cụm du lịch gắn liền với hệ thống đô thị. Tuy nhiên việc hình thành trung
tâm, cụm du lịch còn phụ thuộc vào khoảng cách đến các điểm du lịch hiện tại và
các điểm tiềm năng tài nguyên du lịch cũng nhƣ điều kiện hạ tầng cơ sở, cơ sở vật
chất kỹ thuật bởi trung tâm, cụm du lịch đƣợc hình thành nhằm gắn kết các điểm du
lịch tạo khả năng thu hút khách
Tuyến, điểm du lịch : Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị
bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch . Đây là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch
đặc sắc nào đó( ngoài những tài nguyên kém đặc sắc khác có thể có) hay một loại
công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ .
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch đƣợc hình thành bởi
sự liên kết hai hoặc nhiều điểm du lịch khác nhau trên một lãnh thổ . Sự liên kết của
các điểm du lịch để tạo thành tuyến du lịch đƣợc dựa trên hệ thống giao thông . Do
vậy , tuyến du lịch có thể là: tuyến đƣờng bộ , tuyến đƣờng sắt, tuyến đƣờng thủy,
tuyến đƣờng không.


14
Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng( á
vùng , tiểu vùng) hoặc là tuyến liên vùng.
Đối với cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh .
Căn cứ vào tính đa dạng về chức năng của các điểm du lịch trên một tuyến ,
tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch tổng hợp với các điểm du lịch có chức năng khác
nhau ( điểm du lịch sinh thái, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch thể thao, điểm du lịch
nghỉ dƣỡng….) hoặc tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch cùng chức năng
Không gian thuận lợi phát triển du lịch: đƣợc hiểu là khu vực tập trung

nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát
triển hoạt động du lịch . Tuy nhiên điều đó không nhất thiết đƣợc hiểu là có mặt
bằng hoặc có sơ sở hạ tầng ,cơ sở kỹ thuật vật chất kỹ thuật phát triển bởi đối với
một số loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du
lịch leo núi……không đòi hỏi phải có những điều kiện này, thậm chí việc phát triển
cơ sở hạ tầng sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của chúng.
Chính vì vậy, việc xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch thƣờng
chỉ căn cứ đến đặc điểm phân bố không gian tài nguyên du lịch , trong đó chú
trọng hơn tới những tài nguyên đặc sắc có tính đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.
Ngoài ra để xác định không gian này cũng cần lƣu ý đến những khả năng tai
biến tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch nhƣ trƣợt lở
đất đá do các quá trình ngoại sinh , động đất do các hoạt động kiến tạo ….
Không gian ưu tiên đầu tư phát triển du lịch : có phạm vi nhỏ hơn và
thƣờng nằm trong vùng không gian thuận lợi phát triển du lịch . Việc xác định
không gian ƣu tiên đầu tƣ nhằm định hƣớng cho công tác đầu tƣ sau quy hoạch .
Không gian này thƣờng đƣợc xác định căn cứ vào tính đặc sắc hấp dẫn của tài
nguyên du lịch với các điều kiện thuận lợi để có khai thác có hiệu quả tiềm năng đó.
Ngoài ra, sự phát triển những không gian này sẽ tạo ra những điểm , cụm du lịch có
vị trí quan trọng có tính then chốt trong tổ chức lãnh thổ du lịch chung của vùng
nghiên cứu khoa học .


15
1.2. Khái niệm khu, tuyến, điểm du lịch .
1.2.1. Khu du lịch
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khu du lịch. Theo sách “ Resort
Development and Management” (phát triển và quản lý khu nghỉ dƣỡng, nghỉ mát)
của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đào tạo của Hiệp hội Khách sạn và Motel Hoa Kỳ
thì khu nghỉ dƣỡng, nghỉ mát du lịch có tính nguyên tắc bao trùm là phải tạo ra
đƣợc một môi trƣờng mà môi trƣờng đó có tác dụng thúc đẩy, nâng cao một hiệu

ứng hƣởng thụ và cảm thụ đƣợc sự sung sƣớng (Vũ Tuấn Cảnh và nnk). Ở đây vấn
đề chất lƣợng phục vụ và hành vi ứng xử có văn hóa đƣợc coi là một trong những
yếu tố rất quan trọng.
Dƣới góc nhìn của nhà quy hoạch, tác giả Edward Inskeep trong cuốn sách
của mình “Quy hoạch du lịch – hƣớng phát triển tổng hợp và bền vững” đã viết:
“Khu du lịch là một khu vực cung cấp đồng bộ các dịch vụ và tiện nghi đặc thù cho
khách du lịch, đặc biệt là những tiện nghi đƣợc thiết kế phù hợp phục vụ các mục
đích, nhu cầu du lịch. Các khu du lịch thƣờng thể hiện tính tổng hợp cao, đƣợc quy
hoạch mới hoặc kế thừa một vài khu du lịch cũ chƣa đƣợc quy hoạch nhƣng vẫn
đang hoạt động, cung ứng các tiện nghi và dịch vụ cho du khách”.
Từ những các định nghĩa trên có thể thấy khu du lịch thƣờng bao hàm các
yếu tố sau:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên.
- Đƣợc quy hoạch đầu tƣ phát triển, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật,
có diện tích không gian đủ rộng.
- Cung cấp đồng bộ các dịch vụ và tiện nghi đặc thù cho khu du lịch với chất
lƣợng cao.
- Tạo hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trƣờng.
Thuật ngữ khu du lịch đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hoạt động ở
Việt Nam nhƣng chỉ từ khi Pháp lệnh Du lịch đƣợc thông qua thì mới có định nghĩa
chính thức. Điều 10 Chƣơng I của Pháp lệnh Du lịch định nghĩa nhƣ sau: “Khu du
lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ƣu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đƣợc


16
quy hoạch đầu tƣ phát triển thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng”.
Đây là một định nghĩa rất cô đọng nên trong xã hội có nhiều cách hiểu khác
nhau về khu du lịch, dẫn đến việc nhầm lẫn trong cách gọi các cơ sở hoạt động du
lịch mà trƣờng hợp phổ biến nhất là ngƣời ta thƣờng gán cái tên “khu du lịch” cho

các điểm tham quan du lịch thuần túy. [1],[12]
Kết hợp đỉnh nghĩa của Pháp lệnh Du lịch và các phân tích trên có thể đƣa ra
định nghĩa khái quát về khu du lịch nhƣ sau: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch với ưu thế nổi bật về tài nguyên thiên nhiên; có không gian diện tích đủ rộng,
được quy hoạch đầu tư phát triển để trở thành nơi cung cấp đồng bộ các dịch vụ và
tiện nghi du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội và môi trường”.
1.2.2. Điểm du lịch
Điểm du lịch đƣợc nhìn nhận theo định nghĩa của Mục 4 điều 10 của Pháp
lệnh Du lịch định nghĩa: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút khách du lịch” bên cạnh đó mục 3 điều 10 đã giải thích rõ tài nguyên
du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình sáng tạo của con ngƣời đƣợc sử dụng thỏa mãn nhu cầu du
lịch. Nhƣ vậy trong địa bàn thành phố Hà Nội có thể có hàng chục điểm du lịch theo
định nghĩa của Pháp lệnh Du lịch
Trên thực tế thƣờng có sự so sánh giữa các khu và điểm du lịch, vì vậy có thể
định nghĩa điểm du lịch nhƣ sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn
tập trung trong một không gian nhất định; được quy hoạch để cung cấp một số dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn, tìm hiểu của khu du lịch”.
Nhƣ vậy có thể thấy rõ sự khác biệt lớn nhất giữa khu du lịch với điểm du
lịch đó là: khu du lịch đƣợc quy hoạch đầu tƣ phát triển để cung cấp đồng bộ các
dịch vụ du lịch đặc thù, phục vụ nhu cầu đa dạng của khu du lịch, trong đó dịch vụ
lƣu trú đƣợc chú trọng đặc biệt; còn điểm du lịch chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất
định và chỉ phục vụ cho nhu cầu tham quan, thƣởng ngoạn, tìm hiểu của du khách.


17
1.2.3. Tuyến du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam: Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du
lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông

đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Tuyến du lịch là lộ trình nối các khu, điểm du lịch với nhau và nối các thị
trƣờng du lịch, các địa điểm đƣợc coi là nơi xuất phát điểm của khách du lịch quốc
tế vào du lịch với các khu, điểm du lịch.
1.2.4. Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các khu, tuyến,
điểm du lịch
Khu, tuyến, điểm du lịch có một mục đích chung là thỏa mãn tối đa những
nhu cầu du lịch và những yêu cầu cơ bản của khách du lịch, nhƣng chúng có bản
chất, chức năng, nhiệm vụ không hoàn toàn giống nhau, vì vậy điều kiện cần có cho
việc tổ chức hình thành phát triển và quản lý của mỗi loại lại có những yêu cầu
riêng [2], [17]
* Các điều kiện để tổ chức hình thành phát triển khu du lịch
Theo Luật du lịch (số 44/2005/QH11) quy định:
a) Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là khu du lịch
quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ƣu thế về cảnh quan thiên nhiên,
có khả năng thu hút lƣợng khách du lịch cao;
- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng
bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lƣợt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở
lƣu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lƣợt khách du lịch một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.


18

- Có cơ sở lƣu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ
đồng bộ khác.
b) Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là khu du lịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch;
- Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây
dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lƣu trú và dịch
vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng, có khả năng bảo đảm
phục vụ ít nhất một trăm nghìn lƣợt khách du lịch một năm.
* Các điều kiện để hình thành phát triển điểm du lịch
Căn cứ vào định nghĩa về điểm du lịch và tài nguyên du lịch trong Pháp lệnh
Du lịch và theo Luật Du lịch(2005) và NĐ 92/2007/NĐ-CP thì việc hình thành phát
triển điểm du lịch cũng phải có những điều kiện bắt buộc và cần thiết.
a) Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du lịch
quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của
khách du lịch(Có ít nhất một loại tài nguyên theo định nghĩa tại mục 3 điều 10 trong
pháp lệnh du lịch )
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lƣợt khách tham quan một năm.
- Có đƣờng giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ
xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nƣớc, thông tin liên
lạc và các dịch vụ khác đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách du lịch.
- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi
trƣờng theo quy định của pháp luật.
b) Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du
lịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch (Có ít
nhất một loại tài nguyên theo định nghĩa tại mục 3 điều 10 trong pháp lệnh du lịch).



19
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất mƣời nghìn lƣợt khách tham quan một năm.
* Các điều kiện để hình thành phát triển tuyến du lịch
Với bản chất, chức năng, nhiệm vụ của tuyến du lịch và những đặc điểm
riêng của nhiều loại hình tuyến du lịch, cho nên cần thiết phải có những điều kiện
chung và điều kiện riêng theo đặc thù cho từng loại tuyến du lịch. Luật du lịch(số
4/2005/QH11) quy định:
a) Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là tuyến du lịch
quốc gia:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch
quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
b) Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là tuyến du lịch
địa phương:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phƣơng;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của các khu, tuyến, điểm du lịch đối với sự
phát triển du lịch ở Việt Nam
Các khu, tuyến, điểm du lịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du
lịch ở nƣớc ta. Chúng tạo nên sức thu hút về du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
du khách, tạo ra giá trị mới về kinh tế và góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế của
địa phƣơng và ngành du lịch, đóng góp vào ngân sách Trung ƣơng và địa phƣơng
ngày một tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thông qua việc tổ chức du lịch với các dịch vụ khác nhau, nâng cao thể trí cho
khách du lịch góp phần tái tạo lại sức lao động xã hội và nâng cao dân trí cho khách
du lịch. Củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong cộng

×