Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Xung đột đất đai trên địa bàn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.55 KB, 16 trang )

Xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng
Thực trạng và giải pháp


Bùi Đức Tuyến


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Phân tích đặc điểm địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về vị trí
địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên, nghiên cứu đề xuất những chính sách để có hướng
phát triển cho phù hợp. Thu thập đưa ra những luận cứ về cơ chế, chính sách thực tiễn đã
và đang thực hiện. Phân tích một số những xung đột của cơ chế chính sách đất đai. Điều
tra, khảo sát một số xung đột đất đai đã xảy ra trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Đánh
giá, phân tích việc thực thi chính sách đất đai của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và
sự chấp hành của người dân, làm rõ những nguyên nhân vướng mắc, bất cập đang gặp
phải. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách đất đai nhằm giảm
thiểu những xung đột đất đai.

Keywords: Địa chính; Xung đột đất đai; Quản lý đất đai; Thủy Nguyên; Hải Phòng


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở phía bắc thành phố Hải Phòng, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh,


tỉnh Hải Dương, huyện An Dương, quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền, đồng thời tiếp giáp với
cảng Hải Phòng về phía Đông - một trong những cảng biển lớn và quan trọng nhất ở miền Bắc
nước ta. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 242,7 km
2
, với nhiều dạng địa hình như đồi núi đá vôi,
đồi núi đất, đồng bằng ven biển; Huyện Thủy Nguyên gồm 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 5 xã và
1 thị trấn nằm trong quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng. Năm 2008, dân số toàn
huyện khoảng 302 nghìn người; trong đó dân số thuộc các thị trấn, thị tứ gần 35 nghìn người,
mật độ dân số cao so với khu vực, đặc biệt tại thị trấn Minh Đức và Núi Đèo. Với những đặc
điểm như vậy, Thuỷ Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp nhận những
tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thông tin, là thị trường cung cấp nguồn lao động,
hàng hoá nông thuỷ sản, tài nguyên khoáng sản cho thành phố.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng
GDP cao gấp 3,5 lần bình quân toàn thành phố, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy sự chuyển dịch đất đai, theo đó là những xung đột đất đai là
không tránh khỏi.
Đứng trước bài toán trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng, biện pháp kịp
thời và đúng đắn nhằm quản lý đất đai phù hợp, hiệu quả. Đề ra những cơ chế, chính sách làm
công cụ để quản lý và coi chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền
vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, huyện
Thủy Nguyên đã đạt được những hiệu quả nổi bật: Ổn định kinh tế - chính trị, giữ vững được
biên giới chủ quyền, mang lại những tác động sâu rộng từ những chuyển biến trong quan hệ
ruộng đất, nông nghiệp và phát triển nông thôn, sự ra đời của thị trường bất động sản, coi đất đai
là nguồn vốn nội lực để thu hút vốn đầu tư;
Đối với huyện Thủy Nguyên do có hệ thống chính sách đất đai tương đối đầy đủ về mọi
mặt nên những năm qua cũng đã cùng Thành phố phát huy và gặt hái được nhiều thành tựu: Mở
cửa và thu hút rất tốt các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng đến hợp tác liên doanh, phát triển
mạnh thị trường bất động sản, quy hoạch phát triển có định hướng rõ ràng, đời sống nhân dân
được nâng cao Tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều vấn đề và nảy sinh nhiều xung đột đất đai
như: Bố trí các nhà máy chưa phù hợp và xa nguồn nguyên nhiêu liệu, khu dân cư còn xen lẫn

khu công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường sống, công tác đền bù gặp nhiều khó khăn do thói
quen vùng và giá đền bù chưa phù hợp, công tác cấp giấy chứng nhận còn nhiều chậm trễ.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, đề tài nghiên cứu được lựa chọn với tiêu
đề: “Xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng: Thực trạng
và giải pháp” nhằm tìm ra những bất cập ở cơ chế, chính sách của địa phương dẫn đến hệ quả
xung đột đất đai và những hệ lụy kèm theo, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập luận cứ khoa học về xung đột đất đai nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục
những tác động tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm khu vực nghiên cứu về vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên, nghiên
cứu đề xuất những chính sách để có hướng phát triển cho phù hợp.
- Thu thập đưa ra những luận cứ về cơ chế, chính sách thực tiễn đã và đang thực hiện.
- Nêu và phân tích một số những xung đột của cơ chế chính sách đất đai.
- Điều tra, khảo sát một số xung đột đất đai đã xảy ra trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
- Đánh giá, phân tích việc thực thi chính sách đất đai của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và
sự chấp hành của người dân, làm rõ những nguyên nhân vướng mắc, bất cập đang gặp phải.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách đất đai nhằm giảm thiểu
những xung đột đất đai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2002 đến nay
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững: Phân tích đánh giá các vấn đề cung đột cần được tiến
hành trên quan điểm phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ,
gìn giữ hay nói cách khác là phải dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường
5.1.2. Quan điểm hệ thống: Xem xét các đối tượng, vấn đề một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều

mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, trong những hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản
chất và các quy luật
5.1.3. Quan điểm tổng hợp: Xem xét các yếu tố và hiện tượng của sự việc không phải độc lập mà
là một tổ hợp, giữa chúng có mối qua lại với nhau.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a) Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu: Sử dụng để thu thập thông tin tư liệu về vị trí
địa lý khu vực nghiên cứu, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các tài liệu
liên quan về quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho mục đích đánh giá.
b) Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài
sản trên đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư; Mật độ và sự phân bổ dân cư; Số vụ xung
đột hàng năm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tích.
c) Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao
tiếp bằng lời nói nhằm làm sáng tỏ một vấn đề để đạt được mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng
vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên cơ sở
luật số lớn của toán học.
d) Các phương pháp phân tích mâu thuẫn để nhằm tìm hiểu và xác định “sự thật” hoặc “bản
chất” của mâu thuẫn từ các quan điểm khác nhau.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật chính sách đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 của Thủ
Tướng;
- Khái niệm về xung đột đất đai ở Việt Nam;
- Các báo cáo của các cấp: Thành phố, Huyện Thủy Nguyên, các xã có liên quan đến đất đai trên
địa bàn huyện Thủy Nguyên;
- Dựa vào đề án, một số dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên;
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia;
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương;
- Thông tin, bài viết từ một số bài báo, hoặc thông tin đại chúng thời gian qua…
- Những Bộ luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Hướng dẫn triển khai, Quyết định cụ thể.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI
1.1. Khái quát về xung đột và mâu thuẫn
1.1.1.Khái niệm
Phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ, mâu thuẫn tồn tại khách
quan trong mọi sự vật, hiện tượng, trong suốt quá trình phát triển của mỗi sự vật và hiện tượng.
Không có sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn và chính bản thân sự vận động cũng đã là
một mâu thuẫn.
Một khái niệm khác mâu thuẫn là một hiện tượng xã hội, trong đó có sự tham gia (ít nhất)
của 2 đối tượng (2 bên). Mâu thuẫn bắt nguồn từ những điều kiện xã hội khác nhau hoặc lợi ích
khác nhau (Imbusch 1999).
1.1.2.Đặc điểm của xung đột
Người ta nhận thấy rằng, mâu thuẫn là điều không thể tránh được và mang tính khách
quan. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn có thể xảy ra
ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn.
Mâu thuận không phải luôn luôn phá hủy (cái gì đó). Không phải luôn luôn mang ý nghĩa
tiêu cực.
1.2. Xung đột đất đai
1.2.1. Khái niệm
Xung đột đất đai là một hiện tượng xã hội với sự tham gia (ít nhất) của 2 đối tượng, bắt
nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới quyền (lợi) trên đất đai - Quyền: sử dụng, quản
lý, thu lợi, loại trừ (các quyền hoặc đối tượng khác), chuyển nhượng và bồi thường trên (mảnh)
đất (đai). Vì vậy, xung đột đất đai thường được hiểu là: Sử dụng sai hoặc Hạn chế hoặc Tranh
chấp về quyền sử dụng đất
a) Đặc điểm
3.4 Nhiều lớp, nhiều chiều và thường nằm trong một xung đột lớn hơn
3.5 Được lý giải tốt nhất nếu đặt trong các “khung cảnh” liên quan đến Lịch sử, xã hội, môi
trường, kinh tế và chính trị
3.6 Thay đổi theo thời gian
3.7 Xung đột đất đai có thể được xem là một thực thể với lịch sử của vấn đề, quá trình phát triển
và các giải pháp (có thể).

b) Hình thức
 Dựa vào đối tượng tham gia xung đột có thể xuất hiện giữa:
 Dựa vào quyền về đất đai
1.2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột đất đai
a) Sở hữu đất đai
b) Cạnh tranh trong việc sử dụng đất đai:
c) Chiếm giữ đất đai không bình đẳng
d) Các vấn đề hậu xung đột/mâu thuẫn:
e) Một số vấn đề về hậu xung đột:
f) Một số nguyên nhân khác
1.3. Xung đột đất đai ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2005, nhiều năm qua ở Việt Nam các tranh chấp, khiếu nại hành
chính và tố cáo về đất đai chiếm tới 70% tổng các khiếu kiện của dân, trong đó khiếu nại về giá
đất lại chiếm 70% tranh chấp, khiếu nại hành chính và tố cáo về đất đai. Tổng lượng khiếu nại có
xu hướng tăng lên mà chưa có dấu hiệu giảm đi. Đến năm 2010, nhiều địa phương cho rằng
lượng khiếu nại hành chính về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang chiếm tới 90%
tổng số lượng khiếu kiện của dân.
Như đã nói ở trên, năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho triển khai kiểm tra việc
thực thi Luật Đất đai tại tất cả các địa phương. Các đoàn kiểm tra đã nhận hết đơn tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo của dân tại tất cả các địa phương và phân tích các nguyên nhân. Kết quả tổng
hợp cho thấy 70% tổng số đơn là khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; 10% là tố cáo về vi phạm pháp luật của cơ quan và cán bộ quản lý đât đai; 9%
là khiếu nại về quyết định hành chính đối với giải quyết tranh chấp đất đai; 7% là đòi lại đất cũ
mà người khác đang sử dụng; 4% là các trường hợp khiếu nại, tố cáo khác.
Trong số đơn khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, có 70% là khiếu nại về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thấp hơn giá đất trên thị
trường; 20% đã nhận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật trước đây, nay
đòi thêm theo quy định hiện hành của pháp luật; 6% đòi bồi thường đối với đất bị Nhà nước thu
hồi trong thời kỳ kinh tế bao cấp (lúc đó không được bồi thường); 3% khiếu nại về việc chưa
được giải quyết tái định cư; 1% khiếu nại, tố cáo về tình trạng bất công trong giải quyết bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư.
1.4. Thực trạng xung đột đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà nước nhận được có
khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; Tính chất và quy mô phức tạp của
đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng, khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, phức tạp
xuất hiện ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt tập trung vào những địa bàn
trọng điểm liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, các Quận mới và
Huyện giáp nội thành do tốc độ đo thị hóa cao, đất đai có giá trị (Theo Báo cáo số 73/BC-UBND
ngày 07/5/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
Từ 1/7/2004 đến năm 2011, trong lĩnh vực đất đai, tổng số công dân đến khiếu nại tố cáo là
5926 lượt người, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 4660 lượt công dân, nhận 712 đơn
(đơn khiếu nại: 408, đơn tốc cáo 304); Số đơ thuộc thẩm quyền là 371 đơn (đơn khiếu nại: 253,
đơn tố cáo: 118); Kiết quả giải đã quyết 310 đơn (khiếu nại: 220, tố cáo 90); đơn còn tồn đọng là
61 đơn ( đơn khiếu nại: 33, tố cáo 28). Qua giải quyết đã đem lại quyền lợi cho nhà nước và công
dân số tiền là 3,219 tỷ đồng và 36.201 m
2
đất, kiến nghị xử lý hành chính 23 người, chuyển cơ
quan điều tra 8 vụ.
Năm tháng đầu năm 2012, các cơ quan hành chính thành phố đã tiếp 2.316 lượt người, tăng
47% so với cùng kỳ năm trước, có 88 đoàn đông người; Toàn thành phố nhận 1.413 đơn thư tố
cáo liên quan đến đất đai, tăng 43%. Trong đó khiếu nại là 185, tố cáo là 155, kiến nghị, phản
ánh là 1.073 đơn. Trong đó 817 đơn thuộc thẩm quyền, tăng 34%, đã giải quyết được 516 đơn,
đạt 63% (Theo báo cáo số 32/BC-TTrTP ngày 22/5/2012 của Thanh tra thành phố Hải phòng).
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY
NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thủy Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Địa chất - địa hình
2.1.2. Khí hậu - thủy văn
2.1.3. Thổ nhưỡng

2.1.4. Tài nguyên khoáng sản
2.1.5. Tài nguyên rừng
2.1.6. Tài nguyên du lịch
2.1.7.Tài nguyên biển
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên
2.1.1. Dân số - lao động
2.1.2. Đặc điểm kinh tế huyện Thủy Nguyên
 Dân số
Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 303.222 người. Mật độ dân số của Thuỷ Nguyên
đạt khoảng 1249 người/km
2
. Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không đều, thị trấn Núi Đèo là
nơi có mật độ dân số cao nhất của huyện 3765 người/km
2
, Gia Minh là xã có mật độ dân số thấp
nhất 371 người/km
2
.
Dân số trung bình huyện giai đoạn 2000 - 2010 huyện Thủy Nguyên liên tục tăng từ
283.289 người năm 2000 nay tăng lên 303.222 người năm 2010
Thuỷ Nguyên nằm ở phía Bắc Thành phố Hải Phòng, có giới hạn toạ độ địa lý trong
khoảng 20°51’53” đến 21°01’18” vĩ độ Bắc. 106°33’09” đến 106°46’08” kinh độ Đông, với các
vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng.
- Phía Tây tiếp giáp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương qua sông Hàn và sông Kinh Thầy.
- Phía Nam giáp huyện An Dương, quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền qua sông Cửa Cấm.
Huyện Thuỷ Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha,
chiếm 15,6% diện tích Thành phố Hải Phòng.
 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2005 - 2010. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16 %/năm.

Trong đó kinh tế do huyện quản lý giai đoạn này đạt 15,5%,
Các ngành kinh tế đã phát triển theo chiều hướng tích cực, trong những năm gần đây
Thuỷ Nguyên đã tập trung phát triển mạnh công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Hàng năm
các ngành sản xuất đều đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch và phát triển năm sau cao hơn năm trước.
Cơ cấu kinh tế huyện trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực. Huyện
đã chỉ đạo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành và các lĩnh vực sản xuất, cùng với
việc phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã chú trọng phát triển dịch vụ và công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp. Tính toàn bộ GDP trên địa bàn thì đến năm 2010, ngành nông lâm ngư
nghiệp chiếm 14,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 63,5%; dịch vụ chiếm 22%.
2.3. Tổng quan các dự án đầu tƣ của thành phố Hải Phòng
Từ năm 2002 đến nay, toàn Thành phố có tổng cộng hơn 460 dự án trên tổng diện tích trên
14.800 hécta, ứng với hơn 48.900 hộ dân có đất bị thu hồi; tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ đã
được phê duyệt là hơn 2.482 tỷ đồng.
2.4. Khái quát các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
Từ năm 2002 đến nay trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có tổng cộng 155 dự án, với tổng
diện tích thu hồi là 5.251,9 ha của 27.686 hộ dân. Trong đó từ năm 2002 đến năm 2010 đã gải
phóng mặt bằng và đi vào hoạt động 55 dự án, với tổng diện tích 475,2 ha, số tiền chi trả 264 tỷ
đồng. Từ 2008 đến 2011, 57 dự án được giải phóng mặt bằng và đang thi công thực hiện với diện
tích 737,6 ha, số tiền chi trả 471,5 tỷ đồng. Năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên
tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng 24 dự án chuyển giao từ những năm 2009-2011,
với tổng diện tích 3.517,7 ha, số tiền chi trả 850,2 tỷ đồng.
Một số dự án lớn điển hình trên địa bàn huyện Thủy Nguyên:
(1) Dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng
- Quy mô dự án: Diện tích 1.600 ha trên địa bàn các xã: Thủy Sơn, Tân Dương, Thủy Đường,
Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thủy Triều, Lập Lễ
- Chủ đầu tư: Việt Nam-Singapore
- Tổng số các hộ gia đình có đất bị thu hồi: 7.006 hộ
(2) Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng1,2
- Quy mô dự án: Tổng diện tích 317 ha thuộc địa bàn 05 xã, thị trấn của huyện Thủy Nguyên;
- Tiến độ thực hiện: Hiện nay đã bàn giao được 194,5 ha đất cho 02 nhà máy; Hiện vẫn còn

73/320 hộ chưa nhận tiền đền bù để bàn giao đất cho nhà thầu thi công công trình;
(3) Dự án tổ hợp khu resort Sông Giá
- Quy mô dự án: Tổng diện tích 637 ha Tại các xã Lưu Kiếm, Liên Kê, Chính Mỹ- huyện Thủy
Nguyên; Tổng mức đầu tư 582.656.000 USD (giai đoạn I+II);
- Tiến độ thực hiện: Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn I với diện tích 103,6 ha;
- Tổng số các hộ gia đình có đất bị thu hồi: 407 hộ dân
2.5. Thực trạng xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
2.5.1. Thực trạng xung đột đất đai
Tổng số kiến nghị, khiếu nại đã xảy ra từ năm 2002 đến nay là 230 trường hợp, đều xoay
quanh vấn đề về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, chủ yếu là khiếu nại
về giá bồi thường hỗ trợ. Đã giải quyết 180/230 đơn kiến nghị, khiếu nại. UBND huyện đã ban
hành 14 quyết định giải quyết khiếu nại với công dân về BTHTTĐC khi nhà nước thu hồi đất.
Cụ thể một số trường hợp:
 Nguyên nhân gây xung đột
+ Công tác dân vận còn hạn chế, mang tính cửa quyền, áp đặt;
+ Một bộ phận dân đi khiếu kiện không hiểu nhiều về pháp luật, bị xúi giục, lôi kéo;
+ Một bộ phận cán bộ làm chuyên môn còn yếu về nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệp khi thực hiện
nhiệm vụ dẫn đến áp dụng chính sách chưa đúng, lúng túng khi giải quyết công việc;
+ Còn tồn tại cơ chế xin cho, đùn đẩy, né tránh và thiếu trách nhiệm;
+ Một số ít còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm câu kết trục lợi gây thất thoát ngân sách;
+ Bộ máy thực hiện liên tục thay đổi, không ổn định cùng với những văn bản pháp luật chồng
chéo dẫn khó xây dựng được quy trình làm việc hiệu quả. Làm cho các nhà đầu tư và nhân dân
mất lòng tin;
+ Quan trọng hơn cả là giá đền bù hỗ trợ chưa sát với giá thị trường làm cho những người bị mất
đất không hợp tác gây nên tình trạng khiếu nại, khiếu kiện.
2.5.2.Thực trạng xung đột đất đai tại một số dự án điển hình
Đánh giá chung
Qua tìm hiểu phân tích các xung đột nảy sinh khi triển khai thực hiện công tác bồi thường
GPMB khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, nhận thấy:
- Về mặt tích cực:

+ UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về bồi thường
GPMB trên địa bàn. Nội dung văn bản của địa phương phù hợp với quy định của pháp luật đất
đai hiện hành và có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa
phương;
+ Việc bồi thường GPMB được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật, tạo điều
kiện có sẵn đất sạch để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khi Nhà nước có quyết định giao
đất;
+ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo hướng vận
dụng chính sách có lợi cho người dân, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và lớn nhất cho
người bị thu hồi đất;
+ Quy mô dự án lớn đối tượng giải phóng mặt bằng nhiều, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư đã chia làm nhiều giai đoạn thực hiện GPMB nên đã bàn giao từng khu vực đất nông nghiệp cho
Chủ đầu tư thực hiện dự án;
+ Đối tượng và điều kiện để được bồi thường hỗ trợ được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, có lý, có
tình và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Chính sách hỗ trợ thực hiện theo đúng quy
định;
+ Dần dần hoàn thiện bộ máy, phòng ban chuyên môn phục vụ bồi thường GPMB cũng như giải
quyết chế độ chính sách cho người có đất bị thu hồi…
- Các tồn tại:
+ Giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp (50.000-60.000đ/ m2), chưa phù hợp với khả năng
sinh lợi của đất. Ngoài ra vấn đề chênh lệch về giá đất giữa hai thời điểm thu hồi khác nhau với
những chính sách khác nhau cũng đã tác động đến người dân, làm nảy sinh sự so sánh và đề
nghị tăng giá bồi thường;
+ Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm cụ thể và đúng mức;
+ Chưa có chế độ, chính sách khích lệ tốt cho những cán bộ làm tốt công tác bồi thường, đồng
thời cũng có những chế tài cụ thể đối với những người vi phạm khi thi hành công vụ;
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa tốt dẫn đến tình trạng một bộ phận
nhân dân đi khiếu nại trong khi chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách pháp luật, dễ bị lôi kéo kích
động;
+ Một số văn bản pháp luật của nhà nước chưa đồng bộ, tính khả thi chưa cao, chưa sát thực tiễn,

khó thực hiện…
2.8.3. Phân tích ý kiến của người dân về xung đột đất đai
Đề tài đã tiến hành điều tra một số hộ gia đình trong các dự án lựa chọn. Kết quả phân
tích số liệu điều tra cho thấy:
+ Về công tác tuyên truyền khi thực hiện BTHTTĐC đến người có đất bị thu hồi
Kết quả điều tra cho thấy có đến 26,7% số hộ gia đình được hỏi ý kiến cho rằng họ hoàn
toàn không biết thông tin về dự án cũng như công tác bồi thường, tái định cư (Bảng 2.11). Số hộ
được thông báo chiếm 33,3%. Như vậy, tổng số hộ gia đình thiếu thông tin về dự án và công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn trong các dự án được lựa chọn nghiên cứu
Bảng 2.11. Ý kiến của ngƣời dân về thông tin dự án đƣợc tuyên truyền
Tình trạng tiếp nhận
Số lƣợng ý kiến
Tỷ lệ (%)
Được vận động, góp ý
12
40
Chỉ được thông báo
10
33.3
Không được biết
8
26.7
Tổng số
30
100
+ Về mức độ hài lòng khi được giải quyết khiếu nại
Mức độ hài lòng của các hộ gia đình được hỏi phản ánh nhiều yếu tố liên quan, không chỉ
riêng về xung đột đất đai. Lý do chính dẫn đến sự không hải lòng của các hộ gia đình là giá đền
bù và tái định cư thấp, chưa làm thỏa mãn nguyện vọng của các hộ gia đình trong khu vực dự án.
Tỷ lệ số hộ hài lòng khá thấp (chỉ chiếm 3,3%)

Bảng 2.12. Thống kê mức độ hài lòng của các hộ gia đình
Mức độ hài lòng
Số lƣợng ý kiến
Tỷ lệ (%)
Hài lòng
1
3.3
Chấp nhận được
3
10
Không hài lòng
14
46.6
Rất không hài lòng
12
40.1
Tổng số
30
100

Hình 2.14. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về giá đền bù
+ Ảnh hưởng của việc giá bồi thường không sát giá đất trên thị trường
Tác động của việc giá bồi thường không sát với giá đất trên thị trường đã gây nên nhiều
hiệu ứng tiêu cực, tác động tới sinh kế và cuộc sống của cư dân địa phương. Theo thống kê, có
tới 23,3% số hộ được hỏi cho rằng họ không thể mua được đất thay thế do giá đền bù quá thấp.
Có thể nói, đây là một trong những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân.
Bảng 2.13. Những tác động tiêu cực do việc giá đền bù quá thấp
Ảnh hƣởng
Số lƣợng ý kiến
Tỷ lệ (%)

Không thể mua được đất thay thế
7
23.3
Không thể mua được đất sản xuất thay thế
6
20
Mất việc làm
5
16.6
Mất nguồn thu
9
30
Mất lòng tin
3
10.1
Tổng số
30
100
+ Ý kiến của người bị thu hồi đất về giải pháp cải thiện cơ chế BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi
đất
Nhìn chung, những mong muốn của người dân về việc thực hiện những giải pháp nhằm cải
thiện thực trạng thu hồi đất trên địa bàn các dự án nghiên cứu điểm tập trung chủ yếu vào việc
tăng giá đền bù sát với giá thị trường (chiếm 79%) số người được hỏi (hình ). Ngoài ra, một số
giải pháp khác như tăng giá đền bù cây trồng (4%), kiểm kê chính xác hơn (3%), có cơ quan
chuyên môn để định giá đất chính xác hơn (12%).

Hình 2.15. Các giải pháp nâng cao hiệu quả
của công tác đền bù và giải phóng mặt bằng



CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU XUNG ĐỘT
ĐẤT ĐAI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THỦY NGUYÊN
3.1. Cơ chế, chính sách
Nhanh chóng sửa đổi bổ sung luật đất đai 2003; Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu
chí đồng bộ, toàn diện, khoa học và có tính khả thi cao.
Đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính, xóa bỏ hẳn cơ chế “xin-cho”. Thủ tục hành chính
phải công khai, nhanh gọn, chính xác, giảm tối thiểu sự phiền hà cho nhân dân khi đến liên hệ,
làm việc với cơ quan công quyền. Xây dựng chế độ chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với
những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Đặc biệt cần chú trọng đến chế độ
cải cách tiền lương cho cán bộ công chức đảm bảo thu nhập ổn định để họ yên tâm công tác.
Hỗ trợ tích cực về vốn, công nghệ, đào tạo để nâng cao năng lực, điều kiện làm việc cho
các ngành trong đó có ngành Tài nguyên Môi trường.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về chính sách pháp luật cho mọi người; Tổ chức các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thanh tra, công tác tiếp dân, giải
quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành Luật Khiếu nại, tố cáo; Thanh tra trách
nhiệm thủ trưởng ở các cấp, ngành trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tập trung rà soát, phân công trách nhiệm cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng,
phức tạp kéo dài.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc và triệt để các quyết định, kết luận giải quyết đã có hiệu lực
pháp luật (việc xử lý sau thanh tra). Xem xét, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về
khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cán bộ thực thi nhiệm vụ, công dân.
Chỉ đạo cụ thể, tăng cường hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết
tranh chấp đất đai tại địa phương nhằm giảm bớt tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
Có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người lợi dụng gây kích động, lôi kéo dẫn đến
những vụ việc khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa
phương.
3.2. Giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ
Giá đất nông nghiệp bồi thường hiện nay còn cách xa giá đất thực tế cùng như giá trị từ

đất mang lại:
Đề nghị điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp đảm bảo sát giá thị trường, đam bảo việc
không lệ thuộc vào khoản hỗ trợ theo Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Đảm bảo giải quyết khó khăn cho người có đất bị thu hồi, đế nhân dân hưởng ứng cao chủ
trương thu hồi đất phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá.
3.3. Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về bồi
thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương
3.3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của hệ thống chính trị
đối với công tác bồi thường, GPMB
3.3.3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
3.3.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai
3.3.5.Tăng cường giải quyết chế độ chính sách và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi
3.3.6. Công tác bồi thường GPMB
3.4. Công tác kiểm tra, giám sát
3.5. Công tác cấp GCN
3.6. Công tác quy hoạch
3.7. Một số giải pháp khác
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Thủy Nguyên liên tục phát triển, tốc độ tăng
trưởng GDP cao gấp 3,5 lần bình quân toàn Thành phố, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, có diện tích tự nhiên lớn,
Thủy Nguyên đã phát huy được thế mạnh và trở thành một trong những Huyện đứng đầu Thành
Phố về thu hút đầu tư (155/460 dự án toàn thành phố). Vì vậy sự chuyển dịch đất đai, theo đó là
những xung đột đất đai là rất lớn (230/7339 lượt khiếu nại, tổ cáo toàn Thành phố).
Xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên chủ yếu xoay quanh một số vấn đề: 1)
Đơn giá bồi thường thấp hơn giá thị trường; 2) Phương án đào tạo và chuyển đổi việc làm; 3) Tỷ
lệ phần trăm các khoản hỗ trợ thấp; 4) Giải quyết chế độ tái định cư; 5) Chế độ đối với hộ gia
đình chính sách; 6) Giải quyết đất xen kẹt không còn khả năng sử dụng; 7) Thủ tục hành chính

còn rườm rà.
Những khó khăn đối các nhà quản lý đất đai của Thủy Nguyên: 1) Hệ thống văn bản pháp
luật của nhà nước chưa đồng bộ, còn chồng chéo khó thực hiện; 2) Hệ thống hồ sơ địa chính
chưa đầy đủ; 3) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm; 4) Năng lực một số nhà đầu tư còn
hạn chế.
Trong thời gian tới huyện Thủy Nguyên sẽ còn đón nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
đến đầu tư. Vì vậy, Thủy Nguyên cần tập trung hơn nữa giải quyết dứt điểm các dự án tồn tại,
nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, hoàn chỉnh quy hoạch, hoàn thiện hệ thống bộ
máy quản lý đất đai.
Trên cơ sở những giải pháp chung mang tính định hướng của Thành phố, Thủy Nguyên
cần có các giải pháp cụ thể như: 1) Cải cách hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”; 2) Xây dựng
chế độ chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo; 3) Cải cách tiền lương bằng các khoản hỗ trợ đối
với cán bộ, công chức, viên chức; 4) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và giải quyết kiến nghị,
khiếu nại; 5) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát; 6) Áp dụng đúng, đủ giá bồi thường hỗ trợ
và chế độ tái định cư; 7) Cụ thể phương án đào tạo, chuyển đổi nghề; 8) Đẩy nhanh công tác cấp
giấy chứng nhận QSDĐ.


References
1. Báo cáo (2012), Tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thủy Nguyên;
2. Báo cáo (2011), kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm
2004 đến 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường;
3. Báo cáo (2012), về việc thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo đối
với các quyết định hành chính về đất đai 2004-2011, Sở Tài nguyên và Môi trường;
4. Báo cáo (2012), công tác giải quyết khiếu nại tố cáo 4 năm 2008-2011, UBND thành phố
Hải Phòng;
5. Báo cáo (2012), vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, UBND huyện Thủy Nguyên;

6. Bảng tổng hợp (2008-2012), Kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, UNBD huyện
Thủy Nguyên;
7. Bảng thống kê, kiểm kê đất đai (2008-2012), UBND huyện Thủy Nguyên;
8. Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27/3/2006 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và
tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
9. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội;
10. Hoàng Đình Cúc (2009), Phát triển bền vững ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Triết học, số 8 (219);
11. Hiến pháp năm (1992);
12. Luật Đất đai năm 1988, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
13. Luật Đất đai năm (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
14. Luật Đất đai năm (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
15. Ngân hàng thế giới (2011), Cơ chế nhà nước và dịch chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam,
Hà Nội;
16. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
17. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
18. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai;
19. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
20. Quyết định (1998), "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên đến
năm 2010", UBND Thành phố Hải Phòng;
21. Quyết định số 3215/QĐ - UB ngày 6/12/2004 của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng
cho phép thực hiện "Bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ
Nguyên đến năm 2020";
22. Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11, "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020", Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng;

23. Thống kê (2012), kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ
năm 2004-2010, Sở Tài nguyên và Môi trường;
24. Thông tư số 116/TT/-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;
25. Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 2/8/2006 của Bộ tài chính về việc bổ sung một số điều
của Thông tư số 116/TT/-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính;
26. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên – Môi trường hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ;
27. Thông tư 14/2009/BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định
chi tiết về BTHTTĐC và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
28. www.thp.org.vn/vn.

×