TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
PHẦN I
GIỚI THIỆU CÔNG TRƯỜNG VÀ ĐOÀN THỰC TẬP
1.GIỚI THIỆU CÔNG TRƯỜNG
Một số hình ảnh về công trường
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
THÔNG TIN DỰ ÁN GOLDEN PALACE
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MAI LINH
VỊ TRÍ : K1, đường Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
QUY MÔ : Gồm 4 tầng hầm, 03 tòa tháp 30 tầng và 1.000 căn hộ, 4 tầng TTTM,
26 tầng căn hộ, 24 THANG MÁY
GOLDEN PALACE nằm tại trung tâm hành chính mới của thành phố Hà Nội,
trên trục đường Mễ trì, Phạm Hùng, giao thông thuận tiện và nhanh chóng với
nhiều tuyến đường lớn, kết nối với trục giao thông cao tốc và đường sắt trên không
trong tương lai.Hiện nay công trường đang trong giai đoạn xây dựng , sau đây là
một số hình ảnh công trương đang đươc thi công
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
GOLDEN PALACE được bao quanh bởi các công trình văn hóa thể thao, khu
liên hợp quốc gia, Nhà hát Matxcova tại Hà Nội, cung hữu nghị Việt Trung….cao
ốc văn phòng và chung cư cao cấp kiến trúc hiện đại…
DIỆN TÍCH CĂN HỘ:
Căn 2 PN: 85.62m2; 87.20m2; 87.83m2; 94.14m2
Căn 3 PN: 104.94m2; 116.08m2; 117.06m2; 118.32m2; 120.61m2; 125.02m2;
128.41m2
Căn 4 PN: có 2 loại diện tích 141.92m2; 162.32m2
2.Giới thiệu đoàn thực tập
Đoàn thực tập nhóm gồm 12 người có tên sau :
1 Trần Bách Hải Cường 55 CB1
2 Dương Sơn Tuấn 55 CB1
3 Phạm Ngọc Biên 55 CB1
4 Nguyễn Văn Khá 55 CB1
5 Đặng Viết Mạnh 55 CB1
6 Nguyễn Mạnh Cường 55 CB1
7 Nguyễn Đức Nhân 55 CB1
8 Hoàng Nguyên Đức 55 CB1
9 Nguyễn Văn Hoàng 55 CB1
10 Vũ Ngọc Nam 55 CB1
11 Đào Văn Thông 55 CB1
12 Trần Minh Hoàng 55 CB1
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Nhóm em được sự hướng dẫn chỉ đạo của anh Bình và anh Hạnh .Nhưng được sự
chỉ đạo trực tiếp bởi anh Hạnh .Anh Bình tốt nghiệp trường ĐH Xây Dựng ,anh
Hạnh tốt nghiệp trường ĐH Kiến Trúc khoa Xây Dựng và Dân Dụng .
3. Công việc đã làm
- Thăm quan công trường
- Xem các anh ,các chú …công nhân làm việc
- Được đọc bản vẽ thiết kế tầng 9 của công trình
- Được xem thi công lắp ghép cốt pha và bố trí lặp đặt thép
PHẦN II
MỘT SỐ CÔNG TÁC THI CÔNG
I.Khối xây gạch đá
Khối xây gạch đá (Brick or stone masonry) là tập hợp của những
viên gạch đá riêng lẻ, được gắn chặt với nhau bằng vữa xây và được xếp thành
hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải chịu lực (thường là các lực nén ép)
như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của mọi viên thành phần. Vật
liệu thành phần làm nên khối xây thường là những vật liệu ròn, chịu ứng suất nén
rất tốt hơn rất nhiều chịu ứng suất kéo. Nên khối xây cũng chịu nén tốt
1.Cấu tạo
Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá nằm chồng lên nhau. Lớp vữa nằm
giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song với mặt lớp và vuông
góc với phương của lực nén, gọi là mạch vữa nằm. Một lớp xây bao gồm một lớp
gạch đá đi kèm với một mạch vữa nằm bên dưới. Lớp xây có bề mặt vuông góc với
phương tác dụng của lực nén. Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp
(chỉ nằm trong nội bộ một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu lực nén gọi là
các mạch vữa đứng.
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Mỗi lớp gạch đá gồm một hay nhiều hàng, mà mỗi hàng là một dãy các viên gạch
đá nối tiếp nhau. Viên gạch đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi
là viên dọc. Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc. Viên gạch đá có bề ngang
được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên ngang. Hàng gồm toàn viên
ngang, gọi là hàng ngang. Hàng nằm giáp mặt bên khối xây gọi là hàng ngoài.
Hàng nằm bên trong lõi khối xây gọi là hàng trèn.
Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa đứng
dọc (gọi tắt là mạch dọc). Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một
hàng của một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang).
Các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp theo cùng một hướng gọi là lớp
xây dọc (lớp dọc thuần túy). Các lớp xây có tồn tại một hay nhiều hàng gạch ngang
có thể gọi là lớp ngang.
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Hàng gạch dọc và hàng gạch ngang
Để đảm bảo cho khối xây chịu lực nén ép tốt như một thể thống nhất mà không có
sự dịch chuyển của các phần khối xây, thì các mạch vữa đứng của các lớp trong
khối xây phải không được nối liên thông với nhau thành tuyến thẳng hàng hay gần
thẳng hàng dọc theo phương chịu lực nén. Hiện tượng các mạch vữa đứng của các
lớp trong khối xây nối liên thông liên tiếp với nhau thành tuyến dọc theo phương
chịu lực nén gọi là sự trùng mạch.
Để xử lý sự trùng mạch trong khối xây nguyên tắc cơ bản là dùng các viên gạch
hay đá có một chiều kích thước lớn đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng
của lớp xây ngay bên dưới. Viên gạch đá vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa
đứng gọi là viên khóa mạch, và chiều kích thước vắt vuông góc ngang qua mạch
đứng cần khóa mỗi bên một nửa, ký hiệu là D, gọi là chiều khóa mạch của viên
khóa mạch. Phần nửa chiều dài khóa mạch của viên khóa mạch nằm về mỗi bên
của mạch đứng được khóa, ký hiệu là D/2, gọi là độ khóa mạch. Các mạch đứng
lớp dưới được các viên gạch ở ngay bên trên khóa mạch. Tất cả các viên gạch khóa
mạch lớp dưới, tự nhiên tạo thành một lớp xây ngay bên trên, khóa mạch lớp dưới.
Dùng viên khóa mạch ở lớp trên đặt vắt ngang qua
mạch vữa đứng để xử lý hiện tượng trùng mạch
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Đối với xây đá hộc (đá tảng), do hình dạng các viên đá rất đa dạng, không có một
tiêu chuẩn thống nhất về độ lớn chiều khóa mạch cho các viên khóa mạch. Nên
muốn tránh trùng mạch, chỉ có cách chọn những viên có một chiều kích thước lớn
để làm viên khóa mạch. Đối với xây gạch, do gạch là vật liệu nhân tạo, để dễ ràng
xử lý trùng mạch khi xây, con người thường sản xuất gạch theo một mo-dul là: bề
dài viên gạch L xấp sỉ bằng hai lần bề ngang viên gạch 2B, L ≈ 2B. Vậy nên trong
khối xây gạch chỉ có 4 trường hợp sau xảy ra:
• Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp dọc (các lớp dọc thuần túy, chồng lên
nhau), thì độ lệch mạch D/2 = L/2 , một nửa bề dài viên gạch.
• Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2
= L/4, một phần tư bề dài viên gạch.
• Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4,
một phần tư bề dài viên gạch.
• Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp dọc, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4,
một phần tư bề dài viên gạch.
Tóm lại khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn
hơn hay bằng (tức không nhỏ hơn) một phần tư chiều dài viên gạch,D/2 ≥ L/4.
Vật liệu tạo thành khối xây, đều là các dạng vật liệu ròn, chịu ứng suất nén rất tốt,
nhưng chịu ứng suất kéo kém. Do đó khối xây là loại kết cấu công trình thích hợp
cho việc chịu các tải trọng gây ra các ứng lực nén ép vuông góc với các lớp xây, và
rất không thích hợp để chịu các tải trọng gây ra ứng lực kéo hay mô men.
Nếu các tải trọng tác dụng thẳng đứng theo phương trọng lực, thì nên sử dụng khối
xây dạng trụ, vách đứng (tường, trụ xây) hay dạng khối (như móng) có các lớp xây
nằm ngang, hoặc khối xây dạng vòm hay vòm cuốn có các lớp xây dạng rẻ quạt
hướng tâm vòm (tức là lớp xây vuông góc với phương tiếp tuyến trục vòm) vì kết
cấu dạng vòm chịu tải trọng thẳng đứng thường chỉ xuất hiện ứng lực nén dọc theo
phương trục vòm. Khối xây dạng vòm và vòm cuốn, là kết cấu cổ xưa nhất mà con
người tạo ra để vượt các nhịp không gian bằng vật các liệu ròn truyền thống, trước
khi con người tìm thấy và sử dụng các vật liệu dẻo như thép hay cốt thép trong bê
tông để chịu những thành phần ứng lực kéo hay mô men thường có trong các loại
kết cấu khác mà cũng có khả năng vượt nhịp không gian như kết cấu dầm, kết cấu
dàn, kết cấu dây treo (cáp treo),
Nếu sử dụng khối xây chịu các tải trọng ngang thì, nên tạo ra khối xây dạng khối
có bề dày lớn (như đê đập), để lợi dụng độ ổn định (cân bằng bền) do bề dày lớn
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
đem lại chống lại tác động của tải trọng ngang (khi đó các lớp xây có thể vẫn nằm
theo phương ngang). Trong trường hợp khối xây có bề dày nhỏ nhưng vẫn phải
chịu tải ngang như khối xây tường chắn hay khối xây tường bể, thì phải tạo thêm
cho khối xây các gân gia cường (trụ liền tường) để phân bớt tải trọng hoặc tường
có mặt bên cong lồi về phía chịu áp lực (tương tự hiệu ứng vòm), hay tạo các lớp
xây thẳng đứng (trong trường hợp tường bể, tránh trùng mạch theo phương ngang).
1.1.Đợt xây
Đợt xây là đơn vị thành phần của khối xây chia theo chiều cao. Khối xây được
phân chia thành các phần theo chiều cao gọi là đợt xây vì 2 lý do sau:
• Tầm vóc (chiều cao) của con người là có hạn. Cao độ công tác của mọi
người thợ đứng xây tối đa là khoảng 1,5 m so với mặt sàn công tác (ngay dưới
chân người thợ). Tầm cao công tác hiệu quả của người thợ là khoảng 0,2-1,2 m
so với sàn công tác (0,2-0,7 m là thuận lợi với tư thế ngồi xổm, còn 0,8-1,2 m là
thuận lợi với tư thế đứng). Nếu muốn xây các phần khối xây ở độ cao >1,5 m
so với nền đất (hoặc sàn nhà) thì phải bắc giáo công tác để người thợ đứng lên
đó thi công xây đợt xây cao (chuyển vị trí đứng của người thợ lên độ cao mới là
mặt sàn công tác của giáo công tác).
• Khối xây là sự kết hợp giữa hai loại vật liệu là gạch đá, đã có khả năng chịu
lực từ trước, với vữa xây - khi xây chưa có khả năng chịu lực mà sẽ phát triển
cường độ dần theo thời gian sau khi đông cứng. Cho nên nếu xây quá cao mà
vữa chưa kịp đông cứng, khối xây sẽ mất khả năng chịu lực, cần phải hạn chế
chiều cao xây để chờ vữa đông cứng.
Chiều cao của một đợt xây khoảng 1,5 m. Trong mỗi đợt xây có một hay nhiều
phân đoạn. Xây hết các phân đoạn trong một đợt xây thì nên quay về xây tiếp phân
đoạn đầu tiên của đợt xây tiếp trên, sau khi đã bắc giáo công tác.
1.2.Phân đoạn xây
Phân đoạn xây là đơn vị thành phần của khối xây được chia ra theo các phương
mặt bằng, sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt
năng xuất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ
đội khác. Trong một đợt xây có thể có một hay nhiều phân đoạn xây. Một ngày 24
giờ có thể chia tối đa làm 3 ca sản xuất (có thể 1 ca/ngày, 2 ca/ngày, hay 3
ca/ngày), tuy nhiên một tổ đội công nhân mỗi ngày chỉ làm việc trên một phân
đoạn duy nhất và trong 8 tiếng đồng hồ. Nếu tổ chức làm nhiều ca trong ngày thì
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
phải tổ chức số lượng tổ đội khác nhau bằng với số ca làm việc, và sắp xếp làm
trên các phân đoạn xây độc lập, liên tiếp nhau.
1.3.Mỏ xây
Mỏ xây là gián đoạn kỹ thuật trong khối xây theo phương mặt bằng, giữa hai phân
đoạn xây trước và sau, đồng thời là mối nối giữa hai phân đoạn đó. Mỏ xây nằm ở
hai đầu mỗi phân đoạn, là nơi kết thúc một phân đoạn. Có 3 loại mỏ xây là: mỏ dật,
mỏ nanh và mỏ hốc.
Các loại mỏ xây
Mỏ dật là loại mỏ xây chất lượng tốt nhất. Cách để mỏ dật là cách xây tự nhiên của
các viên gạch khóa mạch đứng, tại đầu mỗi phân đoạn, của mỗi một lớp xây. Do
vây, không có sự khác biệt về chất lượng giữa phần khối xây tại vị trí mỏ với phần
khối xây nằm trong ruột mỗi phân đoạn xây trước và xây sau. Tuy nhiên, nhược
điểm của việc để mỏ dật là diện xây của mỗi phân đoạn giảm dần theo chiều cao
khi để mỏ dật, (diện xây có dạng hình thang càng lên cao càng nhỏ dần), dẫn tới
năng suất xây giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật.
Mỏ nanh và mỏ hốc thì ngược lại, chất lượng phần khối xây tại vị trí để các loại
mỏ này không được tốt: khi để mỏ các viên gạch tạo thành các nanh chìa thường
có dạng con-son, mà lại chỉ được giữ bởi một lớp vữa mạch nằm còn tươi và ở
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
dạng lỏng khi xây, nên thường bị gục xuống, không đảm bảo cho lớp xây ngang
bằng tại vị trí mỏ; đồng thời các mạch vữa tại vị trí các mỏ này thường không thể
no đầy, tạo ra các khe rỗng gây giảm yếu cho khối xây tại vị trí mỏ. Tuy nhiên, ưu
điểm của hai loại mỏ này là diện xây không đổi theo chiều cao (tuy có hơi răng cưa
tại vị trí mỏ), nên năng suất xây ổn định hơn so với việc để mỏ dật.
1.4.Cữ xây
Cữ xây là độ dày trung bình của một lớp xây, bao gồm một lớp gạch đá kèm với
một mạch vữa nằm ở bên dưới lớp gạch đá. Trong khối xây đá hộc thường cữ xây
bằng khoảng 250–400 mm (mạch vữa khoảng 15 mm). Còn trong khối xây gạch
chỉ, cữ xây dày khoảng 75–77 mm, ( gạch dày 65 mm, mạch vữa nằm dày khoảng
10 mm).
2.Phân loại khối xây
2.1.Phân loại theo vật liệu thành phần
• khối xây gạch
• khối xây đá
Về thành phần vữa có các loại khối xây:
• Khối xây vữa xi măng cát. Loại này dùng vữa có thành phần gồm cát làm
cốt liệu và xi măng là chất kết dính.
• Khối xây vữa tam hợp (ba ta). Loại này sử dụng vữa xây có thành phần kết
dính là hỗn hợp của hai hay nhiều chất kết dính (như: vôi kết hợp với xi măng,
hay vôi với đường mật mía (vữa cổ truyền), ).
• Khối xây vữa vôi. Thành phần vữa là cát (cốt liệu) và vôi (chất kết dính).
2.2.Phân loại theo loại hình kết cấu khối xây (công năng)
• Khối xây móng
• Khối xây trụ gạch hay đá
• Khối xây tường
• Khối xây vòm cuốn
• Khối xây đê kè, đập,
3.Vật liệu xây
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
3.1.Gạch đá
• Đá xây
Khối xây đá đẽo thành nhà Hồ, Việt Nam
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Tường thành xây bằng đá ở Worms, Đức
• Gạch xây
Tường gạch chỉ
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Tường xây bằng gạch của tháp Shebeli ở Iran.
Khối xây tháp Chăm (Tháp Po Nagar)
Tường xây bằng gạch vồ ở Bắc Môn, Hoàng thành Thăng Long
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
4.Dụng cụ cho công tác xây
4.1.Dụng cụ định hướng khối xây
Dụng cụ định hướng cho khối xây bao gồm: hệ thống định hướng tổng thể khối
xây trong suốt mỗi đợt xây, và dụng cụ định hướng cho từng lớp xây.
Hệ lèo (lèo tên gọi dân dã với nghĩa "lèo lái", để chỉ hệ thống dẫn hướng) là hệ
thống định hình tổng thể khối xây trong không gian trước và trong khi tiến hành thi
công khối xây đó. Hệ lèo dẫn hướng cho việc xây khối xây ít nhất là trong suốt một
đợt xây, do đó nó phải được thiết lập từ đầu ngay trước khi xây và được giữ
nguyên định dạng đó trong suốt quá trình xây mỗi đợt xây của khối xây.
Cột lèo cải tiến có gắn dọi và thước cữ di động.
Hệ lèo bao gồm: Cột lèo và các loại dây lèo. Cột lèo có chức năng cơ bản nhất là
cái trụ để treo buộc và căng mắc các loại dây lèo. Nếu cột lèo làm từ những loại
thanh trụ thẳng tương đối chuẩn (ví dụ dùng thước tầm làm cột lèo), thì khi được
dọi đứng cột lèo loại này có thể thay thế cho dây lèo đứng ở vị trí bắt mỏ tại hai
đầu mỗi phân đoạn. Nếu dùng thước tầm làm cột lèo mà trên đó có vạch các vạch
thước cữ xây, hoặc gắn mẩu thước cữ di động trên cột lèo thì cột lèo có thêm chức
năng điều chỉnh cữ xây nữa. Khi đó ta có loại cột lèo cải tiến: vừa là chỗ căng dây
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
lèo và dây xây, vừa chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi, lại vừa điều chỉnh
độ đồng đều và độ ngang bằng của lớp xây.
Dây lèo tạo ra các mặt phẳng giới hạn biên của khối xây, gọi là các mặt phẳng lèo,
để khi thi công mỗi đợt xây, các mặt biên của đợt xây được căn chỉnh trùng với các
mặt phẳng lèo này. Có 3 loại dây lèo: lèo đứng, lèo ngang và lèo xiên. Trong mỗi
khối xây, ta có thể tổ hợp 2 trong 3 loại dây lèo này lại tạo ra một mặt phẳng lèo,
để định vị cho một mặt bên khối xây. Các mặt phẳng lèo của mỗi khối xây giao
nhau tại một dây lèo, làm cho khối xây (cụ thể là mỗi đợt xây) được định hình
trong không gian ngay trước khi bắt đầu tiến hành xây đợt xây đó. Do dùng làm hệ
thống định hướng, nên các dây lèo cần phải được căng thật thẳng. Dây lèo đứng
kết hợp với dây lèo ngang hoặc dây lèo xiên tạo ra mặt phẳng lèo đứng (qua vị trí
biên khối xây và vuông góc với mặt đất), định hướng cho các mặt bên khối xây
thẳng đứng.
Trong các khối xây thẳng đứng, dây lèo ngang thường được căng, qua 2 cột lèo, ở
cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với mặt sàn công tác (cao hơn chiều cao của một đợt
xây, nhưng trong tầm với của người thợ). Dây lèo ngang là nơi căng giữ dây lèo
đứng. Trên mỗi tuyến dây lèo ngang có thể có một hay nhiều phân đoạn xây cùng
được xây, nhưng chiều dài mỗi phân đoạn không nên quá 12 m để cho dây xây
trong mỗi phân đoạn không bị võng.
Dây lèo đứng đòi hỏi phải được dựng thật căng và thật thẳng đứng để đảm bảo độ
thẳng đứng so với mặt đất của mặt phẳng lèo đứng cũng như mặt bên và góc của
các khối xây đứng (như khối xây tường, khối xây trụ,…). Để đảm bảo lèo đứng
thẳng đứng, lèo đứng phải được dọi theo cả 2 phương (phương song song với mặt
phẳng lèo đứng và phương vuông góc với mặt phẳng lèo đứng). Để đảm bảo độ
căng của dây lèo đứng, đầu trên của lèo đứng được treo buộc vào lèo ngang, đầu
dưới phải được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới cùng của viên xây bắt mỏ lớp
dưới cùng. Tại mỗi phân đoạn xây, tối thiểu phải dựng 2 dây lèo đứng ở 2 đầu
phân đoạn.
Lèo xiên được sử dụng cho những khối xây có những mặt phẳng biên nằm nghiêng
(lèo xiên để định hướng cho những mặt nghiêng này của khối xây). Các loại khối
xây như thế có thể kể đến: khối xây tường thu hồi của nhà mái dốc, khối xây tường
đỡ bản thang bộ, khối xây bậc thang bộ, khối xây đê, kè, đập thủy lợi,….
Dây xây là dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xây. Dây xây làm hai
nhiệm vụ vừa điều chỉnh mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây
trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
đồng thời kết hợp cùng các dụng cụ khác điều chỉnh độ dày (cữ xây) của lớp xây.
4.2.Dụng cụ kiểm tra khối xây
Là nhóm dụng cụ để kiểm tra các tiêu chí chất lượng khối xây, để dựng hệ thống
định hướng cho khôi xây trong không gian trước khi tiến hành xây. Những dụ cụ
này bao gồm:
• Dọi là dụng cụ để dựng thẳng đứng và kiểm tra độ thẳng đứng so với mặt đất
đối với dây lèo đứng, cột lèo; kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bên yêu cầu
thẳng đứng của các khối xây trụ hay tường, kiểm tra độ thẳng đứng tổng thể
của các khối xây.
• Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ
ngang bằng của mỗi lớp xây sau khi xây.
• Thước tầm để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây.
• Thước cữ để đo và điều chỉnh độ dày đồng đều của từng lớp xây.
• Thước vuông để kiểm tra và điều chỉnh các góc cạnh yêu cầu phải vuông
trong các khối xây tường hay trụ xây.
4.3.Dụng cụ thực hiện xây chính
Bay
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Búa xây đá
• Dao xây dùng để tạo mạch vữa (xúc vữa, rải vữa trước khi đặt gạch, vét vữa
thừa, trèn và miết mạch vữa khi đã đặt gạch xong), chặt gạch và đặt gạch (gõ và
chỉnh gạch theo dây xây và dây lèo). Các chức năng này của dao xây cũng có ở
bay nên có thể dùng bay thay cho dao xây và ngược lại. Dao xây thích hợp cho
việc chặt chém các loại gạch nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp, nên
thường được dụng làm dụng cụ duy nhất thay cho bay và búa xây khi xây gach.
• Bay cũng có các chức năng tương tự như dao xây là: để tạo mạch vữa và đặt
gạch. Chức năng chặt chém gạch đá nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp,
của bay là kém hơn. Chúng không thể chặt được các loại gạch bloc lớn, có
cường độ cao và đặc biệt là đá xây. Nên bay chỉ thích hợp để chém các loại
gạch cỡ nhỏ, có cường độ vừa phải như gạch chỉ, khi đó bay có thể là dụng cụ
xây chính duy nhất thay cho dao xây. Còn gạch đá cỡ lớn muốn pha nhỏ khi
xây, phải dùng dao xây (khi xây gạch), hay dùng kết hợp bay với búa xây (khi
xây đá). Bay hoặc dao xây thường được người thợ nề cầm ở tay thuận khi xây.
Khi xây các khối xây có bề mặt lớp lớn và chạy dài, để tăng năng suất có thể rải
vữa bằng xẻng.
• Búa xây là loại dụng cụ chuyên dùng để xây đá, công dụng là để pha nhỏ
dựa theo thớ đá, các khối đá nguyên khối với hình dạng bất kỳ thành các viên
đá có hình dạng (khối vuông vức, phiến, nêm hay trứng) và kích thước phù hợp
với yêu cầu đặc thù của từng vị trí mỗi viên đá xây trong khối xây. Búa xây là
dụng cụ chuyên để thao tác với đá xây trong khối xây đá. Khi xây đá kết hợp
búa xây với bay (dụng cụ để thao tác với vữa: xúc vữa, phất vữa trèn mạch và
miết mạch vữa).
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
4.4.Dụng cụ phụ nề
• Dụng cụ đong đếm vật liệu: hộc đong vật liệu theo thể tích, xô, thúng (đong
cát, vôi, xi măng, nước, ),
• Dụng cụ nhào trộn vữa: xẻng, cuốc,
• Dụng cụ để vận chuyển vật liệu (vữa, gạch đá): xe cút kít, xe cải tiến,
• Dụng cụ chứa đựng vật liệu khi xây: hộc chứa vữa,
• Giáo công tác.
5.Các yêu cầu kỹ thuật chung của công tác xây
5.1.Khối xây không bị trùng mạch
Trùng mạch là hiện tượng các mạch vữa đứng trong các lớp xây liên tiếp nối liền
với nhau thành một tuyến thẳng hàng hoặc gần như thẳng hàng, dọc theo phương
tác dụng của tải trọng nén, mà phương này thường vuông góc với lớp xây.
Trùng mạch làm khối xây bị chia tách thành các chồng gạch đá riêng lẻ, nằm kẹp
hai bên mỗi dải mạch đứng, và có độ mảnh kết cấu rất lớn theo phương chịu lực
nén, mà không có sự liên kết giữa các chồng gạch đá đó với nhau trong khi xây.
Khả năng chịu lực của khối xây trùng mạch bị yếu đi rất nhiều so với không trùng
mạch, kể cả khi vữa đã có cường độ, thậm chí có thể bị sụp đổ do mất ổn định.
Muốn khắc phục người ta phải tạo ra các viên khóa nằm trong các lớp xen kẽ, để
liên kết hai phần khối xây ở hai bên dãy mạch đứng và phá vỡ sự liên tục của dãy
mạch đứng này.
Xử lý hiện tượng trùng mạch bằng cách ngắt sự nối liền các mạch vữa đứng bởi
những viên gạch đá khóa mạch. Dọc theo phương tải trọng nén, thỉnh thoảng hay
thường xuyên dùng những viên khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch
vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên khóa mạch, vuông góc với mạch
đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
đứng ra. Các viên khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên,
với tất cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới.
Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay
bằng một phần tư chiều dài viên gạch, ≥ L/4.
Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có thể cho phép trùng mạch tới năm
lớp, tuy nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt nhất. Còn đối với mạch vữa đứng
ngang (mạch ngang) thì không cho phép trùng mạch (mỗi lớp trên phải khóa
ngay mọi mạch ngang của lớp dưới liền kề).
5.2.Mọi mạch vữa phải no đầy
Vữa xây làm nhiệm vụ kết dính các viên gạch trong khối xây. Tất cả các mạch vữa
trong khối xây phải được trèn đầy và ép ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Nếu
không đầy mạch, sẽ làm giảm yếu cục bộ khối xây. Tuy nhiên, cường độ vữa xây
thường thấp hơn hay ngang bằng cường độ của gạch đá và lại phát triển dần theo
thời gian (không có ngay được tại thời điểm thực hiện xây), nên mạch vữa quá dày
cũng làm yếu khối xây. Theo quy phạm thi công công tác xây của Việt Nam, thì
mạch vữa trong khối xây gạch chỉ thường dày 0,8-1,2 cm.
5.3.Khối xây phải thẳng đứng (về tổng thể)
Khối xây chịu kéo và chịu uốn kém, nó chịu nén tốt nhất theo phương vuông góc
với lớp xây của nó. Do chịu nén tốt, nên khối xây càng thẳng đứng thì nó chịu nén
càng đúng tâm và càng đỡ mất ổn định hơn. Trường hợp các khối xây có mặt bên
nằm nghiêng, (không thẳng đứng) như các khối xây móng, khối xây đê, đập, , để
các khối xây này làm việc trong trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được
xây rật cấp theo bậc thang thành các tiết diện tổng thể dạng hình thang cân, trên
nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân
đế các kết cấu xây đó.
5.4.Mặt trên mỗi lớp xây phải phẳng và ngang bằng
Nếu lớp xây nằm nghiêng, mỗi viên gạch trong lớp đó sẽ chịu tác động bởi một tải
trọng nén xiên so với mặt trên viên gach. Tải trọng này, phân thành hai lực thành
phần, một theo phương vuông góc với mặt trên viên gạch, tạo nén tốt lên mạch vữa
nằm và các lớp dưới (phát huy hết ưu điểm của kết cấu xây gạch đá), nhưng thành
phần còn lại, hướng dọc theo mạch vữa nằm, gây hiện tượng trượt tách giữa các
lớp xây, ảnh hưởng xấu tới kết cấu thống nhất của khối xây. Nếu các lớp xây
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
ngang bằng thì thì tải trọng nén chỉ còn thành phần thứ nhất, khi đó phát huy được
ưu điểm của kết cấu xây gạch đá, mà không phát sinh lực trượt không tốt giữa các
lớp xây.
Trong kết cấu vòm (khối xây vòm) yêu cầu này được chuyển thành: lớp xây vòm
phải vuông góc với phương tiếp tuyến với trục vòm tại mỗi vị trí (cũng tức là
vuông góc với phương trục vòm).
Mặt trên lớp xây ngang bằng thì tải nén vào lớp xây không có thành phần gây trượt
tách lớp.
5.5.Mặt bên khối xây phải phẳng
Mặt bên (mặt biên) khối xây phải phẳng không lồi lõm cục bộ làm khối xây chịu
lực tốt hơn, đồng thời đẹp hơn và tiết kiệm vật liệu, nhân công hoàn thiện.
5.6.Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông
Các loại khối xây thường có bề mặt nổi lên trên mặt đất, không bị khuất lấp, như
khối xây tường, trụ, cần được đảm bảo về mặt mỹ quan ngay trong khi thực hiện
công tác xây. Các góc của các khối xây tường hay trụ cần phải vuông góc, để khi
thực hiện các công tác hoàn thiện (lát, ốp, ), bề mặt lát nền hay ốp tường hoặc trụ
được đẹp không méo tại vị trí các góc đó.
7.Kỹ thuật xây tường
7.1.Công tác chuẩn bị:
“AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”, kiểm tra lại cố định của giàn giáo, vị trí
thao tác, lưới bảo hộ khi lên cao, bao che phía trên khi thao tác phía dưới trong
khi các bộ phận khác đang làm việc bên trên. Nói chung, tuyệt đối tuân thủ
ATLĐ theo quy định chung của nội quy công trường.
Trước khi xây, cần kiểm tra các đường tim, trục tường và cao độ chuẩn
theo bản vẽ quy định. Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ, tưới ướt gạch
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
trước, ngay khi vận chuyển gạch phải chọn trước những viên gạch có góc cạnh
cân đối, sắp xếp gạch nhẹ nhàng, không làm sứt vỡ các góc cạnh.
Đối với vữa, có khi tường trong và ngoài dùng vữa có mác khác nhau,
cho nên phải nói rõ cho những người vận chuyển vữa biết để khỏi bị nhầm lẫn.
7.2.Kỹ thuật khi xây
Các vấn đề cần chú ý khi xây:
1. Khối xây phải đông đặc và vững chắc:
Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành
một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau,
không còn khe hở hay có thể bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều
và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử dụng dúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa
phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu nén kém hơn gạch rất nhiều ,
nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối xây, nếu mỏng
quá thì cũng không đủ sức gắn chặt các viên gạch với nhai. Trung bình mạch
vữa có độ dày từ 8-12mm.
Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở
những bộ phận chịu sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều
thì phải tăng vữa nhiều, khối xây s4 yếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng
nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể
bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau.
2. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn
mí”:
- “trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trên của viên gạch phải theo sát dây
căng, vị trí của dây căng thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho
dây có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
- “dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với
cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới.
3. Khi xây phải biết chọn gạch. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải
xoay viên gạch xem mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài. Những thợ
nề lâu năm có kinh nghiệm, thường mỗi lần nhặt một viên gạch là nhanh trí chú
ý ngay hai viên xây tiếp theo, định trước là sẽ đặt viên nào ở vị trí nào. Vì vậy
họ nhặt gạch rất chính xác, xây tườg rất đều và đẹp.
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
4. Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên
một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói
quen như vậy, thì mặt tường xây xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường
tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề. Khi xây xong một viên gạch phải
ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao
hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay.
a. Kỹ thuật xây tường gạch
- Đối với tường không chịu lực:
Tường 60 : tường có chiều dày bằng chiều dày của 1 viên gạch,
thường dùng xây tường ngăn và bao che.
Khi xây dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác 50. Khoảng cách giữa 2 mạch
đứng kề nhau của lớp gạch trên và dưới bằng chiều dài viên gạch. Bức tường 60
không xây dài quá 2m và cao quá 1,5m. Khi xây không gõ ngang để tránh đổ
tường. Cách xây như sau:
Miết vữa vào đầu viên gạch đã xây và sắp xây để tạo mạch đứng, rải vữa trên
tường để tạo mạch ngang, đặt gạch lên tường nhẹ nhàng, không day đi day lại, chỉ
gõ nhẹ theo phương thẳng đứng để điều chỉnh gạch sao cho tường ngang bằng và
thẳng đứng.
Tường 110:
Tường 110 có chiều dày bằng mặt nằm của viên gạch, thường xây tường ngăn,
tường bao che, tường không chịu lực của nhà 1 tầng.
Tùy theo yêu cầu của thiết kế mà có thể sử dụng loại vữa xi măng, vữa tam hợp
mác 25 hoặc 50 để xây.
Khi xây cần chú ý:
• Không dùng gạch phồng để xây.
• Mạch đứng của tướng so le nhau 1/2 viên gạch.
• Khi xây miết vữa vào đầu viên gạch sắp xây đưa từ từ vào và hơi chúc đầu
viên gạch xuống một chút để dồn vữa vào mạch đứng cho đầy thêm.
Sau khi rải vữa lên mặt tường mới xây thì đặt gạch và nhớ là chỉ ấn nhẹ và
dùng dao xây gõ nhẹ theo hướng vuông góc với mặt tường để điều chỉnh độ
ngang bằng của khối tường. Không gõ và day ngang để tránh đổ tường. Đối với
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
tường 110 cứ cách 2m và cao 2,5m phải bố trí trụ liền tường thì mới đứng vững
được.
Tường 110
- Đối với tường chịu lực:
Tường chịu lực là tường có chiều dày từ 220 trở lên. Khi xây tường này cần chú
ý:
• Nghiệm thu đầy đủ tim, cốt và căn cứ vào đó để lấy mực cho chinh
xác rồi bắt mỏ ở các góc. Khi xây tường phải căng dây, thường
xuyên dùng nivo và dọi để kiểm tra sự ngang bằng và thẳng đứng
của bức tường.
• Phải nắm vững bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chừa các chỗ để lắp dựng
cửa đi, cửa sổ, lỗ chừa cho các đường ống đi qua.
Những lỗ chừa sau này để lắp đạt đường điện, đương ông cấp thoát
nước hay thông gió phải xếp gạch (không cho vữa) rồi mới tiếp tục
xây.
• Trong khối xây có khi phải dùng nhiều loại vữa khác nhau theo
yêu cầu và tính chất của công trình. Bởi vậy phải tuyệt đối chấp
hành yêu cầu thiết kế.
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO
VIỆN XÂY DỰNG CTB THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Tường chịu lực 220
b. Kỹ thuật xây trụ, cột bằng gạch.
- Trụ , cột là nhiệm vụ đỡ các tải trọng bên trên và truyền xuống nền móng
công trình. Nó phải vừa chịu lực nén đúng tâm và nhiều khi phải chịu các
lực xô ngang. Chính vì vậy khi xây pahir tuyệt đối cẩn thận.
- Chọn gạch tốt, vuông thành sắc cạnh, vữa trộn đều, đúng cấp phối quy định.
- Trước khi xây phải xác định tim dọc, tim ngang.
- Xây thẳng, vuông thành sắc cạnh, các lớp gạch xây phải ngang bằng, mạch
vữa xây phải đặc chắc. Trụ cột xây xong phải được bảo quản cẩn thận,
traanhs va chạm làm long mạch vữa hoặc bị đổ cột. Khi nào vữa khô đạt
cường độ theo quy định mới thi công tiếp phần trên.
Khi xây trụ các mạch bên trong thường hay bị trùng mạch làm giảm sức chịu lực
của trụ. Để khắc phục điều này đôi khi người ta đặt cốt thép vào trong, trên đầu trụ
thường có một lớp bê tông để lực có thể phân bố đều trên đầu trụ.
c. Kỹ thuật xây một số bộ phận công trình khác bằng gạch:
- Xây lanh tô bằng gạch:
Lanh tô cửa sổ, cửa đi thường bằng bê tông cốt thếp đổ tại chỗ hay đúc sẵn rồi
lắp ghép lên tường khi xây đến cốt thiết kế yêu cầu.
NHÓM 2 – LỚP 55CB1 Trang 25