Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo thực tập công nhân kho xăng Mỹ Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 63 trang )

Báo cáo thực tập công nhân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 :KHO NHỰA ĐƯỜNG 7
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG 7
1.2.GIỚI THIỆU VỀ BITUM 7
1.3.PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BITUM 7
1.3.1.Chưng cất dầu thô 7
1.3.2.Tách bằng dung môi 8
1.3.3.Oxy hoá ở nhiệt độ cao 8
1.4.THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BITUM 8
1.5.CÁC TÍNH CHẤT CỦA BITUM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH 9
1.5.1.Kiểm định độ lún kim (độ xuyên kim) 9
1.5.2.Kiểm định điểm mềm 9
1.5.3.Khối lượng riêng 9
1.5.4.Kiểm định độ hòa tan 9
1.5.5.Kiểm định tính nhớt 9
1.5.6.Kiểm định lò cuốn lớp mỏng 10
1.5.7.Độ dẻo 10
1.6.HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ 10
1.6.1.Hệ thống công nghệ nhập, tồn chứa và phân phối nhựa đường 10
1.6.2.Hệ thống gia nhiệt 10
1.6.3.Các hệ thống kỹ thuật phụ trợ 11
1.6.4.Phương thức xuất nhập tồn chứa 11
1.6.5.Kết cấu đường ống 12
1.6.6.Khoảng cách giữa các gối đỡ di động 13
1.7.BỂ CHỨA, HỆ THỐNG GIA NHIỆT 15
1.7.1.Bể chứa BS4, BS5, BS6 15
1.7.2.Hệ thống gia nhiệt 15
1.8.QUY TRINH XUẤT NHẬP BỂ 16
1.8.1.Nhập nhựa đường 16


1.8.2.Bảo quản nhựa đường 17
1.8.3.Xuất nhựa đường 17

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 1

Báo cáo thực tập công nhân
1.9.CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT PHỤ TRỢ 17
CHƯƠNG 2 :KHO GAS 19
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG 19
2.2.CÔNG NGHỆ KHO LPG 19
2.2.1.Giới thiệu chung về công nghệ kho LPG 19
2.2.2.Công nghệ kho Nại Hiên 20
2.3.MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH 20
2.3.1.Bể chứa 20
2.3.2.Các thiết bị theo bể 21
2.3.3.Ống dẫn LPG 23
2.3.4.Hệ thống giàn ống đóng bình 24
2.3.5.Thiết bị bơm chuyển LPG 25
2.3.6.Hệ thống không khí nén trong kho LPG 26
2.3.7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của kho Gas 28
CHƯƠNG 3 :KHO XĂNG 31
3.1.GIỚI THIỆU CHUNG 31
3.2.CÔNG NGHỆ KHO XĂNG 33
3.3.1.Cấu tạo các bồn chứa 33
3.3.2.Hệ thống ống dẫn và van 35
3.3.3. Công nghệ chữa cháy 36
3.3.4.Thiết bị điện 36
CHƯƠNG 4 :PHÒNG HOÁ NGHIỆM 37
4.1.PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG KẾ BẰNG ASTM D1298-99 37

4.1.1.Tóm tắt lý thuyết 37
4.1.2.Phạm vi ứng dụng 37
4.1.3.Tiến hành 37
4.1.4.Xử lý kết quả 38
4.2.PHƯƠNG PHÁP ĐO MÀU ASTM D 1500-98 38
4.2.1.Phạm vi áp dụng phương pháp 38
4.2.2.Tóm tắt phép thử 38
4.2.3.Dụng cụ và thiết bị 38
4.2.4.Tiến hành 38

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 2

Báo cáo thực tập công nhân
4.3.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC ASTM D-445-97 38
4.3.1.Phạm vi áp dụng 38
4.3.2.Định nghĩa và ý nghĩa của độ nhớt 38
4.3.3.Thiết bị đo độ nhớt 39
4.4.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT 39
4.4.1.Phạm vi ứng dụng 39
4.4.2.Tóm tắt phép thử 39
4.4.3.Dụng cụ, thiết bị 39
4.4.4.Dung môi 40
4.4.5.Tiêu chuẩn 40
4.4.6.Tiến hành 40
4.4.7.Xử lý kết quả 41
4.5.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC KÍN: 41
4.5.1.Định nghĩa 41
4.5.2.Phạm vi áp dụng 41
4.5.3.Thiết bị hóa chât 41

4.5.4.Tiến hành 42
4.5.5.Xử lý kết quả 42
4.6.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC HỞ 42
4.6.1.Định nghĩa và phạm vi ứng dụng 42
4.6.2.Thiết bị và hóa chất 43
4.6.3.Tiến hành 43
4.6.4.Xử lý kết quả 44
4.7.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI REID 44
4.7.1.Định nghĩa 44
4.7.2.Phạm vi áp dụng 44
4.7.3.Nguyên tắc 44
4.7.4.Thiết bị 44
4.7.5.Tiến hành 45
4.8.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤT 45
4.8.1.Phạm áp dụng 45
4.8.2.Nội dung 45

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 3

Báo cáo thực tập công nhân
4.8.3.Thiết bị 45
4.8.4.Tiến hành 46
4.9.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN LÁ ĐỒNG 46
4.9.1.Phạm vi ứng dụng 46
4.9.2.Tóm tắt phép thử 46
4.9.3.Dụng cụ thiết bị 46
4.9.4.Tiến hành 46
4.10.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH, CHÌ 47
4.10.1.Phạm vi ứng dụng 47

4.10.2.Nguyên tắc hoạt động 47
4.10.3.Tiêu chuẩn 47
4.11.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ OCTANE 47
4.11.1.Định nghĩa 48
4.11.2.Phạm vi ứng dụng 48
4.11.3.Tiến hành 48
4.11.4.Xử lý kết quả 48
4.12.XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT TRONG NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT LY ASTM D473 49
4.12.1.Phạm vi ứng dụng 49
4.12.2.Thiết bị 49
4.12.3.Tiến hành 49
4.12.4.Xử lý kết quả 49
4.13.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BÔI TRƠN BẰNG THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỘNG KHỨ
HỒI CAO TẦNG (HFFR) TCVN 7758 : 2007 ; ASTM D 6079 – 04 49
4.13.1.Phạm vi ứng dụng 49
4.13.2.Thiết bị 49
4.13.3.Tiến hành 50
4.13.4.Xử lý kết quả 51
4.14.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH OXY HOÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHU
KỲ CẢM ỨNG THEO TCVN 6778 : 2000; ASTM D 525 – 95 51
4.14.1.Phạm vi ứng dụng 51
4.14.2.Thiết bị 51
4.14.3.Tiến hành 52

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 4

Báo cáo thực tập công nhân
4.14.4.Xử lý kết quả 52

4.15.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAY HƠI THEO TCVN
6539 : 2006 (ASTM D 381- 04) 52
4.15.1.Phạm vi ứng dụng 52
4.15.2.Thiết bị 52
4.15.3.Tiến hành 53
4.15.4.Xử lý kết quả 54
4.15.5.Độ chụm và độ lệch 54
4.16.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CẶN CACBON BẰNG PHƯƠNG PHÁP CONRADSON
THEO TCVN 6324 : 2006 ; ASTM D 189 – 05 54
4.17.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BENZEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (THEO
ASTM D 5580) 56
4.18.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG OXY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ THEO ASTM D
4815[4] 58
4.19. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO THEO TCVN 2690 : 2007; ASTM D482-03 59
4.20.XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PARAFIN, OLEFIN, AROMATIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SẮC KÝ LỎNG 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 5

Báo cáo thực tập công nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập công nhân là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sinh viên các ngành kĩ
thuật nói riêng cũng như các ngành nghề khác nói chung. Đây là dịp để sinh viên có thể
tiếp cận thực tế, tiếp cận các thiết bị kĩ thuật, công nghệ của các quá trình, các phương
thức vận hành, các điều kiện công nghệ…Từ đó, sinh viên có những tầm nhìn mới mẻ
hơn, sâu sắc hơn về các phương tiện kĩ thuật, nắm bắt vấn đề một cách chính xác hơn
Các thông tin mang lại từ các đợt thực tập thực sự bổ ích cho sinh viên sau khi ra
trường. Do vậy cần phải xác định rõ tầm quan trọng của thực tập công nhân đối với mỗi

sinh viên.
Sau thời gian 4 tuần thực tập tại kho Gas, kho Nhựa Đường, phòng hoá nghiệm và
kho xăng được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị tại các kho,
chúng em đã được bổ sung những kiến thức hết sức hữu ích và quan trọng cho hành trang
của mình trước khi bước vào đời.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chúng em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các anh chị tai các kho đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành đợt thực tập này.
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2010

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 6

Báo cáo thực tập công nhân
CHƯƠNG 1 : KHO NHỰA ĐƯỜNG

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Kho nhựa đường Nại Hiên – Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex xây dựng vào
năm 1997. Nhiệm vụ chính của kho là tiếp nhận và phân phối nhựa đường lỏng cho toàn
bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Công suất của kho đạt: Q = 800-1000 T/năm.
Sức chứa của kho: V = 2100 m
3
1.2. GIỚI THIỆU VỀ BITUM
Bitum là hỗn hợp của các hydrocacbon có khối lượng phân tử lớn và các chất nhựa
atphanten. Phân tử lượng có thể từ 2.000 đến 3.000.
Thành phần của bitum gồm các atphanten, nhựa và dầu nhờn. Atphanten đảm bảo
cho bitum có độ rắn và nhiệt độ chảy mềm cao. Nhựa làm tăng tính kết dính và tính đàn
hồi của bitum. Dầu nhờn là môi trường pha loãng, có tác dụng hoà tan nhựa và làm

trương nở atphanten.
Trong bitum, các hydrocacbon có cấu trúc phức tạp, dạng hỗn hợp của mạch cacbon
thẳng, vòng napten, vòng thơm, vòng ngưng tụ. Chất nhựa atphanten cũng là những chất
có cấu trúc phức tạp, có phân tử lượng lớn. Đặc biệt ngoài cácbon và hydro nó còn chứa
các nguyên tố khác như oxy, nitơ và cả lưu huỳnh.
Thành phần bitum phức tạp nên nó đảm bảo có những phẩm chất tốt như:
Chất nhựa: làm tăng khả năng kết dính và đàn hồi
Atphanten: làm tăng tính cứng, tính chảy mềm ở nhiệt độ cao
Bitum làm nhựa đường đòi hỏi phải có một cứng nhất định khi nhiệt độ tăng cao, có
một độ dẻo nhất định khi nhiệt độ hạ thấp. Nó cũng phải có độ bền nén, va đập lớn, có
khả năng gắn kết tốt với bề mặt đá vôi và chịu được thời tiết.
Để sản xuất bitum (nhựa đường) thì nên sử dụng loại dầu mỏ có thành phần cặn chứa
nhiều nhựa và asphalten. Hàm lượng asphalten trong cặn càng cao, t¯ số asphalten trong
nhựa càng cao, hàm lượng parafin rắn trong cặn càng ít thì chất lượng bitum càng cao,
công nghệ chế biến càng đơn giản.
Tuy nhiên trong thực tế có rất ít loại dầu mỏ có thể đáp ứng tốt yêu cầu để sản xuất
bitum do đó người ta thường tiến hành quá trình oxi hóa bitum bằng oxi không khí ở
nhiệt độ 170 - 260
o
C. Tùy theo mức độ cứng và dẻo mà quy định mức độ của quá trình
oxi hóa. Vì nếu oxi hóa càng nhiều thì bitum càng cứng do có nhiều asphalten nhưng lại
giòn và ít dẻo do lượng nhựa không thay đổi trong khi asphalten lại tăng và dầu lại giảm.
1.3. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BITUM
Có nhiều quá trình sản xuất Bitum từ các loại dầu thô.
1.3.1. Chưng cất dầu thô
Bitum được sản xuất bằng cách chưng cất dầu thô trong 2 giai đoạn.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 7


Báo cáo thực tập công nhân
Giai đoạn 1: chưng cất khí quyển, trong giai đoạn này thu được sản phẩm đáy (RA)
có chứa Paraphin, các thành phần dầu nhờn, bitum và các sản phẩm có giá trị khác.
Giai đoạn 2: là chưng cất ở áp xuất chân không (để hạ điểm sôi). Trong giai đoạn này
ta thu được các phần nhẹ ở đỉnh và cạnh sườn. Phần sản phẩm còn lại ở đáy là vật liệu
bitum (RSV). Một số loại dầu thô có thể cho phép sản xuất được Bitum thỏa mãn tất cả
các chỉ tiêu một cách trực tiếp ngay ngoài tháp chân không.
1.3.2. Tách bằng dung môi
Đây là phương pháp để tăng độ nhớt của cặn quá trình chưng cất chân không. Quá
trình này dựa trên cơ sở quá trình kết tủa sản phẩm asphalten, sự hòa tan của các loại dầu
trung gian trong dung môi alcan. Các dung môi thường sử dụng: Propan, butan, hoặc hỗn
hợp propan và butan.
1.3.3. Oxy hoá ở nhiệt độ cao
Đây là một quá trình dùng không khí để oxy hoá ở nhiệt độ cao đối với các phần cặn
của quá trình chế biến dầu mỏ như cặn gudron, cặn cracking, các cặn chiết … để cải thiện
một số tính chất của bitum: tăng tính nhớt (giảm độ lún kim), nhiệt độ chảy mềm cao.
Không khí được thổi qua một tháp chứa Bitum có nhiệt độ 285
0
C. Oxy sẽ phản ứng dầu
và chất keo tạo ra Asphatl. Hàm lượng Asphalt trong Bitum tăng lên tạo độ nhớt cao. Quá
trình thổi khí là quá trình liên tục, hoạt động theo nguyên tắc ngược chiều. Nguyên liệu
được đưa vào đỉnh tháp, còn không khí được đưa vào phía đáy tháp.
1.4. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BITUM
Thành phần nguyên tố hóa học của Bitum thường dao động:
C: 83
÷
88 %
H: 9
÷
12%

N: <1%
S: 0,5
÷
3,5%
O: 0,5
÷
1,5%
Các nguyên tố này kết hợp với nhau tạo thành nhiều hợp chất rất phức tạp. Do vậy để
nghiên cứu người ta dựa trên cơ sở giống nhau về thành phần hóa học, tính chất vật lý mà
chia chúng ra thành các nhóm sau:
Nhóm chất dầu: Là những hợp chất thấp phân tử nhất trong bitum. Khối lượng phân
tử khoảng 300
÷
500, không màu, t¯ trọng khoảng 0,91
÷
0,925 g/cm
3
. Sự có mặt của các
nhóm chất dầu làm cho bitum có tính lỏng (độ nhớt, độ lún kim). Phần này có t¯ lệ 10
÷
60% khối lượng Bitum.
Nhóm các chất keo: Các chất này có màu nâu, độ nhớt lớn, làm dung môi cho dầu và
Asphalt. Các chất dầu và asphalt sẽ không hòa trộn được khi không đủ lượng keo.
Khi bitum nóng phản ứng với Oxy, các chất keo sẽ chuyển thành Asphalt làm tăng
điểm chảy mềm của Bitum.
Nếu quá trình oxy hóa được tiến hành đủ lâu để bitum tách thành hai pha và mất đi
độ kết dính tức là có quá nhiều asphalt và không đủ chất keo để giữ cho asphalt được lơ
lửng trong dầu.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

Trang 8

Báo cáo thực tập công nhân
1.5. CÁC TÍNH CHẤT CỦA BITUM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH
Kiểm định Bitum hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các nước. Một số nước có
phương pháp kiểm định riêng nhưng hầu như tất cả đều dựa vào các phương pháp kiểm
định của Đức (DIN), Anh (IP) và Mỹ (ASTM).
Các tiêu chuẩn kiểm định đối với Bitum đặc gồm:
1.5.1. Kiểm định độ lún kim (độ xuyên kim)
Độ lún kim của bitum được xác định bằng các thiết bị chuyên dùng và được tính
bằng mm chiều sâu lún xuống của kim đặt dưới một tải trọng 100g trong thời gian 5s ở
nhiệt độ 0
0
C và 25
0
C. Độ lún kim biểu thị độ cứng của bitum. Độ lún kim nhỏ thì bitum
cứng.
1.5.2. Kiểm định điểm mềm
Nhiệt độ chảy mềm biểu thị khả năng chịu nhiệt của bitum, là nhiệt độ tại đó mẫu
bitum tiêu chuẩn sẽ chảy và biến dạng
Kiểm định này còn được gọi là điểm mềm và cầu. Kiểm định này xác định nhiệt độ
mà tại đó một vành bitum đặc mềm đi đủ cho phép một quả cầu thép, lúc đầu được đặt
trên bề mặt chìm dần qua vành bitum một khoảng cách đã định 2,5cm. Nhiệt độ tương
ứng được gọi là điểm mềm hay còn gọi là nhiệt độ mà tại đó bitum có một độ đặc riêng.
Nhiệt độ chảy mềm càng cao thì bitum chứa nhiều asphanten và khả năng chịu nhiệt
càng tốt.
1.5.3. Khối lượng riêng
Đại lượng này được đo bằng t¯ trọng kế (Pycnometre) (ASTM D70).
1.5.4. Kiểm định độ hòa tan
Việc xác định độ hòa tan của bitum được thực hiện bằng cách hòa tan bitum trong

một dung môi phù hợp và tách các chất không hòa tan ra. Các bitum có khả năng hòa tan
trong disulfua cacbon (CS
2
) và tetra clorua cacbon (CCl
4
). Tuy nhiên CS
2
có khả năng bắt
cháy cao còn CCl
4
thì gây độc và hiệu ứng độc lại tích lũy. Do vậy, người ta dùng một
dung môi tương đương là tri-clo-etylen vì nó ít độc hại hơn và hiệu ứng độc không bị tích
lũy.
Kiểm định này cho phép phát hiện sự có mặt của phân tử than cốc (do hiện tượng quá
nhiệt của bitum) và các phân tử không hòa tan (như các chất khoáng) có trong bitum.
1.5.5. Kiểm định tính nhớt
Kiểm định này dùng nhớt kế ống mao dẫn. Nhớt kế được nâng lên đến một nhiệt độ
không đổi là 60
0
C. Bitum đã được đun nóng được đổ vào thành rộng của nhớt kế. Sau
một khoảng thời gian phù hợp để đạt sự cân bằng nhiệt độ, sẽ áp dụng chế độ chân không
từng phần và đo thời gian (tính bằng giây) để bitum chảy giữa hai đầu được đo nhân thời
gian này với hệ số của nhớt kế ta sẽ được giá trị độ nhớt.
Kiểm định này được lặp lại ở 135
0
C, lúc này độ nhớt bitum đủ thấp để bitum có thể
chảy qua nhớt kế mà không phải dùng chân không.
Mỗi bước trong việc sử dụng bitum được tiến hành với bitum có một độ nhớt xác
định. Những giá trị độ nhớt lý tưởng được kiểm nghiệm là:


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 9

Báo cáo thực tập công nhân
Phun: 40
÷
100 cst
Trộn: 150
÷
300 cst
Bơm: 300
÷
2000 cst
Tùy theo từng mục đích vận dụng mà ta gia nhiệt bitum để có độ nhớt thích hợp.
Đối với mỗi loại bitum sẽ có biểu đồ phụ thuộc giữa độ nhớt và nhiệt độ. Sử dụng
biểu đồ độ nhớt, nhiệt độ có thể tiết kiệm được nhiên liệu (cho quá trình gia nhiệt) và
ngăn chặn được hiện tượng quá nhiệt của bitum. Quá nhiệt sẽ gây nên bốc khói và có thể
làm hóa rắn hoặc giảm tuổi thọ của bitum.
Độ nhớt phải đạt yêu cầu để đảm bảo độ xuyên thấm cần thiết của bitum vào trong
đất, pha trộn tốt với các chất khoáng và bao phủ hoàn toàn các hạt rắn trong quá trình xử
lý bề mặt đường.
1.5.6. Kiểm định lò cuốn lớp mỏng
Trong một nhà máy trộn asphalt, các mẫu đá nóng và bitum sẽ được trộn lẫn nhau.
Trong hỗn hợp này lớp bitum trên đá rất mỏng và khi trộn lại có không khí do vậy tạo
điều kiện cho việc oxy hóa và hóa rắn của bitum.
Kiểm định này đòi hỏi tiến hành 3 đo đạc sau:
Đo đạc về sự mất mát khối lượng (do các thành phần bị bốc hơi ra)
Đo mức độ hóa rắn của bitum. Việc này được xác định bằng cách so sánh giá trị độ
lún kim hay độ nhớt của phần chất dư với các giá trị này của mẫu ban đầu.
Tính dẻo: có thể thấp hơn trong vật liệu ban đầu. Kiểm định này sẽ xác nhận bitum

có dễ hóa rắn trong các điều kiện của môi trường.
1.5.7. Độ dẻo
Độ dẻo là một chỉ số có tính dính bám của bitum. Độ dẻo sau khi kiểm định sẽ cho
biết các loại bitum có chất lượng xấu. Việc xác định này được thực hiện ở điều kiện 25
0
C
và độ dẻo được đo bằng 1 dẫn kế.
1.6. HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
1.6.1. Hệ thống công nghệ nhập, tồn chứa và phân phối nhựa đường.
Gồm các phần sau:
Cụm thiết bị tiếp nhận nhựa đường (gọi tắt là cụm thiết bị nhập) từ tàu biển chuyên
dụng tại cầu tàu Nại Hiên gồm có các ống mềm, van, thiết bị kiểm soát lưu lượng, nhiệt
độ, áp suất.
Tuyến ống nhập
Φ
219*6 từ cầu tàu vào kho dài 250 m (tính đến bể xa nhất).
Khu bể chứa nhựa đường gồm 3 bể * 725 m
3
(BS4, BS5, BS6).
Cụm bể trung chuyển:2 bể * 25 m
3
. Đặt trên sàn đỡ bêtông cốt thép cao 5m so với
nền sản xuất.
Máy bơm nhựa đường: 2 tổ đặt phía dưới sàn đỡ cụm bể trung chuyển.
Cần xuất nhựa đường cho ôtô: 2 cần (xuất cho 2 loại nhựa đường riêng biệt) bố trí
trong mái che diện tích 93 m
2
.
1.6.2. Hệ thống gia nhiệt
Bao gồm các thành phần:


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 10

Báo cáo thực tập công nhân
Lò nhiệt công suất chọn Q = 1000000 Kcal/h: 2 lò (1 lò dự phòng) bố trí trong nhà
bao che diện tích 81 m
2
.
Ống khói của lò gia nhiệt
Φ
377*8, cao H = 15 m bố trí 1 ống chung cho 2 lò nhiệt.
Cụm bể chứa nhiên liệu đốt lò (FO): 2 bể *10 m
3
đặt trên bệ đỡ bằng bêtông cao H =
0,5m so với mặt đất.
Bể chứa điều hòa dầu tải nhiệt: 1 bể * 8 m
3
bố trí trên giá dỡ có chiều cao H = 9m so
với nền sản xuất.
Hệ thống ống dẫn dầu tải nhiệt
Φ
57 và
Φ
89.
Thiết bị gia nhiệt cục bộ.
Thiết bị bù giãn nở nhiệt trên đường ống.
1.6.3. Các hệ thống kỹ thuật phụ trợ
 Hệ thống cung cấp điện và an toàn, thu hồi, tiếp địa.
 Hệ thống cấp thoát nước và PCCC.

 Hệ thống đường bãi nội bộ kho.
 Nhà hợp khối: bố trí các phòng chức năng gồm: thường trực, bảo vệ, điều
hành, hóa nghiệm, nhà nghỉ cán bộ nhân viên.
1.6.4. Phương thức xuất nhập tồn chứa
Nhập: Nhập nhựa đường đặc loại 60/70 hoặc 80/100 qua đường nhập từ cầu tàu về
khu bể chứa BS4, BS5, BS6 bằng máy bơm trên tàu.
Xuất: Xuất cho ôtôxitec chuyên dụng (10 tấn)
Đóng phuy (Khối lượng nhựa đường mỗi phuy 190 kg)
Công suất kho:
+ Công suất kho 8000
÷
10000 T/năm
+ Công suất nhập 170 m
3
/h
Công suất cho ôtô xitec:
+ Xuất bằng máy bơm 35 m
3
/h (16 phút/1 xe) trường hợp nhựa đường mới nhập nhiệt
độ còn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+ Xuất bằng tự chảy qua bể trung chuyển: 9,36 m
3
/h.
T
T
Chỉ tiêu thử nghiệp
Phương
pháp kiểm
tra ASTM
Loại nhựa

60/70 80/100
1 Độ lún kim ở 25
0
C (0,01mm) D5 60
÷
70 80
÷
100
2 Độ kéo dài ở 25
0
C Min(cm) D113 100 100
3 Điểm chớp cháy
0
C (Min) D92 250 225
4 Nhiệt độ hóa mềm (p
2
vòng bi) D36 48
÷
56 45
÷
52
5 T¯ trọng ở 25/25
0
C (g/cm
3
) D70 1,01
÷
1,06 1,01
÷
1,05

6 Lượng hòa tan trong dung môi CS
2
(%) D204L 99 99
7 Tổn thất khi gia nhiệt %max D6 2,0 0,5
8 Mức giảm độ lún kim % max D6 / D5 20 20

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 11

Báo cáo thực tập công nhân
• Dung tích kho:
Tổng dung tích kho là 7125 m
3
Gồm 3 bể: BS4, BS5, BS6 dung tích mỗi bể 725 m
3
.
 Chức năng: Chứa nhựa đường loại 60/70 hoặc 80/100 với nhiệt độ
bảo quản 105,5
0
C.
 Đặc điểm bể chứa:
Các bể chứa BS4,BS5,BS6 được cải tạo từ bể chứa dầu FO thành bể chứa
nhựa đường nóng. Phía ngoài thành bể được bọc bảo ôn bằng lớp bông thủy tinh
chiều dày 50 mm. Bảo vệ lớp bọc bằng 1 lớp tôn kẽm dày 1 mm và hệ thống
khung sườn liên kết bằng thép góc. Đầu ống công nghệ nhập và xuất bố trí theo
yêu cầu tồn chứa, xuất nhập nhựa.
• Khu bể chứa trung chuyển:
 Gồm 2 bể thép loại 25 m
3.
. Kết cấu hình trụ nằm ngang. Phía ngoài

bể được bọc bảo ôn bằng bông thủy tinh dày 50 mm. Bảo vệ lớp bọc bằng 1
lớp tôn kẽm dày 1mm. Hai bể đặt trên dàn đỡ bêtông cốt thép cao 5 m.
 Chức năng: Trung chuyển nhựa đường từ bể chứa bảo quản bằng
máy bơm.Tại đây nhiệt độ được nâng lên 130
0
C để xuất cho ôtô xitec.
• Trạm bơm nhựa đường:
 Trạm bơm nhựa đường được bố trí dưới sàn đỡ cụm bể trung
chuyển. Trong trạm bơm được lắp đặt 2 tổ máy bơm động cơ điện có đặc
tính kỹ thuật sau:
o Lưu lượng bơm Q = 35 m
3
/h
o Áp lực bơm H = 60 m (cột H
2
O)
o Áp lực hút: H
h
= 7 m cột H
2
O
o Công suất động cơ N = 20 Kw
 Chức năng trạm bơm gồm:
o Bơm nhựa đường từ bể bảo quản BS4, BS5, BS6 lên
cụm bể trung chuyển và xuất cho ôtô xitec.
o Bơm nhựa đường từ bể bảo quản xuất thẳng cho ôtô
xitec không qua bể trung chuyển.
o Bơm vét đảo bể.
1.6.5. Kết cấu đường ống
Đường ống dẫn nhựa đường nóng và dầu tải

nhiệt là loại đường ống làm việc trong chế độ
nóng với biên độ dao động nhiệt cao từ 150
0
C
÷
250
0
C làm cho vật liệu làm ống bị co dãn theo
nhiệt độ sinh ra các ứng suất phụ làm phá vỡ các
liên kết ống.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 12

Báo cáo thực tập công nhân
Để khắc phục, người ta bố trí trên tuyến ống các thiết bị bù giãn nở nhiệt kiểu
π
, Z, L
loại khớp thẳng, loại mềm hình sóng.
Đối với công trình, thiết bị được chọn là thiết bị bù nhiệt kiểu mềm hình sóng cho
ống
Φ
159
÷
Φ
219 và kiểu
π
cho ống
Φ
57

÷
Φ
89. Kết hợp với góc ngoài công nghệ. Số
lượng thiết bị bù nhiệt phụ thuộc vào chiều dài ống giữa hai gối đỡ cố định.
1.6.6. Khoảng cách giữa các gối đỡ di động.
Khoảng cách giữa những gối đỡ di động được chọn trong sổ tay quy định thiết kế
đường ống kho xăng dầu.
Ống
Φ
219*7 có bọc bảo ôn, L
1
= 10 (m).
Ống
Φ
159*5 có bọc bảo ôn, L
2
= 8 (m).
Ống
Φ
89* 4 có bọc bảo ôn, L
3
= 6 (m).
Ống
Φ
57*4 có bọc bảo ôn, L
4
= 5 (m).
Khoảng cách giữa các gối đỡ cố định.
Khoảng cách giữa các gối đỡ cố định tại kho nhựa đường Nại Hiên được chọn theo
công thức: L = A/a * (T

1
-T
2
) (mm)
Trong đó A: Khả năng giãn nở của thiết bị chọn (mm)
a: hệ số giãn nở nhiệt của thép ống, a = 0,000012 mm/1
0
C
T
1
: Nhiệt độ ống làm việc lớn nhất
0
C
T
2
: Nhiệt độ ống làm việc nguội nhất
0
C
Kết quả tính được cho ở bảng sau:
Loại ống T
1
0
C T
2
0
C A(mm) Chọn khoảng cách
1
7*219
Φ
180 15 80 40

2
5*159
Φ
180 15 64 32
3
4*57
Φ
180 15 90 28
4
4*89
Φ
180 15 68 21
Đường ống nhập:
• Đường ống nhập nhựa đường từ cầu tàu vào bể chứa lắp đặt ống thép
7*219
Φ
. Tuyến ống được gia nhiệt và bọc bảo ôn bằng bông khoáng dày 50mm.
• Tuyến ống được đặt nổi trên hệ thống gối đỡ cố định và gối trượt tự do.
Trên dọc tuyến bố trí các thiết bị co dẫn nhiệt kiểu sóng.
• Đoạn ống từ cụm thiết bị nhập (trên cảng) vào bờ bố trí dọc trên cầu dẫn
cách mép cầu 0.5m.
• Cụm thiết bị nhập lắp đặt 2 loại liên kết cho hai loại ống mềm D
y
100 và
D
y
150, trong đó 1 cho nhập nhựa và 1 cho khí nén đẩy sạch nhựa về các bể.
Ống mềm sử dụng loại có lưới thép, chịu nhiệt T = 160 - 250 và áp lực valve P
= 10 kg/cm
2

.
• Đường ống hút từ bể chứa ra trạm bơm:
• Các bể chứa BS4, BS5, BS6, bố trí mỗi bể chứa một đường ống hút độc
lập
5*159
Φ
. Sau đó đấu vào ống góp
7*273
Φ
tại trạm bơm.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 13

Báo cáo thực tập công nhân

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 14

Báo cáo thực tập công nhân
• Gia nhiệt cho các đường ống hút bằng phương pháp truyền nhiệt trực tiếp
qua thành ống nhựa đường.
• Đường ống được đặt trên hệ thống gối đỡ theo kiểu treo bằng kết cấu thép.
Dọc tuyến ống bố trí thiết bị bù giãn nhiệt kiếu sóng. Toàn bộ các ống hút và
thiết bị đều được bọc bảo ôn.
• Đường ống đẩy từ trạm bơm:
• Đoạn ống từ máy bơm đến bể trung chuyển được chọn ống
5*159
Φ


gia nhiệt trực tiếp bằng cách hàn kép thép U50 vào ống.
Đoạn ống từ bể trung chuyển xuống các vòi xuất ôtô xitec là ống
4*108
Φ
. Gia nhiệt
bằng hai ống kép
5.3*57
Φ
.
1.7. BỂ CHỨA, HỆ THỐNG GIA NHIỆT
1.7.1. Bể chứa BS4, BS5, BS6
 Trên mái bể lắp đặt 2 cửa ánh sáng D
y
500, một cửa đo mức D
y
150, một ống
thông áp D
y
150.
 Trên thân bể lắp đặt 2 nhiệt kế ở hai mức cầu thang khác nhau.
 Phía gần đáy bố trí một thiết bị gia nhiệt cục bộ, một nhiệt kế đã kiểm soát nhiệt
độ trước khi bơm.
 Cụm bể trung chuyển: 2 bể *25.
 Trên bể được lắp đặt các thiết bị sau:
 Đầu ống nhặp vào phía trên bể D
y
150.
 Đầu ống xuất ra phía dưới bể D
y
100.

 Trên nắp bể lắp 1 vale thông áp D
y
100, 1 cửa đo mức D
y
100 và một nhiệt kế để
kiểm soát nhiệt kế xuất hàng.
 Phía dưới bể có một cần để xuất nhựa đóng phun.
 Thiết bị xuất cho ôtô xitec: Trong nhà xuất lắp đặt 2 cần xuất D
y
100 cho hai loại
nhựa riêng biệt (không đồng thời xuất).
1.7.2. Hệ thống gia nhiệt
Hệ thống gia nhiệt cho đường ống và bể chứa được chọn là hệ thống gia nhiệt bằng
đầu tải nhiệt.
Mô tả hệ thống: Hệ thống gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt bao gồm các thành phần chủ
yếu công nghệ sau:
Lò nhiệt: Là bộ phận cơ bản của hệ thống nhiệt. Nhiệt được tạo ra trong qúa trình
đốt nhiên liệu, dầu tải nhiệt được bơm qua lò nhiệt. Tại đây dầu tải nhiệt được nâng nhiệt
độ lên đúng theo yêu cầu và được đi qua gia nhiệt cho hệ thống. Sau đó trở lại lò gia nhiệt
theo chế độ tuần hoàn.
• Theo thiết kế: Lò gia nhiệt được sử dụng có công suất Q =1000000
kcal/h. Các đặc tính kỹ thuật của lò như sau:
 Nhiên liệu đốt sử dụng dầu FO.
 Mức tiêu hao nhiên liệu 112.8 kg/h.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 15

Báo cáo thực tập công nhân
 Nguồn điện sử dụng 380/220 V

 Công suất tiêu thụ của động cơ máy bơm 20 HP.
 Lưu lượng bơm dầu tải nhiệt 80 m
3
/h
Lò gia nhiệt được lắp đặt trong nhà có bao che với diện tích 81 m
2
. Ngoài lò nhiệt
còn có các thành phần công nghệ phụ trợ khác gồm:
 Cụm bể chứa nhiên liệu đốt lò (FO) với hai bể chứa bằng thép hình
trụ nằm ngang với dung tích 10 m
3
/bể. Nhập nhiên liệu vào bể bằng ôtô
xitec.
 Ống khói bằng thép ống
8*377
Φ
cao 15 m.
Hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt:
• Dầu tải nhiệt trong hệ thống được sử dụng là loại Transcal.
Nhiệt độ làm việc tối đa của dầu là 280
0
C.
• Hệ thống dẫn dầu tải nhiệt bao gồm:
Đường ống chính:
4*94
Φ
được nối từ lò gia nhiệt ra khu bể
chứa và trạm bơm, ống được đặt trên gối đỡ bằng thép và bọc bảo ôn bằng
lớp bông thủy tinh và ngoài bằng tôn kẽm.
Việc gia nhiệt ống nhập được thực hiện trước khi bơm nhập đảm bảo cho

nhựa đường trong quá rình bơm chuyển vào bể chứa với nhiệt độ 160
0
C -
180
0
C.
 Hệ thống gia nhiệt cho bể chứa BS4, BS5, BS6 dùng ống thép
4*57
Φ
, tổng chiều dài là 470 m/bể, ống gia nhiệt được bố trí hai tầng:
o Tầng thứ nhất cách đáy bể 100 mm
o Tầng thứ hai cách tầng thứ nhất 500 mm.
Toàn bộ hệ thống ống được liên kết trên các giá đỡ bằng thép và liên
kết với kết cấu bể chứa
 Hệ thống gia nhiệt cục bộ:
Thiết bị gia nhiệt cục bộ có chức năng nâng nhiệt độ nhựa đường từ
105,5
0
C lên 131
0
C trước khi bơm hút xuất ra khỏi bể.
 Hệ thống gia nhiệt cụm bể trung chuyển 25 m
3
Bằng ống
4*57
Φ
với tổng chiều dài = 78 m bố trí 1 tầng cách đáy bể
400mm. Hệ thống có chức năng gia nhiệt nâng nhiệt độ nhựa đường từ
131
0

C lên 140
0
C dễ xuất tự chảy cho ôtôxitec qua cần xuất.
Dàn gia nhiệt thu hồi nhựa: Bằng thép ống
4*57
Φ
bố trí 1 tầng có tổng chiều dài
28m.
1.8. QUY TRINH XUẤT NHẬP BỂ
1.8.1. Nhập nhựa đường
Trước khi nhập tuyến ống nhập được gia nhiệt nóng lên 160
0
C -180
0
C (nhiệt độ nhập
nhựa của tàu) bằng hệ thống dẫn dầu tải nhiệt. Quy trình thao tác được thực hiện như sau:
Mở tất cả các van chặn trên tuyến ống, để tránh hiện tượng tăng áp trong đường ống.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 16

Báo cáo thực tập công nhân
Mở lần lượt các van chặn giữa đường ống cấp và đường ống hồi dầu tải nhiệt theo
thứ tự từ kho ra cảng. Sau khi mở van gia nhiệt cho đoạn ống nhập nhiệt độ đạt yêu cầu
thì đóng van lại rồi tiếp tục mở van gia nhiệt đoạn ống tiếp theo cho đến hết tuyến ống
nhập.
Sau khi nhập xong tuyến ống được thổi sạch nhựa về bể chứa bằng khí nén trên tàu,
lượng còn lại được đẩy qua ống vào thùng chứa.
1.8.2. Bảo quản nhựa đường
Nhựa đường thâm nhập loại 60/70 hoặc 80/100 được bảo quản trong bể chứa với

nhiệt độ duy trì tối thiểu T 105,5
0
C (phụ thuộc vào độ chứa đầy trong bể). Thời gian gia
nhiệt bảo quản cho một bể trong 1 ngày là 2 h.
1.8.3. Xuất nhựa đường
Trước khi xuất nhựa từ bể chứa, vận hành cho thiết bị gia nhiệt cục bộ hoạt động
trong tời gian 1 h để nâng nhiệt độ nhựa lên từ 105,5 lên 131,2
0
C. Sau đó dùng máy bơm
hút lên bể trung chuyển 25 m
3
. Tại đó vận hành cụm gia nhiệt bể trung chuyển đưa nhiệt
độ nhựa từ 131
0
C lên 140
0
C để xuất cho ôtô xitec.
1.9. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT PHỤ TRỢ
Nguồn điện và thiết bị điện:
• Nguồn điện cung cấp cho kho nhựa đường lấy từ trạm biến thế kho xăng dầu Đại
Niên.
 Tổng công suất lắp đặt 87 kW
 Tổng công suất tiêu thụ 74 kW
 Điện áp cấp cho phụ tải U = 380/220
 Tần số H=50 Hz
• Thiết bị điện sử dụng trong kho là loại phòng nổ phù hợp với quy phạm lắp đặt
điện trong kho xăng dầu đồng thời đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho kho.
• Mạng điện: mạng điện trong kho là hệ thống cáp dẫn điện đặt ngầm dưới đất.
Trong thiết kế chia thành 3 nhóm:
 Mạng điện động lực cung cấp cho các thiết bị động lực gồm: trạm bảo

nhựa, lò nhiệt.
 Mạng điện chiếu sáng: cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng quanh kho.
 Mạng điện sinh hoạt cấp cho thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện trong nhà
khối.
• Hệ thống thu lôi tiếp địa:
Khu bể chứa BS4, BS5, BS6 sử dụng hệ thống thu lôi tiếp địa để đảm bảo
an toàn phòng cháy cho kho.
 Lưu ý:
 Thường xuyên kiểm tra hệ thống chống sét, hệ thống điện, chống
chập điện gây cháy. Tại các nơi có thiết bị điện bố trí bình chứa CO
2
xách
tay.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 17

Báo cáo thực tập công nhân
Chữa cháy cho kho nhựa đường chủ yếu bằng nước làm nguội. Mặt khác, còn sử
dụng thêm bọt hoà không khí để chữa cháy cho cụm bể chứa nhiên liệu FO, dầu tải nhiệt.
Sơ đồ hệ thống các bể trong kho nhựa đường

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 18

Báo cáo thực tập công nhân
CHƯƠNG 2 : KHO GAS

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquid Petroleum Gas) là hỗn hợp hyđrocacbon mà chủ

yếu là Butane và Propane. LPG là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và được
hóa lỏng ở áp suất nhất định để giữ cho LPG luôn ở trạng thái lỏng thuận tiện cho việc
tồn trữ và vận chuyển. Đặc điểm của LPG là cân bằng ở trạng thái lỏng - hơi và trong
điều kiện áp suất khí quyển, LPG tồn tại ở trạng thái hơi và được sử dụng như một nhiên
liệu khí đốt.
Gas Petrolemex được kho Gas tiếp nhận và phân phối là hỗn hợp gồm 70% Butane
và 30% Propane. LPG là chất khí không màu, không mùi, có t¯ khối nặng gần gấp 2 lần
không khí. Tuy nhiên trong thực tế quá trình chế biến cần pha thêm mùi đặc trưng của
Etyl Mecaptan để phát hiện rò rỉ. Nồng độ của Etyl Mecaptan được thêm vào phải nằm
trong giới hạn cho phép đủ để phát hiện được mùi mà không gây ngộ độc.
Gas LPG không độc, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến thực
phẩm. Nhưng nếu bị rò rỉ nhiều thì Gas sẽ lắng xuống và gây ngạt thở.
T¯ trọng của LPG lỏng d = 0.55 - 0.56 bằng một nửa t¯ trọng của nước.
T¯ khối của LPG gas nặng gần gấp đôi không khí (1.86 lần), do vậy khi gas bị rò rỉ
sẽ lan tràn trên mặt đất và tích tụ tại những chỗ thấp và có nguy cơ cháy nổ khi nồng độ
đạt 2 - 9%.
LPG được tồn chứa trong các loại bình áp lực khác nhau, chúng tồn tại ở trạng thái
hơi bão hòa. Gas lỏng ở dưới, hơi ở phía trên và theo qui định an toàn, các bình chỉ được
phép đóng 80 -85% dung tích bình.
LPG có hệ số dãn nở lớn: một đơn vị thể tích lỏng tạo ra 250 đơn vị thể tích hơi, do
vậy LPG rất thuận tiện và kinh tế khi vận chuyển và tồn trữ ở dạng lỏng. LPG ở trạng
thái lỏng có hệ số dãn nở lỏng gấp 10-15 lần nước.
2.2. CÔNG NGHỆ KHO LPG
2.2.1. Giới thiệu chung về công nghệ kho LPG
Công nghệ kho LPG là tập hợp tất cả các thiết bị bồn, bể, biện pháp kỹ thuật vận
hành, bảo dưỡng chúng để thực hiện công việc xuất nhập, tồn chứa cấp phát LPG tại kho
một cách an toàn.
Thông thường, LPG được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng đường
ống (trong phạm vi hẹp), tàu chuyên dụng, xe bồn, loại đóng bình.
LPG được vận chuyển bằng tàu ở 2 dạng: được làm lạnh hoặc nén dưới áp suất nhất

định. Đối với các tàu vận chuyển LPG làm lạnh có tải trọng lớn (trên 30000 tấn), LPG
được làm lạnh đến -50
O
C. Với các kho như ở Việt Nam, người ta thường sử dụng tàu chở
LPG được hóa lỏng ở áp suất cao, các tàu này thường có tải trọng không lớn.
LPG được vận chuyển bằng tàu đến cảng và được bơm lên bể chứa bằng các bơm
hoặc máy nén LPG trên tàu qua một hệ thống tiếp nhận kín. Hơi LPG trong các bể chứa
trên bờ được dẫn trở lại tàu để cân bằng áp suất. Vì vậy bên cạnh đường ống nhận LPG

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 19

Báo cáo thực tập công nhân
lỏng bao giờ cũng có đường ống dẫn LPG hơi. Ngoài ra kho trên bờ còn có thể có máy
nén LPG của mình để nén hơi LPG xuống tàu cũng như vận chuyển LPG lỏng từ bể này
sang bể khác. Việc dùng máy nén LPG cho phép vận chuyển hết 100% lượng LPG có
trên tàu cũng như trong các bể, tiết kiệm hơn so với dùng máy bơm để vận chuyển.
LPG được tồn chứa trong các bể bồn chứa và được đóng ra các bình nhờ hệ thống
bơm và giàn đóng bình tự động hoặc bán tự động qua hệ thống cân để xác định khối
lượng LPG của từng bình. Ngoài ra LPG cũng được đóng vào các ôtô xitec chuyên dụng,
được kiểm tra bằng lưu lượng kế. Việc đóng bình hoặc xe chuyên dụng LPG đều được
thực hiện theo chu trình kín.
2.2.2. Công nghệ kho Nại Hiên
LPG được nhập đến kho Nại Hiên từ tàu thủy qua cầu cảng. Tại cầu tàu, người ta sử
dụng các ống mềm chuyên dụng để nối dàn xuất trên tàu với ống dẫn LPG lỏng vào bể
chứa và có một ống dẫn hơi LPG đi từ bể quay về tàu trong quá trình nhập. Việc vận
chuyển LPG từ tàu được thực hiện bằng bơm, máy nén LPG của tàu hoặc 2 máy nén của
kho.
LPG được chứa trong 5 bồn hình trụ nằm ngang. Mỗi bồn có sức chứa khoảng 100
tấn LPG lỏng.

LPG từ bể được bơm qua nhà đóng bình để bơm vào các loại bình 9, 12, 13, 48 kg
nhờ máy nén LPG hoặc máy bơm LPG ra trạm xuất ôtô nạp vào xe ôtô xitec chuyên
dụng. Giàn đóng bình cho loại 9,13 kg có dạng mâm xoay gọi là Carousel. Đây là giàn
xuất bán tự động có năng suất tương đối lớn, được điều khiển bằng khí nén. Việc đóng
bình đòi hỏi người công nhân phải vận hành đúng thao tác. Giàn đóng bình cho loại bình
48,12 kg là giàn cố định. Từ giàn đóng bình và trạm xuất ôtô đều có ống dẫn hơi LPG hồi
lưu về bể.
2.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH
2.3.1. Bể chứa
Bể chứa tại kho Nại Hiên là loại bể trụ nằm ngang, được làm bằng thép chịu lực cao,
được kiểm tra siêu âm và chụp X quang 100% mối hàn, thử thủy lực ở áp suất 27kg/cm
2
,
thử kín ở 18kg/cm
2
. Bể đặt nằm ngang trên các gối đỡ bằng bê tông. Một số thông số của
bể hiện có tại kho gas Đà Nẵng như sau:
• Thể tích: 223,76 m
3

• Sức chứa: 100 000 kg
• Áp suất thiết kế: 18kg/cm
2
• Độ ăn mòn cho phép: 1mm / năm
Vì bể được thiết kế nằm ngang nên có những ưu nhược điểm sau:
• Ưu điểm: chế tạo và lắp ráp đơn giản hơn bể cầu, chi phí lắp đặt ít
hơn.
• Nhược điểm: tiêu hao vật liệu cho một đơn vị chứa lớn, diện tích
thiết kế cao hơn, sức chứa bể không lớn chỉ thích hợp cho các kho vừa và
nhỏ.


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 20

Báo cáo thực tập công nhân
 Cấu tạo và trang thiết bị trên bể
Cấu tạo bể: Được mô tả như hình vẽ:
Bể gồm có các bộ phận sau:
− (1): Đường ống hồi lưu: được dùng để hồi lưu LPG từ trong ống
về bể chứa. Trên đường ống hồi lưu gồm có 3 van: 1 van lá chắn; 1 van một
chiều; 1 van điều khiển bằng khí nén.
− (2): Đường ống xuất: trên đường ống này gồm có 3 van: 1van
quá dòng đặt trong bể; 1van lá chắn; 1 van điều khiển bằng khí nén. Chiều
cao ống xuất trong bể là 34 cm so với đáy bể để tránh hút nước và cặn bẩn
bên trong bể
− (3): Đường ống nhập tàu.
− (4); (5): Đường ống hút và nén khí dùng để nhập tàu và đảo bể.
− (6): Đường ống tháo bụi bặm, đất cát, rỉ,cặn bẩn, nước ra khỏi
bể. Trên đường ống luôn có 2 van ở trạng thái đóng.
− (7): Thước đo Rota dùng để đo mức chất lỏng trong bể, từ đó tính
được lượng LPG tồn chứa.
− (8): Cửa vào chỉ được phép mở khi làm vệ sinh bể.
− (9): Đường ống xả hơi.
− (10): 2 van an toàn áp suất.
− (11): Đồng hồ đo áp suất hơi của LPG.
− (12): Đồng hồ đo mức chất lỏng bằng cầu phao.
(13): Đồng hồ đo nhiệt độ LPG lỏng.
2.3.2. Các thiết bị theo bể
 Van an toàn áp suất:


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 21

P
P
P
L
(11)
(12)
(13)
(1) (2) (3) (4)
(5) (6)
(8)
(10)
(7)
(9)
Báo cáo thực tập công nhân
 Chức năng: Van an toàn áp suất hay còn gọi là van an toàn được
dùng bảo vệ bể khỏi các nguy hiểm do áp suất trong bể tăng đột ngột như:
vỡ bể; hỏng van; hỏng thiết bị đo bể
 Van an toàn áp suất được chia thành 2 nhóm chính: nhóm van đặt
trên bình chứa (bể, bồn chai); nhóm van đặt trên đường ống. Nhóm van an
toàn trên bể bao gồm; van an toàn bên trong và van an toàn bên ngoài. Van
an toàn được lắp đặt trên bể của kho LPG ở Đà Nẵng là loại van bên ngoài.
 Cơ chế hoạt động: Van an toàn áp được nhà sản xuất cài đặt và niêm
phong dưới một áp suất định trước (áp suất bắt đầu xả). Áp suất này phụ
thuộc vào yêu cầu thiết kế của bình chứa. Khi áp suất trong bình tăng lên
đến áp suất cài đặt thì nó sẽ đẩy van ra khỏi bệ van và khí được xả ra ngoài.
Nếu áp suất tiếp tục tăng thì van mở đến vị trí tối đa cộng theo những tiếng
kêu. Khi van này mở thì lượng khí LPG thoát ra làm áp suất bên trong giảm

đi và khi áp suất giảm đến một giá trị nào đó thì lò xo của van sẽ ép chặt đĩa
của van vào bệ và van không cho LPG thoát ra nữa. Áp suất tại đó van
đóng chặt lại gọi là áp tái niêm. Áp suất này sẽ nhỏ hơn áp suất bắt đầu xả.
 Thước đo mức LPG loại Rota:
 Công dụng: Dùng để kiểm lượng hàng tồn trong bể và tránh việc
nhập quá đầy.
 Cấu tạo và hoạt động: Thước đo mức chất lỏng loại Rota gồm có:
ống xả và ống đo. Ống đo có dạng cong và óc thể quay đến các vị trí, độ
cao khác nhau bên trong bể. Khi quay ở vị trí cao nhất ứng với mức nhập
an toàn tối đa. Nếu bể chứa đầy thì quay tay quay xuống cho đến khi ống
chạm LPG lỏng.
 Vận hành:
o Dùng để chống nhập quá đầy: đặt thước ở vị trí cao nhất, khi
bể gần đầy mở ống xả từng lúc cho đến khi LPG thoát ra ở dạng lỏng.
o Dùng để đo bể không đầy: Trước tiên quay thước đến vị trí
mà tại đó đầu ống không chạm với mức chất lỏng để chỉ có LPG hơi
thoát ra. Sau đó quay từ từ ống cho đến khi chạm mức chất lỏng và đọc
số đo trên mặt đồng hồ.
 Thước đo dạng phao:
Loại thước này có kết cấu gồm một phao bên trong bể nằm trên mặt chất
lỏng, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy và chỉ báo bằng kim trên mặt đồng hồ
ở phía trên bể.
 Xả nước:
 Mục đích: tháo các chất bẩn (nước, bụi bặm, đất cát, rỉ, cặn ) ra
khỏi bể. Các chất bẩn này đi vào bể sau mỗi lần nhập hàng. Do vậy cần
phải xả nước sau mỗi lần nhập xong.
 Yêu cầu:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 22


Báo cáo thực tập công nhân
o Chỉ xả nước sau khi đã đủ thời gian chất bẩn lắng xuống đáy bể.
Kiểm tra tính an toàn tại khu vực xả nước.
2.3.3. Ống dẫn LPG
Ống mềm
 Công dụng: dùng để cáp nối từ ống thép dẫn LPG trong kho đến giàn
Manifoll trên tàu trong quá trình xuất nhập tàu, hoặc nối hệ thống công nghệ
kho với xe bồn LPG khi cấp phát cho xe bồn.
 Cấu tạo:
Ống mềm có thể được chế tạo theo 2 dạng: một dạng có kết cấu
Composite gồm nhiều lớp polime hoặc cao su Nêoprene; một dạng có kết cấu
bằng cao su có các nếp sóng bằng thép không rỉ bên ngoài và bên trong được gia
công bằng thép không rỉ.
Vật liệu chế tạo ống mềm (kể cả khớp nối) chịu được áp lực phá hủy tối
thiểu 87kg/cm
2
. Trên thân ống có ghi rõ “LPGas”.Ống mềm có độ dẫn điện
không được quá 0.75 Ω/m.
Ống thép: Sử dụng loại ống thép chuyên dụng chịu áp lực.
Các trang thiết bị trên đường ống
 Van: Trên các đường ống gồm có các loại van sau:
 Van quá dòng:
o Van quá dòng dùng để giảm tối thiểu lượng LPG khi đường
ống bị vỡ.
o Hoạt động: bình thường van quá dòng ở trạng thái luôn mở
cho lỏng LPG đi qua với một lưu lượng nhất định. Khi lưu lượng vượt
quá mức độ cho phép thì nó sẽ đẩy van xuống đóng chặt lại với bệ
van phía trên làm lỏng LPG không thoát ra được nữa.
o Van quá dòng đặt tại đầu ống xuất phía trong bể, cho phép lưu

lượng đi qua từ 10 - 40m
3
/h. Khi do sự cố như vỡ ống làm lưu lượng
tăng vọt trên 60m
3
/h thì nó đẩy van lên phía trên khít với bệ van làm
LPG không thoát ra được.
 Van chắn:
o Dùng để đóng mở ống dẫn, điều khiển hướng chảy và lưu
lượng dòng chất lỏng trong ống.
o Có 2 loại van chắn: van cửa và van thẳng góc.
 Van đóng nhanh: Dùng để cắt nhanh dòng chất lỏng nhằm tránh tổn
thất, hao hụt lỏng đến mức tối thiểu hoặc để hướng nhanh dòng chất lỏng
theo yêu cầu trong các quá trình công nghệ.
 Van một chiều:
o Có kết cấu bảo đảm chỉ cho chất lỏng trong ống chảy theo một
chiều và tự động đóng lại khi chất lỏng chảy theo chiều ngược lại.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 23

Báo cáo thực tập công nhân
o Van một chiều còn có tác dụng: bảo vệ máy móc, trang thiết bị
ống dẫn không bị tác dụng bất lợi, có thể bị hư hại khi dòng chất lỏng
chảy ngược chiều. Trong trường hợp này van một chiều thường được
bố trí trên đường ống đẩy của máy bơm.
o Van một chiều giữ chất lỏng trong ống hút của máy bơm li tâm
không bị tụt, giúp bơm khởi động dễ dàng. Trong trường hợp này van
một chiều được bố trí trên đường ống hút.
 Van hồi lưu: Dùng để giảm áp suất trong ống và trong thiết bị máy

bơm bằng cách tự động mở ra ở một áp suất đã định và xả chất lỏng vào
một bể chứa hoặc một nhánh ống dẫn khác, thực hiện được việc bảo vệ hệ
thống mà không phải mở van an toàn áp suất xả LPG vào không khí. Tất cả
các bơm LPG đều phải có van hồi lưu bên ngoài vì nó:
o Bảo vệ bơm khỏi chênh lệch áp quá mức. Sự chênh lệch áp
quá mức sẽ tạo ra ứng suất bất lợi đối với cánh bơm trụ.
o Bảo vệ hệ thống khỏi bị quá áp. Nếu bơm bị quá áp trên đường
ống đẩy thì van an toàn áp suất sẽ xả LPG vào không khí.
o Tránh cho motor khỏi bị quá tải.
 Van an toàn áp suất trên đường ống: Van an toàn áp suất trên đường
ống cũng có chức năng như van an toàn áp suất trên bể. Nghĩa là chống lại
nguy hiểm do áp suất tăng cao bằng cách tự động mở ở một áp suất định
trước và do đó làm giảm áp suất được bố trí trên từng đoạn ống giữa các
van. Khi áp suất trong đường ống tăng thì nó mở van xả hơi.
 Lưu lượng kế: Dùng để xác định lượng chất lỏng đi trong ống dẫn
trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kho LPG, người ta sử dụng
loại lưu lượng kế thể tích kiểu cánh trượt để đặt trên các đường ống.
 Bình lọc: Dùng để tách cặn bẩn, xỉ trong chất lỏng trước khi đi vào lưu
lượng kế, bơm.
2.3.4. Hệ thống giàn ống đóng bình
Giàn Carousel
Đóng các loại bình dân dụng 9, 13 kg. Giàn này là giàn đóng bình bán tự động, được
điều khiển bằng khí nén. Khi bình gas cần nạp ở vào vị trí chuẩn bị đóng rót thì tay bật tự
động đẩy bình từ vị trí chờ vào giàn Carousel, lúc đó người công nhân chỉ cần đưa đầu
đóng rót vào van bình rồi ấn nút, van khí nén sẽ làm cho van gas mở để gas được nạp vào
bình. Đồng thời lúc đó điều chỉnh trọng lượng vỏ bình trên cân nhờ thang đo. Khi bình
được đóng xong thì tay đẩy trong cân tác động lên van khí nén làm đóng van gas và nhã
đầu đóng rót ra khỏi bình. Khí bình được đưa đến vị trí ra trên giàn Carousel thì tay đẩy
đưa bình ra khỏi vị trí đóng rót trên băng tải.
Giàn đóng bình 48 kg


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 24

Báo cáo thực tập công nhân
Giàn đóng bình 48 kg gồm có 4 máy đóng rót đặt cố định với hệ thống dẫn gas lỏng
và hoàn toàn độc lập với giàn Carousel.
Hệ thống này gồm các chi tiết cơ bản sau:
 Một thang đo trọng lượng vỏ bình: Tùy theo trọng lượng vỏ mà ta điều
chỉnh cân cho thích hợp.
 Van khởi động.
 Van nhả.
 Van ngắt gas.
Khi van khởi động được vận hành, gas đi vào đầu đóng rót. Khi bình đã được nạp
đầy, thành nối trong cân hạ xuống làm cân bằng đầu trên, làm tác động đến van nhả và tự
động ngắt nạp gas, việc đóng bình ngừng lại.
2.3.5. Thiết bị bơm chuyển LPG
2.3.5.1. Máy bơm LPG
Yêu cầu của máy bơm khi dùng để bơm LPG:
Vì LPG là khí đốt hóa lỏng, tồn tại ở hai trạng thái cân bằng lỏng hơi do đó yếu tố
quan trọng của máy bơm là giữ LPG lỏng không được biến thành hơi, vì hơi LPG khi lọt
vào trong máy bơm sẽ làm cho lưu lượng giảm đi; hơi làm nguội và bôi trơn kém hơn
chất lỏng nên máy bơm nhanh chóng bị mài mòn. Hỗn hợp lỏng hơi sẽ tạo ra lưu lượng
không đồng đều và không ổn định sẽ gây rung động mạnh làm phá hỏng bơm.
Máy bơm LPG phải là máy bơm có sự di chuyển tích cực tạo ra áp suất trên chất
lỏng mà không cần phải gia tăng vận tốc của dòng chất lỏng.
Máy bơm sử dụng tại kho gas là loại máy bơm chuyên dụng kiểu tuốc bin. Máy bơm
tuốc bin cũng là loại máy bơm ly tâm. Tuy nhiên các đặc tính về hiệu suất của loại máy
bơm này hoạt động giống như máy bơm kiểu thể tích. Máy bơm tuốc bin tác dụng áp suất
trên chất lỏng giống như máy bơm ly tâm, nó tăng vận tốc chất lỏng để biến động năng

thành thế năng. Sự khác biệt giữa máy bơm tuốc bin và bơm ly tâm là: máy bơm tuốc bin
chia sự gia tăng vận tốc/áp suất thành nhiều giai đoạn, chất lỏng được tăng vận tốc và áp
suất từ từ qua mỗi giai đoạn. Nên ta có thể cho rằng: máy bơm tuốc bin là loại máy bơm
đa cấp.
2.3.5.2. Máy nén LPG
 Máy nén LPG có công dụng để:
 Chuyển gas từ bồn này sang bồn khác.
 Xuất cho xe bồn.
 Hút hơi LPG ra khỏi bồn.
 Đảo gas lỏng trong trường hợp nhập tàu.
 Nguyên tắc vận chuyển chất lỏng nhờ chênh lệch áp suất hơi.
Máy nén được chế tạo với mục đích dùng cho hơi. Tuy nhiên trong quá trình nén sẽ
có một ít lỏng, chất lỏng này tuy có một lượng nhỏ nhưng có thể gây nguy hiểm cho máy
nén vì khi trục bơm đã đẩy hết hơi ra khỏi xylanh và gặp lớp lỏng không thể nén được.
Điều này gây phá hỏng máy nén. Để tránh hiện tượng này, người ta dùng một dụng cụ để

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 25

×