Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.74 KB, 17 trang )

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa từ năm 1996 đến năm 2010

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 58
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Kim Đỉnh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 - 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng,
lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Phân tích các kết quả đạt
được và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục.

Keywords: Lịch sử Đảng; Cơ cấu kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đường lối lãnh
đạo; Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

Content
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý,
trong đó cần xác định rõ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các ngành, các vùng kinh
tế, lãnh thổ và các thành phần kinh tế, các yếu tố bộ phận, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc
dân. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã từng bước xác lập được cơ
cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp
với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có cơ
cấu kinh tế tương đối hợp lý, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, góp phần quan


trọng phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng bộ Quảng Ninh đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đối với sự phát triển của tỉnh, do đó Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh đã phát huy
tiềm năng, thế mạnh và truyền thống của quê hương trong sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh
tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay Quảng Ninh đã trở thành

2
một trọng điểm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Tuy nhiên, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh thời gian qua với nhịp độ còn chậm, chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của một tỉnh biên giới trong điều kiện mở cửa và hội nhập.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng và những tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ninh, đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ năm
1996 đến 2010” bước đầu sẽ góp phần để nhận diện công cuộc chuyển dịch cơ cấu ở một tỉnh
giàu tiềm năng như Quảng Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở Việt Nam. Có thể kể ra hai nhóm nghiên cứu chính:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu các khâu chuyển đổi, đột phá theo hướng mũi nhọn, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở lĩnh vực này, có thể kể đến các tác giả như: Ngô Đình Giao:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
(NXB Chính trị Quốc gia, H.1994); Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan: Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực (NXB Thống kê, H.1995); Đỗ Hoài Nam:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam
(NXB KHXH, H.1996); Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ giữa công - nông nghiệp - dịch vụ
trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta (Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1997);
Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực
trạng và triển vọng, (NXB Chính trị quốc gia, H.2003)… Ở tầm vĩ mô, các công trình trên đã

đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trong cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo
các nghiên cứu trên, chuyển dịch là vấn đề cấp bách trên phạm vi cả nước nhằm tái cấu trúc
nền kinh tế theo hướng lành mạnh, phát triển và hội nhập.
Nhóm vấn đề thứ hai: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở phạm vi cấp
tỉnh, cấp huyện… Nhóm nghiên cứu này thể hiện những nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở cấp độ thấp, qua đó chỉ ra những vấn đề cụ thể của từng địa phương. Có thể kể ra:
Đào Thị Vân: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997-2003 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng,
ĐHQG HN, H.2004); Nguyễn Ngọc Thanh: Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000) (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2004); Đặng Kim Oanh: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng,
ĐHQG HN, H.2005); Trần Thị Thu Hằng: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ 1996 đến 2005 (Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh)…
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh hoặc có đề cập đến nội
dung này, có thể kể đến một số công trình: Cơ cấu kinh tế lãnh thổ Quảng Ninh (Luận án tiến
sĩ Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội) của Hoàng Minh Quang; Hoàn thiện quản lý ngân sách

3
Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận án tiến sĩ, Học
viện tài chính, Hà Nội) của Trần Văn Lâm…
Đây là những nghiên cứu rất quan trọng trong việc tổ chức phân vùng kinh tế lãnh thổ
ở Quảng Ninh cũng như cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính để thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng như Quảng Ninh. Đây thực sự là những công trình
tham khảo tốt cho luận văn của tôi.
Ngoài một số công trình được nêu ra ở trên, còn nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các công trình khoa học này đã khẳng định tầm
quan trọng của xây dựng và phát triển của kinh tế nói chung, chuyển dich cơ cấu nói riêng,
nêu bật được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thể hiện bằng các đường lối, chính

sách phát triển và sự vận dụng đường lối đó vào các địa phương cụ thể. Tuy nhiên, đây là vấn
đề lớn và phong phú, vẫn còn nhiều nội dung cụ thể chưa được đề cập đến. Luận văn Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, từ năm 1996 đến 2010 bước đầu nghiên cứu quá trình Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, nhằm tìm hiểu những chủ trương,
quyết sách mà Đảng bộ Quảng Ninh đã thực hiện để đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh công
nghiệp vào năm 2020 đúng với tiềm năng và lợi thế mà tỉnh có được.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng
lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương từ năm 1996 đến năm 2010.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế và phân tích một số kinh nghiệm.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình bày hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ 1996-2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng,
lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
- Phân tích kết quả, tổng kết kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Ninh trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996-2010.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 1996 đến năm 2010.

4
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.
5. Cơ sơ lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
điều tra xã hội học
5.3 Nguồn tư liệu
- Các văn kiện Đại hội, hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh các khóa IX, X, XI, XII,
XIII. Báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, UBND, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở
Nông nghiệp, Sở du lịch, Cục thống kê… tỉnh Quảng Ninh.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Quảng Ninh trong lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2010. Phân tích một số kinh nghiệm của Đảng bộ
Quảng Ninh về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo; góp phần nêu
những vấn đề của thực tiễn trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một địa bàn cụ
thể, trong một lĩnh vực cụ thể. Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
QUẢNG NINH TRƢỚC NĂM 1996.
1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi và thủy văn
- Vị trí địa lý: Phía bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông là vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng.
- Địa hình: Là tỉnh miền núi - duyên hải.

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

5
- Sông ngòi, thủy văn: Có 30 sông, suối, ngắn, nhỏ, độ dốc lớn.
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên biển:
- Tài nguyên đất:
- Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên nước:
1.2 Vài nét về đặc điểm xã hội của tỉnh Quảng Ninh
1.2.1 Các đơn vị hành chính:
Quảng Ninh năm 2010 có 3 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện
1.2.2 Dân cư, lao động
Theo tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay là
1.144.381 người. Quảng Ninh luôn có số lượng nam (chiếm khoảng 51%) cao hơn nữ, đó là
kiểu kết cấu dân số của vùng phát triển ngành công nghiệp khai thác. Quảng Ninh có 22 dân
tộc, dân số Quảng Ninh có kết cấu trẻ.
1.3 Vài nét về kinh tế Quảng Ninh trƣớc năm 1996
1.4 Tiểu kết chƣơng 1
Nằm ở cửa ngõ vùng Đông Bắc của cả nước, Quảng Ninh có những thuận lợi sau:
- Vị trí giao thông thuận lợi: Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt, là cửa ngõ quan
trọng ở phía Đông Bắc với phần đất liền rộng lớn và vùng hải đảo bao la. Hệ thống cảng biển
và mạng lưới đường bộ, đường sắt đang được mở rộng và phát triển, giữ vai trò “cửa mở” lớn
ra biển cho các tỉnh phía Bắc nước ta và cho cả tỉnh phía tây nam Trung Quốc và Bắc Lào.
Dọc biên giới Trung Quốc, Quảng Ninh có 3 cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Quảng Đức,
Hoành Mô. Theo quốc lộ 18A hoặc cảng biển Cửa Ông, Hòn Gai, Cái Lân có thể vào sâu
vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi và trung du Bắc Bộ; hoặc nối liền với các vùng kinh tế
phía nam Trung Quốc trong các quan hệ chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao
lưu kinh tế. Đồng thời, Quảng Ninh có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải với các nước

trên thế giới.
Là một cực trong tam giác phát triển Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các
hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa, xã hội với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và ven biển. Nguồn tài nguyên lớn có ưu thế về phát triển cảng biển, du lịch, khoáng
sản (đặc biệt là than đá và vật liệu xây dựng), gần các nguồn điện lớn, có nguồn lao động dồi
dào và hệ thống giao thông thuận tiện… là cơ hội lớn để Quảng Ninh phát triển trong tương
lai. Vị trí địa lý đặc biệt của Quảng Ninh là yếu tố phát triển và là nhân tố hàng đầu tác động
tới quá trình CDCCKT.

6
- Tài nguyên du lịch: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú và nổi
tiếng như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, bãi tắm Trà Cổ, cửa khẩu Móng Cái, khu di tích lịch
sử văn hóa Yên Tử - Bạch Đằng, khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, Cái Bầu, Cô Tô. Đồng thời
với lịch sử phát triển lâu dài, Quảng Ninh có hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc
nghệ thuật tập trung với mật độ cao, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch hấp dẫn. Việc
phát triển du lịch ở khu vực Hạ Long - Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái và
tuyến Hạ Long - Yên Tử tạo thành một quần thể du lịch, thể thao giải trí lớn và hiện đại tầm
cỡ quốc tế, cho phép thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế hàng năm.
- Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nổi bật nhất là than đá.
Về lâu dài, than vẫn là nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp chủ đạo, có tác động rất lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Biển và tài nguyên biển: Vùng biển khơi rộng 6.000km
2
tạo nên một cảnh quan
thiên nhiên kì vĩ, mang đặc trưng của một miền đá vôi cổ được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới. Đồng thời, nguồn lợi hải sản là thế mạnh tương đối nổi bật của tỉnh
Quảng Ninh tại khu vực Bắc Bộ.
Bên cạnh lợi thế đắc địa, tài nguyên khoáng sản được thiên nhiên ưu đãi, dân cư là
một trong những nguồn động lực quan trọng nhất để khai thác, biến tiềm năng của Quảng
Ninh thành lợi thế so sánh với các vùng khác.

Con người Quảng Ninh cần cù, chịu khó là một nguồn lực đầu tiên và quan trọng nhất
để Quảng Ninh phát triển. Hệ thống chính trị, cơ sở pháp lý thuận lợi đã góp phần giữ vững
ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế. Những thành tựu mà Quảng Ninh đạt được trong
thời gian qua, đặc biệt là trong 10 năm sau đổi mới (từ 1986 đến 1996) là nền tảng cơ bản để
Quảng Ninh đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.
2.1 Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1996
– 2010
Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), đến Đại hội VII, Đại hội VIII (1996), Đại hội IX
(2001), Đại hội X (2006) quan điểm trong phát triển kinh tế của Đảng là đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Cụ thể hóa đường lối của Đại hội VIII, Nghị quyết Trung ương 2 (12-1996), đặc biệt,
Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VIII, tháng 12-1997) đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm
thúc đẩy quá trình CDCCKT.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) xác định đường lối phát triển
là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất
nước ta trở thành một nước công nghiệp” [18, tr.24] với mục tiêu cụ thể: “ Chuyển dịch mạnh

7
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [18, tr.28]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
(khóa IX) ngày 18-3-2002 về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn thời kì 2001-2010” đã làm sáng rõ hơn quan điểm về đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Tháng 2-2004, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 “Về một số chủ trương, chính sách, giải
pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng”, chủ
trương tiếp tục thực thi các chiến lược phát triển kinh tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) tiếp tục “tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [15, tr.67].
Những quan điểm, đường lối, chủ trương, của Đảng về chuyển dịch CCKT theo hướng
CNH, HĐH là cương lĩnh để Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng vào thực tế địa phương, từ đó đề
ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo thực hiện CDCCKT theo hướng CHN, HĐH ở tỉnh, từ
1996 đến 2010.
2.2 Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm
1996-2000
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X ( năm 1996) xác định nhiệm vụ: “Tranh thủ thời cơ,
mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và du lịch, phát triển và tăng cường
nguồn lực kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội;” [24 tr.42]
Giải pháp cụ thể:
Công nghiệp: Phát triển các ngành nghề, tập trung vào khai thác, chế biến than,
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; nâng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến nông - lâm -
hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh công nghiệp cơ khí, đóng tàu,
cảng biển.
Nông nghiệp: Đổi mới cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, gắn liền với công nghiệp chế biến, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông
nghiệp. Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng tỷ trọng giá trị các sản phẩm hàng hóa trên 1
đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Du lịch - dịch vụ, thương mại: phấn đấu đến năm 2000 đón 1 triệu khách du lịch, trong
đó có 50% là khách du lịch nước ngoài [24, tr.57]. Khai thác quản lý tốt vịnh Hạ Long, khu
Móng Cái - Trà Cổ và hệ thống du lịch vùng phụ cận như: thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn,
Uông Bí, Đông Triều, Yên Hưng Từng bước phát triển du lịch các tuyến đảo xa; hình thành
hệ thống du lịch hấp dẫn, hiện đại.
Nghị quyết 04 - NQ/TU, ngày 9-4-1997 của Tỉnh ủy về “Những chủ trương, biện pháp
phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Quảng Ninh 1997-2000” tập trung chỉ đạo vào

8

những lĩnh vực sản xuất công nghiệp giữ vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế chung của
tỉnh, đạt tốc độ tăng 10%/năm trong giai đoạn 1991-1995.
Khai thác than là một thế mạnh của tỉnh nên Đảng bộ trực tiếp chỉ đạo bằng Nghị
quyết số 02 NQ/TU, ngày 26/01/1996 “Về một số biện pháp phát triển sản xuất than gắn với
giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh”. Trong 10 - 15 năm tới, công nghiệp vật liệu
xây dựng và một số ngành công nghiệp khác sẽ tăng nhanh, nhưng than vẫn là nguồn năng
lượng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [54].
Nghị quyết số 08 NQ/TU về “Phương hướng, nhiệm vụ năm 1998” tiếp tục khẳng định quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp có thế mạnh có khả năng cạnh tranh cao.
2.3. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm
2001 - 2005.
Đại hội đảng bộ lần thứ XI, ngày 9/01/2001 đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, tầm nhìn đến 2010. “Tiếp tục xây dựng và phát triển 1
cơ cấu hợp lý, bền vững có hiệu quả theo hướng CNH, HĐH”.
Đại hội đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng ngành:
Công nghiệp: Giảm sản lượng khai thác than ở khu vực thành phố Hạ Long. Cải tạo
và mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nâng công suất lên 400MW, xây dựng mới nhà máy
nhiệt điện công suất 300MW tại Cẩm Phả. Mở rộng cơ sở chế biến thủy sản.
Dịch vụ phát triển thương mại theo hướng đa dạng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng xã hội và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch dần trở
thành ngành kinh tế trọng điểm có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Phát triển du lịch là một trong những thế mạnh của tỉnh “đưa ngành du lịch dần trở
thành ngành kinh tế trọng điểm có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh” [58], Nghị quyết
số 08 NQ/TU (30/11/2001) “Về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 -
2010” đã chỉ ra mục tiêu cụ thể và những giải pháp cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng
Ninh trong thời gian tới.
Kinh tế cảng biển: Nghị quyết số 13-NQ/TU (14/8/2002) của Ban thường vụ Tỉnh ủy
về “Phát triển kinh tế cảng biển Quảng Ninh đến năm 2005 và 2010”

Phát triển thủy sản được định hướng qua Nghị quyết 17 - NQ/TU (28/7/2003) “Về
phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh đến năm 2010” nhằm đánh giá tình hình kinh tế thủy
sản Quảng Ninh những năm qua từ đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, các giải pháp phát triển
kinh tế thủy sản của tỉnh.
2.4. Đảng bộ Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 - 2010

9
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kì 2006 - 2010 ngày 02/11/2005 xác
định mục tiêu: “Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát
triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015” [26, tr.40].
Giải pháp cụ thể:
Nông nghiệp: Nghị quyết chủ trương đẩy mạnh sản xuất lương thực và cây trồng theo
hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất
nông nghiệp hàng hóa
Dịch vụ:
Nghị quyết số 21 NQ/TU ngày 03/03/2005 “Về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015” đã cụ thể hóa chủ trương của Đại hội đảng bộ
XII Nghị quyết số 07 NQ/TW ngày 07/12/2007 về “Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm
2008” nhấn mạnh “Nâng cao hiệu quả các chương trình đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp”.
Là một tỉnh có lợi thế về biển nên ngay từ sớm nền kinh tế biển đã được hoạch định và
chỉ đạo một cách đúng hướng với Nghị quyết số 12 - CTr/TU, ngày 02/07/2007 “Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về chiến lược biển Việt Nam
năm 2010”, đã đề ra giải pháp lớn và định hướng cho quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.
2.5 Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, các Nghị quyết chuyên đề về du lịch,
kinh tế cảng biển, thủy sản… đã từng bước định hướng cho cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn
từ 1996 đến 2010 theo hướng: Công nghiệp, Du lịch - dịch vụ, Nông - lâm - ngư nghiệp. Quá

trình nhận thức, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dựa trên quan điểm,
đường lối của Đảng nhưng vận dụng linh hoạt vào thực tế và đặc điểm của địa phương.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh vào các nội dung trọng điểm:
Về công nghiệp: bên cạnh công nghiệp khai thác là thế mạnh của tỉnh cần đẩy mạnh
ngành điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy, hải
sản, công nghiệp sản xuất hàng may mặc
Về du lịch - dịch vụ: Tăng dần tỷ trọng ngành du lịch, biến du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Phát triển thương mại theo hướng đa dạng hóa thị trường. Khai thác hệ
thống cảng biển, bến thủy nội địa, vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách trên các
phương tiện. Tăng cường các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân
hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ tin học
Về nông - lâm - thủy sản: Nâng dần tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu ngành.
Đẩy mạnh sản xuất lương thực, phát triển chăn nuôi, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

10
Sự phát triển trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt chú trọng đến đặc trưng vùng
và tính gắn kết vùng - miền. Đường lối chỉ đạo gắn với thực tiễn địa phương, trên cơ sở phân
tích lợi thế của từng vùng miền trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là nhân tố đảm bảo sự thành
công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 đến 2010.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.
3.1 Công nghiệp – xây dựng
Từ năm 1997, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng bắt đầu có sự chuyển dịch
quan trọng. Tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng giảm, giảm mạnh năm 2005 chiếm
65,1% tới 2010 chiếm 43,5% toàn ngành. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng và hình thành các
ngành mũi nhọn trong công nghiệp chế biến năm 2005 chiếm 32,6% năm 2010 chiếm 48,3%
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt
cũng đang thay đổi tỷ trọng năm 2001 chiếm 3,61%, năm 2005 chiếm 2,2%, 2010 chiếm 8,2%
giá trị toàn ngành.

3.2 Du lich – dịch vụ - thƣơng mại
Du lịch: Doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại một nguồn kinh phí đáng kể, năm
1996 là 88 tỷ, năm 2000 là 223,79 tỷ (tăng 2,54 lần), năm 2010 ước đạt 3.100 tỷ. Doanh thu
đều tăng nhưng nếu so sánh với cả nước thì mức tăng của Quảng Ninh không thật sự ấn
tượng.
Dịch vụ: Bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng các lĩnh vực dịch vụ
chất lượng cao (rõ nhất là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông). Dịch vụ
vận tải đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Bưu chính viễn
thông phát triển nhanh và được hiện đại hóa cơ bản. Các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân
hàng, bảo hiểm, đều có những thay đổi. Các loại hình dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, tư
vấn đầu tư, dịch vụ khoa học công nghệ đều đang được hình thành và bắt đầu phát triển.
Về thương mại: Thương mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành
thị, nông thôn, miền núi, hải đảo.
Các ngành du lịch - dịch vụ - thương mại có giá trị tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển
ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế vẫn còn chưa đủ mạnh. Tỷ trọng trong toàn
ngành dịch vụ rất chênh lệch. Ví dụ như phân ngành có tỷ trọng áp đảo là thương nghiệp và
sửa chữa vật phẩm tiêu dùng (38%) nhưng ngành dịch vụ tài chính ngân hàng chỉ đạt mức gần
10% vào năm 2010. Thực tế qua 15 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành du lịch -
dịch vụ - thương mại đã chuyển biến mạnh mẽ nhưng chưa thực sự tạo thành ngành chủ lực
trong GDP toàn tỉnh.
3.3 Nông – lâm – ngƣ nghiệp

11
Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế 65,18% năm 1995 và
67% vào năm 2010. Ngành chăn nuôi chưa có sự thay đổi lớn, vẫn chiếm vị trí khiêm tốn
trong cơ cấu nông nghiệp năm 1995 là 34,28% tới 2010 chiếm 29,5%.
Đối với lâm nghiệp, công tác tổ chức, quản lý tạo vốn rừng, hạn chế khai thác, lấy
chăm sóc, bảo vệ rừng làm trọng tâm.
Thủy sản: Mức tăng về giá trị sản xuất thủy sản luôn ở mức rất cao. Về tỷ lệ % đóng
góp giá trị của ngành khai thác thủy sản, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản, tỷ lệ giữa 3 ngành có

sự khác biệt lớn. Cụ thể, năm 2010, ngành khai thác chiếm 63% toàn ngành thủy sản, nuôi
trồng là 34,4%, dịch vụ là 2,6%. Như vậy, ưu thế chủ yếu vẫn là khai thác. Đây là vấn đề
quan trọng bởi nếu tốc độ khai thác vẫn gia tăng hàng năm thì nguồn lợi thủy sản tự nhiên sẽ
giảm đáng kể, kéo theo là mất cân bằng sinh thái.
3.4 Nguyên nhân thành tựu, một số kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Nguyên nhân thành tựu
Đảng có những chủ trương chính sách phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH, tạo động lực cho cả nước thực hiện. Đây là lý luận phù hợp với thực tiễn
của công cuộc đổi mới và hội nhập.
Quảng Ninh có những lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện để Đảng bộ tỉnh quyết định chủ trương
chuyển dịch CCKT với định hướng phát triển công nghiệp. Tỷ trọng dịch vụ hướng vào sản
xuất hàng hóa và sản phẩm có giá trị kinh tế lớn tiến tới hình thành CCKT hợp lý.
Hạn chế
Chuyển dịch CCKT chưa tạo được sự phát triển kinh tế ổn định; chất lượng chuyển
dịch và hiệu quả kinh tế do chuyển dịch CCKT đem lại còn thấp. Nếu đi sâu vào xem xét
CCKT từng ngành thì thấy đây vẫn là cơ cấu của nền kinh tế phát triển và chuyển dịch còn
chậm và đang trong quá trình CNH, HĐH.
Vai trò chủ đạo của các ngành công nghiệp chủ lực được xác định nhất quán trong các
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh trong nền kinh tế còn chưa phát huy rõ nét. Việc triển khai sắp
xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Từ những thành tựu
và hạn chế trong chuyển dịch CCKT ở Quảng Ninh trong 15 năm (1996 - 2010) có thể rút ra
một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng và chuyển
dịch CCKT
2. Xây dựng lộ trình và định hướng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâu dài trên
cơ sở có những giải pháp đồng bộ, cụ thể phù hợp điều kiện, lợi thế, tiềm năng của từng vùng
kinh tế.


12
3. Kế thừa, phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm chuyển dịch CCKT của các địa
phương trong nước, trong vùng, của các nước trên thế giới và khu vực, vận dụng phù hợp với
điều kiện, vị trí chiến lược của tỉnh.
4. Xác định cụ thể những ngành, sản phẩm mũi nhọn của địa phương có lợi thế đáp
ứng nhu cầu thị trường, từ đó tập trung vốn đầu tư để nâng cao chất lượng hàng hóa và giá
thành sản phẩm.
5. Tăng cường khối đoàn kết, phát huy dân chủ trong sản xuất, đầu tư, kịnh doanh,
huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, nhằm thực hiện thắng lợi chủ
trương chuyển dịch CCKT.
6. Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn,
năng lực quản lý, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa tỉnh.
3.5 Tiểu kết chƣơng 3
Từ nghiên cứu thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2010), có thể thấy quan điểm nhất quán trong
việc đề ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh và quá trình lãnh đạo chỉ đạo, việc thực
hiện theo đúng định hướng của Đảng nhằm thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Kinh tế Quảng Ninh đã chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
3. Nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, Đảng bộ Quảng Ninh đã lãnh đạo thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra bước chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhưng thành tựu đạt được trong lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2010, đã để lại nhiều bài
học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
KẾT LUẬN
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996 đến năm 2010, là một đề tài rộng và khó. Luận văn chủ yếu
đề cập tới vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành. Đó là quá trình vận dụng đúng đắn,
sáng tạo, linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng trong chỉ đạo chuyển dịch CCKT địa

phương. Đánh giá những thành tựu và hạn chế, phân tích những nguyên nhân rút ra kinh
nghiệm cho Đảng bộ, tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng
CNH, HĐH.
Sau 15 năm (1996 - 2010) thực hiện, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng
tích cực. Quá trình chuyển dịch diễn ra ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Những chủ trương
của Đảng bộ tỉnh đã rút ngắn quá trình chuyển từ nền kinh tế khép kín với CCKT công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sang nền kinh tế mở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với CCKT
công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ - thương mại, nông - lâm - ngư nghiệp. Mặc dù cơ
cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch còn

13
chậm so với khu vực. Luận văn cũng bước đầu chỉ ra những nguyên nhân thành tựu, hạn chế
trong quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ 1996 đến 2010. Những
kinh nghiệm từ thực tế giúp cho Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo tốt hơn quá trình chuyển
dịch CCKT trong thời kỳ mới, và cũng là cơ sở để các địa phương trong nước tham khảo.
Qúa trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ Quảng
Ninh từ năm 1996 đến 2010, mặc dù còn có những hạn chế nhưng những thành tựu đạt được
là cơ sở để khẳng định đường lối của Đảng, chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ Quảng Ninh đã
đi vào cuộc sống và được thực tiễn kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn, khoa học, phù hợp
với quy luật phát triển kinh tế.

References
1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (2003), Quảng Ninh 40 năm xây dựng và phát triển,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng (2002), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam huyện
Yên Hưng (1930-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban tuyên giáo tỉnh ủy (2010), Lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tập IV, Hạ Long.
4. Báo Quảng Ninh (1976), (số 162, tr3),Quảng Ninh.
5. Bộ kế hoạch & đầu tư - Ngân hàng thế giới (3/1999), Định hướng phát triển bền vững tỉnh

Quảng Ninh, Hạ Long.
6. Bộ kế hoạch & đầu tư - Ngân hàng thế giới (3/1999), Phát triển toàn diện khu vực Hải
Phòng - Quảng Ninh, Hạ Long.
7. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2003), Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2001, Hạ
Long.
8. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2004), Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2003, Hạ
Long.
9. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2008), Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2007, Hạ
Long.
10. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010), Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2005, Hạ
Long.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB
Sự Thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB
Sự Thật, Hà Nội.

14
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB
CTQG, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
CTQG, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Sự Thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
Sự Thật, Hà Nội.
17. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ IX, Hạ Long.
18. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ X, 1996, Hạ
Long.
19. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XI, Hạ Long.
20. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XII, Hạ Long.

21. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XIII, Hạ Long.
22. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, NXB
KH-XH, Hà Nội.
23. Đỗ Phương Quỳnh ( 1993 ) Quảng Ninh - Hạ Long miền đất hứa, NXB Thế giới, Hà Nội.
24. Hoàng Hải (10/2002), Mấy vấn đề về phát triển kinh tế cửa khẩu Việt - Trung, Tạp chí
Cộng sản, (30), tr 29.
25. Hoàng Minh Quang (2005), Đặc điểm cơ cấu kinh tế lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh, Thông tin
khoa học số 9/2005, tr 12-16.
26. Hoàng Minh Quang (2005),“ Cơ cấu kinh tế lãnh thổ Quảng Ninh ”. Luận án tiến sĩ khoa
học địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội.
27. Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng,
thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Lê Cao Đàm (1999), Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển, NXB chính trị quốc gia,
Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đức Thọ, Philippe Papin dịch, Viện Viễn Đông bác cổ, Viện
Nghiên cứu Hán Nôm (2004), Đồng Khánh địa dư chí Nxb Thế giới, Hà Nội, T.1, tr.398.
30. Nguyễn Văn Khanh (2003), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng
châu thổ sông Hồng trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Trãi toàn tập, Dư địa chí, Nxb Khoa học xã hội, H.1976, tr.226.
32. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15
33. Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về CNH, HĐH ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
34. Nguyễn Xuân Thu và tập thể tác giả (4/1998), Phương pháp tiếp cận chuyển dịch cơ cấu
ngành của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( Đề tài khoa học cấp bộ),
Hà Nội.
35. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, T.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr.137.

36. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Yên, T.4, Nxb Thuận
Hóa, Huế, 2006, tr.16.
37. Sở thủy sản Quảng Ninh (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh
Quảng Ninh thời kì 2001 - 2010, Hạ Long.
38. Sở kế hoạch và đầu tư (2003), Đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2002, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hạ Long.
39. Sở kế hoạch và đầu tư (2003), Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thủy sản
Quảng Ninh đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hạ Long.
40. Sở kế hoạch và đầu tư (2003), Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dịch vụ
Quảng Ninh đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hạ Long.
41. Sở kế hoạch và đầu tư (2003), Đánh giá hiện trạng phát triển các ngành dịch vụ tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hạ Long.
42. Sở lao động thương binh xã hội (2000), Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Quảng
Ninh, Hạ long.
43. Tào Hữu Phùng (9/2002), “ Một số giả pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh
tê của nước ta”, Tạp chí cộng sản, 27,tr 14.
44. Trần Ngọc Hiên (1997), Mối quan hệ giữa công - nông nghiệp- dịch vụ trong sự hình
thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
45. Trần Văn Lâm, “Hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ”. Luận án tiến sĩ Học viện tài chính, Hà Nội.
46. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 30//1996), số 01 NQ/TU “ Về một số giải pháp trước mắt xây dựng
giai cấp công nhân ở Quảng Ninh theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Hạ
Long.
47. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 26/11/1996), số 02 NQ/TU “ Về một số biện pháp phát triển sản
xuất than gắn với giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh”, Hạ Long.
48. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 9/4/1997), số 04 NQ/TU “ Về những chủ trương biện pháp phát
triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Quảng Ninh”, Hạ Long.

16
49. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 13/9/1997), số 05 NQ/TU “ Về một số chủ trương, biện pháp phát

triển mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”, Hạ Long.
50. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 06/01/2000), số 10 NQ/TU “ Phương hướng nhiệm vụ năm 2000”,
Hạ Long.
51. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 30/11/2001), số 08 NQ/TU “ Đổi mới và phát triển du lịch Quảng
Ninh giai đoạn 2001-2010”, Hạ Long.
52. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 29/11/2001), số 06 NQ/TU “ Về một số chủ trương, biện pháp tăng
cường thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công
nghiệp giai đoạn 2001-2005”, Hạ Long.
53. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 9/7/2001), số 03 NQ/TU “ Về xây dựng phát triển thành phố Hạ
Long”,, Hạ Long.
54. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 29/11/2001), số 07 NQ/TU “ Về tăng cường đầu tư và phát triển
kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001 - 2005”,, Hạ Long.
55. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 14/8/2002), số 13 NQ/TU “ Về phát triển kinh tế cảng biển Quảng
Ninh đến năm 2005 - 2010”, Hạ Long.
56. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 11/01/2002), số 11 NQ/TU “ Về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 2002”, Hạ Long.
57. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 8/01/2003), số 16 NQ/TU “ Về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 2003”, Hạ Long.
58. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 29/12/2003), số 18 NQ/TU “ Về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 2004”, Hạ Long.
59. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 28/7/2003), số 167NQ/TU “ Về phát triển kinh tế thủy sản Quảng
Ninh đến năm 2010”, Hạ Long.
60. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 8/12/2004), số 16 NQ/TU “ Về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 2004”, Hạ Long.
61. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 03/3/2005), số 21 NQ/TU “ Về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch
vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”, Hạ Long.
62. Tỉnh ủy Quảng Ninh ( 16/4/2007), số 05 NQ/TU “ Về phát triển các khu kinh tế trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hạ Long.
63. Tỉnh ủy Quảng Ninh (10/01/1997), số 01 BC/ TU “ Tình hình công tác năm 1996”, Hạ
Long.

64. Tỉnh ủy Quảng Ninh (08/01/1998), số 21 BC/ TU “ Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm
1997”, Hạ Long.

17
65. Tỉnh ủy Quảng Ninh (08/01/1999), số 02 BC/ TU “ Tình hình công tác năm 1998”, Hạ
Long.
66. Tỉnh ủy Quảng Ninh (28/12/1999), số 20 BC/ TU “ Tình hình công tác năm 1999”, Hạ
Long.
67. Tỉnh ủy Quảng Ninh (06/01/2001), số 04 BC/ TU “ Tình hình công tác năm 2000”, Hạ
Long.
68. Tỉnh ủy Quảng Ninh (11/01/2002), số 04 BC/ TU “ Tình hình công tác năm 2001”, Hạ
Long.
69 Tỉnh ủy Quảng Ninh (28/01/2003), số 03 BC/ TU “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2002 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2003”, Hạ Long.
70. Tỉnh ủy Quảng Ninh (15/09/2003), số 89 BC/ TU “ Tổng kết thực tiễn tình hình phát triển
các thành phần kinh tế ở Quảng Ninh”, Hạ Long.
71. UBND tỉnh Quảng Ninh (28/01/2003), số 03 BC/ UB “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2002 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2003”, Hạ long.
72. UBND tỉnh Quảng Ninh (30/11/2005), số 60 BC/ UB “ Thực hiện Nghị quyết số
01/2005/NĐ-CP ngày 14/01/2005 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu thực hiện
Kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005”. Hạ Long.
73. UBND tỉnh Quảng Ninh (26/11/2010), số 105 BC/ UB “ Tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh năm
2010; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2011”, Hạ Long.
74. UBND tỉnh Quảng Ninh (1994), Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Hạ Long ( Báo cáo tổng hợp ), Hạ Long.
75. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, Hạ Long.

76. Viện kinh tế học (1986), Cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, NXB Thông tin lý luận, Hà
Nội.
77. Viện Mác - Lênin (1986), Xây dựng cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
78. Viện Mác - Lênin (1995), Dịch nghĩa một số thuật ngữ, khái niệm về cơ cấu kinh tế, NXB
Thông tin lý luận, Hà Nội.

×