Chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính tại
thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay
Trần Thị Hoàng Anh
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Phân tích cơ sở lý luận về cán bộ, công chức hành chính; xác định khái niệm,
vị trí, vai trò, đặc điểm và phân loại cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc; chất lƣợng,
các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc. Phân tích thực
trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn
chế của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính thành phố Huế hiện nay. Đề ra mục tiêu,
phƣơng hƣớng và các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính tại thành phố Huế nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, xứng đáng với vị trí,
vai trò, sự nghiệp phát triển một thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh hƣớng tới thành phố
trực thuộc Trung ƣơng.
Keywords: Chất lƣợng cán bộ; Công chức; Luật hành chính; Pháp luật Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị
nói chung và hệ thống hành chính ở nƣớc ta nói riêng. Nếu nhƣ nhà nƣớc là trụ cột của hệ thống
chính trị, thì đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là lực lƣợng quan trọng vận hành cỗ máy
hành chính nhà nƣớc, giúp guồng máy hành chính hoạt động thông suốt từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc coi nhƣ "xƣơng sống" của chính quyền,
của chế độ, có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ
xã hội, đảm bảo nền hành chính nhà nƣớc hoạt động liên tục có hiệu quả, đặc biệt Việt Nam
đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc công nghiệp hóa, hiện
đại hoá nên đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nƣớc trở thành một nguồn
lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc.
Thời gian qua, phải khẳng địn, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính
nhà nƣớc đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây
dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng và nhân dân ta đã đặt ra trong
thời kỳ mới. Song, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn không ít cán bộ, công chức trong các cơ
quan hành chính nhà nƣớc hiện nay làm việc thiếu tích cực. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhiều cán
bộ, công chức bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách
làm việc quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rƣờm rà, thái độ thờ
ơ, thiếu trách nhiệm dẫn đến sự trì trệ về phƣơng thức hoạt động trong các cơ quan hành chính.
Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế không nằm ngoài
thực trạng chung của đội ngũ cán bộ, công chức trong cả nƣớc, đội ngũ cán bộ, công chức thành
phố Huế luôn đƣợc kiện toàn, chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng lên rõ rệt phần nào đã đáp ứng đƣợc
những đòi hỏi rất khắc khe của thời kỳ mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế bất
cập nhƣ: chất lƣợng cán bộ, công chức của thành phố chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc,
đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc chƣa gắn với việc sử dụng,
chƣa có chính sách thỏa đáng để thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao về thành phố công
tác…Trƣớc yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thành
phố Huế cần nhanh chóng có những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nƣớc.
Vì vậy, việc chọn đề tài "Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành
phố Huế trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Lịch sử và
lý luận nhà nƣớc và pháp luật là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức hành chính nói riêng là chủ đề nghiên
cứu đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp
độ khác nhau: bài báo khoa học, luận văn, luận án, sách chuyên khảo, trƣớc hết cần kể tới:
- Tác phẩm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của tác giả Bùi Đình
Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002.
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Phƣơng (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực đội
ngũ công chức hành chính ở Thừa Thiên Huế từ năm 2004- 2006.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công trình, luận
văn, luận án khác có đề cập ít nhiều tới vấn đề này.
* Đánh giá chung: Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tƣ liệu quý báu về cơ
sở lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc nói chung
và cán bộ, công chức hành chính nói riêng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài
của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của luận văn
Xuất phát từ tình hình th ực tiễn về công ta
́
c tuyê
̉
n du
̣
ng , sƣ
̉
du
̣
ng , quản lý và chất
lƣơ
̣
ng đô
̣
i ngu
̃
ca
́
n bô
̣
, công chƣ
́
c hành chính thành ph ố, đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt
và đủ năng lực thƣ
̣
c thi công v ụ có hiệu quả , tận tụy phục vụ đất nƣớc và phục vụ nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích cơ sở lý luận về cán bộ, công chức hành chính; xác định khái niệm, vị trí, vai
trò, đặc điểm và phân loại cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc; chất lƣợng, các tiêu chí đánh
giá chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc.
- Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đánh giá ƣu điểm, hạn chế,
nguyên nhân hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính thành phố Huế hiện nay.
- Mục tiêu, phƣơng hƣớng và các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính tại thành phố Huế nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, xứng đáng với vị
trí, vai trò, sự nghiệp phát triển một thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh hƣớng tới thành phố trực
thuộc Trung ƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
Huế. Thời gian nghiên cứu đƣợc tiến hành từ năm 2008 đến năm 2012.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử - cụ thể và kết hợp với việc điều tra khảo sát
chất lƣơ
̣
ng đô
̣
i ngu
̃
ca
́
n bô
̣
, công chƣ
́
c hành chính .
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đóng góp của đề tài về mặt khoa học pháp lý góp phần vào hệ thống hoá lý luận về cán
bộ, công chức hành chính và nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính; hệ thống hoá và
xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc.
- Đóng góp của đề tài về mặt thực tiển:
+ Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, rút ra những mặt mạnh; những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, làm tiền đề để đƣa ra quan điểm, giải pháp nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế, đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc.
Chương 2: Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố
Huế trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán
bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay.
Chương 1
CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức
1.1.1.1. Khái niệm chung về cán bộ, công chức
Ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật Cán
bộ, công chức. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trƣớc đến nay và cắt nghĩa đƣợc
rõ ràng hơn về các khái niệm cán bộ, công chức. Tại Điều 4 của Luật quy định:
"1. Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
2. Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Phân định cán bộ, công chức hành chính
Theo quy định của Luât Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những
tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; giữ
một công vụ, nhiệm vụ thƣờng xuyên; làm việc trong công sở; đƣợc phân định theo cấp hành
chính. Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức đƣợc phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ
chế hình thành.
Cán bộ: Tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật
tƣơng ứng chuyên ngành điều chỉnh hoặc theo Điều lệ.
Nhƣ vậy, cán bộ hành chính sẽ đƣợc xác định theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân và Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của
Chính phủ quy định số lƣợng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 27/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2009 và Nghị
định số 36/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ.
Cán bộ hành chính sẽ bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Các thành viên Ủy ban nhân dân.
Công chức: Tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh. Công chức là những ngƣời đƣợc tuyển dụng lâu dài, hoạt động của
họ gắn với quyền lực công (hoặc quyền hạn hành chính nhất định) đƣợc cơ quan có thẩm quyền
trao cho và chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn đƣợc giao.
Do vậy, công chức hành chính đƣợc điều chỉnh bởi Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các văn bản có liên quan.
1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức hành chính nhà nước
- Là lực lƣợng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách,
đƣa các chính sách và thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trở thành thực tiễn,
tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh
kịp thời với cấp trên, giúp Đảng và Nhà nƣớc đề ra đƣợc những chủ trƣơng chính sách sát với
thực tiễn.
- Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nƣớc, là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thực
hiện công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc.
1.1.3. Đặc điểm cán bộ, công chức
- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc là một bộ phận nguồn nhân lực quan
trọng trong hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Ở Việt Nam có sự luân chuyển bố trí cán bộ, công chức giữa các tổ chức trong hệ thống
chính trị.
- Lao động của cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc là loại lao động trí tuệ phức
tạp trong hệ thống quản lý nhà nƣớc. Điều đó đƣợc thể hiện qua một số đặc điểm của cán
bộ, công chức hành chính nhà nƣớc nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động của cán bộ, công chức hành chính là hoạt động nhằm thực hiện
chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc, thực hiện chức năng chấp hành, điều hành của cơ quan
hành chính nhà nƣớc.
Thứ hai, cán bộ, công chức hành chính hoạt động nhân danh nhà nƣớc, đƣợc sử dụng
quyền lực nhà nƣớc, hoạt động của cán bộ, công chức hành chính đƣợc đảm bảo bằng nhà nƣớc.
Thứ ba, cán bộ, công chức hành chính đƣợc trả lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
1.1.4. Phân loại công chức
Trong pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về phân loại công chức mà không có phân loại
về cán bộ. Công chức có thể đƣợc phân loại thành nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích
phân loại. Ở Việt Nam có một số cách phân loại sau:
1.1.4.1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành loại A, B, C và
D
1.1.4.2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Ngoài ra, công chức còn có thể phân loại theo trình độ đào tạo (sau đại học, đại học, cao
đẳng, ) hoặc theo hệ thống cơ cấu tổ chức.
1.2. CHẤT LƢỢNG, CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.2.1. Chất lƣợng cán bộ, công chức
Chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc đƣợc phản ánh thông qua các tiêu
chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vu, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh
nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức… của ngƣời cán bộ, công chức. Chất lƣợng của
cán bộ, công chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của cán bộ, công chức trong thực thi công
vụ.
Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc đƣợc nâng cao sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nƣớc, nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nhà
nƣớc.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính
Đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính là khâu có quyêt định trong công tác
cán bộ. Bởi đây là việc làm khó, nhạy cảm vì nó ảnh hƣởng đến tất cả các khâu theo sau trong
công tác cán bộ.
1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ cán bộ, công chức hành chính nhà
nước
1.2.2.1.1. Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tiêu chí về trình độ văn hoá: Hiện nay trình độ văn hoá ở nƣớc ta đƣợc chia thành các
cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
- Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: Trình độ đào tạo nghề nghiệp ứng với hệ
thống văn bằng hiện nay đƣợc chia thành các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên
đại học.
1.2.2.1.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức
hành chính khi thực thi nhiệm vụ.
1.2.2.1.3. Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp của ngƣời cán bộ, công chức hành chính thể hiện ở kết quả thực hiện
công việc đƣợc giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực thi công vụ với tính kỷ
luật cao, vô tƣ không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật đƣợc đặt trong mối
quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, công dân, tổ chức.
1.2.2.1.4. Tiêu chí đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ là đạo đức của ngƣời cán bộ, công chức, phản ánh mối quan hệ giữa
công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạt động công vụ. Nó đƣợc xã hội đánh giá
về hành vi thái độ, cách ứng xử của công chức khi thi hành công vụ.
1.2.2.1.5. Tiêu chí sức khoẻ
Yêu cầu về sức khoẻ của cán bộ, công chức hành chính không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc
khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu đƣợc duy trì trong cả cuộc đời công vụ của công
chức.
1.2.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng
sự thay đổi công việc.
Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công việc luôn thay đổi do các nhân tố khách quan
nhƣ áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, do yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
do yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc…Vì vậy, nếu nhƣ cán bộ, công chức không nhận
thức đƣợc sự thay đổi công việc của mình trong thực tiễn và tƣơng lai thì sẽ không có sự chuẩn
bị và đầu tƣ cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình trong
công việc, không thể đảm nhận và hoàn thành công việc đƣợc giao.
1.2.2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc.
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, phản
ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của
công chức. Đánh giá thực hiện công việc thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ
cụ thể của cán bộ, công chức với những tiêu chuẩn đã đƣợc xác định trong tiêu chuẩn đánh giá
hoàn thành công việc. Nếu nhƣ cán bộ, công chức liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không
phải do lỗi của tổ chức thì có thể kết luận chất lƣợng cán bộ, công chức thấp, không đáp ứng
đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao ngay cả khi cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đào tạo
cao hơn yêu cầu của công việc.
1.2.2.4. Các tiêu chí khác phản ánh chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính nhà nước
- Chỉ tiêu theo cơ cấu tuổi, giới tính.
- Sự phối hợp giữa các nhóm trong thực thi nhiệm vụ.
- Sự tuân thủ kỷ luật, văn hoá làm việc công sở…
1.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính Nhà nƣớc
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan
Bao gồm các nhân tố nhƣ: hoàn cảnh và lịch sử ra đời của cán bộ, công chức, tình hình
kinh tế - chính trị và xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử, trình độ văn hoá, sức khoẻ
chung của dân cƣ, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của sự nghiệp y tế trong
việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng, chất lƣợng của thị trƣờng cung ứng lao động, sự phát triển của
công nghệ thông tin, đƣờng lối phát triển kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng đội ngũ công
chức hành chính nhà nƣớc của Đảng, Nhà nƣớc.v.v.
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.2.3.2.1. Tuyển dụng
Tuyển dụng công chức hành chính nhà nƣớc là khâu quan trọng quyết định chất lƣợng
đội ngũ công chức. Nếu công tác tuyển dụng đƣợc thực hiện tốt thì sẽ tuyển đƣợc những ngƣời
thực sự có năng lực, phẩm chất bổ sung cho lực lƣợng công chức. Ngƣợc lại, nếu công tác tuyển
dụng không đƣợc quan tâm đúng mức thì sẽ không lựa chọn đƣợc những ngƣời đủ năng lực và
phẩm chất bổ sung cho lực lƣợng này.
1.2.3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dƣỡng quyết định trực tiếp tới chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà
nƣớc. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tiến hành một cách liên tục, nhằm trang bị kiến thức để
ngƣời công chức có đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao và đáp ứng đƣợc yêu
cầu của công việc.
1.2.3.2.3. Sử dụng
Sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc là một khâu rất quan trọng trong
công tác quản lý cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nƣớc ta. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nƣớc phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
của công vụ. Bởi vậy, trong sử dụng phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh
lãng phí chất xám.
1.2.3.2.4. Phân tích công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích đánh giá về công việc
trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, là cơ sở cho việc tuyển dụng công chức và đánh giá mức
độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức, giúp cho việc hoạch định chính sách về đào tạo,
nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức, là một trong những cơ sở để xếp hạng công việc và thực
hiện thù lao lao động công bằng, hợp lý
1.2.3.2.5. Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức hành chính nhà nước
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc không chỉ là cấp trên đánh giá cấp dƣới mà còn là
việc tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức và sự đánh giá của cấp
dƣới đối với cấp trên.
1.2.3.2.6. Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước
Để tạo động lực cho cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, chúng ta cần thực hiện
hiệu quả một số nội dung sau:
- Bố trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ, công chức.
- Việc đánh giá đúng, công bằng kết quả công việc đƣợc giao của cán bộ, công chức là
một việc rất quan trọng
- Đổi mới cơ bản chính sách đãi ngộ về vật chất đối với cán bộ, công chức hành chính
nhà nƣớc.
1.2.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà
nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ
và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy
tín với nhân dân” [12, tr.252].
Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc xuất phát từ
nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, trên cơ sở những chủ trƣơng, chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nƣớc ta, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1.2.4.1. Quy hoạch
Quy hoạch là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, biện pháp để tạo nguồn và xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, công chức, nhằm đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc đƣợc giao.
1.2.4.2. Tuyển dụng
Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lƣợng của đội ngũ công chức hành
chính nhà nƣớc. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và
chỉ tiêu biên chế và phải đƣợc thực hiện thông qua thi tuyển.
1.2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dƣỡng là nhu cầu bức thiết để nâng cao trình độ quản lý hành chính nhà
nƣớc, nâng cao hiệu suất các mặt công tác của tổ chức. Đồng thời, đây đƣợc coi là biện pháp cơ
bản để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi, tinh thông, liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao,
hƣớng tới mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Đó là xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nƣớc có số lƣợng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bƣớc tiến
tới chuyên nghiệp, hiện đại.
1.2.4.4. Sử dụng
Việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc phải xuất phát từ nhiều yếu
tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị.
Ngày nay, trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nƣớc nói riêng, cần học tập sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quán triệt đầy
đủ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề cán bộ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
2.1. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Huế có toạ độ địa lý: 107
o
31„45„„-107
o
38' kinh Ðông và 16
o
30'„45„„-
16
o
24' vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nƣớc, trên trục Bắc - Nam của
các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng biển, gần tuyến hành lang Đông
- Tây của tuyến đƣờng Xuyên Á.
Thành phố Huế có diện tích hiện tại là 7.099 ha. Phía Bắc giáp các huyện Hƣơng Trà,
Quảng Điền; phía Tây và phía Nam giáp huyện Hƣơng Thủy; phía Đông giáp huyện Phú Vang.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 14,5% - 15%; thu nhập bình quân đầu
ngƣời đến năm 2015 đạt 2.800-3.000 USD; tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn trong 5 năm: 25.000 -
30.000 tỷ đồng, bình quân 5.000 - 6.000 tỷ/năm; doanh thu dịch vụ tăng bình quân 25%; doanh
thu thƣơng mại tăng bình quân 25-30%;
2.1.2.2. Về văn hóa- xã hội
Thành phố Huế nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là nơi có bản sắc văn hóa rất
sâu đậm so với cả nƣớc, tiêu biểu là có rất nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt có lễ hội festival
diễn ra hai năm một lần và đặc biệt với hai di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là “Quần thể di tích
cố đô Huế” và “Nhã nhạc cung đình Huế”.
2.1.2.2.1. Dân số
* Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số:
Hiện tại, về quy mô dân số, thành phố Huế là một đô thị với quy mô dân số trung bình.
Tổng dân số 338.994 ngƣời (tính đến ngày 31-12-2010), mật độ 4.670 ngƣời/Km
2
. Tỷ lệ sinh
giảm liên tục và tƣơng đối đều (khoảng 0,2-0,35%o/năm) và hiện nay chỉ còn khoảng 15,0%.
2.1.2.2.2. Nguồn nhân lực
Thành phố Huế là nơi tập trung phần lớn nguồn nhân lực đƣợc đào tạo của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Lực lƣợng lao động đã qua đào tạo của thành phố có khoảng trên 43.450 ngƣời,
chiếm 52% tổng lực lƣợng lao động của thành phố và chiếm 48% lao động qua đào tạo của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2.1.2.3. Về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực bộ máy chính quyền các cấp
Trong những năm qua, Thành phố Huế đã từng bƣớc tiến hành đồng bộ Chƣơng trình cải
cách hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đem lại những chuyển biến đáng kể về chất lƣợng hoạt
động của bộ máy chính quyền, phục vụ nhu cầu hợp pháp của tổ chức và công dân ngày càng tốt
hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiến trình hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội,… trên địa
bàn.
2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HÀNH
CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Huế đƣợc hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội
chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phƣơng và tuyển dụng mới… Nhìn chung, đội ngũ cán
bộ, công chức hành chính nhà nƣớc của thành phố Huế có số lƣợng không lớn. Từ năm 2008 đến
năm 2012, số cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc của thành phố tƣơng đối ổn định, hàng
năm có tăng, giảm nhƣng không nhiều do chịu sự tác động của việc thay đổi sắp xếp bộ máy, tổ
chức; chuyển công tác, tuyển dụng mới.
Biểu số 2.1: Số lƣợng cán bộ, công chức hành chính thành phố Huế
từ năm 2008 - 2012
Đơn vị tính: Người
Năm
Lĩnh vực
2008
2009
2010
2011
2012
Cán bộ
9
9
9
8
9
Công chức
160
171
175
169
172
Tổng số cán bộ, công chức, viên
chức thành phố
2.938
3.104
3.147
3.160
3.647
Nguồn: UBND thành phố Huế-Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức 2008-2012
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ
2.3.1. Chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính theo trình độ đào tạo
2.3.1.1. Chất lượng cán bộ, công chức hành chính theo trình độ đào tạo và ngạch công
chức
Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức hành chính thành phố Huế mấy năm qua có biến đổi,
nhƣng tỷ lệ không lớn. Đến nay, thành phố vẫn chƣa có chuyên viên cao cấp, 14 chuyên viên
chính. Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính nhà nƣớc theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.
Tổng số công chức đang công tác ở thành phố là 172 ngƣời; trình độ trên đại học là 15
ngƣời, chiếm 8,7% so với số công chức toàn thành phố; trình độ đại học, cao đẳng 144 ngƣời
chiếm 83,7%; trình độ trung cấp 12 ngƣời chiếm 6,9% công chức toàn thành phố. Nhƣ vậy, cho
thấy từ năm 2008-2012, thanh phố Huế đã quan tâm đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán
bộ, công chức hành chính trên địa bàn.
2.3.1.2. Chất lượng cán bộ, công chức hành chính theo trình độ lý luận chính trị và
trình độ ngoại ngữ, tin học
* Trình độ lý luận chính trị
Năm 2012, thành phố Huế có 09 cán bộ hành chính có trình độ cử nhân, cao cấp; 42 công
chức hành chính có trình độ chính trị cử nhân, cao cấp; 87 công chức đạt trình độ lý luận chính
trị trung cấp và tƣơng đƣơng.
* Trình độ ngoại ngữ, tin học
Năm 2012, thành phố Huế có 8 công chức có bằng đại học ngoại ngữ, chiếm 0,05% tổng
số công chức trên địa bàn; 154 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 89,53%; 8 công chức
có bằng đại học tin học, chiếm 0,05%; 158 công chức có chứng chỉ tin học, chiếm 91,9%.
100% cán bộ hành chính của thành phố có trình độ ngoại ngữ, tin học; công chức của
thành phố có trình độ ngoại ngữ, tin học là chƣa cao so với yêu cầu hiện nay. Với trình độ ngoại
ngữ, tin học nhƣ vậy, thì còn có nhiều công chức chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngạch công
chức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Nhƣ vậy, công chức hành chính thành phố chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc
hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, muốn nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính nhà nƣớc, bên cạnh việc khuyến khích, tuyên truyền thì điều quan trọng là thành phố phải
có chính sách phù hợp, cụ thể với yêu cầu thực tiễn đối với cán bộ, công chức của thành phố.
2.3.2. Chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính theo kỹ năng công việc
Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của thành phố trong những năm gần đây trình độ
học vấn, chuyên môn, văn hoá nơi công sở đã tăng lên đáng kể. Nhƣng năng lực thực thi công
vụ, năng lực quản lý vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc.
2.3.3. Chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính theo cơ cấu độ tuổi và giới tính
Năm 2012, toàn thành phố Huế có 24 công chức có độ tuổi dƣới 30, chiếm 19,9% tổng số
công chức; 102 công chức có độ tuổi từ 30-50, chiếm 59,30%; 46 công chức có độ tuổi từ 51-60,
chiếm 26.75%. Tổng số công chức nữ là 50 ngƣời, chiếm 29%.
2.3.4. Đánh giá chung về chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính tại thành phố
Huế
Nằm trong tình hình chung của cả nƣớc và tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua,
đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Huế đã có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, kiến thức về
năng lực thực tiễn không ngừng đƣợc nâng lên, hầu hết có bản lĩnh chính trị, kiên định lập
trƣờng, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy còn
nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhƣng nhìn chung, đa số cán bộ, công chức vẫn giữ đƣợc phẩm
chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, có tinh thần rèn luyện, học tập vƣơn lên, không
tham ô lãng phí, nêu cao ý thức kỉ luật và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với các lĩnh vực
công tác đƣợc giao, có ý thức giáo dục gia đình, ngƣời thân chấp hành các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó còn một số ít cán bộ, công chức do hiểu sai về chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và một vài cán bộ do thiếu tinh thần trách
nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao nên đã đƣợc cơ quan nhắc nhở, giáo dục và kỉ luật
với hình thức khiển trách, cảnh cáo.
2.4. NGUYÊN NHÂN
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Do chiến tranh kéo dài đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nƣớc cả nƣớc nói chung, của thành phố Huế nói riêng.
- Phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt xảy ra nhƣ trận lụt lịch sử năm 1999 làm cho kinh tế - xã
hội phát triển chậm.
- Khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008 và đang diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Nhà nƣớc chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lƣơng để thu hút, khuyến khích đội
ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc làm việc.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
2.4.2.1. Các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố chưa thực hiện việc phân
tích công việc
- Chế độ công vụ chuyển từ hệ thống chức nghiệp sang kết hợp giữa hệ thống chức
nghiệp với hệ thống việc làm nhƣng việc xác định vị trí việc làm cũng nhƣ việc triển khai sửa
đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chƣa đƣợc tiến hành mạnh mẽ
và có chỉ đạo thống nhất.
2.4.2.2. Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố còn
nhiều bất cập
Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc mà thành
phố Huế gặp phải trong nhiều năm qua là chƣa thực hiện các khâu then chốt: quy hoạch, đào tạo,
sử dụng một cách khoa học, công tâm. Thực tế ở thành phố Huế cho thấy, 3 khâu này không gắn
bó chặt chẽ với nhau, thậm chí còn tách rời nhau, vấn đề nhận thức một cách đầy đủ, nghiêm túc
trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức hành chínhh nhà nƣớc vẫn còn nhiều hạn chế.
2.4.2.3. Thiếu chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng ở thành phố còn lúng túng nhất là trong công tác quy
hoạch, công tác đào tạo lại. chƣơng trình đào tạo phụ thuộc vào chƣơng trình đào tạo của tỉnh.
Hệ thống đào tạo còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu nội dung, phƣơng pháp và
nhất là về chất lƣợng chƣa đáp ứng kịp những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với cán
bộ, công chức hành chính nhà nƣớc.
- Đào tạo chƣa thật sự gắn với quy hoạch, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức có
quan niệm học chạy theo bằng cấp nên không đảm bảo chất lƣợng học tập.
2.4.2.4. Thiếu các chính sách, biện pháp tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính yên tâm công tác
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lƣợng của cán bộ, công chức chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của công việc và thu hút đƣợc công chức chất lƣợng cao về làm việc trong các
cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Chương 3
MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. MỤC TIÊU
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm mục tiêu xây dựng một nền công vụ
năng động, trách nhiệm, thực tài, văn hóa, chuyên nghiệp và hiện đại với đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020,
đối với cán bộ hành chính, 30% có trình độ chuyên môn thạc sĩ, 100% có trình độ lý luận chính
trị cao cấp trở lên. Đối với công chức hành chính đạt trên 90% có trình độ đại học trở lên; 90%
có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 97% có trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức
bồi dƣỡng quản lý hành chính nhà nƣớc.
- Đổi mới quan điểm, phƣơng pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức;
- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, công chức; căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn
từng chức danh công việc để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phù hợp
với cơ cấu ngành, nghề đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG
3.2.1. Những quan điểm và phƣơng hƣớng xây dựng nhằm nâng cao chất lƣợng của
đội ngũ cán bộ, công chức
3.2.1.1. Quan điểm và phương hướng của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong thời kỳ mới
* Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ mới
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng
về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt
động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là chủ trƣơng và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Đảng và Nhà
nƣớc ta.
* Phƣơng hƣớng của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ mới
Tiêu chuẩn chung của cán bộ trong thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng, trƣớc hết là
phải có tinh thần yêu nƣớc sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nƣớc, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với
nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đƣờng
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng
lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Các tiêu chuẩn có
quan hệ mật thiết với nhau, coi trọng cả đức và tài.
3.2.1.2. Phương hướng hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đáp ứng với
nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay không thể tách rời sự
nghiệp cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp. Hệ thống cơ quan Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến
địa phƣơng là những bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ máy Nhà nƣớc để thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp, tƣ pháp trong tổng thể quyền lực Nhà nƣớc thống nhất. Hoạt động của ngũ
cán bộ, công chức của các cơ quan Nhà nƣớc là cầu nối giữa Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm
chuyển tải quyền lực Nhà nƣớc, quyền lực của nhân dân đƣợc qui định trong Hiến pháp và pháp
luật vào cuộc sống. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức là những hạt nhân quan trọng, thể hiện
vai trò sáng tạo trong quá trình cụ thể hoá quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm pháp chế và thiết lập trật tự pháp luật trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
3.2.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trƣớc yêu cầu công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cần phải có một hệ thống pháp luật
về cán bộ, công chức hoàn thiện để tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với nhu cầu
nhiệm vụ của giai đoạn mới. Do vậy, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật, một chế độ công
vụ hợp lý, đổi mới việc quản lý cũng nhƣ xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ,
công chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho sự thành công của công cuộc
đổi mới toàn diện của đất nƣớc ta.
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế
Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta xác định đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng, vấn đề hội nhập kinh tế phải đặt lên hàng đầu
thực hiện đƣờng lối đối ngoại hợp tác hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân
biệt đƣờng lối chính trị. Việc hoàn thiện pháp luật công vụ đáp ứng với nhu cầu hội nhập quốc
tế, Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo ngay từ Đại hội Đảng lần thứ IX: Tiếp tục chính sách mở
cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh
tế, thể chế, cán bộ…, để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo
đảm độc lập tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi.
3.2.1.5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với cải
cách nền hành chính Nhà nước
Với mục tiêu nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng
đúng và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu quả công việc của Nhà nƣớc, thúc đẩy xã hội
phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và
làm việc theo pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cải cách
hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tại động lực thực sự để cán bộ,
công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
3.3.1. Tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lý tƣởng cách mạng cho
mỗi cán bộ, công chức, để họ có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và trách
nhiệm của mình đối với nhân dân, đất nƣớc
3.3.2. Đổi mới nâng cao chất lƣợng thi tuyển đối với công chức, và thi nâng ngạch
đối với công chức, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan
3.3.3. Tạo dựng môi trƣờng và động lực làm việc lành mạnh, hiệu quả
3.3.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát
3.3.5. Có cơ chế ràng buộc ngƣời cán bộ, công chức gần dân, hiểu dân để phục vụ
nhân dân
3.3.6. Nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức
3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Cũng nhƣ tình hình chung của cả nƣớc, của tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế cũng có
những giải pháp chung về cán bộ, công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay:
3.4.1. Xác định tiêu chuẩn chức danh và xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ,
công chức hành chính nhà nƣớc
3.4.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức hành chính nhà nƣớc
3.4.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà
nƣớc
3.4.4. Không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính nhà nƣớc
3.4.5. Giải pháp về công tác sử dụng công chức hành chính nhà nƣớc
- Đẩy mạnh việc phân loại và đánh giá cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc
- Đổi mới việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm công chức hành chính nhà nƣớc.
3.4.6. Nâng cao tinh thần và đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực trong đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế
3.4.7. Phải có chính sách tiền lƣơng, chính sách thu hút nhân tài đảm bảo điều kiện phát
triển của cán bộ, công chức hành chính. Tiền lƣơng và phụ cấp công vụ phải thực sự đúng với
nguyên tắc hƣởng theo năng lực, đặc biệt đối với cán bộ, công chức có tài năng và cống hiến
nhiều và việc tăng lƣơng phải phù hợp với điều kiện sống của xã hội.
3.4.8. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cần hoàn thiện các văn bản liên quan
đến cán bộ, công chức hành chính
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế
cán bộ, công chức của tỉnh theo hƣớng tăng thẩm quyền quản lý, tự chủ cho các cơ quan cấp
dƣới và đơn vị sự nghiệp.
- Xây dựng Quy định về chế độ, chính sách nhằm thu hút những ngƣời có trình độ cao
(thạc sĩ, tiến sĩ) và những ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi về công tác trong các cơ quan hành
chính,…
KẾT LUẬN
Ngƣời cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc là yếu tố quan
trọng để cơ quan, đơn vị đó tồn tại, vận động và phát triển. Cán bộ, công chức không chỉ là nhân
tố để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, mà còn là những nhân tố tạo ra những ý
tƣởng mới cho cơ quan, đơn vị. Chính cán bộ, công chức là yếu tố là giảm hay gia tăng sức mạnh
cũng nhƣ những hạn chế của cơ quan, đơn vị. Những sự thay đổi xung quanh cơ quan hành chính
hiện nay đòi hỏi phải có sự thay đổi trƣớc tiên ở nguồn nhân lực bên trong cơ quan, đơn vị.
Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và cán bộ, công
chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc tại thành phố Huế nói riêng là một nguồn lực đặc
biệt quan trọng của phát triển đã đƣợc khẳng định và không ít ý kiến thừa nhận yếu tố cán
bộ, công chức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công cũng nhƣ thất bại. Việc đầu
tƣ cho cán bộ, công chức là hoàn toàn có lợi, lợi kép kín, trƣớc hết là trực tiếp cho bản thân
của ngƣời cán bộ, công chức và gián tiếp là cho xã hội. Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng
đội ngũ cán bộ, công chức là yêu cầu cấp bách, khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống
hành chính Nhà nƣớc, đề tài này đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ, công chức hành chính Nhà nƣớc. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về cán bộ, công chức
hành chính nhà nƣớc, chất lƣợng cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc, đề tài đã phân tích
đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc trên địa bàn
thành phố Huế trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu của công việc. Đề tài đã làm rõ nguyên
nhân làm cho chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc còn chƣa cao, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của công việc hiện tại, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã đƣa ra mục
tiêu, các quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính Nhà nƣớc của thành phố Huế.
Với những phƣơng hƣớng và giải pháp của Đảng và Nhà nƣớc của các cấp các từ
Trung ƣơng đến cơ sở nhằm nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhƣ vậy
trong một tƣơng lai không xa chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng
lực và phẩm chất để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đổi mới toàn diện của
đất nƣớc.
Tóm lại, nhƣ lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "bổn phận của người cán bộ cách mạng
là suốt đời hết lòng hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ
được: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…thật thà tự phê bình và phê bình. Phải gần gũi
nhân dân, học tập nhân dân…bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào cũng quyết tâm sữa chữa
khuyết điểm, phát triển ưu điểm làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho…" [ 25, tr.162].
Vì vậy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay không chỉ để
đáp ứng cho những đòi hỏi trong thời kỳ đổi mới, mà còn là tiền đề quan trọng và cần kíp để
hình thành nên những con ngƣời mới Xã hội chủ nghĩa mai sau./.
References
1. Chính phủ (2001), “Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2001-
2010”.
2. Chính phủ (2004), Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số
lƣợng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Chính phủ (2010), Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những
ngƣời là công chức.
4. Chính phủ (2010), Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
5. Chính phủ (2011), “Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2011-
2020”.
6. Cổng thông tin điện tử thành phố Huế:
7. Đỗ Minh Cƣơng, Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
14. Học viện hành chính quốc gia, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 139, tháng 8 năm 2007.
15. Hội đồng nhân dân thành phố Huế, Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm
2011 của về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015
16. La Đình Mão (2007), Một số vấn đề về cán bộ và tiêu chuẩn về cán bộ, công chức, Cổng
thông tin điện tử của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.
17. Hồ Chí Minh, Toàn Tập, Sđd.
18. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
19. Thạc sĩ Nguyễn Duy Phƣơng (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công
chức hành chính ở Thừa Thiên Huế từ năm 2004- 2006.
20. Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức năm
2008.
21. Thủ tƣớng (2004), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình tổng thể cải
cách hành chính Nhà nƣớc.
22. Thủ tƣớng (2006), Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2006 về việc phê
duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006- 2010.
23. Thủ tƣớng (2011),Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 phê duyệt kế
hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015
24. Thủ tƣớng (2008), Quyết định số 770/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình xây dựng, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2008-2010.
25. Phƣơng Thuý, (2008) Hồ Chí Minh Người là ngọn đuốc sáng mãi trong lòng nhân dân Việt
Nam, Nxb Lao Động, Thành phố Hồ Chí Minh 2008.
26. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (2008), “Báo cáo chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức
năm 2008”
27. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (2009), “Báo cáo chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức
năm 2009”
28. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (2010), “Báo cáo chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức
năm 2010”
29. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (2011), “Báo cáo chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức
năm 2011”
30. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (2012), “Báo cáo chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức
năm 2012”