Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bao cao thuc tap tong hop công ty tự cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.28 KB, 28 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
I. LỜI MỞ ĐẦU
Muốn trở thành một nhà quản trị kinh doanh giỏi đòi hỏi các sinh viên
chuyên ngành quản trị kinh doanh cần phải trau dồi kiến thức học được trên
giảng đường đồng thời cũng phải trải nghiệm thực tiễn. Sinh viên cần vận
dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết một vấn đề
thực tiễn nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các
công việc sau khi tốt nghiệp. Do đó, giai đoạn “Thực tập tốt nghiệp” có vai trò
quan trọng đối với các sinh viên năm cuối nói chung và sinh viên khoa quản
trị kinh doanh nói riêng. Nhờ việc thực tập tại cơ sở sẽ giúp rèn luyện kĩ năng,
phương pháp làm việc của nhà quản trị trong doanh nghiệp đồng thời có thể
vận dụng các công cụ, phương pháp phân tích, đánh giá, nghiên cứu kinh
doanh để hình thành chuyên đề tốt nghiệp cũng như phục vụ theo yêu cầu của
cơ quan thực tế.Từ đó, sinh viên có thể tập sự các công việc kinh doanh và
quản trị qua đó rèn luyện kĩ năng, thực hành giải quyết các tình huống cụ thể
trong thực tiễn. Thông qua đợt tiếp xúc thực tế cơ sở, sinh viên có thể rèn
luyện phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh như phát hiện vấn
đề , thu thập và xử lý dữ liệu, phân tích và đánh giá hoạt động quản trị kinh
doanh ở cơ sở.
Sau một thời gian thực tập ở công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường. được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kinh doanh và đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tâm của thạc sĩ Nguyễn Phương Hiền, em xin trình bày báo cáo khái
quát về công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường trong những năm gần đây.
Do có một số hạn chế nhất định nên bản báo cáo không thể tránh được sai
xót. Em kính mong nhận được sư giúp đỡ của các thầy cô để em hoàn thành
bản báo cáo tốt hơn.

II. NỘI DUNG
A. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Thông tin chung về doanh nghiệp :
Tên công ty : Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường


Tên giao dịch : Tu Cuong Industrial Joint Stock Company
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Địa chỉ : 232 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0438633057
Fax : 38633057
Email :
Giám đốc : Phạm Quang Viễn
Ngành nghề sản xuất chính : Sản xuất dây và cáp điện , kinh
doanh bất động sản
Thị trường : trong và ngoài nước
Vốn điều lệ : 21 000 000 000 đồng
Mệnh giá cổ phần : 1 000 000 đồng
Số cổ phần đắng ký mua : 21 000 cổ phần
Số cổ đông sáng lập : 06 người
Lĩnh vực kinh doanh : sản xuất dây và cáp điện, đại lý thu mua ký gửi
hàng hóa, kinh doanh vận tải bằng ô tô, kinh doanh xây dựng bất động sản.
2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty được thành lập vào ngày mùng 05 tháng 4 năm 2000 theo quyết
định cúa Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, với tên gọi chính thức là
Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường, tên giao dịch là Tu Cuong industrial
joint stock company, đặt trụ sở chính ở 232 phố Minh Khai, phường Minh
Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, điện thoại 0438633057, số fax
48635530.
Cho tới ngày 29 tháng 12 năm 2008 công ty đăng ký thay đổi lần 5, số :
0103000029 của Phòng đăng ký kinh doanh số 01, Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh đăng ký:
STT Tên ngành nghề
1 Sản xuất dây và cáp điện

2 Buôn bán tư liệu sản xuất. tư liệu tiêu dung ( chủ yếu vật tư thiết bị điện )
3 Sản xuất, mua bán ống nhựa
4 Đai lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
5 Kinh doanh vận tải cho thuê kho bãi văn phòng
6
Kinh doanh vận tải ô tô bằng các loại hình sau:
+ vận tải khách theo tuyến cố định
+ vận tải khách bằng taxi
+vận tải khách bằng xe bus
+vận tải khách theo hợp đồng
+vận tải khách du lịch
+vận tải hàng hóa
7
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. cơ sở hạ
tầng, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, công trình bưu chính viễn
thông
8
Xây dựng công trình điện và trạm biến thế 500kv
9 San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình
10 Kinh doanh bất động sản
Người đại diện pháp luật cho công ty là ông Phạm Quang Viễn, chức
vụ là giám đốc công ty.
Danh sách cổ đông của công ty như sau:
STT Tên cổ đông Hộ khẩu
thường
Loại cổ
phần
Số cổ
phần
Giá trị cổ

phần (đồng)
Số CMND Ghi
chú
trú
1
Phạm
Quang Viễn
93 Phố
Huế. Hà
Nội
Cổ phần
phổ thông
8.360 8.360.000.00
0
01121137
3
2
Phạm
Quang Phát
Như
trên
Như trên 700 700.000.000 010299258
3
Phạm Thị
Tuyết
Như
trên
Như trên 5.860 5.860.000.000 010982457
4



Hiệp
Như
trên
01045910
3
5
Phạm Văn
Đảm
22 Hàng
Vôi, Hà
Nội
Như trên 800 800.000.000 01033704
3
6
Nguyễn Thị
Xuân Hòa
15 Hàng
Bè, Hà
Nội
Như trên 500 500.000.000 010558423
Bảng 2.1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị : nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh thu 11.248.257 8.549.000 9.138.000 11.758.000 16.367.000
Vốn kinh doanh 9.132.000 15.317.000 20.829.000 22.000.000 23.000.000
LNST 520.000 575.000 624.000 732.000 1.552.000
Số lượng lao
động
70 64 60 38 45

TNBQ/đầungười 830 870 900 1.230 1.450

( Trích tài liệu báo cáo tài chính năm 2007)
Bảng phân tích kết quả kinh doanh của năm 2005 và năm 2006
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối(%)
Doanh thu triệu đồng 9.138 11.758 2.620 28.67
Tổng vốn
kinh doanh
triệu đồng 20.829 22.000 1.171 5.62
LNST triệu đồng 624 732 108 17.31
Số lượng
Lao động
người 60 38 -22 -36.5
TNBQ/đầu
người
nghìn đồng 900 1.230 330 36.67
Nhận xét:
Doanh thu năm 2006 tăng 2.620 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng
28.67%
Tổng vốn kinh doanh năm 2006 tăng 1.171 triệu đồng tương đương với
tốc độ tăng 5.62%
Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 108 triệu đồng tương đương với tốc
độ tăng 17.31%
số lượng lao động năm 2006 giảm 22 người tương đương với tốc độ
giảm 36.5%
TNBQ/đầu người năm 2006 tăng 330 nghìn đồng tương đương với tốc
độ tăng 36.67%.

Ta thấy, số lượng lao động năm 2006 giảm 22 người trong khi đó doanh
thu và lợi nhuận lại tăng.Nguyên nhân do vào năm 2005 công ty tiến hành cải
tổ nhằm tinh giảm biên chế và kêu gọi vốn đâu tư từ các cổ đông . Doanh thu
và lợi nhuận tăng do công ty đã nâng cao năng suất, nâng cao trình độ máy
móc thiết bị, trình độ của công nhân được cải thiện hơn so với năm 2005.
Công ty làm ăn phát đạt vì vậy đời sống của người công nhân cũng được cải
thiện. TNBQ tăng 330 nghìn đồng.
Bảng phân tích kết quả kinh doanh năm 2006 và năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối(%)
Doanh thu triệu đồng 11.758 16.367 4.609 39.2
Tổng vốn
kinh doanh
triệu đồng 22.000 23.000 1.000 4.54
LNST triệu đồng 732 1.552 820 112.02
Số lượng
Lao động
người 38 45 7 18.5
TNBQ/đầu
người
nghìn đồng 1.230 1.450 220 17.89
Nhận xét:
Doanh thu năm 2007 tăng 4.609 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng
39.2%
Tổng vốn kinh doanh năm 2007 tăng 1000 triệu đồng tương đương với
tốc độ tăng 4.54%
LNST tăng 820 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 112.02%
Số lượng lao động tăng 7 người tương đương với tốc độ tăng 18.5%

TNBQ/đầu người tăng 220 nghìn đồng tương đương với tốc độ tăng
17.89%.
Ta thấy, năm 2007 công ty đã đạt được các kết quả tích cực. Doanh thu, lợi
nhuận đều tăng.Nguyên nhân là do năm 2007, giá bán sản phẩm tăng mạnh
trong khi đó chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác không tăng mạnh (như
chí phí về than). Đồng thời nhờ việc tăng vốn kinh doanh( huy động từ các cổ
đông, các nguồn khác như cổ phiếu, vay ngắn hạn, vay dài hạn…), tăng số
lượng lao động đồng thời vẫn không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, nâng cao trình độ máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công
nhân, công ty đã đạt được những kết quả thuận lợi. Công ty cần tiếp tục phát
huy trong thời gian tới.
3. Thuận lợi và khó khăn của công ty
3.1 Những thuận lợi:
Lĩnh vực kinh doanh vật liệu và xây dựng ngành điện là một lĩnh vực rất
sôi động trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Trong một vài năm gần đây, nhu cầu về sản phẩm dây và
cá điện phát triển rất nhanh song song với đó là sự gia tăng các công trình xây
dựng điện dân dụng. Do đó, công ty có điều kiện phát triển nhanh chóng.
3.2 Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty sản xuất cáp điện là chủ yếu vì vậy lao động chủ yếu là lao
động thủ công. Tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên. Do đó, trình độ, ý thức
lao động của công nhân không cao. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, công ty đang rất
thiếu lao động do việc tăng năng suất. Công ty thường phải tìm kiếm lao động
ở các tỉnh xa như ở Hoà Bình, Thái Nguyên… Kéo theo đó là sự gia tăng chi
phí nhân công.
Tiền lương của công ty so với các công ty khác trong ngành là tương
đối thấp. Chỉ khoảng 1,3 triệu đồng/ tháng. Do đó, công nhân thường không
trung thành và không có động lực lao động.

Công ty đã tiến hành tinh giảm quá nhiều công nhân, cán bộ đã khiến
hoạt động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, phòng kinh
doanh chỉ khoảng 4 người. Các nhân viên không xử lý được tất cả công việc.
Gây ra sự quá tải dẫn đến kết quả tiêu thụ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó là hệ thống quản lý của công ty ở một số khâu còn lỏng lẻo
như ở khâu sản xuất. Khâu sản xuất có rất nhiều công đoạn trong khi đó số
lượng tổ trưởng cán bộ lại ít không quản lý được tất cả công nhân. Hơn nữa
quản lý lỏng lẻo còn do trình độ của người quản lý chưa cao.
Thiếu vốn do đó hệ thống xử lý chất thải, phế liệu và môi trường làm
việc của người lao động chưa được cải thiện. Điều này ảnh hưởng đến sức
khoẻ công nhân từ đó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của họ. Đồng thời,
công ty phải gia tăng các khoản phụ cấp độc hại cho người lao động và bồi
thường thiệt hại như khói lò cho các hộ dân ở xung quanh công ty.
4. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới.
Tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất
kinh doanh, thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh đã được thị trường thử
thách những năm qua nhằm mục tiêu chuyển dần vai trò từ làm thuê sang làm
chủ trên thị trường đầu tư xây dựng cả nước với cơ cấu ngành nghề chính là
ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN_SẢN XUẤT DÂY
VÀ CÁP ĐIỆN_ KINH DOANH VẬN TẢI trong đó doanh thu từ đầu
tư ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Ngoài những ngành
nghề đã có và đang đầu tư xây dựng như khu đô thị, khu công nghiệp, các
công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở, đường giao thông, gạch xây, bê
tông…sẽ tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn như
cầu - hầm - đường bộ quốc gia, công trình cấp điện trung cao thế, sản xuất
gốm sứ vệ sinh ốp lát cao cấp, bê tông nhẹ, bê tông ứng suất trước…Phấn đấu
đến năm 2015, công ty trở thành doanh nghiệp mạnh, chiếm thị phần lớn trong
các lĩnh vực: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, khu đô thị mới,
khu công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển
Thủ đô. Cụ thể :

 Là doanh nghiệp hạng II với số lượng lao động dưới 300 người và vốn
kinh doanh dưới 10tỷ.
 Trong những năm tới, sản lượng sản phẩm sẽ tăng từ 4 triệu m dây/năm
lên 5 triệu m dây/năm.
 Tuyển thêm 50 đến 70 lao động bổ sung vào một số vị trí của máy móc
thiết bị để phát huy hết công suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể tại
hệ thống lò nung và lò nấu. Thêm 2 – 3 kỹ sư bổ sung vào khâu sản xuất.
 Về cơ cấu bộ máy sẽ tinh giản gọn nhẹ hơn, một người có thể kiêm nhiệm
hai đến nhiều nhiệm vụ nhưng vẫn không bị quá sức.
 Về thị trường tiêu thụ: Công ty sẽ có riêng một bộ phận gọi là xí nghiệp
tiêu thụ đảm nhiệm và chủ động tất cả các khâu từ giới thiệu sản phẩm đến
việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Chủ động trong phương tiện vận tải.
Thành lập đội bốc dỡ vận chuyển riêng không lấy công nhân của tổ khác. Khi
không có đơn hàng có thể cùng công nhân tổ khác thực hiện công việc nhằm
nâng cao năng suất lao động.
Báo cáo kế hoạch dự kiến năm 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
TH 2008 KH 2009 Tỷ lệ đạt
%
1 Tổng giá trị sản
lượng
tỷ đồng 8.750 8.750 100
2 Sản phẩm chủ yếu triệu mét 45 45 100
3 Doanh thu tỷ đồng 18 20 111
4 Nộp ngân sách tỷ đồng 1.1 1.1 100
5 TNBQ triệu đồng 1.450 1.5 103
6 Lợi nhuận tỷ đồng 1.600 1.886 119
7 Cổ tức % 13.78 20 145
B. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty

1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường là một công ty chuyên sản
xuất các loại dây và cáp điện để cung cấp cho các công trình xây dựng và sản
xuất kinh doanh các loại sản phẩm theo nhu cầu của thị trường:
- Sản xuất các loại dây và cáp điện
- Sản xuất nhựa PVC.
- Kinh doanh sắt thép xây dựng, gia công cấu kiện thép xây dựng.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi, kinh
doanh nhà.
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhu cầu về vật liệu xây dựng nghành điện trong những năm gần đây tăng
mạnh vì vậy mà thị trường rất sôi động. Do đó, mức độ cạnh tranh trên thị
trường là không lớn. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm tiêu thụ có tính chất thời điểm
không ổn định. Có thời điểm thì giá thấp nhưng có thời điểm giá lại rất cao.
Về mức độ chuyên môn hoá, công ty ở mức độ khá cao. Các tổ sản xuất
thực hiện các chức năng riêng như tổ xếp, tổ ra lò, tổ sản xuất , tổ bọc bện, tổ
bốc xếp. Tuy nhiên, do lao động không ổn định nên các tổ có thể làm thay
nhiệm vụ của tổ khác.
Hiện tại, sản phẩm của công ty không được đa dạng. Công ty chủ yếu
sản xuất dây và cáp điện. Có thể kể ra một số sản phẩm của công ty như sau:
+ Dây trần có sợi tròn xoắn thành các lớp đồng tâm dùng cho đường
dây tải điện trên không :
*dây đồng trần xoắn ( C )
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000 m m
*dây nhôm trần xoắn ( A )
Mặt cắt danh định ruột dẫn ( nhôm/ thép ) đến 1000/56 mm
*dây hợp kim nhôm trần xoắn (AAC )
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000 mm
*dây nhôm lõi kép trần xoắn ( AS )
Mặt cắt dẫn đến 1000 mm

*dây hợp kim nhôm lõi thép trần xoắn ( AACSR )
Mặt cắt danh định ruột dẫn 680 mm
*dây nhôm trần xoắn bọc mỡ trung bình (AKP)
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000 mm
*dây nhôm lõi thép bọc mỡ trung tính (AKP)
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000 mm
*dây cáp thép (TK)
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000 mm
*dây cáp thép (TK)
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 216 mm
*cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE :
+ ruột dẫn : được xoắn từ sợi nhôm tròn kỹ thuật điện và được ép chặt
+ số ruột dẫn : 2,3,4
+ mặt cắt danh định của ruột dẫn : 16,25,35,150
+ điện áp làm việc : 0.6/1 kv
+ vật liệu cách điện : XLPE có hàm lượng tro không ít hơn 2% khối
lượng
+nhiệt độ làm việc lớn nhất : 90 c
*dây điện mền bọc PVC
+ ruột dẫn : đồng mền nhiều sợi xoắn
+ số ruột : 1,2,3,4,5
+ mặt cắt danh định ruột dẫn : đến 10 mm
+ cấp điện áp : 0.6/1 kv
*cáp điện thế bọc cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC
+ ruột dẫn : đồng mền nhiều sợi xoắn
+ số ruột : 2,3,4
+ mặt cắt danh định : 5-50 mm
+ cấp điện báo : 0.6/1 kv
+ dung dẫn điện từ đường dây vào đồng hồ điện của các hộ tiêu thụ, có lớp
giáp kim loại chống lấy trộm điện.

*cáp điện trung áp 24 kv,36 kv, 115 kv
* cáp điện lực cách điện XLPE, vỏ bảo vệ PVC
*cáp điểu khiển
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Bảng thống kê cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
1. Máy móc thiết bị, công cụ Nước sản xuất Năm đưa
vào sử dụng
Số lượng
- Máy tiện vạn năng Bungari 2000 1 cái
- Máy bào ngang Việt Nam 1995 1 cái
- Máy cưa sắt Việt Nam 1999 1 cái
- Máy nghiền Việt Nam 2002 1 cái
- Máy ủi ĐT 75 Nga 1993 1 cái
- Lò nấu 1 Việt Nam 1980 1 cái
- Xe la phép số 1 Bungari 1995 1 cái
- Quạt khói Việt Nam 2003 1 cái
- Hệ thống sấy nhiệt Việt Nam 1999 1 cái
- Ống kéo Việt Nam 1999 13 cái
- Lò nấu 2 Việt Nam 1999 1 cái
- Kích lò nấu 2 Việt Nam 1999 1 cái
- Xe la phép số 2 Bungari 2000 1 cái
- Đường ray khu lò nung Việt Nam 2000 1 cái
2. Máy móc thiết bị sản xuất
- Hệ máy sản xuất lõi điện Việt Nam 1999 1 hệ
- Quạt li tâm lò nấu Việt Nam 1999 1 cái
- Máy ủi ĐT 75 Nga 2000 1 cái
- Xe phà Việt Nam 2000 1 cái
- Va gông nấu Việt Nam 2003 70 cái
- Va gông nấu Việt Nam 2003 36 cái
- Máy xa luân Việt Nam 2003 1 hệ

- Hai hầm sấy Việt Nam 2003 2 cái
- Ống khói Việt Nam 2003 1 cái
- Máy dập ngói Việt Nam 2004 1 cái
3. Máy móc thiết bị đang dùng
a. Hệ thống điện
- Máy phát điện Nga 2000 1 cái
- Máy biến áp 360kv a Bungari 2000 1 cái
- Máy biến áp 630 kv b Bungari 2000 1 cái
- Đường điện chiếu sáng Việt Nam 2000 1 cái
- Đường điện chiếu sáng ngoài Việt Nam 2000 1 cái
b. Khu tạo hình
- Máy nhào hai trục Việt Nam 2000 1 cái
- Máy cắt tự động Việt Nam 2000 1 cái
- Máy ép dẻo chân không Bungari 2000 1 cái
- Máy nghiền răng Bungari 2000 1 cái
- Băng tải cao su Bungari 1999 1 cái
- Máy nghiền thô Bungari 2000 1 cái
- Băng tải cao su Bungari 2000 1 cái
- Máy nạp nguyên liệu Việt Nam 1999 1 cái
Tỷ lệ khấu hao năm của máy móc thiết bị:
Tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao %
Máy móc thiết bị công tác 10
Nhà cửa 6
Vật kiến trúc 2
Thiết bị động lực 6
Phương tiện vận tải 10
Thiết bị truyền dẫn 8
Dụng cụ quản lý 8
Nhận xét:
Nhìn chung hầu hết máy móc thiết bị của công ty đều được nhập khẩu

còn mới. Đa số chưa khấu hao hết. Do đó trang thiết bị máy móc của công ty
vẫn đáp ứng được toàn bộ nhiệm vụ sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều
công ty mới trong ngành được đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại nên khả
năng cạnh tranh của công ty so với các công ty này là cũng không quá cao.
Các máy móc thiết bị được trang bị chủ yếu từ Bungari, một số ít từ
Nga còn chủ yếu được trang bị tại Việt nam. Năm 2000, những máy móc thiết
bị này được coi là tiên tiến nhưng sau gần 10 năm đưa vào sử dụng đến nay
máy móc đã không còn hiện đại.
3. Đặc điểm về lao động
Lao động trong công ty được chia làm hai loại là lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người tiếp xúc trực tiếp với máy
móc và tạo ra sản phẩm, họ làm việc ở phân xưởng sản xuất. Lao động gián tiếp
là những người làm trong phòng ban, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Cơ cấu lao động được phân chia theo trình độ chuyên môn như cơ khí, kỹ
thuật, kế toán, quản lý,… Đối với công nhân sản xuất thì trình độ được yêu
cầu tốt nghiệp cấp II trở lên. Trong quá trình lao động và làm việc một số cán
bộ công nhân viên được cử đi đào tạo thêm để thành thạo hơn trong việc sử
dụng máy móc thiết bị.
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động
Lao động trực tiếp
STT Khu vực Số lượng lao động
chính (người)
Số lượng lao động
hợp đồng (người)
1 Chuẩn bị nguyên liêu 7 1
2 Trộn 4 2
3 Lò nấu 5 2
4 Ra lò 4 0
5 Cơ khí 2 1
6 Nấu ăn 1 1

7 Tổng 23 7
Lao động gián tiếp
STT Phòng, ban Số lượng lao động( người)
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 1
3 Kinh doanh 4
4 Kế toán 4
5 Tổ chức hành chính 2
6 Kĩ thuật 1
7 Kế hoạch 2
Nhận xét:
Cơ cấu lao động của công ty cho thấy 66.5% là lao động trực tiếp còn
33.5% là lao động gián tiếp. Nhìn chung hầu hết công nhân trong công ty đều
chỉ tốt nghiệp cấp 2. Do đó ý thức trách nhiệm của họ không cao và khó có thể
sử dụng các trang thiết bị hiện đại . Trong khi đó cán bộ quản lý đều tốt
nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học. Việc quản lý và đạo tào lao động sẽ gặp
khó khăn do sự chênh lệch về trình độ. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì
doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động có trình
độ cao.
Hiện tại, trang thiết bị máy móc trong công ty không quá hiện đại nên
công ty có thể sử dụng các lao động có trình độ thấp nhưng khi doanh nghiệp
đã tiến hành hiện đại hoá thì cần phải bổ sung lao động có trình độ cao và loại
bỏ bớt lao động có trình độ thấp
Công ty cổ phần Tự Cường hiện sản xuất dây va cáp điện là chủ yếu do
đó môi trường làm việc đang là một vấn đề bức xúc. Khói lò trong công ty đang
gây ảnh hưởng xấu cho công nhân làm việc tại công ty và dân cư các vùng lân
cận. Ngoài ra là bụi bẩn trong quá trình sản xuất cũng làm cho môi trường làm
việc bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công ty cần có giải pháp cải thiện môi trường
làm việc cho công nhân. Có như vậy mới đảm bảo sức khoẻ cho công nhân từ
đó giúp sản xuất tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Hình thức trả lương: có hai hình thức trả
- Hình thức tiền lương thời gian: tình theo thời gian làm việc, cấp bậc
kỹ thuật và thang bậc lương của người lao động. Theo hình thức này:
Tền lương phải trả = Thời gian làm việc * Mức lương thời gian
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: tính theo số lượng sản phẩm,
công việc hoàn thành. Theo hình thức này:
Tiền lương sản phẩm phải trả =
Số lượng hoặc khối lượng SP, CV hoàn thành * Đơn giá tiền lương SP
Tiền lương sản phẩm thường có các hình thức tiền lương sản phẩm trực
tiếp áp dụng cho công nhân sản xuất trực tiếp và tiền lương sản phẩm gián
tiếp áp dụng cho công nhân sản xuất sản phẩm gián tiếp.
Nhằm động viên khuyến khích người lao động nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm, công ty có thể áp dụng các đơn giá tiền luơng sản phẩm sau:
- Tiền lương sản phẩm đơn giản
- Tiền lương sản phẩm có thưởng
- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá
- Tiền lương sản phẩm tính theo khối lượng công việc
Các chứng từ sổ sách sủ dụng để tính lương:
- Phiếu giao việc
- Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành
- Bảng chấm công
- Bảng thông báo tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Các chứng từ liên quan khác
Định mức đơn giá sản phẩm
Đơn vị: nghìn đồng
Với
cách
trả thù lao
lao động

như trên có thể kích thích người lao động nâng cao năng suất. Tuy nhiên, mức
thù lao này còn thấp so với các công ty khác cùng ngành. Do đó, công ty cần
phải điều chỉnh tăng mức giá hơn nữa để kích thích người lao động.
4. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty
Từ năm 2005 với số vốn đầu tư của chủ sở hữu là 21 tỷ. Công ty có số
vốn chủ sở hữu chiếm 75% nguồn vốn còn lại 25% là vốn vay. Cụ thể qua các
năm như sau:
Bảng 4.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn kinh
doanh (vốn
9.132.000 15.317.000 20.829.000 22.000.000 23.000.000
STT Sản phẩm Đơn giá/ 1000 m
1 Dây trần ruột đông đơn 56.232
2 Dây trần ruột đồng bện 46.327
3 Dây cáp trần 23.531
4 Dây nhựa PVC 36.741
5 Vỏ bọc nhựa dầu 20.000
lưu động)
Vốn chủ sở
hữu
8.162.000 9.447.000 12.534.000
Nhận xét:
Thuận lợi: Công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
Khó khăn: Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và không
bị gián đoạn cần cung cấp vốn kịp thời. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế
khủng hoảng, việc vay vốn không được thuận lợi. Trong khi đó, công ty lại
không dùng đến lượng vốn gửi trong ngân hàng khoảng 2-3 tỷ đồng. Điều này
là cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu là

do kế hoạch sử dụng vốn không có hiệu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh. Ban quản lý công ty cần đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hiệu
quả và rõ ràng trong thời gian tới để khắc phục tình trạng thiếu vốn để quay
vòng sản xuất kinh doanh.
5.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
- Hội Đồng Quản Trị : Đây là nơi tập trung quyền lực cao nhất của công
ty tập trung tất cả ý kiến của các cổ đông. Đây là nơi họp bàn ra các quyết
định, phương hướng phát triển của công ty. Hoạch định các kế hoạch phát
triển hiện tại và trong tương lai của công ty
- Giám đốc : là người được hội đồng quản trị bầu ra, đứng đầu bộ máy
quản lý của nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước công ty, Tổng công ty,
trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động, quản
lý tiền vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp
luật. Giám đốc cũng là chủ tài khoản của công ty
- Phó giám đốc : Là người phụ trách phần tổ chức lao động, điều hành
các vấn đề sản xuất, con người báo cáo cho giám đốc.
- Phòng tổ chức điều hành : Có chức năng lập kế hoạch tiền lương, theo
dõi lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm, phục vụ thường trực lái xe y tế. Theo
dõi công văn đến, đi và quản lí con dấu.
- Phòng kế toán : Tham mưu cho giám đốc để hoàn thành tốt mọi công
tác về tài chính theo chế độ hiện hành của nhà nước. Kết hợp với các phòng
ban liên quan hoàn thành mọi báo cáo, thực hiện đầy đủ các quy định của
doanh nghiệp với Nhà nước về mặt tài chính. Lập các báo cáo kiểm kê, kiểm
toán và thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cân đối và cung cấp
tài chính kịp thời phục vụ tốt mọi dự án xây dựng đổi mới và cải tiến công
nghệ của công ty.
- Phòng kế hoạch : Tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất, kế
hoạch đầu tư. Giám sát kĩ thuật, theo dõi thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001- 2000 và việc khai thác áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng toàn diện. Xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty cho các xí nghiệp

thực hiện. Xây dựng các văn bản, các quy chế các quy định cụ thể có liên quan
đến sản xuất kinh doanh khoa học kỹ thuật công nghệ và đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh.
- Phân xưởng sản xuất : Là nơi chuyên sản xuất các mặt hàng chủ yếu
của công ty. Quản lý và vận hành toàn bộ máy móc thiết bị của công ty.
- Phân xưởng cơ khí gia công: Là xí nghiệp chuyên sửa chữa cơ điện,
phục vụ sản xuất, đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả. Chế tạo
khuôn mẫu mới phục vụ chế tạo thử nghiệm.
- Phòng kinh doanh : Có chức năng bán hàng, mở rộng đại lý bán hàng,
quảng cáo để nâng cao uy tín của công ty, chiếm lĩnh thị trường. Khảo sát tìm
hiểu, điều tra nhu cầu, tâm lý của khách hàng, cung cấp các số liệu có liên
quan đến khách hàng cho công ty. Mở các hội nghị khách hàng để quảng cáo
và tìm các đối tác mới tại các hội chợ, triển lãm.
Sơ đồ bộ máy quản lý ở công ty :
Sơ đồ 5.1


6. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường với quy trình công nghệ sản
xuất dây điện hàng loạt và tương đối khép kín. Quy trình sản xuất dây điện có
thể chia ra làm 2 khâu kế tiếp nhau : + Khâu chế biến tạo hình
+ Khâu bọc bện
● Khâu chế biến tạo hình : Đồng khai thác được đưa vào kho và đưa
vào máy cấp liệu thùng. Sau đó, đồng và các nguyên liệu phụ gia được pha
theo một tỉ lệ nhất định rồi được đưa qua các máy: từ lò nấu cho tới máy ép
chân không, máy kéo sợi, rồi chuyển sang máy cắt tự động và cho ra sản phẩm
dở là lõi dây. Lõi được chuyển sang cho bộ phận làm nguội. Sau khi dây đã
nguội thì được chuyển lên các xe goòng đưa vào kho chứa sản phẩm dở dang.
● Khâu bọc bện : Dây trần sau khi đã ra lò thì sẽ được quấn . Người ta
tiến hành bên dây đối với các sản phẩm nhiều lõi. Sau đó dây sẽ được bọc

Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kế toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kinh
doanh
Phân
xưởng
cơ khí
gia công
Phân
xưởng
sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc
Hội đồng quản trị
bằng một lớp nhựa dẻo lam từ dầu mỏ, nói chính xác hơn thì đây chính là lớp
vỏ cao su được công ty chế tạo.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT DÂY ĐIỆN
Sơ đồ 2.2
Xem xét lựa chọn NL Xuất đổi
Nghiền
Trộn

Băng tải
Băng tải

 +
H20=(20%-22%)
Bện
Máy cuộn

Thí nghiệm
Phễu cấp liệu
Vào kho: Tiếp nhận, xem xét, nhập số
Trộn NL theo tỷ lệ bằng máy
Hàng hỏng
Cán răng
Nấu chảy
Kéo
Đập than
Than
Đùn ép chân không
phơi
Xe bánh lốp
Cuộn phơi n =14%-16%
Nấu nhựa
Bện dây



+
 + +
7.Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất dây điện kiểu liên tục như
trên. Mặt khác để phù hợp với điều kiện thực tế, hiện nay quy trình sản xuất
của công ty được tổ chức ở một phân xưởng sản xuất và các bộ phận phụ
trợ… Trong phân xưởng được chia ra thành các tổ sản xuất bao gồm :
+ Tổ sản xuất lõi dây trần : Phụ trách khâu sản xuất lõi từ khâu kiểm
nguyên liệu là các yếu tố chính đầu vào cho đến khi ra sản phẩm dở dang ra lò
+ Tổ xếp goòng : Có nhiệm vụ cuốn dây vào các trục gỗ sau khi đã
được làm nguội.
+ Tổ sản xuất vỏ dây : Có nhiệm vụ sản xuất vỏ dây dưới dạng chất
lỏng được làm tử dầu mỏ.
Cuốn dây
Sấy lung liên hoàn
Phân loại lại
Nhập kho
Phân loại lại Hạ cấp
Khách
hàng
Phân
loại
Xe bánh lốp
+ Tổ ra lò : Có nhiệm vụ bọc dây
+ Tổ bốc xếp : Có nhiệm vụ bốc dỡ sản phẩm lên xe phục vụ cho quá
trình bán hàng.
Trong phân xưởng còn có bộ phận cơ khí. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra
một cách liên tục.
8. Đặc điểm về thị trường của công ty
8.1 Thị trường trong nước:
Hiện nay các khách hàng trong nước đang là đối tượng bán hàng chủ yếu
của công ty. Kể tử khi thành lập tới nay công ty vẫn duy trì mối quan hệ làm

ăn lâu dài với các khách hàng này và luôn coi đây là những bạn hàng lớn nhất
của công ty. Có thể kể ra đây mốt số các bạn hàng quen của công ty như là các
đơn vị xây lắp điện, sở công nghiệp, công ty điện lưc 1,2 ,3, công ty điện lực
Hà Nội, công ty điện lực Thành phố HCM, điện lực các tỉnh. Những năm gần
đây cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế cả nước thì nhu cầu về các sản
phẩm của công ty cũng tăng cao. Đó là một trong những thuận lợi lớn cho
công ty trong quá trình phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều thách
thức lớn, đó là đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao
và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước khác. Cũng
chính vì thế mà tuy đây là thị trường truyền thống của công ty nhưng hiện nay
công ty vẫn đang cố gắng hết sức mình để giữ gìn thị phần của mình và không
ngừng tìm kiếm thêm thị trường khác.
8.2 Thị trường nước ngoài
Không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới hiện nay nhu cầu về các sản
phẩm dây cáp điện đang rất lớn. Có thể kể ra rẩt nhiều nhà sàn xuất dây cáp
điên dân dụng nổi tiếng trên thế giới như Tungseng của Đài Loan hay NK
Minda Industries của Ấn Độ. Tuy nhiên do trước đây Việt Nam chỉ là một
nước nông nghiệp lạc hậu thế nên các sản phẩm về điện của chúng ta không
đươc thế giới ưa chuộng nhiều, mặt hàng điện xuất khẩu chủ yếu là các sản
phẩm điện có kết cấu đơn giản không đỏi hỏi mức độ kỹ thuật phức tạp nhiều.
Thế nên mặc dù hiện nay sản phẩm của công ty đã khá có tiếng tăm ở thị
trường nội địa,và đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000
nhưng đối với thị trường nước ngoài thì cái tên sản phẩm dây cáp điện Tự
Cường còn khá mới lạ và chưa được quan tâm thích đáng. Lý do ở đây là do
quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ, số lượng sản phẩm không nhiều, công
ty chưa phải là một công ty lớn trong khi việc xuất khẩu sản phẩm ra thị
trường nước ngoài là một việc hết sức khó khăn cần phải có sự cộng tác giúp
đỡ của nhiều cơ quan nhà nước như Bộ Thương Mại, trong khi thi trường
trong nước vẫn còn chưa được khai thác hết vì thế mà công ty vẫn chưa chú
trọng lắm vào thị trường ngoài nước.

9. Sổ tay chất lượng của công ty
Các sản phẩm của công ty đều đạt được những chứng nhận hợp chuẩn và
từ năm 2002 công ty được QUACERT và PSB chứng nhận HTQLCL theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước, công ty đã không
ngừng củng cố và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh đặc biệt là nâng cao
chất lượng sản phẩm hàng hóa , dịch vụ. Do vậy công ty luôn áp dụng , duy trì
và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
9.1 Theo dõi đo lường sản phẩm
Công ty xác định các phương pháp thích hợp để kiểm tra, theo dõi các
thông số quá trình của HTQLCL. Hoạt động này được xác định rõ đối với
từng quá trình, được giám sát hàng ngày về tình hình sản xuất, máy móc thiết
bị nhằm tìm kiếm các thông tin để thực hiện các biện pháp KP-PN kịp thời.

×