Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
- VCSH
: Vốn chủ sở hữu
- DN
: Doanh nghiệp
- NH
: Ngắn hạn
- NV
: Nguồn vốn
- TL
: Tỷ lệ
- TT
: Tỷ trọng
- TSCĐ
: Tài sản cố định
- NVTX
: Nguồn vốn thường xuyên
- NVTT
: Nguồn vốn tạm thời
- TSDH
: Tài sản dài hạn
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
BẢNG 1: BẢNG ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TÀI SẢN..............................................22
BẢNG 2: BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........25
BẢNG 3: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẬP LẬP TÀI CHÍNH......................29
BẢNG 4: BẢNG ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ...................31
BẢNG 5: BẢNG ĐÁNH GIÁ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG...................................34
BẢNG 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ CÂN BẰNG TÀI
CHÍNH................................................................................................................... 36
Biểu đồ 1: Biểu đồ đánh giá cơ cấu Tài Sản.........................................................27
Biểu đồ 2: Biểu đồ đánh giá mức độ đập lập tài chính.........................................29
Biểu đồ 3: Biểu đồ đánh giá ổn định của nguồn tài trợ........................................32
Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá vốn lưu động ròng....................................................35
Biểu Đồ 5: Biểu đồ đánh giá vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính..............37
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.........................5
1.1 Những vấn đề về phân tích tài chính................................................................5
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính...................................................................5
1.1.2. Vai trị của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp..........................................................................................5
1.1.3. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính..............................6
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính...................................................7
1.2. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính.......................................................8
1.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản.................................................................................9
1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn:.........................................................................9
1.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:......................................9
1.2.3.1. Hệ số nợ so với tài sản.................................................................................9
1.2.3.3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu..........................................................10
1.2.4. Phân tích khả năng thanh toán...................................................................10
1.2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.......................................................10
1.2.4.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.................................................10
1.2.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh...........................................................10
1.2.4.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời..........................................................11
1.2.4.5. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn.....................................................11
1.2.5. Phân tích khả năng tự tài trợ......................................................................11
1.2.5.1. Hệ số tài trợ................................................................................................11
1.2.5.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn..................................................................11
1.2.5.3. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định..................................................................12
1.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời......................................................................12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính..........................................12
1.3.1. Xu hướng phát triển của nền kinh tế.........................................................12
1.3.2. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp..........................................................12
1.3.3. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.........................................................13
1.3.4. Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp.............................................13
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
1.3.5. Các nhân tố khác.........................................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN LOGISTIC CẢNG ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013- 2015........................16
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY..........................................................16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Logistic cảng Đà Nẵng.....................16
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Logistic Cảng Đà Nẵng..........................................18
2.1.3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Logistic Cảng Đà Nẵng...................18
2.1.4. Tổ chức công tác quản lý tại Logistic Cảng Đà Nẵng...............................19
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý..................................................................19
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban................................................19
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
LOGISTIC CẢNG ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 -2015....................................21
2.2.1. Tài liệu sử dụng............................................................................................21
2.2.2. Phân tích cấu trúc tài sản tại Logistic Cảng Đà Nẵng – Công ty cổ phần
Logisctic Cảng Đà Nẵng........................................................................................21
2.2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế tốn............................21
2.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của Logistic Cảng Đà Nẵng.......22
2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................26
2.2.4. Phân tích cấu trúc tài sản của cơng ty..............................................................26
2.2.5. Phân tích về mặt tự chủ về tài chính................................................................28
2.2.6. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ.........................................................30
2.2.7. Phân tích cân bằng tài chính tại Cơng Ty Cổ Phần Logistic Cảng Đà
Nẵng........................................................................................................................................32
2.2.7.1. Vốn lưu động ròng.............................................................................................33
2.2.7.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính................................35
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH CỦA CƠNG TY NHỮNG NĂM QUA...................................................37
2.3.1. Những hạn chế.............................................................................................37
2.3.2. Nguyên nhân................................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................42
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN....................................................................43
LOGISTIC CẢNG ĐÀ NẴNG.............................................................................43
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty đến năm 2020..............43
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tài chính của cơng ty..................43
3.2.1. Phấn đấu giảm chi phí trong hoạt động.....................................................43
3.2.2. Nâng cao doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh......................44
3.2.4. Nâng cao việc sử dụng đòn cân nợ..............................................................47
3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý tại công ty..........................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................51
KẾT LUẬN............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................53
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách thức
cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi
doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh.
Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp ln phải quan tâm đến tình hình tài chính
vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
ngược lại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối
với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở
nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn, các anh chị trong Cơng ty tơi đã chọn đề tài: “Phân tích
tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần logistic cảng Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những
thơng tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm
của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông
hiện tại và tương lai các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm,
người lao động… Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những
nhu cầu về các loại thơng tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thơng
tin có xu hướng tập trung vào khía cạnh riêng của bức tranh tài chính doanh nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống thơng tin kế
tốn đã được trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm cung cấp
cho các đối tượng sử dụng thông tin về luồng vào và ra của tiền trong kỳ hoạt động
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các thơng tin trình bày trên báo
cáo tài chính nhằm phản ánh sự biến động (tăng hay giảm) về quy mô, cơ cấu tài
sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động quy mơ kết quả sản
xuất kinh doanh, tình hình dịch chuyển các luồng tiền vào và ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm
cung cấp đầy đủ nhất và tồn diện nhất những thơng tin-cơ sở đánh giá thực trạng
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đồng thời, để nắm được một cách đầy đủ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
cần thiết phải đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản,
các mục trên từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau. Có như
vậy, mới có thể đánh giá được đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Việc thường xun tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh
nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định
được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố thơng tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để có thể đưa ra được những
giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng cơng tác
quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ
của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ nhưng thơng tin,
thể hiện qua các khía cạnh sau đây: Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các
khách hàng, các nhà cung cấp… Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng
vốn ,khả năng huy động vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Cung cấp những thơng tin về tình hình cơng nợ, khả năng thu hồi các
khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
5. Phương pháp phân tích tình hình tài chính
Các cơng cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm
nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một
dòng của báo cáo. So sánh.
Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh
giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy,
để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so
sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.
Điều kiện so sánh:
Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau:
Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính tốn.
Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc).
Các phương pháp so sánh thường sử dụng
So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ
phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các
chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc
nhóm chỉ tiêu.
Phương pháp chi tiết hố chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa vào
các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành của chỉ tiêu
phân tích. Thơng thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được tiến
hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Chi tiết theo thời gian chi tiết: theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả sản
xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có hiệu quả cho cơng việc
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của q trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung
kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn
khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
Chi tiết theo địa điểm: là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực
hiện các chỉ tiêu đó.
6. Cấu trúc đề cương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại logistic cảng Đà Nẵng – công ty
Cổ Phần logistic cảng Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 21015
Chương 3: Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hồn thiện tình hình tài chính tại
logistic cảng Đà Nẵng – công ty Cổ Phần logistic cảng Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 Những vấn đề về phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so sánh số
liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thơng qua việc
phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho sử dụng thơng tin có thể đánh giá tiềm
năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của
doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thơng tin hữu ích khơng chỉ
cho quản trị doanh nghiệp mà cịn cung cấp những thơng tin kinh tế -tài chính chủ
yếu cho các đối tượng sử dụng thơng tin ngồi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo
cáo tài chính khơng phải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả đã đạt được trong
một kỳ nhất định.
1.1.2. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong phân tích
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, có ý nghĩa cực kì quan trọng đối
với cơng tác quản lý doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện ở những vấn đề mấu chốt
sau đây:
Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin tổng qt về kinh tế tài chính, giúp
cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích
thực trạng của doanh nghiệp trong kì. Những thơng tin trên báo cáo tài chính là
những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng
về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đốn tình hình sản xuất kinh doanh cũng như xu
hướng phát triển của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin giúp cho việc phân tích tình hình tài
sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kì
nhất định, phân tích tình hình thực trạng của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu, các số liệu
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế
khác, giúp cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các q trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói hệ thống báo cáo tài chính là “bức tranh sinh động nhất”, đầy
đủ nhất, nó cung cấp tồn bộ những thơng tin kế tốn hữu ích, giúp cho việc phân
tích tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phản ánh khả năng huy động
mọi nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian
tới.
1.1.3. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hố là q trình phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp là q trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu,
tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong q khứ nhằm mục đích đánh giá
tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là
những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và cơng nợ cũng như tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường
xun tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thơng tin cho người sử
dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tồn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại
vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết
phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ
phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thơng qua các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ
đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ
và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau.
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm
hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ
liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh
nghiệp khơng có khả năng thanh tốn cũng buộc phải đóng cửa.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu
của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm
đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn
chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh
nghiệp bị rủi ro.
Đối với các nhà cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải
quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay khơng, họ
cần phải biết được khả năng thanh tốn của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời
gian sắp tới.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi,
và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động,
hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các
cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính
hoạch định chính sách những người lao động... cũng quan tâm tới thông tin tài
chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình
tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá
chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp đầy đủ các thơng tin hữu ích cho các
nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thơng tin tài chính khác để
giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho
vay.
Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các
nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh
giá khả năng và tính chắc chắn của dịng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có
hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở
hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và
các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
1.2. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung rất cơ bản
của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới
hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính doanh nghiệp lả những quan hệ tiền tệ
gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết và bao giờ cũng địi hỏi các doanh
nghiệp có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn chủ sở hữu, các quỹ xí nghiệp,
vốn vay và các loại vốn khác. Quản trị doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động
mọi nguồn vốn cần thiết, đáp ứng về mọi nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, tổ chức phân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có sao cho hợp lý nhất
để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách, quản lý
kinh tế-tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Bởi vậy, việc thường xuyên
phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thơng tin cho các đối tượng sử dụng,
giúp họ đánh giá chính xác thực trạng tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình hoạt động tài chính-khâu trung
tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong cơng tác quản lý kinh tế .Trên cơ sở đó, giúp các nhà
quản trị doanh nghiệp đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khơng ngừng nâng cao sức
mạnh tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hệ thống chỉ tiêu thơng tin kế tốn đã được trình bày trên từng
báo cáo tài chính doanh nghiệp như:
Phân tích bảng cân đối kế tốn
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích thuyết minh b cáo tài chính
Đánh giá khái qt tình hình tài chính:
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 8
Chun đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đồn Tranh
1.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản: được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình
hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
chiếm trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số
tài sản được tính như sau:
Giá trị tài sản loại i
Tỷ trọng tài sản loại i =
* 100%
Tổng tài sản
1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Giá trị nguồn vốn loại i
Tỷ trọng nguồn vốn loại i =
* 100%
Tổng nguồn vốn
1.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
1.2.3.1. Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài sản của công ty
bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh
nghiệp càng lớn, mức độ độc lập tài chính càng thấp.
Nợ phải trả
Hệ số nợ so với tài sản =
=k
Tài sản
k = 1: toàn bộ nợ phải trả của DN được sử dụng để tài trợ toàn bộ TS
k > 1: toàn bộ nợ phải trả của DN được sử dụng để bù lỗ
k < 1:số nợ phải trả được DN sử dụng giảm bấy nhiêu
1.2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Tổng tài sản
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
=k
Tổng nợ phải trả
k =1: toàn bộ TS của DN được tài trợ bằng nợ phải trả
k >1: DN sử dụng cả nợ phải trả và vôn CSH để trả nợ
k <1 :DN đang trong tình trạng thua lỗ
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
1.2.3.3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư
tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.
Tài sản
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =
=k
Vốn chủ sở hữu
k <1: DN sử dụng cả vốn CSH nợ phải trả để tài trợ TS
k >1: mức độ sử dụng nợ phải trả càng cao
1.2.4. Phân tích khả năng thanh tốn
1.2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Tổng số tài sản
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
=k
Tổng số nợ phải trả
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh tốn
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh toán
1.2.4.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ tiêu cho thấy khả năng
đáp ứng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
=k
Tổng số nợ ngắn hạn
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh toán
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh tốn
1.2.4.3. Hệ số khả năng thanh tốn nhanh: với giá trị cịn lại của tài sản ngắn
hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi
thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có khả năng
trang trải tồn bộ nợ ngắn hạn hay không.
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
=k
Tổng số nợ ngắn hạn
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh tốn
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh toán
1.2.4.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Tiền và tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
=k
Tổng số nợ ngắn hạn
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh toán
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh tốn
1.2.4.5. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: là chỉ tiêu cho biết với số tài
sản dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ hay khơng.
Tài sản dài hạn
Hệ số khả năng thanh tốn nợ dài hạn =
=k
Nợ dài hạn
k <1 : không bảo đảm được khả năng thanh toán
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh tốn
1.2.5. Phân tích khả năng tự tài trợ
1.2.5.1. Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính
về mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nợ phải trả
Hệ số tài trợ =
=k
Tài sản
1.2.5.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải
tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
=k
Tài sản dài hạn
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh tốn
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh toán
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
1.2.5.3. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp
ứng bộ phận tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định =
=k
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
k ≥ 1: bảo đảm được khả năng thanh tốn
k <1 : khơng bảo đảm được khả năng thanh tốn
1.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời: có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau,
trong đó chủ yếu là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, khả
năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi của doanh thu.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính
1.3.1. Xu hướng phát triển của nền kinh tế
Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tác
động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái ổn
định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện
chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kĩ
thuật nhằm nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị
trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợp
phục vụ cho q trình hoạt động.
Ngược lại, nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như các doanh
nghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn chủ sở hữu là khó khăn.
Đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn
vay nợ từ bên ngồi để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi. Lúc này, hiệu
ứng đòn bẩy nợ sẽ phát huy tác dụng làm tăng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, q
trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì bị ràng buộc bởi những quy định có
tính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động cũng như cơ chế vận hành
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
và các mục tiêu hoạt đơng khác nhau. Do đó, điều kiện và khả năng tiếp cận các
nguồn tài trợ từ bên ngoài cũng khác nhau.
Đứng trước một cơ hội phát triển, thì các công ty cổ phần, công ty niêm yết sẽ
dễ dàng huy động nguồn vốn từ bên ngoài như từ thị trường chứng khoán hay gia
tăng NVCSH bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc gia tăng vốn góp của
các thành viên, cổ đông. Nhưng đối với những doanh nghiệp tư nhân thì việc gia
tăng VCSH rất khó khăn, họ phải tự mình đi vay nợ bên ngồi để đầu tư. Như vậy
ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách duy trì một cấu trúc tài chính hợp lí.
1.3.3. Quy mơ hoạt động của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp đạt quy mô lớn là kết quả của một quá trình hoạt động lâu
dài, được nhiều người biết đến và tạo được uy tín trên thị trường. Đồng thời tương
ứng với quy mơ lớn thì những doanh nghiệp này có một tiềm lực tài chính mạnh và
dồi dào. Nên họ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thị trường tài
chính và gặp nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc vay nợ.
1.3.4. Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có hai bộ phận: TSNH và TSDH. Doanh nghiệp
nào có nhiều TSDH thì rủi ro xảy ra càng nhiều vì có địn bẩy kinh doanh lớn. Mặt
khác, TSDH thường được dùng làm vật thế chấp khi đi vay nợ nhằm đảm bảo độ an
toàn cho các chủ nợ khi xảy ra rủi ro. Do đó, để giảm bớt rủi ro thì các doanh
nghiệp có tỷ trọng TSDH cao thì nên duy trì tỷ suất nợ thấp, đảm bảo tính ổn định
của cấu trúc tài chính.
1.3.5. Các nhân tố khác
Ngồi ra cịn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính như thuế thu
nhập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạt của hoạt
động tài chính.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập thì lãi vay trừ ra
khỏi lợi nhuận khi tính thuế, do đó nó kích thích doanh nghiệp vay ngân hàng hơn.
Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn
vốn tăng, doanh nghiệp vay ngân hàng có lợi hơn là khơng vay.
SVTH: Nguyễn Thành Qn
Trang 13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
Điều kiện kinh doanh thuận lợi thì để nâng cao hiệu ứng địn bẩy tài chính doanh
nghiệp tăng cường vay ngân hàng.
Quy mơ kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì các tài sản
phân bổ hợp lí hơn. Doanh nghiệp thường có tỉ trọng từng loại tài sản ước tính sao
cho phù hợp với doanh nghiệp mình để có kế hoạch phân bổ vốn cho từng loại tài
sản. Khi quy mô kinh doanh được coi là đủ về số lượng và chất lượng thì sự phân
bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ đúng theo dự tính, khơng gặp phải trường hợp đầu tư
đủ ở tài sản này nhưng lại thiếu ở tài sản khác hoặc thừa ở tài sản này thiếu ở tài sản
khác.
Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: Nếu thị trường tài chính quốc gia nơi
doanh nghiệp hoạt động phát triển mạnh thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp dễ
được thay đổi một cách phù hợp.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phân tích tình hình tài chính, mặc dù khác nhau theo mối quan tâm của nhà phân
tích nhưng nó phải liên quan đến việc sử dụng báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đối kế tốn tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của một cơng ty tại
một thời điểm cịn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt doanh thu và chi
phí của một cơng ty qua một thời kỳ.
Khn khổ phân tích tài chính cung cấp cho nhà phân tích một cơng cụ cụ chặt
chẽ để cấu trúc q trình phân tích. Chẳng hạn, khi phân tích tài trợ bên ngoài,
người ta quan tâm đến nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh
doanh của cơng ty. Dựa trên việc phân tích các nhân tố này, người ta có thể xác định
nhu cầu tài trợ và từ đó thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngồi.
Các thơng số tài chính là những cơng cụ được sử dụng để phân tích điều kiện và
hiệu suất tài chính. Các thơng số tài chính là cơ sở so sánh giá trị hơn so với số liệu
thơ.
Tính hữu dụng của các thông số phụ thuộc vào sự khơn khéo và kinh nghiệm
của nhà phân tích tài chính sử dụng chúng. Bản thân các thơng số tài chính là vơ
nghĩa nên nó cần phải được phân tích trên sơ sở so sánh. So sánh qua các năm, cung
cấp những dấu hiệu để đánh giá sự thay đổi và xu hướng về điều kiện tài chính và
khả năng sinh lợi của cơng ty. So sánh này có thể so sánh trong quá khứ nhưng nó
cũng bao gồm cả phân tích tương lai dựa trên các dự tốn báo cáo tài chính.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC CẢNG ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2013- 2015
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Logistic cảng Đà Nẵng
Logistics có nguồn gốc từ hai chữ Logis và stic, có nghĩa là tính tốn một cách
“hợp lý”. Như vậy nội dung của Logistic bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách
thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistic” được giải nghĩa bằng tiếng
anh trong “ oxfor advances learners dictionary of current enghlish, A.S Hormby
fifth edition, oxford University press, 1995 như sau: Logistic có nghia là việc tổ
chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó”.
Logistic gồm có 3 mản chính là kho bãi, giao nhân và vận chuyển. Cơng việc cụ
thể là quản lý hàng tồn kho, giao hnagf và nhân tiền theo đơn đặt hàng, phân phối
hàng đến các đại lý… cơng việc địi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh hoạt, nhạy
bén về kinh doang, điều phối tốt. Ngồi ra cần có một số kỹ năng tổng qt như: Kỹ
năng tính tốn tốt, khả năng giao tiếp tốt.Biết tiếng anh, vi tính là bắt buộc phải có.
Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho nước ta chuyển sang giai
đoạn đổi mới, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cho phép nước ta phát triển
kinh tế một cách vượt bậc mà trước mắt là việc phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng
trên tất cả các lĩnh vực. Chính điều này đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tạo nên môi trường cạnh tranh gay
gắt và phức tạp.
Công ty cổ phần Logistic Cảng Đà Nẵng tiền thân là trạm kho vận cảng Đà
Nẵng được thành lập năm 2006, với nhiệm vụ là đơn vị hậu cần của cảng Đà Nẵng.
Thực hiện chủ chương đổi mới doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch phát trển
của lãnh đạo công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng, công ty cổ phần Logistic Cảng
Đà Nẵng được thành lập. Vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó: cơng ty TNHH MTV
Logistic Cảng Đà Nẵng chiếm 88,11% vốn điều lệ.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
Sự ra đời của công ty Logistic Cảng Đà Nẵng là hết sức cần thiết. Đầu năm
2009, Viêt Nam chính thức mở cửa lĩnh vực Logistic theo cam kết khi tham gia hội
nhập quốc tế . Đây chính là thời điểm nhu cầu về dịch vụ logictics phát triển mạnh
mẽ. theo thống kê, hiện nay, dịch vụ Logistics chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập GDP của Việt Nam, từ 20 đến 25%.
Công ty cổ phần Logistic Cảng Đà Nẵng(Danalog) nằm trên địa bàn thành phố
đà nẵng, trung tâm kinh tế của miền trung, là nút giao thông quan trọng trong nước
và các nước khu vực. Nằm ngay trên tuyết hành lang kinh tế Đông Tây và trên
đường dẫn vào cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế đà nẵng, quốc lộ 1A, ga đường sắt,
các khu cơng nghiệp đều hồn chỉnh, tạo điều kiệ thuân lợi cho việc vận chuyển
hàng hóa bằng đường bộ, đường biển, đường khơng, đường sắt và cả hàng hóa siêu
trường siêu trọng.
Công ty cổ phần Logistic Cảng Đà Nẵng có một cơ sở hạ tầng vững chắc với:
tổng diện tích mặt bằng 52.000 m2, tổng diện tích kho chứa hàng 12.225 m2, tổng
diện tích bãi chứa hàng 29.141m2..
Tên Cơng Ty: Công ty Cổ Phần Logistic Cảng Đà Nẵng
Trụ sở chính: Đường Yết Kiêu – Phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà - Tp Đà
Nẵng
Điện thoại: ++84.0511.2243805
Fax: ++84.0511.3924.111
Web: www.danalog.com.vn
Hình thức hoạt động: dịch vụ sản xuất và kinh doanh
Sự ra đời của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng nhằm tạo nguồn hàng
xuất nhập khẩu cho cảng Đà Nẵng, thu hút hàng hóa thị trường trong nước và các
tỉnh nam Lào, đông bắc Thái Lan theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây về cảng
Đà Nẵng. Cơ Sở Hạ Tầng:
Tổng diện tích mặt bằng : 52.000 m2
Tổng diện tích kho chứa hàng : 12.225m2
Tổng diện tích bãi chứa hàng : 29.141m2
Để có được vị trí như ngày hơm nay Công ty Cổ Phần Logistic Cảng Đà Nẵng
đã không ngừng cũng cố, xây dựng phương thức dịch vụ, sản xuất kinh doanh cho
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
phù hợp với đặc điểm của Logistic Cảng Đà Nẵng. Khai thác việc làm và tạo công
ăn việc làm cho công nhân viên, không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng
liên doanh với các doanh nghiệp khác.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Logistic Cảng Đà Nẵng
+ Chức năng:
Logistic Cảng Đà Nẵng là chuyên khai thác bãi nội địa, kho ngoại quan, kho
CFS, vận chuyển Hàng hóa, bãi Container, đại lý nội địa và quốc tế, sản xuất dịch
vụ. Góp phần trong vieecjtaoj ra cơ sở vật chất và hạ tầng doanh thu cho doanh
nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của đát nước nói chung.
+ Nhiệm vụ:
- Cung cấp các dịch vụ Logistics cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt
là thị trường các nước thuộc tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây(EWEC) và trở
thành nhà cung cấp dịch vụ logistics chun nghiệp đóng vai trị quan trọng trong
khu vực.
- Luôn cố gắng học hỏi và mở rộng quy mô hoạt động.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Logistic Cảng Đà Nẵng
Song hành với việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Cảng đã không
ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu Cảng Đà Nẵng, coi đây là tài sản vơ hình
q giá, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi trên thương
trường. Thương hiệu Cảng Đà Nẵng dần được xác lập trong ngành hàng hải Việt
Nam và khu vực. Lượng hàng qua cảng Đà Nẵng không ngừng tăng lên: nếu năm
2013, sản lượng hàng hố thơng qua Cảng Đà Nẵng đạt 3.303.036 tấn, thì năm 2015
đãvượt trên 5 triệu tấn. Sản lượng container từ 89.000 Teus vào năm 2013 lên
đến 167.447 TEU năm 2015, dự kiến năm 2016 đạt 200.000 TEUs.Các cảng lớn
hàng đầu thế giới ngày nayđều chọn dịch vụ Container là mục tiêu hàng đầu và
khuynh hướng container hóa cảng biển đang là xu thế của thời đại. Sớm nắm bắt xu
hướng đó, Cảng Đà Nẵng khơng ngừng đầu tư mở rộng và hiện đại hóa để thích
nghi hơn với tàu container. Cảng đã thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên
Sa với tổng kinh phí gần100 triệu USD, hoàn thiện năng lực dự án khu kho bãi hậu
cần, hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành khai thác cảng bằng việc xây dựng
thành công hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm nâng
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
cao chất lượng dịch vụ chokhách hàng. Đầu tư phương tiện thiết bị khai thác
container, trang bị phần mềmquản lý và khai thác container bằng máy vi tính tự
ðộng hóa (CATOS), phần mềmquản lý và khai thác hàng tổng hợp (CTOS) hướng
đến khai thác chun nghiệptrong mơi trường hội nhập tồn cầu.
2.1.4. Tổ chức công tác quản lý tại Logistic Cảng Đà Nẵng
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy quản lý được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng:
- Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định
cao nhất của Cơng ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan
đến sự tồn tại và hoạt động của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông, do đó Đại hội
đồng cổ đơng phải họp ít nhất mỗi năm một lần.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Đoàn Tranh
- Ban quản trị :Nhà quản trị là người điều hành,quản lý, thiết lập hoạch định, cho
1 cty, doanh nghiệp,tổ chức kinh doanh,đồng thời làm cho tổ chức ngày càng phát
triển hơn.Nói dễ hiểu hiểu nhà quản trị là những người cấp cao lãnh đạo 1 tổ chức,
đơn vị kinh doanh.
- Giám Đốc điều hành: Là người lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ quản lý và chịu
trách nhiệm với cơ quan cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơng ty.
- Phó Giám Đốc: Là người thay mặt Giám Đốc điều hành công việc của công ty
khi Giám Đốc đi vắng, là người trực tiếp giúp Giám Đốc phụ trách trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật về cơng việc
mình làm.
- Phịng tổ chức – hành chính: Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hành
hoạt động của công ty theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phịng có chức năng tổ
chức tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin về tình hình và kết quả trên các lĩnh vực
hoạt động của cong ty, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, đề
án cơng tác và kiểm tra đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch
đó. Giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các mặt cơng tác pháp chế, hành chính,
nhân sự, lao động - tiền lương, công tác xây dựng Đảng và phong trào thanh niên,
các hoạt động văn hóa - thể thao, cơng tác hậu cần.
- Phịng tài chính – kế tốn: Tổ chức bộ máy kế tốn từ Xí Nghiệp đến các đơn
vị trực thuộc nhằm thực hiện việc ghi chép, tính tốn phản ánh số liệu hiện có, tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động và kết quả
sản xuất kinh doanh. Tổng hợp chi phí, phân tích hoạt động tài chính, đánh giá thực
chất các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ công tác lập, theo dõi việc thực hiện kế
hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.
- Phịng kế hoạch – tiền lương: Tính tốn chính xác kịp thời đúng chính sách và
chế độ các khoản tiền lương và tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người
lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh tốn các khoản trên
cho người lao động. Thực hiện kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động
một cách hợp lý.
SVTH: Nguyễn Thành Quân
Trang 20