Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên
địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
Trần Thanh Thủy
Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến
Năm bảo vệ: 2009
Abstract. Lý giải những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai và giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua các cơ quan hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng
pháp luật đất đai thông qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng áp dụng trên địa bàn
huyện Thanh Trì - Hà Nội. Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta.
Keywords. Luật kinh tế; Tranh chấp đất đai; Pháp luật Việt Nam; Hành chính nhà
nước
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại phổ biến. Nó là những bất đồng, mâu
thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai để lại các hệ
lụy xấu phá vỡ sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, là nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên truyền kích động, xuyên tạc,
chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v Để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn
sự mất ổn định chính trị và duy trì khối đại đoàn kết toàn dân, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong các đạo luật đất đai được ban hành như Luật
đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 đều có các quy định về giải
quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, tranh chấp đất đai được giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở
do các tổ hòa giải thôn, xóm, tổ dân phố và chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện. Chỉ khi
hòa giải ở cơ sở không thực hiện được thì tranh chấp đất đai mới do Tòa án nhân dân (TAND)
hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện trở lên giải quyết. việc đi sâu tìm hiểu việc giải quyết
tranh chấp đất đai do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên phạm vi địa bàn một huyện
như huyện Thanh Trì (Hà Nội) thì dường như còn ít có công trình nghiên cứu. Hơn nữa trong
điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị cao thì các tranh chấp, khiếu kiện đất đai
ngày càng gia tăng; đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội - nơi có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng. Để
góp phần tháo "ngòi nổ" của các điểm nóng do tranh chấp, khiếu kiện đất đai gây ra trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác
giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước xem xét trong phạm vi một
huyn ngoi thnh c th nh huyn Thanh Trỡ l mt vic lm cú ý ngha c v mt lý lun v
thc tin. Vi ý ngha ú, tụi la chn ti "Phỏp lut v gii quyt tranh chp t ai thụng
qua c quan hnh chớnh Nh nc trờn a bn huyn Thanh trỡ - H Ni" lm lun vn thc
s lut hc.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu
Tranh chp t ai v gii quyt tranh chp t ai tip cn di gúc phỏp lut l mt vn
khụng mi nc ta. Thi gian qua ó cú nhiu cụng trỡnh khoa hc i sõu nghiờn cu, tỡm hiu
v vn ny c cụng b; cú th n mt s cụng trỡnh nghiờn cu tiờu biu sau: 1. Trng
i hc Lut H Ni: Giỏo trỡnh Lut t ai, Nxb Cụng an nhõn dõn, H Ni, 2008; 2. Gii
quyt tranh chp t ai bng tũa ỏn qua thc tin ti mt a phng, ca Mai Th Tỳ Oanh, Tp
chớ Nh nc v phỏp lut, s 8, 2009; 3. c san v Lut t ai nm 2003, Tp chớ Lut hc,
2005; 4. Loi tranh chp t ai no phi qua th tc hũa gii ti c s, ca Phan Gia Ngc, Tp chớ
TAND, s 18, 2009; 5. Ti liu Hội thảo khoa học: Cải cách pháp luật và cải cách t pháp nhìn từ
vờn đề tranh chấp đất đai, do Vin Nh nc v Phỏp lut (Vin Khoa hc xó hi Vit Nam) t
chc ti H Ni, thỏng 5 nm 2004; 6. Phỏp lut T tng dõn s v thc tin xột x, ca Tng Duy
Lng, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni, 2009; 7. Ti liu Hi tho Khoa hc: Tranh chp t ai v
gii quyt tranh chp t ai, do Trung tõm Thụng tin, T liu v Nghiờn cu Khoa hc - Vn phũng
Quc hi v y ban nhõn dõn tnh c Lc t chc ti Buụn Mờ Thut, thỏng 10 nm 2008; 8.
ti Nghiờn cu khoa hc cp B: C s lý lun v thc tin nõng cao cht lng gii quyt tranh
chp t ai ca Tũa ỏn nhõn dõn, Vin Khoa hc xột x - Tũa ỏn nhõn dõn ti cao, H Ni, 2004
v.v ;
Trờn c s k tha nhng thnh qu nghiờn cu ca cỏc cụng trỡnh khoa hc ó c
cụng b v gii quyt tranh chp t ai xem xột di gúc phỏp lut, lun vn i sõu, tỡm
hiu phỏp lut v gii quyt tranh chp t ai thụng qua c quan hnh chớnh nh nc trờn
a bn huyn Thanh Trỡ - H Ni trờn c hai phng din: phng din lý lun v phng
din thc tin.
3. Mc ớch nghiờn cu
ti c nghiờn cu nhm t c cỏc mc ớch c bn sau õy:
- H thng húa, phõn tớch c s lý lun v thc tin ca vic xõy dng cỏc quy nh v gii
quyt tranh chp t ai do cỏc c quan hnh chớnh nh nc thc hin;
- L ti liu tham kho cú giỏ tr cho cỏc c quan cú thm quyn gii quyt tranh chp t
ai ca huyn Thanh Trỡ v l ti liu tham kho b ớch cho sinh viờn i hc v hc viờn sau
i hc ca Khoa Lut - i hc Quc gia H Ni nghiờn cu, tỡm hiu v h thng phỏp lut
t ai núi chung v cỏc quy nh v gii quyt tranh chp t ai núi riờng.
4. Nhim v, i tng v phm vi nghiờn cu
4.1. Nhim v nghiờn cu
Nhim v nghiờn cu ca ti bao gm cỏc vn ch yu sau õy:
- Lý gii nhng vn lý lun chung v tranh chp t ai v gii quyt tranh chp t
ai thụng qua cỏc c quan hnh chớnh nh nc;
- ỏnh giỏ thc trng phỏp lut t ai thụng qua vic tỡm hiu, phõn tớch thc trng ỏp
dng trờn a bn huyn Thanh Trỡ - H Ni;
- a ra nh hng v xut mt s gii phỏp gúp phn hon thin h thng phỏp lut
v gii quyt tranh chp t ai nc ta.
4.2. i tng v phm vi nghiờn cu
i tng v phm vi nghiờn cu ca ti l:
- Cỏc quy nh hin hnh v gii quyt tranh chp t ai;
- Thc tin ỏp dng cỏc quy nh hin hnh v gii quyt tranh chp t ai trờn a bn
huyn Thanh Trỡ - H Ni.
5. Phng phỏp nghiờn cu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu Luận
văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử… được sử dụng trong chương 1 khi
nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua cơ quan hành chính nhà nước;
- Phương pháp so sánh luật học, phương phương pháp đánh giá v.v được sử dụng trong
chương 2 khi tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua
cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh trì;
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… được sử dụng ở chương 3 khi xem xét,
tìm hiểu về hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc nghiên cứu
thực trạng áp dụng tại huyện Thanh Trì.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ
quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh trì.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc nghiên
cứu thực trạng áp dụng tại huyện Thanh Trì.
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG
QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
1.1. Những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành
chính
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2003: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" (khoản 26 Điều 4);
Tranh chấp đất đai có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất (SDĐ);
- Tranh chấp đất đai không phải là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà chỉ là các tranh
chấp về quyền chiếm hữu, quyền quản lý hoặc quyền SDĐ giữa những người SDĐ với nhau
hoặc giữa họ với các bên liên quan trong quan hệ đất đai;
- Đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là đất đai (vật) mà là các quyền và nghĩa
vụ của người SDĐ (quyền và nghĩa vụ sử dụng vật);
- Tranh chấp đất đai có nội hàm rất đa dạng và phức tạp. Nó phong phú về thể loại và đa
dạng về chủ thể tranh chấp;
- Tranh chấp đất đai dễ gây ra sự mất ổn định về chính trị và làm đảo lộn trật tự các quan
hệ xã hội đã được xác lập;
- Tranh chấp đất đai lôi kéo rất đông người tham gia.
1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến
1
1.1.2.1. Tranh chấp về đòi lại đất đai
1
Xem từ bài viết của TS. Doãn Hồng Nhung
- Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng
của những người làm nông nghiệp;
- Tranh chấp về đòi lại đất có nguồn gốc khai hoang; đất vô chủ, đất vắng chủ do Nhà
nước quản lý;
- Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ
họ;
- Tranh chấp về đòi lại đất của ông cha đã được Nhà nước chia cấp cho người khác sử
dụng khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ;
- Tranh chấp về đòi lại đất giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào ở các địa phương
khác di cư đến khai hoang, làm kinh tế mới;
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường, các đơn vị bộ đội, các tổ chức SDĐ khác
với nhân dân địa phương;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly
hôn;
- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ;
1.1.2.2. Tranh chấp liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
Dạng tranh chấp này chủ yếu phát sinh giữa cơ quan thực hiện bồi thường, giải phóng
mặt bằng (GPMB) với người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất;
1.1.2.3. Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất hợp pháp
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong
quá trình SDĐ.
1.1.2.4. Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất
Dạng tranh chấp này bao gồm các loại tranh chấp cụ thể sau đây:
- Tranh chấp giữa những người SDĐ với nhau về ranh giới giữa các diện tích đất được
phép sử dụng và quản lý;
- Tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
1.1.2.5. Tranh chấp về mục đích sử dụng
Dạng tranh chấp này chủ yếu là các tranh chấp về chuyển đổi mục đích SDĐ; ví dụ: tranh
chấp về chuyển đổi mục đích SDĐ nông nghiệp sang đất ở, về chuyển đổi mục đích SDĐ
giữa đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp v.v ;
1.1.3. Nguyên nhân của tranh chấp đất đai
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Do sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai theo cơ chế thị trường làm cho đất đai ngày càng
trở lên có giá. Mặt khác, do sự gia tăng dân số trong khi diện tích đất có hạn; do sửa đổi Luật
cư trú với các điều kiện nới lỏng cho phép công dân được tự do cư trú; khuyến khích, tạo điều
kiện cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở tại Việt Nam đã góp phần phát sinh
tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách, pháp luật đất đai và các chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai thiếu
tính thống nhất, không đồng bộ qua các thời kỳ
- Nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật
- Cơ chế quản lý, sử dụng đất đai lỏng lẻo, chưa đầy đủ và phù hợp
- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn dựa vào cảm tính chủ quan, chưa đúng pháp
luật và thiếu công bằng
- Việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, giải
phóng mặt bằng nói riêng còn nhiều tồn tại, thiếu sót
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đất đai chưa thực sự được coi trọng,
vẫn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả,
1.2. Tổng quan về giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: "…Việc giải quyết tranh
chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất
đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho
bên bị xâm phạm đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do
hành vi của họ gây ra".
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm giải quyết bất đồng, mâu
thuẫn giữa các bên, duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường sự đoàn kết
trong nội bộ nhân dân; đồng thời góp phần bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật làm tăng sự
tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu;
- Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người SDĐ, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc
tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế -
xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất theo hướng sản
xuất hàng hóa.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần chú trọng đến việc bố trí cơ cấu sản xuất
theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp, thâm canh tăng vụ, mở mang ngành nghề, phân
bố lại lao động, khu dân cư phù hợp với phát triển làng nghề, đặc điểm đất đai và quy hoạch
ở địa phương;
- Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp đất đai sau khi đã được hòa giải tại UBND
cấp xã, nếu một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: Đối với các
tranh chấp về quyền SDĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc
có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50, Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp
về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền SDĐ mà đương sự
không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều
50 Luật Đất đai 2003 thì do UBND các cấp giải quyết (khoản 1, 2 Điều 136 Luật Đất đai 2003).
1.2. Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính
1.2.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học: "Cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức cấu
thành hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt
động chấp hành - điều hành của Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định
trong bộ máy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác đồng thời là hệ
thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo
thống nhất của Chính phủ";
Cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Cơ quan hành chính nhà nước là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước,
được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động
theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong
phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, được lập
ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
- Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương
đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống;
- Tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc
chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống các cấp
ở địa phương;
- Chức năng quan trọng và chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước là quản lý, điều
hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trong phạm vi một
quốc gia hay một địa phương nhất định.
1.2.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
1.2.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm: Chính phủ, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND
xã, phường, thị trấn.
1.2.2.2. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng là cơ quan quản lý nhà nước đối với
ngành, lĩnh vực (các bộ, ban, ngành). Các cơ quan này có trách nhiệm cụ thể hóa luật bằng việc
xây dựng các văn bản dưới luật trên cơ sở luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
1.2.3. Hệ thống cơ quan hành chính ở nước ta
Theo Hiến pháp năm 1992, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước gồm có:
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ, có toàn quyền giải quyết các vấn để
liên quan đến quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ), thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác
trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
cơ sở theo quy định pháp luật;
- Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND các cấp) là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ; hoạt
động thường xuyên ở địa phương, thực hiện việc chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc
hành chính nhà nước ở địa phương;
Sự hình thành và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào đặc điểm
tổ chức quyền lực nhà nước, đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý, dân cư, khoa
học kỹ thuật…
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai cho cơ quan hành chính nhà nước
1.3.1. Cơ sở lý luận
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nướcđược quy
định dựa trên những cơ sở lý luận chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nước ta là một nước nông nghiệp khoảng 70% dân số là nông dân, tỷ lệ phát
triển dân số vẫn ở mức cao; diện tích đất canh tác bình quân một đầu người vào loại thấp trên
thế giới. Để quản lý và bảo vệ chặt chẽ vốn đất nông nghiệp vì lợi ích của các thế hệ người
Việt Nam hiện tại và tương lai cần phải xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được giao cho các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện. Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nội
dung của quản lý nhà nước về đất đai. Đây là một cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nước;
Thứ hai, quản lý nhà nước về đất đai do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Các
cơ quan này được tổ chức theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ từ trung ương xuống địa
phương theo địa giới hành chính. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện bởi
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được đào tạo có đủ kinh nghiệm, năng lực và trình độ
chuyên môn. Do đó khi tranh chấp đất đai phát sinh, đội ngũ này có điều kiện thuận lợi hơn
những người khác trong việc tìm hiểu nguồn gốc quá trình SDĐ, chủ thể SDĐ… để từ đó
nhanh chóng tìm ra các nguyên nhân và đề xuất phương thức giải quyết phù hợp;
Thứ ba, tranh chấp đất đai trước hết là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ
của người SDĐ phát sinh trong quản lý và SDĐ mà đây lại là lĩnh vực quản lý của cơ quan
hành chính nhà nước. Nên các cơ quan này hiểu hơn ai hết nguồn gốc của mảnh đất tranh
chấp. Họ có thể đưa ra được câu trả lời lý giải nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Xét về bản chất, tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng phải do một cơ quan tài
phán tố tụng độc lập là tòa án giải quyết mới bảo đảm tính khách quan, công bằng và độc lập
trong hoạt động xét xử. Điều này là rất cần thiết song trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở nước ta
việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho ngành tòa án thực hiện cần thực hiện theo
một lộ trình hợp lý; bởi lẽ:
Thứ nhất, trên thực tế chiếm một tỷ lệ không nhỏ các tranh chấp đất đai hiện nay là tranh
chấp mang tính chất hành chính. Nội dung của nó liên quan đến việc xác định ai là người có
quyền SDĐ hợp pháp. Do công tác cấp GCNQSDĐ ở nước ta thực hiện quá chậm chưa đáp
ứng được sự kỳ vọng của xã hội. Trong khi đó việc xác định ai là người SDĐ hợp pháp lại
thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai chứ không phải trách nhiệm của
ngành tòa án. Vì vậy nếu chuyển giao toàn bộ các tranh chấp đất đai cho cơ quan tòa án thực
hiện thì đối với các tranh chấp về quyền SDĐ hợp pháp tòa án không thể xác định việc này
mà lại phải chuyển giao vụ việc cho cơ quan quản lý nhà nước về đất đai xác định và chờ đợi
câu trả lời của các cơ quan này. Trên cơ sở đó, tòa án mới tiếp tục thụ lý xem xét giải quyết.
Việc làm này mất rất nhiều thời gian trong khi đó tranh chấp đất đai đòi hỏi cần phải giải
quyết nhanh chóng, dứt điểm nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực gây ảnh
hưởng xấu về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội;
Thứ hai, theo luật tố tụng hình sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2005), Tòa án nhân dân cấp
huyện được tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự trong điều kiện ngành tòa án còn thiếu
khoảng 2.000 thẩm phán. Mặt khác, cơ sở vật chất của các tòa án địa phương còn nghèo nàn và
thiếu thốn như trụ sở làm việc chật chội, thiếu các điều kiện, phương tiện làm việc. Hơn nữa, đội
ngũ cán bộ công tác trong ngành tòa án chịu nhiều áp lực của công việc, lương và chế độ phụ
cấp thấp đã không khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật khá, giỏi vào làm
việc. Với điều kiện thực tế như vậy nếu chuyển giao công tác giải quyết tranh chấp đất đai
cho ngành tòa án thực hiện thì tính khả thi của việc làm này không cao;
Thứ ba, tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, đa dạng về chủng loại, phong phú về chủ
thể và có tính chất rất gay gắt, phức tạp. Muốn giải quyết tranh chấp đất đai đúng pháp luật,
dứt điểm và có hiệu quả đòi hỏi người thẩm phán không chỉ tinh thông về nghiệp vụ xét xử,
bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đạo đức trong sáng để không sa ngã trước cám dỗ của đồng
tiền mà còn am hiểu kiến thức pháp luật về đất đai và những kiến thức pháp luật có liên quan,
nắm bắt được các nghiệp vụ về quản lý nhà nước về đất đai, nguồn gốc SDĐ cũng như các
loại giấy tờ, hồ sơ về nhà, đất v.v. Liên hệ với trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán cho
thấy có sự không đồng đều về năng lực và trình độ. Số thẩm phán ở tòa án cấp huyện (đặc
biệt là các huyện miền núi, các huyện có điều kiện KT - XH khó khăn hoặc đặc biệt khó
khăn) năng lực và trình độ chuyên môn còn yếu lại không được đào tạo bồi dưỡng thường
xuyên nên khó có đủ khả năng đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai;
Hơn nữa, tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, động chạm đến lợi ích trực tiếp của
người dân nên việc giải quyết tranh chấp đất đai không đúng pháp luật, để dây dưa kéo dài dễ
gây mất ổn định về chính trị và phát sinh các hệ lụy xấu về nhiều mặt: kinh tế, xã hội …;
1.3.3. Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai do cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện
Tìm hiểu việc giải quyết tranh chấp đất đai do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện có
thể nhận diện một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà
nước là những tranh chấp mang tính chất hành chính. Theo pháp luật hiện hành, tranh chấp
về QSDĐ mà người SDĐ không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ về
QSDĐ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (các giấy tờ hợp lệ về đất
đai) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh. Xét về bản chất,
các tranh chấp này là tranh chấp về việc xác định ai là người SDĐ hợp pháp để trả lời câu hỏi
này thì chỉ cơ quan hành hành chính nhà nước mới có thẩm khả năng và thẩm quyền đưa ra
đáp án chính xác nhất. Bởi lẽ, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai có trong tay đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng
như nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng SDĐ nên hiểu hơn ai hết biết rõ người nào có quyền SDĐ
hợp pháp;
Thứ hai, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà
nước sẽ do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai thực hiện;
Thứ ba, tranh chấp đất đai do cơ quan hành chính nhà nước giải quyết được thực hiện
theo trình tự giải quyết vụ việc hành chính; theo đó, phần trình bày của các bên đương sự
không có sự tham gia của luật sư, bào chữa viên, hội thẩm nhân dân hoặc đại diện Viện kiểm
sát nhân dân như trình tự tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của TAND.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì
2.1.1. Điều kiện tự nhiên về đất đai
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam và Đông Nam Hà Nội, tiếp giáp các quận: Thanh
Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm
(với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam.
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo
hướng dòng chảy của sông Hồng.
Về tình hình SDĐ đai, qua kết quả thống kê đất đai năm 2008 của các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện cho thấy, tính đến ngày 01/01/2009, tổng diện tích đất theo địa giới hành chính của
huyện là 6.292.73 ha, trong đó: (i) Đất công trình công cộng và dịch vụ: 19,85 ha; (ii) Đất
công trình giáo dục: 26,62 ha; (iii) Đất ở: 1.046,83 ha; (iv) Đất di tích lịch sử - văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng: 42,98 ha; (v) Đất cây xanh công cộng, thể dục thể thao: 6,72 ha; (vi) Đất
nghĩa trang, nghĩa địa: 118,04 ha; (vii) Đất an ninh, quốc phòng: 70,4 ha; (viii) Đất đường
giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật thành phố (trong đó đất giao thông là 91,09 ha; đất
đê sông Hồng là 32,2 ha; đất hạ tầng kỹ thuật là 12 ha); (ix) Đất sông hồ, mương thoát nước:
1.067,7 ha; (x) Đất canh tác nông nghiệp và đất trống: 3.693,15 ha.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
Sau 23 năm đổi mới (1986- 2008), Thanh Trì đã phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. kinh tế đã
liên tục phát triển, tăng trưởng luôn ở mức cao. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư; văn hóa - xã hội có
nhiều thay đổi khả quan. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác
xây dựng đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.
2.1.3. Vị trí và vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND về việc quy
hoạch chung toàn bộ huyện Thanh Trì nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị cho khu vực và
cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, Thanh Trì có những
thời cơ mới, vận hội và thử thách mới. Phát huy truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng,
văn minh; với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ đổi mới và ý chí cách mạng; toàn thể các cấp
chính quyền và nhân dân huyện luôn nỗ lực hết mình để xây dựng huyện giàu mạnh, văn
minh, xứng đáng là huyện Anh hùng của Thủ đô Anh hùng.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan
hành chính trên địa bàn huyện Thanh Trì
2.2.1. Thực trạng chung về giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì
Tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì cho thấy
tồn tại một số dạng tranh chấp đất đai chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đòi lại đất cũ. Dạng tranh chấp này chiếm 29% so với tổng số đơn thư yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai (35/119 vụ). Tuy không phổ biến nhưng dạng tranh chấp này có tính chất
bức xúc kéo dài, bằng mọi cách đòi lại đất cũ có nguồn gốc của cha ông trước đây mà Nhà nước đã
giao cho người khác sử dụng ổn định trong khi thực hiện chính sách về đất đai; đất cho thuê, mượn
để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi mà nay người đó đang trực tiếp sử dụng, các tranh
chấp này tập trung tại xã Liên Ninh, Đông Mỹ; đòi lại đất có nguồn gốc khai hoang; đất vô chủ, đất
vắng chủ do Nhà nước quản lý ở xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Liên Ninh, Ngũ Hiệp; tranh chấp đòi
lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ; đất trước đây đã đưa
vào HTX, sau đó được giao lại cho người khác sử dụng theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993,
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999;
Thứ hai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB, chiếm 12% tổng số đơn (15/119 vụ).
Đây là những tranh chấp giữa cơ quan nhà nước với người SDĐ về diện tích, loại đất bồi
thường hoặc giá trị bồi thường, hỗ trợ; không thống nhất mốc chỉ giới đường giao thông;
không thống nhất với mức giá tại nơi tái định cư (quá cao so với nơi bị thu hồi)…
Thứ ba, tranh chấp về quyền SDĐ chiếm 49% (58/119 vụ), đây là loại tranh chấp chiếm
tỷ lệ lớn nhất, thường xuyên diễn ra trong các năm qua, bao gồm:
- Tranh chấp về ranh giới SDĐ, chiếm 39%
- Tranh chấp từ quá trình chuyển nhượng quyền SDĐ, chiếm 10%.
Thứ tư, tranh chấp liên quan đến việc SDĐ thừa kế, SDĐ sau ly hôn chiếm 10% (11/119
vụ), nguyên nhân tranh chấp thường là do người để lại di sản thừa kế không có di chúc, hoặc
việc phân chia chưa rõ ràng về ranh giới, do việc tự phân chia tài sản sau ly hôn,…
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh
Trì
2.2.2.1. Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Về cơ bản, việc áp dụng các quy định về thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai,
huyện Thanh Trì tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181. Các
vướng mắc về việc áp dụng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai biểu hiện trên các khía
cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đương sự phát hiện một phần hoặc toàn bộ
diện tích đất của mình đã bị UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho người khác.
Trước tình thế này, đương sự thường không khởi kiện đến tòa án mà họ sẽ khiếu nại yêu
cầu UBND huyện thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Nhưng
nếu đương sự không có căn cứ hoặc không chứng minh được quyền hợp pháp của mình trên
thửa đất đó; thời điểm xét duyệt, công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ mà không có đơn thư khiếu
kiện; quy trình xét cấp giấy đúng quy định và hồ sơ địa chính không thể hiện rõ ràng thì đây
không phải là khiếu nại đất đai mà là vụ việc tranh chấp đất đai. Đối với các trường hợp này,
UBND huyện thường hướng dẫn đương sự chuyển đơn đến tòa án để được giải quyết tranh chấp
đất đai. Tuy nhiên, đây cũng là một vướng mắc về thẩm quyền đối với TAND; vì Tòa án không
đồng nhất quan điểm với UBND, không thụ lý vụ việc vì cho rằng đây là khiếu nại của công dân
đối với việc cấp GCNQSDĐ của huyện.
Thứ hai, Luật Đất đai 2003 phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa
UBND và TAND dựa trên tiêu chí tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và GCNQSDĐ hoặc một
trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 là mở rộng quyền giải quyết tranh chấp
cho TAND. Tuy nhiên, thực tế vẫn có tình trạng chưa tuân thủ đúng do cách hiểu về các căn cứ
theo Điều 50 chưa thống nhất.
2.2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất
đai
Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng.
Chính vì vậy đã cản trở, làm ách tắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian
qua. Điều này thể hiện:
Thứ nhất, về trình tự hòa giải. Một điểm mới quy định tại các Ðiều 135 và 136 của Luật Ðất
đai năm 2003 là khi xảy ra tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND cấp xã,
nơi có đất tranh chấp. Chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên
đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Với quy định này, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua đã phát sinh những
vướng mắc sau:
- Trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến,
cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Với tình huống này, có cơ quan thụ lý đơn khởi
kiện của đương sự để giải quyết, nhưng cũng không ít cơ quan trả lại đơn khởi kiện vì cho
rằng tranh chấp chưa được hòa giải tại chính quyền cấp xã. Như vậy, nếu người bị kiện cố tình
trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ không bao giờ được giải quyết. Quy định nhất
thiết phải có biên bản hòa giải mới thụ lý vụ việc là quá máy móc. Không thể cứng nhắc quy định
là phải có biên bản hòa giải mới thụ lý đơn khởi kiện mà nếu người khởi kiện cung cấp được các
tài liệu về việc UBND cấp xã đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người bị kiện cố tình
vắng mặt thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn thụ lý để giải quyết;
- Trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất đa dạng. Vậy loại tranh chấp nào phải qua
hòa giải tại chính quyền cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau. Nơi này thì cho
rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền SDĐ mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn
các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền SDĐ như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho và tranh chấp thừa kế quyền SDĐ thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã.
Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp
đồng liên quan quyền SDĐ và thừa kế quyền SDĐ đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã
trước khi khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Các quy định hiện hành bộc lộ những tồn tại
nêu trên về hòa giải tranh chấp đất đai thì không thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh
chấp đất đai;
Thứ hai, về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Thực tế giải quyết các vụ tranh chấp đất
đai tại cơ quan hành chính được thực hiện trên cơ sở thu thập hồ sơ, chứng cứ của các bên có
liên quan và xem xét hồ sơ, thực tế SDĐ đối chiếu trên cơ sở các quy định pháp luật để ban
hành văn bản giải quyết. Tuy nhiên, nếu không thể thu thập đầy đủ chứng cứ từ phía các
đương sự do họ không chịu hợp tác; hoặc hồ sơ địa chính lưu giữ chưa đầy đủ, sai lệch so với
thực tế sử dụng,… thì văn bản giải quyết chỉ có thể kết luận trên cơ sở những căn cứ thu thập
được. Do vậy không giải quyết được tận gốc nguyên nhân tranh chấp.
Thứ ba, việc ban hành văn bản giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai cũng không có
sự thống nhất: Có những vụ việc được thực hiện đúng quy trình từ khi thụ lý đến khi ban
hành quyết định giải quyết; song cũng có vụ việc chỉ được trả lời bằng một văn bản dưới hình
thức công văn,… căn cứ vào mức độ phức tạp của vụ việc. Đây là thực trạng giải quyết tranh
chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước huyện Thanh Trì.
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai thông qua
cơ quan hành chính trên địa bàn huyện thanh trì
2.3.1. Những thành công
Những thành công của việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính
tại địa bàn huyện Thanh Trì được biểu hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về công tác tiếp nhận đơn khiếu kiện về tranh chấp đất đai của công dân;
(i) Ở khối xã, thị trấn. thị trấn đã giao cho đồng chí cán bộ tư pháp kiêm nhiệm công tác
tiếp công dân, có sự hỗ trợ của HĐND xã và các tổ chức đoàn thể xã hội. Tất cả 100% các xã,
thị trấn trong huyện tuân thủ đúng quy định về việc tiếp công dân do UBND thành phố Hà Nội
ban hành về tổ chức địa điểm, phân công ứng trực, phụ trách tiếp dân, ban hành quy chế, lịch tiếp
công dân đầy đủ. ;
(ii) Ở khối các phòng, ban trực thuộc UBND huyện. Công tác tiếp công dân thời gian qua
đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Cùng với việc thực
hiện các quy định của UBND thành phố Hà Nội trong công tác tổ chức và chỉ đạo quy trình
tiếp công dân. UBND huyện Thanh Trì luôn chú trọng thử nghiệm, áp dụng các biện pháp,
cách thức tiến hành để đảm bảo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư được chính xác, đạt
hiệu quả.
Thứ hai, về công tác hòa giải ở cơ sở. Đã có sự phối, kết hợp chặt chữ giữa Phòng Tư pháp
huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các ngành trong quá trình chỉ đạo, tổ chức hòa giải
cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở thông qua các hội nghị chuyên đề, hội
thảo khoa học, hội thi hòa giải viên giỏi,…
Thứ ba, công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Từ năm 2003 đến tháng 6/2009, số vụ
tranh chấp đất đai đã giải quyết là 119/156 vụ (đạt tỷ lệ 76%), số vụ việc còn tồn đọng chủ
yếu là do những nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ các quy định pháp luật, chế độ quản
lý và SDĐ đai khác nhau qua các thời kỳ và sự phối hợp giải quyết từ phía các đương sự,…
Kết quả giải quyết phần lớn các vụ việc tranh chấp đất đai đều được giải quyết tương đối ổn
thỏa, đạt được sự đồng thuận, chấp hành từ các bên; hạn chế việc tiếp tục kiến nghị giải quyết
lên thành phố.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực, việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Thanh Trì còn bộc lộ một số nhược điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các thành viên trong tổ hòa giải cho đến các cán bộ chuyên môn giải quyết
tranh chấp đất đai hầu hết là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật đất
đai;
Thứ hai, nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn
đẩy; chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm một lần.
Thứ ba, những ảnh hưởng nặng nề của quá trình quản lý lỏng lẻo đất đai kéo dài đến bây
giờ cũng chưa chấm dứt ở một số địa phương dẫn đến những sai phạm có tính phổ biến; khi
người dân đã lấn chiếm, SDĐ bất hợp pháp thì bị các cơ quan chính quyền xử lý; hay chính
trong nội bộ nhân dân cũng phát sinh tranh chấp với nhau do quá trình SDĐ sai phạm. ;
Thứ tư, việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, chỉ mang tính
hình thức; do đó chưa mang lại hiệu quả cao;
Thứ năm, hệ thống hồ sơ địa chính lưu trữ, bảo quản chưa chưa chặt chẽ đối với từng
thửa đất, chưa được đầu tư thỏa đáng để xây dựng một hệ thống khoa học, đầy đủ.
Thứ sáu, vẫn còn một phận cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý,
SDĐ đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu nại, tranh
chấp về đất đai.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại
2.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, việc lưu giữ không đầy đủ, chưa thống nhất cao; có những vị trí thửa đất không
đồng nhất, hoặc không thể hiện rõ ràng trên bản đồ địa chính;
Thứ hai, chính sách, pháp luật đất đai thay đổi theo yêu cầu của từng thời kỳ, lại phải có
những văn bản điều chỉnh riêng cho địa phương; trong đó có không ít các văn bản không
thống nhất nên khó khăn cho việc vận dụng;
Thứ ba, trong các kỳ họp với thành phố từ năm 2003 đến tháng 6/2009, Trung ương hay
tham gia góp ý kiến, đề xuất xây dựng luật, tổ chức cán bộ,… huyện Thanh Trì đều đề xuất
bổ sung cán bộ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết đơn thư của công dân ở các cấp xã và
bổ sung biên chế chuyên ngành luật, chuyên trách giải quyết đơn thư công tác tại Phòng Tài
nguyên và Môi trường nhưng đều không nhận được sự quan tâm, phản hồi từ các cấp lãnh
đạo.
2.3.3.2. Những nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho địa phương chưa được
đồng bộ, phù hợp, thiếu nhất quán, cùng với những yếu kém trong công tác tổ chức thi hành
pháp luật đất đai dẫn đến hậu quả khó khăn cho việc giải quyết sau này, bởi đa số các tranh
chấp đều phát sinh từ quá trình sử dụng đất ở các năm trước;
Thứ hai, hầu hết các dự án thu hồi đất, bồi thường, GPMB trong mấy năm gần đây là do
thành phố tổ chức (dự án đường quốc lộ 1A, dự án đường vành đai 3, dự án thoát nước giai đoạn
2, cầu Hữu Hòa…), huyện Thanh Trì chỉ là đơn vị thực hiện. Do đó, khi người dân khiếu
kiện, đòi giải quyết tranh chấp về quyền lợi liên quan đến đất đai đều khó giải quyết.
Thứ ba, công tác tổ chức thi hành pháp luật đất đai còn yếu kém, do các quy định về chế
tài chưa phù hợp.
Thứ tư, do việc giải quyết tranh chấp đất đai rất phức tạp, mà phân nửa văn bản giải
quyết là không được các bên đương sự thống nhất, chấp thuận mà tiếp tục khiếu kiện dai
dẳng, không đúng nơi giải quyết, gửi kiến nghị tới khắp các cơ quan, ban, ngành, gây tâm lý
bức xúc, làm rắc rối thêm tính chất tranh chấp; thậm chí có những cá nhân còn lợi dụng
quyền dân chủ để khiếu, tố sai; tìm mọi lý do để yêu cầu các cơ quan phải thụ lý giải quyết;
Thứ năm, một thực trạng mới nổi lên khi thực hiện công tác này đó là việc các cá nhân
công dân và một số Công ty tư vấn Luật (với vai trò là người đại diện) đã lợi dụng các quy
định pháp luật, nhất là những kẽ hở để lách luật, cố tình dây dưa, tìm đủ lý do để đưa vụ việc
vào giải quyết tại cơ quan hành chính, tránh gửi qua TAND thụ lý vì lo sợ những chứng cứ
của mình chưa đảm bảo, sợ các khoản án phí và các vấn đề khác,…;
Thứ sáu, chúng ta hiện nay chưa ban hành những điều luật để xử lý nghiêm đối với các
hành vi khiếu kiện không có cơ sở, bôi nhọ danh dự các cá nhân, tổ chức; che giấu bóp méo
các mối quan hệ, các chứng cứ nhằm đạt được những mong muốn riêng. .
Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA VIỆC NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI HUYỆN THANH TRÌ
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ
quan hành chính
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa trên sự quán triệt
sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực đất đai
Việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai
nói riêng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng nhằm bảo đảm tính định hướng xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong lĩnh vực đất đai; theo
đó, hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai cần dựa trên quan điểm, đường lối
của Đảng về quản lý và SDĐ.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý;
Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
hoặc có thời hạn theo quy định pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi đất đã được
Nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất
đai;
- Việc tranh chấp đất đai trước hết cần tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì
đưa ra tòa án giải quyết. Nhà nước quy định thời hiệu và thời hạn giải quyết các khiếu nại,
không để kéo dài. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp giải quyết cuối cùng
các khiếu nại về đất đai trong phạm vi, thẩm quyền của các cấp ở địa phương; trường hợp các
đương sự không nhất trí với quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
đưa ra tòa án giải quyết. Việc giải quyết tố cáo về đất đai thực hiện theo pháp luật về tố cáo;
Đất đai trước đây các cơ quan nhà nước, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị mượn, có
đầy đủ giấy tờ hợp pháp thì trả lại, nhưng không nhất thiết là trả lại đất cũ, mà có thể trả bằng
tiền hoặc đất nơi khác;
- Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư và nhà ở còn
tồn đọng. Có chính sách xử lý đất canh tác và việc làm cho nông dân v.v
3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công
tác giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước. Các cấp ủy đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ
đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm "tháo
ngòi nổ" những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, góp phần duy trì và củng cố tình đoàn kết
trong nội bộ nhân dân.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn liền với việc nâng
cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung không thể thiếu được của công tác quản lý
nhà nước về đất đai. Mục đích của hoạt động này không chỉ giải quyết bất đồng mâu thuẫn
giữa các bên, ngăn ngừa việc phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về
chính trị mà còn thông qua nội dung này giúp Nhà nước nhận diện được những bất cập, hạn
chế trong các chính sách, pháp luật đất đai; trên cơ sở đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3.1.4. Về tổ chức, chỉ đạo giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai
- Tăng cường việc tổ chức công tác tiếp dân ở các cấp chính quyền;
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp;
- Cần thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính về đất đai;
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức;
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và căn cứ vào những
định hướng cơ bản được đề cập trên đây; các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai được luận văn đưa ra, bao gồm:
- Sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
3.3. Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của
các cơ quan hành chính
3.3.1. Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai tồn đọng không để phát
sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị
3.3.2. Hạn chế phát sinh những vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai mới
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai trong địa phương thông
qua các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến
binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân ;
- Xây dựng hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, kịp thời theo dõi biến động đất đai, quản lý tốt
các sổ sách, bản đồ địa chính và tư liệu có liên quan;
- Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai để xử lý hoặc đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý tạo cho nhân dân trong địa phương có ý thức tôn trọng, chấp
hành tốt pháp luật đất đai;
- Cán bộ làm công tác hoà giải, đặc biệt là cán bộ địa chính cần nắm vững các quy định
của pháp luật đất đai, có nghiệp vụ về quản lý ruộng đất, có kinh nghiệm trong công tác dân
vận, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Tăng cường thực hiện tốt công tác hoà giải các tranh chấp đất đai ở cơ sở nhằm giữ gìn
đoàn kết nội bộ trong nhân dân, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, làm cho công
tác quản lý, SDĐ đai ngày càng có hiệu quả;
- Cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, bảo đảm đầy đủ từ cơ sở pháp
luật đến hệ thống dữ liệu pháp lý giúp cho quá trình quản lý đất đai đạt được hiệu quả cao
nhất v.v
KẾT LUẬN
Đất đai gắn bó với con người không chỉ bởi những giá trị kinh tế, mà còn bởi những giá
trị văn hóa, xã hội, tinh thần lớn lao.
Tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến
nhiều vấn đề của xã hội; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của
một cá nhân, mà là của nhiều người; và nếu có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ gây
nên những tác động xấu đối với xã hội. Việc giải quyết dứt điểm, có tình, có lý, có đạo lý, có
truyền thống,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương.
Nhận thức được tính thời sự của đề tài, tính rắc rối, phức tạp của đối tượng nghiên cứu,
luận văn đề cập một số nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về tranh chấp đất đai và thực tế nghiên cứu
tại một địa bàn của thủ đô Hà Nội nhằm góp một "tiếng nói" vào quá trình xây dựng cơ chế pháp
lý hữu hiệu để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ đất đai:
- Thông qua phần lý luận chung để giúp người đọc tìm hiểu các quy định của pháp luật
về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai; đặc biệt là quy định giải quyết tranh chấp đất
đai đối với cơ quan hành chính nhà nước;
- Luận văn đã xây dựng một bức tranh tổng thể về tình hình tranh chấp đất đai thông qua
việc tìm hiểu tại một huyện của Thủ đô, từ đó tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh tranh
chấp và một số dạng điển hình;
- Một số giải pháp, kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất
đai, đưa quan hệ đất đai phát triển đúng quỹ đạo, đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra;
“ Việt Nam đang xây dựng xã hội dân sự, tạo tiền đề cho việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền, của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, các quy định pháp luật đất đai cần được xây
dựng trong thời gian tới phải dự đoán, dự báo và đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan
hệ tranh chấp xảy ra;
Pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ chính quyền, Nhà nước, cuộc sống của con người,
như "con đê ngăn dòng nước lũ", mà nó còn là dòng kênh khơi nguồn trí tuệ phụng sự cho
cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nó chính là sự biểu hiện của trình độ lập pháp dưới ánh
sáng văn hoá truyền thống Việt Nam được thiết lập, bảo tồn và ngự trị trong thời đại mới.
Nhà nước đang mang sứ mạng bảo đảm cho sự an toàn và là công cụ thiết yếu cho sự phát
triển của toàn xã hội”.
2
References
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quyết định số 25/2004/QĐ-BTN&MT ngày 01/11 về
việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
2. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/01 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003, Hà Nội.
3. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai năm 2005, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai,
Hà Nội.
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
7. Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02 quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 31/8 của Bộ Chính trị về
việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004,
(Sách phục vụ thảo luật các Dự thảo Văn kiện Đại hội X), (Lưu hành nội bộ), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,
VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập I (1994), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) (1980), Quyết định số 201-QĐ/CP ngày 01/7/1980
về việc tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý
ruộng đất, Hà Nội.
13. Huyện ủy Thanh Trì (2007), Báo cáo số 169-BC/HU ngày 28/12 của Ban Thường vụ
Huyện ủy Thanh Trì về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 05 năm
(2003-2007), Hà Nội.
14. Huyện ủy Thanh Trì (2008), Báo cáo số 246-BC/HU ngày 30/12 về kết quả lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2008,mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
năm 2009, Hà Nội.
15. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì (2007), Báo cáo số 171/BC-TN&MT
ngày 20/12 về công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2008 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.
16. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì (2007), Báo cáo số 284/BC-TN&MT
ngày 22/12 về công tác quản lý tài nguyên và môi trường 05 năm (2003-2007) và
phương hướng, nhiệm vụ các năm tiếp theo, Hà Nội.
17. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì (2008), Quy chế làm việc số 49-QC-
TN&MT ngày 08/9, Hà Nội.
18. Quốc hội (1987), Bộ luật Đất đai, Hà Nội.
2
Trích từ bài viết của TS. Doãn Hồng Nhung.
19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Quốc hội (1993), Bộ luật Đất đai, Hà Nội.
21. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
22. Quốc hội (2003), Bộ luật Đất đai, Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
24. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
25. Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Thông tư liên tịch số
01/2002/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01 hướng dẫn về thẩm quyền
của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử
dụng đất, Hà Nội.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học (Luật Đất
đai, Luật Lao động, Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội
33. Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm (2007), Giáo trình Kinh tế tài
nguyên đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
35. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2007), Quyết định số 2816/2007/QĐ-UBND ngày
31/12 ban hành Quy trình tiếp công dân, phân loại, xử lý, thụ lý và giải quyết đơn
khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
36. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2008), Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 16/5
về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì,
Hà Nội
37. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 16/5
về việc đổi tên và chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội.
38. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 6/5 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, Hà Nội.
39. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2001), Quyết định số 89/2001/QĐ-UB ngày 12/10 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định xử lý, thu hồi đất
do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoang hoá, không sử dụng, sử dụng sai
mục đích - vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
40. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định 19/2008/QĐ-UBND ngày 29/9
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thành phố Hà Nội, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
42. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.