Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.94 KB, 52 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.Lý do chọn đề tài: 3
2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 4
3.Phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG BUÔN
BÁN QUỐC TẾ 5
1.1.Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ 5
1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ 5
1.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O: 5
1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O: 6
1.2.Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách khai 9
1.2.1.Form A, Form D: 10
1.2.2.Form B: 13
1.2.3.Form hàng dệt may vào EU: 14
1.2.4.Form hàng dệt thủ công vào EU: 15
1.2.5.Form O 16
1.2.6.Form X: 17
1.3.Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ 17
1.3.1.Đối với chủ hàng 17
1.3.2.Tác dụng của C/O đối với cơ quan Hải quan 18
1.3.3.Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại
thương của nhà nước 19
1
CHƯƠNG II: MỘT SỐ QUY TẮC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ 20
PHẦN III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CẤP C/O Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
VỪA QUA 29


CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH KHAI VÀ
CẤP C/O 38
CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XIN VÀ CẤP C/O TẠI
VIỆT NAM 44
PHẦN IV. KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ
làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, bắt
buộc các quốc gia phải tiến hành mở cửa nền kinh tế để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
và khu vực, điều này đông nghĩa với việc họ đã chấp nhận lao vào cuộc chiến cạnh tranh
gây gắt của nền kinh tế thị trường. Đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức đòi hỏi không
chỉ những nhà quản lý mà ngay cả những doanh nghiệp phải có những định hướng chiến
lược và những bước đi vững chắc trong cuộc chiến toàn cầu này.
Với những ưu đãi về thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tận dụng được xem như là
những yếu tố quan trọng có thể giúp Việt Nam gia nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh
xuất khẩu, gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển. Và để làm tốt điều này, các doanh
nghiệp Việt Nam phải nắm vững các quy tắc, luật lệ liên quan đến chế độ ưu đãi của các
nước cho hưởng, đặc biệt có liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)-Certificate of
Origin. Giấy chứng nhận xuất xứ được xem như là một lá bài thông hành để hàng hóa nước
này có thể vào được nước khác, đồng thời nó cũng được xem là bằng chứng cho việc một
nước được hưởng ưu đãi từ một nước khác.
Trên thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, không phải doanh nghiệp
nào cũng có cái nhìn đúng đắn, có hiểu biết đầy đủ về giấy chững nhận xuất xứ cũng như
những quy tắc liên quan đến nó. Vì vậy mà những tác dụng và ưu đãi mà giấy chứng nhận
xuất xứ đã không được các doanh nghiệp khai thác tối đa, cũng như không mạng lại hiệu
quả vượt trội trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất phát từ lý do này mà nhóm quyết định
chọn đề tài: “Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt

Nam” để thẩy rõ tình hình hoạt động cũng như những tồn tại, những vấn đề bất cập của giây
phép xuất xứ tại Việt Nam.
3
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu chính của đề tài: ngiên cứu những vấn đề còn tồn tại rong việc cấp giấy
phép xuất xứ tại Việt Nam. Đồng thời, đóng góp ý kiến giúp đỡ các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam hiểu rõ hơn về tính thiết yếu của giấy chứng nhận xuất
xứ và một số quy tắc ưu đãi quốc tế có liên quan, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả
của nó, cũng như hạn chế đến mức tối đa những sai sót có thể mang lại những kết
quả không đáng có.
- Đối tượng nghiên cứu: những tồn tại trong việc cấp giấy phép xuất xứ tại Việt
Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 1-4 đến ngày 26-5-2013
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ các nguồn dữ liệu trên internet, sách báo, các
chuyên đề của khóa trước và những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu… nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu này.
+ Theo phương pháp định tính: Qua quá trình nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các nguồn
khác nhau, ta tiến hành tổng hợp theo nội dung của đề tài, bài không áp dụng chiến lược
định lượng vì chủ yếu là nghiên cứu kinh nghiệm cũng như các lý thuyết đã có từ lâu,
không qua điều tra thực tế.
4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG BUÔN
BÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ
1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ
nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. (nghị định chính phủ).
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O) là chứng từ trong bộ chứng từ
hàng hóa ghi “nước xuất xứ” của hàng hóa được khai trong giấy chứng nhận xuất xứ đó do
người xuất khẩu khai báo, ký và được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của
nước ngoài xuất khẩu.
- Nước xuất xứ hàng hóa là nơi hàng hóa được khai thác, thu hoạch, đánh bắt, sản
xuất, chế tạo, gia công chủ yếu tại đó.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O là những tổ chức được Nhà nước ủy quyền cấp.
- Luật diều chỉnh C/O thường là luật quốc gia của nước xuất khẩu.
1.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O:
Tùy theo quy định của các nước khác nhau, từng hệ thống quy chế khác nhau mà
C/O yêu cầu có những nội dung khai báo khác nhau.Tuy nhiên thì một giấy chứng nhận
xuất xứ phải đảm bảo cá nội dung sau đây:
• Tên, địa chỉ của người xuất khẩu hay cuả người gửi hàng bao gồm tên giao dich, số
nhà, đường phố, nước.
• Tên , địa chỉ của người nhập khẩu hay của người nhận hàng bao gồm tên giao dịch,
số nhà, đường phố, nước( tương tụ như người nhập khẩu).
5
• Tên phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, thời gain, cảng bố
hàng và dở hàng.
• Tên hàng, mô tả hàng hóa theo tên thương mại thường dùng.
• Số lượng, trọng lượng tịnh hay trọng lượng của cả bao bì.
• Lời khai của chủ hàng về nước xuất khẩuxứ hàng hóa .
• Xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền.
Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách điền vào các ô tùy theo mối loại C/O được phép
cấp.
1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O:
+ Phân loại theo mẫu in sẵn:

- Form A: là form cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ nước hưởng ưu đãi sang nước cho
hưởng ưu đãi trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập_GSP(General System of
Preferences), đáp ứng các yêu cầu quy định về xuất xứ của nước cho hưởng GSP.
- Form B: Là form cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam không nhằm mục đích nào
khác ngoại chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam.
- Form C: Là form cấp cho hàng hóa của các nước thành viên trong Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á- ASEAN sang các nước thành viên khác theo thỏa thuận thương
mại ưu đãi- PTA(Preferenal Trading Arragenments) giữa các nước thành viên này,
quy định trong các Hiệp định ký kết tại Manila ngày 24/12/1977 và trong nghị định
mở rộng ưu đãi về thuế quan theo thỏa thuận PTA ký tại Manila ngày 15/12/1987 để
hưởng ưu đãi. Hiện nay thì mấu C không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là
mẫu D.
- Form D: Là form được cấp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN để được
hưởng ưu đãi theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi có hiệu lực chung-
CEPT(Common Effective Preferential Tariff) ký vào ngày 28/01/1992 tại Singapore
giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
6
AFTA(ASEAN Free Trading Area) . Việt Nam đã ký két tham gia vào ngày
15/12/1995 tại Bang kok.
- Form T(form hàng dệt): là form được cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất,
gia công tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định về hàng dệt may
với Việt Nam nếu Hiệp định này có quy định. Form hàng dệt thủ công là form cấp
cho loại hàng dệt thủ công được sản xuất tại Việt Nam, xuất khẩu sang cộng đồng
Châu Âu-EU theo nghị định bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may được ký kết giữa
Việt Nam và EU.
- Form O( cà phê) : Là form cấp cho cà phê các nước thuộc thành viên Hiệp hội cà
phê quốc tế ICO(International Coffee Organisation) sang các nước nhập khẩu cũng
là thành viên của ICO.
- Form X(cà phê): là form cấp cho cà phê của các nước là thành viên của ICO sang
các nước nhập khẩu không là thành viên của ICO.

Các loại form khác cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam sang các nước nhập
khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
+ Phân loại theo quy chế áp dụng:
- C/O quy định trong hệ thống ưu đãi phổ cập-GSP là mẫu theo quy định của chế
độ ưu đãi phổ cập. Theo đó cơ quan có thẩm quyền của nước được hưởng ưu đãi
phải cấp C/O cho nhà xuất khẩu tại nước mình để trình cho cơ quan Hải quan của
nước cho hưởng ưu đãi, để lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan.
- C/O quy định trong các Hiệp định về hàng dệt, may mặc giữa các quốc gia tham
gia kí kết Hiệp định: Là C/O hàng dệt, may mặc từ các nước tham gia ký kết Hiệp
định nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định về việc cấp C/O cho hàng may
mặc xuất khẩu thuộc quyền điều chỉnh của Hiệp định đó.
7
- C/O được quy định trong hiệp định caphê quốc tế- ICA (International Coffee
Agreement) của hiệp hội cà phê quốc tế ICO là C/O cà phê xuất khẩu từ một
nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế phù hợp với quy định trong Hiệp
định về cà phê quốc tế đã được các thành viên tham gia ký kết cam kết thực hiện
để kiểm soát và theo dõi việc mua bán cà phê ở trên thế giới.
- C/O quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi có hiệu lực chung-CEPT
-của các nước thành viên ASEAN: là C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ các
nước thành viên ASEAN sang các nước trong khối đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ
quy định của hiệp định để được hưởng ưu dãi thuế quan.
+ Theo mục đích của việc xin và cấp C/O
- Nhằm mục đích để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan của nước
nhập khẩu, như:
- C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định để được
hưởng ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu dành ưu đãi trong Hệ thống
GSP.(Form A)
- C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định để hưởng
ưu đãi về thuế quan theo CEPT đã được ký kết giữa các nước thành viên
ASEAN.(Form D)

- Nhằm quản lý hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước xuất khẩu đã được
phân bổ, như:
- C/O cấp cho hàng đệt may xuất khẩu giữa các nước được điều chỉnh bằng Hiệp
định ký kết giữa các bên nhằm để quản lý việc thực hiện các hạn nghạch về số
lượng, trị giá hàng dệt may được phân bổ.(Form T)
- C/O cấp cho các nước xuất khẩu sang các nước nhập khẩu là thành viên của ICO
để quản lý số lượng cà phê thực xuất từ các nước này của ICO(Form O)
8
- Mục đích kiểm soát thông thường về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa mà không vì
mục đích nào khác, như:
- C/O form B của Việt Nam.
- C/O của nhà sản xuất.
+ Theo cơ quan cấp:
- Do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ cấp, như:
- C/O Form A và Form D về hàng hóa giày dép xuất khẩu sang các nước EU ở Việt
Nam do Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực vủa Bộ Công thương cấp.
- C/O ở Brunei do bộ Công nghiệp và tài nguyên cấp, ở Singapore là Hội đồng phát
triển Thương mại, ở Philippin là Cơ quan Hải quan, ở Nhật bản là Bộ Thương mại và
công nghiệp.
- Do cơ quan phi chính phủ, các hiệp hội kinh tế ở các nước cấp, như:
- Các C/O form A( trừ các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU), Form B, Form O,
Form X, Form T ở Việt Nam hiện nay do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt
Nam cấp. Ngoài ra còn có một số C/O do cơ quan quản lý khu chế xuất, khu công
nghiệp cấp theo ủy quyền.
- Tại Bỉ các Hiệp hội về nghề nghiệp được phép cấp một số C/O trong phạm vi được
ủy quyền.
- Do người sản xuất cấp: Khi trong các hợp đồng mua bán quốc tế không có quy định
C/O phải do cơ quan có thẩm quyền cấp, thì C/O có thể do nhà sản xuất cấp và phải
có bằng nhứng kèm theo chứng minh tính chân thực của giấy chứng nhận xuất xứ
này.

1.2. Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách khai
C/O được khai bằng Tiếng Anh và đánh máy( trừ một số trường hợp theo yêu cầu của hợp
đồng hay L/C). Nội dung khai phải phù hợp với hợp đồng hay L/C và các chứng từ khác
9
như vận đơn,hóa đơn thương mại…hoặc giấy chứng nhận xuất xứ của công ty giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu( thường là đối với C/O form D).
1.2.1. Form A, Form D:
+ Form A:
 Mục đích:
Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác
định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt
hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất
xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác
nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
 Phát hành:
Việc phát hành chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên
cơ sở khai báo của các nhà xuất khẩu và đơn xin cấp của họ. Các khai báo của nhà xuất
khẩu phải cho thấy quốc gia nhập khẩu thuộc về danh sách nói trên, nếu không cần phải sử
dụng chứng nhận xuất xứ mẫu khác. Thông thường, chứng nhận này do các Phòng thương
mại và công nghiệp cấp với một lệ phí nhỏ.
Tại Việt Nam, hiện nay một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường của Liên minh
châu Âu cần có thêm giấy phép xuất khẩu (Export License) nên chứng nhận xuất xứ mẫu A
khi đó do các phòng giấy phép xuất nhập khẩu các khu vực cấp.
 Các khai báo:
- Mục 1: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu
- Mục 2: Tên và địa chỉ đầy đủ của người được ủy thác nhận hàng hóa.
- Mục 3: Phương tiện vận tải và hành trình của lô hàng (càng chi tiết càng tốt), thông
thường có dẫn chiếu tới vận đơn.
10
- Mục 4: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (có thể để trống hoặc đóng

dấu RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng nhận xuất xứ được
cấp sau ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là sau từ 1 -2 tuần.
- Mục 5: Số thứ tự của các mặt hàng xin cấp chứng nhận xuất xứ.
- Mục 6: Nhãn, mác vận chuyển và số lượng kiện hàng theo từng loại mặt hàng.
- Mục 7: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng và chủng loại kiện hàng.
- Mục 8: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ. Cụ thể như sau:
- Mục 9: Ghi trọng lượng tổng thể hay các loại đơn vị tính khác.
- Mục 10: Ghi ngày và số của hóa đơn bán hàng.
- Mục 11: Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ
ký và dấu).
- Mục 12: Ghi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký và
dấu của nhà xuất khẩu.
+ Form D:
Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai
phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn,
hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
- Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)
- Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã
được thanh khoản)
- Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số tham
chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
11
* Nhóm 1: 02 ký tự "VN" (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết
tắt như sau:BR Bruney, IN Indonexia, ML Malaysia, PL Philipines, SG Singapore, TL
Thái Lan
* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận
* Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng
nhận Mẫu D theo quy định như sau:
Số 1 Hà Nội Số 4 Nha Trang

Số 2 Hải Phòng Số 5 TP Hồ Chí Minh
Số 3 Đà Nẵng Số 6 Cần Thơ
* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D.
- Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời
gian).
- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng.0
- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước
nhập khẩu).
- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:
a. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng
nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ "X".
b. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt nam như Quy tắc 3 Phụ
lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số
phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại
Việt Nam, ví dụ 40%.
c. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN
nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ
40%.
- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).
- Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.
12
- Ô số 11:
+ Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam;
+ Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu;
+ Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký.
- Ô số 12: Để trống.
+ Trường hợp cấp sau theo qui định tại Điều 9 thì ghi: "Issued retroactively"
+ Trường hợp cấp lại theo qui định tại Điều 10 thì ghi: "Certified true copy".
1.2.2. Form B:
- Ô số 1 đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu hàng, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải

trùng với tên của đơn vị lập hóa đơn thương mại.
- Ô số 2 đánh tên giao dịch của người nhận/ người mua, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải
trùng với tên của người mua/người nhận ghi trong hóa đơn thương mại. Ngoài ra cần
lưu ý một số trường hợp hợp đồng hay L/C gửi hàng cho người thứ ba theo lệnh của
người nhận/người mua phải đánh chữ: “To order” hoặc “To order of”. Ô trên cùng
bên phải để trống để cơ quan cấp C/O đánh số tham chiếu.
- Ô thứ 3 đánh dấu tên phương tiện vận tải( Nếu hàng gửi bằng máy bay thì đánh chữ
“By air”, nếu bằng tàu thì đánh rõ tên tàu và đánh rõ số lộ trình trên biển, từ cảng nào
đến cảng nào, ngày giao hàng).
- Ô thứ 4 để trống.
- Ô thứ 5 đánh mã và số thứ tự hàng hóa( nếu lô hàng có nhiều loại hàng hóa thì đánh
số mã hàng khác nhau).
- Ô thứ 5 đánh tên hàng và mô tả hàng hóa xuất khẩu phù hợp với hợp đồng hay L/C.
13
- Ô số 7 đánh tổng trọng lượng của lô hàng hay số lượng hàng( chiếc, bộ).
- Ô số 8 đánh số và ngày của hóa đơn thương mại.
- Ô số 9 để trống để cơ quan xác nhận là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
xác nhận.
1.2.3. Form hàng dệt may vào EU:
- Ô số 1 đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu hàng, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải
trùng với tên của đơn vị lập hóa đơn thương mại.
- Ô số 2 đánh số tham chiếu do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp.
- Ô số 3 đánh năm thực hiện hạn ngạch của lo hàng xuất khẩu.
- Ô số 4 đánh số cat(caterogy) của sản phẩm xuất khẩu phù hợp với số cat quy định
cho hàng dệt may.
- Ô số 5 đánh tên giao dịch của người nhận/ người mua, địa chỉ, tên nước. Trường hợp
hợp đồng hay L/C có quy địnhhang được gửi cho người nhận/người mua phải đánh
chữ: “To order” hoặc “To order of”.
- Ô số 6 đánh tên nước xuát xứ hàng hoá(Việt Nam).
- Ô số 7 đánh tên nước nơi hàng đến.

- Ô số 8 đánh tên nơi và ngày gửi hàng, tên phương tiện vận tải.
- Ô số 9 đánh nội dung ghi chú thêm cho hàng hóa theo quy định riêng
- Ô số 10 đánh ký mã hiệu, số kiện hàng cách đóng gói, mô tả hàng hóa phù hợp với
quy định hợp đồng hay L/C.
- Ô số 10 đánh số lượng hay khối lượng của hàng hóa xuất khẩu.
- Ô số 12 đánh trị giá FOB của lô hàng bằng đồng tiền ghi trong hợp đồng.
14
- Ô số 13 để trống để cơ quan xác nhận là Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam ký và đóng dấu xác nhận.
- Ô số 14 đánh địa chỉ đầy đủ của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam là nơi
cấp C/O.
1.2.4. Form hàng dệt thủ công vào EU:
- Ô số 1 đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu hàng, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải
trùng với tên của đơn vị lập hóa đơn thương mại.
- Ô số 2 đánh số tham chiếu do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp.
- Ô số 3 đánh tên, địa chỉ, tên nước của người nhập khẩu.
- Ô số 4 đánh tên nước xuất xứ hàng hóa( Việt Nam).
- Ô số 5 đánh tên nước nơi hàng đến.
- Ô số 6 đánh tên nơi và ngày gửi hàng, ten phương tiện vận tải.
- Ô số 7 đánh dấu các thông số bổ sung khi được yêu cầu.
- Ô số 8 đánh ký mã hiệu, số kiện và cách đóng gói( số và loại bao bì), mô tả hàng hóa
đúng quy định trong hợp đồng hay L/C.
- Ô số 9 đánh số lượng hay khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Ô số 10 đánh trị giá FOB của lô hàng bằng đồng tiền ghi trong hợp đồng.
- Ô số 11 để trống để cơ quan xác nhận là Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam ký và đóng dấu xác nhận.
- Ô số 12 đánh địa chỉ đầy đủ của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam là nơi
cấp C/O.
15
1.2.5. Form O

- Ô số 1 đánh thời hạn hiệu lực của C/O đó.
- Ô số 2 đánh số tham chiếu do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp, mã
nước( mã nước của Việt Nam là 145), mã cảng và số thứ tự cua C/O.
- Ô số 3 đánh tên nước sản xuất.
- Ô số 4 đánh tên nước đến.
- Ô số 5 đánh tên tàu hay tên phương tiện vận tải khác.
- Ô số 6 đánh tên cảng xếp hàng và các cảng trung gian.
- Ô số 7 đánh thời gian xếp hàng.
- Ô số 8 để trống để ghi các thông tin bổ sung nếu cần.
- Ô số 9 đánh tên cảng đến hay điểm hàng đến.
- Ô số 10 đánh mã hiệu của lô hàng đã đăng ký với hiệp hội cà phê quốc tế ICO.
- Ô số 11 đánh số lượng bao hay số lượng container của lô hàng.
- Ô số 12 đánh dấu thích hợp mô tả cà phêÔ số 13 đánh giá trọng lượng tịnh của lô
hàng.
- Ô số 14 đánh đơn vị lô hàng: là đơn vị mỗi bao theo kg hoặc theo cân Anh( theo tiêu
chuẩn của ICO mỗi bao là 60 kg).
- Ô số 15 đánh cá thông tin có liên quan(nếu có).
- Ô số 16 là nơi dành cho cơ quan Hải quan nơi cấp C/O ký và đóng dấu.
- Ô số 17 là ô dành cho Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ký và đóng dấu.
16
1.2.6. Form X:
C/O có 18 ô, trong đó:
- Ô số 1 đánh tên, địa chỉ người xuất khẩu.
- Ô số 2 đánh tên, địa chỉ người nhập khẩu.
- Từ ô số 3 đến ô số 18 doanh nghiệp xin C/O điền đầy đủ các thông tin tương ứng
như trong ô số 2 đến ô số 17 của C/O Form O.
1.3. Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ
1.3.1. Đối với chủ hàng
+ Đối với người xuất khẩu
- C/O là căn cứ chứng từ để chúng minh nước xuất xứ của hàng giao là phù hợp với

thỏa thuận trong hợp đồng.
- C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán là bằng thẻ tín dụng và
bộ chứng từ thanh toán bao gồm cả C/O thì người nhập khẩu chỉ nhận được tiền
hàng khi C/O được xuất trình cùng với những chứng từ quan trọng khác.
- C/O là căn cứ để làm thủ tục thông quan hàng xuất khẩu.
- C/O có tác dụng nói lên phẩm chất của hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất
khẩu, đặc biệt là hàng nông, lâm, thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa danh,
nơi sản xuất và các sản phẩm của các nhà sản xuất nổi tiếng thế giới.
- C/O trong các chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) hay chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung của các nước ASEAN (CEPT) là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hóa và đàm phán để nâng giá hàng hóa hay giá gia công của nhà xuất khẩu.
+ Đối với người nhập khẩu
17
- C/O là căn cứ để xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm.
- C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu.
- C/O là căn cứ chứng minh người nhập khẩu không vi phạm những quy định về nước
xuất xứ hàng hóa nhập khẩu của nhà nước.
- C/O Form A và Form D là căn cứ để người nhập khẩu được hưởn miễn giảm thuế
nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh
1.3.2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan Hải quan
+ Đối với cơ quan Hải quan nước xuất khẩu
Khi thủ tục hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ mới thông qua hàng hóa thì C/O là
một căn cứ để cơ quan Hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa.
C/O còn giúp cơ quan Hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra quản lý nguồn hàng xuất
khẩu trong nước, đánh giá khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình,
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tỷ lệ hàng quá cảnh.
+ Đối với cơ quan Hải quan nước nhập khẩu
- C/O giúp cơ quan Hải quan nước nhập khẩu thuận tiện trọng việc kiểm tra quản lý
nguồn hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế
đối ngoại của chính phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa, ngăn chặn

kịp thời hàng hóa từ những nước đang bị hạn chế và cấm nhập khẩu và xác định mức
thuế áp dụng cho lô hàng hóa đó phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành.
- Trên cơ sở thông tin của C/O, cơ quan Hải quan có thể tiến hành công tác thống kê
ngoại thương, xác định nguồn nhập khẩu chủ yếu của từng mặt hàng và áp dụng chế
độ thuế phù hợp.
- C/O là căn cứ để cơ quan Hải quan nhanh chóng xác định mức thuế nhập khẩu áp
dụng đối với lô hàng.
18
1.3.3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại
thương của nhà nước.
+ Đối với nước xuất khẩu
- Khi các cam kết quốc tế về mua bán hàng hóa mà nhà nước đã ký kết với các nước
hay các tổ chức kinh tế quốc tế có quy định về cung cấp C/O để được hưởng quyền
lợi có liên quan như ưu đãi thuế quan thì C/O là căn cứ để được hưởng các quyền lợi
đó.
- Khi nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển thuộc danh mục các nước được
hưởng ưu đãi của chế độ GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng thực
hiện các quy định về cung cấp C/O của chế độ ưu đãi này. Nó cũng tương tự khi
nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác
cũng là thành viên của ASEAN như đã được cam kết trong hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung.
- Khi C/O là cơ sở để được hưởng ưu đãi, nó giúp các nước xuất khẩu tăng cường khả
năng thâm nhập vào thị trường, tăng tị phần so với các nước không được hưởng ưu
đãi có các điều kiện khác nhau. Điều này có thể làm tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng
nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kích thích sản xuất, giải quyết công ăn việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp.
+ Đối với nước nhập khẩu:
C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của cơ quan Hải quan và
các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương này,
nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn ngạch

nhập khẩu sản phẩm từ các nước được phân bổ, tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ
các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội, vệ sinh, môi trường của hàng hóa nhập
khẩu. Từ đó, các cơ quan này có các biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu,
19
biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng
nhập khẩu từ các nước khác nhau một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an
ninh công cộng.
Đặc biệt đối với chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ các
nước được hưởng ưu đãi. C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để chính phủ
các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được hưởng. Từ đó,
chính phủ các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời chính sách ưu đãi của
mình
CHƯƠNG II: MỘT SỐ QUY TẮC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ
2.1. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, viết tắt tiếng Anh là GSP (Generalised System of
Preferences) là một chính sách đa phương của hệ thống thương mại toàn cầu trong khuôn
khổ của tổ chức liên hợp quốc về thương mại và phát triển, trong đó các nước phát triển đơn
phương dành cho hàng hoá của các nước đang phát triển và kém phát triển những khoản ưu
đãi về thuế quan (gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu) khi hàng hoá này nhập khẩu vào
các nước dành ưu đãi.
GSP làm giảm thuế suất theo chế độ tối huệ quốc hoặc miễn thuế hoàn toàn đối với
những sản phẩm nhất định được sản xuất tại các nước được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu
sang các nước dành ưu đãi.
Mục tiêu chính của hệ thống GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát triển, kém
phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế GSP, tăng
cường khả năng sử dụng chế độ này bằng cách tăng kim ngạch về xuất khẩu, khuyến khích
phát triển công nghiệp và đầu tư, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cung cấp thông tin
về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá, chống bù giá, các quy
định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu và pháp luật thương mại khác quy định các điều

kiện thâm nhập vào thị trường các nước cho hưởng. Ngoài ra, GSP giúp đỡ các nước được
hưởng thiết lập những trọng điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng chế độ này.
20
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập được các cơ quan lập pháp của các nước dành ưu
đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực chung cho từng thời kỳ nhất định có
thể là một năm, mười năm hoặc vài ba chục năm. Thí dụ: Năm 1971 Nhật Bản ban hành chế
độ GSP của mình đến 31/3/2001. Năm 1971 EU và năm 1976 Mỹ công bố chế độ GSP của
họ có hiệu lực trong mười năm sau và khi thời kỳ đó hết hạn, họ lại công bố kéo dài cho
mười năm tiếp theo.
Thông thường trong các chế độ GSP của các nước dành ưu đãi thường quy định các
vấn đề sau:
- Những quy tắc chung về hệ thống GSP mà nước đó dành cho các nước được hưởng
ưu đãi.
- Công bố những loại hàng hoá nào được ưu đãi, hàng hoá nào không được ưu đãi,
hàng hoá nào thuộc diện ưu đãi có hạn chế.
+ Những nước nào được hưởng ưu đãi.
+ Mức độ ưu đãi so với mức thuế suất MFN.
+ Các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước dành ưu đãi.
Thông thường trong các biểu thuế nhập khẩu của các nước dành ưu đãi có quy định
rõ từng loại thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng có gắn mã HS. Đây là hệ thống mã hoá và
phân loại hàng hoá hài hoà của Uỷ ban Hợp tác hải quan thông qua ngày 01/01/1988. Thí
dụ trong biểu thuế của Nhật Bản có quy định các loại thuế suất sau đây cho mỗi mặt hàng
trong biểu thuế nhập khẩu của nước này là:
+ Thuế suất chung: đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước không được hưởng chế độ
MFN của Nhật.
+ Thuế suất GATT dành cho hàng của các nước được hưởng MFN của Nhật hay các
nước thành viên GATT (WTO).
+ Thuế suất GSP dành cho hàng hoá của nước được hưởng GSP của Nhật.
21
+ Thuế suất tạm thời phục vụ cho các chính sách điều tiết thương mại và đánh vào các

mặt hàng do Chính phủ Nhật công bố.
Hệ thống GSP được thoả thuận trong phạm vi UNCTAD từ những năm 60 và đầu
những năm 70 đã được đưa vào áp dụng. Các nước đi tiên phong trong việc này là Liên Xô
(áp dụng từ năm 1965) và Úc (áp dụng từ 1966), Nhật Bản , EU, Nauy áp dụng GSP từ năm
1971, Bungari, Hungari, Tiệp, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tân Tây Lan áp dụng từ
năm 1972 và Mỹ, Ba Lan áp dụng từ năm 1976.
Tác dụng của GSP là tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và kém phát
triển trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá do các nước này xuất khẩu vào các
nước dành ưu đãi nhờ có biện pháp giảm hay miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hoá đó.
2.2. Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hiệp định
quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung để tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do AESAN-AFTA (Asean free trade area),
được ký tại Singapore ngày 28/01/1992 giữa chính phủ các nước Bruney, Indonexia,
Philippine, Singapore và Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại,
thúc đẩy phát triển sản xuất và thương mại.
Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/07/1995, cũng
đã ký Nghị định thư tham gia Hiệp định CEPT vào ngày 15/12/1995 và chính thức bắt đầu
thực hiện Hiệp định này từ ngày 01/01/1996.
Hiệp định CEPT là công cụ chính để thực hiện tự do mậu dịch ASEAN-AFTA. Mục
tiêu chính của AFTA là nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại ASEAN trên
thị trường quốc tế. Thông qua hiệp định CEPT, các nước thành viên trong ASEAN thoả
thuận việc giảm thuế quan thương mại trong nội bộ ASEAN xuống từ 0 -5% đồng thời loại
bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm bắt
đầu từ 1/1/2003 (2006 đối với Việt Nam, 2008 đối với Lào và Myanma). Như vậy công cụ
chính để thực hiện AFTA là cắt giảm hàng rào thuế quan, việc loại bỏ các hàng rào thương
mại nội bộ xuống còn 0 - 5%. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề cắt giảm thuế quan, việc loại bỏ
22
các rào cản thương mại và việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan cũng đóng vai trò quan
trọng và không thể tách rời khi xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.

Hiệp định CEPT được áp dụng với tất cả các sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm cơ
bản và sản phẩm nông sản, ngoại trừ các sản phẩm được các nước đưa vào Danh mục loại
trừ hoàn toàn theo Điều 9 của Hiệp định (Theo Hiệp định CRPT ban đầu, sản phẩm nông
sản chưa chế biến sẽ được loại trừ ra khỏi Chương trình CEPT. Tuy nhiên hiệp định CEPT
sửa đổi năm 1994 đã quyết định đưa tất cả các sản phẩm nông sản chưa chế biến vào
Chương trình CEPT).
Để triển khai xây dựng nhanh chóng khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các nước
thành viên bắt tay vào thực hiện chương trình CEPT. Các nước này đã đệ trình danh mục
các sản phẩm CEPT trong cuộc họp Hội đồng AFTA 4 tổ chức tại Singapore ngày
06.10.1993. Danh mục các sản phẩm CEPT được đệ trình bao gồm:
- Mô tả sản phẩm trên cơ sở mã Hệ thống Điều hoà HS.
- Danh mục các sản phẩm cắt giảm thuế, Danh mục loại trừ hoàn toàn và Danh mục
các sản phẩm nông sản chưa chế biến.
- Lịch trình giảm thuế theo chương trình giảm nhanh và giảm bình thường tới năm
2008.
- Theo danh mục đệ trình tại Hội nghị AFTA 4 có 41.147 mặt hàng chịu thuế (Tariff
line) trong Danh mục cắt giẳm thuế, chiếm 88,37% tổng số mặt hàng chịu thuế của
các nước thành viên; 3.321 mặt hàng chịu thuế trong Danh mục loại trừ tạm thời,
chiếm 6,85%; 476 mặt hàng chịu thuế trong Danh mục loại trừ hoàn toàn và 1.675
mặt hàng chịu thuế trong danh mục hàng nông sản của các nước và tỷ trọng của
lượng các mặt hàng chịu thuế trong từng danh mục của các nước và tỷ trọng từng
danh mục với tổng số các mặt hàng chịu thuế được đề cập tại bảng sau:
Để được hưởng ưu đãi, sản phẩm của các nước thành viên ASEAN nhập khẩu phải
đảm bảo các điều kiện sau:
23
+ Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước nhập khẩu và xuất
khẩu (nguyên tắc có đi có lại) và phải có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20%.
+ Phải thuộc chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua (được chính
thức thừa nhận).
+ Phải là sản phẩm của ASEAN, nghĩa là phải thoả mãn yêu cầu có tối thiểu 40% hàm

lượng có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia thành viên nào trong ASEAN.
+ Khi làm thủ tục để xuất khẩu sản phẩm thuộc diện ưu đãi CEPT, doanh nghiệp xuất
khẩu phải có C/O. Hiệp định CEPT quy định C/O dùng cho hàng hoá ASEAN là C/O
mẫu D.
Quy chế này có thể được xem xét lại khi cần thiết theo yêu cầu của một nước thành
viên và có thể được sửa đổi khi được Hội đồng các Bộ trưởng chấp thuận.
2.3. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CEPT
Để được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định CEPT, hàng hoá xuất khẩu sẽ phải là
các sản phẩm thuộc Danh mục hàng hoá tham gia Hiệp định CEPT của các nước và phải
đảm bảo có xuất xứ ASEAN. Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CEPT của các nước ASEAN
bao gồm các nội dung cơ bản sau :
+ Tiêu chuẩn xác định xuất xứ
+ Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp
+ Điều kiện vận tải trực tiếp
+ Bằng chứng chứng từ
2.4. Chương trình tham gia Hiệp định CEPT của Việt Nam
+ Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CEPT
24
Hiệp định CEPT được các nước thành viên thoả thuận và ký kết từ năm 1992 song
việc thực hiện chỉ thực sự bắt đầu vào ngày 01/01/1994. Như vậy 6 nước ASEAN cũ có
khoảng thời gian là 2 năm để chuẩn bị tất cả các vấn đề có liên quan. Đối với Việt Nam
công việc nguyên cứu, chuẩn bị cho việc thực hiện hiệp định này thực sự bắt đầu từ giữa
năm 1995. Thời gian chuẩn bị như vậy là tương đối ngắn, nhất là khi so sách với thời gian
mà chúng ta phải bắt đầu tổ chức cho các Bộ, ngành có liên quan nguyên cứu, xác định các
Danh mục hàng hoá theo chương trình CEPT để trình cho Ban thư ký ASEAN vào tháng
12/1995.
Trong quá trình xây dựng các Danh mục hàng hoá và chương trình cắt giảm thuế
quan chúng ta gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam còn thấp
so với các nước trong khu vực. Hơn nữa trước khi tham gia Hiệp định, về mặt kỹ thuật,
ngoài các điểm khác biệt về hệ thống thuế áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu và hệ thống mã

số của Biểu thuế so với các nước thành viên ASEAN khác, các mức thuế suất cũng đòi hỏi
phải được điều chỉnh cơ bản để phù hợp với sự phát triển của các nghành sản xuất trong
nước. Biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trước khi thực hiện Hiệp định CEPT vừa quá
đơn giản lại quá phức tạp, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
+ Thứ nhất, trong cơ cấu của Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành của Việt Nam,
mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào
phục vụ cho sản xuất. Các mức thuế suất cao hơn chủ yếu áp dụng cho các nhóm
hàng trong nước đã sản xuất được nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa hoặc
các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Do đó, khi sản xuất trong nước
của Việt Nam đã tương đối phát triển và đáp ứng được phần nào các sản phẩm
cần thiết phục vụ cho sản xuất trong nước mà trước đây phải nhập ngoại thì yêu
cầu nâng cao mức thuế suất nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho các ngành sản
xuất là thực sự cần thiết. Điều này sẽ mâu thuẫn với nội dung thực hiện chương
trình CEPT.
+ Thứ hai, cho đến thời điểm 01/01/1996, Việt Nam chỉ áp dụng đối với các hàng
hoá nhập khẩu một loại thuế duy nhất là thuế nhập khẩu với mức thuế suất
25

×