Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 154 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÙI ĐỨC TÙNG





QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.Phan Huy Đường






Hà Nội -2007



2


MỤC LỤC
MỤC Trang

Lời cảm ơn 1
Các chữ viết tắt trong luận văn 4
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ 5
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: QLNN TRONG LĨNH VỰC DN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1. Dạy nghề 11
1.1.1. Khái niệm, các nhân tố tác động và đặc điểm về dạy nghề 11
1.1.2. Vị trí và vai trò của dạy nghề trong hệ thống 19
giáo dục quốc dân và trong đời sống xã hội
1.2. QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 21
1.2.1. Khái niệm QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 21
1.2.2. Sự cần thiết và nội dung QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 26

1.3. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý trong lĩnh vực
dạy nghề và khả năng áp dụng vào Việt Nam 32
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc khu vực ASEAN 32
1.3.2. Kinh nghiệm của các nƣớc Đông Bắc Á 35
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển Âu- Mỹ 42
1.3.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc vào Việt Nam 46
Tóm tắt chương 1 48
Chương 2: QLNN TRONG LĨNH VỰC DN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 49
2.1. Thực trạng và những đặc điểm cơ bản về DN ở Việt Nam 49
2.1.1. Về cơ quan QLNN trong lĩnh vực dạy nghề
49
2.1.2. Về mạng lƣới, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề 54
2.1.3. Về quy mô, chất lƣợng và các hình thức dạy nghề 57


3
2.2. Tình hình QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam thời gian qua 61
2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL; 62
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển DN
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ 68
giáo viên trong lĩnh vực dạy nghề
2.2.3. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng DN 71
và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
2.2.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển DN; tổ chức, 72
chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN và HTQT trong lĩnh vực DN
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực DN 77
2.3. Đánh giá công tác QLNN trong lĩnh vực DN thời gian qua 80
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 80
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 87
Tóm tắt chương 2 95

Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNG QLNN TRONG LĨNH VỰC DN Ở VIỆT NAM
96
3.1. Định hướng và quan điểm tăng cường QLNN 96
trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh mới về DN và QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam 96
3.1.2. Mục tiêu DN từ nay đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020 100
3.1.3. Quan điểm tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam 104
3.2. Giải pháp tăng cường QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 105
3.3.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật, lập quy hoạch,
kế hoạch và chiến lƣợc trong lĩnh vực DN 105
3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy QLNN
trong lĩnh vực DN 112
3.2.3. Tăng cƣờng và bảo đảm các điều kiện để phát triển DN 114
Tóm tắt chương 3 125
KẾT LUẬN 126


4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 136

























2


MỤC LỤC
MỤC Trang

Lời cảm ơn 1
Các chữ viết tắt trong luận văn 4
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ 5
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: QLNN TRONG LĨNH VỰC DN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1. Dạy nghề 11
1.1.1. Khái niệm, các nhân tố tác động và đặc điểm về dạy nghề 11
1.1.2. Vị trí và vai trò của dạy nghề trong hệ thống 19
giáo dục quốc dân và trong đời sống xã hội

1.2. QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 21
1.2.1. Khái niệm QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 21
1.2.2. Sự cần thiết và nội dung QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 26
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý trong lĩnh vực
dạy nghề và khả năng áp dụng vào Việt Nam 32
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc khu vực ASEAN 32
1.3.2. Kinh nghiệm của các nƣớc Đông Bắc Á 35
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển Âu- Mỹ 42
1.3.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc vào Việt Nam 46
Tóm tắt chương 1 48
Chương 2: QLNN TRONG LĨNH VỰC DN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 49
2.1. Thực trạng và những đặc điểm cơ bản về DN ở Việt Nam 49
2.1.1. Về cơ quan QLNN trong lĩnh vực dạy nghề
49
2.1.2. Về mạng lƣới, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề 54
2.1.3. Về quy mô, chất lƣợng và các hình thức dạy nghề 57


3
2.2. Tình hình QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam thời gian qua 61
2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL; 62
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển DN
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ 68
giáo viên trong lĩnh vực dạy nghề
2.2.3. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng DN 71
và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
2.2.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển DN; tổ chức, 72
chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN và HTQT trong lĩnh vực DN
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực DN 77
2.3. Đánh giá công tác QLNN trong lĩnh vực DN thời gian qua 80

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 80
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 87
Tóm tắt chương 2 95
Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNG QLNN TRONG LĨNH VỰC DN Ở VIỆT NAM
96
3.1. Định hướng và quan điểm tăng cường QLNN 96
trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh mới về DN và QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam 96
3.1.2. Mục tiêu DN từ nay đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020 100
3.1.3. Quan điểm tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực DN ở Việt Nam 104
3.2. Giải pháp tăng cường QLNN trong lĩnh vực dạy nghề 105
3.3.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật, lập quy hoạch,
kế hoạch và chiến lƣợc trong lĩnh vực DN 105
3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy QLNN
trong lĩnh vực DN 112
3.2.3. Tăng cƣờng và bảo đảm các điều kiện để phát triển DN 114
Tóm tắt chương 3 125
KẾT LUẬN 126


4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 136

























5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DN Dạy nghề
ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng
GVDN Giáo viên dạy nghề
HTQT Hợp tác quốc tế
KHCN Khoa học Công nghệ
LĐTBXH Lao động-Thƣơng binh và Xã hội

NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
NXB Nhà xuất bản
QLNN Quản lý Nhà nƣớc
UBND Uỷ ban Nhân dân
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới









6
DANH MC CC BNG, BIU, S

Tờn bng, biu, s
Trang
Cỏc bng

Bng 2.1: Mng li trng dy ngh, trung tõm dy ngh v cỏc c
s khỏc cú dy ngh tớnh n 31 thỏng 12 nm 2006
55
Bng 2.2 : Quy mụ dy ngh qua cỏc nm

58
Các biểu đồ


Biểu 2.1: Phân bố cơ sở Dạy nghề theo vùng
56
Biểu 2.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của giáo viên các tr-ờng dạy
nghề đến năm 2006

70
Biểu 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của giáo viên tại trung tâm
dạy nghề

71
Các sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Vị trí của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
20
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ về quản lý

22











7

MỞ ĐẦU:
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc cạnh tranh giữa các
quốc gia về kinh tế, thƣơng mại và nguồn nhân lực là một xu thế tất yếu. Do vậy, việc
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ
cao, có kiến thức, kỹ năng nghề, làm chủ máy móc, công nghệ hiện đại là một trong
những nhân tố quyết định sự thành công của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc.
Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đã tăng
từ 10% năm 1995 lên 20% vào năm 2006, góp phần quan trọng vào nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo của cả nƣớc lên 27,5% vào năm 2006. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu đến năm 2010 nâng số lao động đƣợc đào
tạo lên 40%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 26%. Mới đây, Thủ tƣớng Chính
phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng lập Đề án đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo lên 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 32%.
Sự phát triển của ngành dạy nghề thời gian qua có vai trò to lớn của công tác
QLNN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và những kết quả đáng ghi nhận, công
tác dạy nghề và QLNN trong lĩnh vực này vẫn còn những bất cập và chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của thực tiễn.
Để đổi mới công tác dạy nghề phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh
của thời kỳ hội nhập thì việc tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực dạy nghề là yêu cầu cấp
thiết hiện nay nhằm “tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với
trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã


8
đề ra [34, tr.171] . Do vậy, công tác dạy nghề và QLNN trong lĩnh vực này cần tiếp tục

nghiên cứu để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Trƣớc yêu cầu đó, là ngƣời nghiên
cứu kinh tế, công tác trong ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, tôi đã lựa chọn
đề tài: “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam” làm luận văn cao
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã có một số công trình nghiên cứu về dạy nghề nói chung, công tác QLNN
trong lĩnh vực dạy nghề nói riêng đã đƣợc công bố, nhƣ:
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, kiến nghị biện pháp
nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về công tác dạy nghề. Đề tài cấp Bộ, Tổng cục Dạy
nghề – 1998. Nội dung chủ yếu khảo sát thực trạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề
của nƣớc ta, từ đó kiến nghị biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về dạy nghề.
- Quản lý Giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Ngọc Đỉnh, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh -1999. Nội dung chính là nghiên cứu quản lý giáo dục nghề
nghiệp (trung học chuyên nghiệp, dạy nghề), trong đó đi sâu vào quản lý giáo dục, chỉ
đề cập một phần về QLNN về giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, tác giả Trần
Khánh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002, tập hợp các bài báo khoa học của tác giả
về cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận phát triển hệ thồng giáo dục nghề nghiệp và phát
triển nguồn nhân lực.
- Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sỹ của tác giả Phan Chính
Thức, Đại học Sƣ phạm Hà Nội -2003, đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ
sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo


9
nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc.
- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, tác giả

PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng, TS. Mạc Văn Tiến, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội -2004.
Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lao
động kỹ thuật ở nƣớc ta.
- Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, tác giả Nguyễn Viết Sự,
NXB Giáo dục, Hà Nội -2005. Nội dung tập hợp các bài viết đã đăng trên các tạp chí,
kỷ yếu hội thảo, đề tài nhiên cứu khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm
trong và ngoài nƣớc về phát triển giáo dục nghề nghiệp.
- Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các nước trong
khu vực và trên thế giới, Đề tài cấp Bộ – Tổng cục Dạy nghề - 2005.
- QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta – thực trạng và giải pháp,
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh – 2007. Nội dung chính là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tƣ
phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trƣờng, thực trạng QLNN về đầu tƣ phát
triển đào tạo nghề và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện QLNN về đầu tƣ phát triển
đào tạo nghề ở nƣớc ta.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác
đƣợc nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Những nghiên cứu trên
có các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực dạy nghề cũng nhƣ các nội dung khác
của dạy nghề, trong đó có QLNN về dạy nghề. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu chuyên
sâu QLNN trong lĩnh vực dạy nghề. Do vậy, đề tài: “QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở
Việt Nam” là một đề tài mới, chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu
nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh,


10
nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN trong lĩnh vực dạy nghề, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực dạy nghề
thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN trong lĩnh vực dạy nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam thời
gian qua, trên cơ sở đó chỉ ra đƣợc những mặt mạnh, ƣu điểm, những bất cập; nguyên
nhân của những kết quả và bất cập, yếu kém của QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt
Nam.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực dạy
nghề ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam.
- Phạm vi: Đề tài giới hạn nghiên cứu QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở cấp
Trung ƣơng.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1998 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp luận chung là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phƣơng pháp cụ thể bao gồm phƣơng pháp toán thống kê, phƣơng pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, phƣơng pháp chuyên gia và các phƣơng pháp kinh tế khác.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận QLNN trong lĩnh vực dạy nghề


11
- Đƣa ra một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở
Việt Nam hiện nay, những việc đã làm đƣợc, đặc biệt là những mặt còn hạn chế, thiếu
sót, những bất cập, lỗ hổng trong quản lý. Làm rõ nét tình hình QLNN trong lĩnh vực
dạy nghề ở Việt Nam về triển vọng, yếu kém và nguyên nhân nguyên nhân của những
yếu kém đó.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng QLNN trong
lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3

chƣơng sau:
Chương 1: QLNN trong lĩnh vực dạy nghề - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua
Chương 3: Định hƣớng, quan điểm và giải pháp tăng cƣờng QLNN trong lĩnh
vực dạy nghề ở Việt Nam.











12


Chương 1: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ
– CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Dạy nghề
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố tác động đến dạy nghề
1.1.2.1. Khái niệm dạy nghề:
Trong nghiên cứu, một số công trình khoa học đã đƣa ra quan niệm, khái niệm
liên quan đến dạy nghề:
- Theo Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển
năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận
công việc đƣợc áp dụng với ngƣời lao động và những đối tƣợng sắp trở thành ngƣời
lao động. Đào tạo nghề đƣợc thực hiện tại nơi lao động, trung tâm đào tạo, các trƣờng

dạy nghề, các lớp học không chính quy nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cƣờng
cơ hội việc làm và cải thiện địa vị ngƣời lao động, nâng cao năng suất lao động của các
doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội [59, tr.24].
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đƣa ra khái niệm: Đào tạo nghề là nhằm cung
cấp cho ngƣời học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan
đến công việc, nghề nghiệp đƣợc giao [59, tr.24].
- Theo Điều 5, Luật Dạy nghề đƣợc Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006, thì “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”.
Từ các quan niệm, khái niệm nêu trên, theo cách tiếp cận của luận văn, khái niệm
dạy nghề đƣợc hiểu nhƣ sau:
Dạy nghề là hoạt động dạy và học tại nơi làm việc, các cơ sở dạy nghề, trung


13
tâm đào tạo, các lớp học không chính quy nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm sau khi hoàn thành khoá học.
1.1.2.2. Đặc điểm về dạy nghề:
Dạy nghề là hoạt động đào tạo đặc thù, khác với các loại hình dạy học và đào tạo
hàn lâm khác ở những đặc điểm chủ yếu sau :
- Dạy nghề gắn chặt với với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặc biệt
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật
trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ
đào tạo, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm
việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo để ngƣời học
trở thành ngƣời lao động trong các doanh nghiệp.

- Nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy trong dạy nghề cũng có những
nét riêng. Đây là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao, đòi
hỏi ngƣời học phải đạt trình độ kỹ năng nghề, có hiểu biết cần thiết và phù hợp để làm
đƣợc những công việc phức tạp ở mức độ nhất định, nhất là về kỹ thuật và công nghệ;
đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thực tế sản xuất kinh
doanh. Chính vì vậy, tỷ lệ thực hành trong dạy nghề thƣờng chiếm khoảng 80% thời
gian học tập, có những nghề chiếm tới 90-100%.
- Đối tƣợng học nghề là những ngƣời đã trƣởng thành, thậm chí đã lớn tuổi.
- Hình thức dạy nghề rất phong phú và đa dạng, bao gồm:
+ Dạy nghề dài hạn: đào tạo đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật một cách
bài bản, theo chƣơng trình chuẩn, thời gian đào tạo 1-3 năm, tuỳ theo đặc điểm, độ


14
phức tạp của nghề, hoàn thành khoá học đƣợc cấp bằng nghề với hai trình độ cơ
bản là trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
+ Dạy nghề ngắn hạn: Đào tạo cho ngƣời học nghề theo chƣơng trình ngắn
hạn, thời gian dƣới 1 năm, hoàn thành khoá học đƣợc cấp chứng chỉ nghề, trình độ
đào tạo là sơ cấp nghề.
+ Dạy nghề theo modul: Dạy nghề theo một kỹ năng nhất định, ngƣời học có
thể bổ sung kiến thức và kỹ năng dần theo từng modul.
+ Dạy nghề kèm cặp: Dạy nghề ngay trong quá trình sản xuất, ngƣời học vừa
học vừa làm dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của những ngƣời có kinh nghiệm, kỹ
năng hơn mình.
+ Dạy nghề lƣu động: Cơ sở dạy nghề mang thiết bị, tài liệu hƣớng dẫn và
giáo viên đến trực tiếp nơi có đông ngƣời học để giảng dạy (chủ yếu áp dụng trong
dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn).
1.2.2.3. Các nhân tố tác động tới dạy nghề
Thứ nhất, nhân tố khoa học – công nghệ:
Bƣớc vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với

những bƣớc tiến nhảy vọt, trở thành động lực, đầu tàu của sự phát triển kinh tế xã hội,
kéo theo những biến đổi đột biến, mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt là
trong thời đại xã hội loài ngƣời đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cách mạng khoa
học đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, trong đó
các ngành sản xuất, dịch vụ chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ. Khoảng cách giữa
phát minh khoa học, công nghệ và áp dụng vào thực tế ngày càng thu hẹp. Cách mạng
khoa học công nghệ làm cho nhiều ngành, nghề cũ mất đi và cũng xuất hiện nhiều
ngành nghề mới; cơ cấu ngành, nghề và tỷ trọng của nó trong các lĩnh vực kinh tế cũng
thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Trong điều kiện mới, sự phát triển


15
của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn lực con ngƣời là chủ yếu, thay vì dựa vào
nguồn tài nguyên, vốn vật chất nhƣ trƣớc đây. Tỷ trọng lao động trực tiếp giảm mạnh,
lao động gián tiếp và dịch vụ tăng nhanh, xuất hiện và gia tăng nhanh chóng công nhân
trí thức. Từ đó, các quốc gia muốn phát triển phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu
tƣ hƣớng vào phát triển vốn con ngƣời nhằm làm cho nguồn nhân lực nhanh chóng
đƣợc tri thức hoá, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thích nghi cao,
thích ứng kịp thời với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất,
kinh doanh.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp nhƣng yếu tố khoa học –
công nghệ đang tác động mạnh đến dạy nghề, nhất là khi chúng ta phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu công nghệ cao, sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nếu chúng ta không
tập trung vào dạy nghề sẽ dẫn đến hậu quả không đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật
lành nghề cung ứng cho nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến dạy nghề theo hai hƣớng cơ
bản là đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và
của quốc gia trong quá trình hội nhập và bảo đảm nguồn lao động kỹ thuật đáp ứng yêu

cầu của công nghệ mới, công nghệ cao do có sự tiếp nhận vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài.
Ở hƣớng thứ nhất, trong nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
doanh nghiệp và cấp quốc gia, thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động kỹ thuật
trình độ cao, có khả năng tiếp thu nhanh, sáng tạo và làm chủ công nghệ, khả năng
chuyển đổi nghề linh hoạt; tính chịu trách nhiệm, khả năng nắm bắt và giao tiếp khách
hàng; khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trƣờng văn hoá đa dân tộc, tôn
giáo là những yếu tố có tính chất quyết định. Đó là những yêu cầu mới về chuẩn mực


16
chất lƣợng nguồn lao động kỹ thuật bảo đảm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
Hƣớng thứ hai rất quan trọng tác động đến dạy nghề là đáp ứng yêu cầu lao động
kỹ thuật của thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế. Việt Nam trong xu thế hội nhập
có nhiều cơ hội tạo việc làm mới trong các khu vực: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI);
doanh nghiệp sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với công nghệ sử dụng nhiều lao
động; xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Khu vực doanh nghiệp FDI đƣợc khuyến khích phát triển là hƣớng quan trọng để
tăng trƣởng kinh tế trên cơ sở hình thành các KCN-KCX, các vùng kinh tế trọng điểm.
Đây là khu vực đầu tƣ theo chiều sâu, áp dụng công nghệ mới, sử dụng nhiều vốn với
hệ số co giãn việc làm thấp (thƣờng từ 0,1 –0,2%) nhƣng có yêu cầu lao động trình độ
cao và xuất hiện nhiều ngành nghề mới mà nền kinh tế truyền thống trong nƣớc chƣa
có, liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, vận hành thiết bị tự động
hoá, lắp ráp xe máy, ô tô, điện tử, sửa chữa thiết bị chuyên dùng đặc chủng… Có thể
nói, khu vực FDI có nhu cầu sử dụng lao động ở các ngành nghề mới và trình độ cao,
nhất là công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế. Do vậy, nhu cầu đào tạo cho ứng dụng công nghệ nhập khẩu và cung
cấp cho các khu công nghệ cao sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và đào
tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật tƣơng ứng. Đối với khu vực sản xuất sản phẩm xuất

khẩu có lợi thế cạnh tranh nhƣ dệt may, giày da, chế biến thuỷ sản…, mặc dù công
nghệ áp dụng là công nghệ sử dụng nhiều lao động, nhƣng cũng đòi hỏi phải đào tạo
lao động kỹ thuật có chất lƣợng cao, nhằm giảm chi phí lao động, tăng năng suất và
chất lƣợng sản phẩm phù hợp với từng thị trƣờng.
Xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng là hƣớng mũi nhọn tạo việc làm và tham
gia vào thị trƣờng lao động quốc tế và khu vực của Việt Nam. Tuy nhiên, xu hƣớng
xuất khẩu lao động trong thời gian tới sẽ chủ yếu là lao động có nghề và chuyên môn


17
kỹ thuật. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn cho xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu của thị
trƣờng quốc tế là rất cần thiết.
Thứ ba, tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành, nghề mới, các khu
vực kinh tế động lực:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động
đến dạy nghề trên các mặt sau:
+ Cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế theo hƣớng chuyển mạnh sang sản xuất hàng
hoá và áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, làm thay đổi cơ cấu giá trị các
ngành trong GDP. Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến cơ cấu lao động và
dạy nghề là sự tác động khách quan và ràng buộc lẫn nhau trong tổng thể kinh tế vĩ mô
không thể tách rời, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau.
+ Chuyển dịch kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH theo ngành, thực chất là chuyển từ
nền kinh tế truyền thống ở trình độ thấp, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh
tế hiện đại, trình độ cao, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ. Quá trình chuyển dịch
này sẽ làm những ngành, nghề truyền thống không phù hợp mất đi, đồng thời xuất hiện
nhiều ngành nghề mới. Cơ cấu ngành nghề thay đổi tác động mạnh đến dạy nghề cho
phù hợp, số lao động đã đƣợc đào tạo theo ngành, nghề cũ cần đƣợc đào tạo lại, đào tạo
bổ sung kỹ năng theo yêu cầu của ngành, nghề mới. Số lao động mới khi tham gia đào
tạo sẽ đƣợc tiếp cận ngay với ngành, nghề mới mà thực tế lao động sản xuất đã xuất
hiện và đang phát triển.

Trong nông nghiệp, các ngành, nghề mới xuất hiện chủ yếu là khi áp dụng công
nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y, kiểm tra chất lƣợng sản
phẩm…, nhất là công nghệ sinh học, đƣa giống mới, cây trồng vật nuôi có giá trị kinh
tế cao vào sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ chăm sóc, bảo vệ thực vật, công
nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản, đặc biệt cho xuất
khẩu.


18
Trong công nghiệp, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi
nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều
vốn. Từ đó, xuất hiện nhiều ngành, nghề mới hoặc ngành nghề truyền thống nhƣng
công nghệ hoàn toàn mới, nhất là ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông
tin, phần mềm máy tính, công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản, gia công may mặc,
giày da mang tính công nghiệp; công nghệ tự động hoá, điều khiển; lắp ráp và sửa chữa
máy móc thiết bị hiện đại…
Chính vì vậy, đào tạo nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành nhiệm vụ ngày càng quan trọng, đòi hỏi phải
đổi mới một cách căn bản toàn bộ hệ thống dạy nghề đáp ứng yêu cầu thực tế và cập
nhật công nghệ mới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kéo theo cơ cấu lại lực lƣợng lao động
theo vùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo nghề, nhất là lao động kỹ thuật tại chỗ
nhằm hạn chế dòng di chuyển lao động giữa các vùng. Do các vùng kinh tế trọng điểm,
khu kinh tế mở đều là các khu công nghiệp tập trung, có đầu tƣ lớn, liên doanh, liên kết
với nƣớc ngoài, áp dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hoá chủ yếu cho xuất khẩu nên
nó tác động đến dạy nghề không chỉ về mặt nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn mà còn đặt ra yêu cầu phải quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo,
nhất là các trƣờng trọng điểm có quy mô thích hợp ở các vùng, đáp ứng kịp thời, tại
chỗ lực lƣợng lao động có nghề phù hợp với trình độ phát triển của vùng.
Thứ tư, tác động của thị trƣờng lao động:

Thị trƣờng lao động tác động đến dạy nghề trên các mặt chủ yếu sau:
- Lao động tham gia vào thị trƣờng lao động với sự cạnh tranh ngày càng quyết
liệt. Ngƣời lao động có nhiều cơ hội việc làm sẽ là những ngƣời có năng lực nghề
nghiệp và phẩm chất vƣợt trội phù hợp với yêu cầu công việc mà ngƣời sử dụng lao
động cần. Cơ chế cạnh tranh của thị trƣờng lao động sẽ tạo ra động lực khuyến khích


19
ngƣời lao động học tập, học tập suốt đời, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
Có thể nói, kinh tế thị trƣờng tạo ra nhu cầu về đào tạo lao động kỹ thuật của chính
ngƣời lao động. Đó là nhu cầu khách quan và không ngừng phát triển.
- Trong kinh tế thị trƣờng hiện đại dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ, tiền
lƣơng tăng lên, dẫn đến việc lựa chọn sử dụng nhiều tƣ bản hơn lao động, tức là tăng
cầu lao động có nghề, giảm cầu lao động phổ thông. Đây cũng là yếu tố khách quan
dẫn đến tăng nhu cầu đào tạo lao động lành nghề theo nhịp độ tƣơng ứng của áp dụng
công nghệ cao, nhất là trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các KCN, KCX, khu
công nghệ cao…
- Trong nền kinh tế thị trƣờng, thị trƣờng lao động là một thể thống nhất, không
bị chia cắt về mặt hành chính dựa trên cơ sở tự do di chuyển lao động. Tuy nhiên cũng
có sự phân lớp khá đa dạng, phong phú biểu hiện ở các cơ cấu lao động khác nhau.
Trong đó có phân lớp thị trƣờng lao động trình độ cao, thị trƣờng lao động khu vực
chính thức và khu vực không chính thức; thị trƣờng lao động thành thị, nông thôn…
Mỗi phân lớp có những đặc thù khác nhau, thƣờng xuyên biến động và dịch chuyển.
Đặc điểm này của thị trƣờng lao động tác động mạnh đến đào tạo nghề nhằm bảo đảm
cân đối cung cầu lao động trên thị trƣờng về các khía cạnh:
+ Cân đối về cơ cấu lao động kỹ thuật theo cấp trình độ lành nghề, lao động trình
độ thấp và lao động giản đơn.
+ Cân đối về lao động kỹ thuật theo ngành, nghề của khu vực kết cấu.
+ Cân đối lao động có nghề giữa thành thị và nông thôn, nam và nữ…
Đảm bảo những cân đối lớn về cơ cấu lao động lành nghề theo cơ chế động là nét

đặc trƣng cơ bản của dạy nghề trong cơ chế thị trƣờng. Từ đó, đòi hỏi việc đào tạo
nghề không thể thực hiện theo một kế hoạch áp đặt, có tính hành chính mà phải dựa
trên các dự báo theo các phƣơng án có cơ sở khoa học tin cậy.


20
- Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, dạy nghề phải gắn với sử dụng, với yêu
cầu của sản xuất và thị trƣờng lao động. Ngƣời lao động đƣợc đào tạo có cơ hội tìm
việc làm hoặc tự tạo việc làm có thu nhập bảo đảm cuộc sống. Từ đó dạy nghề theo
định hƣớng cầu là sự thay đổi căn bản nhất của hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm
đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động để ngƣời lao động có cơ
hội tìm việc làm trên thị trƣờng lao động sau khi đƣợc đào tạo. Lúc này, hệ thống dạy
nghề không đứng độc lập ngoài thị trƣờng mà trở thành một trong những đối tác quan
trọng tham gia thị trƣờng, là nhà cung cấp nguồn cho thị trƣờng lao động. Kinh tế thị
trƣờng tác động đến toàn bộ hệ thống dạy nghề còn biểu hiện ở sự đa dạng hoá, xã hội
hoá sự nghiệp này. Hệ thống dạy nghề không chỉ bao gồm các cơ sở đào tạo của Nhà
nƣớc, mà còn bao gồm các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và phi chính phủ, của tƣ nhân, liên doanh với
nƣớc ngoài.
[24, tr.50-55]
1.1.3. Vị trí và vai trò của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong
đời sống xã hội
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục ở nƣớc ta đƣợc
chia ra:
- Giáo dục mầm non
- Giáo dục phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề)
- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học.
Nhƣ vậy, dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ đào tạo ngƣời lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở

các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực


21
thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh,
gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác.
Mục tiêu của dạy nghề nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho
mỗi cá nhân ngƣời lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc
phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến
đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế. Hình thành hệ thống dạy
nghề là một đòi hỏi tất yếu khách quan do yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội,
phù hợp với xu hƣớng phát triển giáo dục-đào tạo trên thế giới. Dạy nghề là một trong
những nhân tố quyết định nâng cao chất lƣợng lao động qua đào tạo.
Vị trí của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân có thể đƣợc phân chia nhƣ
trong sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.1)
Thị trƣờng lao động




Liên thông



Thị trƣờng lao động


Sơ đồ 1.1: Vị trí của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục
mầm non

Giáo
dục
phổ
thông
Tiểu học
THCS
THPT
Dạy nghề
Đào tạo
hàn lâm
Thị trƣờng lao động


22
Theo Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề, chƣơng trình dạy nghề đƣợc đào tạo theo
các trình độ:
- Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học nghề năng lực thực hành
một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; thời gian
học dƣới 1 năm.
- Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức và
năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; thời gian học ba năm đối với ngƣời có bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở; từ một đến hai năm đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung
học phổ thông.
- Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức và
năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ
chức làm việc theo nhóm; giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế; có khả
năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc. Thời gian học từ hai đến ba năm đối
với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một năm rƣỡi đến hai năm đối
với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp.

1.2. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề
1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề
1.1.2.1. Khái niệm chung về quản lý và quản lý Nhà nước:
Hoạt động quản lý đƣợc coi là kết quả tất yếu của sự chuyển biến nhiều quá trình
lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động đƣợc phối
hợp lại. Nhƣ C. Mác đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến
hành trên qui mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo, điều hoà những hoạt động cá
nhân… Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhƣng một dàn nhạc thì cần phải
có nhạc trƣởng”. Trình độ xã hội ngày càng cao, con ngƣời ngày càng đƣợc tiếp cận

×