Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.96 KB, 15 trang )

Pháp luật về thương mại điện tử trong cung
cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam


Nguyễn Thị Tố Lan


Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như Phát
Năm bảo vệ: 2008


Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận về thương mại điện tử, dịch vụ nội dung số và
các vấn đề pháp luật về lĩnh vực thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung
số. Đi sâu nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực thương mại điện
tử cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam trên các phương diện: pháp luật về
quảng cáo/chào bán dịch vụ nội dung số và trách nhiệm của người bán hàng đối với
dịch vụ nội dung số đăng tải trên mạng; pháp luật về hợp đồng điện tử và giao kết
hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số; các vấn đề pháp lý trong quá trình
thực hiện hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số; giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số; đảm bảo bí mật và bảo vệ
người tiêu dùng; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện môi trường pháp lý để phát triển thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội
dung số tại Việt Nam.

Keywords. Dịch vụ nội dung số; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Thương mại
điện tử


Content


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông
tin. Từ các phương thức giao dịch điện tử thô sơ và hạn chế như điện tín (telex), các công
nghệ và dịch vụ thông tin hiện đại ra đời như máy fax, điện thoại cố định, điện thoại di động,
máy tính cá nhân, e-mail, mạng LAN, mạng WAN và đặc biệt là Internet - mạng kết nối toàn
cầu. Công nghệ thông tin đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đến tư
duy thương mại và các phương thức giao kết thương mại. Thương mại điện tử ra đời.
Thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta đã và đang chứng kiến những thành quả mới mà tin học
và công nghệ thông tin đem lại - sự ra đời và phát triển của công nghiệp nội dung số (digital
content industry - DCI). Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của
con người như phim ảnh, âm nhạc, sách, báo, truyện, phần mềm máy tính, các chương trình
tin học đã hội tụ với công nghệ số (digital technology) để tạo nên một loại sản phẩm mới của
thời đại - sản phẩm/dịch vụ nội dung số. Giờ đây, chúng ta có thể bắt gặp nội dung số ở khắp
nơi: mở báo là thấy các trò chơi SMS, bật tivi cũng thấy pop-up quảng cáo game SMS; nghe
nhạc, radio, xem phim, tải phim online, viết blog, chia sẻ ảnh, video…; người dùng di động
có thể xem truyền hình kỹ thuật số, tải game, phim, nhạc, duyệt web…; tra cứu thư viện số,
sách số Thị trường công nghiệp nội dung số được coi là một trong các ngành kinh tế mới
mẻ và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Các sản phẩm/ dịch vụ nội dung số đem đến những cơ hội mới cũng như các thách thức
mới trong kinh doanh và pháp luật. Người ta có thể tự do giao dịch các dịch vụ nội dung số
trên môi trường Internet mà không cần quan tâm đến yếu tố địa lý, biên giới quốc gia, đến
thuế và hải quan. Bởi lẽ, đặc điểm rất lớn và khác biệt của thương mại điện tử cung cấp dịch
vụ nội dung số với các loại hình thương mại điện tử hàng hóa khác là ở chỗ: dịch vụ nội dung
số đó là loại hàng hóa ảo, phi vật thể và giao dịch thương mại điện tử loại hình sản phẩm và
dịch vụ đặc biệt này được thực hiện toàn trình trên mạng điện tử và có thể thực hiện ngay lập
tức. Từ đặc tính nhạy cảm của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số đã đặt ra vấn
đề là làm thế nào để quản lý các hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực này vừa để
khuyến khích phát triển vừa đảm bảo được các lợi ích của những người tham gia giao dịch
thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số cũng như của toàn xã hội Điều này đòi

hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một khung pháp lý đầy đủ, tiến tiến, phù hợp với
thực tiễn thương mại quốc tế và phù hợp với khả năng dự báo các vấn đề sẽ nảy sinh trong
kinh doanh trên một môi trường ảo. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với Việt Nam.
Trong một vài năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã tích cực xây dựng khung pháp lý cho
các giao dịch thương mại điện tử và đã bước đầu xây dựng khung pháp lý cho nội dung số.
Cụ thể là: Luật Giao dịch điện tử được ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2005, Nghị định
57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử ngày 09 tháng 6 năm 2006, Luật Công
nghệ thông tin ngày 29/06/2006 và Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công
nghiệp công nghệ thông tin Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chưa chú trọng đầy đủ đến
các khía cạnh đặc biệt của việc cung cấp dịch vụ nội dung số trực tuyến. Một trong các lý do
chính là nội dung số còn quá mới mẻ đối với Việt Nam và Việt Nam cũng đang ở giai đoạn
đầu tiên của phát triển thương mại điện tử. Do đó, các chế định pháp lý của Nhà nước về vấn
đề này còn hạn chế và còn cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trong kế hoạch phát triển thương mại
điện tử và công nghiệp thông tin của nước ta trong giai đoạn 2006-2020, Nhà nước ta đã đưa
ra mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử và nội dung số để
đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống. Việc hiểu rõ được các quy định pháp luật về thương
mại điện tử và nội dung số cũng như dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật
đó sẽ tạo ra một cơ sở để thúc đẩy thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số của nước ta
phát triển. Chính vì vậy, đề tài "Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội
dung số ở Việt Nam" được lựa chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp bậc học thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số là một trong các lĩnh vực mới mẻ tại
Việt Nam. Các lĩnh vực này mới phát triển ở một mức độ sơ khai và đang dần được hoàn
thiện. Đa phần các đề tài nghiên cứu đều xem xét các vấn đề về thương mại điện tử độc lập
với công nghiệp nội dung số và chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tính chất đặc
biệt của các giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số. Các đề tài nghiên
cứu về thương mại điện tử mới tiếp cận nhiều dưới góc độ kinh tế và chỉ một số ít đề tài, bài
báo tiếp cận vấn đề dưới giác độ pháp luật về thương mại điện tử. Lĩnh vực nội dung số cũng
chỉ mới được nghiên cứu trong phạm vi hẹp ở mức độ ngành tại các hội thảo chuyên đề hoặc

các bài báo đăng trên tạp chí của ngành thông tin và truyền thông. Do đó, việc tiếp tục tìm
hiểu dịch vụ nội dung số từ đó đề xuất mô hình vận động cho pháp luật trong lĩnh vực thương
mại điện tử phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, phù hợp với sự vận động
không ngừng của các quan hệ xã hội trong môi trường kinh doanh mạng, cũng như đáp ứng
được sự thay đổi không ngừng của công nghệ thông tin và viễn thông là một vấn đề cần thiết
và có ý nghĩa to lớn.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích
- Phân tích các quy định pháp luật hiện tại của pháp luật về thương mại điện tử và dịch vụ
nội dung số ở Việt Nam.
- Dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật về thương mại điện tử cung cấp
nội dung số ở Việt Nam. Nhận định được xu hướng vận động của công nghiệp nội dung số tác
động đến phát triển và biến đổi của pháp luật về thương mại điện tử.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho thương mại
điện tử cung cấp nội dung số tại Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh.
* Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: các vấn đề
thương mại điện tử và nội dung số, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử, nội
dung số ở Việt Nam và các quy định pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp, phương pháp phân tích. Đặc biệt, phương pháp so sánh có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu đề tài này. Xuất phát từ thực tiễn điều chỉnh thương mại điện tử bằng
pháp luật tại nước ta là khá mới mẻ nên việc so sánh các chế định pháp luật Việt Nam với
pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực này góp phần tạo ra cái nhìn bao
quát và tổng thể, từ đó giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện
tử và nội dung số tại Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế
và thông lệ thương mại quốc tế, giảm thiểu các vấn đề bất cập chưa hợp lý. Bên cạnh đó,
phương pháp phân tích và tổng hợp cũng tạo nên một góc nhìn tổng thể và chi tiết trong quá
trình nghiên cứu đề tài.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ nội dung số và pháp luật về thương mại điện
tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực thương mại điện tử trong cung
cấp dịch vụ nội dung số.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ
nội dung số.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI
DUNG SỐ
1.1. Thƣơng mại điện tử
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử, tùy theo mục tiêu
nghiên cứu mà người ta hiểu thương mại điện tử theo những góc độ khác nhau. Thương mại
điện tử có thể được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại
được các bên tham gia thực hiện thông qua các phương tiện điện tử từ điện thoại, telex,
facimile, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử… tới các máy tính kết nối với nhau
trong một mạng lưới kín hay một mạng lưới mở như Internet.
Còn hiểu theo nghĩa hẹp nhất, hay nói một cách chặt chẽ hơn cả thì thương mại điện tử
chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở Internet.
1.2. Dịch vụ nội dung số
- Nội dung số là một khái niệm hết sức mới mẻ nên tại các nước khác nhau, người ta định
nghĩa về khái niệm này khác nhau. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản nhất của thuật ngữ "nội dung
số" là luôn luôn bao hàm hai khía cạnh: thông tin và truyền tải, phân phối thông tin đó bằng
phương tiện điện tử.

- Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt
động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì
sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông
tin số. Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm: dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm
nội dung thông tin số; dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số; dịch vụ
quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số; dịch vụ chỉnh sửa,
bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số; dịch vụ đào tạo từ xa;
dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; trò chơi điện tử (games), phát triển nội dung cho Internet,
phát triển nội dung cho mạng điện thoại di động, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, dịch vụ tin
nhắn cung cấp nội dung, phim số và dịch vụ đa phương tiện số….
- Dịch vụ nội dung số là một trong hai chu trình của công nghiệp nội dung số là: (1) sản
xuất và số hóa ra các sản phẩm nội dung số; và (2) cung cấp, phân phối thương mại các sản
phẩm nội dung số đó.
1.3. Thƣơng mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
Thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số là một trong hai phân đoạn của ngành
công nghiệp nội dung số, phản ánh quá trình cung cấp, phân phối các sản phẩm nội dung số
tới người sử dụng thông qua phương tiện điện tử truyền dẫn (Internet) với sự hỗ trợ của các
thiết bị đầu cuối như máy tính cá nhân, PDA, TV
Đặc điểm của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số:
- Dịch vụ nội dung số là việc cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin số hóa "phi vật
thể" dễ dàng chuyển tải từ người này sang người khác trong môi trường điện tử.
- Việc kích hoạt và sử dụng dịch vụ nội dung số rất đơn giản: chỉ cần mã (key) là có thể
kích hoạt dịch vụ để sử dụng.
- Cung cấp các dịch vụ nội dung số trực tuyến là giao dịch thương mại phi biên giới.
- Đối tượng của loại hình thương mại điện tử này là nội dung số, sản phẩm của công nghệ
thông tin.
- Cung cấp dịch vụ nội dung số là quy trình thương mại điện tử trực tiếp, toàn trình trên
môi trường điện tử.
1.4. Các vấn đề pháp luật trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử cung cấp dịch vụ nội
dung số

Một số vấn đề pháp lý cần phải giải quyết trong giao dịch cung cấp dịch vụ nội dung số
trực tuyến là:
- Pháp luật về quảng cáo và chào bán sản phẩm nội dung số trên mạng và trách nhiệm
của người bán hàng đối với dịch vụ nội dung số đăng tải trên mạng.
- Pháp luật về hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung
số.
- Những vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội
dung số (thanh toán trực tuyến, thuế, hải quan).
- Các vấn đề về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng điện tử, đặc biệt là các hợp đồng có
yếu tố nước ngoài.
- Vấn đề quyền tác giả, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thông tin mạng lưới trong
thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số.




Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN
TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI ĐIÊN TỬ
CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM
2.1. Pháp luật về quảng cáo/chào bán dịch vụ nội dung số và trách nhiệm của ngƣời bán
hàng đối với dịch vụ nội dung số đăng tải trên mạng
Luật Thương mại năm 2005, Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16-11-2001 và các văn bản pháp
luật liên quan đã công nhận loại hình quảng cáo thương mại trên các phương tiện truyền dẫn
điện tử cũng như quy định quyền và trách nhiệm của thương nhân và các bên liên quan trong
quảng cáo thương mại. Tuy nhiên, quảng cáo thương mại trực tuyến với ý nghĩa là một khâu
trong hoạt động thương mại điện tử trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tuyến (như cung
cấp dịch vụ nội dung số) chưa có quy định pháp lý điều chỉnh đầy đủ, cụ thể cũng như chưa
khái quát được các đặc thù của việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nội dung số trực
tuyến. Do đó pháp luật về quảng cáo thương mại cần nghiên cứu để bổ sung các quy định để

điều chỉnh:
- Xác định trách nhiệm cung cấp minh bạch các thông tin về hàng hóa, dịch vụ nội dung
số khi chào bán trên mạng.
- Yêu cầu công bố các thông số kỹ thuật công nghệ thông tin của sản phẩm dịch vụ, công
bố các nội dung tóm lược, các yêu cầu về kỹ thuật khi sử dụng dịch vụ nội dung số.
- Nguyên tắc phân bổ trách nhiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hạ tầng thông
tin cho các giao dịch nội dung số trực tuyến.
2.2. Pháp luật về Hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ
nội dung số
2.2.1. Hợp đồng điện tử
Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, khái niệm "Hợp đồng điện tử" được hiểu là "hợp
đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này". Hợp đồng điện tử
(ngoại trừ được thực hiện bởi phương tiện fax, điện thoại, e-mail) thường được kết cấu làm hai
phần: công cụ chào và công cụ chấp nhận. Hợp đồng điện tử có thể phân loại như sau:
+ Hợp đồng truyền thống được đưa lên trang web;
+ Hợp đồng điện tử hình thành qua các thao tác click, browse, typing;
+ Hợp đồng điện tử được hình thành qua nhiều giao dịch bằng email;
+ Hợp đồng điện tử được hình thành qua máy fax, máy điện thoại;
+ Hợp đồng điện tử ký qua các sàn giao dịch điện tử, hợp đồng sử dụng chữ ký số.
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản.
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc.
- Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.
Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng điện tử của nước ta cần phải tiếp tục làm rõ các vấn đề
như: khái niệm "hợp đồng thương mại điện tử" trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 mới
chỉ để cập đến hình thức dữ liệu điện tử của văn bản chứ chưa định nghĩa rõ bản chất của một
hợp đồng thương mại; bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về chứng cứ điện tử và
cụ thể hóa những thuộc tính để một thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ, quy định và
hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề yêu cầu kỹ thuật của một thông điệp dữ liệu và các hướng
dẫn về những trường hợp đặc biệt thừa nhận giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu.

2.2.2. Giao kết hợp đồng điện tử
Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc
toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng điện tử đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể cùng được thực hiện thông qua thông
điệp dữ liệu.
Với những hợp đồng giao kết trên trên mạng, việc xác định thời gian và địa điểm giao kết
hợp đồng; đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử; năng lực pháp lý của chủ thể tham
gia giao kết hợp đồng điện tử rất khó phân định nếu không có những quy định chung thống
nhất của pháp luật. Bởi lẽ, hợp đồng điện tử được thiết lập thông qua công cụ chào (đề nghị
chào hàng) và công cụ chấp nhận (chấp nhận đề nghị) và sẽ có hiệu lực pháp lý ngay mà
không cần thiết phải có bất kỳ một thủ tục nào khác và đặc trưng của các giao dịch điện tử là
các chủ thể không cần thiết phải trực tiếp gặp gỡ nhau. Nhìn chung các vấn đề nêu trên về cơ
bản đang được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và Luật
Giao dịch điện tử năm 2005. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta liên quan đến vần đề giao
dịch điện tử còn chưa đầy đủ và rõ ràng như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không quy
định địa điểm nào được xác định là địa điểm giao kết hợp đồng mà chỉ quy định địa điểm
nhận và gửi các thông điệp dữ liệu; chưa đồng nhất và chưa rõ ràng trong các quy định để xác
địa điểm nhận và gửi (như trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Cư trú năm 2006);
chưa quy định cụ thể về vấn đề năng lực giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài thông qua mạng.
2.2.3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Chữ ký hoặc các hình thức chứng thực khác (như điểm chỉ) là yêu cầu phổ biến để tạo
nên đặc điểm của bên ký kết và ràng buộc họ với nội dung của tài liệu. Chữ ký điện tử là sự kết
hợp giữa khóa mã riêng và dữ liệu cần mã hóa bằng công nghệ số. Với sự ra đời của chữ ký điện
tử, các yêu cầu về chữ ký theo quy định của pháp luật đối với các hợp đồng truyền thống vẫn có
thể được đáp ứng nếu pháp luật có các quy định thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử.
Phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký
điện tử. Điều 21 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: "Chữ ký điện tử được tạo lập
dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử,
gắn liền hoặc kết hợp một cách lôgíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký

thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ
liệu được ký".
Trên thực tế, chữ ký điện tử được sử dụng nhiều nhất và an toàn nhất là chữ ký số. Chữ
ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng
hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá
công khai của người ký có thể xác định được chính xác: việc biến đổi nêu trên được tạo ra
bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; sự toàn vẹn
nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Trên thực tế, chữ ký điện tử được sử dụng nhiều nhất và an toàn nhất là chữ ký số. Giá trị
pháp lý của chữ ký điện tử được thể hiện như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một
thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp
dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được
sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu
được tạo ra và gửi đi.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức
thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó
được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
- Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài
nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của
chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin
cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc
tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
và các yếu tố có liên quan khác.
2.3. Các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử cung cấp dịch
vụ nội dung số
2.3.1. Thanh toán điện tử

Mặc dù thanh toán điện tử ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển và từng bước ổn định nhưng
trong giao dịch điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số, thanh toán điện tử đang đặt ra những
vấn đề cần giải quyết như sau:
- Thanh toán điện tử ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của việc ứng dụng, các quy
định của pháp luật còn chưa đầy đủ, nhiều quy định còn chưa hợp lý.
- Hoạt động thanh toán điện tử còn tự phát, các ngân hàng tự xây dựng quy chế hoạt động
cho cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, thường có điều khoản giới hạn trách nhiệm của mình
khi tranh chấp xảy ra gây e ngại cho khách hàng sử dụng khi môi trường Internet tiềm ẩn nhiều rủi
ro khó đoán định.
- Một số quy định làm cho khả năng giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội
dung số không còn đầy đủ ý nghĩa cũng như không phát huy được lợi thế của thương mại
điện tử, đặc biệt là các quy định về quản lý ngoại tệ và hạn mức tín dụng.
- Quy định về chứng từ thanh toán cũng đang là một trở ngại đối với thương mại điện tử.
2.3.2. Vấn đề thuế
Trong thương mại điện tử hay thương mại trên Internet lại mang tính toàn cầu và hầu như
không có ranh giới về mặt địa lý trên các mạng thông tin, việc thu thuế sẽ trở nên vô cùng
khó khăn hay có thể nói là không thực hiện được đối với thương mại điện tử cung cấp dịch vụ
nội dung số khi mà tất cả quá trình giao dịch đều được thực hiện trên các phương tiện điện tử,
kể cả việc giao nhận đối tượng của giao dịch. Việc xác định có hay không đánh thuế xuất,
nhập khẩu đối với các giao dịch thương mại điện tử nội dung số là một vấn đề khó khăn về
mặt lý luận. Các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vẫn đang tiếp tục
thương thảo và chưa giải quyết được vấn đề này. Đối với Việt Nam, pháp luật liên quan hiện
hành của nước ta chưa có bất kỳ một quy định cụ thể nào về thuế và thuế suất đối với các
dịch vụ nội dung số và các giao dịch nội dung số trực tuyến. Trên thực tiễn, phần mềm và sản
phẩm nội dung số xuất khẩu trên mạng chưa có mã số trong danh mục hải quan và danh mục
biểu thuế. Các sản phẩm nội dung số từ trước đến nay vẫn được áp dụng tương tự như đối với
các sản phẩm phần mềm, tức là được miễn thuế xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu. Về mặt
kỹ thuật, việc xác định dịch vụ nội dung số được xuất khẩu hay tiêu thụ trong nội địa là vấn
đề khó khăn và gần như chưa thể quản lý được vì quy trình báo, giao sản phẩm và thanh toán
đều được tiến hành trên mạng. Các giao dịch nội dung số trên mạng hiện đang được miễn

thuế nên các cơ quan quản lý của nước ta không thể kiểm soát được các giao dịch. Hơn nữa
thủ tục kê khai hải quan, việc quản lý giao dịch nội dung số chưa phù hợp và chế độ báo cáo
của doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc nên nhiều đơn vị có xuất, nhập khẩu phần
mềm, dịch vụ nội dung số nhưng lại không khai báo.
2.3.3. Vấn đề hải quan
Theo quy định chung của Luật Hải quan, tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (kể cả có
đánh thuế và không phải chịu thuế) đều phải khai báo, nộp tờ khai (theo mẫu của Tổng cục Hải
quan) và làm thủ tục hải quan.
Đối với dịch vụ nội dung số, do đặc tính của sản phẩm dịch vụ là dễ dàng truyền tải qua
mạng Internet nên việc quản lý và thực hiện thủ tục hải quan truyền thống là không thể áp dụng
được. Luật Hải quan năm 2005, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ
về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng
1 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị
gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động Hải quan đã bước đầu đặt nền móng cho việc
quản lý và thực thi các hoạt động hải quan trực tuyến. Tuy nhiên, các văn bản này chưa đưa
các dịch vụ nội dung số vào đối tượng phải kê khai hải quan, cũng chưa đề cập đến quyền lợi
và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch điện tử trực tuyến phải kê khai hải quan. Các
vấn đề về thành lập trung tâm quản lý các giao dịch thương mại điện tử trực tuyến và hải
quan điện tử sẽ giúp cho các giao dịch thương mại điện tử trong lĩnh vực này cũng như các
hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số được triển khai thuận lợi.
2.4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng
phương tiện điện tử. Để có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ nội dung số trực tuyến cần phải xác định được hai vấn đề cơ bản là: hệ thống pháp luật
nào được sử dụng để điều chỉnh hợp đồng điện tử đó; và cơ quan tố tụng nào, hệ thống pháp
luật tố tụng nào sẽ giải quyết tranh chấp đó.
Chọn luật điều chỉnh là quyền của các bên tham gia trong hợp đồng, tuy nhiên khi thực
hiện quyền này các bên đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định của mỗi hệ thống
pháp luật quốc gia mà người đó là công dân, cũng như các nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng
như luật nơi giao kết, luật nơi thực hiện, luật nơi cư trú… Thủ tục giải quyết tranh chấp

thương mại điện tử giữa các bên được khuyến khích thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu
không được, thủ tục giải quyết sẽ tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Vấn đề đặt ra
là áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp như thế nào là hợp lý trong thương mại điện tử vì
thương mại điện tử không bị giới hạn về lãnh thổ địa lý. Do đó cần xác định cụ thể các tranh
chấp. Nếu các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giao kết, thực hiện tại Việt Nam hoặc có các
chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam hoặc các bên lựa chọn hệ thống tố tụng
hoặc trọng tài của Việt Nam là cơ quan giải quyết tranh chấp thì tranh chấp đó sẽ được giải
quyết bởi cơ quan trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, xác định
luật điều chỉnh và cơ quan tố tụng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng điện
tử cung cấp dịch vụ nội dung số có yếu tố nước ngoài rất khó xác định và vô cùng phức táp
khi mà các bên các bên không có sự thỏa thuận trước hoặc pháp luật Việt Nam không có
những quy định cụ thể mang tính linh hoạt.
2.5. Bảo đảm bí mật và bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Quan hệ giữa các bên chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung
số là sự gặp gỡ từ xa, có thể đã biết nhau hoặc chưa bao giờ gặp nhau. Đặc điểm này có thể mang
đến những rủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Ở hầu
hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều có các quy định riêng bảo vệ người tiêu dùng. Pháp
lệnh Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và các văn bản pháp
luật liên quan đã bước đầu xây dựng một nền tảng pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên,
một khung pháp lý hoàn thiện và đầy đủ cho thương mại điện tử cũng cần quan tâm đầu tư
nghiên cứu đề có thể xây dựng và phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và an toàn, đặc biệt
các vấn đề liên quan đến tội phạm mạng cũng cần được bổ sung cụ thể vào Bộ luật Hình sự, từ đó
mới xác định rõ trách nhiệm và chế tài áp dụng đối với các tội danh xâm phạm tới lợi ích của
người khác hay các tội phá hoại hạ tầng thông tin mạng. Đây là một trong các sở cứ pháp lý quan
trọng tạo ra môi trường an toàn, bền vững, bảo đảm lợi ích của các bên tham gia giao dịch điện
tử, hạn chế được các tội phạm mạng.
2.6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Trong thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ luôn luôn là vấn đề nóng bỏng được đặt ra. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với các giao dịch điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số các vấn đề cần được pháp luật

Việt Nam quan tâm điều chỉnh là: quyền tác giả, một trong những tài sản trí tuệ cần được bảo
hộ nhiều nhất đối với các giao dịch cung cấp dịch vụ nội dung số; nhãn hiệu hàng hóa và tên
miền Internet. Pháp luật về sở hữu trí tuệ nước ta cũng đã phát triển và là nền tảng pháp lý để
bảo hộ quyền của các chủ sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ tuy nhiên nhà nước ta cần quan
tâm đến việc tham gia hoặc hợp tác với các tổ chức có uy tín trên thế giới (Tổ chức
InterDeposit, ICANN, APNIC ) để có thể thêm các phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với các sản phẩm / dịch vụ nội dung số được giao dịch trên mạng.

Chương 3
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG
CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM
3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực vực thƣơng mại điện tử cung cấp
dịch vụ nội dung số
Công nghiệp nội dung số tại Việt Nam đang được hỗ trợ bởi những nhân tố khá vững
chắc. Đó là hạ tầng viễn thông và băng rộng đã và đang được triển khai; nguồn lực rẻ và
phong phú; tiềm năng thị trường trong nước lớn; số lượng người sử dụng Internet tiếp tục
tăng cao; sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành công nghiệp phần mềm; và việc Việt Nam
gia nhập WTO… Thị trường nội dung số non trẻ của Việt Nam đang sôi động với những tiềm
năng về doanh thu và lợi nhuận to lớn tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh khốc liệt của hàng loạt
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý để điều chỉnh các hoạt
động giao dịch trực tuyến các dịch vụ nội dung số của Việt Nam chưa được hoàn thiện. Nhu
cầu đặt ra là Nhà nước cần phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để có thể khắc
phục được các rào cản trên giúp cho thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số
Việt Nam sẽ có cơ hội cất cánh.
3.2. Dự báo về sự phát triển công nghiệp nội dung số tại Việt Nam
- Công nghiệp nội dung số là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem
lại giá trị cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số sẽ gia tăng nhanh chóng bởi tiềm năng

phát triển của loại hình dịch vụ này là rất cao.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng.
- Dự báo các loại hình dịch vụ nội dung số xảy ra cạnh tranh mạnh mẽ là các loại hình
dịch vụ sau: phát triển nội dung cho Internet; phát triển nội dung cho mạng di động; mua bán
hàng hóa là các sản phẩm phần mềm thông tin qua mạng; giáo dục điện tử, học tập trực
tuyến
3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại điện tử trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam
3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho lĩnh vực thương mại
điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
Một là, hanh chóng ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch
điện tử, Luật Thương mại, Luật Dân sự và Luật Công nghệ thông tin nhằm tạo khung pháp lý
hoàn chỉnh cho thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số phát triển.
Hai là, tiến hành rà soát các văn bản đã ban hành. Thực tế chỉ ra rằng nhiều hoạt động
liên quan đến thương mại điện tử đã được quy định tại một số văn bản pháp quy, nhưng khi
ban hành chưa tính đến những đặc thù của môi trường mạng và các sản phẩm / dịch vụ nội
dung số nên không đáp ứng được yêu cầu của thương mại điện trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ nội dung số và đã trở thành lực cản cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế này. Các quy
định liên quan đến quản lý, chuyển nhượng tên miền, quản lý website, quản lý quảng cáo
thương mại thông qua các phương tiện điện tử cần phải được thay đổi theo hướng đơn giản
hóa các thủ tục để tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ nội
dung số phát triển.
Ba là, nghiên cứu ban hành mới và bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan đến thương mại điện tử nhằm hỗ trợ cho thương mại
điện tử phát triển thuận lợi, rà soát và đưa vào khuôn khổ quản lý các đối tượng của giao dịch
thương mại điện tử là các sản phẩm ảo như tài sản ảo trong các trò chơi điện tử, tên miền
đăng ký hiện đang chưa được pháp luật điều chỉnh.
Bốn là, nghiên cứu và luật hóa khái niệm "nội dung số" và "dịch vụ nội dung số".
Năm là, nghiên cứu xây dựng các quy định riêng về hợp đồng thương mại điện tử bảo
gồm cả việc quy định các điều khoản cơ bản và bắt buộc của một hợp đồng thương mại điện

tử nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của bên các bên tham gia giao dịch điện tử. Xây dựng
nguyên tắc xác định thời điểm giao kết hợp đồng điện tử, địa điểm giao kết hợp đồng điện tử,
năng lực giao kết hợp đồng thương mại điện tử với thương nhân nước ngoài, luật áp dụng đối
với hợp đồng điện tử vừa nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện
tử.
Sáu là, ban hành văn bản pháp luật quy định về chứng cứ điện tử áp dụng chung cho tất
cả các thủ tục tố tụng hoặc bổ sung các quy định về chứng cứ điện tử trong các văn bản pháp
luật tố tụng hiện hành; Ban hành các văn pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn về chứng cứ ở
dạng thông điệp dữ liệu, cụ thể hóa những thuộc tính để một thông điệp dữ liệu được coi là
chứng cứ, quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề yêu cầu kỹ thuật của một thông điệp
dữ liệu
Bảy là, nghiên cứu xây dựng các quy định về vấn đề thanh toán ngoại tệ để hỗ trợ cho
quy trình thương mại điện tử trực tiếp được thực sự phát huy được các ưu thế của loại hình
thương mại tiên tiến này. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định và đẩy mạnh
triển khai thực hiện việc thanh toán, chuyển tiền, giao dịch tài chính trên mạng một cách
thuận lợi, an toàn, tăng cường cung cấp trên mạng các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking).
Tám là, ban hành các văn bản pháp luật quy định quy trình, thủ tục quản lý xuất nhập
khẩu cho sản phẩm phần mềm và nội dung số qua mạng. Nhanh chóng triển khai và hoàn
thiện các quy trình kê khai và làm thủ tục hải quan điện tử, thuế điện tử cùng với các văn bản
pháp luật liên quan để hải quan điện tử và thuế điện tử hoạt động mang tính khả thi.
Chín là, nghiên cứu thành lập trung tâm quản lý các hợp đồng thương mại điện tử trực tiếp
toàn trình, ban hành các quy định để có thể quản lý được hoạt động của các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ nội dung số.
Mười là, nghiên cứu để sửa đổi và bổ sung Bộ luật Hình sự để có thể bổ sung các loại
hình tội phạm mới liên quan đến công nghệ (tội phạm công nghệ) từ đó có các chế tài xử phạt
thích ứng đối với các hành vi phạm tội này.
Mười một là, nghiên cứu ban hành những quy định pháp luật cụ thể hơn về lĩnh vực
quảng cáo thương mại trong đó cần lưu ý đến đặc thù của các sản phẩm và dịch vụ nội dung
số là đối tượng của giao dịch thương mại điện tử. Mười hai là, hoàn thiện các quy định pháp
luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm và nội

dung thông tin số, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tác quyền trong việc cung cấp các dịch
vụ nội dưng số trực tuyến. Hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản sản phẩm nội dung
thông tin số được nhanh chóng, thuận lợi.
Mười ba là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cũng như ban hành các quy định pháp luật để
mới về việc xác định nguyên tắc luật áp dụng và cơ quan tố tụng có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trong các hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số, đặc biệt là các hợp đồng
điện tử có yếu tố nước ngoài nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại điện tử trong phạm
vi mỗi quốc gia cũng như để đáp ứng được các yêu cầu chung mang tính thống nhất trong một
môi trường thương mại phi biên giới.
Mười bốn là, tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển sản phẩm
và dịch vụ nội dung thông tin số.
Mười lăm là, hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý, cung cấp và sử dụng các dịch
vụ trên Internet và mạng viễn thông, về sản xuất, phát hành và cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ nội dung thông tin số trên mạng; quy định về chuẩn thông tin và cấu trúc thông tin số,
chuẩn trao đổi dữ liệu số; các quy định và biện pháp bảo đảm an toàn an ninh mạng; tăng
cường hạ tầng viễn thông, Internet; xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc gia về
công nghiệp nội dung số.
3.3.2 Nhóm các biện pháp khác
Thứ nhất: Nhanh chóng ổn định về mặt cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và
chức năng của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số ở Việt Nam vừa được thành lập
bởi Quyết định số 901/QĐ-TTg ngày 19/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số ở Việt Nam để có thể hỗ trợ kịp thời các hoạt
động nghiên cứu phát triển và thương mại các sản phẩm và dịch vụ nội dung số.
Thứ hai: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại các địa phương.
Việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử cần đồng bộ giữa Trung ương và địa phương.
Thứ ba: Phát triển thị trường và sản phẩm, dịch vụ: các doanh nghiệp cần nắm bắt thời
cơ, phát triển thị trường nội địa bằng việc xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chương trình,
dự án phát triển nội dung và cung cấp thông tin trên mạng, thực hiện số hóa các kho thông tin
nhằm tăng cường tài nguyên thông tin số, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

nội dung số; đầu tư nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm phần mềm nguồn mở về các giải
pháp và dịch vụ nội dung trên mạng. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc đầu tư phát
triển thị trường xuất khẩu, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số
đa ngôn ngữ. Tăng cường quảng bá, tiếp thị với thế giới về công nghiệp nội dung số Việt
Nam, hợp tác và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại,
chuyển giao tri thức, công nghệ về nội dung thông tin số.
Thứ tư: Phát triển hạ tầng truyền thông, Internet: Để có thể phát triển được thương mại
điện tử trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số thì việc trước tiên cần làm là phát triển hạ
tầng truyền thông và Internet. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cần đầu tư, xây
dựng và nâng cấp các hệ thống viễn thông, mở rộng các loại hình kết nối, đa dạng các công
nghệ truy nhập mạng nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng liên quan
trực tiếp đến việc cung cấp, phát triển nội dung thông tin trên mạng.
Thứ năm: Huy động nguồn lực và thu hút đầu tư cho công nghiệp nội dung số. Ưu tiên
bố trí kinh phí cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển công nghiệp nội dung số. Ban
hành danh mục các sản phẩm/ lĩnh vực công nghiệp nội dung số được ưu đãi đầu tư. Khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số tại Việt Nam. Tăng cường
hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phát triển công nghiệp nội
dung số.
Thứ sáu: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp cần xây dựng quy hoạch,
kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nội dung thông tin số; khuyến khích mô hình liên kết giữa
doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển nguồn nhân
lực cho công nghiệp nội dung số; tăng cường hợp tác quốc tế để đưa lao động trong công
nghiệp nội dung số ra nước ngoài học tập, làm việc. Nhà nước cần ưu tiên dành ngân sách
nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm để đầu tư cho các chương trình, dự án nghiên
cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, đồng thời
có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển
trong lĩnh vực này.
Thứ bảy: Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh và sở hữu trí tuệ:
- Đầu tư nâng cao năng lực và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống ứng cứu, khắc

phục sự cố máy tính và phòng, chống tội phạm mạng, đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Đầu tư
xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý, các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn
thông tin trên mạng, ngăn chặn phát tán virus, thư rác quảng cáo tràn lan trên mạng.
- Đẩy mạnh việc triển khai áp dụng và tuân thủ nghiêm chỉnh các điều ước, các cam kết quốc
tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết; Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật về sở hữu trí tuệ cho xã hội; tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, diễn
đàn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Có các chính sách và biện pháp để bảo vệ các nhà đầu tư và khách hàng.
Thứ tám: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và số hóa các sản phẩm. Đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho các viện nghiên cứu, trường đại học để nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghiệp nội dung thông tin số.

KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số Việt Nam đang thực sự lao vào cuộc cạnh
tranh ngày càng mạnh mẽ cả trên phương diện nội địa lẫn quốc tế bởi các lý do sau: tiềm năng
kinh tế to lớn mà lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số này đem lại; nhu cầu
về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng năng cao, nền kinh tế thế giới và khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển; tác động tích cực và tiêu cực của
sân chơi toàn cầu: hội nhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc ngày càng nhiều của con người vào
các sản phẩm số và công nghệ thông tin; nền kinh tế số phát triển và là một trong các khuynh
hướng phát triển của các nền kinh tế toàn cầu.
Để chuẩn bị tốt cho các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam tồn tại, phát triển và đứng
vững trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số Việt
Nam và các cá nhân cần phải nắm rõ được các đặc điểm của nội dung số cũng như đặc tính
pháp lý của thương mại điện tử cung cấp nội dung số. Hiểu rõ được sự cần thiết đó, luận văn
đã tập trung phân tích các quy định pháp luật hiện tại và dự báo xu hướng vận động của các
quy định pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số. Luận văn đã
giải quyết được những vấn đề:
- Phân tích các quy định pháp luật và chính sách về nội dung số và thương mại điện tử
trong cung cấp dịch vụ nội dung số.

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy và quản lý thương mại điện tử trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam.
Đề tài "Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam"
góp thêm một cách nhìn, một hướng nghiên cứu trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về thương mại
điện tử và nội dung số tại Việt Nam. Từ đó tác giả hy vọng luận văn có thể giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có thêm tư liệu để hoàn thiện chính sách phát triển
thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số tại Việt Nam.


References
CÁC VĂN BẢN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC
2. Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT ngày 19/6 của Bộ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc
ban hành Mẫu Quy chế chứng thực chữ ký số, Hà Nội.
3. Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), Quyết định số 792/QĐ-BBCVT ngày 01/8 của Bộ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của
Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số ở Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC ngày 4/01 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về
giao dịch điện tử trong hoạt động Hải quan, Hà Nội.
5. Bộ Thương mại (2006), Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM ngày 25/7 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11 về quy
chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin
trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

7. Chính phủ (1998), Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7 quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán
hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
8. Chính phủ (2001), Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8 về Internet, Hà Nội.
9. Chính phủ (2001), Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW, Hà Nội.
10. Chính phủ (2002), Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán
vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội.
11. Chính phủ (2002), Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 25/7 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam
đến năm 2005, Hà Nội.
12. Chính phủ (2003), Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 31/3 hướng dẫn Pháp lệnh Quảng
cáo, Hà Nội.
13. Chính phủ (2005), Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010,
Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
16. Chính phủ (2005), Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12 quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006), Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02 của Thủ tướng Chính phủ
về Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
18. Chính phủ (2006), Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02 quy định chi tiết Luật
Thương mại về xuất xứ hàng hóa, Hà Nội.
19. Chính phủ (2006), Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06 về thương mại điện tử, Hà
Nội.

20. Chính phủ (2007), Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 15/02 quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Hà Nội.
21. Chính phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2 quy định chi tiết thi hành luật
giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Hà Nội.
22. Chính phủ (2007), Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02 về giao dịch điện tử trong
hoạt động tài chính, Hà Nội.
23. Chính phủ (2007), Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5 quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, Hà
Nội.
24. Chính phủ (2007), Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình phát triển nội dung số đến năm 2010, Hà Nội.
25. Chính phủ (2007), Quyết định số 901/QĐ-TTg ngày 19/7 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số ở Việt Nam, Hà Nội.
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử
liên ngân hàng, Hà Nội.
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên
ngân hàng, Hà Nội.
28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ
thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (thay thế Quyết định số 212/2002/QĐ-
NHNN ngày 20-3-2002), Hà Nội.
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29-5 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý
và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng, Hà Nội.
30. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội.
31. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
32. Quốc hội (2003), Luật Kế toán, Hà Nội.

33. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
34. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội.
36. Quốc hội (2005), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.
37. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Luật Hải quan (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
40. Quốc hội (2005), Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Hà Nội.
41. Quốc hội (2006), Luật Cư trú, Hà Nội.
42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội.
43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Quảng cáo, Hà Nội.
44. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Hà Nội.
45. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội.
46. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
47. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 32/2007/TT-BTC quy định phần mềm máy tính (trừ phần
mềm xuất khẩu) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.
48. Bộ Thương mại (2003), Hiện trạng ứng dụng thương mại Việt Nam, Hà Nội.
49. Bộ Thương mại (2006), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
50. Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an (2006), Thông tư liên
tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/06 về quản lý trò chơi trực
tuyến, Hà Nội.
51. Công ước của Liên hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa bằng đường Biển (Công ước
Hamburg), (1978).
52. Công ước của Liên hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa đa phương thức (1980).
53. Công ước của Liên Hợp quốc về Trách nhiệm của nhà khai thác cảng vận chuyển.
54. Nguyễn Trọng Đường (2007), Công nghiệp nội dung số Việt Nam: chuyên đề phát triển
nội dung trên mạng thông tin di động, Trình bày tại Hội nghị quốc tế về thông tin
di động tháng 5 tại Hà Nội.
55. Luật Mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL.

56. Nguyễn Thành Lưu (2007), Một vài đánh giá sơ bộ về hiện trạng năng lực cạnh tranh
của công nghiệp nội dung số Việt Nam, Trình bày tại Hội nghị quốc tế về thông tin
di động tháng 5 tại Hà Nội.
57. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 5/8 hướng
dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày
23/8/2001 của Chính phủ về Internet, Hà nội.
58. Tìm hiểu về thương mại điện tử của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Tổng cục Hải quan (2006), Công văn số 2508/TCHQ-GSQL ngày 9/6 của Tổng cục Hải
quan trả lời Công ty TNHH công nghệ và thương mại Nhân An (102 A3 Đầm Trấu,
Hà Nội) về thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu phần mềm qua Internet, Hà
Nội.
60. Tổng cục Thuế (2006), Công văn số 976/TCT-TCCS ngày 17/3 gửi Cục thuế các tỉnh,
thành phố hướng dẫn về thuế đối với xuất khẩu phần mềm máy tính qua mạng
Internet, Hà Nội.
61. Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thảo luận về phương án
xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm phần mềm và
nội dung số qua mạng Internet, Hà Nội.
TRANG WEB
62.
63.
64.
TIẾNG ANH
65. Economic Commission for Europe (ECE) (1994), Recommendation no.
14.ECE/TRACE/WP.4/TNF.63 & TRADE/WP.4/R.1096.
66. Organisation for Economic Co-operation and Development (2005), Digital Broadband
contents: mobile content neww content for new flatforms - Working Party on the
Information Economy - Dirrectorate for sicence, technology and industry
committee for information, computer and communication policy - 03-May-2005
67. Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), The Future digital

economy: Digital content creation, distribution and access main themes and
hinghlights for - Working Party on the Information Economy - Dirrectorate for
sicence, technology and industry committee for information, computer and
communication policy - 02-Nov.
68. Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), Digital Broadband
contents: Public sector information and content - Working Party on the Information
Economy - Dirrectorate for sicence, technology and industry committee for
information, computer and communication policy - 30-March.
69. Dr. Tai-yang Hwang (2003), Perspectives of Digital Content Industry in Chinese Taipei -
Director of Digital Content Industry Promotion Office (MOEA) 06, October.




×