Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
TÊN MỤC

TRANG

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG

3

2.1. Cơ sở lí luận.


3

2.2. Thực trạng

3-7

2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh.

8

2.3.1. Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.

8

2.3.2. Dạy kĩ năng quan sát.

9

2.3.3. Dạy kĩ năng lập dàn ý

9

2.3.4. Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn trong bài tả cảnh.

9

2.3.5. Dạy kĩ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn tả cảnh.

9


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

16

3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

17

download by :

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển
giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế để phát triển đất nước. trước xu thế tồn cầu hố nền kinh tế tri thức
của thời đại, trong Nghị quyết trung ương VIII khóa XI về nhiệm vụ và Quan
điểm chỉ đạo của Đảng:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên

đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa
đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục
theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng
giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức cộng đồng.
Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân
tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kỹ năng, phát triển năng lực. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo
đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, việc tham gia của gia đình, cộng đồng,
xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học .”
(NQTW 8 – Khóa XI)
Trong chương trình Tiếng việt ở Tiều học thì phân mơn Tập làm văn có một
vị trí hết sức đặc biệt. Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới:
năng lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này học sinh sử dụng Tiếng Việt
làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập.
Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Mang tính
chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh kỹ năng
sản sinh văn bản, mang tính chất tổng hợp tồn diện .
Khi nghiên cứu đề tài này tơi mong muốn tìm ra cách thức giúp học sinh viết tốt
các bài văn Tả cảnh đồng thời mong ước cao hơn là giúp các em nói viết đúng
và nói viết hay. Các em có khả năng hịa nhập với cộng đồng, có thể sử dụng
Tiếng Việt để giao tiếp và học tập các môn học khác một cách thuận lợi.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề

tài này sẽ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu của
học sinh là được học tập phù hợp với năng lực, đạt hiệu quả chất lượng cao. Vì
vậy tơi đề xuất : “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả
cảnh”.

download by :

2


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát và phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5
theo mạch kiến thức kĩ năng làm văn và theo các loại văn bản được dạy học ở
phân môn Tập làm văn.
Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 chỉ ra những ưu điểm
và những hạn chế ( những bài, những kiến thức kĩ năng được dạy, được đưa vào
chưa hợp lí).
Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy học Tập làm văn Tả cảnh và
đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn đề xuất những biện pháp dạy học cụ
thể cho từng bài hoặc từng phần kiến thức kỹ năng.
Tính thống nhất của văn bản và việc dạy Tập làm văn: Để tạo lập một văn bản
phải tạo nên tính thống nhất thể hiện ở cả hai mặt: sự liên kết về nội dung và liên
kết hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn bản. Vì
vậy để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định
mục đích chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này suốt bài viết. Mặt khác liên
kết nội dung là khó nhất, chính vì vậy khi dạy tập làm văn chúng ta phải coi
trọng đến cả hình thức ngơn từ và logic của các ý trong bài.
Bên cạnh liên kết nội dung ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các
biện pháp liên kết hình thức. Nó là sự biểu hiện ra bên ngồi của liên kết nội
dung. Bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, văn bản cịn phải có sự phát triển. Chủ

đề cần phải được triển khai. Các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng
triển khai theo trật tự thời gian, trật tự khơng gian, tồn thể đến bộ phận, trật tự
tâm lí…
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để có được những đánh giá xác đáng về nội dung phương pháp dạy Tập làm
văn Tả cảnh lớp 5 và có những đánh giá về thực trạng dạy Tập làm văn Tả cảnh
lớp 5 từ đó có được những biện pháp mang tính thực tiễn góp phần đem lại hiệu
quả cao trong dạy học Tập làm văn Tả cảnh, tôi đã tiến hành khảo sát các đối
tượng:
- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 5 trọng tâm là phân môn Tập làm văn
thể loại văn Tả cảnh.
- Thực tiễn các giờ dạy Tập làm văn lớp 5 và một số bài làm của học sinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu. Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu thực trạng dạy của giáo viên và học của học sinh
qua nhiều năm học. Tiến hành áp dụng trong 2 năm trở lại đây.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Dạy học thực nghiệm ở lớp 5C, 5 D.
- Tổng kết phân tích đối chứng.
- Tổng hợp kinh nghiệm.Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình thực hiện đề
tài tơi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau đây:
+ Phương pháp khảo sát, quan sát.
+Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp thực nghiệm.

download by :

3



2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức,
tư duy, vốn sống, có khả năng giao tiếp... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 510% tổng số học sinh. Ở nước ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan
tâm. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh
có khả năng viết văn tốt, tự tin trước đám đơng cịn có tác dụng thúc đẩy phong
trào thi đua dạy tốt, học tốt. Để có thể giáo dục học sinh có kĩ năng viết văn tốt,
người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ
chun mơn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh
thần tận tâm với cơng việc.
Nội dung chương trình đã luyện tập các kĩ năng viết văn cho học sinh thông qua
hệ thống các bài tập. Các bài tập trong sách giáo khoa khá phong phú và hấp dẫn
học sinh cả về nội dung và hình thức. Các bài tập này thường được sắp xếp theo
thứ tự từ dễ đến khó.Một ưu điểm nổi bật đó là văn trong thể loại văn tả cảnh ở
lớp 5 đa phần thuộc kiểu đề bài mở tạo điều kiện cho các em học sinh những khả
năng lựa chọn tùy theo ý thích của các em.
2.2. Thực trạng dạy học văn Tả cảnh lớp 5:
2.2.1. Thuận lợi:
Là một giáo viên Tiểu học tham gia giảng dạy nhiều năm, tôi đã từng áp
dụng nhiều kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và đem lại rất nhiều hiệu quả cho
nhiều thế hệ học trị của mình. Tôi nhận thấy thực tế hiện nay học sinh thường
rất ngại làm văn và sợ viết văn. Chính vì vậy tơi ln suy nghĩ làm thế nào cho
học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, viết văn có cảm xúc và sinh động, mà
không cảm thấy sợ làm văn.
Chúng ta chỉ xét riêng mạch kiến thức về dạy học văn Tả cảnh ở lớp 5 cũng có
thể thấy rõ điều đó.
Trước hết, về nội dung học sinh đã được trang bị những kiến thức lí thuyết về
văn tả cảnh. Đó là những hiểu biết về thể loại, cấu tạo bài văn, trình tự miêu tả,
cách quan sát… Các kiến thức này sách giáo khoa khơng trình bày như những
kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh

thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng. Học
sinh phải khảo sát văn bản, thảo luận tìm ra các kiến thức cần ghi nhớ.Chương
trình sách giáo khoa cũng chú ý rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh trên cơ
sở quy trình sản sinh ngơn bản đó là:
- Kĩ năng định hướng văn bản ( nhận diện văn bản tả cảnh, phân tích đề bài văn
tả cảnh).- Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý.- Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh, liên
kết các đoạn văn thành bài văn tả cảnh. Đặc biệt kĩ năng xây dựng đoạn văn theo
yêu cầu được chú trọng hơn cả như cách xây dựng đoạn mở bài ( theo 2 cách:
trực tiếp hoặc gián tiếp ); đoạn kết bài ( theo 2 cách: kết bài không mở rộng và
kết bài mở rộng); các đoạn văn trong phần thân bài ( theo nhiều cách khác nhau
tùy theo đối tượng miêu tả).
Qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy nội dung dạy học văn tả cảnh trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 5 thể hiện rõ quan điểm tích hợp.

download by :

4


Phần văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và phân mơn Tập làm văn nói chung có sự gắn
bó chặt chẽ với chủ điểm của mỗi tuần học với các phân mơn khác trong mơn
Tiếng Việt.
2.2.2. Khó khăn:
Thực tế giảng dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5, bản thân người giáo viên là người
hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng bí từ và khơng biết phải hướng dẫn
thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một
số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế chỉ hướng dẫn chung
chung, còn một số sách khác như là văn mẫu lại chỉ có những bài văn đã viết sẵn
mà khơng có sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh.
Như chúng ta đã biết, trong nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn tả

cảnh có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên để phát huy được hết các ưu điểm đó, thực
hiện mục tiêu của q trình dạy học văn tả cảnh không phải là một việc làm dễ
dàng. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phùng Chí Kiên tơi nhận thấy
một số khó khăn trong q trình dạy tập làm văn Tả cảnh như sau:
Thời lượng quy định trong một tiết tập làm văn là từ 35 đến 40 phút mà lượng
kiến thức yêu cầu cần đạt ở học sinh lại quá lớn nên cả giáo viên và học sinh
khơng thể hồn thành mục tiêu tiết học đề ra. Thông thường các tiết Tập làm văn
Tả cảnh ở lớp 5 phải thực hiện các yêu cầu sau: Hình thành lý thuyết, thực hành
rèn kỹ năng, đánh giá kiểm tra kết quả.
Với yêu cầu trên trong một thời lượng ngắn và trình độ học sinh khơng đồng đều
giáo viên giảng dạy thường bị rơi vào tình trạng lo sợ, thiếu thời gian nên phần
lý thuyết giảng qua loa không khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giáo viên không
thể kiểm tra đánh giá đúng được kết quả bài làm của học sinh, hiệu quả chưa
cao.
Nhiều bài tập khó chưa thực sự phù hợp với trình độ học sinh đại trà Trong thực
tế, kỹ năng viết văn của giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn hướng dẫn
học sinh viết văn theo một khuôn mẫu bắt buộc không phát huy được tính sáng
tạo của học sinh.
Việc phát hiện lỗi sai và tìm ra biện pháp chữa lỗi cho học sinh còn nhiều hạn
chế. Các tiết trả bài giáo viên giảng dạy chưa hiệu quả.
Giáo viên chưa có được hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp sinh động để hấp dẫn
thu hút học sinh tích cực tham gia học tập.
* Các lỗi phổ biến trong bài làm:
Bài viết của học sinh thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần của cảnh
không tả được sự đặc sắc nổi bật của cảnh. Những bài viết thể hiện được nội
dung cơ bản thì na ná giống nhau, các em thường vận dụng rập khuôn theo gợi ý
của thầy cô hoặc văn mẫu, các em không biết miêu tả cảnh ở trong không gian
và thời điểm khác nhau. Cách tả thường ước lệ chung chung, hời hợt khiến
người đọc có cảm giác các em tả cảnh mà các em chưa từng quan sát.
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi

miêu tả khiến bài viết thiếu hình ảnh, khơ khan, thiếu chân thực độc đáo. Sự vật
mà các em miêu tả thường ở trạng thái tĩnh không sống động.
- Một số lỗi cụ thể trong bài văn tả cảnh của học sinh:
+ Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ:

download by :

5


Cảnh vật thiên nhiên trong đêm trăng thật tươi đẹp em cảm thấy quê em thật
hiền hòa.
Câu trên dùng sai từ “hiền hịa” cần thay bằng từ “thanh bình”.
Sân trường to mênh mơng thỏa thích cho chúng em chơi.
Học sinh đã dùng “to mênh mông” là không phù hợp.
Sửa Thay cụm từ “to mênh mông” bằng “rộng thênh thang”
* Học sinh dùng từ sai do khơng biết kết hợp:
Ví dụ câu: Dịng sơng q hương đã để lại trong tơi bao nhiêu kỷ niệm nhưng
tôi chẳng muốn rời xa.
Học sinh dùng sai từ “nhưng” nên thay bằng từ “nên”.
* Viết câu cịn lặp từ:
Ví dụ: Q ngoại em là một vùng q ven sơng Hồng, q ngoại em có đồng lúa
rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát.
* Viết câu dài dịng hoặc chưa trọn ý:
Ví dụ: a) Trong nhà em có rất nhiều thứ như là có ba cái giường có hai cái tủ
một cái bàn và một cái ti vi.
Hoặc : b) Bên cạnh nhà em. Có một dịng sơng trong vắt. Dịng sơng rất dài.
Trong câu (a) học sinh viết quá rườm rà, dài dòng
Ở (b) các em lại chấm câu một cách tùy tiện.
* So sánh hoặc dùng hình ảnh khơng phù hợp:

2.2.3. Một số bài làm kém của học sinh:
* Bài làm mang tính liệt kê, kể lể, thiếu hình ảnh.

download by :

6


* Bài làm không đi đúng trọng tâm, lan man kể vào những cảnh thứ yếu.

* Bài làm của học sinh không biết xây dựng đoạn văn phát triển ý theo một logic
hợp lý, diễn đạt còn chưa phù hợp.
*Bài làm khơng nắm được trình tự miêu tả, diễn đạt, dùng từ chưa phù hợp.
2.2.4. Nguyên nhân:
Trong quá trình giảng dạy tơi nhận thấy có rất nhiều ngun nhân khiến học
sinh viết văn tả cảnh chưa tốt. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn tả cảnh của học sinh cịn hạn chế. Các
em chưa có được những kiến thức về kiểu bài, học sinh không phân biệt được kể
khác với tả.
Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của
học sinh khơng được thường xun rèn luyện, q trình quan sát cịn hời hợt
thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm
nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh cịn hạn hẹp.Các em
chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn văn. Học sinh chưa
biết liên kết đoạn thành bài.Vốn từ ngữ của học sinh cịn nghèo nàn, khơng hiểu
nghĩa từ, dùng sai từ đồng nghĩa.Nội dung phần lí thuyết tập làm văn giáo viên

download by :

7



dạy chưa sâu, chưa chốt được kiến thức cho học sinh.Giáo viên chưa mạnh dạn
đổi mới phương pháp tìm ra cách thức giúp học sinh khắc phục yếu
kém.Chương trình sách giáo khoa hiện hành xây dựng chưa liền mạch còn có
những bất cập khiến học sinh khó tiếp cận.
*Những bất hợp lí về sắp xếp chương trình:
Trong chương trình mỗi tuần có hai tiết tập làm văn nhưng sự phân bố không
liền mạch với mạch kiến thức của từng kiểu bài. Phần đầu chương trình kỳ 1 chủ
yếu là kiều bài văn tả cảnh nhưng xen kẽ vào đó là “ Luyện tập báo cáo thống
kê” ( Tiết 2 tuần 2, tiết 1 tuần 5) “ Luyện tập làm đơn” ( Tiết 1 tuần 6) “ Luyện
tập thuyết trình tranh luận” ( tuần 9). Việc xen kẽ như vậy có thể đảm bảo mục
đích ý tưởng của tác giả SGK là tích hợp giữa tập làm văn với tập đọc nhưng
thực tế giảng dậy vẫn xảy ra những bất hợp lí. Qua thực thế giảng dậy tơi nhận
thấy ghi nhớ của học sinh tiểu học là ghi nhớ chưa bền vững, chương trình sắp
xếp như vậy khiến các em chưa hiểu chưa ghi nhớ, chưa hình thành kỹ năng ở
kiểu bài này đã phải chuyển sang kiểu bài khác. Khi quay lại kiểu bài cũ giáo
viên lại mất thời gian nhắc lại kiến thức cũ cho học sinh.
Đôi khi Sách giáo khoa sắp xếp chương trình quá dài trong một tiết học khiến cả
giáo viên và học sinh không thể thực hiện được yêu cầu đề ra.
Ví dụ: Tiết 2 tuần 9: Luyện tập tả cảnh ( dựng đoạn mở bài, kết bài).
- Những điểm bất hợp lí về nội dung dạy lý thuyết văn tả cảnh:
Lí thuyết về kiểu bài là vô cùng quan trọng đối với học sinh có nắm vững lí
thuyết kiểu bài, học sinh mới có thể viết tốt kiểu bài đó. Trong nội dung dạy văn
tả cảnh chỉ có một tiết cung cấp lí thuyết dưới dạng tường minh đó là tiết “cấu
tạo bài văn tả cảnh” cịn lí thuyết được cung cấp dưới dạng khơng tường minh
thơng qua hệ thống bài tập. Chính vì cái không tường minh, không rõ ràng ấy đã
khiến không ít giáo viên không phân biệt được rõ ràng phần lí thuyết, biến bài
tập cung cấp lý thuyết thành những bài tập trả lời câu hỏi đơn thuần. Giáo viên
không chốt những kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh.Một số ngữ liệu mẫu mặc

dù rất hay nhưng đôi khi cịn xa lạ và khó hiểu, khó phân tích đối với học sinh.
Ngữ liệu cịn dài ví dụ: Tiết 1 tuần 2. Học sinh phải đọc 2 bài văn” Rừng trưa”
( 105 chữ) và “ Chiều tối” ( 167 chữ).
Phần dạy dựng phần mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng
sách giáo khoa chưa đưa ra cách viết mà chỉ đưa ra mẫu để học sinh viết theo là
chưa phù hợp.
- Những bất hợp lí về nội dung dạy thực hành luyện tập:
Nội dung dạy thực hành luyện tập đã được sách giáo khoa chú trọng. Tuy nhiên
qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy thiết kế hệ thống nội dung dạy thực hành
luyện tập cần chú y đến một số vấn đề sau:
Kỹ năng viết văn tả cảnh cũng như hệ thống kĩ năng làm văn nói chung hợp
thành một hệ thống, kĩ năng này nối tiếp kĩ năng khác. Do đó khi rèn luyện,
luyện tập không thể bỏ qua kĩ năng nào. Tuy nhiên kĩ năng tìm hiểu đề xác định
yêu cầu của bài văn tả cảnh, kỹ năng phát hiện và sửa lỗi trong bài văn chỉ được
đề cập một cách chung chung ở sách giáo viên khiến cho giáo viên gặp khơng ít
khó khăn trong qua trình giảng dạy. Việc rèn các kỹ năng khác cũng chưa thật
đầy đủ cụ thể.

download by :

8


Số lượng bài tập dành cho rèn kĩ năng dựng đoạn thân bài cịn ít.
Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sắp xếp chưa liển mạch còn rời rạc. Ngay từ
đầu yêu cầu học sinh lập dàn ý bài văn tả cảnh mà khơng có sự định hướng gợi
mở khiến hầu hết học sinh lập dàn ý khơng có chất lượng.
Một số bài tập câu hỏi còn trừu tượng, khó hiểu:
2.3.Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”.
2.3.1. Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.

Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3
phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài
văn.
- Văn tả cảnh ở lớp 5 thường yêu cầu học sinh tả những cảnh nhỏ gần nơi các
em đang sống: Ngôi nhà em ở, quang cảnh trường em, con đường đưa em tới
trường, dịng sơng với rất nhiều kỉ niệm…. Điều quan trọng là giúp học sinh xác
định được:
+ Đối tượng miêu tả là gì?
+Trọng tâm miêu tả của cảnh?
- Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề
khi miêu tả.
2.3.2. Dạy kĩ năng quan sát.
Một yêu cầu cơ bản để viết tốt bài văn tả cảnh đó là học sinh phải có kĩ năng
quan sát. Học sinh phải biết cách quan sát và chọn lọc các chi tiết quan sát được.
Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài văn tả cảnh của các em. Quan sát
tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc hấp dẫn. Quan sát hời hợt phiến diện bài viết
sẽ khô khan. Khi quan sát chúng ta có thể quan sát trực tiếp cảnh vật hoặc hồi
tưởng lại những cảnh vật mà mình đã từng quan sát.
Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập. Thông
thường các em học sinh đã sử dụng kĩ năng này nhiều lần và thường là không tự
giác, sơ lược đơn giản. Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh khi học văn
tả cảnh biết tự giác, chủ động có định hướng, mục đích khi quan sát.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa chọn trình tự quan sát. Tốt nhất là
mỗi em tự tìm một trình tự quan sát thích hợp. Trường hợp học sinh yếu gặp khó
khăn giáo viên có thể gợi ý trình tự quan sát.
- Thơng thường có một số trình tự quan sát cảnh vật tương ứng với trình tự
miêu tả:
+ Trình tự khơng gian: từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc
ngược lại, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới , từ ngồi vào trong...
+ Trình tự thời gian: quan sát theo diễn biến thời gian từ bắt đầu đến kết thúc, từ

mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác, tuần này sang tuần khác…..
Dù quan sát theo trình tự nào thì học sinh cũng phải biết dừng lại ở bộ phận chủ
yếu, trọng tâm của cảnh để quan sát kĩ lưỡng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao
tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thơng thường các em chỉ dùng
mắt để quan sát giáo viên cần hướng dẫn các em dùng mũi để ngửi hương thơm
của cây cỏ, dùng tai để nghe âm thanh của sự vật, dùng làn da để cảm nhận hơi
thở, cảm nhận làn gió thổi, khơng khí....

download by :

9


Khi quan sát học sinh cần phải biết thu nhận đặc điểm đặc sắc hay độc đáo ở
cảnh vật do từng giác quan mang lại.
Học sinh thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng, so sánh do các đặc
điểm của cảnh vật mang lại. Học sinh tìm tịi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt
các điều thu nhận trên.
2.3.3. Dạy kĩ năng lập dàn ý:
Kĩ năng lập dàn ý có vai trị hết sức quan trọng đây là khâu quyết định của
việc xây dựng nội dung bài văn.
- Muốn lập được dàn ý giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai cơng việc chính
đó là chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý.
Những điều các em quan sát thu thập được bao gồm cả thô lẫn tinh. Điều quan
trọng khi lập dàn ý là các em biết lựa chọn tinh và loại bỏ thô. Dựa vào đâu để
lựa chọn? giáo viên cần định hướng cho các em đâu là trọng tâm đâu là thứ yếu.
Ví dụ: Khi tả hồ sen thì trọng tâm là tả hồ, tả sen còn cảnh bầu trời, cảnh vật
quanh hồ là phụ.
- Các em cần biết sắp xếp nội dung theo từng phần dàn ý có thể là theo thứ tự

khơng gian hoặc thứ thự thời gian.
- Với học sinh chưa hồn thành giáo viên có thể cho học sinh lập dàn ý theo
mức độ từ dễ đến khó.
Mức độ 1: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát và câu hỏi định hướng.
Mức độ 2: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát
2.3.4. Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn trong bài tả cảnh.
Từ dàn ý đã lập được học sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ phát triển ý để dựng
thành đoạn và bài.
-Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi
đoạn tả một bộ phận của cảnh. Như vậy các đoạn đều có nội dung tập trung
miêu tả cảnh định tả.
-Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn, giáo viên phải hướng dẫn các em đảm bảo
có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn để cùng tả những đối
tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Sự liên hệ của các câu về mặt
ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên
tưởng…. Đoạn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn.
Các đoạn văn trong bài liên kết với nhau thành một bài văn hồn chỉnh. Có
nhiều cách liên kết đoạn văn như dùng từ ngữ thay thế, dùng câu nối…..
-Trong đoạn văn ln có câu chủ đề hoặc câu kết đoạn. Câu chủ đề thường
đứng ở đầu đoạn diễn dịch tóm tắt tồn bộ nội dung đoạn. Câu kết đoạn thường
đứng ở cuối đoạn quy nạp.
Thường thì trong văn tả cảnh khi miêu tả theo trình tự thời gian người ta hay
dùng các từ chỉ thời gian để liên kết đoạn. Cịn miêu tả theo thứ tự khơng gian
thì dùng các từ chỉ vị trí.
-Khi xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn học sinh
dựa vào nội dung dàn ý phát triển đoạn thì nội dung các đoạn không bị lặp dàn
ý, đồng thời nội dung phong phú xúc tích.
2.3.5. Dạy kĩ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn tả cảnh..
Ngơn ngữ góp phần làm cho bài văn tả cảnh trở nên sinh động và tạo hình.


download by :

10


- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng ngô ngữ tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn
các em sử dụng tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất….. các từ tượng thanh
và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ….. Nếu học sinh biết sử dụng
khéo chúng ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong
cảnh bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh.
Sự sống của bài văn nằm trong hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ
sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sống động gợi cảm, gợi hình.
- Thơng qua việc sử dụng ngơn từ và hình ảnh học sinh có thể bộc lộ cảm xúc
của mình khi viết khiến bài văn chân thực và đặc trưng riêng của cá nhân mỗi
học sinh.
-Muốn giúp học sinh biết sử dụng ngơn từ, lựa chọn hình ảnh phù hợp khi tả
cảnh giáo viên phải giúp học sinh tích lũy vốn từ thơng qua việc học các phân
mơn khác của Tiếng Việt. Việc tích lũy ấy chẳng khác nào dịng sơng chắt chiu
dần từng hạt phù sa để rồi có một bãi bồi màu mỡ hứa hẹn cho một vụ mùa bội
thu cây trái.
Tiểu kết: Trên đây là một số những biện pháp về phương pháp chung dạy các
kĩ năng bộ phận cho học sinh khi luyện viết bài văn tả cảnh. Các biện pháp rèn
kĩ năng này tôi thường áp dụng cả trong những giờ học chính khóa cũng như
những giờ luyện tập thực hành. Các biện pháp này được cụ thể hóa bằng các bài
tập rèn luyện kĩ năng tơi sẽ trình bày cụ thể ở chương III.
Những giải pháp thay đổi cụ thể về nội dung và phương pháp dạy học đối
với từng tiết học trong kiểu bài Tả cảnh ở lớp 5:
Như trên tơi đã trình bày chương trình về mạch kiến thức dạy văn tả cảnh ở
lớp 5 có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn có những khó khăn
bất cập trong q trình dạy học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm chương trình

sách giáo khoa hiện hành. Tôi mạnh dạn đưa ra một số cách sắp xếp chương
trình và lựa chọn nội dung dạy nếu cho phép giáo viên được toàn quyền sử dụng
quỹ thời gian là 19 tiết như hiện nay cho phần văn tả cảnh. Với những biện pháp
của tôi nhằm mong muốn rèn kĩ năng cho học sinh theo một hệ thống nhất định
và quy trình cụ thể:
-Cấu tạo bài văn
dạy quan sát, lập dàn ý, trình tự miêu tả
dạy từ ngữ,
hình ảnh miêu tả, chuyển dàn ý thành đoạn
xây dựng đoạn văn theo u cầu
hồn thành bài văn, kiểm tra đánh giá.
-Tơi cũng mong muốn cung cấp cho học sinh những kiến thức về lí thuyết kiểu
bài một cách rõ ràng cụ thể, giúp các em có điểm tựa và cơ sở luyện tập kĩ năng
viết văn tả cảnh.
* Trình tự thay đổi cách sắp xếp của tôi như sau:
-Tuần 1: Tiết 1: Cấu tạo bài văn tả cảnh ( Dựa vào nội dung sách giáo khoa tr.
11)
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng quan sát lập dàn ý dựa vào nội
dung SGK trang 14 Tiếng Việt 5 tập 1)
-Tuần 2: Tiết 3: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng quan sát và lập dàn ý – dựa vào
nội dung SGK TV 5 tập 1 trang 62 ).Tiết 4: Luyện tập tả cảnh ( Quan sát lập dàn
ý)Dựa vào nội dung SGK TV5 tập 1 trang 43.

download by :

11


-Tuần 3: Tiết 5: Luyện tập tả cảnh ( Rèn cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả, kĩ
năng quan sát lập dàn ý – Dựa vào nội dung SGK TV5 tập 1 trang 31,32)

Tiết 6: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng sử dụng hình ảnh khi miêu tả chuyển dàn ý thành đoạn văn)
Dựa vào nội dung SGK TV5 tập 1 trang 21 – 22.
-Tuần 4: Tiết 7: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng viết câu mở đoạn – Dựa vào
nội dung SGK TV5 tập 1 trang 70)Tiết 8: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng xây
dựng đoạn văn – Dựa vào nội dung SGK TV5 tập 1 trang 34)
-Tuần 5:Tiết 9: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng xây dựng đoạn thân bài – Dựa
vào nội dung SGK TV5 tập 1 trang 74)Tiết 10: Luyện tập tả cảnh ( Xây dựng
đoạn thân bài – Dựa vào nội dung SGKTV5 tập 1 trang 81)
-Tuần 6: Tiết 11: Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài – Dựa vào nội
dụng SGK trang 83)Tiết 12: Kiểm tra – Viết bài văn tả cảnh
-Tuần 7:Tiết 13: Trả bài văn tả cảnh ( Dựa vào SGK TV5 tập 1 trang 53)
-Tuần 10: Tiết 14: Tả cảnh ( Kiểm tra viết giữa kỳ I)
-Tuần 11:Tiết 15: Trả bài văn tả cảnh
-Tuần 31: Tiết 16: Ôn tập văn tả cảnh,Tiết 17: Ôn tập văn tả cảnh
-Tuần 32:Tiết 18: tả cảnh ( Kiểm tra viết)
-Tuần 34: Tiết 19: Trả bài văn tả cảnh.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH TỪNG TIẾT CỤ THỂ NHƯ SAU:
Tiết 1:
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
(SGK TV5 tập 1 trang 11)
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của một bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài
( Nội dung Ghi nhớ)
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của một bài văn cụ thể ( Nắng trưa).
II. Cách thức tiến hành:
I. Phần nhận xét: ( Có sửa đổi về nội dung và phương pháp)
1. Đọc và tìm hiểu các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:
Đêm trăng quê hương
Những ngày sống ở quê nội, em thường được ngắm cảnh những đêm

trăng sáng. Nhưng em nhớ mãi hình ảnh đẹp đẽ, đầy thơ mộng của đêm trăng
rằm tháng bảy năm nội em tròn sáu mươi tuổi.
Ngay khi ánh nắng chiều vừa tắt, bóng tối nhập nhoạng đã lan tràn khắp
nơi. Màn đêm mỗi lúc một đen đậm, phủ trùm muôn vật, cây cối trong vườn nhà
chỉ cịn là những hình ảnh đen sì, kì qi. Nhà nhà đèn bật sáng. Ngồi đồng
đom đóm lập lịe, đàn muỗi bắt đầu vo ve.
Nửa giờ sau, chân trời phương đông ửng sáng. Màn đêm nhàn nhạt bao
trùm khắp nơi. Trăng mọc từ lúc nào! Mặt trăng tròn vành vạnh và óng ánh như
chiếc đĩa bạc to. Một lúc sau trăng nhô lên khỏi rặng cây đen mờ ở chân trời xa
tắp. Để rồi sau đó, trăng lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trời bây giờ trong vắt.
Hàng trăm đốm sao rải trên nền trời lam nhạt. Dù ánh trăng làm cho xóa nhịa,
chúng vẫn long lanh như những viên ngọc quý. Mây trắng lững lờ trôi thỉnh
thoảng lại che khuất chị Hằng Nga kiều diễm. …

download by :

12


….Ngắm cảnh đêm trăng đẹp tuyệt vời, nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên,
em cảm thấy tâm hồn lâng lâng sảng khối. Em càng thấy u q hương thơn
xóm mình hơn.( Đính chính: Tơi tiến hành thay nội dung bài đọc khác bài đọc
trong Sách giáo khoa, nội dung bài đọc “ Đêm trăng quê hương” gần với thực
tế cuộc sống học sinh hơn.)
Cách thực hiện: ( Nhóm ) Cá nhân Học sinh đọc bài văn, thực hiện lần lượt
theo yêu cầu của bài tập
Chia sẻ cặp đôi
Chia sẻ nhóm lớn.
Bài tập 2: ( Nhóm đơi) ( Sửa lại nội dung bài tập như sau) :
Bài văn “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” miêu tả theo thứ tự nào? Bài

“ Đêm trăng quê hương” miêu tả theo thứ tự nào? Từ hai bài văn đó hãy rút ra
nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh?
II. Phần ghi nhớ: (Cả lớp) như SGK
III. Phần luyện tập: ( Nhóm)
Thay đổi nội dung câu hỏi:
Đọc bài “Nắng trưa” và chỉ rõ các phần mở bài, thân bài, kết luận? Từng phần
đó nêu nội dung gì?
*. Mục đích của việc sửa đổi:
Thay ngữ liệu mẫu và cách hỏi để phù hợp với trình độ và đối tượng học
sinh tiểu học. Đưa ngữ liệu mới gần gũi với các em hơn giúp các em dễ dàng
trong q trình phân tích.
Tiết 2:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
( Dạy theo nội dung SGK TV5 tập 1 trang 14)
I. Mục tiêu:
Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài “Buổi sớm
trên cánh đồng” ( BT1).
Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2).
II. Cách thức tiến hành:
* Các bài tập hình thành kiến thức hiểu biết về kiểu bài:
Với các bài tập hình thành kiến thức hiểu biết về kiểu bài tôi hướng dẫn học sinh
làm một số bài tập như sau:
Bài tập 1:
Khoanh tròn vào chữ cái trước những cách làm giúp cho ta viết bài văn tả cảnh
sinh động giàu tình cảm:
a. Quan sát cảnh bằng tất cả các giác quan (Có thể nhắm mắt lại để lắng nghe,
hít đầy lồng ngực hương thơm hay cảm nhận sự vật bằng da thịt...)
b. Trong khi quan sát, ta chú ý liên tưởng đến các sự vật khác.
c. Hình dung cảnh vật có tâm hồn như con người
d. Phải sử dụng biện pháp liệt kê để kể ra hết bộ phận của cảnh.

e. Lựa chọn được những từ ngữ hay, chính xác, độc đáo để miêu tả sự vật.
* Mục đích của bài tập:
Thơng qua bài tập giúp học sinh có được những hiểu biết về cách viết bài văn tả
cảnh thông qua việc giới thiệu:
Cách quan sát cảnh vật, cách liên tưởng, cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.
Bài tập 2: Tiến hành như SGK – SGV
Trường hợp học sinh yếu giáo viên có thể nêu câu hỏi định hướng cho học sinh.

download by :

13


- Mở bài:
Em định tả cảnh gì? Ở đâu? Em tả cảnh đó vào thời gian nào? Tại sao
em lại lựa chọn cảnh đó để tả?
- Thân bài:
Em tả theo trình tự nào?Em đã quan sát được những cảnh vật nào? Em sẽ
lựa chọn hình ảnh tiêu biểu nào để tả.Em hãy ghi lại đặc điểm của các hình ảnh
đó?- Kết bài:
Em có nhận xét gì về cảnh vật đó.Nêu cảm nghĩ của em khi đứng trước
cảnh vật đó?
2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
2.4.1Nội dung thực nghiệm:
- Tiến hành soạn giáo án dạy thực nghiệm lớp 5D và 5C ( 2 tiết) với cùng bài
dạy: Tuần 1 – Tiết 1: Cấu tạo bài văn tả cảnh và Tuần 8: Tiết 11: Luyện tập tả
cảnh. Khi dạy ở lớp 5D tôi dạy với phương pháp làm trước đây; còn khi dạy lớp
5C có trình độ tương đương tơi áp dụng các giải pháp nêu trên. Sau đó đối
chứng kết quả của lớp 5C và 5 D ( trình độ HS tương đương).
- Áp dụng theo cách sắp xếp chương trình như đã nêu ở trên.

2.4.2 Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả:
- Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm đối với mọi đối tượng
học sinh lớp 5 D và lớp 5C – Trường Tiểu học Quảng Thành.
- Qua quá trình dạy học với 2 tiết dạy trên cùng một bài: Tuần 1 – Tiết 1: Cấu
tạo bài văn tả cảnh và Tuần 8 - Tiết 11: Luyên tập tả cảnh.
* Bảng thống kê kết quả đối chứng lớp 5 D và 5C trước và sau khi ứng dụng
sáng kiến kinh nghiệm. ( Sĩ số : 29 em)
Lớp 5D ( Ko ứng dụng SKKN )
KQ
trước KQ sau thực
thực nghiệm nghiệm

Hoàn
thành tốt

3

4

Lớp 5C ( Ứng dụng SKKN)
KQ trước thực KQ sau thực
nghiệm
nghiệm

Hồn
4
thành tốt

10


Hồn
7
9
Hồn
7
11
thành khá
thành
tốt
khá tốt
Hồn
14
12
Hồn
12
8
thành
thành
Chưa
5
4
Chưa
4
hồn
hồn
thành
thành
- Nhìn vào bảng kết quả tơi thấy phấn khởi vì các biện pháp tôi đề ra và áp dụng
đã bước đầu thành công. Số học sinh viết bài văn hay đã tăng hơn hẳn. Sáng
kiến này đã được triển khai rộng rãi tới tất cả giáo viên trong trường Tiểu học

trong trường.
* Bài học kinh nghiệm:Qua một số năm công tác theo suy nghĩ của cá nhân tôi
để dạy tốt môn Tập làm văn nói chung và dạy bài : Tả cảnh nói riêng Giáo viên
cần phải giúp học sinh có được những kĩ năng cơ bản là:

download by :

14


Trước hết học sinh phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài. Xác định được đề bài yêu
cầu tả cảnh gì. Năm được khung cảnh chung của cảnh vật định miêu tả. Phân
tích kĩ đề bài để tìm ra cảnh vật trọng tâm nhất để viết được bài văn hay nhất và
có sáng tạo nhất.
* Một số bài văn hay của học sinh:
Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên đẹp ở địa phương em.

download by :

15


Đề bài: Tả một buổi trưa hè

download by :

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận
* Những nhận định chung:
Trải qua một quá trình tìm hiểu nghiên cứu phân tích chương trình tập làm văn
lớp 5 kiểu bài tả cảnh và thực trạng của việc dạy tập làm văn kết hợp với kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra những khó khăn, những
điểm bất hợp lý trong nội dung dạy văn tả cảnh và đề xuất biện pháp khắc phục.
Đồng thời tôi cũng đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết văn tả cảnh
cho học sinh. Tơi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm
văn tả cảnh nói riêng và phân mơn tập làm văn nói chung.
Tơi thiết nghĩ để quá trình dạy tập làm văn đạt hiệu quả bản thân mỗi giáo viên
phải không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, chú trọng đổi mới phương pháp.
Trong q trình giảng dạy giáo viên phải có sự đầu tư tìm tịi nghiên cứu kỹ bài
giảng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh lớp mình để lựa chọn phương
pháp nội dung giảng dạy phù hợp.
Giáo viên cũng cần mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức giờ học sao cho linh
hoạt mềm dẻo, sinh động hấp dẫn học sinh.
Trong quá trình rèn kỹ năng cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý khắc sâu cả
nội dung lý thuyết kiểu bài và phương pháp làm bài cho các em.
Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em phát huy óc sáng tạo, năng lực sở trường
của mình khi viết văn.
* Điều kiện và kinh nghiệm áp dụng:
- Đề tài này có thể áp dụng cho việc giảng dạy tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 ở tất
cả các trường Tiểu học. Đối với những lớp trình độ học sinh cịn yếu giáo viên
cần có sự phân loại học sinh. Giáo viên cần nắm thật chắc mảng kiến thức này,
học sinh cần có sự chuẩn bị bài quan sát thực tế cảnh định tả thật chu đáo, tinh
tế, óc tượng tưởng phong phú đó là điều kiện để học sinh học tốt dạng bài Tập
làm văn Tả cảnh lớp 5.
* Phương pháp tiếp tục được hoàn thiện và những triển vọng trong việc vận
dụng:
- Trước giờ dạy: Nắm được nội dung, kiến thức bài học, xác định được được

kiến thức trọng tâm cần truyền tải đến học sinh, lựa chọn phương pháp dạy học
phù hợp.
- Trong giờ học: Chú ý khai thác áp dụng thêm phương pháp dạy học học sinh tự
chủ động khai thác kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên.
3.2 Kiến nghị:
- Trong giờ Tập làm văn cần tăng cường luyện nói cho học sinh.
- Đối với giáo viên cần lựa chọn nội dung phương pháp dạy học phù hợp, một số
tiết dạy và một số bài tập kiểu bài Tả cảnh.
- Đối với nhà trường tổ chức họp tổ nhóm, chuyên đề cùng nhau thảo luận
đưa ra những biện pháp dạy học tối ưu nhất.
- Phòng giáo dục: Tăng cường tổ chức chuyên đề về phân môn tập làm
văn nhiều hơn.

download by :

17


Qua một thời gian nghiên cứu tôi đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất về “ Một
số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”. Đây là ý kiến chủ
quan của cá nhân tôi nên không thể tránh khỏi những hạn chế rất mong nhận
được sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu Trưởng

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.
Người viết

Trần Thị Hiên

download by :

18


TI LIU THAM KHO
STT
Tên tài liệu- tên tác giả
1
Giỏo trỡnh: Phương pháp dạy học Tiếng việt 1- NXBĐHSP
Tác giả: Lê Phương Nga, NXBGD ĐHSP 2009.
2
Giáo trình: Phương pháp dạy học Tiếng việt 2- NXBĐHSP
Tác giả: Lê Phương Nga, NXBGD ĐHSP 2009.
3
Sách giáo khoa, Tiếng việt – Tập 1,2- Chương trình hiện hành
NXBGD - 2006.
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên)
4
Sách giáo viên, Tiếng việt – Tập 1,2 - NXBGD - 2006.
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên)
5
Luyện Tập làm văn 5 – Lê Phương Nga ( Chủ biên) Đỗ Thị Tuyết
Nhung – NXBĐHSP năm 2006.
6

7

Tiếng việt 5 nâng cao – PGSTS Lê Phương Nga( chủ biên) – TS. Trần
Thị Minh Phương – TS. Lê Hữu Tỉnh ... NXBGD 2006.
Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở Tiểu học – Lê Phương Nga –
NXBĐHSP – 2009.

download by :

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Trần Thị Hiên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Quảng Thành

TT

1.
2.
3.
4.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp phát triển lời nói
cho học sinh qua dạy học Tập làm

văn lớp 3.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giải Tốn có lời văn cho học
sinh lớp 3.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giải Tốn có lời văn cho học
sinh lớp 2.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giải Tốn có lời văn cho
học sinh lớp 2.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD cấp
Huyện

B


2010-2011

Ngành GD cấp
Huyện

A

2012-2013

Ngành GD cấp
Huyện

A

2014-2015

Ngành GD cấp
Tỉnh

B

2014-2015

download by :

20




×