Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân phải làm gì pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.15 KB, 10 trang )






LUẬN VĂN:

Trong điều kiện hiện nay của nước
ta, muốn tăng thu nhập quốc dân
phải làm gì






Lời mở đầu

Trong sự phát triển của nhân loại, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh công
nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử đã cho thấy bao biến động diễn ra trong sự
phát triển kinh tế của thế giới, cũng như sự phát triển thăng trầm của từng quốc gia. Đặc biệt
trong mấy thập kỷ gần đây những biến cố trong đời sông nhân loại càng thu hút nhiều người
Việt Nam quan tâm hơn đến những vấn đề kinh tế đã và đang diễn ra. Trước những biến
động và những thay đổi kỳ diệu trong đời sống nhân loại, người Việt Nam nhìn ra nước
ngoài càng suy ngẫm về con đường phát triển kinh tế của đất nước về sự tăng trưởng bền
vững và khả năng thu hẹp khoảng cách của nước ta với nhiều nước phát triển, về hội nhập
quốc tế
Với đề tài "Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân
phải làm gì"? Sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi dần của Việt nam trên con đường xây dựng
nền kinh tế.
Nội dung bài viết



Thu nhập quốc dân là tổng số sản phẩm( Giá trị mới) sáng tạo trong một năm (là
phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi số tư liệu sản xuất đã hao phí trong
một năm).
Xét về hình thái hiện vật, sản phẩm xã hội bao gồm các giá trị sử dụng này chia
thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Tư liệu sản xuất – Tư liệu lao động – nguyên
vật liệu phụ - được sử dụng để tiếp tục sản xuất. Vật phẩm tiêu dùng được sử dụng cho tiêu
dùng cá nhân của tất cả các giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
1. Nguồn gốc của thu nhập quốc dân.
Do những người lao động làm việc trong các ngành sản xuất vật chất sáng tạo ra. Đó
là tất cả các ngành sản xuất ra tư liệu vật chất: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải,
các dịch vụ phục vụ sản xuất.
a. Lao động sản xuất vật chất.

Trước hết ta hiểu lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con ngườinhằm
làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Lao động là
hoạt động bản chất nhất và là phẩm chất đặc biệt của con người, nó khác hoạt động theo bản
năng của con vật. Các Mác có viết: " Con nhện làm những động tác giống như động tác của
người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn phải làm
cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹ. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi
nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc
đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi.
Hoạt động lao động không những biến đổi tự nhiên mà còn hoàn thiện, phát triển
ngay cả bản thân con người. Trong quá trình lao động con người tích luỹ được kinh nghiệm
sản xuất, làm giàu tri thức của mình, hoàn thiện cả thể lực và trí lực. Sản xuất vật chất càng
tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong hoạt động và phát triển xã hội.
b. Dịch vụ sản xuất vật chất.
2. Các nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân.
a. Tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất.
Việc tăng này thực hiện bằng việc tăng số người lao động, tăng cường độ lao động

hay thời gian lao động của những người đang làm việc, hoặc bằng tất cả các cách đó. Việc
sử dụng hết lực lượng lao động và thời gian lao động số người đó là vấn đề rất lớn đối với
các nước đang phát triển để tăng thu nhập quốc dân.
- Tăng số người lao động: nguồn lực con người luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển, muốn xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệu quả của nguồn lực của đất nước. Trong các yếu
tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng
tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Có thể nói: " nguồn lực con người là nguồn lực của mọi
nguồn lực", " là tài nguyên của mọi tài nguyên". Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay
nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tố chức chặt chẽ là nhân tố cơ bản tăng thu nhập
quốc dân.
Để phát huy nhân tố con người cần phải xác định : Đầu tư cho con người về thực chất
là đầu tư cho sự phát triển kinh tế, nhà nước cần phải có chiến lược phát triển con người, mà

trước hết phải nâng cao về số lượng và chất lượng hệ thông giáo dục, bảo hiểm xã hội, y tế,
bồi dưỡng nhân tài cùng với việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Nhân tố con người là sự biểu hiện và sự khẳng định vai trò của con người trên cả hai
phương diện: tính cá thể và tính xã hội ( cộng đồng). Vì vậy nhà nước phải có cơ chế, chính
sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để
tạo ra động lực, lợi thế cho thu nhập quốc dân.
- Tăng cường độ lao động hay thời gian lao động của những người đang làm việc.
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Đối với các nước đang phát triển nói chung vàViệt Nam nói riêng thì việc sử dụng hết lực
lượng lao động và thời gian lao động của số người đó là một vấn đề lớn để tăng thu nhập
quốc dân bởi những hạn chế về khoa học – kinh tế, về trình độ của lao động.
Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới sinh ra, trình độ kinh tế còn thấp, nông dân và
người thợ thủ công còn có thể làm ăn độc lập vì thế nhà nước tư bản đã ban bố những đạo
luật bắt buộc công nhân làm thuê mỗi ngày phải làm thật nhiều giờ. Khi máy móc được áp
dụng và dân cư bị vô sản hoá nhiều hơn, khi tư bản đã có đủ số công nhân này để khỏi chết
đói đành phải chịu cho nhà tư bản nô dịch, tư bản có khả năng dùng áp lực kinh tế mà kéo

dài ngày lao động đến cực độ.
Trong thời kỳ hiện nay, tuy người lao động không còn bị bóc lột về thời gian lao
động song với trình độ về khoa học – kỹ thuật, con người còn hạn chế nên việc tăng thu
nhập quốc dân còn khó khăn.
b. Tăng năng xuất lao động.
Đây là yếu tố cơ bản nhất có ý nghĩa quyết định nhất đối với việc tăng thu nhập quốc
dân.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản
xuất ra.
Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của cơ sở vật chất – kỹ thuật của các tư liệu sản xuất, trình độ ứng dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Khoa học và công nghệ là thành tựu củavăn
minh nhân loại nhưng hiệu quả dụng khoa học công nghệ lại tuỳ thuộc vào điều kiện của

từng nước. Nên biết lựa chọn công nghệ phù hợp với tiềm năng, nguồn lực của từng nước
trình độ vận dụng và quản lý thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhan và bền
vững. Đồng thời còn là một nền tảng vững chắc và chủ chốt cho việc nâng cao năng suất lao
động.
Muốn vậy thì cần phải có chính sách khoa học – công nghệ đúng đắn, tạo những điều
kiện cần thiết khuyến khích sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường mở rộng
hợp tác, liên kết chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để hoà nhập với sự phát triển
chung của thế giới.
- Nâng cao năng suất lao động là quá trình làm tăng năng lực sản xuất của con người lao
động, tăng công suất của máy móc và làm tăng số lượng sản phẩm làm ra cho một đơn vị
thời gian. Do vậy sẽ làm giảm chi phí lao động xã hội cần thiết để chi phí cho việc sản xuất
ra một sản phẩm. Cho nên ta phải:
+ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động,
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm một cách nhanh nhất. áp dụng máy móc hiện đại sẽ
giải phóng nặng nhọc nguy hiểm, giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí về tiền lương

đồng thời kéo theo đó là chất lượng sản phẩm sẽ không ngừng tăng lên. Đưa những thành
tựu về công nghệ thông tin vào trong sản xuất cũng như quản lý.
Đưa máy vi tính vào trong hệ thống điều hành sản xuất để tăng độ chính xác, chặt
chẽ và nhanh gọn. Trong quản lý rất cần sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Nó là một
trong những cánh tay đắc lực cho cán bộ để quản lý tốt hơn.
+ Nâng cao trình độ của công nhân làm một hoạt động không ngừng để nâng cao trình độ tổ
chức quản lý, sử dụng lao động, trình độ lao động. Vì khi biết tổ chức quản lý, khi sử dụng
lao động hợp lý khoa học sẽ làm giảm lãng phí ngày công, giúp công nhân phát huy khả
năng năng lực của mình say mê hơn trong công việc đồng thời phát minh ra những sáng
kiến trong công việc cũng như sản phẩm.
Thu nhập quốc dân sẽ tăng nhanh khi cả hai yếu tố tăng lực lượng lao động xã hội và
tăng năng suất lao động đều được thực hiện tốt. Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển,
trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của người lao động,
của việc tổ chức và quản lý sản xuất đã cho phép tăng rất cao năng suất lao động, tạo ra khối
lượng của cải vật chất to lớn, làm tăng thu nhập quốc dân trong các nước đó lên cao.

Nhưng tại các nước Tư bản, một phần rất lớn dân cư có năng lực lao động không
những không sản xuất ra sản phẩm xã hội mà còn không tham gia lao động có ích cho xã
hội. Đó trước hết là các giai cấp bóc lột và cả bè lũ đầy tớ ăn bám của chúng, là bộ máy
quan liêu, cảnh sát, quân sự khổng lồ bọn này bảo vệ chế độ nô lệ làm thuê tư bản chủ
nghĩa. Phần lớn sức lao động bị hao phí một cách vô ích, không có lợi gì cho xã hội cả. Thí
dụ cạnh tranh, đầu cơ điên cuồng và quảng cáo rầm rộ quá đáng đều đi đôi với món chi phí
to lớn.
3. Các nhân tố làm hạn chế mức tăng thu nhập quốc dân
a. Bộ máy Nhà nước quan liêu, lạm phát
Chủ nghĩa Tư bản ngày càng phát triển thì bộ máy Nhà nước ngày càng phình ra, số
nhân viên phục vụ cho giai cấp tư sản ngày càng tăng thêm, tỷ lệ những người công tác
trong lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm bớt, mà tỷ lệ những người công tác trong
lĩnh vực lưu thông thì lại tăng thêm rất lớn.
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được động

lực phát triển và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
b. Thất nghiệp
Đội quân thất nghiệp cứ đông mãi lên, nhân khẩu công nghiệp thừa ngày càng
nghiêm trọng. Tất cả những điều đó dẫn tới chỗ hạn chế sự tăng lên của thu nhập quốc dân
của xã hội tư sản.
4. Sự phân phối thu nhập quốc dân
Trong lịch sử, mỗi phương thức sản xuất có những hình thức phân phối thích hợp.
Trong chế độ tư bản, sự phân phối thu nhập quốc dân quyết định bởi tình trạng quyền sở
hữu tư liệu sản xuất tích tụ trong tay nhà tư bản và địa chủ bóc lột giai cấp vô sản và nông
dân.
Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển, mặc dù đời sống của công nhân, nông dân
được cải thiện do trình độ phát triển cao của sản xuất. Nhưng phần thu nhập quốc dân của
họ trong thu nhập quốc dân chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ. Họ vẫn bị bần cùng hoá một cách
tương đối.
Việc phân phối lại thu nhập quốc dân được tiến hành bằng nhiều cách: Qua thu chi
ngân sách Nhà nước và qua chi tiêu cho các dịch vụ phục vụ đời sống.

- Nguồn thu của chủ yếu của ngân sách Nhà nước tư sản là thuế.
- Nguồn thu quan trọng thứ hai của ngân sách Nhà nước tư sản là công trái
- Nguồn thu quan trọng thứ ba của ngân sách Nhà nước là phát hành tiền giấy.


Kết luận

Việt Nam đang trên con đường phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên toàn
bộ mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Vì thế, Nhà nước ta cần phải tiếp tục đổi mới
chính sách xã hội, chính sách bảo vệ môi trường, có các chính sách thích hợp tạo công bằng
về cơ hội bình đẳng trước pháp luật. Tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản
lý vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá, chính sách đầu tư Nhà nước được điều
chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tạo điều kiện

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp
kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy trong sạch vững mạnh, phân cấp
mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước, hỗ trợ và khuyến
khích các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu lợi ích của nhân dân. Đồng
thời phải phát triển nguồn nhân lực thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, đảm bảo
nguồn nhân lực cả về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đổi mới chính sách, chú trọng sử dụng và phát huy tiềm
năng tri thức, khuyến khích cho việc mở rộng và giao lưu kinh nghiệm, khuyến khích cho
đầu tư phát triển về giáo dục, mở rộng quỹ khuyến học.


Tài liệu tham khảo

1. Sách kinh tế học phổ thông
2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
3. Lịch sử kinh tế
4. Các tài liệu khác


Mục lục

Lời mở đầu 1
Nội dung bài viết 2
1. Nguồn gốc của thu nhập quốc dân. 2
2. Các nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân 3
3. Các nhân tố làm hạn chế mức tăng thu nhập quốc dân 6
4. Sự phân phối thu nhập quốc dân 6
Kết luận 8
Tài liệu tham khảo 9







×