Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp chia nhóm cho học sinh tự thiết kế bài học trên phương pháp chia nhóm cho học sinh tự thiết kế bài học trên powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 17 trang )

MỤC LỤC

TRANG

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3



2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2.1. Thuận lợi

4

2.2.2. Khó khăn

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1. Lựa chọn bài học áp dụng

5

2.3.2. Điều chỉnh phân phối chương trình của một số tiết học

6

2.3.3. Phân chia nhóm

6

2.3.4. Nội dung thực hiện và thời gian hồn thành


6

2.3.5. Trình bày kết quả

7

2.3.6. Đánh giá kết quả

7

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

8

2.4.1. Kết quả thực hiện của học sinh

8

2.4.2. Kết quả học tập của học sinh

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1

download by :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình
dạy học. Cùng một nội dung giống nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, có
tích cực hay khơng, giờ học có phát huy tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn
sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không,
phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên. Vì thế trong quá
trình dạy học người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên
soạn nội dung giáo án và dùng các phương tiện dạy học hiện đại để đổi mới
phương pháp dạy học, nhưng về cơ bản nội dung đã được quy định trong sách giáo
khoa, còn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo
chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên.
Trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội những
kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải biết kích thích sự sáng tạo say mê học hỏi của
học sinh. Bởi vì, việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo địi hỏi học
sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực thúc đẩy bản
thân các em hoạt động để đạt các mục tiêu đó.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Lê Hồn tơi thấy rằng: để
đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học giáo viên cần có cách thiết kế bài
giảng phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Qua đó các em hiểu được kiến thức đã học trên
lớp và ứng dụng nó vào các cơng việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có).
Chương trình Tin học 10 là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Giúp giáo
viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của

học sinh trong học tập Tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến
thức giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu
tiên. Như vậy, thông qua môn Tin học 10 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu
bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo. Các kiến thức về “Những ứng
dụng của tin học, tin học và xã hội, mạng máy tính” khơng ngừng phát triển, điều
này dẫn đến sự thay đổi và cập nhật kiến thức mới trong sách giáo khoa tin học 10.
Muốn tăng khả năng thu nhận những kiến thức đó người học phải có một nền tảng
cơ bản về kiến thức này và có khả năng tư duy tốt. Ở những bài học này nếu dạy
theo phương pháp truyền thống hay theo phương pháp mới nhưng khơng kích thích
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng làm cho tiết học nhàm chán,
đối phó và khơng khắc sâu được kiến thức.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi đã cố gắng tìm kiếm nhiều biện pháp
giảng dạy hợp lý và mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Phương pháp chia nhóm cho học
sinh tự thiết kế bài học trên powerpoint trong tin học 10”, qua đó nâng cao kết quả
học tập bộ mơn và có thể giúp các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê
về Tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh trường trung học phổ thơng Lê Hồn. Đồng thHoanfthoong qua đó đánh gái
được thực trạng việc học tập mơn Tin học 10 và nâng cao kết quả học tập bộ môn.
2

download by :


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 10(10A3, 10A6, 10A9, 10A11) mà tôi được phân công
trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Lê Hoàn – Thọ Xuân – Thanh Hóa trong năm
học 2018 -2019.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10.
+ Các bài viết và các tư liệu trên mạng Internet. Đặc biệt là các bài viết và
các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Tin học.
+ Tài liệu về phương pháp dạy học “chia nhóm”
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Từ thực tiễn giảng dạy tại trường.
+ Tham khảo các ý kiến đồng nghiệp.
+ Lấy các ý kiến từ phía học sinh.
+ Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp.
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có
những điều chỉnh hợp lí.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tin học là một mơn học mang tính Khoa học và Ứng dụng điển hình, các
khái niệm mang nhiều ý nghĩa khoa học và khá trừu tượng như thông tin, cấu trúc
file và thư mục, hệ điều hành,…Các ứng dụng của máy tính bao phủ rộng lớn trong
mọi ngành nghề và hầu hết các hoạt động của xã hội ngày nay. Bên cạnh việc phải
hiểu các khái niệm, ý nghĩa của vấn đề mang thuần túy Tin học thì để hiểu sâu các
ứng dụng cịn cần phải có hiểu biết các kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn của
các ứng dụng này. Phần lớn các ứng dụng của Tin học đòi hỏi các kỹ năng thao tác
thực hành chuẩn xác và cả những hiểu biết không thuộc chuyên ngành Tin học.Với
những nhận xét trên, việc giảng dạy lý thuyết mơn Tin học địi hỏi sự linh hoạt rất
cao của các giáo viên. Giáo viên không thể áp đặt kiến thức hay việc lấy sách giáo
khoa làm chuẩn. Với Tin học một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa và nhiều
cách hiểu khác nhau. Giáo viên cần chú ý đến cái lõi của kiến thức, đến kỹ năng sử
dụng phần mềm và kết quả cuối cùng của bài làm học sinh. Không nên bắt học
sinh học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm của sách giáo khoa. Tin học là một
mơn học với đặc tính công nghệ cao, các khái niệm đi liền với công nghệ và thay

đổi rất nhanh. Những khái niệm rất cơ bản như thông tin, khái niệm tệp, thư mục,
khái niệm bộ nhớ, mạng máy tính đều đã thay đổi rất nhiều. Mơ tả khái niệm lý
thuyết bằng tình huống, hình ảnh và thao tác trên máy tính là rất cần thiết với bộ
môn này. Như vậy việc kiểm tra kiến thức lý thuyết của môn Tin học cần được tiến
hành một cách thận trọng thơng qua các câu hỏi tình huống, các thao tác cụ thể trên
máy tính. Những câu hỏi tình huống như vậy vừa là các gợi ý vừa là cách tốt nhất
để học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm. 
Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THPT, nó có
một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay.
Qua thực tế giảng dạy ở trường các năm qua, tôi nhận thấy, nếu có một
phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh ln muốn học
3

download by :


những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận
thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên với chương trình Tin
học địi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, sự nhạy bén, tư duy có sự quan
sát, sáng tạo và kỹ năng của học sinh để giải quết vấn đề, vì vậy địi hỏi phải tìm ra
phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự kết nối giữa các
kiến thức với nhau và với kỹ năng thực hành.
Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến thức cho
học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin học 10 là
phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo và kỹ
năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cần phải nâng cao được
chất lượng từ các bộ mơn, trong đó có mơn Tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh

hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết, từ thực
tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn tới ham
học hỏi, u thích mơn học. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự
đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
Tin học đã phát triển trong thời đại hiện nay và được ứng dụng hầu hết trong
tất cả các hoạt động của xã hội.
Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với các em tôi nhận thấy các em cũng
phần nào ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Tin học. Số lượng học sinh u
thích bộ mơn ngày càng tăng. Hơn nữa, có nhiều học sinh thích tìm kiếm thơng tin
trên Internet và tìm hiểu các ứng dụng mới của Tin học vào đời sống hằng ngày.
Học sinh đã được làm quen với phần mềm PowerPoint trong chương trình
Tin học lớp 9
Việc tìm kiếm thơng tin trên Internet khơng cịn là khó khăn đối với học sinh
trong giai đoạn hiện nay.
Việc sử dụng máy tính cá nhân để làm việc ngày càng phổ biến và thơng
dụng trong các gia đình. Học sinh khơng khó khăn để làm việc trên máy tính tại
nhà.
Nhà trường trang bị 1 phòng máy chiếu và 2 phòng thực hành có kết nối
mạng.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì qua nhiều năm giảng dạy mơn Tin
học, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh vẫn chưa u thích mơn Tin Học, đó
là một khó khăn rất lớn và việc dẫn đến học sinh chưa u thích mơn Tin học có
thể kể đến những ngun nhân sau:
+ Về đặc trưng bộ môn:
Tin học là một bộ mơn khoa học mới, khó học, địi hỏi người học phải đầu
tư nhiều về thời gian và công sức. Hơn nữa, chương trình Tin học 10 ở chương I,
đa phần là tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực Tin học, phần lý thuyết

4

download by :


này khá khô khan, sự cung cấp lý thuyết thường diễn ra 1 chiều. Vì thế, học sinh
học tập rất ít hứng thú, đôi khi tỏ ra nhàm chán khi được truyền thụ kiến thức từ
giáo viên.
+ Về phía giáo viên:
Giáo viên thường dạy học theo lối truyền thụ kiến thức 1 chiều: thầy truyền
đạt, trò lắng nghe. Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp mới để kích thích
hoạt động tự học, tự nghiên cứu của các em.
+ Về phía học sinh:
Học sinh tiếp thu kiến thức cịn thụ động, lệ thuộc vào giáo viên, vào sách
giáo khoa nên mức độ hiểu biết về kiến thức bài học thấp, kĩ năng nghiên cứu và
tìm tịi thơng tin cho bài học cịn kém.
Học sinh khơng thực sự hiểu bài dẫn đến chán nản, mất tập trung, làm việc
riêng trong giờ, hiệu quả của tiết học không cao.
Một bộ phận học sinh không tự tin, cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi khi đến tiết
tin học.
Như vậy, để kích thích các em hăng say tham gia học tập môn Tin học thì
giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng tiết học, từng phần học thì
mới phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh và tạo cho học sinh có cơ
hội trình bày ý kiến, cách giải quyết của mình. Từ đó, nâng cao kết quả học tập và
lịng u thích bộ mơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khác với kiểu dạy học truyền thống hay dạy học với giáo án điện tử thì
phương pháp chia nhóm cho học sinh tự thiết kế bài học trên powerpoint sẽ
giúp học sinh được bộc lộ những khả năng của bản thân, hình thành kỹ năng tư
duy, hợp tác trao đổi, chia sẽ và học hỏi lẫn nhau. Trong quá trình trình bày bài của

nhóm mình khơng khí sơi nổi, thoải mái trong học tập. Học sinh ln có cảm giác
tự do, khơng bị áp đặt qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Tạo cho học sinh thói quen
nhận thức, suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong tiết học. Tạo động cơ để học sinh
mở rộng, đào sâu và nâng cao hơn sự hiểu biết về những vấn đề cần tìm hiểu. Học
sinh có cơ hội được lắng nghe, đánh giá, so sánh quan điểm, ý kiến của chính mình
với ý kiến của những người khác, được khẳng định và thể hiện chính kiến của
mình. Tạo cách ứng xử, phản hồi nhanh về những vấn đề đặt ra... Bên cạnh đó, sử
dụng phương pháp này cịn có ý nghĩa “kép” bởi nó khơng chỉ thuần túy thể hiện
những hiểu biết về nội dung cần tìm hiểu mà còn bộc lộ thái độ, cảm xúc, kinh
nghiệm thực tế của học sinh xung quanh những nội dung đó. Mặt khác, phương
pháp này kích thích lịng đam mê học tập của học sinh tránh lối thụ động. Giúp học
sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đồn kết cao.
Học sinh hổ trợ hợp tác lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh
vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những kiến
thức liên quan từ thực tiễn.
Tơi xin trình bày giải pháp cụ thể như sau:
2.3.1. Lựa chọn bài học áp dụng
Bài học áp dụng :
+ Bài 8 : Những ứng dụng của tin học
5

download by :


+ Bài 9: Tin học và xã hội
Trước tiên tôi chỉ áp dụng phương pháp này vào bài 8 và bài 9 (chương I –
Tin học 10) vì kiến thức của các bài học trên gần gũi với các em trong đời sống
hằng ngày, khơng q trừu tượng, khó hiểu. Hơn nữa, một số kiến thức và ví dụ
minh họa trong sách giáo khoa trình bày khơng cịn phù hợp với thời đại cơng nghệ

như hiện nay. Ngồi ra, các em cịn muốn tìm hiểu nhiều điều mới lạ.
2.3.2. Điều chỉnh phân phối chương trình của một số tiết học
Theo phương pháp này thì để có thời gian phân cơng cơng việc cho học sinh
và thời gian học sinh hồn thành thì phân phối chương trình của một số tiết học
phải thay đổi như sau :
Tiết 18 : Dạy bài 6 “Giải bài tốn trên máy tính” chỉ dạy mục 1,2 cịn thời
gian cịn lại phân chia nhóm và nội dung làm việc của các nhóm.
Tiết 19 : Dạy tiếp theo bài 6 các mục còn lại và bài 7 “Phần mềm máy tính”
Tiết 20 : Trình bày bài 8 “Những ứng dụng của tin học”
Tiết 21: Trình bày bài 9 “Tin học và xã hội”
2.3.3. Phân chia nhóm
- Có hàng chục cách chia nhóm khác nhau. Khi chia nhóm tôi chú ý tới các
đặc điểm:
+Số lượng học sinh phải tương đương nhau, khơng chia nhóm này q đơng,
nhóm kia q ít.
+Trình độ năng lực của học sinh: năng lực của các nhóm phải ngang nhau,
khơng để tình trạng nhóm này tập trung nhiều người học giỏi, năng động, nhóm kia
phần đông lại kém hơn, rụt rè, im lặng.
+ Khoảng cách địa lí: Vì hoạt động nhóm của các em được thực hiện ở nhà
và thời gian 1 tuần nên trong q trình chia nhóm tơi cũng để ý tới khoảng cách địa
lí của các em. Những em học sinh nhà gần nhau hơn được ưu tiên chia về cùng
nhóm để việc tập trung thiết kế bài học được thuận lợi.
- Yêu cầu mỗi nhóm:
+ Cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng
thành viên.
+ Mỗi nhóm phải có nhóm trưởng để nộp bài cho giáo viên, có trách nhiệm
tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa
các thành viên trong nhóm, đảm bảo nội dung thực hiện của nhóm theo đúng u
cầu.
Vì vậy, theo phương pháp này thì tơi chia lớp thành 4 nhóm. Hiện nay, sĩ số

mỗi lớp học từ 40 đến 45 học sinh từ đó mỗi nhóm sẽ từ 10 đến 11 học sinh. Vì
thời gian thực hiện được tiến hành ở nhà nên nếu 1 nhóm mà có quá nhiều học sinh
sẽ khó tập hợp đầy đủ cả nhóm dẫn đến học sinh ít tập trung vào nhiệm vụ được
giao, nhiều học sinh thì chờ ỷ lại vào các bạn cùng nhóm, báo cáo kết quả bị hạn
chế.
2.3.4. Nội dung thực hiện và thời gian hoàn thành
- Nội dung thực hiện:
Ở mỗi bài học các nhóm đều phải thực hiện công việc nghiên cứu và tạo
bài giảng cho bài học đó trên powerpoint để thành một bài giảng cụ thể. (4 nhóm
tương ứng với 4 bài giảng khác nhau nghiên cứu cùng nội dung một bài học)
6

download by :


Một tiết học chỉ có 45 phút nên bài thuyết trình của mỗi nhóm tối đa là 7
phút. Thơng báo thời gian trước để các em định hướng, lựa chọn và bố trí nội
dung.
-Thời gian hồn thành:
Thời gian hồn thành của các nhóm trong một tuần. Nộp bài cho giáo viên
qua địa chỉ email. Giáo viên phải đọc bài thực hiện của tất cả các nhóm để biết
được bài làm của nhóm nào tốt nhóm nào chưa tốt đề có nhận xét đánh giá chính
xác, cơng bằng giữa các nhóm. Trong q trình hồn thành bài giảng, các nhóm có
thể trao đổi với giáo viên để tham khảo ý kiến góp ý.
2.3.5. Trình bày kết quả
Sản phẩm thu được của các nhóm dưới dạng file PowerPoint và được trình
bày trên máy chiếu. Các nhóm ghi danh sách học sinh của nhóm và nộp cho giáo
viên. Giáo viên yêu cầu ngẫu nhiên bất kỳ một học sinh nào trong nhóm lên thuyết
trình. Theo cách chỉ định ngẫu nhiên này sẽ tránh tình trạng cơng việc chung của
cả nhóm nhưng chỉ tập trung vào một số người học năng nổ. Để đảm bảo tất cả

mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, khơng ỷ lại vào người khác. Vì vậy
khi giao nhiệm vụ cho các nhóm giáo viên phải thơng báo sẽ chọn người trình bày
theo cách nói trên. Khi một nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe và sau
đó tiến hành nhận xét, đặt ra nhưng câu hỏi trao đổi, phản biện. Để đảm bảo cho
mọi học sinh trong lớp đều chú ý lắng nghe, không đứng “bên lề”, ngoài sự tự
nguyện của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu bất kỳ học sinh nào nhận xét và đưa
ra câu hỏi. Tuy nhiên mục đích cuối cùng là đi đến kết luận chung, do vậy giáo
viên phải điều khiển khéo léo, tránh sự nhận xét trùng lặp, dài dịng, đưa câu hỏi
khơng phù hợp và dẫn đến mất quá nhiều thời gian. Giáo viên phải sắp xếp thời
gian để tất cả các nhóm được trình bày kết quả của mình một cách cơng bằng. Nếu
khơng tạo điều kiện cho tất cả các nhóm trình bày bài của mình, có thể hình thành
thái độ thiếu hứng thú và thiếu động lực cho các lần sau. Mặt khác, nếu khơng tạo
cơ hội cho tất cả các nhóm trình bày, giáo viên không nhận ra được những ưu và
khuyết điểm của các nhóm, do vậy khơng đánh giá một các toàn diện về nhận thức
và thái độ của học sinh đối với bài học.
2.3.6. Đánh giá kết quả
Giáo viên chịu trách nhiệm đánh giá nhưng trước khi kết luận, giáo viên yêu
cầu một vài học sinh thuộc các nhóm còn lại đánh giá, nhận xét, đặt câu hỏi sản
phẩm của các nhóm và q trình thuyết trình của các nhóm.
Bài thuyết trình này sẽ được lấy điểm 15 phút trong kiểm tra thường xuyên
nên giáo viên phải đánh giá cơng bằng. Tơi trình bày cách đánh giá của mình như
sau:
Điểm sản phẩm của các nhóm: từ 5 điểm đến 7 điểm.
Điểm thuyết trình sẽ được cộng thêm 1 điểm, 2 điểm hoặc không cộng điểm
nào tùy thuộc vào người thuyết trình. Nên các nhóm sẽ cử ra gương mặt đại diện
cho nhóm trình bày làm sao để có thể lấy được điểm cao nhất trong phần thuyết
trình.
Trong quá trình trình bày bài học sinh có nhận xét và đưa ra câu hỏi đúng,
hay và phù hợp sẽ được cộng 1 điểm cho một lần.
7


download by :


Trong q trình trình bày bài của các nhóm nếu học sinh nào đưa ra nhận xét
sai, không theo dõi thì sẽ bị trừ 1 điểm.
Chúng ta phải có cộng điểm và trừ điểm để tạo động cơ và phần nào thu hút
sự tập trung theo dõi của tất cả các học sinh, cũng thơng qua đó để học sinh nắm
được kiến thức mà không phải nội dung thực hiện của mình.
Vậy mỗi bài các nhóm đều trình chiếu 4 lần trong một tiết học thì học sinh
sẽ khắc sâu được kiến thức thuộc nội dung thực hiện của nhóm mình và ghi nhớ
được kiến thức bài học kể cả những bài mà nhóm mình khơng thực hiện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Kết quả thực hiện của học sinh
Khi áp dụng phương pháp chia nhóm cho học sinh tự thiết kế bài học
trên powerpoint vào bài 8: Những ứng dụng của tin học và bài 9: Tin học và xã
hội. Học sinh được thỏa sức tìm hiểu thơng tin phong phú trên internet, hồn tồn
được chủ động về kiến thức, các em được rèn luyện kĩ năng khi làm việc với phần
mềm powerpoint và tự tin trình bày bài giảng của nhóm. Dưới đây là kết quả thực
hiện của nhóm có kết quả cao nhất.
Bài 8 : Những ứng dụng của tin học

8

download by :


9

download by :



10

download by :


11

download by :


Bài 9 : Tin học và xã hội

12

download by :


13

download by :


14

download by :


2.4.2. Kết quả học tập của học sinh

Thông qua việc thực hiện những biện pháp cụ thể nói trên đối với các lớp
10A3, 10A9 tôi đảm nhận công tác giảng dạy trong năm học này thì thấy hiệu quả
đạt được rất tốt, kết quả học tập của các em tăng lên rõ rệt và ý thức của các em
trong các tiết học cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Kết quả thực nghiệm khi vận dụng sáng kiến vào q trình dạy học cho thấy:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, nâng
cao hiệu quả dạy học.
- Học sinh ngày càng u thích bộ mơn.
- Học sinh khắc sâu được kiến thức, đa số các em hiểu được bài ngay tại lớp.
- Những học sinh trước kia cịn yếu thì giờ cũng đã nắm được các kiến thức
quan trọng của nội dung bài học.
- Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh luôn tham gia vào
các hoạt động của tiết học.
- Học sinh tự tin trình bày ý kiến trước tập thể, khơng cịn rụt rè, có tinh thần
tự giác.
Để có sự so sánh kết quả khi vận dụng SKKN vào bài học, tôi đã áp dụng
SKKN với 2 lớp 10A3, 10A9 và không áp dụng SKKN với 2 lớp 10A6, 10A11.
Tiến hành khảo sát 4 lớp sau tiết học áp dụng SKKN với các phiếu trả lời một số
câu hỏi sau: (bằng cách đánh dấu X vào ơ có hoặc khơng)
TT

Nội dung câu hỏi



1

Em có cảm giác thích thú khi đến tiết tin học khơng?

2


Phương pháp giảng dạy của cơ có tạo hứng thú cho các em?

3

Em có tự tin với kiến thức qua tiết học trước khơng?

4

Em có mong đợi đến bài học tiếp theo không?

Không

Kết quả khảo sát với 84 học sinh/ 2 lớp (10A3, 10A9) và 85 học sinh/ 2 lớp
(10A6, 10A11) mà tôi giảng dạy với số lượng thống kê như sau:

TT

1

Lớp áp dụng sáng kiến
(10A3, 10A9)
Kết quả trả lời
Kết quả trả lời có
khơng
Số
Số
%
%
lượng

lượng
82
97,6
2
2,4

Lớp khơng áp dụng sáng kiến
(10A6, 10A11)
Kết quả trả lời
Kết quả trả lời có
khơng
Số
Số
%
%
lượng
lượng
50
58,8
35
41,2

2

82

97,6

2


2,4

55

64,7

30

35,3

3

80

95,2

4

4,8

55

64,7

30

35,3

4


82

97,6

2

2,4

50

58,8

35

41,2
15

download by :


Nhận xét: Như vậy qua bảng thống kê ở trên, so sánh số liệu thống kê giữa
các lớp được áp dụng SKKN và các lớp không được áp dụng SKKN, ta thấy học
sinh ở các lớp được áp dụng SKKN đã hứng thú hơn trong quá trình học, các em
đã có sự chờ đợi đến tiết học sau để khám phá những kiến thức mới. Có cái nhìn
thiện cảm và gần gũi hơn với bộ môn tin học. Kết quả này tạo động lực cho tôi tiếp
tục áp dụng phương pháp này ở những bài học tiếp theo.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy một số bài ở
chương trình Tin học 10 đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tập trung, kiểm tra, theo dõi
mọi hoạt động của học sinh trong tiết học. Nhưng phần nào đó phát huy được tính

tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và
tầm quan trọng của tin học trong đời sống hằng ngày. Từ đó, các em vận dụng tốt
các kiến thức đã học để sử dụng tin học hữu ích hơn trong hoạt động học tập cũng
như các hoạt động diễn ra hằng ngày .
Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được các đồng nghiệp không chỉ
cùng bộ môn mà các bộ môn khác chia sẻ, ứng dụng trong quá trình giảng dạy để
giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức .
Tuy nhiên, chúng ta không quá lạm dụng phương pháp này khi giảng dạy sẽ
dẫn đến sự nhàm chán, kết quả là sự vô bổ, mất thời gian. Phương pháp này phải
chọn bài học phù hợp. Giáo viên phải tổ chức, điều khiển hoạt động một cách phù
hợp thì mới phát huy được hiệu quả, tác dụng và được nhiều học sinh yêu thích.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Hằng

16

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Sách giáo khoa Tin học 10 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2007
Sách giáo viên Tin học 10– Nhà xuất bản giáo dục năm 2007
Các tài liệu về phương pháp dạy học “chia nhóm”
Nguồn Internet

17

download by :



×