Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN: Phương pháp hoat động nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.55 KB, 5 trang )

Phòng GD & ĐT huyện Tân Thành
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Sơng Xồi , Ngày 09 tháng 03 năm 2008
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Người sọan: Nguyễn Văn Thiện
I/ Đặt vấn đề
Hoạt động nhóm là yêu cầu tối cần thiết trong đổi mới phương pháp giáo
dục trong nhà trường hiện nay. Với mỗi giáo viên có những cách thức tổ
chức khác nhau, theo từng mục đích, yêu cầu và lượng kiến thức cần truyền
đạt trong mỗi bài giảng khác nhau. Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu
quả chúng ta cần thống nhất một số phương pháp chung sao cho dễ thực
hiện, đáp ứng được trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nhằm đem lại kết quả
cao nhất cho mọi tiết dạy trên lớp của chúng ta mà tất cả mọi giáo viên đều
có thể thực hiện đượcmột cách dễ dàng.
1> Yêu cầu của ngành:
1- Nhằm nâng cao chất lượng việc thảo luận nhóm của học sinh, giúp HS
tự rèn luyện khả năng đóng góp, xây dựng bài, và phát huy tính tự chủ,
chủ động trong việc lónh hội kiến thức mới một cách nhanh nhất. Đồng thời
giúp học sinh có khả năng mạnh dạn đưa ra những quan điểm của mình
trước lớp từ đó học sinh càng tự chủ hơn trong học tập.
2- Giúp giáo viên có thể ứng dụng, chế biến từ một cách thức chung thành
phương pháp riêng của từng cá nhân để áp dụng cho mọi tiết dạy trên lớp
và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Anh Văn trong
cấp học trung học cơ sở.
2> Thực trạng:
- Đa số HS có khả năng suy luận lô gích rất tốt, các em có khả năng mạnh
dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người.
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS khá cao, tuy nhiên chưa
có điều kiện thể hiện.


- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tao trong đổi mới
phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.
- Công nghệ thông tin, và trang thiết bò giáo dục đều được trang bò nay đủ
cho các trường nên việc sọan giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.
1
Bên cạnh đó còn một số vấn đề cần đề cập:
- Số lương HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế.
- Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập.
- HS chưa quen với cách hoạt động nhóm mà chỉ ỷ lại cho HS khác làm.
- Giáo viên một số chưa thực sự chú trọng đến vấn đề hoạt động tổ nhóm,
có người cho rằng môn của mình không thật sự cần hoạt động nhóm, hoặc
tiết dạy này không có gì để hoạt động nhóm nên thường cho qua.
- GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong
lớp một cách kòp thời.
- Các câu hỏi yêu cầu của GV chưa đủ sức năng đòi hỏi HS phải đầu tư,
suy nghó mà GV thường lấy ngay những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc
những câu hỏi quá dễ có nội dung trong sách làm đề tài hoạt động nhóm.
Hoặc đôi khi, những câu hỏi của giáo viên quá vụn vặt vì nghó rằng câu
hỏi khó thì các em không trả lời đươc.
- Hoạt động nhóm thường chỉ được thực hiện trong các tiết hội giảng, thanh
tra nên thường cho sẵn các em đáp án, từ đó các em không cần phài suy
nghó, tranh luận gì cả
- Việc chia nhóm, phân công nhóm chưa làm tốt, có những em không biết
mình phải làm gì và làm như thế nào, chỉ biết xúm vào nhóm để “nhìn”.
- Thời gian cho hoạt động nhóm quá ít vì GV sợ “cháy giáo án”
- Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kòp thời cho nhóm hoạt
động tốt. Chưa có những thành viên tích cực được huấn luyện trở thành
những trợ giảng cho giáo viên.
- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh
quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường

không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm.
II/ Giải quyết vấn đề:
1> Cơ sở lý luận :
+ Qua quá trình giảng dạy bộ môn Anh văn tại trường THCS Chu Văn
An từ năm 1999 tới nay, qua các buổi tham gia chuyên đề các cấp và
qua các tiết dự giờ đồng nghiệp , tôi mạnh dạn trình bày những quan
điểm của mình về phương pháp hoạt động nhóm trong một tiết dạy.
A / Với giáo viên:
a/ Việc chuẩn bò:
2
- Trước hết cần nghiên cứu thật kỹ nội dung cần truyền đạt trong bài
giảng. Xác đònh rõ trọng tâm của bài nhằm có sự phân bố thời gian
hợp lý nhất cho từng tiểu mục.
- Lập dàn ý những ý tưởng về tiến trình tiết dạy thật cụ thể nhằm khai
thác hết nội dung của bài.
- Xác đònh rõ nội dung nào cần thiết cho hoạt động nhóm, nội dung
nào không thật cần thiết. Tránh việc dành quá nhiều thời gian cho
hoạt động nhóm hoặc bỏ quên những trọng tâm cần thiết cho hoạt
động này.
- Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi thật sự cô đọng, xúc tích, có khả
năng phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Tránh những câu
hỏi dài dòng và những câu hỏi học sinh có thể đọc câu trả lời trong
sách giáo khoa.
- Chuẩn bò phiếu học tập hoặc các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận
để phát cho các nhóm vào lúc cần thiết.
- Việc phân nhóm cũng hết sức quan trọng. Cần có sự phân chia nhóm
cụ thể từ đầu năm học, mỗi nhóm không nên quá đông hoặc quá ít.
(phù hợp nhất là nhóm 4  6 học sinh). Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng
chỉ huy. Mỗi tổ hoặc mỗi dãy bàn có1 học sinh giỏi làm trợ giảng đi
kiểm tra các nhóm và cố vấn cho các nhóm hoàn thành việc được

phân công đúng thời gian quy đònh.
b/ Việc tiến hành tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu số lần hoạt động nhóm chỉ nên từ 2 đến 3 lần cho một tiết
dạy, nhiều quá dễ nhàm chán, ít quá tiết dạy sẽ trầm, không sôi
động.
- Mỗi lần yêu cầu HS hoạt động nhóm GV cần nêu câu hỏi thật rõ
ràng, mạch lạc, tránh để HS hiểu lầm ý GV hoặc không hiểu hết nội
dung GV yêu cầu.
- Có sự chuẩn bò trước cho những tình huống sư phạm có thể xảy ra
ngòai yêu cầu của bài nhằm không bò động trước tư duy của HS.
- Yêu cầu những “trợ giảng” đứng lên làm việc sau một thời gian nhất
đònh nào đó. Kiểm tra nhanh những nhóm yếu để có những gợi ý kòp
thời hoặc giúp HS có đònh hướng đúng theo nội dung cần thảo luận.
- Yêu cầu những “trợ giảng” báo cáo nhanh kết quả hoạt động nhóm
của những nhóm còn lại.
3
- GV đối chiếu kết quả của các nhóm. Đưa ra những nhận xét ngắn
gọn và biểu dương kòp thời những nhóm họat động tốt.
B/ Với học sinh:
a/ Việc chuẩn bò:
+ Cần có sự chuẩn bò thật kỹ theo yêu cầu của Giáo viên từ tiết trước.
Học sinh có thể tự tìm tòi, sưu tàm thêm kiến thức từ các nguồn ngoài
sách giáo khoa phục vụ cho bài học.
b/ Việc thảo luận ở trên lớp:
+ Tuyệt đối phục tùng sự chỉ huy của nhóm trưởng.
+ Phải có ý thức học tập cao, không ỷ lại cho người khác hoặc tránh
thảo luận đi quá xa yêu cầu của bài.
+ Không thảo luận quá lớn tiếng để tránh làm ồn, ảnh hưởng tới nhóm
khác.
2> Quá trình thực nghiệm và hiệu quả công việc:

+ Quá trình thực nghiệm của tôi đã và đang tiến hành từ đầu năm học
2006-2007 tới nay và tôi nhận thấy kết quả giảng dạy và học tập đều
nâng lên rõ rệt, được tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường đánh
giá cao. Học sinh ngày càng ham mê và hào hứng trong các tiết dạy của
tôi.
+ Học sinh có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo để tìm ra câu
trả lời từ một đề tài lớn. hoặc nội dung trong tâm của bài.
+ Số lượng học sinh hào hứng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng,
chiếm tỷ lệ tới 90% so với trước đây chỉ đạt chừng 30%.
+ 90% học sinh hiểu bài ngay tại lớp và có khả năng thực hành tốt các
yêu cầu của giáo viên.
+ Giáo viên có điều kiện kiểm tra nhiều học sinh cùng lúc với sự trơ
giúp của học sinh khá, giỏi. Từ đó rút ngắn được thời gian kiểm tra
phần thực hành của học sinh dành thời gian cho những hoạt động khác.
III/ Bài học kinh nghiệm:
1> Kinh nghiệm cụ thể:
+ Qua quá trình thực hiện phương pháp này tôi nhận thấy sự nhiệt tình
của cả thầy và trò trong một tiết dạy có vai trò hết sức quan trọng.
+ Với giáo viên cần có sự chuẩn bò thật chu đáo trước khi dạy và dặn dò
kỹ cho học sinh chuẩn bò bài mới sau khi dạy.
+ Học sinh cần chuẩn bò kỹ phần trong tâm của bài mà không lan man
với những phần không quan trọng.
4
+ Thái độ của giáo viên với học sinh cũng rất cần thiết, cần có thái độ
cởi mở, chan hòa và vui vẻ với học sinh, biết khích lệ đúng lúc sẽ giúp
các em tự tin hơn khi tham gia vào bài giảng. Tránh gây không khí gò
bó nặng nề trong tiết dạy. Những câu nói vui đúng lúc sẽ có hiệu quả
cao hơn nhiều những lời giáo huấn dài dòng mà phiến diện, từ đó giúp
các em giảm được áp lực học tập.
2> Kết luận chung và kiến nghò.

+ Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS,
ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của
học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên… Điều quan trong nhất là
phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy. Theo tôi bất cứ
phương pháp nào cũng cần có sự thống nhất và có tính khả thi để mọi
giáo viên đều có thể dễ dàng thực hiện. (đặc biệt là phương pháp tổ
chức hoạt động nhóm).
+ Tôi có một chút kiến nghò nhỏ về chương trinh Anh Văn 8 và 9 là quá
nặng so với trình độ nhận thức của học sinh vùng sâu, trong khi đó có
nhiều tiết dồn cả kỹ năng nghe và kỹ năng nói trong một tiết (trước kia
là 2 tiết). Chúng tôi thực sự lung túng khi dạy những tiết này vì áp lực
thời gian không đủ cho một hoạt động bây giờ lại làm cả hai hoạt động.
Phụ lục:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng
dạy bộ môn Anh văn tại trường THCS Chu Van An trong thời gian qua.
Thực ra đơn vò của tôi ở vùng xa, còn nhiều thiếu thốn nên tôi chưa có
điều kiện tìm hiểu, tham khảo tài liệu về đề tài này. Kinh nghiệm trên
đây có thể có sự trùng lặp nào đó với những tài liệu nào đó, mong quý
ban giám khảo chỉ dùm để tôi tham khảo thêm nhằm nâng cao hơn nữa
chuyên môn của bản thân tôi, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục
đòa phương Sông Xoài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý vò đã dành thời gian đọc bản sáng kiến
kinh nghiệm của tôi.
Người soạn
Nguyễn Văn Thiện
5

×