Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hoàng Quốc Việt, Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.49 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
Mơn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút, khơng kể thời gian giao đề

(Đề có 02 trang)
Họ và tên: ............................................................... Số báo danh: .........................

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới
Thời gian như chuyến tốc hành,
Mang theo lá đỏ và anh trở về
Tóc xanh vừa lỗi lời thề
Thoắt, thành mây trắng cuối hè bay ngang
Ngu ngơ chạm phải ao làng
Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay
Trái đất ơi! ngược vòng quay
Cho ta gặp lại cái ngày đầu tiên.
(“Bài thơ thời gian”-Lê Quốc Hán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ: Thời gian như chuyến tốc
hành. (0,5 điểm)
Câu 3: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có hàm ý gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua bài thơ. (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu nói Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.


Câu 2 (5,0 điểm):
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đoạn trích sau :

“...Bây giờ Mị cũng khơng nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị
cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử
đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ, Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A
Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à ?
Mị khơng nói. A Sử cũng khơng hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt
lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị


xỗ xuống, A Sử quấn ln tóc lên cột, làm cho Mị khơng cúi, khơng nghiêng được đầu
nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra,
khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu cịn
nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi
“Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”. Mị vùng bước
đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị khơng nghe tiếng sáo nữa. Chỉ cịn nghe
tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức
nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu,
rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau
nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị
lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020,tr.8)

.............................................................................................................................................................



HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
I

Câu/Ý
1

2
3

4
II

Nội dung
Đọc hiểu
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Biện pháp tu từ: so sánh (Thời gian như chuyến tốc hành)
- Hiệu quả: Gợi hình ảnh cụ thể về thời gian. Thời gian gắn liền với sự
chảy trôi không ngừng của cuộc đời con người.
- Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ: lá đỏ; tóc xanh; mây
trắng. Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình
u, cái đẹp…
HS có thể trình bày một trong những thông điệp sau:
- Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một
thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư
thái, nhẹ nhõm;
- Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực
trong cuộc đời.

Làm văn
Anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về câu nói Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban
tặng cho chúng ta.
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2
đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)

Điểm
3.0
0.5
0.5

1.0

1.0

2.0

0.25

1
b. Yêu cầu về kiến thức
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi ngày là một món quà mà
cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng
phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

* Giải thích nội dung của ý kiến: “Mỗi ngày là một món quà mà cuộc
sống đã ban tặng cho chúng ta”.
+ "Mỗi ngày" chỉ thời gian, về nghĩa đen thì đó là thời gian vật lí, là
giây phút, ngày tháng, là cuộc đời của mỗi con người. Nhưng ở đây,
thời gian được nhấn mạnh ở giá trị triết lí và tính nhân văn của nó :
thời gian "là một món quà", chứa đựng trong đó giá trị cuộc sống của
mỗi con người.
+ Bằng cách diễn đạt hình ảnh, ý kiến trên nhấn mạnh và khẳng định
giá trị và ý nghĩa của thời gian đối với cuộc sống của mỗi con người.
* Phân tích, chứng minh, bình luận :
+ Con người sống trên thế gian này không thể tách rời không gian và
thời gian - hai thuộc tính của vật chất nói chung. Vì vậy thời gian đối
với con người là tài sản quý giá.
+ Cuộc sống của mỗi con người là một quá trình. Thời gian trơi đi
nhưng nó sẽ để lại trong mỗi người những hạt phù sa quý giá của
cuộc sống. Thời gian chỉ thực sự trở thành "món quà" có ý nghĩa khi
con người biết nhận thức và sử dụng nó một cách đúng đắn.

0.25

1.0


* Khái quát lại vấn đề.
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này)
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mỵ ở đoạn văn trên
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lý của nhân
vật Mỵ và bút pháp miêu tả của Tơ Hồi.
3. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm
bảo các ý và bố cục sau đây:
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm mà chỉ nêu khái quát vị trí,
nội dung đoạn trích và sau đó trích dẫn ngun văn đoạn trích.

2

b. Thân bài: Khái qt nội dung trước đó
- Mị có những hành động: lấy mỡ bỏ them vào đĩa đèn cho sang, Mị
muoobs đi chơi, quấn lại tóc, với áo…
- “Mị vùng bước đi”. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chân
ngựa. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai
tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế
giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách; tâm trạng của
một cô Mị đang mê man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình và tâm
trạng của một cơ Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình khơng bằng
con ngựa”. Thật cơ đúc mà thấm thía. Kiệm lời mà hàm chứa nhiều ý
nghĩa.
- Tiếng sáo là biểu hiện của ước mơ và sức sống của Mị:
“Mị vùng bước đi”, câu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại
tinh tế và sâu sắc. Làm sao Mị lại có thể vùng bước đi khi đã bị trói
bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như một kẻ
mộng du, như khơng biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước
mơ, bằng ước mơ chứ không sống với hiện thực, bằng hiện thực. Mị
đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước,
đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình.

Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi
theo những cuộc chơi, những đám chơi.
- “Em khơng u, quả pao rơi rồi…”. Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị
vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái
địa ngục trần gian này. Mới biết sức sống của cô tiềm tàng, mãnh liệt
đến dường nào. Sức sống ấy đã khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung
quanh, khơng thấy, khơng nghe A Sử nói, khơng biết cả mình đang bị
trói! Chỉ cịn biết có tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man
chập chờn trong tiếng sáo. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như
một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo, Tơ Hồi đã nói lên rất rõ và sâu sắc
cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lịng cơ lúc bấy giờ. Và
tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và
sức sống của Mị.
- Tiếng chân ngựa là biểu hiện của hiện thực và số phận của Mị:
“Mị vùng bước đi”, nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt
ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ

0,25
0,25
5,0
(0,25)

(0,25)

0,5

(2,5)


còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói

thít lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình khơng bằng
con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác, nhưng cái tiếng chân
ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khi nó
gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân phận con người mà
không bằng thân trâu ngựa?! Tiếng chân ngựa đã thành một biểu trưng
giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.
* Ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tơ Hồi:
- Tinh tế trong miêu tả tâm trạng nhân vật ở hai cảnh đối lập nhau: mê
man chập chờn theo tiếng sáo như một kẻ mộng du dẫn đến hành động
“vùng bước đi”; tỉnh lại và cay đắng xót xa “thổn thức nghĩ mình
khơng bằng con ngựa”. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát
triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật.
- Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng
“tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau và đầy ấn tượng.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Bài học nhận thức và hành động
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu.

0,5

0,5
(0,25)
(0,25)




×