Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.44 KB, 5 trang )
Bệnh viêm tụy cấp
Tuyến tụy là một cơ quan nhỏ bé nằm trong ổ bụng, (dân gian thường gọi là
lá mía), dài từ 12-15cm nằm dựa vào thành sau ổ bụng, tương ứng với đốt
lưng số 2 và nằm lọt vào trong khung tá tràng nên khi tụy bị bệnh có thể dễ
chẩn đoán nhầm với bệnh của tá tràng. Nhưng tụy lại có vai trò khá quan
trọng vì nó tiết ra một số men giúp tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ
thức ăn.
Nguyên nhân nào gây viêm ?
Tuyến tụy bị viêm thường liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó cần
chú ý đến những bệnh lý có thể là nguyên nhân gây viêm tụy như: trẻ bị
chấn thương vùng bụng, sỏi mật, nhiễm siêu vi. Có hai loại viêm tụy:
Viêm tụy cấp không hoại tử
Tổn thương viêm tụy cấp thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân có sỏi
đường mật như: sỏi túi mật, sỏi các đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ
(ống cholédoque), giun chui ống mật. Vì vậy những trường hợp có cơn đau
quặn thận nghi do sỏi hệ thống đường mật, giun chui ống mật cần thận trọng
với bệnh viêm tụy cấp.
Triệu chứng chính của viêm tụy cấp không hoại tử là đau đột ngột, đau nhiều
ở hạ sườn bên phải lan ra sau lưng, lên vai. Nhiều khi đau "chổng mông"
như giun chui ống mật, có sốt, rét run, ấn điểm sườn - lưng bệnh nhân kêu
đau, đặc biệt là điểm sườn - lưng bên trái. Cơn đau kéo dài khoảng vài giờ
rồi giảm dần. Bệnh nhân mệt lả, đôi khi cơn đau khác lại ập đến.
Viêm tụy cấp chảy máu
Khác với viêm tụy cấp (phù tụy), loại viêm tụy cấp chảy máu thường ít gặp
ở bệnh nhân có sỏi mật kèm theo nhưng hay gặp do giun chui ống mật và
viêm nhiễm đường mật do vi sinh vật. Bệnh nhân thường bị choáng rõ rệt.