………… o0o…………
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phân tích tình hình tài chính
Công Ty Cổ phần may Sông Hồng
thực trạng và giải pháp
- i -
MỤC LỤC
i
Phân tích tình hình t i chínhà i
Công Ty C ph n may Sông H ngổ ầ ồ i
th c tr ng v gi i phápự ạ à ả i
M C L CỤ Ụ ii
DANH M C CÁC B NGỤ Ả v
DANH M C CÁC BI U , HÌNH VỤ Ể ĐỒ Ẽ vii
viii
L I C M NỜ Ả Ơ viii
PH N M UẦ ỞĐẦ 2
1. Lý do ch n t iọ đề à 2
2. M c ích, m c tiêu nghiên c uụ đ ụ ứ 3
2.1. M c íchụ đ 3
2.2. M c tiêuụ 3
3. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 4
4. Nhi m v nghiên c uệ ụ ứ 4
5. Ph m vi nghiên c u c a t iạ ứ ủ đề à 4
6. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 4
1.1. Khái ni m, m c tiêu v nhi m v phân tích t i chính doanh nghi pệ ụ à ệ ụ à ệ 6
1.1.1. Khái ni mệ 6
1.1.2. M c tiêu v ý ngh a c a phân tích t i chính doanh nghi pụ à ĩ ủ à ệ 6
1.1.3. Nhi m v phân tích t i chínhệ ụ à 8
1.2. Trình t v các b c ti n h nh phân tíchự à ướ ế à 9
1.2.1. Thu th p thông tinậ 9
1.2.2. X lý thông tinử 9
1.2.3. D oán v quy t nhựđ à ế đị 9
1.3. N i dung phân tích tình hình t i chính doanh nghi pộ à ệ 10
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình t i chínhà 10
1.3.1.1. Phân tích bi n ng t i s n v ngu n v nế độ à ả à ồ ố 10
1.3.1.2. Phân tích m i quan h cân i gi a t i s n v ngu n v nố ệ đố ữ à ả à ồ ố 12
1.3.2. Phân tích tình hình b trí c c u t i s n v ng n v nố ơ ấ à ả à ồ ố 14
1.3.2.1. B trí c c u t i s nố ơ ấ à ả 14
1.3.3. Phân tích kh n ng thanh toánả ă 15
1.3.3.1. H s thanh toán hi n h nhệ ố ệ à 15
1.3.3.2. H s thanh toán nhanhệ ố 16
1.3.3.3. H s thanh toán lãi vayệ ố 16
1.3.4. Phân tích kh n ng luân chuy n v nả ă ể ố 16
1.3.4.1. Luân chuy n kho n ph i thuể ả ả 16
1.3.4.2. Luân chuy n h ng t n khoể à ồ 17
1.3.4.3. Luân chuy n v n l u ngể ố ư độ 17
1.3.4.3. Luân chuy n v n c nhể ố ốđị 18
1.3.4.5. Luân chuy n to n b v nể à ộ ố 18
1.3.5. Phân tích hi u qu ho t ng kinh doanhệ ả ạ độ 19
1.3.5.1. Phân tích tình hình bi n ng c a giá v n h ng bán, chi phí bán h ng ế độ ủ ố à à
v chi phí qu n lý doanh nghi pà ả ệ 19
1.3.5.2. K t qu ho t ng kinh doanhế ả ạ độ 19
- ii -
1.3.6. Phân tich kh n ng sinh l iả ă ợ 20
1.3.6.1. T su t l i trên doanh thu (ROS)ỷ ấ ợ 20
1.3.6.2. T su t l i nhu n trên v n l u ngỷ ấ ợ ậ ố ư độ 20
1.3.6.3. T su t l i nhuân trên v n c nhỷ ấ ợ ố ốđị 20
1.3.6.4. T su t l i nhu n trên t ng t i s n (ROA)ỷ ấ ợ ậ ổ à ả 21
1.3.6.5. Kh n ng sinh l i qua ph ng trình Dupontả ă ờ ươ 21
1.4.1. B ng cân i k toánả đố ế 22
1.4.2. Báo cáo k t qu ho t ng kinh doanhế ả ạ độ 23
1.4.3. Báo cáo l u chuy n ti n tư ể ề ệ 23
1.5. Ph ng pháp phân tíchươ 24
1.5.1. Ph ng pháp so sánhươ 24
1.5.2. Ph ng pháp liên h cân iươ ệ đố 25
1.5.3. Phân tích t i chính DUPONTà 25
1.5.4. Ph ng pháp t lươ ỷ ệ 25
1.5.5. Ph ng pháp thay th liên ho nươ ế à 26
2.1. Khái quát chung v công ty c ph n may Sông H ngề ổ ầ ồ 27
2.1.1. Quá trình xây d ng v tr ng th nh c a Công ty:ự à ưở à ủ 27
2.1.2. S n ph m v th tr ng chínhả ẩ à ị ườ 29
2.2. c i m b máy qu n lý c a công ty c ph n may Sông H ngĐặ để ộ ả ủ ổ ầ ồ 30
2.2.1. S c c u t ch c b máyơđồ ơ ấ ổ ứ ộ 30
2.2.2. Ch c n ng nhi m v c a các b ph nứ ă ệ ụ ủ ộ ậ 31
2.3. Hình th c s n xu t v quy trình công ngh s n xu tứ ả ấ à ệ ả ấ 36
2.3.1. Hình th c s n xu t c a doanh nghi pứ ả ấ ủ ệ 36
2.3.2. Quy trình công ngh s n xu tệ ả ấ 36
2.3.3. c i m v ngu n nhân l c c a công ty c phân may Sông H ngĐặ để ề ồ ự ủ ổ ồ . 37
2.4. Phân tích tình hình t i chính Công ty CP May Sông H ngà ồ 39
2.4.1. Phân tích khái quát tình hình t i chính công tyà 39
2.4.2. Phân tích tình hình b trí c c u t i s n v ngu n v nố ơ ấ à ả à ồ ố 43
2.4.3. Phân tích kh n ng thanh toánả ă 46
2.4.4. Phân tích kh n ng ho t ngả ă ạ độ 49
2.4.5. Phân tích hi u qu ho t ng kinh doanhệ ả ạ độ 53
2.4.6. Phân tích kh n ng sinh l iả ă ợ 56
2.5. ánh giá ho t ng phân tích t i chính công tyĐ ạ độ à 62
3.3.3. Nâng cao qu n tr t i chínhả ị à 72
K T LU NẾ Ậ 73
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 75
3.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh
3.1.3 Chiến lược tài chính
3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
Kết luận.
- iii -
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ
1 NV Nguồn vốn
2 TS Tài sản
3 VCSH Vốn chủ sở hữu
4 TSCĐ Tài sản cố định
5 TSLĐ Tài sản lưu động
6 TSNH Tài sản ngắn hạn
7 TSDH Tài sản dài hạn
8 NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
9 NVDH Nguồn vốn dài hạn
10 TTS Tổng tài sản
11 CP Cổ phần
12 ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
13 ĐVT Đơn vị tính
14 HSTT Hệ số thanh toán
15 HS Hế số
16 VLĐ Vốn lưu động
17 VCĐ Vốn cố định
18 CCDV Cung cấp dịch vụ
19 HĐBH Hoạt động bán hàng
20 HĐKD Hoạt động kinh doanh
21 LN Lợi nhuận
22 LNTT Lợi nhuận trước thuế
23 LNST Lợi nhuận sau thuế
24 GMC Công ty Cổ phần sản xuất thương mại & dịch vụ may Sài Gòn.
25 NSP Công ty cổ phần may Phú Thịn- Nhà bè.
26 TCM Công ty Cổ phần dệt may – Đầu tư thương mại Thành Công.
27 TC- LĐ - TL Tổ chức, lao động, tiền lương
28 XNK Xuất nhập khẩu
29 SH2 Sông Hồng 2
30 TMQT Thương mại quốc tế
31 P.TGĐ Phó tổng giám đốc
- iv -
TT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ
32 VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của Công ty CP may Sông Hồng
Bảng 2.2. Tinh hình biến động tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.4 Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên
Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản
Bảng 2.6. Tỷ trọng TSNH/TTS của GMC, NSB, TCM năm 2010
Bảng 2.7. Bảng phân tích tỷ suất đầu tư TSCĐ
Bảng 2.8. Bảng phân tích tỷ suất nợ
Bảng 2.9. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ
Bảng 2.10. Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành
Bảng 2.11. Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh
Bảng 2.12: Bảng hệ số thanh toán nhanh của GMC, NSB, TCM năm 2010
Bảng 2.13. Bảng phân tích hệ số thanh toán lãi vay
Bảng 2.14. Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu
Bảng 2.15. Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.16. Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động
Bảng 2.17. Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn cố định
Bảng 2.18. Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn
Bảng 2.19. Bảng phân tích tình hình biến động của giá, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.20. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.21. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 2.22. Bảng phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Bảng 2.23. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định
Bảng 2.24. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Bảng 2.25 :Chỉ tiêu ROA năm 2010 của GMC, NSB, TCM và trung bình ngành
Bảng 2.26. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích
- v -
- vi -
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần may Sông Hồng
Sơ đồ 2.2:Hệ thống kế toán chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 2.3: Quy trình gia công sản phẩm may mặc
Sơ đồ 2.4: Dây chuyền sản xuất chăn ga gối đệm
- vii -
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Kinh tế trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã trang bị và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu, học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ những biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Xuân
Huynh đã chu đáo, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May Sông
Hồng cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong phòng Thương Mại quốc tế của Công
ty đặc biệt là người hướng dẫn thực tập anh Vũ Mạnh Hùng – phó phòng thương mại
quốc tế đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đó động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập và bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Hải Dướng, tháng 05 năm 2011
SINH VIÊN
(ký, ghi rõ họ tên)
- viii -
- i -
- i -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2008 trước những khó khăn về
tình hình tài chính trong nước nói riêng, quốc tế nói chung. Các doanh nghiệp Việt
Nam đang găp rất nhiều khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong
và ngoài nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.
Do vậy, để đứng vững trên thị trường, vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải định kỳ phân tích đánh giá lại toàn bộ hoạt
động kinh doanh của mình để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn
và có chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các ngành nghề kinh doanh
ở Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang có nhiều vấn đề cần giải
quyết với đặc trưng riêng của ngành.
Thực hiện chiến lược phát triển ngành may giai đoạn 2008- 2010 của Chính
phủ: Phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng
điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước;
tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh
tế khu vực và thế giới, Công ty Cổ phần may Sông Hồng đã và đang đẩy mạnh tăng
nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, được tiếp xúc với
tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Tôi đã nhận thấy tình hình tài chính của công ty
đang có nhiều vấn đề cần phải làm sang tỏ, như: tại sao vốn của doanh nghiệp trong 3
năm gần đây lại biến động bất thường, vốn bằng tiền của công ty liên tục giảm, hàng
hóa tồn kho lại tăng lên liên tục trong 3 năm…
Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của
Công ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng
là mục tiêu chính của đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may
Sông Hồng thực tạng và giải pháp”
Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình
- 2 -
phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội
dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản
mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích
báo cáo lưu chuyển tiền tệ… để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện
tình hình tài chính Công ty.
Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên
chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu
hướng tiến triển của Công ty. Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cân
đối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính một
doanh nghiệp riêng lẻ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Do
đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực là
điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tài
chính của Công ty cổ phần may Sông Hồng trong giới hạn khả năng mình có. Khóa
luận ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính
Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần
may Sông Hồng trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số biện pháp cần áp
dụng để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
2.2. Mục tiêu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tài chính
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần may Sông
Hồng trong những năm gần đây.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn
tại trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty Cổ
phần may Sông Hồng.
- 3 -
- Đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần
may Sông Hồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tìm hiểu về thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông
Hồng.
- Đưa ra được những biện pháp nhằm Cải thiện tình hình tài chính của Công ty
Cổ phần may Sông Hồng.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Không gian: Trên địa bàn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
Thời gian: Từ ngày
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu nhằm xây dựng hệ thống lý luận về tình hình tài chính
và các yếu tố có liên quan.
6.2. Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi
Để tìm hiểu nhận thức, thái độ của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ
phần May Sông Hồng về tình hình tài chính của của công ty.
Thu thập những thông tin đánh giá từ phía đội ngũ lao động gián tiếp tại công ty
về các biện pháp đưa ra nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
6.3. Phương pháp quan sát
Quan sát thái độ và hành vi phản ứng của các đối tượng điều tra nhằm đưa ra
những trợ giúp kịp thời khi họ gặp khó khăn trong quỏ trỡnh trả lời cõu hỏi.
6.4. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ và nhân viên trong công ty để làm rõ các nội
dung: nhận thức và cách thức giải quyết của họ đối với những mặt còn tồn tại trong
tình hình tài chính của công ty.
6.5. Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: nhằm đánh giá sự biến động về mặt giá trị của
các chỉ tiêu phân tích liên quan đến tình hình tài chính trong giai đoạn nghiên cứu.
- 4 -
- Phương pháp so sánh tương đối: nhằm đưa ra được tốc độ tăng trưởng của
các chỉ tiêu cũng như xu hướng biến động của chúng qua các năm trong giai đoạn
nghiên cứu.
6.6. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý các số liệu điều tra, thực nghiệm thu được làm cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá và rút ra các kết luận khoa học của đề tài.
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua Báo cáo Đại hội đồng cổ đông, báo cáo giá
trị sảnxuất công nghiệp & doanh thu sản phẩm của công ty.
- 5 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
- Tài chính doanh nghiệp
Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát
sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.
Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:
- Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
- Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường.
- Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông
qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ
tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế
độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ảnh rõ nét mối liên
hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính.
- Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối
chiếu vá so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng
thông tin có thể đánh giá đúng tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng.
xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển
vọng của doanh nghiệp.
1.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
- 6 -
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác
dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải
thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Đối với người quản lý doanh nghiệp
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng
đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra họ còn quan tâm đến nhiều
mục tiêu khác nhau như: tạo ra công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung
cấp nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp nhiều cho phúc lợi
xã hội, góp phần bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chỉ có thể thực
hiện được các muc tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục
tiêu cơ bản. Đó là: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp nếu bị
lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị can kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng phải buộc bị
ngừng hoạt động và đóng cửa.
Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần
có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực
hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài
chính nhằm đề ra quyết định đúng.
* Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi
ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn, Vì vậy họ cần những
thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các
tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm
đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó
nhằm bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
* Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu
của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý
đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó, so
sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
- 7 -
Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số
lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong
trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin
cho thấy người vay không bảo đảm chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ được
thanh toán ngay khi đến hạn.
* Đối với các cơ quan chức năng
Như đối với cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định
các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp
phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê
Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình
tài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và
đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp.
1.1.3. Nhiệm vụ phân tích tài chính
Với những mục tiêu ở trên, cung cấp thông tin chính xác về mọi mặt về tài
chính doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của phân tích tài chính doanh nghiệp. Bao
gồm:
- Phân tích tài chính mà cụ thể là phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy
đủ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, người cho vay và người sử dụng thông tin
khác, Nhằm mục đích giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn khi đưa ra quyết
định.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà
cho vay, những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính
chắc chắn của dòng tiền vào, tình hình sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất, tình hình
và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về nguồn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt
động kinh doanh, các tình huống và những sự kiện làm biến đổi nguồn vốn và các
khoản nợ của doanh nghiệp.
Những nhiệm vụ của phân tích tào chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó
góp phần cung cấp những thông tin nền tảng cực kì quan trọng cho quản trị doanh
nghiệp.
- 8 -
1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích
1.2.1. Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết
minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài
chính. Thông tin thu thập bao gồm những thông tin nội bộ, những thông tin bên ngoài,
những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác Trong đó, thông tin kế toán phản
ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc
biệt quan trọng. Phân tích tào chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính
doanh nghiệp.
1.2.2. Xử lý thông tin
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định
nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được
phuc vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định.
Mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuân thông qua việc đầu tư dưới
các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp. Do vậy, họ luôn mong đợi tìm kiếm cơ hội
đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế
thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng tìm biện pháp đảm bảo an
toàn cho đồng vốn đầu tư của họ. Bên cạnh việc quan tâm đến mức sinh lợi, mức hoàn
vốn, thời gian thu hồi vốn, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro, các dự án
đầu tư. Do đó, phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà
đầu tư rõ hơn về các thông tin mà họ cần.
1.2.3. Dự đoán và quyết định
Mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra quyết định tăng trưởng, phát triển, tối
đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đối với chủ doanh nghiệp, phân
tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối
với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh
nghiệp.
- 9 -
1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các
loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời, tiến hành phân phối, quản lý và
sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các
chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính và kỹ thuật thanh toán của nhà nước. Việc
thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin
nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất
lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
- Dự báo nhu cầu tài chính.
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng
quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Để phân
tích khái quát tình hình tài chính ta cần thực hiến các nội dung sau:
1.3.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn
a. Phân tích biến động tài sản
Phân tích biến động tài sản nhằm giúp ta tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng
của các tài sản qua các thời kỳ thay đổi như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ
những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp
với việc nâng cao năng lực kinh tế phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp hay không?
- 10 -
Để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, ta sẽ
so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về số tuyệt đối và số tương đối trên
tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản như: tiền và các khoản tương đương
tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định
Bên cạnh đó khi phân tích chúng ta cần xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm
trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ
hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình
biến động của từng bộ phận. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự
biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh
nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
Xác định chênh lệch của các khoản mục tài sản giữa các kỳ phân tích và kỳ gốc
được xác định:
Chênh lệch tuyệt đối từng
bộ phận tài sản
=
Giá trị từng bộ phận tài
sản kỳ phân tích
-
Giá trị từng bộ phận
tài sản kỳ gốc
Chênh lệch tương đối
từng bộ phận tài sản
=
Chênh lệch tuyệt đối từng bộ phận tài sản
x 100%
Giá trị từng bộ phận tài sản kỳ gốc
- Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định:
Tỷ trọng của từng
bộ phận tài sản
=
Giá trị từng bộ phận tài sản
x 100%
Giá trị tổng tài sản
b. Phân tích tình biến động nguồn vốn
Tương tự như phân tích tình hình biến động của tài sản, phân tích biến động các
khoản mục nguồn vốn cũng giúp ta tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của ngồn
vốn, sự thay đổi đó có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài
chính, khả năng vận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất
kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty mình hay không.
Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ
- 11 -
phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số
nguồn vốn: như nợ phải trả, vay dài hạn
- Xác định chênh lệch của các khoản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ
gốc được xác định:
Chênh lệch tuyệt đối từng bộ
phận nguồn vốn
=
Giá trị từng bộ phận
nguồn vốn kỳ phân tích
-
Giá trị từng bộ phận
nguồn vốn kỳ gốc
Chênh lệch tương đối
từng bộ phận NV
=
Chênh lệch tuyệt đối từng bộ phận NV
x 100%
Giá trị từng bộ phận NV kỳ gốc
- Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được
xác định:
Tỷ trọng của từng bộ
phận NV
=
Giá trị từng bộ phận NV
x 100%
Giá trị tổng NV
1.3.1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản
và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ
cân đối này giúp nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh
nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp
lý, hiệu quả hay không? Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ trang sau:
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể
hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đói giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngấn hạn, sử
dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn
hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn
hạn và nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp dã sử dụng một phần nguồn
vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn.
Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn + Vốn CSH
- 12 -
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản cố định (TSCĐ)
Nợ dài hạn + Vốn CSH
Đầu tư tài chính dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn
chủ sở hữu (CSH) thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục
đích nợ dài hạn và cả vốn CSH, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn
là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giãu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn
chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay
nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi
nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng ta
chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
không những biểu hiện quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn mà nó cồn có thể
cho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản
và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư ra
giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơn
tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động hường xuyên, phù hợp với sự hình thành,
phát triển và mục đích sử dụng vốn. Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thường
xuyên. Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các mối quan
hệ cân đối sau:
TSNH + TSDH = NVNH + NVDH
TSNH – NVNH = NVDH - TSDH
Vốn lưu động thường xuyên = TSNH – NVNH = NVDH – TSDH
- 13 -
Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu
vốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân
đối giữa tài sản và nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, Vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết
yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sản
với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của
doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn chủ
sở hữu và đến bờ vực phá sản.
1.3.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và ngồn vốn
1.3.2.1. Bố trí cơ cấu tài sản
a. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
Tỷ trọng của
TSNH trên TTS
=
Tài sản ngắn hạn
x 100%
Tổng tài sản
b. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu nguồn vốn), phản ánh tình hình
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị TSCĐ hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷ
trọng TSCĐ đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản. Tỷ số đầu tư TSCĐ
được xác định bằng công thức:
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ
=
Tài sản cố định
x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh
nghiệp ngày càng được tăng cường, Năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng
được mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.
Giá trị của tỷ suất đầu tư TSCĐ được coi là hợp lý còn tùy thuộc vào từng
ngành nghề kinh doanh.
1.3.2.2. Phân tích bố trí nguồn vốn
- 14 -
a. Phân tích tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó
còn cho biết mức đọ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như
mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ ta
dựa vào công thức sau:
Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả
x 100%
Tổng nguồn vốn
b. Phân tích tỷ số tự tài trợ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ
giữa vốn CSH so với tổng vốn. Để tính tỷ suất tự tài trợ ta dựa vào công thức sau:
Tỷ suất tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
= 1 - Tỷ số nợ
Tỷ số này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay
mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. Theo tổng kết, tùy theo quy mô của
doanh nghiệp lớn hơn 55% nhỏ hơn 75% là hợp lý.
1.3.3. Phân tích khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng
thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ, đồng thời xem xét các hệ số thanh toán
cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp các
nhà phân tích thường khảo sát các hệ số thanh toán sau:
1.3.3.1. Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán
hiện hành
=
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chí số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp
khi đến hạn trả. Cho biết, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.
- 15 -
1.3.3.2. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể
giúp kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn
hạn.
Hệ số thanh toán
nhanh
=
Tài sản có khả năng thanh khoản cao
Nợ ngắn hạn
Tài sản có khả năng thanh khoản cao = TSLĐ & ĐTNH - Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền
hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
1.3.3.3. Hệ số thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu tài chính này chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trang
trải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Hế số thanh toán lãi vay càng lớn,
thông thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn
và ngược lại thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số thanh toán
lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế & lãi vay
Lãi vay
1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn
1.3.4.1. Luân chuyển khoản phải thu
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu vừa thể hiện khả năng luân chuyển khoản
phải thu, khả năng thu hồi nợ và dòng tiền thanh toán. Công thức tính:
Số vòng quay khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì số ngày một vòng quay càng nhỏ
thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn
chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp
có thuận lợi về nguồn tiền thanh toán. Ngược lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và
số ngày một vòng quay càng thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu càng chậm, khả
- 16 -