Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.68 KB, 82 trang )

Báo Cáo Tốt Nghiệp
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH
MTV CAO SU KON TUM
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh
nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt. Điều này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý, nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về những hoạt động kinh doanh
và đặc biệt là thông tin kế toán. Chất lượng của thông tin kế toán có vai trò quan trọng
đến chất lượng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là
những thông tin về chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng
là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng tính
đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định
đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum không ngừng cải
thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty đã
chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đây là một vấn đề
cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp, qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty em chọn đề tài
“HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM” làm đề tài cho Luận văn


tốt nghiệp cho mình.
Đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu tổng hợp một cách có hệ thống về lý luận của
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiếp thu trong quá
trình học tập, nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty, đồng thời qua đó đóng góp một số ý kiến nhằm cải thiện công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty trong thời gian tới.
Với trình độ năng lực có hạn, điều kiện thời gian hạn chế, và do đặc điểm sản xuất
kinh doanh cuả công ty nên đề tài này không nghiên cứu toàn bộ công tác kế toán của
đơn vị, mà chỉ giới hạn trong việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn vị
dựa trên tài liệu kế toán năm 2012.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
2
LỜI MỞ ĐẦU
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Báo cáo gồm các phần chính sau:
Chương 1. Thực tế công tại công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum
Chương 2. Một số nhận xét đánh giá và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum
Do còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của thầy cô và cán bộ trong công ty để
rút kinh nghiệm cho công việc sau này.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các
cán bộ phòng tài vụ - kế toán công ty. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn
Thị Minh Trang
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
3
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
CHƯƠNG 1. THỰC TẾ CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU KON TUM

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cao Su Kon Tum là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày
17/8/1984 theo quyết định số 87/TCCB-QĐ của Tổng cục cao su Việt Nam, Tập Đoàn
Công Nghiệp cao su Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngày 31/05/2010, công ty Cao Su Kon Tum được chuyển đổi thành công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Kon Tum theo Quyết định số 115/
QĐ/HĐQTCSVN ngày 04 tháng 05 năm 2010 của hội đồng quản trị Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam.
Những năm đầu mới thành lập, cơ sở vật chất thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu,lại ảnh
huởng cơ chế bao cấp thời kỳ đầu hoạt động nhờ vào nguồn vốn do Liên Xô cung cấp
thông qua nghành. Sau khi khối liên bang Xô Viết tan rã, các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty rơi vào tình trạng khó khăn ách tắc. Trong suốt giai đoạn này do thiếu
vốn đầu tư trầm trọng nên Công ty chỉ trồng được 1.656ha cây cao su, đời sống của cán
bộ công nhân viên hết sức khó khăn.
Nhiệm vụ kinh doanh chính: trồng trọt, chăm sóc, khai thác, gia công và chế biến
mủ cao su, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh xăng dầu, giáo
dục mầm non.
Công ty được bố trí nằm ở điạ phận tỉnh Kon Tum( thuộc phía bắc tây nguyên) nơi
mà có điạ hình chiếm phần lớn là cao nguyên đất đỏ bazan rất phù hợp với phát triển cây
cao su. Do có điều kiện thuận lợi đó nên hiện nay, Công ty có 12 nông trường, 1 đội sản
xuất, 4 xí nghiệp, 2 nhà máy với tổng số CBCNV là 2.534 người và Công ty cao su Kon
Tum đã thực hiện phủ xanh 7/8 huyện thị trong toàn tỉnh với diện tích là 10.206,85ha.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Công ty cao su Kon Tum là một doanh nghiệp nhà nước, quy mô sản xuất tương đối
lớn và mang tính thời vụ. Hoạt động của công ty chính là trồng mới, chăm sóc, khai thác
và chế biến mủ cao su, hằng năm công việc khai thác và chế biến mủ chỉ từ thực hiện
khoảng 8- 10 tháng.

1.1.2.2 Đặc điểm về lao động
Hoạt động sản xuất của công ty có thể chia thành 3 mục chính:
- Hoạt động trồng mới, chăm sóc vườn cây chưa đưa vào khai thác: Công việc này
không đòi hỏi trình độ cao nên công nhân là lao động phổ thông.
- Khai thác mủ cao su nguyên liệu và chăm sóc vườn cây khai thác: công nhân phải
là những người phải qua khoá đào tạo cạo mủ do công ty tổ chức, phải có kiến thức về
cây cao su.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
4
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
- Chế biến mủ cao su: Hoạt động này sản xuất với dây chuyền sản xuất hiện đại đòi
hỏi lao động phải có trình độ và tay nghề cao, phải qua đào tạo trường lớp, nghề nghiệp
vụ.
Cho đến năm 2011, tổng số CBCNV toàn công ty là 2.534 người và 4.800 hộ nhận
khoán cao su. Mức lương bình quân toàn Công ty là 5.500.000đ/người/tháng, ngoài tiền
lương theo doanh thu người lao động còn có thu nhập khác từ tiền trợ cấp,thưởng.
Số lượng lao động ở các nông trường, đội, và các xí nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong
tổng số lao động ở công ty. Họ là những lao động chính trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và
tạo ra doanh thu cho công ty, vì vậy công ty trả lương cho người lao động theo sản phẩm
là chủ yếu. Bộ phận gián tiếp công ty trả lương theo hệ số.
Để làm cơ sở tính lương cho từng lao động, công ty dựa vào trình độ, thâm niên của
từng người để xắp xếp theo từng cấp bậc công việc và hệ số lương tương ứng trên cơ sở
những quy định về cấp bậc công việc và hệ số lương mà Nhà nước ban hành trong Bộ
luật Lao động và các văn bản dưới Luật.
1.1.2.3 Đặc điểm về thị trường
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng với Công ty. Công ty là một đơn vị sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay thì mọi tình hình biến động của thị
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sản phẩm mủ sơ chế của công ty sẽ là nguyên liệu đầu vào cho nghành sản xuất
giầy da, săm lốp ôtô, máy bay. Công ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng kinh tế là sản

xuất mủ cao su cho các doanh nghiệp trong nước như : Công ty khoa học cao su Viễn
Đông Việt Nam, Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty THHH Hương Hải Và một số
Doanh nghiệp giầy da khác. Không những thế công ty còn xuất khẩu qua Trung Quốc,
Một số nước EU
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
QUẢN LÍ CUẢ CÔNG TY
1.2.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Chức năng của từng tổ
-Tổ khai thác: bao gồm cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn về kỹ thuật
lấy mủ. Khi chưa tới mùa khai thác tổ này có trách nhiệm phải chăm sóc vườn .
- Tổ chăm sóc : Có trách nhiệm trồng mới và chăm sóc cao su thời kỳ đầu
- Tổ vận chuyển : Bao gồm công nhân lái xe có trách nhiệm vận chuyển mủ từ
vườn nhà máy chế biến, vận chuyển hàng đi tiêu thụ và vật tư hàng hóa khác phục vụ cho
việc kinh doanh của công ty .
- Tổ chế biến : Là những người có trình độ tay nghề chuyên môn hóa cao nhất có
trách nhiệm sơ chế mủ cao su đóng gói, nhập kho để đem đi tiêu thụ .
- Tổ máy kéo : Tổ này có trách nhiệm san ủi mặt bằng để chuẩn bị trồng mới Đội thi
công : Bao gồm các cán bộ và công nhân có trình độ cao có trách nhiệm xây dựng các
Nông trường mới thành lập và lán trại bảo vệ
Sơ đồ 05 : Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty :
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
5
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng, kiểm tra thông tin
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lí
1.2.2.1Sơ đồ tổ chức bộ máy
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
6

CÔNG TY TNHH MTV CAO
SU KON TUM
Nông
trường
Xí nghiệp
chế biến
Xí nghiệp
xây dựng
Đội cao su
Tổ
khai
thác
Tổ
chăm
sóc
Tổ vận
chuyển
khai
thác
Tổ
chế
biến
Tổ
máy
Kéo
Đội
thi
công
Tổ
khai

thác
Tổ
chăm
sóc
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Sơ đồ 06: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cao su KonTum



Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.2.2.2Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Tổng Giám đốc: Là người thay mặt nhà nước lãnh đạo và quản lý chung toàn bộ
Công ty, điều hành mọi hoạt động SXKD và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt
động của công ty. Có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty, theo đúng
kế hoạch, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Phó tổng giám đốc của công ty có 3 người gồm:
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật để giúp Tổng Giám
đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về quyền
hạn được giao, lên kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án cải tiến kỹ
thuật trong quá trình sản xuất.
+ Phó tổng giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: phụ trách công tác XDCB tại
công ty. Có nhiệm vụ điều hành các công việc liên quan đến SX, xây dựng các công trình
xây lắp công nghiệp và xây lắp kiến trúc
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
7
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
Phòng Kế
toán-tài vụ

Phòng tổ
chức LĐ
Phòng kế
hoạch- vật tư
Phòng kỹ
thuật
Phòng thanh
tra bảo vệ
Phòng KD
thương mại
Phòng
KCS
Phòng hành
chính
Căng tin
công ty
1 đội sản
xuất
4 xí
nghiệp
12 Nông
trường
Trường
mầm non
Trung
tâm y tế
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, chuyên

phụ trách trong lĩnh vực SXKD tại công ty.
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức lao động xã hội: Giúp Tổng giám đốc về mặt tổ chức cán bộ,
phụ trách công tác cân đối lao động, đào tạo và tuyển dụng lao động, tổ chức lao động và
thực hiện các chế độ chủ trương chính sách của nhà nước ban hành đối với người lao
động, Giúp giám đốc giải quyết các sự việc liên quan đến người lao động trong quá trình
SXKD của công ty.
+ Phòng hành chính: phụ trách hành chính, văn thư lưu trữ hồ sơ, điều động xe
đi công tác các nơi và lo việc nội chính trong công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Thống kê và thiết lập các chỉ tiêu tài chính trong
SXKD, hạch toán giá thành và hiệu quả sử dụng vốn, theo dõi công nợ và trực tiếp theo
dõi tài sản của toán công ty.
+ Phòng kế hoạch – vật tư: Có nhiệm vụ thiết lập vốn theo kế hoạch của từng
tháng, từng quý, từng năm. Phân bổ nguồn vốn theo tình hình Sx tại các đơn vị trực thuộc
công ty, xác định các định mức, vật tư của từng loại công việc, kiểm tra giám sát các công
trình XDCB.
+ Phòng kinh doanh thương mại: Chuyên thực hiện nhiệm xuất bán hàng hoá ra
thi trường, tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xem xét và tham mưu cho giám đốc ký các
hợp đồng kinh tế.
+ Phòng KCS: kiểm tra chất lượng mủ nguyên liệu và mủ thành phẩm đầu ra.
+ Phòng kỹ thuật: Phụ trách hướng dẫn công tác trồng mới, chăm sóc, và khai
thác mủ nguyên liệu, và các kỹ thuật khác của vướn cây.
+ Phòng thanh tra bảo vệ: Phu trách công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết các
đơn thư khiếu nại, tố cáo, tư vấn pháp luật cho cán bộ công nhân viên, bảo vậ vật tư sản
phẩm của toàn công ty.
Ngoài các phòng ban chức năng còn có Khối đoàn thể như: Văn phòng đảng ủy, văn phòng
công đoàn và đoàn thanh niên giám sát và hỗ trợ. Một trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe và
một trường mầm non phụ trách công tác nuôi dạy trẻ cho con em cán bộ công nhân viên
trong toàn Công ty
Các đơn vị trực thuộc:

+ 12 Nông trường: Dục Nông, PLei Kần, Tân Cảnh, ĐăkHring, Thanh Trung,
NgọcWang, ĐăkTơRe, Sa Sơn, Ya Chim, Hòa Bình, Tân Hưng, Đăk Sút các Nông trường
này có nhiệm vụ trồng mới, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ 01 đội sản xuất trực thuộc: Đội cao su Tân Lập có nhiệm vụ như các Nông trường.
+ 04 Xí nghiệp: 02 Xí nghiệp cơ khí chế biến có nhiệm vụ tổ chức chế biến mủ cao
su: Nhà máy chế biến YaChim, Nhà máy chế biến Ngọc Hồi, 01 xí nghiệp xây dựng có
nhiệm vụ xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng, 01 Xí nghiệp kinh
doanh cơ khí và sửa chữa máy móc thiết bị.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
8
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Các đơn vị trực thuộc này đều có một giám đốc, 02 phó giám đốc và các thành viên .
1.2.2.3 Dòng sản phẩm và quy trình sản xuất
1.2.2.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để có cao su thành phẩm phải trải qua :
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản: (từ khi trồng mới đến khai thác) sau đó cây cao su được
chăm sóc khoảng 6-7 năm mới được khai thác.
- Giai đoạn chăm sóc, khai thác mủ: thực hiện tại các nông trường tạo ra mủ nguyên
liệu khai thác
- Giai đoạn sơ chế mủ : thực hiện sơ chế mủ tại nhà máy chế biến.
Nhưng chi phí phát sinh ở giai đoạn kiến thiết cơ bản được ghi nhận là chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản để ghi tăng TSCĐ của công ty. Nên quy trình sản xuất mủ của công ty trải
qua 2 giai đoạn chính: chăm sóc, khai thác và chế biến. Sau giai đoạn khai thác ta thu
được bán thành phẩm và được nhập kho. Nó là đối tượng chế biến của công đoạn tiếp
theo. Hiện nay tại nhà máy chế biến mủ có 2 dây chuyền sản xuất lớn là dây chuyền sản
xuất RSS và SVR. Các dây chuyền bố trí thành 5 tổ( tiếp nhận mủ, cán phơi mủ, xông
sấy, điều khiển máy, thành phẩm). Các tổ này được bố trí hợp lí tạo nên sự liên tục trên
dây chuyền.
Quy trình sản xuất mủ RSS và SVR
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang

9
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
Sơ đồ 07: Quy trình sản xuất mủ tờ xông khói RSS
Mủ cao su RSS Giải thích quy trình công nghệ
- Mủ :Lấy từ đơn vị về không chống đông hoặc chống đông bằng
NH3
- Tiếp nhận: Xác định khối lượng
- Phân hạng: Kiểm tra màu sắc, trạng thái, tạp chất, DRC, pH,
hàm lượng NH3, thời gian tiếp nhận để phân hạng
- Lọc tinh: Lọc qua lưới lọc 40 hoặc 60 mesh
- Pha loãng, lắng: DRC pha loãng 16-20% khuấy đều 5 phút,
lắng từ 10-20 phút
-Đánh đông: Đánh bằng Axít Acetíc 2-3% hoặc Axít fomic 1-2%
pH từ 5-5,5, thời gian đông tụ tối thiếu 6 giờ tối đa 24 giò
-Gia công cơ học: Tờ mủ đi qua 4 cặp trục cán có kích thước dài
850-900mmrộng 400 - 450mm, dày 2,5 – 3,5 mm
- Phơi ráo: Ít nhất 3 giờ và không quá 12 giờ
- Xông sấy: Thời gian xông sấy 4 ngày, nhiệt độ biến thiên từ
40 – 70 độ
- Phân hạng: Thành 4 hạng RSS1,RSS3
- Ép bánh: ép thành bánh 33,33kg, 35kg hoặc đóng thành
bánh 100kg bên ngoài phủ lớp bột chống dính
- Nhập kho: Kho phải sạch sẽ, không ẩm ướt, nền kho bằng
phẳng, nhiệt độ không quá 40 độ
Sơ đồ 08: Quy trình sản xuất mủ Cốm SVL

SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
10
Mủ nước
Tiếp nhận

Phân hạng ban đầu
Lọc tinh
Pha loãng, lắng
Đánh đông
Gia công cơ học
Phơi ráo
Xông sấy
Phân hạng
Ép bánh
Nhập kho
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Giải thích quy trình công nghệ
- Mủ nguyên liệu: Lấy từ đơn vị về không chống hoăc
chống đông bằng NH3
- Tiếp nhận mủ: Xác định khối lượng
- Phân hạng ban đầu: màu sắc, trạng thái, tạp chất
DRC, pH, NH3, thời gian tiếp nhận để phân hạng
- Lọc tinh: Lọc qua lưới lọc 40 hoặc 60 mesh
- Pha trộn: với mủ có DRC cao hơn để được hỗn hợp
mủ theo yêu cầu. DRC pha loãng 22–28%, khấy đều
mủ 5-10 phút, để lắng tạp chất 10-20 phút
- Đánh đông: đánh đông bằng axít acetíc 2-3% hoặc
axit fomíc 1-2%, pH 5,2-5,6% thời gian đông tụ tối
thiểu 6 giờ, tối đa 24 giờ
- Cán kéo: khe hở trục cán 50mm, bề dày tờ mủ sau
khi cán 60 – 70mm
- Máy cán: máy 1 khe hở trục cán là 5mm, máy cán 2 là
5mm, máy cán 3 là 0,5mm, tờ mủ sau khi đi qua 3
máy cán dày từ 4-6mm
- Băm tinh: Mủ băm thành những hạt cốm 4x6mm,

sau đó bơm thổi sàn rung chuyển hạt cao su từ hồ
băm vào thùng sấy 12 ngăn.
- Sấy: Nhiệt độ sấy cho máy sấy 1 lớp mủ không
quá 125 độ, chu kỳ sấy trung bình từ 3-3.5 giờ.
- Phân hạng: mủ SVR3L có màu vàng sánh đồng,
không lẫn tạp chất, không chảy nhão, mủ SVR5 có
màu vàng hơi nâu, không có hạt cao su bị sống,
SVR10,20.
- Cân và ép bánh: Cân 33,3kg, sau khi ép bánh có
kích thước: Dài 670mm x 330mm x 170 mm
- Bao bì: Sau khi ép thành bánh, bánh mủ được cho
vào bao PE, sau đó được xếp vào palet 1 – 1,2 tấn
- Nhập kho: kho phải sạch, thoáng, không ẩm ướt
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
11
Tiếp nhận mủ
Phân hạng ban đầu
Lọc tinh
Pha trộn mủ
Đánh đông
Cán kéo
Cán 1, 2, 3
Băm tinh (Shredder)
Sấy
Phân hạng dự kiến
Cân và ép bành
Bao bì
Nhập kho
Mủ nguyên liệu
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG

nhiệt độ không quá 40 độ
Giới thiệu về sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của công ty là mủ nguyên liệu khai thác và mủ sơ chế.
- Mủ nguyên liệu khai thác gồm 3 loại: Mủ nước, mủ tạp, mủ đông. Sản phẩm này
sẽ không xuất bán mà sẽ là nguyên liệu để sản xuất mủ sơ chế.
- Ở sản phẩm mủ sơ chế có thể chia sản phẩm của công ty thành hai mảng:
Thứ nhất, Sản phẩm mủ tờ xông khói(RSS- Rubber Smoked Sheets):
sản xuất 2 loại RSS1 và RSS 3
Thứ hai, Sản phẩm mủ cốm (SVR - Standard Vietnamese Rubber) gồm:
SVR 3L, SVR5, SVR10, 20
1.2.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1.2.3.1 Mô hình tổ chức công tác kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum được tổ chức theo hình
thức kế toán tập trung. Với hình thức này toàn bộ công việc được tập trung tại phòng tài
chính kế toán, các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty không có tổ chức bộ phận kế toán
riêng mà chỉ làm kế toán theo hình thức báo sổ, chuyển hết chứng từ gốc lên phòng tài
chính kế toán để tiến hành chép sổ và hạch toán.
1.2.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.2.3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
12
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Sơ đồ 09: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Ghi chú Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu
1.2.3.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chung về tổ chức công tác hạch toán, kế toán,
kiểm tra các chứng từ, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế chủ đạo, trực tiếp điều hành
công tác kế toán, phân công công việc cho từng kế toán viên để theo dõi, ghi chép và

phản ánh kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tập hợp chi phí, tính giá thành, lập chứng từ
ghi sổ và ghi sổ cái. Cuối kì tổng hợp lập các báo cáo tài chính.
+ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi, các khoản nợ phải
trả và các khoản thu của các đối tượng, mở sổ quỹ, sổ ngân hàng. Bên cạnh đó, kế toán
này còn phải theo dõi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước.
+ Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép phản ánh tình hình nhập xuất và
sử dụng vật tư của toàn Công ty. Kiểm tra tình hình tồn đọng vật tư trong kho của các
Nông trường, nhà máy.
+ Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp, phân bổ chi phí tiền lương
cho các đơn vị trực thuộc và cho toàn Công ty.
+ Bộ phận Kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ kiểm tra, thu thập, xử lí
các chứng từ ban đầu, tổng hợp các số liệu của đơn vị mình định kì chuyển xuống cho kế
toán công ty tổng hợp số liệu.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
13
Kế toán
vật tư
Kế toán
thanh toán
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kế toán
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền lương
Kế toán tổng hợp
Kiêm Kế toán CPSX và
giá thành
Kế toán đơn vị

trực thuộc
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
1.2.4 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
1.2.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành
chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp lớn, đồng thời đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của các
chuẩn mực kế toán đã ban hành.
1.2.4.2Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Do đặc điểm, quy mô và quy trình sản xuất của Công ty và xuất phát từ yêu cầu quản
lý bộ máy kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế
toán này cho phép kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, dễ phân công công tác kế toán,
dễ tổng hợp số liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty, kết cấu các loại sổ đơn giản,
gọn nhẹ.
1.2.4.3 Phương pháp lập chứng từ ghi sổ
- Đối với các nghiệp vụ phát sinh ít, không thường xuyên thì chứng từ ghi sổ được lập
trên cơ sở chứng từ gốc.
- Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều,Kế toán phải lập các Bảng tổng hợp chứng từ
gốc( Bảng ghi nợ hoặc ghi có các tài khoản), sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc
lập nên chứng từ ghi sổ.
1.2.4.4. Trình tự ghi sổ
Sơ đồ 10: Hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
14
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
CTGS
Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chứng từ
gốc
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Ghi chú
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng, cuối kì
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc,bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Đối với những đối tượng cần theo dõi chi tiết, kế toán căn cứ chứng từ gốc
để ghi vào các sổ,thẻ chi tiết tương ứng.Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được ghi vào sổ
đăng kí chứng từ ghi sổ, và sổ cái.
- Cuối tháng hoặc cuối kì kế toán, cộng cột số tiền trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.
Khoá sổ tất cả các tài khoản trên sổ cái để lập Bảng cân đối tài khoản.Căn cứ vào số liệu
trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết. Các loại sổ kế toán được
mở tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính như sổ kế toán chi tiết theo dõi
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; sổ theo dõi TSCĐ; sổ, thẻ kho theo dõi vật tư …
- Sau khi thực hiện các đối chiếu và đảm bảo sự khớp đúng, số liệu từ bảng cân đối
tài khoản, sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.2.4.5. Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán
Công ty đã sử dụng các phương pháp kế toán sau:
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính khấu hao: Theo phương pháp đường thẳng và quy định của
tập đoàn đối với tính khấu hao vườn cây cao su.
- Phương pháp tính thuế (GTGT) : Theo phương pháp khấu trừ thuế.

1.2.5 Trang thiết bị kĩ thuật và trình độ nhân viên
1.2.5.1 Trang thiết bị kĩ thuật
Để thực hiện tốt công tác kế toán công ty đã trang bị cho phòng kế toán 6 máy vi tính
bàn, và đã cài đặt phần mềm kế toán Fast accounting cho nhân viên sử dụng.
Mặc dù đã sử dụng phần mềm kế toán được 3 năm nhưng công ty vẫn chưa phân quyền sử
dụng phần mềm. Mọi nhân viên trong phòng kế toán đều có thể truy cập vào phần hành của
nhau.
1.2.5.2. Trình độ nhân viên
- Khối lượng công việc kế toán ở công ty rất nhiều và nghiệp vụ kinh tế phức tạp nên
đòi hỏi nhân viên phòng kế toán công ty phải có trình độ, am hiểu nghiệp vụ, quy trình trong
công tác kế toán. Nên nhân viên phòng kế toán của công ty là những người đều qua đào tạo
chuyên ngành kế toán tài chính tại các trường đại học kinh tế như: Trường đại học kinh tế
Huế, Trường đại học kinh tế TP HCM…Họ đều là người có trách nhiệm trong công việc.
- Ở các đơn vị trực thuộc sẽ bố trí từ 1 đến 2 nhân viên kế toán. Vì nghiệp vụ ở các đơn vị
này đơn giản nên trình độ cuả nhân viên là trung cấp, hoặc cao đẳng kế toán.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
15
Xuất kho mủ nguyên liệu
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
1.3 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Sản xuất của công ty mang tính thời vụ tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình
trạng của cây cao su mà tiến hành khai thác mủ thường thì chu kì sản xuất của công ty từ
tháng 4 đến tháng 1( có khi kéo dài đến tháng 2).
Chi phí phát sinh không đều đặn, thường xuyên mà thường phát sinh vào những thời
kì nhất định trong năm. Nên thời điểm tính giá thành chỉ thực hiện một lần vào cuối năm,
trong năm việc hạch toán sản phẩm hoàn thành được thực hiện theo giá thành kế hoạch và
sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thành thực tế vào cuối năm. Có chi phí phát sinh kì này

nhưng lại liên quan đến sản phẩm thu hoạch ở kì sau
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, khi bàn giao đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ
cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm( khoảng 19- 20 năm). Vườn cây cao su là
TSCĐ cuả công ty. Do đó, quá trình từ khi gieo trồng đến khi vườn cây bắt đầu có thể
khai thác mủ( khoảng 6-7 năm) được xem là quá trình đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) để
hình thành nên TSCĐ.
Quá trình sản xuất của công ty như sau:
Trồng trọt, chăm sóc, Thu hoạch ( khai thác) Chế biến
Nông trường sẽ tổ chức cho công nhân tiến hành khai thác mủ. Hằng ngày, sẽ nhập
mủ nguyên liệu về kho nhà máy. Mủ nguyên liệu khai thác sẽ là nguyên liệu chính để sản
xuất mủ sơ chế.
1.4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong công
tác hạch toán kế toán. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí là xác định được giới
hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí
và tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất mủ cao su ở công ty là công nghệ kiểu
liên tục chia làm 2 giai đoạn chế biến diễn ra ở hai phân xưởng là Nông trường và nhà
máy chế biến trong nhà máy chế biến. Nên công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất theo từng phân xưởng sản xuất gồm 12 Nông trường và nhà máy chế biến.
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm: chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch và chi
phí chế biến và được phân loại thành: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, Chi phí sản xuất
chung. Các loại chi phí này được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho mỗi đối tượng
chịu chi phí.
1.4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.3 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
16
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG

Quy trình Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cao su Kon Tum:
Gồm 2 giai đoạn: 2 giai đoạn này diễn ra liên tục
Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí và tính giá thành mủ nguyên liệu khai thác
B1: Tập hợp các chi phí khoản cho mủ cao su nguyên liệu .
B2: Tính toán và phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành cho
mủ cao su nguyên liệu .
B3 : Tính giá thành và hạch toán nhập kho mủ nguyên liệu.
Giai đoạn 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành mủ cao su sơ chế:
B1: Tập hợp các khoản chi phí cho mủ cao su sơ chế .
B2: Tính toán và phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành cho
mủ cao su sơ chế .
B3 : Tính giá thành và hạch toán nhập kho mủ thành phẩm:
Sơ đồ 11. Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
17
TK 152 TK 6211
TK 1564
TK 6212
TK 1542
TK 155
TK 334,338
TK 214
TK 334,338
TK 331,111,
152…
TK 6271
TK 6221
TK 152
TK 334,338
TK 214,334,

338,152,…
TK 6222
TK 6272
(1.a)
(1.c)
(1.b)
(2.b)
(2.c)
(3)
(4.c)
(4.a)
(4.a)
(4.b)
(5.a)
(5.c)
(5.b)
(6)
(2.a)
Điều chỉnh
giá mủ NK
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
TK 1541
18
Cuối tháng
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
1.4.4.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chế biến sản phẩm của
Công ty. Vậy nên việc hạch toán đầy đủ chính xác các chi phí NVLTT sẽ góp phần quan
trọng trong việc phục vụ công tác tính giá thành, công tác quản lý chi phí nhằm hạ giá

thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là chi phí NVLTT chiếm hơn
80% giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm các
khoản:
- Nguyên vật liệu chính: Phân bón, Mủ nguyên liệu khai thác
- Nguyên vật liệu phụ: Thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, axit acetic, NH
3
, NAOH
- Nhiên liệu, động lực: Xăng, Dầu bôi trơn, dầu xe nâng
Chi phí NVLTT phát sinh trong kì được tập hợp, ghi chép và hạch toán vào bên nợ
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . TK này sẽ được mở chi tiết cho:
TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Nông Trường
TK 6212 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Nhà máy chế biến
Sơ đồ 12: trình tự luân chuyển chứng từ

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán và ghi sổ:
Với đặc điểm là công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với nguyên liệu khác nhau nên
để quản lí chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kĩ thuật đã nghiên
cứu xây dựng hệ thống định mức vật liệu trong sản xuất đối với từng sản phẩm và theo
dõi giám sát hàng tháng cùng với phòng kế hoạch, phòng kế toán. Quá trình theo dõi,
quản lí và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
Kế hoạch sản xuất,
định mức vật tư
Giấy đề nghị cấp
vật tư
Phiếu xuất kho
Sổ đăng kí CTGS
Sổ cái TK 621
Bảng tổng hợp Xuất
vật tư, CCDC

Bảng phân bổ vật
tư, CCDC
Sổ chi tiết TK621
CTGS
19
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
Đầu năm, Phòng kế hoạch công ty sẽ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả năm,
trên cơ sở bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức nhân công, xây dựng đơn
giá kế hoạch cho mủ nguyên liệu khai thác và mủ sơ chế.
Hàng tháng, phòng kế hoạch- cung ứng sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng
và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Phòng kế haọch
sẽ chuyển kế hoạch sản xuất cho các phòng ban, bộ phận sản xuất.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các bộ phận tiến
hành sản xuất và khi có yêu cầu sử dụng về từng loại vật liệu thì bộ phận sử dụng sẽ lập
giấy đề nghị cấp vật tư trình lên cấp trên để xin cấp vật tư. Khi giấy đề nghị cấp vật tư
được kí duyệt thì căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư thì Phòng kế hoạch – vật tư của công
ty sẽ lập phiếu xuất kho .
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Thủ kho khi nhận được phiếu xuất kho sẽ tiến hành xuất kho vật liệu cho bộ phận sử
dụng và ghi vào thẻ kho. Với mỗi loại nguyên vật liệu thì thủ kho mở riêng một thẻ kho,
thủ kho sẽ theo dõi vặt tư về số lượng. Cuối tháng, thủ kho sẽ tính ra số tồn kho trên thẻ
kho và đối chiếu với số thực tế tồn trong kho. Thủ kho sẽ tập hợp các phiếu xuất kho để
gửi lên cho kế toán vật tư.
Đối với xuất kho mủ nguyên liệu khai thác sẽ sử dụng giá kế hoạch.
Cuối tháng, tập hợp toàn bộ các chứng từ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trong
kỳ, lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng, Việc
quản lí nguyên vật liệu không chỉ quản lí tình hình thu mua, bảo quản mà cần quản lí cả
việc xuất dùng vật liệu. Đây là khâu quản lí cuối cùng rất quan trọng nên kế toán vật tư
cần theo dõi giá trị của từng loại vật liệu xuất dùng là bao nhiêu, sử dụng vào mục đích
gì, ở đâu? Do đó Kế toán vật tư sẽ lập “bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” .

Bảng này phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng theo từng loại vật liệu cho từng
đối tượng sử dụng. Bảng này sẽ được kế toán vật tư chuyển sang cho kế toán CPSX.
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A
Trang
20
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Xuất kho mủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến
Công Ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum Mẫu số 02- VT
258 Phan Đình Phùng, Tp Kon Tum, Kon Tum (Ban hành theo QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 10 năm 2012
Số : 189
Người nhận hàng: Tưởng Thị Sáng
Đơn vị: NT16 – NMCB Yachim – Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum
Điạ chỉ: Nhà máy chế biến mủ Ya chim
Lí do xuất: Xuất mủ nguyên liệu
TT

kho Mã vật tư Tên vật tư ĐVT
TK
Nợ
TK

Số
lượng Đơn giá Thành tiền
1 KH03 VTCB0078 Mủ nước quy kho Kg 6212 1564 3.268.064 44.000 764.136.923
2 KH03 VTCB0079 Mủ tạp quy kho Kg 6212 1564 252.841 44.000 11.125.004.000
3 KH03 VTCB0080 Mủ đông quy kho Kg 6212 1564 62.598,10 44.000 2.754.316.400

Cộng: 14.643.457.323
Tổng số tiền( viết bằng chữ) : ( mười bốn tỷ, sáu trăm bốn mươi ba triệu, bốn trăm
năm mươi bảy nghàn ba trăm hai mươi ba đồng chẵn)
Số chứng từ gốc kèm theo:1 chứng từ gốc
Ngày 21 tháng 10 năm 2012
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Tổng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
21
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM
258 Phan Đình Phùng- Tp Kon Tum – Kon Tum
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ SỐ: 165
Kính gửi: Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum
Tôi tên là: Phan Xuân Nguyên
Điạ chỉ : NT Cao Su Đắkhring
Lí do nhận: Bón phân đợt 2/ 2012
Đề nghị Công ty cấp cho NT một số vật tư sau:
STT Tên vật tư ĐVT
Số
lượng
Số lượng duyệt
xuất Yêu cầu ngày cấp
1 Phân U Rê Kg 44.995 44.995 Ngày 25/10/2012
2 Phân lân NB Kg 110.982 110.982 nt
3 Phân Kali Kg 34.621 34.621 nt
4 Phân NPK Kg 53.821 53.821 nt
Cộng 244.419 244.419
Ngày 20 tháng 10 năm 2012
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ P.KH-VẬT TƯ TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT

Phan Xuân Nguyên Nguyễn Công Trứ Lê Khả Liễm
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A
Trang
22
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Công Ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum Mẫu số 02- VT
258 Phan Đình Phùng, Tp Kon Tum, Kon Tum (Ban hành theo QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 25tháng 10 năm 2012
Số : 210
Người nhận hàng: Phan Xuân Nguyên
Đơn vị: NT 07- NT Đăkhring – Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum
Điạ chỉ: NT Dục Nông
Lí do xuất: Xuất phân bón đợt 1/2012
Nhận tại kho: Thanh Trung
T
T

kho Mã vật tư Tên vật tư
ĐV
T
TK
Nợ
TK

Số
lượng Đơn giá Thành tiền
1
KCTY VTPB0001 Phân U Rê Kg 6211 152

44.995 9.943 447.378.986
2
KCTY VTPB0003 Phân Lân NB Kg 6211 152
110.982 314,29 34.880.533
3
KCTY VTPB0002 Phân Ka li Kg 6211 152
34.621 11.045 382.399.678
4
KCTY VTPB0004 Phân NPK Kg 6211 152
53.821 4.078 219.459.433


1.084.118.629
Tổng số tiền( viết bằng chữ) : ( Một tỷ, không trăm tám mươi tư triệu, một trăm muời tám
ngàn, sáu trăm hai chín đồng chẵn)
Số chứng từ gốc kèm theo:1 chứng từ gốc
Ngày 25 tháng 10 năm 2012
Xem bảng tổng hợp xuất dùng NVL( phần phụ lục)
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
23
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS NGUYỄN THỊ MINHNTRANG
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM Bảng 02: BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC
THÁNG
Đơn vị: Nông trường
Nông
trường
TK 152
TK 153Phân bón Vật liệu phụ Nhiên liệu
NPK Lân Kali URE
Thuốc Thuốc

axit dầu ăn Dầu
Nhớt
Kiềng Chén
Máng
Máng dẫn mủkích thích trừ sâu bôi trơn che mưa
Đăkhring 219.459.433 34.880.533 382.399.678
447.378.98
6
Yachim
Thanh trung
Sa sơn

Cộng tổng
Các nông trương khác khi xuất dùng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ cũng được kế toán hạch toán tương tự như trên
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
24
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MINH TRANG
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC THÁNG
Đơn vị: Nhà máy chế biến
Nhà máy
TK 1564 TK 152
TK 153
Mủ nguyên
liệu
khai thác
Vật liệu phụ Nhiên liệu
Axit
axetic Axit Formic Amoniac
Dầu
ăn … Dầu chạy máy dầu bôi trơn Sào tre Bàn chải

Nhà máy Yachim
Nhà máy Ngọc hồi
Tổng
SVTH: LÊ VĂN LINH _11ĐHLTKT4A Trang
25

×