Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 4 trang )
“Quảng cáo thoái vị, PR
lên ngôi” – Liệu có đúng ở
thị trường Việt Nam?
Năm 2002, chuyên gia marketing người Mỹ Al Ries cùng con gái Laura Ries đã
cho xuất bản cuốn sách “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”. Ấn phẩm này đã nhanh
chóng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất thời điểm đó. Cuốn sách
đưa ra một quan điểm mới cho rằng PR mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
dựng thương hiệu còn quảng cáo chỉ là để duy trì hình ảnh thương hiệu đã được
xây dựng thông qua PR. Trong cuốn sách, tác giả cũng đề cập đến một loạt thương
hiệu quốc tế đã làm nên tên tuổi mà không cần quảng cáo như Starbuck, Wal-mart,
Red Bulls, Body Shop và Palm.
Đây là một trong những cuốn sách marketing gây tranh cãi nhất với rất nhiều ý
kiến trái chiều từ các học giả và những người làm marketing. Bỏ qua những thị
trường phát triển mà truyền thông marketing chuyên nghiệp đã có hàng trăm năm
kinh nghiệm phát triển, bài viết này xin thảo luận về khái niệm mới này ở thị
trường Việt Nam – một thị trường đang phát triển với nhiều hoạt động marketing
và xây dựng thương hiệu đầy sôi động.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường của TNS, năm 2009, chi tiêu cho
quảng cáo ở Việt Nam đạt con số 450 triệu đô la Mỹ – tăng 26% so với năm 2008.
Năm 2009, công ty Tân Hiệp Phát, một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
trong lĩnh vực đồ uống đã chi hàng triệu đô cho các hoạt động quảng cáo đại chúng
trong chiến dịch ra mắt thương hiệu trà đóng chai Dr.Thanh.
Câu hỏi được quan tâm là liệu Tân Hiệp Phát có quá phung phí tiền vào hoạt động
quảng cáo hay không?
Thương hiệu “Dr.Thanh” được tung ra thị trường vào cuối năm 2008 với những
mẫu quảng cáo truyền hình được phát sóng vào những giờ vàng với tần suất dày
đặc nhiều hơn bất cứ một thương hiệu nào khác trong gần suốt một năm. Kết quả