Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.41 KB, 21 trang )

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HĨA CHO TRẺ 4-5 TUỔI
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.1. Lý do khách quan: .................................................................................... 1
1.2. Lý do chủ quan ......................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 4
5. Kế hoạch nghiên cứu: ..................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 5
1. Hành vi và hành vi văn hóa ......................................................................... 5
2. Vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5
tuổi ................................................................................................................. 10
II. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓACHO
TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TPVHTẠI
TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LỘC............................................................... 14
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I. ....... 14
2. Thực trạng việc giáo dục hành vi văn hóa thơng qua hoạt động làm quen
tác phẩm văn học tại trường mầm non Xuân Lộc. ........................................ 15


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan:
Trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay, khi mà cuộc cách mạng hoa
học kỹ thuật công nghệ đang phát triển như vũ bão, cùng với việc có điều kiện


để phát triển đời sống kinh tế, con người đồng thời cũng đứng trước nguy cơ
thối hóa về đạo đức nhân văn.
Vấn đề, giáo dục đạo đức và các hành vi có văn hóa cho thế hệ trẻ đang là
một thách thứ lớn đối với nền giáo dục các nước.
Đối với nước ta, một đất nước đang ở trong thời kì nền kinh tế thị trường
mở cửa, giao lưu, hội nhập với thế giới, bên cạnh những mặt tích cực thì cịn
những yếu tố tiêu cực nảy sinh:
Trong xã hội xuất hiện một bộ phận dân cư sống chạy theo đồng tiền và lợi
nhuận một cách vô điều kiện. Cùng với tình trạng đó là sự sói mịn về đạo đức,
gia tăng các tệ nạn xã hội… ảnh hưởng đến khơng nhỏ đến sự hình thành và
phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
Đặc biệt đáng lo ngại là ở một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay có tình
trạng suy thối về đạo đức và có các hành vi thiếu văn hóa trong học tập và cuộc
sống, mờ nhạt về lý tưởng sống, lối sống thực dụng.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cơng tác giáo dục
đạo đức, chính trị, các hành vi văn hóa… bị xem nhẹ. Vì vậy, việc tăng cường
giáo dục đạo đức và hình thành các hành vi văn hóa cho thế hệ trẻ ngày càng trở
nên là một vấn đề cần thiết.
Vấn đề giáo dục này được xem là một quá trình xuyên suốt từ cấp mầm
non đến nhà trường phổ thơng.
Hành vi văn hóa vừa mang tính ý thức đạo đức bên trong vừa thể hiện mặt
thẩm mỹ bên ngồi, nên khơng thể là hành vi bẩm sinh, tự nhiên có mà phải trải
qua một q trình giáo dục và rèn luyện lâu dài. Sự hình thành hành vi văn hóa ở
mỗi người cần phải bắt đầu từ lúc cịn bé, bởi lẽ: “Bé khơng vin cả gãy cành”
như ông bà xưa đã đúc kết. Mầm non là mơi trường giáo dục đặt nền móng cơ
1


bản cho sự phát triển nhân cách trẻ nói chung và hình thành các hành vi văn hóa
nói riêng của trẻ sau này.

Những biểu hiện nhân cách chuẩn mực nhất định, những quy tắc hành vi có
văn hóa thể hiện ở thái độ ứng xử đối với bạn bè, với gia đình, với xã hội, thể
hiện đúng tình cảm đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh phần lớn được
hình thành trong mơi trường này.
Những cơng trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn chứng tỏ trong
điều kiện sinh hoạt thuận lợi và được sự giáo dục đúng đắn, trẻ đã có những biểu
hiện tương đối rõ nét về mặt xu hướng nhân cách và đó là chỉ số quan trọng của
quá trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ.
Chính vì vậy, giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ là một nội dung cốt lõi
trong cơng tác giáo dục trong trường mầm non. Giáo dục mầm non cần phải xác
định việc giáo dục đạo đức, hành vi văn hoá cho trẻ là nhiệm vụ hết sức cần thiết
trong q trình hình thành xây dựng và hồn thiện nhân cách cho trẻ mầm non.
Việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ở trường mầm non được tổ chức và thực
hiện vô cùng đa dạng và phong phú. Thơng thường, việc giáo dục hành vi văn
hóa cho trẻ được tổ chức theo các hình thức khác nhau như hoạt động tích hợp,
hoạt động góc, hay là thơng qua các tiết học đặc thù hàng ngày của trẻ, đặc biệt
như tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học. Bởi lẽ, với vai trò và đặc
trưng riêng, tác phẩm văn học tác động vào trái tim giàu tình cảm của trẻ thơ
một cách nhẹ nhành, tự nhiên nhưng sâu sắc để rồi dạy trẻ biết bao điều hay và
lẽ phải. Đó chính là những bài học đầu tiên về đạo đức, các hành vi văn hóa cơ
bản, cần có ở mỗi con người. Tuy nhiên, lồng ghép giáo dục hành vi văn hóa
trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở các cơ sở mầm non cịn
nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao hiệu
quả giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thơng qua hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học là điều đặt ra và cần quan tâm thỏa đáng.
1.2. Lý do chủ quan
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ mở ra cho
trẻ cơ hội khám phá thế giới xung quanh mà còn là giải pháp cụ thể nhằm thực
2



hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện nhân cách của trẻ ở tất cả các bình diện: nhân
cách, thẩm mỹ, nhận thức, thể lực. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng lớn trong việc
giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non. Trong thực tế các giáo viên ở trường
mầm non đã hiểu được ý nghĩa và hiệu quả của việc sử dụng hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ để đạt các kết
quả cao. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, vấn đề giáo dục hành vi văn hóa
cho trẻ thơng qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế,
thiếu đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Một số giáo viên cịn thờ ơ, không xem trọng
việc lồng ghép giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ khi tổ chức hoạt động làm quen
tác phẩm văn học và không giúp trẻ đức kết và rút ra những bài học liên quan
giúp ích cho sự phát triển nhân cách đạo đức của trẻ nói chung và các hành vi
văn hóa nói riêng. Nghiên cứu vấn đề giáo dục hành vi văn hóa thơng qua hoạt
động làm quen tác phẩm văn học là việc làm cần thiết, không chỉ cho phép
người nghiên cứu nắm vững các vấn đề lý luận dạy học nói chung, phương pháp
dạy học Mầm non nói riêng mà cịn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy
học ở bậc Mầm non, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong
tương lai. Đây là cơ sở đầu tiên thôi thúc tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi văn
hóa cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học” làm đề
tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hy vọng đề tài sẽ khơng chỉ bổ ích với bản
thân người nghiên cứu, mà cịn giúp ích cho sự đổi mới phương pháp dạy học ở
bậc mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu này tơi hướng tới mục đích: Thơng qua thực trạng
giáo dục hành vi văn hố cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học tại trường mầm non Xuân Lộc. Để đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học tại các trường mầm non.

3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học tại trường mầm non
Xuân Lộc.
Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non Xuân Lộc 4.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phương pháp thống kê toán học
5. Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ 5/9/2017 đến 20/9/2017: Chọn đề tài và trang bị lý luận
- Từ 20/9/2017 đến 10/2/2018: Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện
pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ qua thơ – truyện.
- Từ 10/2/2018 đến 25/2/2018: Phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh
nghiệm.

4


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hành vi và hành vi văn hóa
1.1. Khái niệm liên quan.
*Hành vi Hành vi là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể
nhất định với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm lý, ý thức người đó.
* Hành vi văn hóa Hành vi văn hóa là những hành vi tốt đẹp, có tác dụng
tích cực đối đời sống với con người và thế giới xung quanh, là hành vi mang

tính tích cực mà mỗi người cần rèn luyện để có được. Nói cách khác hành vi văn
hóa nghĩa là cách ứng xử mang tính đạo đức – thẫm mỹ của con người. Do đó có
thể nói rằng, biểu hiện cụ thể là lối sống đẹp, cư xử đúng mực đối với mọi
người, lịch thiệp, hòa nhã, quan tâm đến vệ sinh cá nhân và nơi cộng động, yêu
quý cái đẹp, khát khao vươn tới cái đẹp, cư xử với mọi người... đều là thể hiện
cụ thể hành vi văn hóa.
1.2. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi.
trong việc ứng xử với những người
xung quanh
* Ứng xử với người thân trong gia đình: Gia đình là tổ ấm được tạo nên
trên cơ sở tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt. Đó
chính là mơi trường văn hóa mà đứa trẻ tiếp xúc đầu tiên khi mới chào đời.
Trong gia đình hành vi văn hóa của trẻ được hình thành và phát triển một cách
tự nhiên và mang đậm dấu ấn của mơi trường văn hóa đầu tiên. Trong cuộc sống
gia đình, người lớn ai cũng mong cho con em mình nên người tử tế, điều đó thể
hiện ở những yêu cầu của họ đối với đứa trẻ về cách ứng xử của nó với mọi
người xung quanh, cụ thể là:
- Đối với ơng bà: Trẻ cần biết vị trí của ơng bà và mối quan hệ này, ông bà
là người đã sinh cha mẹ của trẻ, đó là người có cơng nuôi dưỡng dạy dỗ cha mẹ
của trẻ, cho nên phải giáo dục cho trẻ có các hành vi văn hóa với ơng bà, có sự
u thương kính trọng ơng bà, trẻ phải biết nói năng thưa gửi lễ phép, gọi dạ bảo
vâng.
5


- Đối với cha mẹ: Trong gia đình cha mẹ là người gần gũi với con cái nhất.
Cho trẻ biết cha mẹ khơng chỉ là người sinh ra mình mà còn là người hy sinh tất
cả cho con để cho trẻ biết có cách ứng xử tốt đẹp tỏ ra là người có hiếu. Tỏ lịng
u thương q trọng với cha mẹ cần giáo dục ở trẻ có các hành vi văn hóa,
những hành vi cụ thể chứ khơng chỉ bằng lời nói như: làm việc nhỏ chẳng hạn

giúp mẹ dọn nhà, lấy sách cho cha… Biết ơn cha mẹ bằng hành vi quan tâm
chăm sóc, đơi khi ngây thơ theo cách của bé những lại biểu thị một tình thương
yêu thắm thiết. Giáo dục cho trẻ các hành vi văn hóa lễ phép với cha mẹ, biết
vâng lời, khơng được bướng bĩnh, nhỏng nhẽo với cha mẹ,…
- Đối với anh chị em trong nhà: Đối với anh chị trong nhà thì có các hành
vi tơn trọng, biết nghe lời anh chị, không gây rối phá khi anh chị học bài… Đối
với em thì biết yêu thương em, biết nhường nhịn em nhỏ. Những hành vi thân
tình chính là hành vi văn hóa cần được hình thành và phát triển ở trẻ.
* Đối với những người xung quanh: Con người khơng chỉ biết sống quanh
quần với nhau khép kín trong một gia đình mà cịn biết sống với những người
ngồi xã hội. Ngay từ khi rất bé thì trẻ đã biết ra nhà hành xóm để chơi, trẻ tiếp
xúc với làm quen với hàng xóm láng giềng vừa có cả người lớn vừa có trẻ em,
mối quan hệ bắt đầu mở rộng.
- Đối với người lớn xung quanh thì giáo dục trẻ phải biết lễ phép trong
chào hỏi, tôn trọng người lớn, biết nghe lời.
- Đối với cô giáo trẻ cần thương yêu kính trọng như đối với cha mẹ ở nhà,
trẻ biết nghe lời cô dạy, làm những việc cơ bảo.
- Đối với bạn cùng lứa thì cần vui chơi thân ái, đoàn kết, biết nhường nhịn
nhau, giúp đỡ khi bạn cần, tránh thói bắt nạt bạn, đánh bạn. Đặc biệt cần dạy trẻ
bao giờ cũng nên nhìn bạn bằng con mắt thiện chí, ln nghĩ tốt về bạn, làm việc
tốt cho bạn, phát hiện những mặt tốt ở bạn mình.
- Đối với người tàn tật thì có thái độ thương xót, làm việc gì đó để an ủi
giúp đỡ họ, như những lời hỏi thăm, ánh mắt yêu thương, ở đây giáo dục cho trẻ
lòng thương người. Hành vi văn hóa cần giáo dục cho trẻ đối với xã hội cịn phải
kể thêm đó là hành vi tn thủ những quy định, những luật lệ chung. Trẻ dưới 5
6


tuổi trẻ còn rất biết, quan hệ xã hội chưa thất rộng rãi, tuy nhiên trẻ cũng cần
phải làm quen với một số luật lệ thông thường bảo đảm một đời sống có văn hóa

như giữ gìn vệ sinh nơi công cộng trật tự an ninh cho nhân dân, trước hết là luật
giao thơng.
Tóm lại, hành vi ứng xử đứng mực đối với người xung quanh được coi là
cái cơ bản nhất trong hệ thống hành vi văn hóa của con người. Hệ thống hành vi
văn hóa đó của trẻ được phát triển tốt đẹp, vững chắc, đó là bảo đảm vững vàng
cho một nhân cách tử tế sau này.
* Kỹ năng chào hỏi: Khi gặp mặt người khác, nếu là người lớn thân thích,
đồng thời với nét mặt tươi vui là những lời chào hỏi niềm nở, bằng những câu
xưng hô đúng chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ, như: “Cháu chào bác ạ!”. Với ngữ
điệu thân thiết, mắt nhìn về phía người giao tiếp, đầu hơi cúi xuống (đối với
người già), đầu để tự nhiên (đối với người trẻ tuổi), trẻ có thể ơm hơn hoặc chìa
má cho người khác hơn để tỏ lịng thân thiết. Khi đến lớp trẻ phải biết chào cô
đến lớp và khi ra về, trẻ tự giác biết chào hỏi khi có người đến thăm lớp học.
Hình ảnh: Trẻ chào cơ đến lớp
* Kỹ năng xin lỗi: Khi làm phiền người khác thì phải xin lỗi bằng câu:
Cháu xin lỗi! với nét mặt nghiêm chỉnh và cử chỉ tỏ ra hối hận. Trong khi người
lớn dạy trẻ kỹ năng xin lỗi cũng không nên quên dạy trẻ kỹ năng tha lỗi. Tha lỗi
cho người phạm lỗi là thể hiện lòng vi tha, thái độ thông cảm đối với người
phạm lỗi và tôn trọng họ.
*Kỹ năng cảm ơn: Biết cảm ơn khi ai giúp đỡ hay tha thứ cho mình, đó là
những lời nói lịch sự hàm ý biết ơn, bằng những câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, bổ
ngữ “Cháu cảm ơn cô ạ!” với cử chỉ tơn kính, đối với bạn bè thì chỉ cần nói:
“Cảm ơn” là được.
*Kỹ năng tham gia trò chuyện: Giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con
người. Ngày từ những tháng đầu tiên, lúc còn sơ sinh trẻ đã biết hóng chuyện,
lớn dần lên trẻ có thể chủ động giao tiếp với người xung quanh. Khi người lớn
nói thì phải lắng nghe, khơng “hóng hớt”, khơng “nói leo”. Khi nói cho người
7



lớn nghe thì phải nói rành rọt, khơng ê a, ấp úng hay nói lý nhí, lúng búng trong
miệng, lại càng khơng được nói trống khơng, cọc lốc. Cịn khi trị chuyện với
bạn bè thì giữ thái độ thân mật, bình đẳng, lắng nghe ý kiến của bạn khơng qt
tháo, cãi cọ hoặc “dùng vũ lực”.
Trên đây là một số kỹ năng giao tiếp cần hình thành cho trẻ em từ khi cịn
bé, đó là một phần khơng thể thiếu được trong hệ thống hành vi văn hóa của con
người.
Trong thực tế giáo dục trẻ nhỏ những kỹ năng giao tiếp đó được thể hiện ở
các cháu một cách tự nhiên, sinh động và thường theo cách riêng của các cháu,
nên nhiều khi tuy cịn khờ khạo, ngơ nghê nhưng ở trẻ rất đáng yêu. Do vậy
người lớn không nên uốn nắn quá tỷ mỉ hay yêu cầu quá khắt khe, bắt đứa trẻ
thực hiện một cách máy móc khiến cho lúc nào trẻ cũng cảm thấy gị bó, căng
thẳng mà trở nên dị ứng với những “thể thức lễ giáo này” và có khi lại phản tác
dụng, đem đến hiệu quả ngược với mong muốn của nhà giáo dục.
* Về nét ăn: Hành vi văn hóa trong khi ăn rất đơn giản đối với chúng ta, tuy
nhiên đối với trẻ nhỏ lại không dễ dàng một chút nào. Trẻ em khi đã có ý thức
rồi thì việc dạy trẻ ăn uống sao cho tử tế là hết sức cần thiết. Đầu tiên cần dạy trẻ
trước khi ăn phải mời mọi người, mời người lớn tuổi trước rồi mới đến người
nhỏ tuổi hơn (đầu tiên là ông bà rồi đến cha mẹ, sau đó mới đến anh chị em).
Khi ngồi vào ăn thì ngồi đúng vị trí, ăn phần ăn khẩu phần của mình, khơng
được vịi vĩnh lung tung, khơng địi những mà người lớn khơng cho ăn, khơng
được làm nũng không chịu ăn để người lớn dỗ dành mất thời gian. Dạy trẻ cầm
thìa, cầm bát, ngồi đúng tư thế, lớn hơn là dùng đũa và cơm và gắp thức ăn gọn
gàng, không gắp lung tung đánh đổ thức ăn bừa bãi.
Cần thường xuyên nhắc nhở trẻ nhai kỹ rồi mới nuốt, không ngậm cơm
trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, không ăn quả xanh, uống nước lã, không
ăn những thức ăn bẩn.. Chỉ bằng giáo dục cẩn thận thì hành vi bản năng mới
biến thành hành vi có văn hóa.
Hình ảnh: Hoạt động ăn trưa của trẻ lớp mẫu giáo Thạch Khê.
8



*Về vệ sinh thân thể: Đối với trẻ nhỏ, vệ sinh thân thể là vấn đề thường
xuyên phải thực hiện tốt. Những thói quen vệ sinh cần được hình thành ở trẻ
càng sớm càng tốt. Người lớn cần dạy trẻ biết rửa mặt khi ngủ dậy, biết đánh
răng sau các bữa ăn và đặc biệt là trước khi đi ngủ. Không dung tay quệt mũi,
không ngồi lê ngồi lết bẩn quần áo, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, biết
đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ… Đó là những hành vi văn hóa trẻ cần thực hiện
hằng ngày, những không phải là dễ dàng đối với các cháu.
Tuy vậy nếu người lớn dạy trẻ thật tỷ mỉ, chu đáo, lại thường xuyên nhắc
nhở sẽ tạo thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
* Về chế độ sinh hoạt hằng ngày: Để đảm bảo sức khỏe và các mặt hoạt
động của trẻ, hằng ngày trẻ được người lớn chăm sóc theo một chế độ hợp lý ở
trường hay ở nhà. Những trẻ có tuân thủ chế độ sinh hoạt đó hay khơng, một mặt
là do người lớn tổ chức tổ chức tập luyện, mặt khác là do cá tính của mỗi trẻ.
Việc thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hằng ngày không những tạo ra nhiều thuận
lợi trong cuộc sống và sinh hoạt cho cả trẻ và người lớn, mà quan trọng hơn là
tạo ra cho trẻ một cách sống có nề nếp, đó chính là hình thành ở trẻ những hành
vi văn hóa cần có của một phong cách sống khoa học rất cần cho cuộc sống sau
này.
* Trong khi học tập: Cần giáo dục cho trẻ có thái độ nghiêm tức trong học
tập, trong giờ học phải chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, không được nói
chuyện riêng, đánh bạn hay quấy khóc… Khi muốn phát biểu ý kiến thì phải biết
giơ tay phát biểu. Khi học có gì khơng hiểu thì xin phép đứng dậy hỏi cơ, khơng
được ở dưới nói leo lên. Đối với đồ dùng dạy học thì phải dạy trẻ biết bảo vệ
chúng và sử dụng đúng cách, không phá đồ dùng học tập, hay lén lấy để chơi
đùa…
* Trong khi vui chơi: Cần dạy trẻ biết nhường nhịn đồ chơi bạn khi cùng
chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau. Dạy trẻ bảo vệ đồ chơi của mình và
đồ chơi chung trên lớp. Chúng ta đồng tình sự tìm tịi khám phá của trẻ đối với

9


trò chơi, tuy nhiên chúng ta cần khuyên ngăn hay điều chỉnh các hành vi phá
hoại đồ chơi như tháo đồ chơi ra từng mảnh, đập phá đồ chơi.
Biết giữ vệ sinh nơi cơng cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp
thiên nhiên mơi trường sạch sẽ. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt
hàng ngày như vứt rác đúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẫm lên cỏ.
Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường
đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thơng đảm bảo an tồn.
2. Vai trị của tác phẩm văn học trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5
tuổi
Văn học có vai trị to lớn khơng có gì thay thế được trong việc hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan
trọng trong chương trình giáo dục trẻ.
2.1. Đặc điểm tác phẩm văn học lựa chọn cho trẻ 4-5 tuổi
2.1.1. Tác phẩm văn học phải phù hợp đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ
mầm non
Độ tuổi của trẻ, hồn nhiên ngây thơ là bản tính của trẻ, vì thế u cầu đầu
tiên của các TPVH lựa chọn cho trẻ là phải có sự hồn nhiên, ngây thơ, phù hợp
với đặc điểm tiếp nhận của trẻ. TPVH lựa chọn cho trẻ mầm non, trước hết phải
có yêu cầu chung của một TPVH. Đó là phản ánh hiện thực cuộc sống thơng qua
hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngơn ngữ và đảm bảo sự thống nhất
nội dung và hình thức thể hiện. Đề tài phải xuất phát từ những gì quen thuộc gần
gũi, nảy sinh trong cuộc sống xung quanh trẻ. Để đảm bảo tính vừa sức, phù hợp
đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ mầm non, TPVH lựa chọn giáo dục trong
chương trình cần ngắn gọn, rõ ràng. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung
lượng của tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Văn xuôi thường
thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm

bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân
vật chính, hoặc một câu hỏi tính định hướng, ví dụ: Bó hoa tặng cô, Cái bát xinh
10


xinh, Ai đáng khen nhiều hơn, Bài học tốt… Truyện thường có kết cấu theo kiểu
đối lập, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ
dàng.
Thể loại thơ cho trẻ là thể loại thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng
dao, một thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơ ngắn gọn, vui
nhộn, để trẻ vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ. Sự rõ ràng của các TPVH viết
cho trẻ mầm non còn thể hiện ở ý nghĩa từ vụng. Từ ngữ thường mang nghĩa
đen, vối lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu. Về nghệ thuật, ngôn ngữ, TPVH dành cho
trẻ mầm non cần có những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu
vui tươi làm cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lơi cuốn sự chú ý
của trẻ. Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho trẻ, cần
phải chọn lựa những tác phẩm có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận
của trẻ. Không chỉ có vần điệu mà các TPVH dành cho trẻ cịn phải có những
hình ảnh đẹp, dễ thương của các nhân vật. Đặc biệt là có nhiều từ tưởng hình,
tượng thanh, nhiều động từ, tính từ miêu tả, tính từ màu sắc…tạo nên sắc thái
vui chơi, vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động
mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ. Nhưng tác phẩm truyện dành
cho trẻ mầm non thường là những câu truyện ngắn gọn, với nội dung rõ ràng, có
cốt truyện đơn giản, thường có kế cấu đối lập tương phản với hai loại nhân vật
thiện – ác, tốt – xấu phù hợp với tuy duy của trẻ, giúp trẻ dễ nắm được cốt
truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ
dành. Những câu truyện dành cho trẻ đều có yếu tố thơ trong truyện, nó như là
một chất xúc tác làm cho câu chuyện có thêm sức lơi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ.
Mỗi câu truyện viết cho trẻ là những bài học nhẹ nhành mà sâu lắng.
2.1.2. Các tác phẩm văn học phải có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu

lắng
Một trong những chức năng cơ bản của TPVH là chức năng giáo dục. Là
loại hình nghệ thuật ngơn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm
hồn và nhận thức của con người. Nhất là với tuổi mầm non, văn học đặc biệt là
thơ, càng có sự tác động nhanh nhạy. Những TPVH khi cho trẻ làm quen phải có
11


những nội dung giáo dục rõ nét, ý nghĩa gắn liền với cuộc sống xung quanh trẻ,
để từ đó trẻ có thể vận dụng những bài học này trong cuộc sống trẻ. Tuy nhiên,
cùng cần chú ý rằng các bài học về giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa cần được
nêu một cách tự nhiên, sinh động trong TPVH. Bởi lẽ sự áp đặt, gượng ép và
khiêng cưỡng sẽ khơng có sức hấp dẫn và khơng phải là món ăn tinh thần dành
cho trẻ. Lựa chọn TPVH phù hợp, hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức với trẻ
là một trong những việc làm thường xuyên và cần thiết của những người làm
công tác giáo dục mầm non nói chung, đặc biệt là trong cơng tác giáo dục hành
vi văn hóa cho trẻ thơng qua LQTPVH nói riêng.
VD: Như bài thơ “Hoa kết trái” của tác giả Thu Hà không chỉ cho trẻ cảm
nhận vẻ đẹp thiên nhiên mà còn lồng ghép bài học giáo dục trẻ biết yêu quý
thiên nhiên, không bẽ cành hái hoa, biết chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cảm xúc thẩm mĩ được hình thành ở trẻ như một sự
định hướng tất yếu cho hoạt động văn hóa tiếp theo hồn tồn khơng có sự áp
đặt.
2.2. Vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4¬5
tuổi
Tác phẩm văn học thiếu nhi có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành
tri thức và chuẩn mực đạo đức, các hành vi văn hóa cho trẻ. Những nhân vật,
hành động của nhân vật trong truyện tác động vào tâm hồn trẻ. Từ đó hình thành
ở trẻ những khái niệm đạo đức, những quy tắc hành vi văn hóa phải thực hiện
cho đúng khi tiếp xúc với người khác, nhất là với người trên hay có thể gọi đó là

cách ứng xử của một người đối với những người xung quanh theo các chuẩn
mực đã được xã hội quy định như: gặp người lớn phải chào, ai cho gì phải cảm
ơn, làm phiền ai phải xin lỗi… Ngồi ra cịn giúp trẻ biết đồng tình với cái thiện,
lên án cái ác, tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa. Chẳng hạn được làm quen
TPVH câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, trẻ như hóa thân vào nhân vật
bác Gấu trong truyện để tham gia vào tình tiết của truyện. Thơng qua câu truyện
này giúp trẻ hiểu được hành động của nhân vật nào đáng khen, và đáng khen vì
sao? khơng đáng khen vì sao? (giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn là đáng
12


khen, đuổi bác Gấu ra khỏi nhà mà không giúp đỡ gì là hành động khơng đáng
khen), giúp trẻ có thái độ đúng đắn, biết lối cư xử với những người xung quanh,
biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, biết kính trọng người lớn tuổi
đồng thời trẻ hiểu được khi mắc lỗi thì phải xin lỗi (thỏ Nâu đã xin lỗi bác Gấu
khi biết mình sai) và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Có
thể nói, TPVH mở ra trước mắt trước mắt trẻ một thế giới tâm hồn phong phú,
khơi gợi và kích thích trẻ bước vào thế giới nội tâm của nhân vật. Chính trong
q trình LQTPVH, trẻ sẽ làm quen và học cách đồng cảm với nhân vật, đồng
thời trẻ sẽ bắt đầu chú ý tới thái độ của người xung quanh. Đây là cơ sở để hình
thành những xúc cảm, tỉnh cảm lành mạnh ở trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đời
sống tình cảm phát triển mạnh mẽ. Trẻ rất giàu xúc cảm và tình cảm mà các tác
phẩm văn học ở lứa tuổi này lại chứa chan lòng nhân ái của người viết muốn gửi
đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong các tác phẩm đó khơng phải là
những gì q cao siêu mà được biểu hiện rất cụ thể, rất đời thường, gần gũi với
trẻ thơ. Đó là tình u thương giữa con người với con người, là sự gắn bó chia
sẻ trong gia đình khi hạnh phúc cũng như khi ốm đau, hoạn nạn, là sự cảm thông
giúp đỡ những người khi gặp khó khăn… Bên cạnh việc đóng góp nhắm hình
thành chuẩn mục đạo đức, trong nội dung của TPVH cịn có vai trị quan trọng
trong việc hình thành hành vi văn hóa, đạo đức ở trẻ một cách cụ thể và sinh

động nhất.
VD: Bài thơ “Rửa tay”, của Phạm Mai Chi và Hồng Dân sưu tầm có viết:
Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay…..
Bài học giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa được thể hiện một cách tự
nhiên, qua bài thơ trẻ biết được những thói quen hành vi tốt trong vệ sinh ăn
uống. Đó là phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bài thơ đã cụ thể hóa
cách thức rửa tay như thế nào cho đúng để đôi bàn tay nhỏ xinh của các bé luôn
được sạch sẽ, thơm tho. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ nâng
13


cao năng lực cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, biết sáng tạo ra cái đẹp, bằng trí
tưởng tượng phong phú, bay bổng và kỳ diệu của mình. Tác phẩm văn học cịn
giúp trẻ có lối sống giàu lịng nhân ái, yêu thiên nhiên, biết nâng niu trân trọng
con người và những sản phẩm của con người tạo ra. Không chỉ vậy, khi được
làm quen với tác phẩm văn học trẻ cịn có cơ hội được mở rộng vốn từ, nhất là
từ ngữ nghệ thuật, học cách diễn đạt mạch lạc, giàu sức biểu cảm.
II. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN
HĨACHO TRẺ 4-5 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
TPVH TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LỘC.
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I.
Về phía lãnh đạo, quản lí nhà trường: Tổ chức quản lý có 1 Hiệu trưởng và
2 Hiệu phó. Trường đã phát triển quy mơ giáo dục theo quy định Điều lệ trường
mầm non. Thành lập ra các tổ chun mơn trong có 2 tổ trưởng. Thực hiện dạy
bán trú 12 lớp. Đội ngũ CBCC – VC: gồm có 32 người.
Trong đó:
+ CBQL: 3 người

+ GV: 24 người
+ NV: 5 người
Trình độ chun mơn:
+ CBQL trên chuẩn 3/3, tỷ lệ 100%
+ GV đạt trên chuẩn 100%
Tổng số các nhóm lớp gồm có:
+ Mẫu giáo nhỡ: 3 lớp
+ Mẫu giáo lớn: 5 lớp
+ Mẫu giáo ghép: 4 lớp
* Thuận lợi Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
chính quyền địa phương, sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của quý bậc phụ
huynh học sinh. Tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường đồn kết, nhiệt tình,
năng nổ, sáng tạo; nói không với các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Hồn
thành nhiệm vụ, chủ trương cơng văn do ngành triển khai và phát động. Có kinh
14


nghiệm trong cơng tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. Các đoàn thể trong
nhà trường phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động nên hoạt động phong trào, hội
thi nhà trường đạt hiệu quả cao. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ
huynh học sinh trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhận được sự quan tâm
của các bậc phụ huynh học sinh đến hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Trẻ ở
trường tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường.
* Khó khăn Sân trường hẹp nên cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học cịn gặp nhiều
khó khăn, hạn chế. Một số điểm trường sân trường rất hẹp khơng tiện cho việc
giáo dục ngồi trời cho trẻ. Ngồi ra các điểm trường khơng có nhiều đồ chơi
ngồi trời cho trẻ Các thiết bị đồ dùng dạy học trong trường còn nhiều hạn chế,
các khu vệ sinh còn sử dụng chung với nhau.
2. Thực trạng việc giáo dục hành vi văn hóa thơng qua hoạt động làm quen

tác phẩm văn học tại trường mầm non Xuân Lộc.
Để có cơ sở tìm hiểu, phân tích cụ thể thực trạng vấn đề giáo dục hành vi
văn hóa cho trẻ. Tơi bắt đầu từ việc, thâm nhập thực tế, với việc sử dụng hệ
thống câu hỏi (phiếu điều tra/phụ lục) tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về
vấn đề này, cụ thể thu được kết quả:
2.1. Nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ.
Tơi chú trọng tìm hiểu nhận thức, vì ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non qua hoạt động LQTPVH của giáo viên
mầm non trên các phương diện cụ thể:
2.1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ 4¬5 tuổi.
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên đối với việc giáo dục hành vi văn hóa.
Chúng tơi đã tiến hành đưa ra câu hỏi điều tra:
Câu 1: Theo cô việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi là…
Rất cần thiết

Cần thiết

Kết quả thu được:
15

Không cần thiết


Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của việc giáo dục hành vi
văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi.
Ý kiến
Điểm trường
Chánh Lộc
(6 giáo viên)

Thọ Lộc
(2 giáo viên)
Mỹ Phụng
(2 giáo viên)
Mỹ Lộc
(2 giáo viên)
Diêm trường
(2 giáo viên)
Thạch Khê
(2 giáo viên)
Long Thạnh
(2 giáo viên)
Tổng cộng (%)

A

B

C

5

1

0

1

1


0

2

0

0

2

0

0

2

0

0

2

0

0

1

0


0

16,7%

0%

83,3%

Qua bảng số liệu cho thấy, trong bốn trường mầm non cũng có những ý
kiến khác nhau về sự cần thiết của vấn đề giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5
tuổi. Tỉ lệ giáo viên đồng ý với ý kiến A: Rất cần thiết là rất cao chiếm 83,3%, tỉ
lệ giáo viên đồng ý với ý kiến B: Cần thiết thấp hơn, chiếm 16,7%. Tuy có
những ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi văn hóa
cho trẻ 4-5 tuổi, nhưng tất cả các giáo viên đều nhận thức đúng đắn về vấn đề
này. Khơng có giáo viên nào cho rằng vấn đề này không cần thiết, nhận thức này
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đối với giáo viên mầm non. Hầu hết
các giáo viên đều nhận thấy rằng giai đoạn tuổi mầm non là giai đoạn tiền đề
cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Vì ở giai
16


đoạn này đời sống tình cảm của trẻ phát triển khá mãnh liệt, đặc biệt là tình cảm
thẩm mĩ– đạo đức. Lúc này tính hình tượng và tính dễ xúc cảm chi phối mạnh
hoạt động tâm lí của trẻ mẫu giáo, đây là thời điểm thuận lợi để xây dựng nền
tảng đạo đức, các hành vi văn hóa cho trẻ. Giáo viên đã nhận rõ được thời kì này
là thời kì hồng kim để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ.
2.1.2. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng tác phẩm văn học để giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi.
Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên trong việc sử dụng TPVH để giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi, tơi đã tiến hành điều tra theo hướng tìm

hiểu về việc các cơ có khai thác nội dung và ý nghĩa giáo dục hành vi văn hóa
của các tác phẩm văn học, từ đó thấy được nhận thức của giáo viên. Tơi đã đưa
ra câu hỏi điều tra:
Câu 2: Trong các tiết học CTLQVTPVH ở các lớp mẫu giáo, cơ có khai
thác nội dung và ý nghĩa giáo dục hành vi văn hóa của các tác phẩm văn học hay
khơng?
A. Có

B. Khơng

Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về việc khai thác nội dung và ý nghĩa giáo
dục hành vi văn hóa của các TPVH.
Kết quả:
Ý kiến



Khơng

Chánh Lộc 6

100%

0%

Thọ Lộc 2

100%

0%


Mỹ Phụng 2

100%

0%

Mỹ Lộc 2

100%

0%

Diêm trường 2

100%

0%

Thạch Khê 2

100%

0%

Long Thạnh 2

100%

0%


Điểm trường

17


Dựa trên kết quả vừa rồi, có thể thấy tất cả giáo viên đều đã nhận thức được
vai trò của tác phẩm văn học đối với trẻ 4-5 tuổi, việc khai thác nội dung và ý
nghĩa giáo dục các hành vi văn hóa của các tác phẩm văn học đã được giáo viên
quan tâm và chú ý trong mỗi tiết học, để giúp trẻ có thể nắm được một số hành
vi văn hóa cơ bản trong cuộc sống xung quanh trẻ.
2.2. Thực trạng tổ chức giáo dục hành vi văn hóa thơng qua tác phẩm văn học
cho trẻ 4-5 tuổi
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các TPVH để giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ, thì tơi đã tiến hành điều tra theo các hướng như sau:
* Mức độ khai thác nội dung giáo dục hành vi văn hóa của các tác phẩm
văn học thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học
Để làm rõ vấn đề này, thì tơi đã điều tra bằng câu hỏi câu như sau:
Câu 3: Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ được khai thác trong các
tiết học CTLQVTPVH tại lớp mẫu giáo ở mức độ nào?
Kết quả thu được:
Bảng 3: Mức độ khai thác nội dung giáo dục hành vi văn hóa của các
TPVH.
Ý kiến

A

B

C


Chánh Lộc 5

83,3%

16,7%

0%

Thọ Lộc 2

100%

0%

0%

Mỹ Phụng 1

50%

50%

0%

Mỹ Lộc 2

100%

0%


0%

Diêm trường 2

100%

0%

0%

Điểm trường

Từ kết quả của bảng 4 ta thấy, mức độ khai thác nội dung của các giáo viên
ở các trường không chênh lệch với nhau. Tất cả các giáo viên đã hoàn toàn khai
thác các nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ một cách thường xuyên.
Điều này cho chúng ta thấy được, các giáo viên đã nhận thức được tầm quan
18


trọng của việc giáo dục hành vi văn hóa thơng qua TPVH, giúp cho mục tiêu
giáo dục đạt được kết quả tốt hơn.
2.3. Đánh giá thực trạng kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa của trẻ lớp mẫu giáo
Thạch Khê.
* Mục đích: Giáo viên đánh giá được kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa của
trẻ trong lớp mình phụ trách để phân loại kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa của
trẻ trong lớp từ đó xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp phù hợp với trẻ.
* Cách làm: Căn cứ vào khung chương trình giáo dục mầm non, bộ chuẩn
phát triển trẻ 4-5 tuổi, đặc điểm phát triển của trẻ, tôi đã xác định các tiêu chí
đánh giá kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa của trẻ dựa trên các tiêu chí sau:

Các hành vi văn hóa trong giao tiếp
+ Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn,
phù hợp với tình huống.
+ Khơng nói tục chửi bậy.
+ Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt
phù hợp và chờ đến lượt trong trị chuyện.
+ Khơng nói leo, khơng ngắt lời người khác.

19



×