Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VNPT bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 29 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







LƯƠNG TUẤN PHƯƠNG



GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TẠI VNPT BẮC GIANG






CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2012
2



Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phú Hưng



Phản biện 1: ………………….……………………………………………

Phản biện 2: …………………… ……….………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài
Thị trường Viễn thông và Công nghệ thông tin hiện naychứng kiến sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ truyền
thống có xu hướng giảm mạnh khiến các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều dịch vụ
mới đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn, trong khi giá cước ngày càng rẻ hơn đòi hỏi
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tăng trưởng số lượng thuê bao (đặc biệt là điện
thoại di động) khiến mạng quá tải, chất lượng cung cấp dịch vụ giảm sút rất khó
khăn cho doanh nghiệp
VNPT Bắc Giang là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Viễn thông, dịch vụ cung cấp bao gồm:
Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống, dịch vụ di động, dịch vụ Internet ADSL,
dịch vụ điện thoại cố định không dây (G-Phone), My TV trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững vị thế trên thị trường, duy trì tốc
độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, VNPT Bắc Giang phải tiếp tục đầu tư có trọng
điểmhướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tối ưu hóa mạng lưới,
cơ sở hạ tầng; thực hiện đánh giá hiệu quả đầu tư để đề ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của đơn vị. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VNPTBắc Giang” nhằm đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để nâng
cao năng lực giành thắng lợi trong cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VNPT Bắc

Giang.
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
4



 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư tại VNPT Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đầu tư của VNPT Bắc Giang.
Luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư tại VNPTBắc Giang. Số liệu và thực trạng tập trung trong giai
đoạn 2006 – 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp tiếp cận, luận văn trước hết thu thập các dữ liệu cần thiết
từ các nguồn sẵn có. Sau đó, luận văn so sánh đối chiếu dữ liệu thu thập được và
suy luận phác thảo ra bức tranh toàn cảnh về thị trường và hiện trạng hoạt động
quản lý quan hệ đầu tư, dựa trên đó nhận diện các bất cập cần xử lý.
Về mặt lý luận, luận văn tổng kết các lý thuyết và các kinh nghiệm một số
ngành, các văn bản luật, tài liệu hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư
của một doanh nghiệp kinh doanh.Căn cứ vào phần lý luận được tổng hợp, luận văn
sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể đối với từng bất cập đã được nhận diện.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ dùng các phương pháp sau:
 Phương pháp lịch sử.
 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
 Phương pháp tổng hợp và so sánh.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, danh mục tham khảo, các biểu bảng, phụ
lục, nội dung chính gồm 3 chương:
 CHƯƠNG 1: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tại VNPT Bắc Giang

 CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
 CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của VNPT Bắc
Giang
5



CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU
TƯ TẠI VNPT BẮC GIANG
1.1 Tổng quan về VNPT Bắc Giang
VNPT Bắc Giang là doanh nghiệp được chia tách từ Bưu điện tỉnh Bắc Giang.
Kể từ ngày 01/01/2008, Bưu điện tỉnh Bắc Giang (cũ) đã chính thức được chia tách
thành 2 pháp nhân mới, đó là Bưu điện tỉnh Bắc Giang (mới) và VNPT Bắc Giang.
Đây là mô hình chia tách Bưu chính Viễn thông, nhằm tạo điều kiện cho kinh doanh
bưu chính, viễn thông cùng phát triển, kịp thời thích ứng với môi trường cạnh tranh,
hội nhập.
1.1.1 Chức năng nhiệm vụ của VNPT Bắc Giang
 Địa bàn hoạt động: trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
 Các hoạt động chính :
 Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, hệ thống mạng Viễn thông
– Công nghệ thông tin.
 Chủ quản kinh doanh các dịch vụ viễn thông như: điện thoại, fax, truy nhập
Internet, truyền số liệu, mạng máy tính
 Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương.
 Tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình viễn thông- công nghệ thông tin.
 Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông- công nghệ thông tin.
 Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông cho phép và phù hợp với quy định của Pháp luật.
6




1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh
Bộ máy tổ chức của VNPT Bắc Giang bao gồm 12 đơn vị sản xuất trực thuộc
(10 Trung tâm Viễn thông huyện, thành phố, Trung tâm Viễn thông và CNTT,
Trung tâm Điều hành Viễn thông), các phòng ban chức năng đảm bảo thông tin liên
lạc phục vụ các cấp lãnh đạo trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Các phòng ban có liên quan đến đầu tư gồm có:
- Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản
- Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Hành chính
- Phòng Mạng và Dịch vụ
- Phòng Kế hoạch kinh doanh tiếp thị
- Phòng Kế toán Thống kê - Tài chính
1.1.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh tại VNPT Bắc Giang
- Nhóm các chỉ tiêu doanh thu: Trong giai đoạn từ 2009-2011 VNPT Bắc
Giang bắt đầu thực hiện cơ chế SXKD mới, giai đoạn đầu của việc chia tách Bưu
chính và Viễn thông. Doanh thu trong các năm 2009, 2010, 2011 có sự tăng trưởng
không đều. Năm 2010 doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng do sự dời bỏ mạng cố
định và các thuê bao G-phone. Năm 2011 do áp dung cơ chế mới (cơ chế 46) giao
cho các Viễn thông tỉnh là đơn vị duy nhất cung cấp sim thẻ Vinaphone nên cơ chế
phân chia doanh thu lên rõ nét, doanh thu dịch vụ Internet, thuê bao di động trả
trước và trả sau có sự tăng trưởng lớn.
- Nhóm chỉ tiêu sản lượng: Giai đoạn 2009-2010 ta thấy rằng thuê bao
Internet, thuê bao cố định và Gphone phát triển mới có xu hướng giảm, còn đối với
dịch vụ Internet băng rộng VNPT Bắc Giang đã tận dụng tối đa năng lực mạng lưới,
cơ sở hạ tầng phát triển những nơi có nhu cầu lớn như thành phố, thị trấn. Tuy
nhiên số thuê bao trên mạng và doanh thu vẫn tăng trưởng đòi hỏi cần có một chiến
7




lược chăm sóc, nâng cao chất lượng mạng để duy trì tốc độ tăng doanh thu của dịch
vụ này. Các thuê bao Fiber VNN đang có xu hướng tăng trưởng nhanh do đây là
công nghệ và là loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao bắt đầu phát triển.




Hình 1-1Thị phần thuê bao các dịch vụ Viễn thông – CNTT năm 2011
1.1.4 Quan điểm phát triển dịch vụ viễn thông và CNTT
Phát triển viễn thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của
tỉnh.Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng
khắp, tốc độ và chất lượng cao.Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet,
Viettel,
017%
VNPT, 0
79%
EVN, 00
5%
Thị phần thuê bao cố định
(có dây & không dây)
Viettel
VNPT
EVN
VMS, 007
%
VNP, 026
%
Viettel, 0

66%
VNPT, 03
4%
Thị phần thuê bao di động
VMS
VNP
Viettel
VNPT
VNPT
BG, 89%
VIETEL, 0
7%
FPT, 05%
Thị phần thuê bao Internet ADSL
VNPT BG
VIETEL
FPT
8



ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu xã
hội và phát triển kinh tế.
1.1.5 Mục tiêu phát triển
Phát triển mạng lưới lên công nghệ NGN, phát triển, nâng cấp mạng thông
tin di động lên công nghệ 3G. Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và đảm bảo mỹ quan đô thị.Xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền
tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng
Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.
1.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại VNPT Bắc Giang giai đoạn 2006-

2011
1.2.1 Hiện trạng và dự báo thị trường, định hướng phát triển của VNPT
Bắc Giang
Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
nhà khai thác viễn thông. Các dịch vụ truyền thống (như thoại, truy cập dữ liệu)
sẽđạt tới ngưỡng bão hòa và có xu hướng giảm do có sự cạnh tranh mạnh của nhiều
nhà khai thác cũng như các “cuộc đua” về giá để phát triển khách hàng.Khách hàng
sẽ ngày càng “khó tính” hơn do họ có nhiều lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp. Nhu
cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông sẽ phát triển và ngày càng phức tạp đa dạng.
Đặc biệt quan trọng là sự phát triển ngày càng mạnh về nhu cầu dịch vụ data băng
rộng và các dịch vụ nội dung thông tin.Cơ cấu khách hàng có sự phân biệt rõ rệt:
các công ty, tổ chức có qui mô lớn sẽ chuyển từ cách thức sử dụng dịch vụđơn lẻ
sang sử dụng các dịch vụ trọn gói, sử dụng nhiều dịch vụ và thuê kênh truyền dẫn
tốc độ cao.
9



1.2.2 Đánh giá hiện trạng mạng viễn thông đã được đầu tư tại VNPT Bắc
Giang.
1.2.2.1 Mạng chuyển mạch
Mạng TDM của VNPT Bắc Giang bao gồm 1 tổng đài host Alcatel HC3.3
Bắc Giang, dung lượng thuê bao hiện có trên dung lượng đã lắp đặt là
81.480/135.153 ( tức là khoảng 60,3%); Tổng số trạm vệ tinh là 88 trạm và 02 trạm
MSAN như vậy hiện nay sốline dư thừa rất lớnso với việc đã thực hiện đầu tư từ
những giai đoạn trước.
1.2.2.2 Mạng truy nhập xDSL, FTTx
Tổng số cổng xDSL lắp đặt/ sử dụng: 47.904/ 30.360 cổng triển khai tại 160
nhà trạm viễn thông với tổng số thiết bị DSLAM là 194; Tổng số cổng FE lắp
đặt/sử dụng: 648/325 cổng; tổng số thiết bị L2 Switch là 27.

1.2.2.3 Mạng di động
Trong năm 2010, VNPT Bắc Giang đã lắp đặt đưa vào sử dụng thêm 01 trạm
BSC tại khu vực Thành phố Bắc Giang, mạng di động Vinaphone tại VNPT Bắc
Giang hiện có 194 trạm BTS, 52 trạm NodeB lắp đặt trên địa bàn 150 xã trong toàn
tỉnhkể cả vùng sâu, vùng xa với độ phủ sóng di động trên về cơ bản đã đáp ứng
được vùng phủ sóng.
1.2.2.4 Mạng MAN-E
Đến tháng 12/2010, mạng MAN-E VNPT Bắc Giang đã được đầu tư bao
gồm mạng Ring CORE gồm 2 PE-AGG; 08 ring Access với tổng số 10 UPE và
băng thông kết nối đến PE tổng cộng là 5Gbps, băng thông kết nối đến BRAS tổng
cộng là 4Gbps.Với năng lực đường truyền như hiện nay tại VNPT Bắc Giang là
tương đối ổn định về chất lượng đáp ứng đủ điều kiện phát triển thêm nhiều sản
phẩm dịch vụ mới.
10



1.2.2.5 Mạng cáp quang
Mạng cáp quang do VNPT Bắc Giang quản lý hiện nay có tổng chiều dài
1.165,93 km, sử dụng các sợi quang có dung lượng từ 4 sợi đến 36 sợi. Mạng cáp
quang sử dụng cho mạng MAN-E có tổng chiều dài 275,71 km sử dụng loại cáp từ
12 sợi đến 36 sợi kéo tên toàn bộ tuyến trục chính dọc tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang thành các vòng Ring khép kín; Vòng ring 1 từ Thành phố Bắc Giang – Lục
Nam – Lục Ngạn – Sơn Động; Vòng ring 2 từ Thành phố Bắc Giang – Lạng Giang
– Yên Thế - Tân Yên – Hiệp Hoà – Việt Yên; Vòng ring 3 từ Thành phố Bắc Giang
- Yên Dũng với tổng mức đầu tư dự án hơn 15,3 tỷ đồng. Mạng truy nhập quang
FTTx-ODN với tổng chiều dài 1.261,65 km, dự án đã được triển khai đồng bộ rỗng
rãi trên toàn bộ 09 huyện thị và khu vực Thành phố Bắc Giang với tổng mức đầu tư
là 21,962 tỷ đồng
1.2.2.6 Mạng cáp đồng

Mạng cáp đồng VNPT Bắc Giang có tổng chiều dài 5.596,854 km với đầy đủ
các loại cáp từ 100 đôi đến 1200 đôi, mạng cáp này được được đầu tư mạnh mẽ
nhất là trong giai đoạn 2006-2008.
1.2.3 Sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng mạng lưới tại VNPT Bắc
Giang
1.2.3.1 Giai đoạn đầu tư 2006-2008
Đây là giai đoạn đơn vị tập trung phần lớn nguồn vốn đầu tư để phát triển
mạng điện thoại cố định. Các dự án đầu tư gồm 2 phần chính: Hệ thống tổng đài và
hệ thống truyền dẫn mạng ngoại vi. Mục tiêu đầu tư trong giai đoạn này là nhằm
phát triển mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phát triển thị trường của đơn
vị.
11



1.2.3.2 Giai đoạn đầu tư 2009-2011
Năm 2009 là năm thị trường dịch vụ Viễn thông – CNTT bước vào giai đoạn
cạnh tranh hết sức gay gắt, Tập đoàn và VNPT Bắc Giang tiếp tục chuyển đổi cơ
cấu đầu tư tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm bị cạnh tranh mạnh, đồng thời duy
trì thị phần tại các thị trường truyền thống.
1.2.4 Đầu tư tăng năng lực mạng lưới
a) Mạng di động - không dây
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng di động GSM, tăng số trạm phát sóng
thêm 300 trạm, phấn đấu phủ sóng (2G) 100% diện tích toàn tỉnh, nâng cao chất
lượng phủ sóng, đảm bảo thỏa mãn ở mức cao nhất các nhu cầu về thoại và SMS.
b) Mạng chuyển mạch thoại
Duy trì chất lượng dịch vụ, phát triển thêm các dịch vụ nội dung, dịch vụ
GTGT trên mạng điện thoại cố định; hạn chế tối đa sự suy giảm của điện thoại cố
định. Định hướng khách hàng chuyển dịch sang các loại hình dịch vụ khác.
c) Mạng truyền tải, mạng thu gom, truy nhập:

Cấu trúc mạng mục tiêu của VNPT Bắc Giang trong 5 năm tới là hướng tới
hoàn thiện hệ thống mạng lưới hoàn toàn theo cấu trúc Mạng thế hệ mới NGN/IMS
trên nền IP.Do vậy cần phải cụ thểhóa nội dung đầu tư các mục tiêu cần đạt được
đến trong giai đoạn tới.
d) Mạng truyền dẫn
Xây dựng thêm các tuyến cáp quang mới, điều chuyển, sắp xếp phù hợp với
nhu cầu của giai đoạn; Tăng cường bảo vệ bằng ring vật lý trên cơ sở các tuyến cáp
mới xây dựng. Bổ sung dung lượng (card nhánh); Nâng tốc độđường truyền đến
10Gb/s nếu có nhu cầu.
12



1.2.5 Kết quả tăng trưởng các dịch vụ viễn thông
Giai đoạn từ năm 2006-2008 mạng cố định được đầu tư rất lớn nhưng tốc độ
tăng trưởng doanh thu đã chậm lại và đến năm 2011 doanh thu dịch vụ cố định đã bị
giảm sút. Trong khi đó, trong giai đoạn này việc phát triển các dịch vụ mới đã đạt
được những kết quả rất khả quan như dịch vụ Internet tốc độ cao. Năm 2010 dịch
vụ này tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 39,4% so với năm 2009; Năm 2011 cũng
vẫn giữ được đà tăng trưởng nhưng tốc độ đã bắt đầu giảm (tăng 17,2% so với năm
2010) nhưng vẫn đạt được doanh thu lớn (36,297 tỷ đồng).
1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
1.2.6.1 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
Bảng 1-7: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận Tỷ đồng -45.24

-38.57

-36.24


-26.77

Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng

6.67

2.33

9.47

VĐT huy động trong kỳ Tỷ đồng 47.986

44.742

19.07

7.256

Tỷ suất sinh lời của VĐT

%/năm 14%

5%

50%



Lãi suất tiền gửi ngân

hàng
%/năm 9.5

12

10.5

14

Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
1.2.6.2 Hệ số lợi nhuận/vốn đầu tư thực hiện.
Bảng 1-8: Hệ số lợi nhuận/vốn đầu tư thực hiện (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận Tỷ đồng -45.24 -38.57 -36.24 -26.77

Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng 6.67 2.33 9.47
VĐT phát huy tác dụng trong
kỳ
Tỷ đồng 47.986

44.742

19.07

7.256

Lợi nhuận/VĐT thực hiện (%) 14% 5% 50%
Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
13




1.2.6.3 Hệ số doanh thu/vốn đầu tư đăng ký
Bảng 1-9: Hệ số doanh thu/vốn đầu tư đăng ký
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Doanh thu
Tỷ
đồng
173.84

200.25

185.1

247.09

Doanh thu tăng thêm
Tỷ
đồng
26.405 -15.149 61.997
VĐT phát huy tác dụng trong kỳ
Tỷ
đồng
47.986 44.742

19.07

7.256

Hệ số tăng doanh thu/VĐT

0.55026

-0.3386

3.25102


Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
1.2.6.4 Hệ số doanh thu/vốn đầu tư thực hiện
Bảng 1-10: Hệ số doanh thu/vốn đầu tư thực hiện
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Doanh thu Tỷ đồng 173.84

200.25

185.1

247.09

Doanh thu tăng thêm Tỷ đồng 26.405

-15.15 61.997

VĐT thực hiện Tỷ đồng 47.986

44.742

19.07

7.256


Doanh thu tăng thêm/VĐT 0.5503

-0.339 3.251
Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
1.2.6.5 Lợi nhuận tăng thêm/tài sản tăng thêm
Bảng 1-11: Lợi nhuận tăng thêm/tài sản tăng thêm
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Doanh thu Tỷ đồng 173,84

200,246

185,1

247,09

Doanh thu tăng thêm Tỷ đồng


26,405

-15,149

61,997

Lợi nhuận Tỷ đồng -45,24

-38,57

-36,24


-26,77

Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng

6,67

2,33

9,47

Tài sản trong năm Tỷ đồng
781

828,015

851

869

Tài sản tăng thêm Tỷ đồng
47,235

23,000

18,000



Lợi nhuận tăng thêm/ tài

sản tăng thêm

0,141

0,101

0,526



Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
14



1.2.6.6 Doanh thu tăng thêm/tài sản tăng thêm
Bảng 1-12: Doanh thu tăng thêm/tài sản tăng thêm
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Doanh thu Tỷ đồng 173.84

200.25

185.1

247.09

D/thu tăng thêm Tỷ đồng

26.405


-15.15

61.997

Tài sản trong năm Tỷ đồng 781

828.015

851

869

Tài sản tăng thêm Tỷ đồng 47.235

23.000

18.000



Doanh thu tăng thêm/
tài sản tăng thêm
0.559

-0.659

3.444




Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển
1.3 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại VNPT Bắc Giang
1.3.1 Ưu điểm
- Đơn vị thực hiện tốt công tác lập kế hoạch đầu tư các dự án, từ đó đảm bảo
triển khai dự án đúng tiến độ, tăng khối lượng công trình hoàn thành bàn giao đưa
vào sử dụng.
- Trong giai đoạn 2006-2008 công tác đầu tư đạt hiệu quả tương đối cao, đầu
tư phát triển mạng lưới rộng khắp đáp ứng nhu cầu lắp đặt máy điện thoại của nhân
dân.
- Hệ thống mạng truyền dẫn được củng cố đảm bảo an toàn cho việc kết nối
giữa các tổng đài trong tỉnh.
- Hoạt động đầu tư được trú trọng theo hướng phát triển các dịch vụ mới, dịch
vụ có chất lượng cao.
- Đơn vị đã chủ động trong công tác thiết kế, tìm kiếm mặt bằng, xây dựng các
nhà trạm để phát triển các trạm BTS.
15



1.3.2 Một số tồn tại phải giải quyết
1.3.2.1 Một số tồn tại
- Trong cả 2 giai đoạnđầu tư vừa qua thìđơn vịđều tập trung quá nhiều nguồn
lựcđầu tư cho mạngđiện thoại cố định, không lường trước được sự thay đổi công
nghệ và xu hướng sử dụng dịch vụ khách hàng.
- Các dự án tại đơn vị thì công tác giải phóng mặt bằng chưa tốt, dự án gặp
phải nhiều vướng mắc nảy sinh như các công trình ngầm gần với các công trình dân
sinh hoặc ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng BTS.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển các dịch vụ mới còn chậm.
- Hoạt động đầu tư hiện nay chủ yếu mang tính đơn lẻ, mở rộng, nâng cấp và
phát triển mới các dịch vụ.

1.3.2.2 Các nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý
- Chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng mạng lưới:
- Triển khai dự án đầu tư còn chậm
- Công tác xin giấy phép xây dựng; giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng,
bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thường chậm.
- Chưa đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư
b) Nguyên nhân khách quan
- Do cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông:
- Công tác quy hoạch của địa phương
- Dùng chung hạ tầng gặp nhiều khó khăn
====================================
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
16



CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ
2.1 Lý thuyếtquản lý đầu tư
2.1.1 Khái quát về hoạt động đầu tư và vai trò của đầu tư phát triển đối với
doanh nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
2.1.1.2 Khái niệm về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư là tổng hợp các nguồn vật chất bằng tiền, bằng tài sản, sức
lao động, tài nguyên… doanh nghiệp có thể huy động được cho đầu tư phát triển.

2.1.1.3 Nội dung của nguồn vốn đầu tư
Nội dung cơ bản của nguồn vốn đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp bao
gồm:Nguồn vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định và nguồn vốn đầu tư tài sản lưu
động bổ sung.
Hoạt động làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp được gọi là hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng bao gồm
toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản
cố định cho doanh nghiệp.
Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm: các khoản chi phí cho khảo
sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt thiết bị máy
17



móc; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản cố
định và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm: vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm
thiết bị và vốn đầu tư cơ bản khác.
2.1.1.4 Phân loại nguồn vốn đầu tư
Theo mức độ phân quyền quản lý thì nguồn vốn đầu tư được chia thành
nguồn vốn phân cấp và nguồn vốn không phân cấp.
 Nguồn vốn phân cấp: Cơ quan cấp trên giao quyền quản lý một phần nguồn
vốn cho đơn vị cấp dưới và quy định quyền hạn và nhiệm vụ cho đơn vị quản lý cấp
dưới.
 Nguồn vốn không phân cấp (nguồn vốn tập trung tại công ty mẹ): Cơ quan
cấp trên thực hiện quản lý nguồn vốn đầu tư của các dự án tại đơn vị cấp dưới, thực
hiện quyết định đầu tư hoặc ủy quyền cho cấp dưới quyết định dự án đầu tư và làm
chủ đầu tư quản lý dự án…
2.1.1.5 Vai trò của đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp
- Đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh,
- Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ.
2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá
2.1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là sự so sánh giữa chi phí hay số vốn đầu tư bỏ
ra và lợi ích thu về.Trên giác độ vi mô (doanh nghiệp) thì hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư chính là hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể, mà theo quan điểm của chủ đầu tư
18



thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được.
2.1.2.2 Lựa chọn nguồn vốn đầu tư
Để huy động nguồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp thường dựa vào hai nguồn
vốn chính là vốn tự có và vốn vay. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phải xuất
phát từ việc điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay trong tổng cơ cấu
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô, đặc trưng ngành
nghề, đặc thù môi trường kinh doanh.
2.1.2.3 Sử dụng nguồn vốn đầu tư
 Khi sử dụng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực gì hay đầu tư vào dự án nào cần
quan tâm đến các vấn đề sau:
-Chiến lược phát triển của ngành, của doanh nghiệp.
- Nhu cầu và tình hình cung cấp sản phẩm trên thị trường màhoạt động đầu
tư nhằm sản xuất ra.
- Khai thác được các nguồn lực và tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. Vấn
đề quản lý sử dụng nguồn vốn của dự án:
- Quản lý chặt chẽ thu, chi vốn bằng tiền, thường xuyên đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
- Khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi

mà không sử dụng, không sinh lời.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai
mục đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý.
19



2.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư
Nhóm chỉ tiêu Tên chỉ tiêu Cách tính
Hiệu quả
tài chính
Tỷ suất sinh lời của VĐT


lợi nhuận
Iv
o

Tỷ lệ lợi nhuận / VĐT thực
hiện


lợi nhuận
Iv
r

Tỷ lệ doanh thu / VĐT phát
huy tác dụng



doanh thu
Iv
o

Tỷ lệ doanh thu/ VĐT thực
hiện


doanh thu
Iv
r

Hiệu quả
kinh tế – xã hội
Mức nộp ngân sách tính trên
một đồng VĐT


nộp ngân sách
Iv
o

Số chỗ làm việc tăng thêm
tính trên một đơn vị VĐT


việc làm
Iv
o


Mức tiết kiệm ngoại tệ tính
trên một đơn vị VĐT


ngoại tệ thực thu
Iv
o

20



2.2 Cơ sở pháp luật của đầu tư
2.2.1 Văn bản Luật
- Luật đầu tưsố 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
- Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm.
2.2.2 Nghị định, thông tư hướng dẫn.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 .
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010
- Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm
- Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm.
2.2.3 Quyết định
- Quyết định 257, 258/QĐ BTTTT-KHTC ngày 09/2/2009
- Quyết định 10/2005/QĐ-BXD ngày 15 tháng 4 năm
- Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009
- Quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26 tháng 8 năm 2010

- Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011
2.2.4 Thông tư hướng dẫn
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010.
- Thông tư 22/2010/TT-BKH ngày 02 tháng 12 năm 2010.
21



2.3 Mối quan hệ giữa lý thuyết quản lý đầu tư và cơ sở pháp luật trong
hoạt động đầu tư.
Việc sử dụng vốn trong hoạt động đầu tư ngoài việc thực hiện những nguyên
tắc cơ bản về lựa chọn nguồn vốn, sử dụng và quản lý nguồn vốn mục đích để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn tại các
văn bản Luật, Nghị định thông tư và các văn bản chuyên ngành, mục đích là để hoạt
động đầu tư đi đúng hướng, có sự quản lý của các cơ quan Nhà nước đảm bảo ổn
định xã hội trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiện nay tại VNPT Bắc Giang tại Quyết định số 172/QĐ-VNPT-HĐTV-
ĐTPT ngày 07/10/2011 của Hội đồng thành viên về việc phân cấp và uỷ quyền
trong công tác đầu tư xây dựng quy định VNPT Bắc Giang thuộc nhóm 4 chỉ được
phép quyết định đầu tư các dự án dưới 7 (bảy) tỷ đồng, riêng các dự án kiến trúc
dưới 3 (ba) tỷ đồng.
2.4 Tổng kết một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở một số
doanh nghiệp Việt Nam.
2.4.1 Kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ở một số nước
Thái Lan, chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án có
quy mô lớn nhằm thu hút nguồn lực tại chỗ.
Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn như cải tạo, nâng cấp đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học, khu thể
thao
Triều Tiên, Malaixia có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp để

tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp và lương thực, chú trọng việc đầu tư xây dựng
vào các dự án thuỷ lợi, chính phủ không thu phí thuỷ lợi và coi đây là khoản hỗ trợ
cho sản xuất nông nghiệp.
22



2.4.2 Vấn đề sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ở một số ngành kinh tế, doanh
nghiệp Việt Nam.
2.4.2.1 Ngành dầu khí (PVN)
Quyền lợi và nghĩa vụ song hành: Trước hết, cần nhìn nhận rằng, chuyện huy
động vốn, vay nợ để đầu tư trong quá trình thực hiện, triển khai các dự án là thông
lệ bình thường trong hoạt động kinh tế thị trường.
2.4.2.2 Ngành thuỷ lợi
Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi: Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển
nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúađể đảm bảo an ninh
lương thực và xuất khẩu.
2.4.2.3 Ngành y tế
Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, nâng cấp các bệnh viện huyện;
một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn, các bệnh viện lao,
tâm thần, ung bướu, nhi….Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các
trạm y tế xã theo, đặc biệt ưu tiên các xã chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà
tạm, các xã mới chia tách. Phân bổ vốn tập trung ưu tiên cho các vùng khó khăn,
các địa phương có ảnh hưởng thiên tai bão lụt, các công trình ưu tiên, các công trình
có khối lượng thực hiện lớn, các công trình có có khả năng sớm hoàn thành để sớm
đưa các công trình y tế vào sử dụng.
2.5 Bài học rút ra cho VNPT Bắc Giang trong việc sử dụng vốn đầu tư
2.5.1 Bài học thứ nhất: Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư thì cần phải
đặc biệt coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư.
Mục đích việc thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chọn được dự án có tính khả

thi cao, chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư.
23



2.5.2 Bài học thứ 2: Tổ chức triển khai và chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung
liên quan đến dự án đầu tư.
Công tác này liên quan đến việc quản lý các nguồn lực được sử dụng, các chi
phí phát sinh, quản lý các đối tượng dự án được từng bước hình thành. Công tác tổ
chức triển khai đầu tư tốt sẽ giúpgiảm thời gian thực hiện của dự án đầu tư, đảm bảo
chất lượng công việc và giảm chi phí đầu tư từ đó giúp cho việc đưa dự án đầu tư
vào khai thác sử dụng đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2.5.3 Bài học thứ 3: Khai thác và sử dụng hiệu quả con người tham gia vào
quá trình sử dụng vốn đầu tư.
Cán bộ quản lý đầu tư được đào tạo sâu về chuyên mônsẽ giúp cho quá trình
chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án,đưa dự ánvào khai thác
có chất lượng cao, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
2.5.4 Bài học thứ 4: Đánh giá cụ thể yếu tố và trình độ phát triển khoa học
- công nghệ - văn hoá theo từng khu vực để có chính sách và phân bổ
nguồn vốn đầu tư hợp lý.
Ngành viễn thông là một trong những ngành đòi hỏi trình độ khoa học - công
nghệ cao vì vậy các dự án đầu tư trong ngành viễn thông thường hướng tới trang bị
các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và tiên tiến nhất. Do đặc điểm công nghệ dễ
bị lạc hậu nên khi lựa chọn các dự án đầu tư ngoài việc phải so sánh lựa chọn các
phương án có hiệu quả nhất thì còn phải cần phải xem xét đến chỉ tiêu thời gian thu
hồi vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II

24




CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ CỦA VNPT BẮC GIANG
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của VNPT Bắc
Giang.
3.1.1 Xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư theo định hướng của Tập đoàn và
quy hoạch mạng Viễn thông tại Bắc Giang
3.1.1.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch.
Giải pháp này rất quan trọng nhằm thực hiện phương hướng, cơ cấu, mục
tiêu kế hoạch đã đề ra, tạo điều kiện thời gian cho việc lập dự án, ưu tiên các dự án
trọng điểm mũi nhọn.Có kế hoạch bố trí vốn hợp lý cho các dư án theo từng giai
đoạn cụ thể để đảm bảo tốt nhất và sử dụng hiệu quả nguồn lực được cấp phù hợp
cho tất cả các dự án triển khai.
3.1.1.2 Xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư theo định hướng của Tập đoàn và
quy hoạch mạng.
Xoá bỏ tình trạng “ngẫu hứng” trong đầu tư: Đó là các quyết định đầu tư vội
vàng thiếu các yếu tố nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều tra xã hội học, dân số,
kinh tế từng khu vực triển khai dự án, hiệu quả dự án thấp Khắc phục hiện tượng
vừa thiết kế vừa thi công để nâng cao chất lượng dự án, chất lượng thiết kế, đảm
bảo đầu tư có hiệu quả.Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy
định, thực hiện các trương trình đầu tư theo định hướng của Tập đoàn đòi hỏi phải
nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc.Xoá bỏ tình trạng đầu tư dàn trải: Dự án thiếu vốn
phải thi công kéo dài gây nên nhiều lãng phí và thất thoát vốn đầu tư
25




3.1.1.3 Triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng tại VNPT Bắc Giang
Đối với dự án chuyển tiếp: ưu tiên cấp đủ vốn các dự án có tính cấp bách,
cần thiết, đặc biệt bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử
dụng trước 31 tháng 12 nhưng chưa bố trí đủ vốn.
Đối với dự án mới.:Đăng ký danh mục dự án mới thật sự cần thiết trên cơ sở
định hướng, quy hoạch của Tập đoàn của từng chương trình đầu tư.
Đề xuất mẫu biểu đăng ký kế hoạch đầu tư hàng năm tại VNPT Bắc
Giangtheo biểu mẫu đính kèm.
3.1.2 Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ từng khâu trong quá trình triển
khai thực hiện dự án đầu tư.
3.1.2.1 Giai đoạn 1 – Sự cần thiết phải đầu tư
Nghiên cứu các khả năng vàđiều kiện cần thiết, xácđịnh nhu cầu thị trường
sự cần thiết phảiđầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu cao đảm bảo
tăng năng lực mạng lưới. Mục tiêu giải pháp: Xác định đúng hướng đi đầu tiên, sự
cần thiết phải triển khai thực hiện của dự án có tuân thủ theo chủ trương và các quy
định.
3.1.2.2 Giai đoạn 2 - Chuẩn bị đầu tư.
- Bước khảo sát, tư vấn xây dựng công trình: Đảm bảo chính xác số liệu khảo
sát là cơ sở cho việc thiết kế bản vẽ thi công và xây dựng dự toán chính xác có đủ
cơ sở triển khai lập dự án.
- Thẩm định dự án đầu tư: Kiểm tra lại toàn bộ những nội dung dựánđầu tư
cóđúng hay không so với những văn bản quy định của Nhà nước, của ngành và
củađịa phương.
- Xây dựng kế hoạch đấu thầu cho dự án: Việc xây dựng kế hoạch đấu thầu
cho dự án ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của Luật đấu thầu thì trong lĩnh vực
Viễn thông và CNTT.

×