HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VŨ GIA AN
TÍNH DUY TRÌ CỦA MẶT PHẲNG ĐIỀU KHIỂN GMPLS
TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI IP TRÊNQUANG
Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 60.52.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN NGỌC SAN
HÀ NỘI – 2013
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của internet, di động và các
dịch vụ truyền số liệu thì mạng truyền tải quang càng ngày càng được
mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.Nhằm mục đích
cung cấp băng thông cho khách hàng một cách linh hoạt, hiệu quả và
đáp ứng cam kết về chất lượng dich vụ. Điềuđó đòi hỏi sự điều khiển
nhằm kết hợp linh động mạng IP và mạng truyền dẫn quang. GMPLS
ra đời đã tạo ra một mặt phẳng điều khiển chung cho các thiết bị khác
nhau. Trên mặt phẳng điều khiển chung các thiết bị sẽ trao đổi thông
tin điều khiển như quản lý lỗi, giám sát liên kết (giao thức LMP),
thông tin phân phối nhãn và quản lý đường dẫn (giao thức báo hiệu ),
thông tin phân phối trạng thái và topo mạng (giao thức định tuyến).
Duy trì mặt phẳng điều khiển GMPLS trong mạng truyền tải IP trên
quang sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì liên kết lưu lượng theo
sự biến thiên tương tác thời gian thực của dich vụ trên mạng lưới.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ tính duy trì của mặt phẳng điều
khiển GMPLS trong mạng truyền tài IP trên quang” làm đề tài tốt
nghiệp của mình.Để hoàn thành đề tài này tôi đã nghiên cứu về mạng
truyền tải IP trên quang, giao thức GMPLS, mặt phẳng điều khiển
GMPLS, tính duy trì và các tham số ảnh hưởng tới mặt phẳng điều
khiển GMPLS.Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính
duy trì của mặt phẳng điều khiển GMPLS.
2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KIẾN TRÚC MẠNG
TRUYỀN TẢI IP TRÊN QUANG, MẶT PHẲNG
ĐIỀU KHIỂN VÀ TÍNH DUY TRÌ
1.1 Kiến trúc mạng truyền tải IP trên quang
Mạng IP quang là mạng có khả năng truyền trực tiếp gói thông tin IP
trên tầng quang bỏ qua tầng ATM và SDH. Mạng quang để thực hiện
được cần có các chức năng như: phát hiện và sửa lỗi, khả năng chịu lỗi,
quản lý, định tuyến, chuyển mạch…tại tầng quang. IP trên quang chỉ
thực hiện được khi tất cả các dịch vụ đầu cuối đến đầu cuối là hoàn toàn
quang.
Có 2 mô hình truyền tải IP trên quang cơ bản :
Mô hình overlay
OXC
SDH
SDH
OXC
OXC
UNI
UNI
UNI
UNI
UNI
UNI
Hình 1-1: Mô hình overlay
3
Mô hình peer
OXC
OXC
OXC
Hình 1-2: Mô hình peer
1.2 Các giao thức trong GMPLS
1.2.1 Giao thức định tuyến
1.2.2 Giao thức báo hiệu
1.2.3 Giao thức quản lý tuyến( LMP )
1.3 Mặt phẳng điều khiển trong giao thức GMPLS
Mặt phẳng điều khiển bao gồm những chức năng cơ bản sau đây:
khám phá tài nguyên, điều khiển định tuyến và quản lý kết nối.
- Khám phá tài nguyên: cung cấp các cơ chế để lưu dấu vết tài
nguyên hệ thống sẵn có như cổng lưu lượng, băng tần và năng lực
ghép kênh.Chức năng này sử dụng các giao thức báo hiệu trong
GMPLS
- Điều khiển định tuyến: cung cấp chức năng định tuyến, khám phá
topo và thiết kế lưu lượng.Chức năng này sử dụng các giao thức định
tuyến trong GMPLS.
- Quản lý kết nối: tận dụng các chức năng trên để cung cấp các dịch
vụ đầu cuối đến đầu cuối cho những dịch vụ khác nhau.Chức năng
này sử dụng các giao thức quản lý tuyến.
1.4 Tính duy trì của mặt phẳng điều khiển GMPLS
Tính duy trì của mặt phẳng điều khiển GMPLS là khả năng tồn tại
,hồi phục, hạn chế lỗi và sửa lỗi của mặt phẳng điều khiển khi có sự
4
cố trên mạng truyền tải IP trên quang.Tính duy trì còn được thể hiện
qua độ tin cậy của mặt phẳng điều khiển GMPLS.
Mặt phẳng điều khiển cung cấp cùng tồn tại việc bảo vệ nhiều lần và
kỹ thuật khôi phục thông qua sử dụng lớp dịch vụ (CoS) và thuộc
tính phục hồi tự động (AMR)
- CoS gọi là thuộc tính sử dụng dùng để gọi chế độ bảo vệ và phân biệt
các mức dịch vụ
- AMR gọi là thuộc tính sử dụng để tự động bật hoặc tắt khôi phục
mạng mesh. Lựa chọn AMR có thể sử dụng với CoS và có thể sửa
chữa sau khi tạo lại
Các lỗi có thể sảy ra với mặt phẳng điều khiển :
- Mặt phẳng điều khiển có chức năng ở tất cả các node mạng, sự cố
mặt phẳng dữ liệu được xác định một hoặc nhiều node
- Các mặt phẳng điều khiển và dữ liệu lỗi tại cùng một thời điểm ở một
hoặc nhiều node
- Mặt phẳng điều khiển và dữ liệu lỗi ở các node khác nhau.
- Sự mâu thuẫn của cơ chế phục hồi trong mạng đa lớp.
5
CHƢƠNG 2: CÁC THAM SỐ TỚI MẶT PHẲNG ĐIỀU
KHIỂN GMPLS TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI IP TRÊN
QUANG
2.1 Phân loại các vấn đề của GMPLS
Nguyên tắc phân loại là phân theo loại của giao thức điều khiển và
những dạng sai lỗi. Chuỗi giao thức GMPLS chứa đựng ba loại giao
thức : báo hiệu, định tuyến và giao thức quản lý đường.
Hình 2-1: Sự phân loại cho độ tin cậy của giao thức GMPLS
6
2.2 Những vấn đề còn tồn tại
2.2.1 Những tranh chấp trong giao thức báo hiệu
Những điều kiện tranh chấp áp dụng cho GMPLS RSVP-TE như
sau :
- Tranh chấp tài nguyên : Vì hoạt động phân phối của việc dành chỗ
trước, hai LSP có thể tranh giành băng thông hoặc bước sóng trên
cùng một liên kết.
- Tranh chấp nhãn: Tương tự như trường hợp ở trên, hai LDP có thể
tranh chấp cho cùng nhãn khi việc phân bổ các nhãn được thực hiện
trên qui tắc xác nhận trước phục vụ trước.
- Tranh chấp bước sóng vì ràng buộc về tính liên tục của bước
sóng:nếu đòi hỏi tính liên tục của bước sóng, tất cả các node mạng
chuyển tiếp phải cố gắng đưa ra các nhãn giống nhau theo chiều
thuận.
- Xung đột nhãn hai chiều : Sự mở rộng GMPLS yêu cầu sử dụng
nhãn đề nghị như là “các nhãn chiều thuận” cho việc thiết lập các
LSP hai chiều. Mặc dù vậy, xung đột có thể vẫn diễn ra trên liên kết
nếu những yêu cầu của hai LSP hai chiều đi trên các hướng ngược
nhau
2.2.2 Các vấn đề quản lý liên kết
Một đặc trưng chính của LMP là kiểm tra lại các phần tử kết nối
của mỗi liên kết dữ liệu giữa các node mạng cạnh nhau. Bản tin
kiểm tra được theo chu kỳ để kiểm tra tình trạng của link dữ liệu.
Việc kiểm tra liên kết là thành công nếu nhận được
TestStatusSuccess (trạng thái kiểm tra thành công) trong phần phản
hồi của bản tin kiểm tra. Mặt khác,lỗi trong liên kết dữ liệu được tìm
ra nếu không nhận được bản tin TestStatusSuccess hoặc nhận được
bản tin TestStatusFailure. Tiêu chuẩn LMP hiện tại không xác định
7
làm thế nào các node mạng giải quyết một yêu cầu để dự trữ một
bước sóng.
2.3 Các vấn đề GMPLS mới
2.3.1 Những vấn đề liên quan tới thiết lập kết nối RSVP-TE
2.3.1.1 Không xung đột giữa thiết lập và huy bỏ kết nối
Yêu cầu thiết lập một kết nối có thể tranh chấp với yêu cầu hủy bỏ
kết nối. Nếu băng thông là không đủ cho một kết nối mới, xử lý yêu
cầu thiết lập trước yêu cầu hủy bỏ có thể dẫn tới từ chối một thiết lập.
2.3.1.2 Không xung đột giữa các mức ưu tiên kết nối
Giao thức RSVP-TE hỗ trợ quyền ưu tiên của những kết nối mức
ưu tiên thấp hơn sẵn có khi có sự không đủ về tài nguyên để xử lý
một kết nối có mức ưu tiên cao hơn.Vấn đề là có mức độ ưu tiên khác
nhau về quyền ưu tiên cứng và ưu tiên mềm Hơn nữa, có sự không
thống nhất trong cách giải quyết báo hiệu cho cả hai loại quyền ưu
tiên.
Kịch bản 1: Quyền ưu tiên cứng trong mạng ưu tiên mềm
Kịch bản 2: Quyền ưu tiên mềm trong mạng ưu tiên cứng
2.3.2 Những vấn đề liên quan đến hủy bỏ kết nối RSVP-TE
Việc hủy bỏ có thể được khởi tạo bởi node mạng vào hoặc node
mạng ra. Node mạng vào bắt đầu việc hủy bỏ bằng việc gửi một bản
tin Path với bit xóa (D) và bit phản hồi (R) được thiết lập để cảnh
báo cho node thuận chiều rằng kết nối này chuẩn bị ngừng. Node
mạng ra phản hồi cho bản tin Path bằng một bản tin Resv với bit D
được thiết lập và bit R không được thiết lập. Bằng việc nhận được
bản tin Resv với bit D được thiết lập, node mạng vào sau đó có thể
gửi một bản tin PathTear theo chiều thuận để xóa bỏ kết nối.
8
Hình 2-2: Báo hiệu cho hủy bỏ graceful GMPLS
Trong trường hợp mà node mạng ra không hỗ trợ cơ chế xóa này
node mạng vào sẽ đợi 30 giây trước khi gửi bản tin PathTear đi. Gọi
bộ đếm thời gian 30 giây này là “bộ đếm thời gian tương thích hủy
bỏ graceful”.
Hủy bỏ khởi tạo từ node vào:
Kịch bản 1 : Hủy bỏ khởi tạo từ node vào, mất bản tin Path (D=1, R-
1)
Kịch bản 2 : Hủy bỏ khởi tạo từ node vào, mất bản tin Resv(D=1,
R=0)
Kịch bản 3: Hủy bỏ khởi tạo từ node mạng vào, mất bản tin PathTear
Kịch bản 4: Hủy bỏ khởi tạo từ node mạng ra, mất bản tin Resv
(D=1, R=1)
Kịch bản 5: Hủy bỏ khởi tạo từ node mạng ra, mất bản tin PathTear
2.3.3 Các vấn đề mới về GMPLS
2.3.3.1 Các vấn đề liên quan tới thiết lập kết nối RSVP-TE
Cơ chế làm mới là trung tâm của giao thức báo hiệu trạng thái mềm
như RSVP. Hai cơ chế liên quan đến cơ chế làm mới: Chu kỳ làm
mới ( R) và vòng đời trạng thái cục bộ (L), còn được gọi là khoảng
thời gian làm mới.Mỗi node chọn một giá trị R cho nó. Theo tiêu
9
chuẩn RSVP, L tối thiểu đạt giá trị (K+0.5)*1.5*R , trong đó K là
một số nguyên chỉ ra số bản tin báo làm mới thành công bị mất mà
node đó có thể chấp nhận được. Việc cấu hình không phù hợp các giá
trị tham số làm mới này dẫn đến vấn đề về sự đồng bộ hóa và mất ổn
định.
2.3.3.2 Lỗi mặt phẳng điều khiển đơn/đa
2.3.3.2.1 Trạng thái không thể khôi phục
Cơ chế khởi động lại làm việc chỉ cần node khởi động lại hoặc node
lỗi không phải là node đầu vào.Mặc dù cơ chế này có thể duy trì mặt
phẳng dữ liệu xuyên suốt trong quá trình mất giao tiếp điều khiển,
nhưng nó không thể phục hồi trạng thái node đầu vào sau khi bị
lỗi.Dẫn đến trạng thái truyền dẫn không thể đồng bộ được, và không
có bản tin làm mới nào được khởi tạo, dẫn đến trạng thái quá hạn tại
tất các các node dưới.
2.3.3.2.2 Sự mâu thuẫn của cơ chế phục hồi trong mạng đa lớp.
Thông thường, trong một sự kiện lỗi, mỗi lớp mạng có thể độc lập
kích hoạt cơ chế phục hồi riêng của mình. Nhiều cơ chế độc lập dẫn
đến không xác định được thứ tự các hành động phục hồi. Nói cách
khác, các tranh chấp là không thể tránh khỏi.Tranh chấp như vậy có
thể tạo ra sự nhầm lẫn dẫn đến định tuyến dự phòng không ổn định.
Trong bối cảnh các mạng nhiều lớp, một định tuyến không ổn định
trong một lớp có thể dễ dàng ảnh hưởng đến sự ổn định của các kết
nối trong các lớp cao hơn.
10
2.3.3.3 Sự tranh chấp của các LSP dự phòng chia sẻ song hướng.
Với sự hỗ trợ của GMPLS cho LSPs hai chiều, khi hai LSPs song
hướng cố gắng để kích hoạt phần chia sẻ của LSPs dự phòngtừ các
hướng đối diện có thể là điều kiện để xảy ra tranh chấp.
Hình 2-4: Tranh chấp của các LSP dự phòng chia sẻ song hƣớng
2.3.4 Các vấn đề liên quan đến quản lý kênh điều khiển LMP
Hai thủ tục chính của LMP là quản lý kênh điều khiểnvà đối
chiếuđặc tính kết nối. Quản lý kênh điều khiển quản lý việc thiết lập
Hình 2-3: Sự tranh chấp trong phục hồi đa lớp
11
và duy trì các kênh điều khiển giữa các nút lân cận, đối chiếu đặc tính
kết nối, mặt khác, phụ trách xác minh và cấu hình liên kết mặt phẳng
dữ liệu. Luận văn xin tập trung vào khía cạnh quản lý kênh điều
khiển của LMP
2.3.4.1 Cảnh báo lỗi mặt phẳng điều khiển khi không có sự cố
Điểm yếu của việc trao đổi bản tin Hello độc lập và không đồng bộ
này là sớm tuyên bố một kênh điều khiển hỏng ngay khi có thể.Các
kịch bản sau đây minh họa cách thông báo xảy ra sớm.
Kịch bản 1: Truyền bản tin Hello đồng thời, không có suy giảm kênh
Giả sử cả hai bên của kênh điều khiển kích hoạt giao thức Hello cùng
một lúc.
Hình 2-5: Kịch bản 1, truyền đồng thời, không có suy giảm kênh
12
Kịch bản 2: Truyền bản tin Hello đồng thời, suy giảm kênh không
thường xuyên.
Hình 2-6: Kịch bản 2, truyền đồng thời, suy giảm kênh ngẫu
nhiên
Kịch bản 3: Truyền bản tin Hello đồng thời,sai khác Hellolnterval ở
cả 2 phía.
Hình 2-7: Kịch bản 3, truyền đồng thời, các HelloInterval khác nhau
13
Kịch bản 4: Truyễn dẫn không đồng bộ Hello, không có suy giảm
kênh
Hình 2-8: Kịch bản 4, truyền Hello không đồng bộ, không có suy
giảm kênh
2.4 Báo hiệu hạn chế lỗi
2.4.1 Xác định trạng tháicó thể xóa kết nối
2.4.1.1 Thực hiện xóa vì có lệnh xóa
Thông thường điều này không tạo ra vấn đề gì vì cơ chế xóa mền
dẻo đảm bảo rằng tất cả các node đã được thông báo về xóa trước khi
việc loại bỏ trạng thái thực tế.Tuy nhiên việc thực hiện 1 cách mù
quáng theo các lệnh xóa có thể dẫn đến việc xóa đột ngột mà không
có cảnh báo nếu mặt phẳng kiểm soát bị phá vỡ ở đâu đó dọc theo
đường dẫn dữ liệu (như trong mục2.3.2.1). Có thể sử dụng xác nhận
chéo để ngăn chặn loại xóa đột ngột này bằng cách xác nhận trước
khi xóa một node đã được chuẩn bị cho việc ngắt kết nối.
2.4.1.2 Loại bỏ trạng thái do hết hạn trạng thái mềm
Một nguyên nhân khác của việc loại bỏ trạng thái bên cạnh một lệnh
ngắt tường minh do hết hạn của vòng đời trạng thái. Trong trường hợp
này, phương pháp chứng thực thậm chí còn cần thiết hơn từ khi trạng
thái mềm hết hạn có thể sẽ loại bỏ trạng thái một cách không chủ ý.
Luận văn đề nghị xác nhận hoạt động của mặt phẳng dữ liệu khi hết hạn
trạng thái mềm để giao thức xử lý chính xác các trạng thái cần được xử
14
lý.
2.4.2 Xác nhận chéo cho việc phát hiện trạng thái đơn lẻ
Bình thường các trạng thái đơn lẻ không ảnh hưởng đến hoạt động
mạng lưới tổng thể ,nhưng tích nhiều của các trạng thái đơn lẻ có thể
làm cho một node thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của RSVP mới, do đó
từ chối các yêu cầu kết nối mới.Luận văn sử dụng phương pháp
chứng thực kết nối để giám sát các trạng thái đơn lẻ nhằm đối phó
với vấn đề rò rỉ bộ nhớ.Điều này đạt được bằng cách định kỳ quét tất
cả các trạng thái hoạt động và đếm byte đến và byte đi tương .
15
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH DUY TRÌ CỦA
MẶT PHẲNG ĐIỀU KHIỂN GMPLS TRONG MẠNG
TRUYỀN TẢI IP TRÊN QUANG
3.1 Phƣơng hƣớng phát triển
3.1.1 Giám sát liên miền
3.1.2 Hạn chế lỗi trong mặt phẳng điều khiển GMPLS
3.2 Các giải pháp nâng cao tính duy trì của mặt phẳng điều
khiển GMPLS trong truyền tải IP trên quang.
Để nâng cao tính duy trì của mặt phẳng điều khiển thì cần đảm bảo
việc bảo vệ nhiều lần và khôi phục thông qua sử dụng lớp dịch vụ
(CoS) và thuộc tính phục hồi tự động (AMR).
- Mặt phẳng điều khiển nên đảm bảo khả năng phục hồi của nó
khi sự cố trên mạng truyền dẫn xảy ra.
- Mặt phẳng điều khiển cần có đầy đủ chức năng ở tất cả các
node mạng, sự cố mặt phẳng dữ liệu được xác định tại một hoặc
nhiều node
- Các dữ liệu tại chỗ có thể sử dụng cho việc khôi phục mặt
phẳng điều khiển
- Tình trạng mặt phẳng dữ liệu có thể sử dụng cho khôi phục
mặt phẳng điều khiển
- Quản lý mặt phẳng dữ liệu bằng cách phân chia các LSP
- Mặt phẳng điều khiển phải đồng bộ lại thông qua báo hiệu
Sau đây chúng ta xét một vài trường hợp cụ thể :
- Trường hợp 1:Các vấn đề liên quan tới thiết lập kết nối RSVP-TE
(như đã được trình bày tại mục 2.3.3.1). Để ngăn chặn những tác
động nguy hại, cần xem xét các biện pháp phòng chống như sau:
16
1.Khoảng giá trị cho phép R, L trên phần mềm quản lý. Giao diện
người dùng của phần mềm đủ linh hoạt để cho phép điều khiển tự
động với mục đích kiểm tra.
2.Yêu cầu tất các các node cấu hình cùng một giá trị cho chu kỳ làm
mới và vòng đời trạng thái.
3.Xác nhận trước khi xóa trạng thái hết hạn khi kết nối vẫn còn hiệu
lực trong mặt phẳng dữ liệu, và định kỳ kiểm tra những kết nối không
còn được sử dụng và có thể xóa dù trạng thái nó chưa hết hạn.
Trường hợp 2: Trong trường hợp lỗi mặt phẳng điều khiển dẫn đến
không thể hồi phục trạng thái truyền dẫn như đã trình bày tại mục
2.3.3.2.1có thể giải quyết theo hai hướng sau :
- Một là tạo ra một bản dự phòng của hầu hết khối trạng thái đường
truyền hiện tại mỗi khi trạng thái được thay đổi.
- Biện pháp thứ hai cho phục hồi trạng thái Path node đầu vào là đạt
được trạng thái Path qua node kề dưới đầu vào.
Trường hợp 3: Trong trường hợp lỗi của mặt phẳng điều khiển do sự
tranh chấp của các LSP dự phòng chia sẻ song hướng.Một cách đơn
giản để giải quyết sự tranh chấp là sử dụng các ID node (tương tự
như phương án giải quyết xung đột nhãn tại mục 2.2.1).
Trường hợp4 : Trong trường hợp lỗi của mặt phẳng điều khiển do sự
mâu thuẫn của cơ chế phục hồi trong mạng đa lớp như đã trình bày
tại mục 2.3.3.2.2. Để tránh bảo vệ dự phòng trong nhiều lớp, một giải
pháp truyền thống là để sửa chữa thứ tự của các nỗ lực phục hồi bằng
cách sử dụng một bộ đếm thời gian trì hoãn.Kỹ thuật này được gọi là
giải pháp“leo thang”.
1.Giải pháp leo thang tích hợp
Giải pháp đầu tiên để phối hợp phục hồi đa lớp chúng ta xem xét là
kết hợp chiến lược “leo thang” truyền thống với thông tin lớp tích
hợp GMPLS. Đây là giải pháp leo thang tích hợp
17
2.Khóa phục hồi phân bố
Giải pháp thứ hai phối hợp phục hồi nhiều lớp dựa trên các khái
niệm của khóa lồng nhau và loại trừ lẫn nhau. Ý tưởng chính là để
cho mỗi lớp phát hiện lỗi một cách riêng biệt và giả cấu hình đường
dẫn dự phòng tương ứng. Các trạng thái GMPLS của các đường dẫn
dự phòng có thể được cấu hình độc lập và đồng thời trong nhiều lớp,
nhưng cơ chế chỉ cho phép một lớp thực sự chuyển mạch lưu lượng
truy cập vào đường dẫn dự phòng. Trong điều kiện loại trừ lẫn nhau,
phần quan trọng là hành động chuyển mạch dự phòng. Khóa cấp
phép để thâm nhập vào phần quan trọng. Mặc dù chỉ có một lớp được
cho phép thâm nhập vào phần quan trọng, khóa được lồng vào nhau
để cho phép nhiều kết nối cùng một lớp vào phần quan trọng cùng
một lúc.Đối với lớp không được phép làm chuyển mạch dự phòng,
các trạng thái dự phòng không sử dụng cuối cùng sẽ được gỡ bỏ khi
bộ đếm thời gian làm mớitrạng thái của RSVP hết hạn.
18
KẾT LUẬN
Truyền dẫn IP trên quang ngày càng được ứng dụng rộng rãi
tại Việt Nam và trên thế giới. Các hệ thống này ngày càng được mở
rộng nên vai trò của một mặt phẳng điều khiển chung càng trở nên
quan trọng. Mặt phẳng này hoạt động dựa trên công nghệ GMPLS.
Nó sử dụng các giao thức định tuyến, báo hiệu và quản lý link liên
kết làm nền tảng hoạt động.
Nhận biết được tầm quan trọng của mặt phẳng điều khiển trong mạng
truyền tải IP trên quang tôi đã hiểu được phần nào khái niệm cấu trúc
của nó.Vì mặt phẳng điều khiển quá quan trọng nên tính duy trì của
nó trong mạng truyền tải IP trên quang mang tính sống còn đối với
mạng lưới.Luận văn xin tập trung vào phần mở rộng của GMPLS là
các giao thức RSVP-TE và LMP. Luận văn đã nêu lên một số tồn tại
của mặt phẳng điều khiển GMPLS từ đó đề suất những thay đổi làm
cho nó trở nên ổn định và mạnh hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo
của luận văn là nghiên cứu về các vấn đề sai số lỗi trong chuỗi giao
thức GMPLS. Hơn nữa, việc khai phá thêm những vấn đề cho sự mở
rộng GMPLS của CR-LDP, OSPF, và giao thức IS-IS là rất cần
thiết.
Mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn còn những hạn chế nhất
định.Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo trong hội đồng để luận văn có thể hoàn thiện hơn.