Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 110 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HOÀNG THỊ ÁNH NGỌC

HOÀN, THIỆN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA
ĐÓI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIM ANH

HÀ NỘI - 2011


i

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hồng Thị Ánh Ngọc



ii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI..................................4
1.1.Bảo hiểm tiền gửi và các mô hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi ... 4
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi.................................................................... 4
1.1.2. Các mô hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi............................7
1.2. Hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại của tổ chức
bảo hiểm tiền gửi .................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi..........................8
1.2.2. Đối tượng và chủ thể giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.........9
1.2.3. Phương pháp giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi...................11
1.2.4. Vai trò giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.............................20
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát từ xa của tổ chức bảo
hiểm tiền gửi..................................................................................................... 22
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.......................................23
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát từ xa của các tổ chức bảo
hiểm tiền gửi..................................................................................................... 23
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................. 29
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI
NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM...................31
2.1..............................................Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
................................................................................................................31
2.1.1........................................................................................................Sự
hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.................31

2.1.2........................................................................................................Cơ
sở pháp lý cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...............32
2.1.3........................................................................................................M
2.2.2.
Kết quả hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại
tại Bảo


iii
iv

hiểm tiền gửi Việt Nam.....................................................................................38
2.3............Đánh giá chung về hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng
thương mại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt nam........................................52
2.3.1........................................................................................................Mặ
t tích cực đã đạt được........................................................................52
2.3.2........................................................................................................Mặ
t hạn chế và nguyên nhân..................................................................56
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA
ĐỐI
VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT
NAM ....... 63
3.1. Định hướng phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt nam giai đoạn từ
năm 2010-2015....................................................................................................63
3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt
nam đến năm 2015............................................................................................63
3.1.2. Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam về nghiệp
vụ giám sát từ xa............................................................................................... 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tham
gia bảo hiểm tiền gửi..........................................................................................66

3.2.1. Thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từ
xa ....66
3.2.2. Xác định phương pháp giám sát từ xa phù hợp...................................... 67
3.2.3. Hồn thiện quy chế, quy trình giám sát từ xa......................................... 71
3.2.4. Hoàn thiện chỉ tiêu giám sát từ xa......................................................... 74
3.2.5. Đổi mới công nghệ................................................................................ 78
3.2.6. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giám sát................................................ 79
3.2.7. Liên kết, chia sẻ thông tin quản lý đối với các cơ quan giám sát khác. .81
3.3. Kiến nghị....................................................................................................83
3.3.1. Kiến nghịđối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan......................83
3.3.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước.................................................86

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHTG
BHTGVN
BTC

Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bộ tài chính

CNNHNN

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài


CNTT
CDIC
FDIC

IADI
KDIC
GSTX
NH
NHLD
NHNN
NHTM
NHTMNN
NHTMCP
TCTD
TTBC
TSC
TSN

UBGSTCQG

Công nghệ thông tin
Central Deposit Insurance Corporation - Công ty
bảo
hiểm tiềnDeposit
gửi Trung
ương (Đài
Loan) - Công ty
Federal
Insurance
Corporation
bảo
hiểm hội
tiềnbảo
gửi hiểm

Liên bang
(Mỹ)
Hiệp
tiền gửi
quốc tế
Korean Deposit Insurance Corporation - Công ty
bảo
hiểm
gửixaHàn Quốc
Giámtiền
sát từ
Ngân hàng
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tổ chức tín dụng
Thơng tin báo cáo
Tài sản có
Tài sản nợ
Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia



v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

I. BẢNG, BIỂU

Biểu 1.1. Số lượng tổ chức BHTG trên thế giới........................................................6
Bảng 1.1. Đặc điểm của các phương pháp giám sát................................................12
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá của hệ thống xếp hạng CAMELS................................15
Bảng 1.3. Các biến độc lập trong mơ hình đánh giá xếp hạng hoặc khả năng xuống
hạng
của
FDIC.......................................................................................................................18
Bảng 1.4. Các chỉ số được sử dụng trong GMS.......................................................20
Biểu 2.1. Số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại BHTGVN....................34
Bảng 2.1. Danh sách các ngân hàng gửi số liệu thống kê sai quý 4/2010................41
Biểu 2.2. Số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân...........................................................43
Bảng 2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng về vốn đối với NHTM...................44
Bảng 2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản có đối với NHTM............46
Bảng 2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời đối với NHTM.................48
Bảng 2.5. Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTMVN......................................................49
Bảng 2.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản đối với NHTM..........50
Bảng 2.7. Tỉ lệ khả năng chi trả của một số ngân hàng...........................................51
Biểu 2.3. Số lượng NHTM được BHTGVN giám sát.............................................. 53
Bảng 2.8. Tỷ lệ vốn tự có / tài sản có rủi ro của các NHTM...................................60
Bảng 3.1: Cách tiếp cận phương pháp giám sát theo rủi ro xuất phát từ phương pháp
giám
sát
theo CAMELS.........................................................................................................70

II. HÌNH
Hình 1.1. Quy trình giám sát rủi ro tại Hàn Quốc....................................................26
Hình 1.2. Quan hệ giữa CDIC và các cơ quan giám sát khác..................................27


vi


Hình 1.3. Hệ thống cánh báo sớm của CDIC...........................................................28
Hình 2.1. Các hoạt động nghiệp vụ chính của BHTGVN........................................33
Hình 2.2. Mơ hình 3 cấp trong hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN.................37
Hình 2.3. Quy trình GSTX đối với NHTM của BHTGVN......................................38
Hình 2.4. Quy trình xử lý thơng tin đầu vào đối với NHTM tại BHTGVN.............40
Hình 2.5. Mục tiêu và nội dung giám sát đối với NHTM tại BHTGVN..................44
Hình 2.6. Tổng nguồn vốn và tăng trưởng vốn cấp 1 của hệ thống NHTM.............45
Hình 2.7. Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM.....................................46
Hình 2.8. Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM...............................................47
Hình 2.9. Tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng................................47
Hình 2.10. Một số tỉ lệ phản ánh khả năng sinh lời của NHTM..............................48
Hình 2.11. Mơ hình hiện tại hệ thống mạng kết nối của BHTGVN trong nội bộ và
với
bên
ngồi........................................................................................................................ 55
Hình 3.1. Các trụ cột phát triển bền vững của BHTGVN........................................64
Hình 3.2. Mơ hình chia sẻ thông tin của các tổ chức giám sát.................................82


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998 tác động tiêu cực đến nền
kinh tế các quốc gia khu vực Châu Á. Những dấu hiệu đặc trưng là tình trạng nợ
nước ngồi vượt kiểm sốt, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, lạm phát tăng cao
và hệ thống ngân hàng đổ vỡ. Những bất ổn về kinh tế đã kéo theo tình trạng mất
ổn định về chính trị, xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân.
Chính vì vậy, các quốc gia đã nhận thấy vai trị đặc biệt quan trọng của hệ thống

bảo hiểm tiền gửi - thể chế tài chính đặc biệt để duy trì lịng tin của người gửi
tiền, ngăn ngừa tình trạng rút tiền hàng loạt gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng và
góp phần ổn định hệ thống tài chính. Trong thập niên 1980, tại Việt Nam hàng
loạt quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đổ vỡ nhưng khơng có tổ chức nào đứng ra bảo
vệ người gửi tiền dẫn đến tình trạng mất niềm tin, người gửi tiền đổ xô đến các
quỹ tín dụng để rút tiền, tác động tiêu cực tới an toàn xã hội tại nhiều địa
phương. Buớc sang thập niên 1990, một số ngân hàng quy mô trung bình gặp
vấn đề nhưng chưa có cơ chế xử lý phù hợp trong khi chi phí giải quyết rất lớn
bằng nguồn vốn ngân sách. Đứng trước yêu cầu cấp thiết đó, Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam (BHTGVN) đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định
số 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi (BHTG) và sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Qua hơn 11 năm hoạt động, BHTGVN đã có đóng góp quan trọng trong
tiến trình đổi mới đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. BHTGVN đã
tự khẳng định được tính đúng đắn của chính sách BHTG, là cơng cụ quan trọng
của Chính phủ trong việc thanh tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để
thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, BHTGVN cần thiết
phải quan tâm phát triển các nghiệp vụ của mình. Một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong định hướng phát triển nghiệp vụ BHTGVN là giám sát từ xa


2

(GSTX). Thông qua nghiệp vụ GSTX, giúp cho các tổ chức tham gia BHTG giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần ngăn ngừa sự đổ vỡ
dây chuyền, ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng, tạo sự ổn định chính trị xã
hội và kinh tế, giúp phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động GSTX
các tổ chức tham gia BHTG ở BHTGVN trong những năm qua phần nào chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại; nội dung và phương

pháp GSTX chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Xuất phát từ tình
hình đó, đề tài “Hồn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với ngân hàng thương
mại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu với mục
tiêu cung cấp một cơ sở lý luận vững chắc đồng thời đưa ra các giải pháp khả thi
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hoàn thiện hơn hoạt động GSTX đối với
ngân hàng thương mại (NHTM) của BHTGVN.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Làm rõ sự cần thiết về hoạt động giám sát từ xa đối với NHTM của tổ
chức BHTG.

-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động GSTX đối với NHTM của BHTGVN,
những kết quả đã đạt được và những điềm còn tồn tại.

-

Đề xuất các giải pháp khả thi, góp phần hồn thiện hoạt động GSTX đối
với NHTM của BHTGVN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ GSTX đối với NHTM của BHTG.

-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiệp vụ GSTX đối với NHTM tại BHTGVN từ

năm 2007-2010.

4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: logic và lịch sử; thống
kê, phân tích, tổng hợp; so sánh.


3

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại của tổ
chức bảo hiểm tiền gửi.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương
mại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với ngân hàng
thương mại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1.
Bảo hiểm tiền gửi và các mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm
tiền gửi
1.1.1.


Khái niệm bảo hiểm tiền gửi

Ngăn chặn sự suy sụp lòng tin của người gửi tiền đối với các thể chế tài
chính nhận tiền gửi, giữ được nguồn cung vốn cho sự hoạt động ổn định của các
thể chế tài chính, trên cơ sở đó giữ vững sự ổn định của hệ thống ngân hàng và
cả nền kinh tế, đó là một trong những mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, mỗi nước có những giải pháp khác nhau để bảo vệ
tiền gửi, dưới hình thức bảo vệ ngầm hay bảo vệ cơng khai.
Bảo vệ ngầm là việc chính phủ hay ngân hàng trung ương thực hiện các
biện pháp để người gửi tiền ở ngân hàng bị đổ vỡ không có khả năng thanh
tốn được nhận lại số tiền gửi của mình, nhưng khơng đưa ra sự đảm bảo
trước đó. Bảo vệ tiền gửi công khai là việc đảm bảo chi trả không giới hạn
hoặc một hạn mức tiền gửi theo cam kết công khai khi tổ chức nhận tiền gửi
bị đổ vỡ khơng có khả năng thanh tốn.
"Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng" được thực hiện đầu tiên
năm 1829 tại New York là tiền thân của hoạt động BHTG trên thế giới. Từ thời
điểm đó đến trước năm 1920, một số chương trình BHTG đã được thực hiện ở
một vài bang của Hoa Kỳ nhưng đều phải kết thúc hoạt động do những nguyên
nhân khác nhau.
Vào những năm 1930 các ngân hàng ở Mỹ hoạt động rất khó khăn và đỉnh
cao là năm 1933 có 4000 ngân hàng bị đóng cửa. Trong bối cảnh như vậy, để
ứng phó với tình huống nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị thì phải bảo vệ
tiền gửi của dân và Chính phủ Mỹ đã quyết định thành lập BHTG liên bang
(FDIC) năm 1933. FDIC bắt đầu hoạt động từ 1/1/1934 và là mơ hình bảo hiểm
tiền gửi cơng khai đầu tiên trên thế giới. Niềm tin của người gửi tiền là quan
trọng đối với sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính trong thế giới hiện
đại. Với những ưu thế và tính chuyên nghiệp trong bảo vệ trong bảo vệ người
gửi tiền và góp phần đảm bảo sự ổn định của hoạt động tài chính ngân hàng, hệ
thống bảo hiểm tiền gửi ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đến năm

2010, thế giới đã có 106 quốc gia thành lập hệ thống BHTG cơng khai. Và xu


5

hướng này vẫn tiếp tục tăng cao khi có nhiều nước, đặc biệt là những nước đang
phát triển thành lập hệ thống BHTG.
Ngày 06/5/2002, Hiệp hội BHTG quốc tế được thành lập, đặt trụ sở tại
Thụy Sỹ với sự tham gia của nhiều tổ chức BHTG trên thế giới. Nhiều tổ chức
quốc tế cũng đã có các cơng trình nghiên cứu về BHTG như nghiên cứu của Quỹ
tiền tệ quốc tế, của Diễn đàn ổn định tài chính của G7, của Ngân hàng Thế giới,
Ngân hàng Trung ương Châu Âu, từ đó đưa ra nhiều kinh nghiệm q báu nhằm
tìm ra một mẫu hình BHTG có hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn tốt nhất, ngày
càng hoàn thiện hơn hệ thống BHTG.
Như vậy, khái niệm về BHTG đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới.
Hoạt động tài chính, ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro,
chính vì vậy mỗi quốc gia phải có tổ chức để đứng ra bảo vệ người gửi tiền trong
trường hợp ngân hàng xảy ra đổ vỡ để ổn định tình hình an ninh xã hội.
Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức
tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi bao gồm phần gốc và lãi
cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và khơng
có khả năng thanh tốn cho người gửi tiền.
Trong đó, tổ chức BHTG là đối tác nhận đóng góp tài chính từ tổ chức
tham gia BHTG và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm tới người có
tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức
tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.
Tổ chức tham gia BHTG là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi
ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các tổ chức này khi được tham gia
BHTG có trách nhiệm đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu
cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức của mình

trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán và bị cơ quan có thẩm
quyền chấm dứt hoạt động.
Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Người gửi tiền thuộc đối
tượng được BHTG là khách hàng có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại
tổ chức tham gia BHTG. Những người gửi tiền này khơng phải đóng góp tài
chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh tốn tiền
gửi kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả tiền BHTG (nếu
chi trả tiền BHTG có xác định hạn mức), hoặc thanh tốn tồn bộ tiền gửi (nếu
chi trả tiền BHTG không xác định giới hạn).


6

Sự cần thiết của BHTG xuất phát từ vai trò của tiền gửi đối với hoạt động
của hệ thống ngân hàng và vai trò của ngân hàng đối với sự phát triển của nền
kinh tế. Tiền gửi là nguồn vốn huy động chủ yếu của các tổ chức nhận tiền gửi,
chi phối tới các hoạt động của ngân hàng, quyết định sự tồn tại của ngân hàng.
Đặc biệt, hệ thống ngân hàng trong thời buổi hội nhập rất cần có nguồn vốn dồi
dào để mở rộng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Chính tiền gửi của khách hàng là “hòn đá tảng”, là cơ sở để mở rộng quy mơ
hoạt động của ngân hàng, vì vậy cần phải có các thiết chế nhất định phù hợp để
bảo vệ tiền gửi của khách hàng, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người
gửi tiền. Đặc biệt, việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền là rất cần thiết khi các tổ chức nhận tiền gửi bị lâm vào tình trạng phá sản,
khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn, trên cơ sở đó đảm bảo an
tồn cho hoạt động hệ thống ngân hàng.
Hoạt động BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát
triển nhất là các ngân hàng mới ra đời hoặc ngân hàng với quy mơ hoạt động nhỏ
để có điều kiện phát triển tốt hơn. Điều đó được giải thích là khi có hoạt động
BHTG với chính sách BHTG bắt buộc, tất cả các ngân hàng đều được yêu cầu

tham gia BHTG do vậy người gửi tiền ở các ngân hàng đều được tổ chức BHTG
bảo vệ như nhau, điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ hoặc ngân hàng
mới đi vào hoạt động huy động vốn thuận lợi hơn, hỗ trợ các ngân hàng đó phát
triển các hoạt động nghiệp vụ khác trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
Biểu 1.1. Số lượng tổ chức BHTG trên thế giới

Số lượng tổ chức BHTG được thành lập chính thức

Nguồn: IADI


7

Ngồi ra, hoạt động BHTG cịn góp phần thúc đẩy huy động tiền gửi cho
đầu tư phát triển. Học thuyết về tăng trưởng kinh tế vững chắc của Mankiw đã
khẳng định nguồn vốn từ tiết kiệm của một quốc gia, bao gồm tiết kiệm của dân
cư và tiết kiệm của Chính phủ là nguồn vốn quyết định đối với đầu tư phát triển
kinh tế bền vững. Tổ chức BHTG với các hoạt động và chức năng của mình tạo
điều kiện cho các tổ chức tham gia BHTG cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch
vụ, đáp ứng nhu cầu đối với người gửi tiền. Như vậy, tổ chức BHTG đã trực tiếp
hoặc gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong huy động tiền gửi của
dân cư. Với vai trò quan trọng như vậy, tổ chức BHTG trên thế giới ngày càng
phát triển. Nếu như năm 1933 trên thế giới chỉ có 01 tổ chức BHTG duy nhất thì
năm 2010 đã có 106 tổ chức BHTG chính thức được thành lập (theo số liệu của
Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế, IADI).
1.1.2.

Các mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Hiện nay trên thế giới có ba mơ hình BHTG phổ biến, đó là: mơ hình chi

trả, mơ hình chi trả có quyền hạn mở rộng, mơ hình giảm thiểu rủi ro.
Đối với mơ hình chi trả: tổ chức BHTG có chức năng chính là thực hiện
chi trả cho người gửi tiền sau khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. Ngoài ra,
tổ chức BHTG theo mơ hình này khơng thực hiện các chức năng khác như kiểm
tra, giám sát. đối với các tổ chức tham gia BHTG. Các chức năng này sẽ do cơ
quan giám sát khác thực hiện. Với mơ hình này, người gửi tiền được bảo vệ
thông qua cơ chế chi trả. Theo số liệu khảo sát của IADI năm 2009, có 35 quốc
gia theo mơ hình chi trả giản đơn, như Brazil, cộng hoà séc, Pháp, Phần Lan,
Hungary, Lithuania, Slovenia, Thuỵ Điển, Tanzania, Anh.
Đối với mơ hình chi trả có quyền hạn mở rộng: ngoài chức năng thực
hiện chi trả cho người gửi tiền sau khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản thì tổ
chức BHTG cịn có một số chức năng khác tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi nước.
Chẳng hạn như ngoài việc chi trả cho người gửi tiền, tổ chức BHTG còn thực
hiện nhiệm vụ giám sát từ xa hoặc kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia
BHTG dựa trên những số liệu, thông tin báo cáo thực tế do các tổ chức tham gia
BHTG trực tiếp cung cấp. Mơ hình này đã tạo ra một cơ chế chính thức trong
việc xử lý ngân hàng đổ vỡ gồm một số nước như Bungary, Canada, Colombia,
Jamaica, Mexico.


8

Đối với mơ hình giảm thiểu rủi ro: đây là mơ hình có tính ưu việt nhất,
bởi vì nó đã thể hiện được tốt nhất vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ
người gửi tiền. Với mơ hình giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTG thực hiện 4 chức
năng: (i) Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, (ii) Giám sát để ngăn ngừa và
cảnh báo rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, (iv) Hỗ trợ tài chính đối với các tổ
chức tham gia BHTG gặp khó khăn về thanh khoản, (v) Tham gia vào việc tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý. Theo số liệu
khảo sát của IADI năm 2009, có 41 quốc gia theo mơ hình giảm thiểu rủi ro, như

Philipine, Đài Loan, Mỹ, Việt Nam...
Hàng loạt các nước trước đây theo mơ hình chi trả đơn thuần, đặc biệt là các
nước trong Cộng đồng châu Âu đã cải cách hệ thống BHTG sang mơ hình chi trả với
chức năng mở rộng hoặc mơ hình giảm thiểu rủi ro.
Tại Anh, sau khủng hoảng ngân hàng Northern Rock, các chuyên gia kinh tế
đã phân tích nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và một trong những nguyên
nhân quan trọng là hệ thống BHTG ở Anh hoạt động kém hiệu quả với mơ hình chi
trả đơn thuần và khơng tạo lập được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài
chính, ngân hàng vì vậy khơng ngăn chặn được dòng người rút tiền ồ ạt. Và sau
khủng hoảng ngân hàng Northern Rock, Chính phủ Anh đã có chủ trương chuyển

hình tổ chức BHTG từ chi trả sang mơ hình giảm thiểu rủi ro.
1.2.

Hoạt động giám sát từ xa đối với NHTM của tổ chức BHTG

1.2.1.

Khái niệm giám sát từ xa của tổ chức BHTG

Giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra tình hình tài chính - tiền
tệ nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh tài chính, giảm thiểu rủi ro về
tài chính tiền tệ. Giám sát tài chính là hoạt động thường xuyên, nằm trong chức
năng quản lý kinh tế của Chính phủ. Tùy vào từng thời điểm, giai đoạn cụ thể
của nền kinh tế mà giám sát tài chính có sự thay đổi về vị trí và vai trị. Trong
hoạt động giám sát tài chính có hoạt động giám sát ngân hàng.
Thuật ngữ giám sát ngân hàng theo nghĩa rộng được hiểu là tất cả các hoạt
động nhằm đảm bảo cho sự an toàn và lành mạnh của hệ thống các tổ chức tài
chính, bao gồm: định chế, cấp phép, giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và cưỡng



9

chế thực thi các hành động chỉnh sửa kịp thời. Trong một số trường hợp, thuật
ngữ này bao hàm cả các hoạt động như: thu thập, xử lý thông tin tín dụng, đánh
giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính ngân
hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, ...
GSTX là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo
cáo để đánh giá các nội dung hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác. Về cơ bản, giám sát từ xa là một hệ thống thơng tin, đó là việc sử dụng
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu thống kê định kỳ của các ngân
hàng. Thông qua giám sát từ xa, cơ quan giám sát sẽ nắm được tình hình của các
ngân hàng một cách thường xuyên, phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của từng ngân hàng nói riêng và cả hệ thống
nói chung, từ đó thơng báo cho bộ máy quản trị ngân hàng và kiến nghị các biện
pháp khắc phục kịp thời; xem xét, chỉ ra cho thanh tra tại chỗ những vấn đề
trọng tâm, trọng điểm.
Sự hình thành và phát triển của tổ chức BHTG trên thế giới đều hướng
đến việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Do đó, hoạt động giám sát từ xa
của tổ chức BHTG cũng nhằm mục đích này.
GSTX của tổ chức BHTG là hoạt động tổng hợp, tính tốn, phân tích hệ
thống chỉ tiêu giám sát dựa trên thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia
BHTG và các nguồn thông tin liên quan khác, nhằm đánh giá, theo dõi tình hình
hoạt động và mức độ rủi ro của từng tổ chức, trên cơ sở đó thực hiện cơng tác
cảnh báo, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
người gửi tiền, giảm mức tổn thất có thể đối với quỹ BHTG, góp phần duy trì và
ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Mục đích hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG là điểm mấu chốt,
khác biệt so với hoạt động giám sát từ xa của các cơ quan giám sát khác. Việc

làm tốt công tác GSTX sẽ mang lại hiệu quả to lớn đối với tổ chức nhận tiền gửi
cũng như đối với tổ chức BHTG và các tổ chức, cá nhân liên quan.
1.2.2.

Đối tượng và chủ thể giám sát từ xa của tổ chức BHTG

1.2.2.1.

Đối tượng giám sát từ xa

Đối tượng GSTX của tổ chức BHTG là các tổ chức tài chính có thực hiện
hoạt động nhận tiền gửi của các chủ thể dưới các hình thức nhất định trong nền kinh
tế và tham gia BHTG. Nó có thể là các ngân hàng hoặc các TCTD phi ngân hàng.


10

Việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ, tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tiến trình phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Nhằm phản ánh mục tiêu chính sách BHTG, hầu hết các quốc
gia đều quy định rõ loại tiền gửi nào không được bảo hiểm và loại tiền gửi nào
được bảo hiểm. Quy định này hết sức quan trọng và cần thiết vì nó liên quan trực
tiếp đến việc xác định người gửi tiền mà chính sách BHTG sẽ bảo vệ trực tiếp
qua chi trả tiền bảo hiểm và việc tính phí BHTG. Ở nhiều nước tiền gửi được
bảo hiểm là tiền gửi tài khoản séc; tiền gửi tiết kiệm bằng sổ; tiền gửi có kỳ hạn;
tiền gửi tiết kiệm gồm cả tiền gửi tiết kiệm bưu điện; tiền ủy thác khơng chỉ định
mục đích sử dụng bởi người ủy thác; các loại tiền gửi khác mà Bộ tài chính
(BTC) chấp thuận như tiền gửi được bảo hiểm nhưng nguyên tắc hoạt động
BHTG nói chung là bảo vệ người gửi tiền nhỏ.
Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ là loại tiền gửi mà

đến nay tất cả các tổ chức BHTG trên thế giới đều bảo vệ. Các loại chứng chỉ
tiền gửi có thể chuyển nhượng được, các khoản tiền gửi theo lệnh, tiền gửi liên
ngân hàng và tiền gửi bằng ngoại tệ thường không được bảo hiểm.
1.2.2.2.

Chủ thể giám sát từ xa

Chủ thể GSTX của tổ chức BHTG là các cơ quan có chức năng giám sát
thuộc mạng an tồn tài chính quốc gia. Hầu hết ở các nước tham gia giám sát và
bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia chủ yếu bao gồm 05 cơ quan là
BTC; Ngân hàng Nhà nước (NHNN); cơ quan quản lí, giám sát thị trường chứng
khoán; tổ chức BHTG và cơ quan giám sát quốc gia về tài chính - ngân hàng.
Trong đó, tổ chức BHTG có vai trị khơng thể thiếu trong việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ giám sát an tồn, phối hợp hoạt động, chia sẻ thơng tin và
cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an toàn và phát triển lành
mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt rõ
ràng, vai trò tham gia giám sát, bảo đảm an tồn hệ thống tài chính - ngân hàng
quốc gia của BHTG không phải với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước như
BTC hay NHNN mà tổ chức BHTG là một định chế tài chính độc lập cùng gánh
vác và chia sẻ trách nhiệm đó với các cơ quan nhà nước và các định chế tài chính
khác thơng qua hoạt động nghiệp vụ BHTG.
Tổ chức BHTG với tư cách là một tổ chức bảo hiểm, hoạt động theo
những nguyên lí của bảo hiểm. Tuy nhiên trong kinh tế hiện đại tổ chức BHTG
không chỉ là một tổ chức bảo hiểm đơn thuần, làm nhiệm vụ thu phí các tổ chức
tham gia BHTG để bù đắp, khắc phục hậu quả cho một số ít tổ chức bị rủi ro mà


11

tổ chức BHTG cịn tham gia quản lí rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG và

hơn nữa nó có vai trị giám sát tình hình hoạt động của các tổ chức này, xếp
hạng và cảnh báo nhằm góp phần bảo đảm an tồn của hệ thống tài chính - ngân
hàng quốc gia.
Với chức năng GSTX các tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG đã đánh
giá được rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG, góp phần bảo đảm an tồn và sự
phát triển bình thường của cả hệ thống tài chính - ngân hàng. Đây là chức năng
khơng thể thiếu của tổ chức BHTG và nó là thuộc tính của tổ chức BHTG.
Bên cạnh đó, khi một tổ chức tham gia BHTG gặp rủi ro, tổ chức BHTG
phải đứng ra chi trả bảo hiểm, điều đó cũng có nghĩa là tổ chức BHTG cũng gặp
rủi ro. Chính vì vậy để thực hiện tốt được chức năng bảo hiểm của mình, tổ chức
BHTG phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các tổ chức tham gia BHTG. Từ kết quả giám sát, tổ chức BHTG đưa
ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia BHTG nhằm ngăn ngừa rủi ro,
hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho phép, tổ chức BHTG cịn có thể hỗ trợ, thậm
chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG khi có dấu
hiệu mất an toàn.
1.2.3.

Phương pháp giám sát từ xa của tổ chức BHTG

Phương pháp GSTX phụ thuộc vào các yếu tố khuôn khổ luật pháp, hệ
thống kiểm toán, chế độ hạch toán, kỷ luật thơng tin báo cáo ở từng nước có vận
dụng khác nhau về nội dung, về quy mô của phương pháp này. Các cơ quan
giám sát tại các quốc gia có hệ thống giám sát và ngân hàng phát triển thường sử
dụng kết hợp nhiều hệ thống, phương pháp để đánh giá, giám sát rủi ro, qua đó
có điều kiện để phát hiện ra dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong
q trình hoạt động. Các hệ thống được sử dụng thường kết hợp những đánh giá
định tính và những tính tốn định lượng. Việc lựa chọn tỉ trọng của nhân tố định
tính và nhân tố định lượng thay đổi rất khác nhau tùy theo từng quốc gia. Hệ
thống BHTG ở các quốc gia khác nhau, vận dụng các phương pháp giám sát

khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản gồm bốn phương pháp sau:
-

Phương pháp xếp hạng ngân hàng

-

Phương pháp phân tích tỉ lệ tài chính và nhóm tương đồng

-

Phương pháp đánh giá rủi ro tồn diện

-

Mơ hình thống kê.


H

Đánh
giá tình
hình tài
chính
hiện tại

Xếp hạng
ngân hàng
-Tại chỗ
-Từ xa

Phân tích
theo nhóm
tương đồng
và các chỉ số
tài chính______
Đánh giá rủi
ro tồn diện
Mơ hình
thống kê______

***

Dự đốn
Sử dụng
tình hình quy trình
tài chính phân tích
tương lai thống kê và
định lượng

Đánh
12
giá định
lượng

Tập
trung
vào các
lĩnh vực
rủi ro


Liên kết
với những
hoạt động
giám sát
chính thức

Đặc điểm của
pháp***
giám sát
* Bảng 1.1.
***
* các phương
*
*
**
**
**
*

***

***

*

*

**

**


*

***

**

**

***

***

***

**

***

*

**

**

*


* Khơng đóng vai trị quan trọng
** Đóng vai trị quan trọng

*** Đóng vai trị rất quan trọng

1.2.3.1.

Phương pháp xếp hạng ngân hàng

Ban đầu, hệ thống xếp hạng ngân hàng được tiến hành dựa trên kết quả
kiểm tra tại chỗ nhưng khi số lượng ngân hàng tăng lên nhanh chóng cùng với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì giám sát từ xa cũng được sử dụng trong hệ
thống này. Kiểm tra tại chỗ đánh giá tình hình tài chính dựa trên những đánh giá
khách quan về các mặt hoạt động của ngân hàng. Mặc dù những đánh giá đó dựa
trên một hệ thống điểm chuẩn đã được thiết lập trước nhưng không quá khắt khe
và cho phép kiểm tra viên tính tốn, xem xét tới các yếu tố khác khi họ cho rằng
các yếu tố đó là quan trọng và thích đáng cho việc đánh giá ngân hàng. Kết quả
xếp hạng ngân hàng chỉ được thông tin cho nhà quản trị ngân hàng mà không
được công bố rộng rãi ra cơng chúng. Hiện tại có một số mơ hình được sử dụng
ở các cơ quan khác nhau hoặc ở các quốc gia khác nhau như CAMELS, ORAP,
PATROL... Mô hình giám sát từ xa theo CAMELS hiện đang được nhiều nước
trên thế giới thực hiện, chứa đựng đầy đủ những nội dung cần thiết để tiến hành
đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng. Các mơ hình cịn lại hầu hết dựa trên cơ
sở các tiêu chí tương đối giống như mơ hình CAMELS.


13

Hệ thống CAMELS được xây dựng và các cơ quan giám sát Mỹ sử dụng
từ những năm 1980. Hệ thống xếp hạng theo phương pháp CAMELS tính tốn
với các tiêu chí vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý, thu nhập, thanh khoản
và độ nhạy cảm với thị trường để xếp hạng các ngân hàng theo mức từ 1 đến 5
theo mức độ cần giám sát tăng dần.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát, xếp hạng thường được áp dụng theo mơ hình
CAMELS bao gồm 6 thành phần:
Mức đủ vốn (yếu tố C): Vốn ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng hơn
khơng chỉ đơn thuần là vốn tự có của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng chỉ là
thành phần được đưa ra đầu tiên để giám sát sự đủ vốn của ngân hàng. Một ngân
hàng hoạt động trong mơi trường kinh doanh bình đẳng, có đủ vốn là một lợi thế
và còn là nội dung bắt buộc. Một ngân hàng cần duy trì mức vốn đảm bảo chống
đỡ với các loại rủi ro đặc trưng của ngân hàng và khả năng quản lý để xác định, đo
lường, kiểm soát và điều chỉnh những rủi ro này. Các loại hình và mức độ rủi ro
tác động đến hoạt động của một ngân hàng sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì
thêm trên mức vốn tối thiểu theo quy định để từ đó có thể đề phịng những hậu
quả xấu mà những rủi ro này có thể có đối với mức vốn của ngân hàng.
Chất lượng tài sản có (Yếu tố A): Tài sản có (TSC) của ngân hàng được
xem là có chất lượng, khi ngân hàng quản lý được rủi ro, tránh được sự tập trung
tín dụng, tỷ lệ nợ bị phân loại trong tổng dư nợ ở mức chấp nhận được. Chất
lượng tài sản có được đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bổ và tình trạng của các
nhóm tài sản khơng tính cộng dồn và tài sản được giảm lãi suất; mức độ đảm bảo
dư nợ, năng lực quản lý và điều hành, việc xử lý và thu hồi những khoản nợ có
vấn đề. Mức đảm bảo dự phịng nợ và khả năng có thể xử lý và thu hồi các
khoản nợ có vấn đề chính là yếu tố tác động tốt, ở một chừng mực nào đó, đến
khả năng khắc phục những khó khăn có thể xảy ra với các nhóm nợ. Việc đánh
giá chất lượng tài sản có nên xem xét đến các mức độ tập trung tín dụng hoặc
đầu tư, bản chất và số lượng của các nhóm nợ đặc biệt, và tính hợp lý của các
chính sách cho vay và các quy trình thủ tục tín dụng.
Năng lực quản lý (Yếu tố M): Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,
muốn kinh doanh an tồn tránh rủi ro cần phải có đội ngũ lãnh đạo tốt, đảm bảo
được các yêu cầu về việc hoạch định chính sách, quy trình quản lý rủi ro, tổ chức
được hoạt động của ngân hàng. Đối với đội ngũ cán bộ thì phải đảm bảo có đủ
khả năng, trình độ và phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu công việc. Các
đánh giá về khả năng quản lý thường là những đánh giá định tính, tuy nhiên vẫn



14
15

xếp loại
1

Tiêu chí
Lành mạnh về mọi mặt
ngun
có những
nhân
chỉ số
chủmang
yếu tính
về rủi
định
rolượng
thị trường
như: và một số khác thì các hoạt động kinh
doanh ngoại
lại làchi
nguyên
về thu:
rủi rochỉ
thịsốtrường.
+ Tỷ hối
lệ giữa
phí vànhân

tổngchính
doanh
này cao chứng tỏ ngân hàng
hoạt động
hiệuphản
quả.ánh
Tuyrủi
nhiên
ty lệthị
nàytrường
cao lạigồm:
ảnh hưởng
lợi nhuận
Cáckhông
chỉ tiêu
ro của
các tổ xấu
chứcđến
nhận
tiền gửi
ngày càng
tham
giabình
vào qn
nhiềutrên
hoạtmột
động
màviên:
các hoạt
động

thể chứng
có rủi tỏ
ro
+ Thu
nhập
nhân
chỉ số
nàynày
càngcóthấp
thị
trường.
Tỷ tiền
lệ đầu
cácđộng
tài sản
biếnhiệu
độngquả
lớnhoặc
có thể
phản
tínhnhân
dễ bịviên
tổn
tổ chức
nhận
gửi tưhoạt
khơng
tuyển
qánh
nhiều

thương
khi tới
có thu
biếnnhập.
động lớn về giá cả các tài sản đó. Nhìn chung các rủi ro bao
ảnh hưởng
gồm: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, và những rủi ro có ảnh hưởng lớn đến tài sản
Khả năng sinh lời (Yếu tố E): Khả năng sinh lời được đánh giá dựa trên
Có và tài sản Nợ của các tổ chức tài chính.
khả năng xử lý với các khoản nợ mất vốn và khả năng đảm bảo mức vốn cần
quả của
độngcủa
GSTX
chính là
loạinhóm
được tương
các tổ đồng,
chức tham
thiết, xuKết
hướng
tănghoạt
trưởng
thu nhập,
so phải
sánhxếp
trong
chất
gia
BHTG,
đưa

ra
được
những
đánh
giá
về
các
tổ
chức
đó
để
thực
hiện
cảnh
lượng và các thành phần của thu nhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn báo.
vốn
Căn
vàovới
cáclãiyếu
tố Việc
đánh đánh
giá ởgiá
trên,
tổ chức
BHTG
loạitỷtừng
tổ
nhạycứ
cảm
suất.

cũng
cần xem
xét tiến
mối hành
quan xếp
hệ với
lệ chi
chức
gia tốc
BHTG
để có
phương
pháp theo
sát,đảm
cảnhbảo
báovốn
phịng
trả cổtham
tức, với
độ tăng
trưởng
lợi nhuận
để lạidõi,
và giám
mức độ
của
ngừa.
ngân hàng. Mức đảm bảo dự phòng mất nợ và đề phịng với những bất thường,
với cácHệ
giao

dịch xếp
chứng
khốn
các CAMELS.
tác động của
thuế
xem xét
thống
hạng
theovàmơvớihình
Việc
xếpcũng
loạiđược
sau giám
sát
khi đánh
giátham
khả năng
sinh lời.có thể được tổ chức BHTG tiến hành xếp loại theo 5
các
tổ chức
gia BHTG
loại nhưKhả
sau.năng thanh khoản (Yếu tố L): Mức độ thanh khoản được đánh giá
theo khả năngBảng
thanh1.2.
tốn
nhanh
chónggiá
cáccủa

khoản
tiền gửi;
suất
và mức độ sử
Ket
quả đánh
hệ thống
xếp tần
hạng
CAMELS
dụng nguồn vốn đi vay của Ngân hàng; năng lực chuyên môn liên quan đến cơ
cấu tài sản nợ; mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt và
mức độ tiếp cận với thị trường tiền tệ hoặc những nguồn vốn khác. Mức độ
thanh khoản của một Ngân hàng phải được đánh giá theo từng giai đoạn và từng
thời điểm cụ thể. Cũng cần phải xem xét đến hiệu quả nói chung của chiến lược
quản lý tài sản có - tài sản nợ của ngân hàng cũng như mức độ tuân thủ và mức
độ đầy đủ của các chính sách về thanh khoản của họ.
Sự nhạy cảm rủi ro thị trường (Yếu tố S): Mức độ nhạy cảm với rủi ro
phản ánh mức độ tại đó những thay đổi về lãi suất, tỉ giá hối đối, giá tiêu dùng
hoặc giá vốn có thể ảnh hưởng đến thu nhập hoặc vốn của một ngân hàng. Khi
đánh giá hạng mục này xem xét cả các vấn đề sau: khả năng của Ban lãnh đạo
ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thị trường;
quy mô ngân hàng; bản chất và mức độ phức tạp về các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng; và mức độ đầy đủ về vốn và thu nhập liên quan đến mức độ rủi
ro thị trường. Đối với nhiều ngân hàng, các rủi ro thị trường chủ yếu xuất phát từ
trạng thái đầu tư theo đúng kỳ hạn và mức độ nhạy cảm với những thay đổi về
lãi suất. Ở một số ngân hàng lớn hơn, các hoạt động ở nước ngồi có thể là


2


Lành mạnh về cơ bản

3

Có biêu hiện một vài mức độ cân quan tâm giám sát

4

Có biểu hiện chung về tình trạng và thực tế thiếu an tồn, lành mạnh

5

Hoạt động cực kỳ thiếu an tồn và khơng lành mạnh


×