Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Sử dụng công nghệ windows communication foundation trong các ứng dụng trên diện rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
NGUYỄN QUANG HÙNG
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ WINDOWS
COMMUNICATION FOUNDATION TRONG CÁC
ỨNG DỤNG TRÊN DIỆN RỘNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
NGUYỄN QUANG HÙNG
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ WINDOWS
COMMUNICATION FOUNDATION TRONG CÁC
ỨNG DỤNG TRÊN DIỆN RỘNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Đào Kiến Quốc
Cán bộ đồng hướng dẫn: ThS.Nguyễn Xuân Hoàng
HÀ NỘI - 2009
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một số các
phần mềm này lại có giá quá cao khiến doanh nghiệp không đủ kinh phí để triển khai. Còn
đối các sản phẩm giá thấp hơn thì lại không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng dữ liệu tập
trung và tổng hợp dữ liệu một cách thường xuyên của các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh
tại nhiều vị trí địa lý khác nhau.
Nội dung của khóa luận này sẽ trình bày về một công nghệ mới nằm trong .NET 3.0
của Microsoft, đó là công nghệ Windows Communication Foundation (WCF). Đây là một
công nghệ được Microsoft đưa ra để xây dựng các ứng dụng theo kiến trúc hướng đối
tượng (SOA). Đó là chìa khóa để giải quyết các vấn đề trên. Đồng thời, khóa luận cũng nói


đến việc áp dụng WCF để xây dựng phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) – một
giải pháp đang được áp dụng ở khá nhiều doanh nghiệp.
3
MỤC LỤC
NGUYỄN QUANG HÙNG ............................................................................................................. 1
HÀ NỘI - 2009 .................................................................................................................................. 1
NGUYỄN QUANG HÙNG ............................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................. 8
2. Mục tiêu của đề tài: ................................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan về Windows Communication Foundation ........................................................... 13
1.1.1. Windows Communication Foundation là gì? ................................................................. 13
1.1.2. Tại sao sử dụng WCF? ................................................................................................... 14
1.2. Kiến trúc của Windows Communication Foundation ........................................................... 16
1.2.1. Hợp đồng (Contracts) ...................................................................................................... 17
1.2.2. Dịch vụ thực thi (Runtime service) ................................................................................ 18
1.2.3. Bản tin (Message) ........................................................................................................... 19
1.2.4. Chứa và kích hoạt (Host and activation) ........................................................................ 19
1.3. Các tính năng của WCF ......................................................................................................... 19
1.3.1. Giao dịch (Transaction) .................................................................................................. 19
1.3.2. Chứa (Host) ..................................................................................................................... 20
1.3.3. Bảo mật (Security) .......................................................................................................... 20
1.4. Mô hình lập trình với WCF .................................................................................................... 20
1.4.1. Các phương pháp lập trình .............................................................................................. 21
1.4.2. Nguyên lý ABCs ............................................................................................................. 26
1.4.3. Địa chỉ (Address) ............................................................................................................ 26
1.4.4. Liên kết (Binding) ........................................................................................................... 29
1.4.5. Hợp đồng (Contract) ....................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP CRM CHO DOANH NGHIỆP .................................... 45
2.1. CRM là gì? ............................................................................................................................. 45

2.2. Lịch sử học thuyết CRM ........................................................................................................ 46
2.3. Các khái niệm liên quan trọng trong CRM ............................................................................ 49
2.3.1. Tiềm năng ........................................................................................................................ 49
2.3.2. Tổ chức ............................................................................................................................ 49
2.3.3. Liên hệ ............................................................................................................................. 49
2.3.4. Cơ hội .............................................................................................................................. 49
2.3.5. Chiến dịch ....................................................................................................................... 49
2.3.6. Hợp đồng ......................................................................................................................... 49
2.3.7. Tình huống ...................................................................................................................... 49
2.3.8. Sản phẩm ......................................................................................................................... 50
2.3.9. Đối tác ............................................................................................................................. 50
2.3.10. Đối thủ ........................................................................................................................... 50
2.4. Lợi ích của CRM .................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ WCF ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CRM WCF 2010 52
3.1. Vấn đề đặt ra .......................................................................................................................... 52
3.2. Tổng quan về CRM WCF 2010 ............................................................................................. 54
3.3. Quy trình tác nghiệp của CRM WCF 2010 ............................................................................ 56
3.3.1. Quy trình tiếp thị ............................................................................................................. 56
3.3.2. Quy trình Bán hàng ......................................................................................................... 57
4
3.3.3. Quy trình dịch vụ sau bán hàng ...................................................................................... 58
3.4. Các use case chính của hệ thống CRM WCF 2010 ............................................................... 59
3.4.1. Quản lý tổ chức ............................................................................................................... 59
3.4.2. Quản lý cơ hội ................................................................................................................. 60
3.4.3. Quản lý hợp đồng ............................................................................................................ 61
3.4.4. Quản lý tiềm năng ........................................................................................................... 62
3.4.5. Quản lý chiến dịch .......................................................................................................... 64
3.4.6. Quản lý báo cáo ............................................................................................................... 65
3.5. Biểu đồ tuần tự của hệ thống ................................................................................................. 66
3.5.1. Thêm, sửa tổ chức ............................................................................................................... 66

3.5.2. Xóa tổ chức ......................................................................................................................... 66
3.5.3. Thêm, sửa tiềm năng ............................................................................................................. 67
3.5.4. Xóa tiềm năng ..................................................................................................................... 67
3.5.5. Thêm, sửa cơ hội ................................................................................................................. 68
3.5.6. Xóa cơ hội ........................................................................................................................... 68
3.5.7. Thêm, sửa hợp đồng ............................................................................................................ 69
3.5.8. Xóa hợp đồng ...................................................................................................................... 69
3.5.9. Thêm, sửa liên hệ ................................................................................................................ 70
3.5.10. Xóa liên hệ ......................................................................................................................... 70
3.5.11. Thêm, sửa chiến dịch ........................................................................................................ 71
3.5.12. Xóa chiến dịch ................................................................................................................... 71
3.5. Kiến trúc và công cụ phát triển CRM WCF 2010 ................................................................. 72
3.5.1. Kiến trúc của CRM WCF 2010 ...................................................................................... 72
3.5.2. Môi trường phát triển CRM WCF 2010 ......................................................................... 73
3.6. Giao diện minh họa các phân hệ chính của CRM WCF 2010 .............................................. 73
3.6.1. Phân hệ Tổ chức ............................................................................................................... 73
3.6.2. Phân hệ liên hệ ................................................................................................................ 75
3.6.3. Phân hệ cơ hội ................................................................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 79
5
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Từ viết tắt Ý nghía
SOA Service-oriented architecture Kiến trúc hướng dịch vụ
WCF Windows Communication
Foundation
Công nghệ mới của Microsoft
trong .NET 3.0
CRM Customer relationship
management

Quản lý quan hệ khách hàng
BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ Trang
Hình 1 1: Kiến trúc của mô hình CORBA
7
Hình 1 2: Kiến trúc của mô hình EJB
7
Hình 1 3: Kiến trúc của mô hình DCOM
8
Hình 1 4: Kiến trúc cơ bản của SOA
9
Hình 1 5: Kiến trúc .NET 3.0
11
Hình 1 6: Khả năng hợp nhất của WCF
13
Hình 1 7: Kiến trúc của WCF (microsoft.com)
15
Hình 1 8: Mô hình lập trình WCF
24
Hình 1 9: Sơ đồ lựa chọn Binding
31
Hình 1 10: “Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động”
45
Hình 1 11: Quy trình chung của hệ thống CRM
51
Hình 1 12: Quy trình tiếp thị
54
Hình 1 13: Quy trình bán hàng
55
Hình 1 14: Quy trình dịch vụ sau bán hàng

56
Hình 1 15: Sơ đồ use case quản lý tổ chức
57
Hình 1 16: Sơ đồ use case quản lý cơ hội
58
Hình 1 17: Sơ đồ use case quản lý hợp đồng
59
Hình 1 18: Sơ đồ use case quản lý tiềm năng
60
Hình 1 19: Sơ đồ use case quản lý chiến dịch
62
6
Hình 1 20: Sơ đồ use case quản lý báo cáo
63
Hình 1 21: Biểu đồ tuần tự thêm ,sửa tổ chức
64
Hình 1 22: Biểu đồ tuần tự xóa tổ chức
64
Hình 1 23: Biểu đồ tuần tự thêm, sửa tiềm năng
65
Hình 1 24: Biểu đồ tuần tự xóa tiềm năng
65
Hình 1 25: Biểu đồ tuần tự thêm, sửa cơ hội
66
Hình 1 26: Biểu đồ tuần tự xóa cơ hội
66
Hình 1 27: Biểu đồ tuần tự thêm, sửa hợp đồng
67
Hình 1 28: Biểu đồ tuần tự xóa hợp đồng
67

Hình 1 29: Biểu đồ tuần tự thêm, sửa liên hệ
68
Hình 1 30: Biểu đồ tuần tự xóa liên hệ
68
Hình 1 31: Biểu đồ tuần tự thêm, sửa chiến dịch
69
Hình 1 32: Biểu đồ tuần tự xóa chiến dịch
69
Hình 1 33: Kiến trúc CRM WCF 2010
70
Hình 1 34: Giao diện phân hệ Tổ chức
71
Hình 1 35: Giao diện phân hệ Liên hệ
73
Hình 1 36: Giao diện phân hệ Cơ hội
74
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện tại đã có rất nhiều phần mềm dành cho các doanh nghiệp ra đời nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên do tính phức tạp và không đồng nhất của các nền tảng
công nghệ hiện nay nên việc các doanh nghiệp tái sử dụng các hệ thống cũ và vấn đề
giao tiếp giữa các hệ thống khác nhau chưa thể đáp ứng được. Đồng thời với các
doanh nghiệp muốn triển khai các hệ thống ứng dụng của mình trên diện rộng với
nhiều chi nhánh thì vẫn gặp nhiều khó khăn do các phần mềm chưa đáp ứng được vấn
đề bảo mật khi trao đổi thông tin qua môi trường Internet cũng như khó khăn trong
việc triển khai và quản lý hệ thống. Điều này dẫn đến doanh nghiệp nói chung và nhà
quản lý doanh nghiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và không thể tập trung thời
gian cho việc quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Ví dụ,
với các doanh nghiệp đa chi nhánh thì hiện tại việc thống kê, hạch toán sẽ phải thực

hiện riêng rẽ trên từng chi nhánh rồi mới được người quản lý tổng hợp lại, điều này
gây lãng phí thời gian và công sức, đồng thời có thể gây thiếu đồng bộ về thông tin
giữa các chi nhánh.
Các kiến trúc phân tán đã ra đời để giải quyết vấn đề này như CORBA, EJB, DCOM.
Tuy nhiên chúng vẫn còn khá hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
• CORBA - Common Object Requesting Broker Architecture
- CORBA được định nghĩa bởi Object Management Group (OMG) là một kiến trúc
phân tán mở, độc lập nền tảng và độc lập ngôn ngữ. Với CORBA các thành phần của
hệ thống có thể được viết trên nhiều ngôn ngữ và chạy trên các nền tảng khác nhau
vẫn có thể làm việc được với nhau.
- Ưu nhược điểm của CORBA là các lập trình viên có thể chọn bất kỳ ngôn ngữ, nền
tảng phần cứng, giao tiếp mạng và các công nghệ để phát triển mà vẫn thỏa mãn các
tính chất của CORBA. Tuy nhiên, CORBA có một số nhược điểm là: nó là ngôn ngữ
lập trình bậc thấp, rất phức tạp, khó học, và cần một đội ngũ phát triển có kinh
nghiệm. Ngoài ra các đối tượng CORBA cũng khó tái sử dụng.
8
Hình 1 36: Kiến trúc của mô hình CORBA
• EJB - Enterprise JavaBeans
- Kiến trúc EJB là một kiến trúc thành tố bên phía máy chủ dùng cho việc phát triển
và triển khai các ứng dụng phân tán hướng đối tượng cỡ vừa và lớn
- EJB là một kiến trúc tốt cho việc tích hợp các hệ thống vì nó là độc lập nền tảng
nhưng nó cũng gặp vấn đề là: nó không phải một chuẩn mở, khả năng giao tiếp với
các chuẩn khác vẫn còn hạn chế.
Hình 1 37: Kiến trúc của mô hình EJB
• DCOM - Distributed Component Object Model
9
- DCOM là một mô hình phân tán dễ triển khai với chi phí thấp. Mô hình Component
Object Model (COM) định nghĩa cách thức các thành phần và Client liên lạc trao đổi
với nhau trong cùng một máy. DCOM mở rộng COM bằng cách sử dụng các giao
thức mạng chuẩn khi cần trao đổi dữ liệu với máy khác trên mạng. DCOM hỗ trợ kết

nối giữa các đối tượng và các kết nối này có thể thay đổi khi ứng dụng đang chạy.
- DCOM mang đến nhiều ưu điểm như tính ổn định, không phụ thuộc vị trí địa lý,
quản lý kết nối hiệu quả và dễ dàng mở rộng, là một lựa chọn tốt cho các doanh
nghiệp sử dụng công nghệ trên Windows để chạy các ứng dụng có yêu cầu cao về sự
chính xác và ổn định. Tuy nhiên các công nghệ của Microsoft có một nhược điểm lớn
là chúng bị giới hạn trên nền tảng Windows, đặc biệt các hệ thống DCOM khó tái sử
dụng và bị chặn bởi Firewall khi giao tiếp qua Internet.
Hình 1 38: Kiến trúc của mô hình DCOM
2. Mục tiêu của đề tài:
Trước các khó khăn trên thì các doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận mới để giải
quyết vấn môi trường không đồng nhất và tốc độ thay đổi đến chóng mặt của thực tế
trong khi phải xoay sở với nguồn ngân sách hạn hẹp và nền kinh tế khó khăn. May
thay, đã có một hướng tiếp cận giải quyết khá toàn diện các vấn đề trên và đã được
triển khai trong thực tế. Đó là “Kiến trúc hướng dịch vụ” – Service Oriented
Architecture (SOA).
Kiến trúc hướng dịch vụ là một hướng tiếp cận với việc thiết kế và tích hợp các phần
mềm, chức năng, hệ thống theo dạng các module. Trong đó mỗi module đóng vai trò
là một “dịch vụ”, và có khả năng được truy cập qua môi trường mạng. Hiểu một cách
đơn giản thì một hệ thống SOA là một tập các dịch vụ được chuẩn hóa trên môi
trường mạng và trao đổi với nhau trong ngữ cảnh một tiến trình nghiệp vụ..
10
Hình 1 39: Kiến trúc cơ bản của SOA
SOA tách riêng phần thực hiện dịch vụ (phần mềm) với giao tiếp gọi dịch vụ. Điều
này tạo nên một giao tiếp nhất quán cho ứng dụng khách (client) sử dụng dịch vụ bất
chấp công nghệ thực hiện dịch vụ. Thay vì xây dựng các ứng dụng đơn lẻ và đồ sộ,
nhà phát triển sẽ xây dựng các dịch vụ tinh gọn có thể triển khai và tái sử dụng trong
toàn bộ quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép tái sử dụng phần mềm tốt hơn, cũng
như tăng sự linh hoạt vì nhà phát triển có thể cải tiến dịch vụ mà không làm ảnh
hưởng đến ứng dụng client sử dụng dịch vụ.
• Ưu điểm của kiến trúc hướng dịch vụ

- Tái sử dụng phần mềm: Nếu gói mã mà tạo thành một dịch vụ có quy mô và kích
thước phù hợp sau đó nó có thể được tái sử dụng cho lần kế tiếp, một đội phát triển
cần chức năng cụ thể đó cho một ứng dụng phần mềm mới mà nó mong muốn xây
dựng. Họ không cần biết bất cứ thứ gì về việc mã được gói chặt như thế nào hay nó
có nguồn gốc từ đâu. Tất cả những thứ mà họ cần làm đó là xây dựng một sự kết nối
đến mã đó.
- Tính linh hoạt và dễ dàng triển khai: Phía triệu gọi dịch vụ không cần quan tâm đến
công nghệ nền tảng của phía Service. Nó mang đến khả năng linh hoạt cao và nhiều
lợi ích khác. Trong một hệ thống SOA ta gọi dịch vụ thông qua các interface theo
một dạng thức chuẩn nên khi cần kết nối với các đối tác thương mại thì những
11
interface chuẩn càng đem lại nhiều lợi ích hơn. Với một hệ thống SOA thật dễ dàng
khi cung cáp một loạt những dịch vụ ra bên ngoài cho một đối tác nào đó sử dụng.
Tương tự cho điều ngược lại, nếu các đối tác đã xây dựng một hệ thống SOA thì việc
đem sử dụng chức năng một số dịch vụ của họ vào sử dụng bên trong hệ thống của
mình cũng thật dễ dàng và nhanh chóng.
- Khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong tương lai: Các phương pháp tiếp
cận truyền thống trong quy trình phát triển phần mềm có thể mô tả ngắn gọn là người
dùng mô tả họ cần gì và công ty phát triển phần mềm sẽ triển khai theo yêu cầu. Quy
trình này đôi khi gặp khó khăn khi gặp những tình huống thay đổi không định trước.
Với SOA, công ty phát triển phần mềm có thể tạo nên những quy trình nghiệp vụ
uyển chuyển , phức tạp có khả năng biến đổi tuy theo yêu cầu của khách hàng.
WCF là một công nghệ được Microsoft đưa ra trong bản .NET 3.0. WCF là nền tảng
giúp xây dựng các ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ. WCF không phải là công
nghệ để hỗ trợ việc xử lý các nghiệp vụ cho ứng dụng mà nó giúp xây dựng các dịch
vụ mà việc xử lý nghiệp vụ được thực hiện bởi các ngôn ngữ lập trình quen thuộc
trong .NET như C# hay VB.NET. WCF sẽ giúp các tầng của ứng dụng có thể gọi
nhau qua môi trường Internet hay LAN. Điều này giải quyết được vấn đề mở rộng
phạm vi hoạt động đa chi nhánh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp cũng như
nhà phát triển phần mềm có thể tái sử dụng các hệ thống đang có. Luận văn này sẽ

giới thiệu về công nghệ WCF cùng việc sử dụng nó để xây dựng hệ thống CRM, là
một hệ thống quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh
nghiệp.
12
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WINDOWS COMMUNICATION
FOUNDATION
1.1. Tổng quan về Windows Communication Foundation
1.1.1. Windows Communication Foundation là gì?
Windows Communication Foundation (WCF) là một công nghệ được Microsoft giới
thiệu tại Hội nghị các nhà phát triển sản phẩm Microsoft (Microsoft Product
Developers Conference 2003) ở Los Angeles, California năm 2003. WCF được biết
đến với cái tên quen thuộc hơn là Indigo trong công cụ phát triển Visual Studio 2005.
WCF là một bộ các thư viện lớp được xậy dựng trên nền tảng .NET Framework 2.0
CLR và tích hợp trong .NET Framework 3.0 cùng với WF, WPF và Windows
Cardspace.
Hình 1 40: Kiến trúc .NET 3.0
WCF là công nghệ nền tảng nhằm thống nhất nhiều mô hình lập trình giao tiếp được
hỗ trợ trong .NET 2.0 thành một mô hình duy nhất. Vào tháng 11 năm 2005, .NET 2.0
được Microsoft phát hành trong đó có cung cấp các hàm API riêng biệt cho các liên
lạc dựa trên SOAP để tối đa hoá sự làm việc giữa các nền tảng sử dụng Web Services,
đồng thời .NET 2.0 còn cung cấp các API để tối ưu việc liên lạc dựa trên mã nhị phân
giữa các ứng dụng chạy trên hệ thống Windows gọi là .NET Remoting, các API cho
các giao dịch phân tán, và API cho liên lạc dị bộ. WCF thống nhất các API này thành
một mô hình duy nhất nhằm đáp ứng mô hình lập trình hướng dịch vụ.
WCF có thể sử dụng các bản tin SOAP giữa hai tiến trình, do đó làm cho các ứng
dụng dựa trên WCF có thể làm việc với các tiến trình khác thông qua việc giao tiếp sử
dụng bản tin SOAP. Khi một tiến trình WCF liên lạc với một tiến trình không là
WCF, các bản tin SOAP được mã hoá trên cơ sở XML, nhưng khi nó liên lạc với một
tiến trình WCF khác, bản tin SOAP có thể được tối ưu hoá dựa trên mã hoá nhị phân.
WCF không chỉ là một phương pháp khác để xây dựng hệ thống phân tán mà còn đem

đến nhiều tính năng mới hơn so với các công nghệ trước đó.
13
1.1.2. Tại sao sử dụng WCF?
Như phần trên đã trình bày, .NET 2.0 hỗ trợ rất nhiều phương pháp liên lạc giữa các
ứng dụng khác nhau nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Các phương pháp liên lạc này
khá phức tạp và phải mất nhiều thời gian để làm chủ được công nghệ. Tuy nhiên kiến
thức thu được từ việc triển khai một phương pháp ít có khả năng dùng được khi làm
việc với phương pháp khác.
Với việc ra đời của WCF, mọi phương pháp liên lạc trước kia đều có thể thực hiện
trên WCF. Do vậy nhà phát triển chỉ cần làm chủ được công nghệ WCF là có thể xây
dựng các ứng dụng một cách nhanh chóng.
WCF là một mô hình lập trình cho phép nhà phát triển xây dựng các giải pháp dịch vụ
đảm bảo tính ổn định, và bảo mật và thậm chí là đảm bảo giao dịch. Nó làm đơn giản
hoá việc phát triển các ứng dụng kết nối và đưa ra cho nhà phát triển những giá trị mà
có thể họ chưa nhận ra ngay, đó là cách tiếp cận phát triển hệ thống phân tán thống
nhất, đơn giản, và quản lý được.
Do WCF được xây dựng trên cơ sở của .NET Framework 2.0 CLR, nó là tập các lớp
cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng hướng dịch vụ bằng môi trường
lập trình quen thuộc của họ như VB.NET hay C#.
Microsoft đưa ra WCF với kỳ vọng WCF sẽ giải quyết được ba mục tiêu:
- Hợp nhất công nghệ đã tồn tại
- Tương tác đa nền
- Phát triển hướng dịch vụ
14
Hình 1 41: Khả năng hợp nhất của WCF
• Mục tiêu 1: Hợp nhất công nghệ
Bài toán xử lý với các ứng dụng phân tán luôn là một bài toán khó với các nhà phát
triển. Sự cạnh tranh của các công nghệ phân tán đầu những năm 1990 đã dẫn đến sự
tranh cãi: Sẽ chọn công nghệ nào là công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất để phát triển hệ
thống phân tán trong thời gian dài. Nếu như một hệ thống được phát triển dựa trên

môi trường HTTP thì chắc chắn phải thay đổi mô hình lập trình nếu muốn triển khai
trên môi trường TCP. Hoặc như ta có một hệ thống xây dựng theo mô hình Web
Services, hệ thống này không thể hỗ trợ các giao dịch hướng Message nếu như không
thay đổi mô hình lập trình. Vậy tại sao lại không có một công nghệ tập hợp tất cả
những ưu điểm của các công nghệ trước đó.
Microsoft đưa ra giải pháp WCF giúp giải quyết điều đó. WCF tránh được việc thay
đổi mô hình giao tiếp khi làm việc với nhiều công nghệ phân tán, cho phép sử dụng
một API đơn giản và trong sáng.
WCF tổng hợp được những gì tốt nhất của các công nghệ phân tán hiện có. WCF
mang đến sự hiệu quả của ASMX, xử lý giao dịch của Enterprise Service, linh hoạt
của .NET Remoting, ưu điểm trong hướng message của MSMQ, bảo mật của WSE.
Microsoft đã mang tất cả những điều đó để xây dựng một nền cơ sở công nghệ độc
lập và vững chắc.
15
• Mục tiêu 2: Tương tác đa nền
Hầu hết các công ty phần mềm lớn đều sử dụng những giao thức riêng gắn liền với
một nền tảng nhất định nào đó. Mặt khác một doanh nghiệp lớn thường có các hệ
thống riêng rẽ, mua ở những thời điểm khác nhau, của những công ty khác nhau. Và
tất nhiên chúng sẽ không tương thích tốt với nhau. Việc liên kết các hệ thống lại thành
một thể thống nhất và làm việc hiệu quả là một yêu cầu cần thiết.
WCF sẽ làm điều đó thay vì chúng ta. Thế giới công nghệ sẽ không nói chuyện với
nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau nữa, các hệ thống có thể tồn tại một cách hòa bình
với nhau.
• Mục tiêu 3: Phát triển hướng dịch vụ
Công nghệ và nghiệp vụ thay đổi rất nhanh, doanh nghiệp phải đầu tư một lượng lớn
kinh phí cho việc phát triển ứng dụng. Trong nhiều năm, các lập trình viên và các tổ
chức cố gắng xây dựng phần mềm trên mô hình hướng đối tượng (OOP) để phù hợp
với thực tế. Nhưng thiết kế hệ thống cần phải linh hoạt và chuẩn mực để việc phát
triển nghiệp vụ sau này không gặp khó khăn. Chính vì vậy các dịch vụ nghiệp vụ ra
đời. WCF là một công cụ phát triển hướng dịch vụ. WCF đảm bảo các dịch vụ được

xây dựng một cách tự động theo nguyên tắc SOA. Điều đó đảm bảo giảm giá thành
bảo trì, cho phép thay đổi và tương tác đa nền.
1.2. Kiến trúc của Windows Communication Foundation
Windows Communication Foundation là một Framework trong .NET 3.0. Nó gồm
rất nhiều các thư viện, không gian tên (namespace) cho việc lập trình ứng dụng
WCF. Dưới đây là hình ảnh mô tả kiến trúc WCF và các tầng chính của nó.
16
Hình 1 42: Kiến trúc của WCF (microsoft.com)
1.2.1. Hợp đồng (Contracts)
Khái niệm contract trong WCF cũng giống như các hợp đồng mà ta ký trong đời sống
thật. Một hợp đồng ta ký có thể chứa các thông tin như kiểu công việc ta sẽ làm, và
những thông tin mà ta muốn đưa ra cho các bên khác. WCF contract cũng chứa các
thông tin tương tự như vậy. Contract định nghĩa các đặc tả trong hệ thống bản
tin.Thông thường có các loại contract sau:
• Data Contract: Mô tả các tham số cho các bản tin mà một dịch vụ có thể tạo
ra hay sử dụng. Các tham số bản tin được định nghĩa bằng các tài liệu sử
dụng ngôn ngữ đặc tả XML Schema (XSD), điều này cho phép các hệ thống
hiểu XML có thể xử lý tài liệu dễ dàng. Các dịch vụ khi liên lạc với nhau có
thể không cần đồng ý với nhau về các kiểu, nhưng cần đồng ý về contract dữ
liệu, nghĩa là đồng ý về các tham số và các kiểu trả về.
• Message Contract: Định nghĩa các phần có trong bản tin sử dụng các giao
thức SOAP, và nó cho phép điều khiển sâu hơn tới các phần trong bản tin khi
có yêu cầu sự chính xác như vậy.
17
• Services Contract: Đặc tả chi tiết các phương thức của dịch vụ, và được phân
phối như là một giao diện trong các ngôn ngữ lập trình như Visual Basic hay
Visual C#. Có thể hình dung về contract dịch vụ một cách gián tiếp như sau:
“Đây là các kiểu dữ liệu của các bản tin của tôi, đây là nơi tôi cung cấp, và
đây là các giao thức mà tôi có thể liên lạc”.
Policy and Bindings: Mô tả các điều kiện cần có để giao tiếp với một dịch vụ.

Các chính sách sẽ bao gồm cả các yêu cầu về bảo mật và các điều kiện khác cần
phải có khi kết nối với một dịch vụ.
1.2.2. Dịch vụ thực thi (Runtime service)
Lớp dịch vụ thực thi chứa các hành xử sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện của dịch vụ,
nghĩa là các hành xử thực thi của dịch vụ. Ta sẽ thấy một số các hành xử như sau:
• Throttling behavior: Điều khiển luồng nhằm quy định xem có bao nhiêu
bản tin được xử lý.
• Error behavior: Hành xử lỗi quy định những hành động khi lỗi xảy ra trong
hệ thống.
• Metadata behavior: Hành xử với các siêu dữ liệu quy định xem làm thế nào
và khi nào thì các siêu dữ liệu được đưa ra bên ngoài dịch vụ.
• Instance behavior: Hành xử thực thể quy định xem có bao nhiêu thực thể
của dịch vụ đó được chạy.
• Transaction behavior: Hành xử giao dịch cho phép việc rollback các giao
dịch nếu xảy ra lỗi.
• Message inspection: Kiểm tra bản tin đem lại cho dịch vụ khả năng kiểm tra
tất cả hay một số phần của bản tin.
• Dispatch behavior: Khi một bản tin được xử lý bởi nền tảng WCF, dịch vụ
Dispatch behavior xác định xem bản tin được xử lý như thế nào.
• Concurrency behavior: Hành xử đồng thời xác định xem việc xử lý thế nào
với việc đa luồng của mỗi dịch vụ hay mỗi thực thể của dịch vụ. Hành xử này
giúp cho việc điều khiển số lượng luồng có thể truy nhập tới một thực thể của
dịch vụ.
• Parameter filtering: Khi một bản tin được đưa tới một dịch vụ, sẽ xảy ra
một số hành động dựa trên nội dung phần đầu đề của bản tin. Phần lọc tham
18
số sẽ thực hiện lọc các đầu đề bản tin và thực hiện các hành động đặt sẵn dựa
trên việc lọc đầu đề bản tin.
1.2.3. Bản tin (Message)
Lớp bản tin là tập hợp các kênh. Mỗi kênh là một thành phần xử lý bản tin theo một

cách nào đó. Một tập các kênh thường được gọi là ngăn xếp kênh. Các kênh làm việc
trên bản tin và trên đầu đề của bản tin. Lớp này khác với lớp thực thi dịch vụ chủ yếu
bởi sự khác nhau trong việc xử lý nội dung bản tin.
Có hai kênh khác nhau là kênh vận chuyển (transport channel) và kênh điều khiển
(control channel).
• Kênh vận chuyển phụ trách việc đọc và ghi các bản tin từ mạng (network)
hoặc từ một số điểm giao dịch bên ngoài.
• Kênh điều khiển thực hiện xử lý bản tin theo giao thức, thông thường làm
việc bằng cách đọc và ghi thêm các đầu đề cho bản tin.
1.2.4. Chứa và kích hoạt (Host and activation)
Nhìn một cách tổng thể thì một dịch vụ thực chất là một chương trình. Cũng giống
như các chương trình khác, một dịch vụ cần phải chạy trong một tệp thực thi. Dịch vụ
này thường được gọi là dịch vụ tự chứa.
Các dịch vụ còn có thể được chứa, hoặc chạy trong một tệp thực thi được quản lý bởi
một agent bên ngoài như IIS hay Windows Activation Services (WAS). WAS cho
phép WCF được kích hoạt một cách tự động khi phân phối tới một máy tính có chạy
WAS.
1.3. Các tính năng của WCF
1.3.1. Giao dịch (Transaction)
Một giao dịch là một đơn vị của công việc. Một giao dịch đảm bảo chắc chắn rằng
mọi thứ diễn ra trong giao dịch thành công hay thất bại đều là kết quả tổng thể. Ví dụ,
nếu một giao dịch chứa ba mục công việc cần thực hiện, trong quá trình thực hiện
giao dịch, một trong số các mục đó bị thất bại, khi đó cả ba mục sẽ là thất bại. Giao
dịch chỉ thành công khi cả ba mục công việc đều thành công. Giao dịch thường thấy
trong các thao tác với cơ sở dữ liệu.
19
WCF cho phép đưa vào việc xử lý giao dịch như trên với các liên lạc. Nhà phát triển
có thể nhóm các liên lạc với nhau thành các giao dịch. Ở mức doanh nghiệp, tính năng
này cho phép bạn thực hiện các công việc giao dịch qua các nền tảng khác nhau.
1.3.2. Chứa (Host)

WCF cho phép các dịch vụ được chứa trong một số lớn các môi trường khác nhau,
như Windows NT Services, Windows Forms, và ứng dụng console, cũng như ở trên
IIS (Internet Information Server) và WAS (Windows Activation Services).
Chứa ứng dụng trên IIS còn có thêm các lợi điểm khác là dịch vụ có thể nhận các ưu
điểm của rất nhiều tính năng có sẵn trên IIS, ví dụ IIS có thể điều khiển một cách tự
động việc bắt đầu hay kết thúc một dịch vụ.
1.3.3. Bảo mật (Security)
Bảo mật là tính năng không thể thiếu trong WCF nói riêng và trong liên lạc nói chung.
Trong WCF, tất cả mọi thứ từ các bản tin tới các client hay server đều phải xác thực
và WCF có tính năng để đảm bảo rằng các bản tin không bị lẫn trong quá trình vận
chuyển. WCF bao gồm việc đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của bản tin.
WCF còn cho phép bạn tích hợp ứng dụng của bạn với cơ sở hạ tầng bảo mật sẵn có,
bao gồm cả các chuẩn bên ngoài môi trường Windows bằng cách sử dụng các bản tin
SOAP bảo mật.
1.4. Mô hình lập trình với WCF
Nếu bạn đã từng làm việc với dịch vụ web, bạn sẽ thấy mô hình này quen thuộc với
bạn theo một cách nào đó. Khi bạn tạo một dịch vụ web, bạn thực sự tạo ra một dịch
vụ (service). Dịch vụ web chứa một tài liệu XML để mô tả tất cả mọi thứ cần biết về
dịch vụ đó. Tài liệu này được mô tả bằng ngôn ngữ Web Service Description
Language (ngôn ngữ mô tả dịch vụ web). Nó chứa ba phần:
• Dịch vụ (Service): Chứa thông tin về vị trí của dịch vụ
• Liên kết (Binding): Chứa thông tin về cách liên lạc với dịch vụ, như dịch vụ
sử dụng giao thức gì, vv.
• Kiểu cổng (PortType): Giải thích về dịch vụ sẽ làm gì
Mô hình dịch vụ trên WCF cũng tương tự như với mô hình dịch vụ web. Điểm khác
biệt là ở cách đặt tên. Trong WCF các phần không được gọi là service, binding, và
portType mà được gọi tương ứng là address (địa chỉ), binding, và contract.
20
WCF là một mô hình lập trình cho phép nhà phát triển xây dựng các giải pháp dịch vụ
đảm bảo tính ổn định, và bảo mật và thậm chí là đảm bảo giao dịch. Nó làm đơn giản

hoá việc phát triển các ứng dụng nối kết và đưa ra cho nhà phát triển những giá trị mà
có thể họ chưa nhận ra ngay, đó là cách tiếp cận phát triển hệ thống phân tán thống
nhất, đơn giản, và quản lý được.
1.4.1. Các phương pháp lập trình
Có ba phương pháp hay được sử dụng khi phát triển dịch vụ WCF như sau:
• Phương pháp khai báo (Declarative programming)
• Phương pháp lập trình trực tiếp (Explicit programming)
• Phương pháp sử dụng tập tin cấu hình
Mỗi phương pháp có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Điều đặc biệt về WCF là
luôn có hơn một cách để giải quyết một vấn đề trong WCF, và ta không nhất thiết
phải chọn duy nhất một phương pháp nào. Trong thực tế, cách làm tốt nhất là tổ hợp
các phương pháp để có được sự linh hoạt và mềm dẻo cho dịch vụ.
• Phương pháp khai báo (Declarative programming)
Lập trình khai báo đạt được thông qua các thuộc tính. Những thuộc tính này được sử
dụng để định nghĩa các contract và xác định hành xử của dịch vụ. Chúng được sử
dụng để xác định thêm các tham số để thay đổi các chi tiết của contract và hành xử
dịch vụ.
Thuộc tính ServiceContract dùng để quy định là giao diện này định nghĩa các chức
năng của một dịch vụ. Thuộc tính OperationContract được sử dụng ở các hàm để quy
định rằng hàm này được khai báo là một phần của dịch vụ. Đó là tất cả những gì cần
để tạo ra một dịch vụ WCF.
Thêm nữa, ta không nhất thiết phải sử dụng các giao diện (interface) khi cài đặt một
dịch vụ, điều này cũng giống như việc ta không cần phải sử dụng giao diện để định
nghĩa một lớp. Tuy vậy ta nhất thiết phải quy định phần nào thuộc về dịch vụ. Ta có
thể định nghĩa những phần khác cần cho giao diện, nhưng chỉ những hàm (phương
thức) có gắn thuộc tính [OperationContract].
Ví dụ ta có một dịch vụ thực hiện phép tính cộng giữa 2 số nguyên AddInt và 2 số
thực AddDouble. Ta khai báo dịch vụ như sau:
[ServiceContract]
21

public interface ICalcService
{
[OperationContract]
int AddInt(int x, int y);
[OperationContract]
double AddDouble(double x, double y);
}
Như vậy dịch vụ của chúng ta sau khi khai báo sẽ có 2 phương thức (khai báo với
thuộc tính OperationContract) là AddInt và AddDouble. Tuy nhiên khi khai báo trong
C#, việc đặt tên AddInt và AddDouble, và có thể có một số hàm add cho các kiểu dữ
liệu khác, có thể rút gọn lại thành một tên hàm Add mà thôi. Nhưng các dịch vụ lại
không cho phép đặt trùng tên hàm như thế. Chúng ta có thể khai báo thêm với thuộc
tính OperationContract để thực hiện, cách làm như sau:
[ServiceContract]
public interface ICalcService
{
[OperationContract(Name="AddInt")]
int Add(int x, int y);
[OperationContract(Name="AddDouble")]
double Add(double x, double y); }
Vậy là chúng ta sử dụng được phép nạp chồng tên trong C# và sử dụng thêm tham số
Name để quy định thêm tên hàm ở dịch vụ. Ngoài ưu điểm trong việc giải quyết nạp
chồng tên hàm, ta còn thấy một lợi ích khác nữa là, việc quy định tham số Name trong
thuộc tính OperationContract còn cho ta thêm linh hoạt trong việc đổi tên các hàm
trong giao diện mà không làm thay đổi định nghĩa dịch vụ, nghĩa là các ứng dụng
khác sử dụng dịch vụ này không cần phải biên dịch lại.
• Phương pháp lập trình trực tiếp (Explicit programming)
Là phương pháp lập trình hướng đối tượng, ta làm việc trực tiếp với các lớp và giao
diện cung cấp bởi mô hình đối tượng của WCF. Làm việc trực tiếp với mô hình đối
tượng cho phép nhà phát triển tính linh hoạt cao hơn và khả năng điều khiển tốt hơn

thông qua mã nguồn của họ. Thêm nữa nó cho phép điều khiển sâu hơn rất nhiều so
với phương pháp khai báo và phương pháp sử dụng tập tin cấu hình.
• Phương pháp sử dụng tập tin cấu hình
22
Cũng giống như phương pháp khai báo, có rất nhiều thứ mà ta có thể quy định liên
quan đến hành xử của một dịch vụ thông qua tập tin cấu hình của dịch vụ. Điều hay
trong cách tiếp cận này là những thay đổi ở tập tin cấu hình hoàn toàn không cần phải
biên dịch lại dịch vụ mới sử dụng được.
Sau đây là ví dụ sử dụng tập tin cấu hình để định nghĩa dịch vụ tính toán trong ví dụ
của phần phương pháp khai báo.
<?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?>
<configuration>
<system.web>
<compilation debug="true" />
</system.web>
<system.serviceModel>
<services>
<service behaviorConfiguration="CalculationService.CalcServiceBehavior"
name="CalculationService.CalcService">
<endpoint address="" binding="wsHttpBinding"
contract="CalculationService.ICalcService">
<identity>
<dns value="localhost" />
</identity>
</endpoint>
<endpoint address="mex" binding="mexHttpBinding" contract="IMetadataExchange" /
>
<host>
<baseAddresses>
<add baseAddress="http://localhost:8731/CalcService/" />

</baseAddresses>
</host>
</service>
</services>
<behaviors>
<serviceBehaviors>
<behavior name="CalculationService.CalcServiceBehavior">
23
<serviceMetadata httpGetEnabled="true" />
<serviceDebug includeExceptionDetailInFaults="false" />
</behavior>
</serviceBehaviors>
</behaviors>
</system.serviceModel>
</configuration>
Mô hình dịch vụ WCF được cung cấp trong không gian tên System.ServiceModel.
Không gian tên này chứa rất nhiều lớp, nhưng bạn hoàn toàn không cần biết toàn bộ
chúng. Để sử dụng mô hình và xây dựng dịch vụ, ta thường sử dụng một số lớp sau:
Lớp Mô tả
BasicHTTPBinding Là Liên kết (Binding) mà các điểm cuối dịch vụ có thể sử dụng để
liên lạc với các ứng dụng khách và dịch vụ web (ASMX)
NetMsmqBinding Là Liên kết (Binding) mà các điểm cuối dịch vụ có thể sử dụng để
liên lạc với các MSMQ khách và các dịch vụ khác
NetNamedPipeBinding Là Liên kết (Binding) mà các điểm cuối dịch vụ có thể sử dụng để
liên lạc với các ứng dụng khách/dịch vụ trên cùng một máy
NetTCPBinding Là Liên kết (Binding) mà các điểm cuối dịch vụ có thể sử dụng để
liên lạc với các ứng dụng khách/dịch vụ ở các máy khác nhau
WSHTTPBinding Là Liên kết (Binding) mà các điểm cuối dịch vụ có thể sử dụng để
liên lạc với các ứng dụng khách/dịch vụ sử dụng các giao dịch phân
tán và các phiên làm việc bảo mật và tin cậy được.

EndpointAddress Lớp biểu diễn địa chỉ duy nhất được cung cấp và truy xuất được
cho máy khách để liên lạc với điểm cuối dịch vụ
EndpointAddressBuilding Là phương pháp để tạo mới các địa chỉ đầu cuối với các giá trị tham
số xác định
ChannelFactory Là phương pháp trong đó các kiểu kênh khác nhau được tạo ra và
quản lý, và đưa tới cho các ứng dụng khách để gửi bản tin tới các
điểm cuối
24
Identity Cách mà một định danh được xác định, cho phép xác thực giữa các
điểm cuối khi trao đổi bản tin
MessageHeader Biểu diễn nội dung của một đầu đề bản tin SOAP
ServiceHost Phương pháp cung cấp vật chứa cho các dịch vụ
ReliableSession Cung cấp truy xuất tới các thuộc tính của thành phần binding trong
phiên làm việc tin cậy.
Để định nghĩa việc liên lạc của dịch vụ, ta thường hay sử dụng các lớp sau
Lớp Mô tả
AddressHeader Phần đầu đề chưa thông tin địa chỉ được sử dụng để xác định và liên
lạc với một điểm cuối
AddressHeaderCollection Một tập hợp các đầu đề địa chỉ
Binding Tập hợp các thành phần binding, mỗi binding định nghĩa cách mà
một điểm cuối liên lạc với thế giới bên ngoài
BindingContext Cung cấp địa chỉ và thông tin binding cần thiết cho việc xây dựng
kênh
BindingElement Biểu diễn một thành phần binding, được sử dụng để xây dựng các
binding
CustomBinding Sử dụng để định nghĩa và xây dựng một tuỳ biến binding từ một tập
các thành phần binding
Message Một đơn vị của liên lạc giữa các điểm cuối
MessageHeader Nội dung của đầu đề bản tin SOAP
MessageHeaders Tập hợp các đầu đề bản tin

25

×