Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu Luận văn: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải ôtô số 8 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.35 KB, 19 trang )



Luận văn
Tổ chức bộ máy quản lý và
tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty vận
tải ôtô số 8

1
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài
chính phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý kinh doanh của từng doanh
nghiệp nói riêng và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nói chung.
Đối với doanh nghiệp thì các thông tin do kế toán cung cấp giúp cho
chủ doanh nghiệp và những người quản lý nắm được tình hình hoạt động, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp, thấy rõ
mặt mạnh, và mặt yếu để có những quyết định cần thiết.
Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây
dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, để điều hành và quản
lý nền kinh tế quốc dân.
Như vậy kế toán không chỉ là công việc ghi chép số liệu kế toán mà
còn bao gồm nhiều hơn thế. Người làm kế toán phải có khả năng thiết kế hệ
thống kế toán, thu thập xử lý và phân tích số liệu của các quá trình kinh tế
phức tạp diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp để cung cấp và sử dụng
thông tin một cách hữu ích phục vụ tốt cho các yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp cũng như của Nhà nước và những đối tượng quan tâm khác.
Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập giai đoạn 1 tại Công ty vận
tải ôtô số 8 em đã tìm hiểu và đưa ra " Báo cáo tổng hợp giai đoạn I".
Báo cáo gồm các phần:
I. Quá trình hình thành xây dựng và phát triển của Công ty


II.Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty vận tải ôtô
số 8

2
Công ty vận tải ôtô số 8 hiện nay là tiền thân của xí nghiệp vận tải
hàng hoá số 18 được thành lập tại Quyết định số 01/QĐTC ngày 02/01/1971
của Bộ giao thông vận tải trên cơ sở sát nhập các đoàn xe vận tải chủ lực
Tổng cục lương thực - Đoàn xe vận tải Bộ ytế - Bộ nông nghiệp - Bộ công
nghiệp nhẹ
Đến tháng 6/1980 Bộ giao thông vận tải lại Quyết định sát nhập Công
ty Công ty Đại lý vận tải về xí nghiệp ôtô số 18.
Ngày18/06/1986 Bộ giao thông vận tải bằng quyết định số
2482/QĐ/TCCB-LĐ sát nhập xí nghiệp vận tải quá cảnh C11 thuộc Công ty
vận tải ôtô số 1 với xí nghiệp vận tải hàng nặng thành xí nghiệp vận tải ôtô số 8.
Quyết định số 319/QĐ/TCCB-LĐ ngày 4/3/1993 của Bộ giao thông
vận tải thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty vận tải ôtô số 8 thuộc Cục
đường bộ Việt Nam mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25.
Có trụ sở chính tại: Số 7 - Lương Yên - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tại thời điểm này Công ty có số vốn kinh doanh là: 2.433.000.000 đ
Trong đó:
+ Vốn cố định 2.352.000.000 đ
+ Vốn lưu động 81.000.000 đ
Bao gồm các nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 597.000.000 đ
Bao gồm: + Vốn bằng tiền: 68.000.000 đ
+ Vốn bằng hiện vật: 471.000.000 đ
+ Vốn khác: 58.000.000 đ

- Doanh nghiệp tự bổ sung: 1.836.000.000 đ
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
+ Vận tải hàng hoá đường bộ Mã số: 0502

3
+ Đại lý vận tải hàng hoá
Đến ngày 26/11/1995 Công ty đã xin bổ xung thêm ngành nghề kinh
doanh, ngoài những lĩnh vực trên, Công ty còn bổ sung thêm một số chức
năng khác đó là:
- Dịch vụ trông giữ xe và phục vụ ăn nghỉ của lái xe.
- Vận tải hành khách đường bộ.
- Sửa chữa, cải tạo, hoán cải phương tiện vận tải đường bộ.
- Dịch vụ kho bãi, xăng dầu, vật tư, phụ tùng phương tiện vận tải
đường bộ.
Công ty vận tải ôtô số 8 là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh
tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng,
được sử dụng con dấu riêng. (tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc
doanh).
Sản phẩm chính của Công ty là: - Tấn hàng vận chuyển và tấn hàng
luân chuyển.
Những năm thực hiện chế độ bao cấp của Nhà nước Công ty đều hoàn
thành kế hoạch sản lượng về Tấn và Tkm, kế hoạch tài chính
Nhiệm vụ chính của Công ty là giải toả ga - cảng và phục vụ xây dựng
cơ bản khu vực Hà Nội.
- Vận chuyển than cho các nhà máy công nghiệp Trung ương và địa
phương đóng tại Hà Nội.
- Vận chuyển lương thực cho Hà Nội.
- Vận chuyển hàng quá cảnh cho Lào từ Hà Nội, Hải Phòng đi Viên
Chăn.
- Nhiệm vụ ứng cứu cho các tuyến vận chuyển khác khi có tình hình

đột xuất.

4
Hàng năm xí nghiệp đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất và
có lãi:
Năm % tấn vận chuyển % tấn luân chuyển

Lãi
1987 102,2% 104,7% - 28.103.580 đ
1988 103% 101% + 106.158.793
1998 101% 100% + 18.390.654
1999 106 % 102% + 11.461.006
1991 101% 103% + 23.843.317

II. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Năm 1990 có sự sắp xếp lại lãnh đạo Công ty - bộ máy quản lý Công
ty từ các phòng ban tham mưu đến các đội xe và xưởng. Công ty thực hiện
tinh giảm cán bộ gián tiếp, tìm kiếm việc làm cho người lao động, đổi mới
cách làm ăn, đổi mới những biện pháp quản lý, áp dụng hình thức khoán vận
tải, khoán bảo dưỡng sửa chữa, khoán quỹ lương đồng thời mở rộng các
dạng dịch vụ để thu hút lao động giải quyết việc làm thực hiện tiết kiệm
trong mọi lĩnh vực.
Hiện nay Công ty có tổng số lao động là 260 người.
Trong đó: - Lao động gián tiếp 26 người
- Lao động trực tiếp 234 người
Trong đó: + Lái xe và phụ xe 80 người
+ Thợ sửa chữa 82 người
+ Lao động dịch vụ: 60 người


5
Để thực hiện công tác quản lý và chỉ huy sản xuất, kỹ thuật, nghiệp vụ
tài chính, chế độ chính sách và lao động Công ty xây dựng tổ chức bộ máy
quản lý như sau:
* Giám đốc Công ty
* Phó giám đốc Công ty
- Phòng kinh doanh
- Phòng thống kê tài chính
- Phòng tổ chức nhân sự
- Phòng kỹ thuật vật tư
- Phòng hành chính ytế
- Trạm vận tải 801
- Ga ra ôtô Lương Yên
- Ga ra ôtô Tứ Kỳ
- Trung tâm đào tạo lái xe
- Xí nghiệp Xí nghiệp Đại lý vận tải
- Xí nghiệp dịch vụ vận tải
- Xí nghiệp cơ khí sửa chữa ôtô số 1

6
Sơ đồ khái quát bộ máy quản lý
của Công ty vận tải ôtô số 8

























Phòng kinh doanh
Phòng thng kê tài chính
Phòng t chc nhân s
Phòng k thut vt t
Phòng Hành chính yt
Trm vn ti 801
Ga ra ôtô Lng Yên
Ga ra ôtô T K
Trung tâm ào to
Xí nghip i lý vn ti
Xí nghip dch v vn ti
XN c khí SC ôtô s 1


Giám
c
công
ty
Phó
giám
c
công
ty

7
*Nhiệm vụ của của từng phòng, xí nghiệp trong Công ty
Công ty được quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện
quyền làm chủ tập thể của người lao động trong Công ty.
1. Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và các
cơ quan Pháp luật về hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, tổ chức điều
hành chung tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có trách
nhiệm giải quyết các chế độ chính sách, đời sống việc làm cho cán bộ công
nhân viên. Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại.
2. Phó giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật: Tổ
chức, quản lý, giám sát thực hiện các kế hoạch về công tác kỹ thuật phát
triển vận tải. Phụ trách xí nghiệp cơ khí sửa chữa ôtô.
3. Phòng kinh doanh: Tiền thân là phòng kế hoạch có chức năng tham
mưu cho Giám đốc Công ty về việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh vận
tải hàng tháng, quý, năm cho các đội xe khoán, các xí nghiệp thành viên. Lập
kế hoạch tiền lương, lao động, bảo hộ lao động cho toàn Công ty.
4. Phòng thống kê kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính của
Công ty. Đảm bảo công tác tài chính cho Công ty, bảo toàn và phát triển
nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước.
5. Phòng tổ chức nhân sự: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc

Công ty về công tác quản lý nhân sự như vấn đề: Tiếp nhận lao động, điều
động lao động, giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao
động.
6. Phòng hành chính ytế: chịu trách nhiệm về công tác phục vụ hành
chính quản trị của toàn công ty, ngoài ra phòng còn có bộ phận ytế cơ quan
(cấp phát thuốc thông thường cho cán bộ công nhân viên chức trong Công
ty) , và xây dựng cơ bản ( sửa chữa những công trình nhỏ của Công ty).
7. Phòng kỹ thuật vật tư: Phụ trách công tác kỹ thuật phương tiện vận
tải toàn Công ty.

8
8. Trung tâm đào tạo lái xe: Có nhiệm vụ chiêu sinh, tổ chức thi lấy
bằng môtô hạng A1,và thi lấy bằng xe ôtô.
9. Ga ra ôtô Lương Yên: Có nhiệm vụ khai thác và trông giữ xe cho
khách hàng tại khu vực Lương Yên - quận Hai Bà Trưng.
10. Ga ra ôtô Tứ Kỳ: Có nhiệm vụ khai thác và trông giữ xe cho khách
hàng tại khu vực Tứ Kỳ - Thanh Trì và làm công tác bảo vệ Công ty
11. Trạm vận tải 801: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các đội xe vận tải
theo phương thức khoán vận tải của Công ty. Hàng tháng nộp khoán doanh
thu về Công ty theo kế hoạch.
12. Xí nghiệp Đại lý vận tải: Là một xí nghiệp thành viên thuộc Công
ty, có trách nhiệm tổ chức, quản lý điều hành phương tiện vận tải, khai thác
vận chuyển hàng hoá, hàng tháng quyết toán, nộp khoán về Công ty.
13. Xí nghiệp cơ khí sửa chữa ôtô: Là một xí nghiệp thành viên thuộc
Công ty có nhiệm vụ khai thác, tổ chức sửa chữa những phương tiện vận tải
của Công ty cũng như của các đơn vị ngoài. Hàng tháng nộp khoán doanh
thu về Công ty.
14. Xí nghiệp dịch vụ vận tải; Là một xí nghiệp thành viên thuộc Công
ty có nhiệm vụ tổ chức, khai thác phục vụ ăn nghỉ cho lái xe. Hàng tháng
nộp khoán doanh thu về Công ty.

2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Do đặc điểm kinh doanh của ngành kinh doanh vận tải, không có sản
phẩm hữu hình, sản phẩm của ngành là tấn hàng vận chuyển và tấn km luân
chuyển. Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường có sự cạnh tranh của
nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình vận tải đa dạng và phong phú, cơ chế
quản lý thông thoáng hơn. Do đó thị trường vận tải của ngành vận tải nói
chung và của Công ty nói riêng bị thu hẹp. Đứng trước tình hình đó, Công ty
đã thực hiện cơ chế đổi mới trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho người
lao động phát huy khả năng của mình đó là áp dụng hình thức khoán doanh

9
thu đến các đơn vị, đến từng người lao động. Các đơn vị tự khai thác, tổ chức
sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty, hàng tháng nộp khoán và
quyết toán với Công ty theo định mức qui định chung. Công ty giao khoán
cho các đơn vị sản xuất khoản trích nộp khấu hao tài sản cố định, doanh số,
chi phí quản lý, tỷ lệ lợi nhuận, tiền lương bình quân công nhân, mua vật tư,
thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị. Các đơn vị tự hạch
toán chi phí sản xuất có sự giám sát của các phòng nghiệp vụ. Các xí nghiệp
thành viên được chủ động tìm hợp đồng, với sự giúp đỡ và định hướng của
Công ty. Phòng thống kê kế toán quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thu - chi
tài chính toàn Công ty.
Công ty định hướng kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư thiết
bị, ký kết các hợp đồng lớn, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu
tài chính.
Các xí nghiệp đều có Giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc và các đội
trưởng. Mọi thu chi ở Xí nghiệp đều do nhân viên kinh tế tổng hợp và thanh
toán.
Gắn liền với các Trạm, xí nghiệp là các phòng ban chức năng, đặc biệt
là phòng kế toán. Với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động của bộ máy
kế toán, Công ty luôn cố gắng bám sát quá trình kinh doanh, đảm bảo cung

cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xách phục vụ cho công tác quản lý và
chỉ đạo kinh doanh.

10
III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty vận tải ôtô số 8
1. Bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán







* Nhiệm vụ của từng người trong phòng kế toán
1. Kế toán trưởng: Là người thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ
công tác kế toán, thống kê của đơn vị, đồng thời còn thực hiện cả chức năng
kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Ngoài ra, kế toán
trưởng còn đảm nhiệm việc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ trưởng đơn vị và
trước kế toán trưởng cấp trên về các công tác thuộc phạm vi trách nhiệm và
quyền hạn của kế toán trưởng.
Kế toán trưởng có các trách nhiệm cụ thể: Tổ chức bộ máy kế toán
thống kê, tổ chức phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi hoạt động của đơn vị, lập
đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê qui định, thực hiện việc
trích nọpp thanh toán theo đúng chế độ, thực hiện đúng các quy định về kiểm
kê, thực hiện kiểm tra kiểm soát việc chấp hành luật pháp, thực hiện các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
cũng như phổ biến và hướng dẫn các qui định mới cho các bộ phận, cá nhân

có liên quan cũng như trong bộ máy kế toán, tiến hành phân tích kinh
K toán trng

K toán 1

K toán 2

Th qu


11
tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà trọng tâm là kế
hoạch tài chính đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch
toán kinh tế trong đơn vị.
Kế toán trưởng có các quyền hạn: Phân công, chỉ đạo trực tiếp tất cả
nhân viên kế toán, thống kê làm việc tại đơn vị, có quyền yêu cầu cả các bộ
phận trong đơn vị cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết cho công việc
kế toán và kiểm tra; các loại báo cáo kế toán - thống kê cũng như các hợp
đồng phải có chữ ký của Kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý, kế toán
trưởng được quyền từ chối, không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm luật
pháp đồng thời phải báo cáo kịp thời những hành động sai trái của thành viên
trong đơn vị cho các cấp có thẩm quyền tương ứng.
2. Kế toán 1: Phụ trách mảng kế toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng,
thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, kinh phí Công đoàn.
- Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác được giao. Có
nhiệm vụ tính toán lương và các khoản trích theo lương theo đúng qui định.
- Thực hiện đầy đủ kịp thời, chính xác đúng nguyên tắc đối với tiền
gửi ngân hàng, bảo toàn bí mật tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi chép đầy đủ
với ngân hàng và phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho kịp thời.
3. Kế toán 2: - Kế toán thu chi phụ trách mảng kế toán tài sản cố định.

Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao,
có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và trung
thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng qui định.
- Giám sát và kiểm tra các hoạt động tài chính, phát hiện và ngăn ngừa
các trường hợp vi phạm Pháp luật, chính sách và chế độ tài chính.
- Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hao cơ bản hàng tháng,
quý, phân bổ theo chế độ hiện hành.

12
- Tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận và trích
lập quỹ theo qui định.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo tài chính, tình hình thực
hiện kế hoạch tài chính, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý đúng
qui định và kịp thời gian cho cơ quan cấp trên.
4. Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, theo nghiệp vụ thu chi.
Có nhiệm vụ quản lý, bảo đảm bí mật an toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt,
các loại giấy tờ có giá trị như tiền, kim khí,
ở mỗi Xí nghiệp đều có một kế toán riêng chịu hoàn toàn trách nhiệm
trong việc thu thập, xử lý các chứng từ ban đầu đến việc thanh toán chi tiêu,
tổng hợp mọi hoạt động của Xí nghiệp lập quyết toán theo yêu cầu của Công
ty. Các nhân viên nghiệp vụ này chịu sự hướng dẫn và điều hành về nghiệp
vụ của phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán là nhiệm vụ tổng hợp toàn
bộ các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, thanh toán nội bộ khách
hàng, ngân hàng, lập báo cáo cho kế toán trưởng, cho cơ quan quản lý cấp
trên.
2. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty vận tải ôtô số 8
* Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty vận tải ôtô số 8 đang áp dụng hệ thống tài khoản
chung theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và sau đó có những thay đổi bổ

sung theo các Thông tư 10, 44, 64 và áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui
định.
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm các báo cáo sau:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Kết quả hoạt động kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

13

* Hình thức sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với phương pháp
kế toán thủ công. Công ty có những sổ kế toán chính như: Nhật ký chứng từ
(NKCT) số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4, NKCT số 5, và các
bảng kê như bảng kê số 3 và các loại sổ cái như sổ cái tiền mặt và các sổ
chi tiết
Sơ đồ trình tự ghi sổ tại Công ty














Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chng t gc
S qu

Bng kê

N
ht ký CT

S (th) chi tit

S cái

Bng tng hp
chi tit
Báo cáo k toán

14


15
Sơ đồ cho thấy:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
- Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ
chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết,
cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng bê, sổ chi tiết vào Nhật ký

chứng từ.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của ác Nhật ký chứng
từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì
được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng
tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký
chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo
Tài chính.
3. Khái quát một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty vận tải
ôtô số 8
Công ty vận tải ôtô số 8 có rất nhiều phần hành kế toán như: tiền
lương, tài sản cố định, thanh toán với người bán, phân phối lợi nhuận,
các phần hành đều được hạch toán theo đúng phương pháp hạch toán quy
định.
3.1 Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Chức năng của phần hành

16
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về chi phí tiền lương và
các khoản trích theo lương.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán thống kê ban đầu về chi phí
tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị phụ thuộc.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 334 - Phải trả công nhân viên
- TK 338 - Phải trả phải nộp khác
- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp -

- TK 642 - Chi phí tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
* Sổ sách chứng từ sử dụng trong phần hành
* Chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phụ cấp, bảo
hiểm, tiền thưởng.
* Sổ sách:
Sổ tổng hợp kết quả lao động, bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản phải trả công nhân viên, phải
trả phải nộp khác, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
3.2 Phần hành kế toán tài sản cố định
* Chức năng của phần hành
- Kế toán tài sản cố dịnh của Công ty có nhiệm vụ ghi chép phản ánh
chính xác kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng
giảm tài sản cố định trong từng bộ phận sử dụng cũng như trong phạm vi
toàn công ty.
- Tính toán và phân bổ chính xác giá trị khấu hao tài sản cố định vào
chi phí sản xuất kinh doanh theo qui định.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầy
đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định.

17
- Tham gia đánh giá, lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa
chữa tài sản cố định.

* Tài khoản sử dụng
- TK 211 - Tài sản cố định
- TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
- TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
* Chứng từ và sổ sách sử dụng:
Chứng từ sử dụng: Thẻ tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố
định, Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định,

biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành.
Sổ sách sử dụng: Sổ tài sản cố định theo đơn vị sử dụng, bảng tính và
phân bổ khấu hao tài sản cố định, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: Tài sản cố
định, hao mòn tài sản cố đinh.




18

kết luận

Qua thời gian thực tập tại Công ty vận tải ôtô số 8 được nghiên cứu
thực tế hoạt động tại Công ty em nhận thấy: Công ty có một bộ máy quản lý
tương đối chặt chẽ, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch kinh
doanh của Công ty.
Vơi kiến thức và thời gian có hạn báo cáo thực tập giai đoạn I của em
không tránh khỏi còn nhiều hạn chế.

×