Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Nhận dạng nội dung chiến lược của công ty Nestle Việt Nam và phân tích, đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.87 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài 3: Nhận dạng nội dung chiến lược của Công ty Nestle Việt Nam.
Từ đó hãy phân tích và đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó
của doanh nghiệp.

Nhóm:
GVGD:

12
Th.S Nguyễn Phương Linh

Hà Nội, 9/2021


MỤC LỤC


Mở đầu














I. Giới thiệu chung về Nestlé
1.1.Tổng quan về doanh nghiệp
Tập đồn Nestlé là cơng ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ
uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestlé
điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn
280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.
Nestle công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt
tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước
khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
1.2. Lịch sự hình thành và phát triển
- Lịch sử hình thành:
Vào những năm 1860, dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thức
ăn cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công đầu
tiên của ông là đã cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng sữa
mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác. Giá trị của sản phẩm
mới này nhanh chóng được cơng nhận kể từ sau khi công thức mới của Nestlé
đã cứu sống đứa bé sinh non. Từ đó, sữa bột Farine Lactée Henrie Nestlé đã
được bày bán rộng rãi tại Châu Âu.
- Quá trình phát triển tại Việt Nam:
Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé tại Sài Gòn được thành lập từ
năm 1912. Dưới đây là những cột mốc ghi lại sự phát triển nhanh chóng của
cơng ty tại Việt Nam:
1992: Cơng ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và một
công ty thương mại Long An được thành lập
1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam và mở văn phịng đại diện tại
TP.HCM

1995: Nestlé Việt Nam ra đời. Chính thức khởi công xây dựng nhà máy Đồng
Nai
2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
2007: Lựa chọn Dielthem là nhà phân phối chính thức cho các sản phẩm socola
và bánh kẹo
2008: Thành lập Bộ phận Dinh
dưỡng Đặc biệt
3
2011: Tháng 8 xây dựng nhà máy Trị An, tháng 11 mua lại nhà máy Bình An
(Gannon) tại Đồng Nai








2013: Nestlé Việt Nam khánh thành nhà máy NESCAFÉ mới tại Khu cơng
nghiệm Amata, Đồng Nai
2013: Văn phịng chính của Nestlé Việt Nam chuyển về địa điểm mới tại Lầu 5,
Tòa nhà Empress Tower, Quận 1 từ tháng 9
10/2014: Nestlé khánh thành phân xưởng sản xuất trị giá 37 triệu đơ la Mỹ tại
nhà máy Nestlé Bình An.
1.3. Quy mơ và phạm vi hoạt động
Ngày 04/10, tại hội nghị “30 năm thu hút FDI tại Việt Nam - Tầm nhìn và
cơ hội mới trong kỷ nguyên mới” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Công ty
Nestlé Việt Nam đã vinh dự được nhận “Bằng khen thành tích xuất sắc trong
cơng tác đầu tư nước ngồi trong 30 năm tại Việt Nam”.
Tại hội nghị Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc cơng ty Nestlé

Việt Nam cho biết, có mặt tại Việt Nam từ năm 1995 với cam kết đầu tư lâu
dài, công ty Nestlé Việt Nam đã liên tục mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất
và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng cho
người tiêu dùng Việt Nam với các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết
đến như Nescafé, Milo, Maggi, Nan và nhiều sản phẩm khác.
Đến nay, tổng vốn đầu tư của Nestlé tại Việt Nam lên đến trên 520 triệu
USD, tuyển dụng trực tiếp gần 2.300 nhân viên trên toàn quốc và điều hành 6
nhà máy tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng ty Nestlé Việt Nam cũng có những
đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước nói riêng và sự phát triển kinh tế xã
hội nói chung. Tháng 8/2018 vừa qua, công ty Nestlé Việt Nam đã vinh dự
được Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính vinh danh Top 100 Doanh Nghiệp Nộp
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp năm 2017. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Công ty
lọt vào Top 100 với thành tích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước đó,
tháng 7/2017, cơng ty Nestlé Việt Nam cũng vinh dự được nhận bằng khen của
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vì đã có thành tích thực hiện tốt chính sách, pháp luật
thuế, đánh dấu lần thứ 5 liên tiếp Nestlé Việt Nam được cơ quan Thuế và Bộ
Tài Chính ghi nhận thành tích và tặng bằng khen.
Hiện tất cả các nhà máy của Nestlé tại Việt Nam đều được thiết kế và xây
dựng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong
cả tập đoàn, đồng thời tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ mơi
trường, phịng ngừa ơ nhiễm.
Nestlé Việt Nam cũng liên tục áp dụng những
4
sáng kiến nhằm giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm nước, Đến nay, tất cả
nhà máy của Nestlé đã đạt mục tiêu “Không xả thải ra môi trường trong sản
xuất” thông qua các hoạt động và chương trình tái chế và tái sử dụng chất thải.





II. Nhận dạng nội dung chiến lược của Nestlé
2.1. Chiến lược cấp công ty: Chiến lược thâm nhập thị trường
Khái quát về chiến lược thâm nhập thị trường của Nestlé
Nestlé có thể nói là một cơng ty lớn trên thị trường, đây được coi là tên
tuổi sáng của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong những năm trở lại đây, có lẽ
rất nhiều cơng ty tập đồn lấn sân sang ngành này, đặc biệt là thị trường sữa
Việt Nam hiện có hàng trăm nhãn hiệu sữa nước ngoài và Nestlé đang phải
chống chọi lại những sự cạnh tranh khốc liệt đó. Chiến lược Marketing của
Nestlé vẫn làm rất tốt, đây như là thế mạnh của hãng qua nhiều thời kỳ để có
được vị trí “dẫn trước” các đối thủ cịn lại.
Sự lựa chọn của Nestlé là tập trung vào xây dựng và hoạch định chiến
lược dài hạn và chiến lược marketing sản phẩm, điều này đã tạo lên chỗ đứng
vững chắc của tập đoàn. Chiến lược marketing được doanh nghiệp thực hiện
trong giai đoạn từ 2016 cho tới nay và trong những năm gần đây ngày càng
được cải thiện và phát triển rõ rệt. Trong quá trình triển khai chiến lược
marketing sản phẩm tại Việt Nam, Nestlé đã tạo ra nhiều nhãn hàng tên tuổi,
chiếm lĩnh thị trường với thị phần lớn, như nhãn hàng Lavie, sữa Milo, Sữa
Nestlé, NesCafe, các sản phẩm socola…
Doanh nghiệp Nestle áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường từ năm
2016 đến năm 2020, với mục đích là chinh phục thị trường hiện tại, tối đa hóa
thị phần.
2.2. Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh kinh doanh
2.2.1. Tầm nhìn chiến lược
Tại Nestlé, cơng ty tun bố tầm nhìn chiến lược là trở thành một cơng ty
hàng đầu, đầy cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, sức khỏe và giá trị cho khách
hàng và cổ đông được cải thiện bằng cách trở thành cơng ty được u thích,
chủ lao động được yêu thích, nhà cung cấp được yêu thích, bán sản phẩm yêu
thích.
2.2.2. Sứ mệnh kinh doanh
Nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh kinh doanh của Nestlé:

Khách hàng: đối tượng tiêu thụ sản phẩm là toàn thể người dân Việt Nam,
Nestlé luôn nỗ lực nghiên cứu sở thích, thói quen tiêu dùng của khách hàng để
cho ra các sản phẩm chất 5lượng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau (già,
trẻ, nam, nữ,…). Trong đó, đặc biệt hướng đến đối tượng trẻ em, nhất là trẻ em
gặp các tình trạng: chậm phát triển, béo phì,..




Sản phẩm/ dịch vụ: sản phẩm chính của cơng ty là các sản phẩm tiêu dùng



nhanh (sữa, bánh, ngũ cốc, cafe..) phục vụ cho khách hàng bữa ăn ngon, đầy đủ
dinh dưỡng mà không tốn kém thời gian.
Thị trường: công ty phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh cùng ngành thực



phẩm – đồ uống khác tại Việt Nam như: TH True Milk, Trung Nguyên, Masan,
Pepsico,…
Công nghệ: Nestlé vẫn luôn tự hào với những nỗ lực cống hiến cho nền cơng



nghiệp xanh của mình, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của công ty khi các
vấn đề về môi trường trên tồn cầu đang trở nên nóng bỏng. Nestlé có tiêu chí
sử dụng ngun liệu tái chế và chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ khi nào
có thể. Chi phí sản xuất thấp hơn, mơi trường sạch hơn và người tiêu dùng hài
lịng hơn, chính là những tiêu chí về cơng nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.

Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: về vấn đề tăng



trưởng, đây là mục tiêu quan trọng nhất của Nestlé Việt Nam, bao gồm nhiều
khía cạnh như tăng trưởng về sản lượng, lợi nhuận, ... Cơng ty xác định, có
tăng trưởng thì mới có cơ hội đầu tư mở rộng các dự án sản xuất hay đầu tư
phát triển cho con người. Tuy nhiên sự phát triển ấy phải bền vững và có trách
nhiệm, tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn khơng phải mục tiêu của
Nestlé.
Triết lý kinh doanh: Nestlé xác định trở thành cơng ty dinh dưỡng, chăm sóc



sức khỏe hàng đầu thế giới cùng với mong muốn cải thiện, nâng cao chất lượng
cuộc sống của hàng triệu người tiêu dùng thông qua các sản phẩm tốt nhất về
dinh dưỡng.
Tự đánh giá về mình:
- Khả năng nghiên cứu và phát triển của Nestlé với mạng lưới trung tâm
R&D lớn hơn so với bất kỳ công ty thực phẩm và đồ uống nào trên thế giới.
- Về thương hiệu, Nestlé được coi là cơng ty thực phẩm lớn nhất thế giới
tính theo doanh thu. Hiện Nestlé đang thực hiện việc xây dựng thương hiệu
riêng lẻ cho từng thương hiệu thực phẩm khác nhau.
- Nestlé có danh mục thương hiệu và sản phẩm rộng hơn bất kỳ đối thủ
nào trong ngành. Công ty cung cấp hơn 2000 lựa chọn sản phẩm khác nhau
trong 7 danh mục chính: đồ uống dạng bột nước, nước, sản phẩm sữa và kem,
bánh kẹo, nước, món ăn chế biến sẵn, thương hiệu dinh dưỡng, chăm sóc thú
cưng.
- Lực lượng lao động6 rất lớn, hiện thu hút 340000 lao động lẻ trên toàn
cầu đang liên tục làm việc để cung cấp các sản phẩm của mình ở mọi ngóc

ngách trên thế giới.




- Nestlé áp dụng thành công công nghệ xanh trong sản xuất. Đến năm
2016, 105 nhà máy của Nestlé không cịn lãng phí trong sản xuất, đây thật sự là
một tiến bộ vượt bậc mà hiện nay rất ít đối thủ của Nestlé có thể có được
những tiến bộ như vậy.
Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: Đối với Nestlé, hình ảnh trước cộng



đồng cũng là mối quan tâm hàng đầu, bởi đây là một trong ba đối tượng trọng
tâm trong phương châm “Tạo giá trị chung” của cơng ty. Nestlé ln giữ vững
hình ảnh uy tín và tinh thần đồng hành cùng cộng đồng thông qua các hoạt
động của mình với cam kết: nâng cao đời sống nông thôn; tôn trọng và thúc
đẩy nhân quyền; đẩy mạnh việc làm bền vững và đa dạng cho lao động.
Mối quan tâm đối với nhân viên: Tại Nestle, con người được xem là trung tâm,
quyết định sự thành công của cơng ty. Vì vậy, cơng ty ln quan tâm đén nhân
viên của mình trên mọi phương diện và tạo điều kiện để họ phát trển bản thân
tốt nhất. Công ty xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng theo cấp bậc
nhằm mang đến cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân không biên giới, sự
nghiệp phát triển rõ nét. Tại Nestle, mọi người đều có cơ hội như nhau bất kể
nguồn gốc, quốc tịch, giới tính,… tạo một môi trường làm việc cạnh tranh lành
mạnh. Bên cạnh đó, Nestle cịn có chế độ phúc lợi tốt về cả lương thưởng, phúc
lợi xã hội,… đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.
2.3. Mục tiêu chiến lược
Đầu tiên, về vấn đề tăng trưởng, đây là mục tiêu quan trọng nhất của
Nestlé Việt Nam, bao gồm nhiều khía cạnh như tăng trưởng về sản lượng, lợi

nhuận, ... Công ty xác định, có tăng trưởng thì mới có cơ hội đầu tư mở rộng
các dự án sản xuất hay đầu tư phát triển cho con người. Phỏng vấn Ông
Ganesan Ampalavanar - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho
biết: “Trong tầm nhìn ngắn hạn và trung hạn, chúng tơi muốn phát triển nhanh,
nhưng sự phát triển đó phải bền vững và có trách nhiệm. Tối đa hóa lợi nhuận
trong thời gian ngắn khơng phải là mục tiêu chính của chúng tôi”
- Năm 2019, 2 chỉ tiêu trên lần lượt đạt 15.967 tỷ đồng và 1.844 tỷ đồng
với mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018. Qua đây cho thấy sự nỗ
lực bền bỉ của Nestlé trên con đường chiếm lĩnh thị trường trong suốt những
năm vừa qua. Mục tiêu trong những năm tới của Nestlé chính là duy trì mức độ
tăng trưởng ổn định và ngày càng nâng cao mức độ tăng trưởng đó. Trong thời
7
kỳ dịch bệnh covid 19, ngay khi đại dịch bùng phát từ tháng 3/2020, cơng ty
Nestle Việt Nam đã tích cực tham gia hỗ trợ các hoạt động cùng Chính phủ và
cộng đồng trên tồn quốc ủng hộ quỹ vacxin phịng chống covid-19 với tổng


2.4.

2.5.
2.6.
-

giá trị hiện đã lên đến trên 66 tỷ đồng. Điều này góp phần giúp sớm kiểm sốt
được dịch bệnh, đưa cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại
trạng thái bình thường.
Với tầm nhìn dài hạn, triết lý kinh doanh “tạo giá trị chung” - một khái
niệm cốt lõi trong phương cách hoạt động của Nestlé, tập trung vào một số lĩnh
vực trọng tâm của công ty. Nestlé khơng chỉ mang lại lợi ích cho các cổ đơng,
hay lợi ích nội bộ của Tập đồn, mà cịn chăm lo cho lợi ích của các đối tác

kinh doanh bên ngoài cũng như cộng đồng dân cư hay môi trường nơi công ty
đang hoạt động sản xuất - kinh doanh. Là một công ty về dinh dưỡng, Nestlé ý
thức được các vấn đề dinh dưỡng, quản lý tài ngun nước và phát triển nơng
thơn chính là những mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới đối với xã hội,
cho nên các hoạt động sản xuất của Nestlé hướng đến không chỉ là gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp mà cịn đảm bảo cho lợi ích cho cộng đồng. “Tạo giá
trị chung” chính là kim chỉ nam của Nestlé trong suốt q trình kinh doanh của
cơng ty, giúp công ty phát triển bền vững, lâu dài.
Sản phẩm và dịch vụ
Các nhóm hàng:
Bánh kẹo
Bánh ngũ cốc ăn sáng
Cà phê
Kem
Nước uống đóng chai
Sản phẩm dinh dưỡng y học
Sữa nước Nestlé và sữa chua Nestle Yogu
Sản phẩm dinh dưỡng công thức
Thực phẩm
Thực phẩm cho trẻ nhỏ
Thức uống
Thị trường mục tiêu
Người tiêu dùng tại Việt Nam
Chiến lược cấp kinh doanh
Chiến lược chi phí thấp:
Mặc dù sự khác biệt hố về sản phẩm của Nestle tương đối lớn nhưng các
đối thủ cạnh tranh của Nestle cũng có nhiều sản phẩm thay thế cho nó. Cùng
với việc Nestle kinh doanh ở ngành hàng mà người tiêu dùng có vị thế mặc cả
cao. Điều này không thể nào khiến cho Nestle không áp dụng vũ khí cạnh tranh
8

đó là giá cả. Từ đây, áp lực về việc giảm chi phí của Nestle trong những ngành
cung cấp sản phẩm có nhu cầu phổ biến như các sản phẩm trên là vơ cùng lớn.
Điển hình như việc sản phẩm Milo tại Việt Nam loại hộp 175ml có giá 11.000


-

VND đã được thay thế bằng sản phẩm 175ml có giá 9.000 VND. Sức ép về chi
phí ngày càng lớn hơn khi mà các đối thủ của Nestle xuất hiện với mức giá rẻ
và được đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị ở các thị trường mà Nestle
đang có mặt. Ví dụ như Milo và Ovaltine ln đẩy mạnh các chiến dịch để
chiếm lĩnh thị phần, cạnh tranh lẫn nhau. Điều này dẫn đến Nestle tại Việt Nam
đẩy mạnh, mở rộng dây chuyền sản xuất Milo trị giá 37 triệu USD thay vì nhập
khẩu như trước. Chính thức đến năm 2005 thì sản phẩm Milo nước đã được sản
xuất tại Việt Nam. Tại Việt Nam, là một quốc gia có nền kinh tế đang phát
triển, quy mơ dân số đông thế nhưng cái nghèo vẫn đeo bám phần lớn người
dân ở đây, với hơn 80% dân số có thu nhập thấp và tập trung ở nông thôn, điều
này dẫn đến việc Nestle phải có những sản phẩm có chi phí thấp để có thể bán
ra thị trường với mức giá phù hợp với thu nhập của những hộ dân nơi đây thì
mới có thể chiếm lĩnh thị trường. Năm 2020, được đánh dấu là chủ sở hữu
thương hiệu duy nhất đạt được mức tăng trưởng hai con số trong bảng xếp hạng
10 thương hiệu hàng đầu vùng nông thơn, Nestlé tạo ra một cú hích mạnh mẽ
khi tăng thêm gần 480.000 người mua mới ở nông thôn, nhờ vào danh mục sản
phẩm rộng lớn và chiến lược của mình.
Phân tích lợi thế cạnh tranh:
+ Thương hiệu nổi tiếng – Nestle là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới.
Nó đã phát triển một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cung
cấp các sản phẩm chất lượng cao để sử dụng hàng ngày trên toàn cầu nói chung
và Việt Nam nói riêng. Nestlé được coi là cơng ty thực phẩm lớn nhất thế giới
tính theo doanh thu. Hiện Nestlé đang thực hiện việc xây dựng thương hiệu

riêng lẻ cho từng thương hiệu thực phẩm khác nhau. Điều này giúp tăng độ
nhận diện cho từng thương hiệu của Nestlé cũng như giảm sự ảnh hưởng nếu
một thương hiệu con nào đó dính scandal thì cũng khơng làm ảnh hưởng tới
thương hiệu khác. Không những thế, Nestlé cũng hoạt động và bán sản phẩm
của mình tại hớn 197 quốc gia, tiếp cận gần như toàn bộ thế giới.
+ Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ: Trung tâm nghiên cứu và
phát triển của Nestlé hiện có 5000 nhân viên với hơn 34 cơ sở nghiên cứu,
cũng như các quỹ liên doanh của công ty và quan hệ nghiên cứu đối tác với các
cơ sở kinh doanh và trường đại học. Nestlé hiện có 21 trung tâm nghiên cứu
trên tồn cầu. Chính sự vượt trội của Nestlé trong việc nghiên cứu và phát triển
mang lại lợi thế cạnh tranh9 bền vững và thành công lâu dài cho thương hiệu.
+ Hệ thống phân phối rộng khắp: Với danh mục sản phẩm đa dạng, Nestle
đã thành công trong việc thâm nhập thị trường, thành thị cũng như nông thôn.
Nestle đã có những phương án phân phối phù hợp với từng địa phương và phân


cấp trong chuỗi cung ứng như cửa hàng rong, xe bán hàng di động, nhà phân
phối, cửa hàng y tế… nhằm đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Nestle hiện
có hơn 8000 sản phẩm, thương hiệu, đa dạng từ đồ uống như cà phê, nước
khoáng, ngũ cốc ăn sáng… Và dưới mỗi danh mục sản phẩm, Nestle sẽ có
nhiều danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn khác nhau của
người tiêu dùng.
+ Danh mục thương hiệu và sản phẩm: Nestlé có danh mục thương hiệu
và sản phẩm rộng hơn bất kỳ đối thủ nào trong ngành. Công ty cung cấp hơn
2000 lựa chọn sản phẩm khác nhau trong 7 danh mục chính. Danh mục sản
phẩm đa dạng cho phép Nestlé đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của
người tiêu dùng và nhắm đến phân khúc người tiêu dùng rộng lớn hơn. Công ty
cũng ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng hoặc phản
ứng dữ dội của người tiêu dùng đối với một trong những thương hiệu của mình.
+ Lực lượng lao động lớn: Nestle đã thu hút 340000 lực lượng lao động lẻ

trên toàn cầu đang liên tục làm việc để cung cấp các sản phẩm của mình ở mọi
ngóc ngách trên thế giới.
+ Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh: Nestlé vẫn luôn tự hào với những nỗ
lực cống hiến cho nền công nghiệp xanh của mình. Cụ thể kể từ năm 1991
Nestlé đã tiết kiếm được 500 triệu kg vật liệu đóng gói bằng cách thiết kế lại
các gói hàng do thương hiệu sản xuất. Nestlé có tiêu chí sử dụng ngun liệu
tái chế và chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ khi nào có thể. Để truyền
đạt lợi ích bền vững với khách hàng và giữ sạch môi trường, Nestle đã ra mắt
một ứng dụng di động miễn phí giúp mọi người tái chế chất thải bao bì một
cách chính xác. Đến năm 2016, 105 nhà máy của Nestlé khơng cịn lãng phí
trong sản xuất, thật sự là một tiến bộ vượt bậc. Và hiện nay, rất ít đối thủ của
Nestlé có thể có được những tiến bộ như vậy. Chi phí sản xuất thấp hơn, môi
trường sạch hơn và người tiêu dùng hài lịng hơn, chính là những tiêu chí về
cơng nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.
Một minh chứng khác cho việc bắt kịp xu thế và lối sống của người Việt
Nam là khi xu hướng sống xanh được phổ biến đến cộng đồng thì Nestle cũng
tung ra những thay đổi nhỏ sản phẩm như ống hút đi kèm của sữa đậu Nestle
Nesvita tiên phong trong việc sử dụng ống hút giấy vào tháng 06/2020, hay
Nestle Milo Bữa Sáng cũng đã đổi thành ống hút giấy từ tháng 03/2020 nhanh
chân hơn các đối thủ khác10của mình. Các chiến dịch như dọn rác bãi biển, gắn
kết với nông dân đẩy mạnh việc sản xuất cùng đi liền với bảo vệ môi trường
được đẩy mạnh hơn nữa. Điều này ít nhiều góp phần thúc đẩy thương hiệu tiếp


-

cận đến các đối tượng khách hàng tiềm năng ở thành thị như những gia đình trẻ
có trình độ tri thức cao hay những hộ nông dân vùng sâu vùng xa.
Phạm vi cạnh tranh: Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở
Việt Nam như:

+ Công ty Cổ phần Vinamilk: Với 80% cổ phần thuộc Nhà nước. Những
sản phẩm cạnh tranh với Nestle Việt Nam như sữa bột, bột ngũ cốc, sữa nước,
sữa chua,…
+ Unilever Việt Nam: Unilever Việt Nam thuộc tập đoàn Unilever toàn
cầu của Anh và hà Lan. Unilever có 5 nhà máy và hệ thống phân phối mạnh.
Các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Nestle Việt Nam như trà Icetea, Knor
+ Dutch Lady: Là cơng ty 100% vốn nước ngồi với những sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp như sữa Cô gái Hà Lan, sữa chua.
+ Công ty Friesland Campina (cạnh tranh của 2 nhãn hiệu Milo và
Ovaltine): Năm 2018 chứng kiến một cuộc chiến vô cùng sôi động trên truyền
thông giữa 2 nhãn hiệu thức uống dinh dưỡng quen thuộc của người Việt Nam
là Milo và Ovaltine. Cùng tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lý Chính Thắng
(Q.3, TP. HCM), khi Milo treo slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với màu xanh
đặc trưng, thì bên kia đường Ovaltine đặt ngay tấm biển lớn hơn và nổi bật hơn
với tông nền màu đỏ, có hình 2 mẹ con đang vui vẻ chỉ tay sang hướng đối thủ
kèm slogan “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.
+ Cơng ty TH True Milk: là thương hiệu sữa tươi thanh trùng hàng đầu
Việt Nam. Các sản phẩm cạnh tranh với Nestle: sữa uống, sữa chua, thức
uống…
+ Công ty Coca Cola: Là công ty dẫn đầu về nươc giải khát. Sản phẩm
cạnh tranh thức uống
III. Phân tích và đánh giá việc triển khai chiến lược của Nestle
3.1. Xác định các mục tiêu ngắn hạn
Năm 2016: (chi phí thấp, hướng đến tiêu chuẩn công nghiêp xanh) Phát
triển thị trường và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về thị trường hàng tiêu dùng nhanh.
Năm 2017: Tăng vốn đầu tư và mở rộng hoạt động tại Hưng Yên nhằm
đẩy mạnh vị trí dẫn đầu ở phía Bắc.
Năm 2018: Thực hiện mục tiêu “Không xả thải ra môi trường trong sản
xuất”cùng các hoạt động khác như tập trung rác sinh hoạt, chất thải rắn không
nguy hại giao cho nhà thầu xử lý đốt thu hồi nhiệt thay vì xử lý chơn lấp; bùn

11
thải không nguy hại sau khi
được xử lý nội bộ cũng dùng để sản xuất phân bón;
vỏ hộp sữa được xử lý làm tấm lợp sinh thái.


Năm2019: Nestlé dự kiến tăng trưởng doanh số tự thân khoảng 3,5% và tỉ
suất lợi nhuận trong các hoạt động giao dịch cơ bản đạt hoặc trên 17,5%.
Năm 2020: Thực hiện hóa các mục tiêu phát triển bền vững.
3.2. Xây dựng chính sách Marketing
Từ giai đoạn năm 2016 -> 2020, Nestle đã thực thi chiến lược thâm nhập
thị trường bằng cách gia tăng chi phí quảng cáo, xúc tiến bán và gia tăng quan
hệ công chúng.
Nestle cũng đã thực thi chính sách phân phối và chính sách giá để thực
hiện chiến lược cấp kinh doanh là chi phí thấp.
3.2.1. Chính sách phân đoạn thị trường
Hiện Nestlé đang hoạt động trong 12 phân khúc khác nhau của thị trường
sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm trẻ em, nước đóng chai, ngũ cốc, kẹo, cà
phê, thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, sữa, đồ ướng, thực phẩm chăm sóc
sức khỏe và dinh dưỡng, đồ dành cho thú cưng.
Nestle lựa chọn thị trường mục tiêu của mình là cà phê Nescafe, socola
bao gồm các loại socola như Kitkat, Munch, Éclairs, Polo và Milky Bar, và các
sản phẩm về sữa.
3.2.2. Chính sách định vị sản phẩm
Vũ khí cạnh tranh của Nestle đó chính là giá cả, và một yếu tố quan trọng
để quyết định đến hành vi mua của khách hàng là sự khác biệt hóa, Nestle đi
sâu nghiên cứu từng sản phẩm và có chiến dịch truyền thơng riêng cho từng sản
phẩm đó để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Nestle các danh
mục sản phẩm lớn, vì vậy họ phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều đối thủ. Cho
nên khi tiếp cận đến với thị trường, gặp các đối thủ như Vinamilk, TH truemilk,

unilever Việt Nam thì họ điều chỉnh giá sao cho mức giá sản phẩm của Nestle ở
mức cân đối. Ví dụ như việc sản phẩm Milo tại Việt Nam loại hộp 175ml có
giá 11.000 VND đã được thay thế bằng sản phẩm 175ml có giá 9.000 VND.
3.2.3. Chính sách sản phẩm
Thiết lập cơ cấu chủng loại: Nescafe có các sản phẩm về chiều sâu như: cà
phê hòa tan, cà phê uống liền, cà phê pha máy. Nescafe phát triển sản phẩm
theo chiều ngang như: các sản phẩm cà phê, máy pha cà phê Nescafe. Mặc dù
hai mặt hàng này khác nhau nhưng nó lại có độ liên quan đến nhau.
Về chính sách nhãn hiệu:
Nestle đã đầu tư nghiên cứu và phát triển nhãn
12
hiệu mạnh để phục vụ thị trường mục tiêu như nhãn hiệu Nescafe. Quá trình
nghiên cứu đưa ra những mục tiêu cốt lõi của thương hiệu và chuẩn bị cho các
chiến dịch truyền thông thương hiệu Nescafe.


Quyết định bao gói: Dịp tết hàng năm, nestle đều thiết kế bao bì tết của
các sản phẩm, thể hiện những hình ảnh đặc trưng cho tết như hoa anh đào, hoa
mai, pháo và 12 con giáp,… trên bao bì. Dịp Tết 2016, Nestle chọn ba ông
Phúc, Lộc, Thọ để thiết kế bao bì cho tất cả các sản phẩm của hãng ở thị trường
Việt Nam đi kèm các chiến dịch truyền thơng, khuyến mại. Ngồi ra, doanh
nghiệp Nestle cịn đi đầu với sản phẩm cà phê uống liền Nestle sữa đá, đen đá,
… với bao bì là hộp giấy có nắp vặn tiện lợi, giúp khách hàng tiết kiệm thời
gian mà vẫn có ly cà phê ngon, đậm đà để thưởng thức, và sản phẩm dễ dàng
nhâm nhi cả khi di chuyển. Với thiết kế bao bì này, doanh nghiệp hướng đến
đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ, những người trẻ năng động.
Chính sách sản phẩm mới: Nestle cho ra mắt 2 sản phẩm mới vào năm
2020 là: Nescafé Cappuccino vị dừa và Nescafé Café Việt vị Tequila. Các sản
phẩm này được Nestle triển khai bày bán và truyền thông tại thị trường hiện tại.
=> Đánh giá: Chính sách sản phẩm đem lại hiệu quả cho quá trình

marketing của doanh nghiệp khi mà họ có thể thu hút, tạo sự hứng thú cho
khách hàng, việc đổi mới thiết kế bao bì bắt kịp xu hướng hiện đại, nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2.4. Chính sách giá
Bởi Nestlé có cả một hệ sinh thái sản phẩm và họ hướng tới đối tượng là
các gia đình. Nestlé mong muốn sản phẩm của mình có thể tiếp cận nhiều
người nhất nên họ đã lựa chọn chiến lược định giá thấp. Hơn nữa, Nestlé cũng
sẽ điều chỉnh giá bán nếu họ nhận thấy giá đó chưa phù hợp. Việc có thể giúp
mọi người tiếp cận được sản phẩm của họ là một trong những kế hoạch trong
chiến lược thâm nhập thị trường của Nestlé.
Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí
quản lý, chi phí nhà xưởng, chi phí bán hàng, chi phí nhân cơng,….để có thể
mang lại lợi ích kinh tế thì các nhà quản trị phải tính tốn các chi phí này một
cách cẩn thận.
Ví dụ về chính sách giá thâm nhập: dòng sản phẩm sữa Milo nhắm tới đối
tượng chính là những phụ huynh có con từ 6 -14 tuổi trên khắp cả nước, có
nguồn thu nhập từ thấp đến cao. Vì vậy giá của dịng sản phẩm sữa Milo tương
đối phù hợp với mức thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình ở Việt
13
Nam ( với GDP bình quân đầu người là 2.200 USD/ năm theo cục thống kê vào
năm 2016). Chênh lệch khơng đáng kể so với giá của các dịng sản phẩm sữa


khác. Ví dụ: Sữa nước Milo hộp giấy 1 lốc có giá 28.000 đồng thì 1 lốc sữa
nước Dutch Lady hộp giấy có giá 26.000, chênh lệch nhau khoảng 2000 đồng.
=> Giá thành sản phẩm của Nestle rẻ hơn so với các đối thu cạnh tranh.
Chính sách giá này phù hợp để doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình, đáp
ứng được chiến lược thâm nhập thị trường và dẫn đạo về chi phí.
3.2.5. Chính sách phân phối
Cơng ty Nestle điều hành bốn nhà máy và hai trung tâm phân phối tại Việt

Nam, tuyển dụng trực tiếp gần 2.300 nhân viên trên toàn quốc.
Kênh phân phối của Nestle là phân phối gián tiếp. Sản phẩm của Nestlé
được phân phối xuất từ xưởng và gửi tới các C&F (Một dạng nhà kho để lưu
giữ sản phẩm). Sau đó mới gửi tới các người bán buôn rồi vận chuyển đến cho
nhà bán lẻ.
Ngoài hợp tác với các đại lý, siêu thị trên toàn quốc, Nestle cũng hợp tác
với các sàn thương mại điện tử. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thơng tin, thói quen cũng như hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam
cũng đã thay đổi đáng kể. Với việc giảm tần suất mua và tăng khối lượng mua
hàng trên một lần mua, người Việt Nam cũng có xu hướng đặt hàng trên mạng
theo thùng hơn mua lẻ như ngày xưa.



Quyết định quản trị xung đột kênh:
Nestle giải quyết các vấn đề liên quan đến các địa điểm cung cấp. Phổ
biến giá bán hàng hóa cụ thể ở các nơi. Các kênh bán buôn khi mua nhiều thì sẽ
được hưởng mức giá rẻ hơn.
=> Chính sách phân phối của Nestle đã thành cơng bởi nó đem lại sự tăng
trưởng cho doanh nghiệp, tiếp cận tới nhiều khách hàng tại thị trường mục tiêu,
và tối ưu được chi phí vận chuyển của mình.
3.2.6. Chính sách xúc tiến thương mại
Quảng cáo
Quảng cáo trên truyền hình, youtube:
Nestle thực hiện nghiên cứu thị trường và nắm bắt insight để từ đó có
những cách làm truyền thơng
sáng tạo, hướng đến đối tượng khách hàng mục
14
tiêu. Thông điệp truyền thông của Nestle thường tác động vào cảm xúc của
người xem, truyền tải những thơng điệp tích cực, lối sống lành mạnh đảm bảo

sức khỏe cho mọi người.


NESTLÉ MILO và Ogilvy Việt Nam cũng đã giành được giải thưởng
APAC Effie Awards 2018, một trong hai giải thưởng về lĩnh vực quảng cáo
danh giá nhất. Đây là giải thưởng ghi nhận tính hiệu quả của chiến dịch
marketing.
Ý tưởng: thể thao có vai trị quan trọng trong sự phát triển tồn diện của
trẻ em. Thơng qua thể thao, trẻ khơng chỉ rèn luyện thể lực, mà cịn học được
nhiều bài học giá trị, rèn luyện tính cách và thái độ sống tích cực, quan tâm đến
mọi người. Do đó, chiến dịch marketing cho chương trình “Năng Động Việt
Nam” sẽ khuyến khích phụ huynh chủ động cho trẻ tham gia các hoạt động thể
lực nhiều hơn.
Sau khi ra mắt, các TVC của chiến dịch đã đạt được 19 triệu lượt xem, thu
hút 3,057,757 trẻ em tham gia các hoạt động thể thao trong khn khổ chương
trình “Năng Động Việt Nam”. Đặc biệt nhất, ngay khi chương trình diễn ra, đã
có 181,099 phụ huynh cam kết sẽ cùng NESTLÉ MILO xây dựng một thế hệ
Việt Nam tương lai khỏe mạnh và năng động hơn.
Quảng cáo phân phối:
Trong thời đại của cuộc cách mạng nghệ 4.0, quảng cáo trên các phương
tiện vận chuyển (xe Bus, xe Taxi, xe Tải, xe ô tô con,...) và treo băng rơn ở
ngồi trời vẫn cịn là một hình thức quảng cáo và xây dựng thương hiệu rất
hiệu quả với chi phí hợp lý.
Tháng 12 - 2018, Nestle Việt Nam thực hiện dự án quảng cáo trên xe tải
nhà phân phối của Nestle trên toàn quốc, dự án được thực hiện cho 2 nhãn hiệu
Milo và Nescafe.
Nestle Milo sử dụng các băng rơn ngồi trời được thiết kế mang màu sắc
chủ đạo là màu xanh lá cây, có hình ảnh sản phẩm hoặc tên thương hiệu trên
đó, kèm với dòng chữ thể hiện nội dung truyền tải đến với mọi người. Nội
dung thể hiện sự quan tâm tới sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em đang

ở độ tuổi phát triển. Băng rôn được treo tại những nơi có phương tiện đi lại
nhiều, tại chạm dừng đèn đỏ, và các điểm dừng xe bus.
Quảng cáo tại điểm bán:
Poster thường được nhãn hàng cung cấp cho các đại lí bán bn, bán lẻ
nhằm giúp người mua nhận biết đâu là nơi có bán sản phẩm của Nestle như sữa
milo,…
15
Tháng 12/2018, Nestle đã thiết kế, sản xuất kệ trưng bày Nestle-Cerelac.
Sản phẩm được sử dụng tại các kênh thương mại truyền thống GT (cửa hàng
sữa trên toàn quốc).


Một thiết kế rất sáng tạo - độc đáo
- Kệ hồn tồn có thể xoay 3600 cả 3 tầng kệ => tạo điệu kiện thuận lợi
nhất cho việc trưng bày, chọn lựa sản phẩm của khách hàng
- Mặc dù có thể xoay 3600 những vẫn phải đảm bảo độ vững chắc
- Cần thiết trang bị thêm bánh xe (bên dưới) dễ dàng di chuyển tạo điều
kiện cho các nữ chủ cửa hàng (các Mẹ, các Chị) sáng đẩy ra - tối kéo vào một
cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
Mô hình AIDA gồm có 4 yếu tố: Gây sự chú ý (Attention), tạo ra sự ý
thích (Interest), quyết định mua (Desire), hành động mua (Action). Trong giai
đoạn từ năm 2016 - 2020, Nestle đã áp dụng mơ hình AIDA cho các chiến dịch
quảng cáo của mình, mục tiêu của doanh nghiệp là chữ A, I trong các sản phẩm
TVC quảng cáo của mình, trong các TVC quảng cáo, người tiêu dùng bị thu
hút bởi tính sáng tạo, và câu chuyện, thơng điệp trong các TVC đó truyền tải
tác động lớn đến tình cảm, nhận thức của khách hàng mục tiêu.
=> Chiến dịch quảng cáo đã đem lại sự thành công, giúp doanh nghiệp mở
rộng thị phần của mình, từ đó tăng trưởng doanh thu bán hàng hằng năm.



Marketing trực tiếp: Chiến dịch Kitkat Chunky của Nestle
Để quảng cáo thanh sôcôla Kitkat Chunky mới của họ, Nestle đã đưa ra
một chiến dịch email trực tiếp tuyệt vời - gửi cho khách hàng một thanh kẹo
miễn phí. Vấn đề là khơng thể giao thanh Sơ-cơ-la của họ vì nó q cứng để
nhét qua hộp thư. Chính vì thế, Nestle đã nghĩ ra ý tưởng gửi kèm một thẻ quà
tặng qua email. Người nhận có thể đổi thẻ của họ tại cửa hàng để lấy một thanh
Kitkat Chunky miễn phí.
Chiến dịch này rất đơn giản và đúng mức. Nhờ đó, doanh số bán hàng của
Nestle đã tăng đột biến sau khi chiến dịch phát động. Chiến dịch này là một ví
dụ tuyệt vời về marketing trực tiếp.



Xúc tiến bán
Các chương trình xúc tiến bán cho các bên trung gian và lực lượng bán
như: tài trợ về tài chính,16tài trợ quảng cáo; hàng miễn phí… nhằm khuyến
khích tăng cường hoạt động phân phối, đẩy mạnh hoạt động mua bán, củng cố
và mở rộng kênh phân phối.




Nestle tổ chức chương trình xúc tiến bán cho người tiêu dùng như: bốc
thăm trúng thưởng, quà tặng, phiếu thưởng, gói hàng chung, trị chơi,…
Từ 9/9/2020 đến 3/10/2020, Nestle tổ chức bốc thăm trúng thưởng dành
cho khách hàng khi mua hàng tại chuỗi các siêu thị Big C, Lotte, Co.op, Emart
trên tồn quốc với mỗi hóa đơn thanh tốn trong đó có ít nhất 01 chai Maggi
tương ớt 330gr sẽ nhận được 01 phiếu bốc thăm may mắn để có thể trúng được
giải thưởng của chương trình. Nội dung giải thưởng là Tủ lạnh SHARP SJX201E-SL, trị giá 3.636.363, số giải là 154 giải.
Bán hàng trực tiếp cá nhân:




Nestle có Kênh tiêu thụ trực tiếp ngày càng mở rộng đến nhiều nhà hàng,
trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, điểm du lịch, khách sạn… Với cách tiếp
cận này, Bộ phận Kênh tiêu thụ trực tiếp mang các sản phẩm dinh dưỡng của
Nestlé trực tiếp tới mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, khách du lịch, thanh niên, người
cao tuổi…
Quan hệ công chúng (PR)
Hoạt động marketing sự kiện: Nestle đã có những chiến dịch marketing
thành công trên mạng xã hội như chương trình “Chọn bữa sáng với Nestle, bữa
sáng tươi” (năm 2016), Với mục tiêu rõ ràng, nhắm vào cảm xúc và hướng đến
lợi ích của người tiêu dùng, kết hợp việc sử dụng sản phẩm Nestlé để hình
thành những thói quen tích cực hơn, chương trình ““Chọn bữa sáng với Nestlé,
mỗi sáng Tươi” đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình từ các gia đình
Việt. Đặc biệt, chiến dịch cịn thành cơng trong việc khắc sâu trong tâm trí
khách hàng về giá trị cốt lõi của thương hiệu Nestlé: Good Brand, Good Food,
Good Life.
Các hoạt động vì cộng đồng: Kể từ tháng 4/2020, dịch bệnh covid 19 bùng
phát mạnh tại Việt Nam, Nestle đã hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch, ủng hộ vào
ngân sách các đơn vị chống dịch thuộc nhà nước và tăng cường hộ trợ cộng
đồng. Nestlé đã hỗ trợ các sản phẩm thực phẩm, thức uống dinh dưỡng, nước
khoáng La Vie và tiền mặt với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng thông qua các đối tác
như Mặt Trận Tổ Quốc các tỉnh/thành phố, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam…
Công ty Nestlé Việt Nam đã chính thức phát động Chiến dịch “Ln
Khỏe, Ln Tích Cực”. Với
17 thơng điệp “Ở nhà nhưng đừng ở yên”, MILO giúp
các các em nhỏ luyện tập thể thao bằng những video hướng dẫn thực hiện các
bài tập thể dục, Vovinam… Trong giai đoạn này, khi những bữa cơm nhà mang

ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, MAGGI với thông điệp “Cơm nhà ngon


khỏe”. NESCAFÉ đã giới thiệu các video hướng dẫn làm cà phê bọt biển
(dalgona), cà phê Cappuccino chuẩn “gu” cà phê quán…
3.3. Chính sách tài chính
- Huy động vốn
Với mục tiêu phát triển cộng đồng thịnh vượng, Nestlé Việt Nam đã luôn
thể hiện sự hỗ trợ cho ngành cà phê Việt Nam ở mức tốt nhất có thể. Mỗi năm,
Nestlé Việt Nam đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế từ 600 - 700 triệu USD thông
qua hoạt động thu mua cà phê. Bên canh đó cơng ty cịn thực hiện dự án hỗ trợ
kỹ thuật canh tác bền vững và tái canh cây cà phê cho hơn 230.000 nông dân
trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.
Với tổng vốn đầu tư liên tục tăng lên đến nay trên 700 triệu đô la Mỹ,
Nestlé Việt Nam trở thành một trong những cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi
thành cơng hàng đầu tại Việt Nam, có những đóng góp đáng ghi nhận cho sự
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Công ty Nestlé Việt Nam luôn giữ
mức tăng trưởng hai con số, được nhận bằng khen về đóng góp cho ngân sách
Nhà nước, hoạt động tích cực trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững,
bảo vệ môi trường và giáo dục dinh dưỡng, thể chất, sống vui khỏe tại Việt
Nam.
- Dự tốn ngân sách
Cơng ty Nestlé Việt Nam vừa vinh dự được UBND tỉnh Đồng Nai trao
tặng bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong đóng góp ngân sách Nhà
nước tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020, tuyên dương người nộp
thuế năm 2019.
Trước đó, Nestlé Việt Nam được Bộ Tài chính vinh danh “Đơn vị nộp
thuế tiêu biểu”, đánh dấu gần một thập kỷ Nestlé Việt Nam được các cơ quan
quản lý Thuế Trung ương và địa phương tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa
vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội.
18
Bà Johana Wiriadinata, Giám đốc Tài chính cơng ty Nestlé Việt Nam chia
sẻ vinh dự khi một lần nữa được tỉnh Đồng Nai tuyên dương: “Là thương hiệu


toàn cầu, gắn kết và thấu hiểu địa phương, chúng tôi đặt lên hàng đầu sự minh
bạch và tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là
nghĩa vụ nộp thuế. Chúng tôi tiếp tục cam kết ủng hộ những nỗ lực cải thiện
hiệu quả quản lý thuế thông qua áp dụng hệ thống quản lý rủi ro thuế và thiết
kế lại quy trình kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin mà ngành thuế
đang áp dụng”.
- Chính sách thu mua
Chính sách Thu Mua Nestlé áp dụng đối với tất cả nhân viên của Nestlé có
nhiệm vụ thực hiện các hoạt động mua hàng cho Nestlé hoặc tương tác, trực
tiếp hoặc gián tiếp, với bộ phận Mua hàng của Nestlé. Chính sách này cũng áp
dụng đối với những người ký kết với Nestlé đại diện thực hiện về việc tiến
hành các hoạt động mua hàng cho Nestlé.
- Các hoạt động mua hàng bao gồm:
Tìm nguồn cung ứng chiến lược;
Chọn lựa và quản lý nhà cung cấp;
Xác lập và phê duyệt hợp đồng;
Xác lập và phê duyệt yêu cầu mua hàng;
Xác lập và phê duyệt đơn mua hàng;
Nhận hàng.
=>> Chính sách tài chính đúng đắn và hiệu quả của Nestle Việt Nam
đang giúp công ty có thêm doanh thu và nâng cao hiệu quả chiến lược.

3.4 Chính sách nhân sự
19

Tại Nestlé, con người
được xem là tài sản quý giá nhất trong hoạt động
sản xuất - kinh doanh, quyết định đến mọi kế hoạch hành động và thành cơng
của Cơng ty. Nestlé tin rằng, để có thể thành công, phát triển hay tăng trưởng,


nhân viên cần được đảm bảo làm việc trong một mơi trường an tồn và thuận
lợi nhất, cũng như được hưởng một chế độ phúc lợi tốt và cạnh tranh. Nhân
viên đồng thời phải được trau dồi và tiếp cận những kiến thức và kỹ năng cần
thiết để hoàn thành tốt cơng việc, từ đó có cơ hội thăng tiến và phát triển xa
hơn trong nghề nghiệp.
 Tuyển dụng:

Nestle Việt Nam xây dựng một môi trường làm việc truyền cảm hứng với
tinh thần gắn kết với tập thể, thúc đẩy tính sáng tạo cũng là một phần quan
trọng làm nên sự thành công của một thương hiệu nhà tuyển dụng. Chính vì
vậy, Nestlé Việt Nam vừa khai trương một khơng gian làm việc với thiết kế
hoàn toàn mới. Đây là một hợp phần quan trọng trong dự án Tái định vị
Thương hiệu Nhà Tuyển Dụng. Không gian làm việc mới theo phong cách hiện
đại hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của đa số nhân viên công ty Nestlé Việt
Nam, đặc biệt là nhóm nhân viên từ 22 đến 37 tuổi, hiện chiếm 3/4 tổng số
nhân viên của Công ty.
 Bố trí và sử dụng NS:

Nestlé Việt Nam đã áp dụng “Nhà máy nhân tài” – đó là một tích hợp tạo
sự đồng bộ trong các hoạt động về Quản lý Nhân tài, nâng cao hiệu quả nguồn
nhân lực và hỗ trợ cho sự phát triển kinh doanh của Công ty. Với tốc độ tăng
trưởng kinh doanh cao, “Nhà máy nhân tài” đóng vai trị quan trọng trong việc
xây dựng lực lượng nhân tài tuyến đầu mạnh mẽ phù hợp cho nhu cầu hiện tại,
cải thiện sự bền vững của nhóm nhân tài kế thừa cho nhu cầu phát triển trong

tương lai, và tăng cường sự gắn kết giữa nhân viên với chiến lược kinh doanh
của Công ty.
 Đào tạo nhân sự:

Nổi bật trong chính sách nhân sự của Nestlé là việc cam kết đào tạo đội
ngũ lãnh đạo người Việt. Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam chiếm gần 40% trong
ban lãnh đạo công ty, chiếm 86% ở vị trí quản lý cấp cao và 99% ở vị trí quản
20
lý cấp trung. Chi phí trung bình cho hoạt động tập huấn và đào tạo trung bình
trên 20 tỷ đồng mỗi năm (Hàng năm, Nestlé Việt Nam cử hơn 200 cán bộ đi


đào tạo tại trụ sở của tập đoàn tại Thụy Sĩ và các nước khác với chi phí 20-25
tỷ đồng/năm.)
 Đãi ngộ:

Về quản trị lương thưởng - phúc lợi, với những chiến lược hoạch định
đúng hướng và hiệu quả, hiện nay Nestlé Việt Nam đã trở thành một công ty có
chế độ đãi ngộ lương thưởng - phúc lợi cạnh tranh và hiệu quả. Thực hiện đúng
kim chỉ nam hoạt động của công ty với mục tiêu “Thu hút, phát triển và giữ
chân nhân tài” và thúc đẩy văn hóa thành tích cao cho sự phát triển kinh doanh
của Nestlé tại Việt Nam.
Năm 2019, Nestlé đã triển khai Dự án STORM với 5+1 trọng tâm chính,
trong đó nhóm trọng tâm về chăm lo sức khỏe và an toàn nhân viên được đặt
lên hàng đầu, nhằm đảo bảo tốt nhất sự an toàn, sức khỏe và sự hỗ trợ kịp thời
cho tồn bộ cán bộ, cơng nhân viên của Cơng ty trong suốt thời gian đại dịch
Covid-19 diễn ra.
=>> Chính sách nhân sự ở Nestle Việt Nam mang tính quyết định đến sự
thành công của chiến lược, đồng thời đã và đang mang lại nhiều giải thưởng,
giá trị cho công ty.

Ngày 27.9.2019, tại TPHCM, Nestlé Việt Nam, doanh nghiệp được vinh
danh Giải thưởng Nhân sự Việt Nam (HR Awards), giới thiệu dự án Tái định vị
Thương hiệu Nhà Tuyển dụng nhằm thu hút và ươm mầm các tài năng trẻ. Dự
án được xây dựng trên nền tảng văn hóa và giá trị đưa con người là trung tâm
sự thành công lâu dài và bền vững của công ty.
Bên cạnh Giải thưởng Nhân sự Việt Nam HR Awards, Tháng 9/2018,
Nestlé được HR Asia - Tạp chí Nhân sự hàng đầu Châu Á - vinh danh trong
danh sách Những nơi làm việc tại Việt Nam được vinh danh tốt nhất Châu Á
2018.
Nestlé Việt Nam cũng được báo Lao Động Xã hội, cơ quan ngôn luận của
21 và Xã hội vinh danh Doanh nghiệp có chính sách
bộ Lao động, Thương binh
nhân dự xuất sắc năm 2016 và 2018. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, một
trong những nơi làm việc tốt nhất và nhà tuyển dụng được yêu thích nhất, tuyển
dụng trực tiếp hơn 2.200 nhân viên trên toàn quốc và điều hành 4 nhà máy tại


Việt Nam. Thành lập từ năm 1995, công ty đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng
hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu nâng
cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho
người tiêu dùng Việt Nam.

3.5. Tái cấu trúc tổ chức
Nhiệm vụ của các bộ phận, phịng ban (chun mơn hóa)
1. Bộ phận truyền thơng: xây dựng và thực hiện các chương trình truyền
thơng cả bên trong và bên ngoài; đưa ra những tư vấn, lên kế hoạch, chiến lược
nhằm đảm bảo thông tin nhất quán và đáng tin cậy được chuyển đến các bên
liên quan trong Công ty.
Các lĩnh vực trong bộ phận truyền thơng:
Quan hệ truyền thơng: đóng vai trị là tiếng nói của Cơng ty với bên ngồi;

chịu trách nhiệm liên lạc với các đơn vị truyền thông trực tuyến, phát sóng và
in ấn.
Quan hệ Cơng chúng: phụ trách các mối quan hệ của Nestlé với các bên
liên quan bên ngoài, nhằm đảm bảo việc xây dựng chính sách đáp ứng với sự
thay đổi của xã hội.
Quản trị Nội dung & Kỹ thuật số: quản lý các trang web Công ty và các
kênh truyền thông xã hội, tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng, người có ảnh
hưởng trực tuyến và các bên liên quan mỗi ngày.
Truyền thông nội bộ: tập trung vào việc truyền thông nhằm gắn kết nhân
viên.
Truyền thông Đối ngoại: chịu trách nhiệm điều phối và đảm bảo sự hiện
diện của Nestlé trong ngành và đối với các tổ chức thương mại nhằm tăng
22 phần định hình hoạt động của ngành.
cường vị thế của Nestlé góp


2. Bộ phận chuỗi cung ứng
Bộ phận cung ứng có trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm
một cách an toàn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng một
cách đầy đủ và đúng lúc. Bộ phận được chia thành các phòng sau: phòng Lập
kế hoạch cung và cầu, Mua hàng, Hậu cần hay Dịch vụ khách hàng.
Bộ phận mua hàng: Bộ phận cung cấp một loạt các dịch vụ, bao gồm quản
lý mua ngun liệu thơ, bao bì, vật liệu và các dịch vụ khác.
3. Bộ phận Công nghệ thông tin
Đội ngũ IS/IT của Nestlé cón nhiệm vụ xây dựng, triển khai và duy trì các
giải pháp hàng đầu, từ ứng dụng di động đến các trang web của nhãn hàng.
4. Bộ phận kinh doanh: Bao gồm quản lý ngành hàng và người mua hàng,
quan hệ khách hàng, kế hoạch chiến lược thị trường, hoạt động bán hàng theo
khu vực và hoạt động cung ứng đến khách hàng.
5. Kĩ thuật và Sản xuất: bao gồm các vị trí Kỹ thuật, An tồn, Sức khỏe &

Mơi trường, Tối ưu hóa sản xuất, Quy trình và Chất lượng.
6. Bộ phận Kĩ thuật: cung cấp chiến lược, khả năng quản trị, lãnh đạo và
năng lực để đảm bảo nguồn lực của cơng ty ln duy trì được tính cạnh tranh,
tn thủ và an tồn. Nó đảm bảo rằng các tài sản mới và các tiêu chuẩn liên
quan đến chúng, các sản phẩm, hệ thống và công nghệ được thiết kế và triển
khai bằng các phương pháp hợp lý, chia sẻ, toàn diện, từ khâu thiết kế để vận
hành. Hơn nữa, đội ngũ kỹ sư tại Nestlé cũng quản lý chương trình đầu tư vốn
của tập đồn.
7. Bộ phận Nhân sự: có nhiệm vụ thu hút, phát triển và gắn kết nhiều hơn
những tài năng ưu tú nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Bộ phận gồm 3 mảng
chính, đó là:
HR Business Partner, Nhân sự, Dịch vụ.
23

8. Tài chính


Bộ phận Tài chính hỗ trợ những kế hoạch đổi mới và đưa ra quyết định
kinh doanh đúng đắn; Hỗ trợ đưa ra quyết định chuyên phụ trách các báo cáo
quản trị
9. Nghiên cứu và Phát triển: phát triển các loại thực phẩm tân tiến, đồ
uống và các giải pháp sức khoẻ dinh dưỡng.
10. Hành chính: quản lý sự ra vào của mọi người; hiểu trước nhu cầu của
mọi người; chủ động giúp đỡ khi mọi người cần; hiểu rõ các chi tiết dù là nhỏ
nhất.
11. Tiếp thị: xây dựng các thương hiệu lớn của Nestle, từ các thương hiệu
biểu tượng toàn cầu như Nescafé, KitKat, Maggi đến các thương hiệu được yêu
thích ở địa phương.

Cách thức phối hợp giữa các bộ phận/phịng ban (hợp tác hóa)

Bộ phận Truyền thơng hợp tác chặt chẽ với các phòng ban, bộ phận nhằm
hiểu những mối quan tâm của họ, góp phần định hình hoạt động truyền thơng
của Cơng ty.
Bộ phận Chuỗi cung ứng hợp tác với các đội ngũ kinh doanh để phát triển
khả năng dự đoán nhu cầu và với các nhà cung cấp trên khắp thế giới để đảm
bảo các ngun liệu có nguồn gốc rõ ràng.
Cơng nghệ thơng tin: Các hệ thống mang lại lợi thế quan trọng cho hoạt
động kinh doanh của Công ty, từ việc vận chuyển đến sản xuất, nhân sự, tài
chính, tiếp thị và bán hàng.
Kĩ thuật và Sản xuất hợp tác với các đồng nghiệp và đối tác để cùng nhau
phát triển và thành công.
Bộ phận Nhân sự phối hợp với các bộ phận khác để quản lí chất lượng
24
nguồn nhân lực, tạo các chính
sách tạo động lực cho nhân viên, điều hịa cung
cauaf nhân lực trong công ty.


Bộ phận Tiếp thị không chỉ phối hợp chặt chẽ trong bộ phận của mình mà
cịn hợp tác với các bộ phận khác như Kinh Doanh, Thương mại điện tử,
Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, Ứng dụng kỹ thuật và với các đối tác bên
ngoài khác.
Mức độ phù hợp trong phân cơng nhiệm vụ giữa các bộ phận/phịng ban
(hợp thức hóa)
Các nhiệm vụ của mỗi phịng ban cho thấy sự thống nhất, phối hợp chặt
chẽ hướng tới chiến lược cấp công ty là thâm nhập thị trường và chiến lược cấp
kinh doanh là chi phí thấp. Ở cấp cơng ty, bộ phận Truyền thông và bộ phận
Tiếp thị đã có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của thương
hiệu, thu hút khách hàng mục tiêu và bộ phận chuỗi cung ứng có nhiệm vụ vận
chuyển hàng hóa đến khách hàng một cách nhanh nhất, mà vẫn tiết kiệm chi

phí vận chuyển.
=> Sự phân chia các bộ phận, phòng ban với các nhiệm vụ cho từng bộ
phận rõ ràng đã giúp cho doanh nghiệp đạt được thành công, Nestle đã tăng
trưởng doanh thu theo hằng năm. Cơ cấu tổ chức của Nestle có sự chun mơn
hóa cao, góp phần phát huy tối đa hiệu quả làm việc tại các bộ phận, đem đến
các sản phẩm chất lượng, tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, có tính sáng
tạo trong truyền thơng thương hiệu.
3.6. Phát triển văn hố doanh nghiệp trong thực thi chiến lược
Văn hóa doanh nghiệp của Nestlé
Hoạt động trong lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu thiết yếu và sức
khỏe của con người. Vì vậy, tại Nestlé con người được xem là trung tâm, quyết
định sự thành cơng của cơng ty.
Một đội ngũ tồn cầu: Các thành viên của Nestlé được tạo điều kiện làm
việc và hưởng chính sách đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và
được đào tạo liên tục. Đồng thời, nhân viên tại doanh nghiệp phải làm việc theo
nguyên tắc: “Năng động, thực tế, trung thực, chăm chỉ và đáng tin cậy.
Học hỏi và chia sẻ: Một trong những văn hóa nổi bật của Nestlé là khơng
ngừng học hỏi và cũng là 25
điều kiện không thể thiếu đối với các ứng viên muốn
làm việc tại doanh nghiệp này. Dù đảm nhiệm vị trí nào, mỗi thành viên đều
cần trau dồi nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Các thành viên Nestlé
luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp của họ.


×