Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ ĐỀ TÀI: Thực trạng sản xuất và tiêu dùng của ngành sản xuất cà phê và đề xuất chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.07 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: Thực trạng sản xuất và tiêu dùng của ngành sản xuất cà phê và đề xuất chính
sách để nâng cao hiệu quả sản xuất cho Việt Nam

Sinh viên thực hiện
Lớp:
Mã số sinh viên:
Giaó viên hướng dẫn:

HỒ CHÍ MINH-2022
1


LỜI MỞ ĐẦU
Với nhiều cách pha chế khác nhau và lượng caffeine hấp dẫn mà nó cung cấp cho người thưởng
thức, khơng khó để hiểu tại sao thế giới lại yêu thích cà phê. Như hầu hết những người yêu cà
phê sẽ nói, uống cà phê là một trải nghiệm phức tạp và nhiều sắc thái - có hương thơm đậm đà,
sự ấm áp dễ chịu và sự đáng yêu của nghi thức khi nhâm nhi một tách cà phê mới. Trên thực tế,
chúng ta yêu thích đồ uống đến mức con người đã tự điều chỉnh để liên kết vị đắng của cà phê
với một nguồn năng lượng và sự tăng cường tích cực về tinh thần. Đây khơng còn là một loại
thức uống xa lạ đối với con người Việt Nam với nhiều cách chế biến tạo thành nhiều loại thức
uống khác biệt phù hợp với người tiêu dùng.
Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất
nhì Đơng Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thốt khỏi các định chế bao
cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo), và đưa


nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới.Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền
kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD. Xuất khẩu cà phê góp phần
khơng nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu
phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê cịn góp
phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế. Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều
cơng ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động,
thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm
việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và
chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân. Mặt khác khi xác định cà phê là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy
hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh
tế.Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, bảo vệ mơi trường sinh thái. Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất
đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận,
thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi
nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình. Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình
ảnh củađơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh
nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và
lợi nhuận.Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê
giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt
hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu
khơng cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng
thích uống trà hơn cà phê.
Để hiểu rõ hơn bài tiểu luận sẽ trình bày thực trạng sản xuất và tiêu dùng cả trong nước và
xuất khẩu của ngành sản xuất cà phê 5 năm gần đây ( 2018-2022) cùng với đề xuất các chính
sách để nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm đó cho Việt Nam trong thời gian tới


1


BÀI TIỂU LUẬN GỒM:
A. Thực trạng sản xuất của ngành cà phê
I. Năm 2017
II. Năm 2018
III. Năm 2029
IV. Năm 2020
V. Năm 2021
B. Tiêu thụ trong nước 2017-2021
C.Đề xuất các chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê cho Việt Nam trong thời gian
tới
……………………………………..
A. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG CÀ PHÊ
I.Năm 2017
*Xuất khẩu
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu cà phê
tháng 11 năm 2017 ước đạt 83 nghìn tấn với giá trị đạt 185 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu
cà phê 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,27 triệu tấn và 2,89 tỷ USD, giảm 22,5% về khối lượng
và giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu
năm 2017 đạt 2.289,9 USD/tấn, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là
hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần
lượt là 14,3% và 12,8%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu năm 2017
tăng mạnh là: Italia (15,6%), Ấn Độ (13,6%) và Bỉ (10,6%).

*Thực trạng sản xuất

1



Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê năm 2017 đạt 664,6 nghìn ha,
tăng 14,1 nghìn ha (tương đương tăng 2,2%) so với năm 2016; năng suất cà phê tăng 3,1% và sản
lượng đạt 1.529 nghìn tấn, tăng 68,9 tấn (tăng 4,7%) so với năm 2016.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện nay do biến đổi khí hậu, thời tiết
mưa, nắng bất thường nên cây cà phê trên địa bàn ra hoa, đậu quả không đồng đều. Các chuyên
gia dự báo niên vụ cà phê 2017-2018, Đắk Lắk, vùng trọng điểm cà phê của cả nước có khả năng
mất mùa. Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 204.000 ha cà phê; trong đó, có gần 194.000 ha cà phê kinh
doanh cho thu hoạch, với sản lượng mỗi năm đạt từ 455.000 tấn cà phê nhân trở lên.

II. Năm 2018
* xuất khẩu
Tính chung cả năm 2018, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 19.9% so với năm 2017 (1.88 triệu tấn)
và giá trị xuất khẩu tăng 1.1% (3.54 tỷ USD). Tuy nhiên, giá xuất khẩu giảm xuống cịn 1,883.4
(USD/tấn) (bình qn năm 2018), giảm 15.7% so với năm 2017.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và
chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 749.231 tấn, trị giá 1,34 tỷ
USD, so với năm 2017 tăng 19,1% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch. Riêng tháng
12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0,8% so với tháng 11/2018, đạt 66.134 tấn
và kim ngạch giảm 5,6%, đạt 111,17 triệu USD.
Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 13% trong tổng
lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 243.270 tấn, trị giá 467,38 triệu USD,
tăng mạnh 102,5% về lượng và tăng 71,3% về giá trị so với năm 2017.
1


Trong khối EU, xuất khẩu sang Đức nhiều nhất chiếm trên 34%, đạt 260.475 tấn, tương đương
459,03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%, đạt 136.157 tấn, tương đương 245,25 triệu USD;
xuất sang Tây Ban Nha chiếm 16%, đạt 122.063 tấn, tương đương 219,22 triệu USD.
Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so

với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Indonesia tăng
343,6% về lượng và tăng 273,3% về kim ngạch, đạt 62.320 tấn, tương đương 123,55 triệu
USD; Nam Phi tăng 145% về lượng và tăng 109% về kim ngạch, đạt 10.073 tấn, tương
đương 17,3 triệu USD; Hy Lạp tăng 139,5% về lượng và tăng 96,4% về kim ngạch, đạt
13.646 tấn, tương đương 23,82 triệu USD; NewZealand tăng 124% về lượng và tăng 78%
về kim ngạch, đạt 2.253 tấn, tương đương 4,2 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu cà phê sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 47,5% về lượng
và giảm 51% về kim ngạch, đạt 244 tấn, tương đương 0,49 triệu USD; xuất sang Singapore cũng
giảm 40% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch, đạt 1.263 tấn, tương đương 3,55 triệu USD;
Mexico giảm 7% về lượng và giảm 24% về kim ngạch, đạt 33.406 tấn, tương đương 55,9 triệu
USD

1


=>Về chung trong năm 2018, lượng xuất khẩu cà phê ở mức ổn định tăng cả về
lượng và giá trị. Tuy nhiên mức giá có sự sụt giảm nặng nề.
1


*Thực trạng sản xuất
Năm 2018 sản lượng cà phê tăng so với năm 2017. Phân bố tại các tỉnh Tây Ngun, Đắk
Nơng ,Gia Lai, Kon Tum đều có diện tích canh trồng và sản lượng tăng, đạt được những thành
tựu nhất định. Theo báo cáo từ Ban quản lý dự án VnSAT 5 tỉnh Tây Nguyên, nhờ các chương
trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật của dự án và được sử dụng nguồn giống cà phê đạt chuẩn của
dự án nên các vườn cà phê tái canh trong vùng dự án đều sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ
tái canh thành công đạt trên 95%.

Biểu đồ biểu thị sản lượng sản xuất cà phê Việt Nam 2012-> 2020
Theo báo cáo từ Ban quản lý dự án VnSAT 5 tỉnh Tây Nguyên, nhờ các chương trình đào

tạo, tập huấn kỹ thuật của dự án và được sử dụng nguồn giống cà phê đạt chuẩn của dự
án nên các vườn cà phê tái canh trong vùng dự án đều sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ
tái canh thành cơng đạt trên 95%.

III.Năm 2019
*Xuất khẩu

1


Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55 triệu
bao), với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, giảm 11,92 % về lượng và giảm
19,28% về giá so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta .
Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 80
quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, đứng ở vị trí thứ
hai sau Brazil. Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Đức và Mỹ tiếp tục là
hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 với thị phần
lần lượt là 12,9% và 8,7%. Ngoại trừ thị trường Philippines có giá trị xuất khẩu cà phê tăng
(9,4%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kì năm 2018. 11 tháng năm 2019,
xuất khẩu cà phê chế biến tăng 1% về lượng, nhưng giảm 0,2% về trị giá so với cùng kì năm
2018, đạt 34,9 nghìn tấn, trị giá 175,4 triệu USD. Trong đó, cà phê rang xay và cà phê hòa tan
xuất khẩu chiếm 5,9% thị phần,đứng ở vị trí thứ năm sau Brazil,Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nga trong năm 2019 với lượng nhập khẩu đạt trên
86 nghìn tấn, trị giá 153,29 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với
năm 2018.

1


Năm 2019 xuất khẩu cà phê ở Việt Nam vẫn ở mức ổn định. Việt Nam đạt được thành

tựu xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ
* Thực trạng sản xuất
ICO ước tính sản lượng cà phê của ViệtNam giảm 1,3% xuống 30 triệu bao do điều kiện thời
tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng trong vụ mùa 2018 – 2019 (tháng 10/2018 đến tháng
9/2019). Con số này tương đương với số liệu ước tính từ Bộ Nông nghiệp Mỹ là 30,4 triệu bao
Trong niên vụ 2019 – 2020 (từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020), ICO dự báo sản lượng cà
phê Việt Nam tăng 4,4%lên 31,2 triệu bao. Theo Cục Xuất nhập khẩu, tính đến cuối tháng
12/2019, thu hoạch cà phê robusta vụ mùa mới ở Việt Nam đang trong giai đoạn cuối. Phần
lớn các hộ trồng cà phê hồn tất thu hoạch trước kì nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.
Theo Báo Nhân dân, phát biểu tại Ngày cà phê Việt Nam năm 2019 diễn ra hồi tháng 12, Thứ
trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Nguyễn Hồng Hiệp, cho biết hiện, tổng diện tích
cà phê trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng hơn 688 ngàn ha, năng suất bình quân 26tạ/ha cao
gấp ba lần sản lượng cà phê thế giới, là mặt hàng chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam,
hằng năm mang về giá trị 3,4 tỷ USD. Ngồi ra, Chính Phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã rất quan tâm đối với ngành cà phê Việt Nam, đã có nhiều đề án như tái canh cây
cà-phê, đề án nâng cao chất lượng mặt hàng cà phê Việt Nam.Trong thời gian tới, ngành cà
phê vàHiệp hội Cà-phê - Ca cao Việt Nam cầnmạnh dạn áp dụng khoa học – kỹ thuật,mạnh
dạn đổi mới cơng nghệ; bên cạnhđó, cần điều tra, rà soát quy hoạch vùng,xác định rõ những
vùng thuận lợichuyên canh cây cà-phê chuyên sâunhằm nâng cao nâng cao chất lượng mặt
hàng cà-phê xuất khẩu…
Theo Báo Lâm Đồng, năm 2019, tổngdiện tích cây cà phê trồng theo chuẩnVietGAP,
GlobalGAP, 4C là gần 75.500ha. Đồng thời tái canh cải tạo gần 8.200ha cà phê, nâng tổng
diện tích này lênđến 65.645 ha, chiếm gần 38% tổngdiện tích cà phê tồn tỉnh Lâm Đồng.

1


IV. Năm 2020
*Xuất khẩu
Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12

năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất
khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm
7,2% về giá trị so với năm 2019.
Theo số liệu tính tốn từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 11/2020 đạt 70,78
nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với tháng
11/2019.Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 1,82 tỷ
USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tháng 11/2020 tăng 0,3% so với tháng 11/2019, đạt 46,14
triệu USD.
Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến giảm 0,5% so với
cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD.Trong đó, xuất khẩu cà phê chế biến sang thị trường
Philippines, Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu sang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức
tăng.

1


*Thực Trạng sản xuất
Theo Hiệp Hội cà phê-ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019-2020 đạt 1,8 triệu
tấn( tháng 10-2019 đến tháng 10-2020), giảm 5% so với niên vụ trước. Theo Cục Chế biến và
Phát triển Thị trường Nông sản, vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ
hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ
1


thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà
phê đi lên.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, diện tích cà phê của Việt Nam năm
2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. USDA cho biết thông lệ, khi giá cà phê
xuống thấp, người dân có xu hướng chuyển hướng sang trồng cây hồ tiêu.Tuy nhiên, những

năm gần đây, cả ngành hồ tiêu cũng hứng chịu cuộc khủng hoảng dư cung khi diện tích gấp 3
lần quy hoạch nên giá xuống thấp kỉ lục. Do đó, người trồng cà phê chuyển sang trồng xen
canh các loại cây ăn quả như xoài, sầu riêng…
Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát triển
ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015 - 2020.Theo đề án này, đến năm 2020 tổng diện tích cà
phê của cà nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8 - 4,2 tỷ USD.

V.Năm
2021một
năm
trỗi
dậy
của thị
trường
cà phê
*Xuất
khẩu
Theo
ước
tính,
xuất
khẩu
cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, giảm 21,4% về
lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về
lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá. Tính chung 11 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 11, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt
2.327 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng 10/2021 và tăng 21% so với tháng 11/2020. Tính chung
11 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.931 USD/tấn, tăng 11% so với
cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 10 tháng năm 2021, xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê giảm, ngoại trừ cà phê
chế biến. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu
lớn nhất trong tháng 10/2021, đạt 85,7 nghìn tấn, trị giá 157 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và
tăng 30,4% về trị giá so với tháng 10/2020.
1


*Thực trạng sản xuất
Tháng 11 là giai đoạn khu vực Tây Nguyên thu hái cà phê. Tổng diện tích cà phê tại khu vực
này khoảng 630.000 ha. Trong đó, Ðắk Lắk có 209.000 ha, Lâm Ðồng có hơn 173.000 ha, Ðắk
Nơng có 120.000 ha, Gia Lai có hơn 98.400 ha và Kon Tum có hơn 25.000 ha. Theo VTV, hiện
nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch được 40% diện tích cà phê. Năm nay, sản
lượng dự kiến giảm 10-15% do yếu tố thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm
nay phải đối diện với tình trạng thiếu lao động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. các nhân
cơng q Quảng Ngãi, Phú n, Bình Định... không lên khu vực Tây Nguyên đông như mọi
năm. Người hái cà phê chủ yếu là lao động tại địa phương. Tại Đắk Lắk, thống kê của Sở Nông
nghiệp và phát triển nơng thơn cho biết tỉnh này có hơn 200.000 ha cà phê, với sản lượng gần
500.000 tấn. Với số lượng cà phê như trên, tỉnh này cần gần 15 triệu ngày công lao động để thu
hái. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hiện cũng có hơn 114.000 ha cà phê. Hằng năm lực lượng lao
động tại chỗ cũng chỉ đáp ứng lần lượt khoảng 60% và 40%, còn lại là lao động thời vụ từ các
tỉnh miền Trung đến. Cịn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 162.129 ha cà phê, cho thu hoạch với
năng suất bình quân đạt 3,2 tấn/ha, sản lượng ước đạt 518.603 tấn nhân. Dự kiến, lượng công
cần thiết phục vụ cho nhu cầu thu hoạch cà phê niên vụ năm nay khoảng gần 8 triệu ngày công
lao động. Hiện lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thực tế.
Tây nguyên
Đắk Lắk
Đắk Nông
Gia Lai
KonTum
Lâm Đồng


1

630.000ha
209.000ha
120.000ha
98.400ha
25.000ha
173.000


=>Mặc dù vậy, năm nay là một vụ mùa phấn khởi của bà con trồng cà phê. Điều đáng nói,
trước đây, người trồng cà phê nhiều nơi do chưa nắm vững kỹ thuật thu hái nên chất lượng cà
phê ở nước ta thường bị đánh giá thấp hơn các nước khác trên thế giới.
Còn hiện nay, người trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã chia vụ thu hoạch cà phê ra
thành nhiều đợt để tập trung hái quả chín. Đây là cách làm đảm bảo chất lượng và giá trị cà
phê khi đưa vào chế biến xuất khẩu.
B.THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC( 2017-2020)
Riêng đối với Việt Nam cách đây 5 - 10 năm, tiêu thụ nội địa chỉ đạt 6 - 7% sản lượng và
0,5kg/đầu người/năm. Đến nay, tiêu thụ nội địa của Việt Nam đã tăng mạnh.
Trong những năm qua, với sự đầu tư của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hệ thống
thị trường tiêu thụ để tạo kích cầu tiêu thụ cà phê Việt Nam, tiêu thụ của nội địa tăng lên từ 7%
lên đến trên dưới 13% sản lượng cà phê của cả nước, đạt khoảng 200.000 tấn/năm, bình quân
đầu người đã đạt trên dưới 2kg/người/năm so với trước đây
Theo ông Nguyễn Nam Hải, trước đây, sản phẩm cà phê tiêu thụ nội địa chỉ có rất ít thương
hiệu của các doanh nghiệp trong nước như Vinacafe Biên Hòa, Trung Nguyên, Phương Vy thì 5
năm gần đây cùng với sự phát triển của tiêu thụ cà phê nội địa, hàng loạt thương hiệu nổi tiếng
của các doanh nghiệp Việt Nam được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Đơn cử
như các sản phẩm LeMant của Công ty Vĩnh Hiệp, K+ của Công ty Phúc Sinh, cũng như tất cả
các sản phẩm cơng ty Intimex, Tín Nghĩa.

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, tiêu thụ cà phê hàng năm
đang có xu hướng tăng. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 500.000 quán cà phê
(bao gồm cả chuỗi quán, quán cà phê lẻ, quán cà phê vỉa hè…) tập trung chủ yếu ở các thành
phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…

1


C.ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH
CÀ PHÊ

1


Thị trường cà phê trên thế giới vô cùng lớn nên mức độ cạnh tranh là rất cao, dẫn đến Việt Nam
ta ln phải có những chính sách để phát triển cũng như đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của ngành cà phê.
Dưới đây là một số chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất
 Tập trung giảm bớt diện tích cà-phê vối. Chuyển các diện tích cà-phê phát triển kém,
khơng có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao-su, hồ tiêu, hạt điều,
cây ăn quả và cả cây hằng năm như bông, ngơ lai. Mở rộng diện tích cà-phê ở những
nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp. Mục tiêu là giữ tổng diện tích cà-phê như
hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450 nghìn ha đến 500 nghìn ha, nhưng
cơ cấu chủng loại cà-phê cần thay đổi, trong đó: Cà-phê vối 350 nghìn ha - 400 nghìn ha
(giảm 100 nghìn - 150 nghìn ha), cà-phê, chè (50 nghìn - 100 nghìn ha). Tổng sản lượng
cà-phê bảo đảm ở mức 600 nghìn tấn tương đương 10 triệu bao, so với hiện nay giảm
năm triệu bao và đó là năm triệu bao cà-phê Robusta.
 Từng bước hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh
 Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản
phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, công nghiệp sơ chế càphê nước ta đã có nhiều tiến bộ do đầu tư thêm nhiều thiết bị mới, chất lượng tốt cho chế

biến cà-phê
 Đa dạng chủng loại mặt hàng cà-phê cho xuất khẩu
 Mở rộng thị trường cà-phê ở nước ngoài và đẩy mạnh việc tiêu thụ cà-phê ở thị trường
nội địa
Nhiều năm tình hình covid 19 phức tạp, trước khi trở lại trạng thái bình thường mới thì ngành
sản xuất cà phê ở Việt Nam cũng chịu nhiều thiệt hại về cả tiêu thụ nội địa từ những nhãn hàng
sản xuất cà phê, và cả việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế, và đây là một số chính sách để
hồi phục và nâng cao hiệu quả sản xuất cho giai đoạn này:
 Giá trị lớn nhất và cũng là con đường duy nhất để DN tồn tại và phát triển bền vững
chính là sự đổi mới và tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
 Trong khâu phân phối, ứng dụng mua sắm và trang TMĐT vào tháng 11/2020, phục
vụ cho việc bán các sản phẩm nông sản, thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh. Theo
đó, kết nối với các nhà cung cấp để đa dạng hóa danh mục sản phẩm. . Nhờ vậy, tỷ lệ
khách hàng tiếp cận đến sản phẩm cà phê Sinh tăng nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Như một bản nhạc, bất kì điều gì tồn tài đều có sự thăng trầm và ứng dụng ngay trong ngành
sản xuất cà phê cũng vậy. Có những ngày bị dư thừa sản lượng khiến cho sản phẩm bị tụt giá
và có những ngày tháng phải trải qua nhiều thiệt hại như thiên tai, lũ lụt hạn hán và dịch bệnh.
Các nhà doanh nghiệp luôn đề xuất được những chính sách hiệu quả thơng minh nhanh chóng
và vượt trội để có thể giúp cho ngành sản xuất cà phê- một loại cây công nghiệp phổ biến ngày
càng có những bước tiến dài và vững chắc.
-------------------------------------------- Hết---------------------------------------------

1


TRÍCH NGUỒN THAM KHẢO
 />





.

1

phe-thang-11-nam-2017-8.html
/> /> /> /> />


×