Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

(SKKN CHẤT 2020) KINH NGHIỆM làm tốt CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.78 KB, 32 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trong các nhà trường nói chung, các trường THCS nói riêng, giáo viên chủ nhiệm ngồi
những cơng việc của một giáo viên bộ mơn giảng dạy trong lớp cịn có vai trò quan trọng trong
việc đẩy mạnh các phong trào thi đua của học sinh, góp phần đưa phong trào học tập đi vào nề
nếp và hình thành nhân cách cho học sinh, làm thay đổi hành vi và xác lập hành vi đạo đức
chuẩn mực cho các em.
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là
nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ
là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung,
phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải có sự hy sinh về thời gian cũng như công sức cho lớp,
có trách nhiệm theo dõi tình hình lớp học đồng thời nên phối hợp với cha mẹ học sinh, giáo
viên bộ môn và các bộ phận quản lý khác như giám thị, bảo vệ…, để nắm bắt kịp thời những
hoạt động của học sinh để chọn phương án xử lý đúng đắn và công bằng. Nên tạo cơ hội tối đa
để cán bộ lớp tự tìm cách xử lí khi có những tình huống bất thường trong lớp với mục đích làm
cho nề nếp lớp học tốt lên chứ khơng nên áp đặt cán bộ lớp phải thông báo cho giáo viên chủ
nhiệm tất cả lỗi của các bạn trong lớp.
Hơn 15 năm làm công tác chủ nhiệm ở tất cả các khối, tơi tự tìm tịi và học hỏi để có thể
có hồn thành tốt cơng việc của người giáo viên chủ nhiệm, công việc mà nhiều giáo viên cho
là vất vả hơn việc dạy học rất nhiều, nhưng mang đến cho tơi nhiều niềm vui, hạnh phúc. Chính
vì vậy, hôm nay trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi muốn trao đổi cùng quý đồng nghiệp cùng
cấp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mà tôi rất tâm đắc:
“KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG
THCS” I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.

Trang 1

download by :



Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Thơng qua q trình lâu dài, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn đặt ra
mục tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc cơng tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường
giao phó?
Do đó, với vai trị là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường
THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong
nhiều năm học qua. Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hồn
thành tốt cơng tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định.
Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều
kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khn khổ, phát huy tính tích cực của học sinh
và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Kly.

Các phương pháp vận dụng trong công tác chủ nhiệm ở lớp 8A3 trường THCS Êa

-

Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác chủ nhiệm phù hợp với đối tượng

học sinh, điều kiện nhà trường.
-

Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.

I.4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Quá trình vận dụng các kinh nghiệm, các giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp đối với lớp
8A3, trường THCS Êa Kly năm học 2017-2018.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp đặt vấn đề.
- Phương pháp liên hệ thực tế.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giải quyết tình huống.
- Phương pháp thuyết trình.

Trang 2


download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS

II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận.
Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm
sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh
THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, khơng thể phủ nhận vai trị của giáo viên chủ nhiệm ở
trường THCS, khơng thể khơng cần có một người thường xun định hướng, hướng dẫn giúp
đỡ, chỉ bảo cho các em.
Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình,
phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo
đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên
chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn.
Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vâng, mặc dù đã làm cơng tác chủ
nhiệm nhiều năm, nhưng khi được phân công chủ nhiệm lớp 8A3, trong tơi vừa mừng vừa lo:
mừng vì mình được cống hiến một phần cơng sức của mình đối với sự nghiệp trồng người, tơi

lo vì đối tượng học sinh trong lớp phần lớn có lực học yếu, học sinh cá biệt nhiều, thích đua
địi, khơng có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. Mặt khác, đa số các em là con em
đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là làm nông, kinh tế gia đình cịn nhiều khó khăn nên sự
quan tâm của gia đình đối với việc học tập của con em phần lớn cịn hạn chế. Sau đó khoảng
hai tuần tìm hiểu về lớp, thì thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra, tôi bắt đầu vận dụng
những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đối với lớp.
II.2. Thực trạng.
a)

Thuận lợi và

khó khăn. Thuận
lợi.
Trong nhiều năm cơng tác tại trường THCS Êa Kly, cũng đã nhiều năm làm công tác
chủ nhiệm nên khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8A3 đối với tôi cũng không

Trang 3


download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
phải là vấn đề nan giải hay khó khăn, bởi lẽ tơi cũng đã có nhiều kinh nghiệm đối với công tác
này.
Đối với trường THCS Êa Kly nơi tôi công tác, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan
tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh và là một ngôi trường nằm trên vùng căn cứ cách
mạng. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm
cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược
mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực”.
Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh
thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm, thường xuyên xây dựng các
chương trình hoạt động có sự phối hợp với bộ mơn như Đội TNTP, như Thư viện trường...
Gia đình học sinh phần nào đã có sự hợp tác với giáo viên và nhà trường trong việc theo
dõi học tập và rèn luyện ở trường của con em, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi.
Là một giáo viên ra trường đã 15 năm và cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm
nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong cơng tác này. Đồng thời, bản thân tôi là một người ln
muốn tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của những đồng nghiệp tiêu biểu khác nên đã
giúp tơi có được một số thành cơng đáng kể.
Bên cạnh đó, lớp chủ nhiệm của tôi là một tập thể tuy không phải là lớp chọn, nhưng
cũng có một số điểm mạnh tiêu biểu về văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác… nên
trong quá trình chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động, tôi cũng nhận thấy được có nhiều điều
kiện thuận lợi, tích cực.
Khó khăn.
Tập thể lớp 8A3 với sĩ số là 23 học sinh, nhưng trong đó, học sinh là người đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm tới 12 học sinh. Các em vì cuộc sống gia đình khó khăn, nhận thức trong học
tập chưa cao và việc tham gia các hoạt động khác chưa đều, chưa tích cực. Một số học sinh cịn

Trang 4

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
có tính ham chơi, nên dẫn đến việc hợp tác, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hồn thành
kế hoạch đề ra cịn chậm, chưa được như mong muốn.
b)


Thành công

và hạn chế. Thành
công.
Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ
nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trị của mình. Thành cơng tơi đạt được phần lớn đều do sự
nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tơi cũng ln nhận được sự động viên khích lệ của
cán bộ quản lí nhà trường, đồng chí đồng nghệp và đặc biệt là sự tin tưởng của phụ huynh và
lịng kính trọng u q của các thế hệ học sinh.
Hạn chế.
Bản thân nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp gia đình học sinh có điều kiện
kinh tế cịn khó khăn, bố mẹ thường xun đi làm thuê theo thời vụ thiếu sự quan tâm đến việc
học tập của con em, điều kiện học tập của các em cịn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo
dục của một số lớp đầu năm học còn thấp, còn một số học sinh chưa ngoan, khả năng sử dụng
tiếng Việt phổ thông của các em học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế.
c)

Mặt mạnh

– mặt yếu. Mặt
mạnh.
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có ít nhiều kinh nghiệm nhưng tơi
vẫn thấy cơng việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên
muốn làm tốt cơng tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là
một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối của lứa tuổi học trị sao cho
khéo léo, tế nhị mà lại đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, khơng
có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hồn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh,
nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những
năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn
đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.


Mặt yếu.


Trang 5

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về
nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng
cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có
đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện
nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có
nguyên nhân khách quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa
bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là chủ quan như: nhận thức của gia
đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối
tượng học sinh…tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo
viên chủ nhiệm lớp. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Về phía giáo viên.
-

Trong q trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chưa thường

xuyên chú ý phân loại các đối tượng.
-


Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia

đình của từng em.
-

Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội chưa

được chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất
lượng học tập.
Về phía học sinh.
-

Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.

-

Chưa năm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới.

-

Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, cịn khốn trắng

cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
-

Bên cạnh đó các trị chơi vơ bổ như: điện tử…cũng như những phim ảnh không

lành mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập của các em.

-


Chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều.
Trang 6

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, cịn để làm tốt cơng tác chủ
nhiệm thì chính người giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác
động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của cơng tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người
làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chun cần và ln
có những thay đổi trong q trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hồn thành
xuất sắc cơng tác chủ nhiệm lớp.
Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 23
em, trong đó nam 12 em, nữ 11 em.. Ấn tượng khơng phai mờ là các em nhìn tơi rất chăm chú
lắng nghe bao điều tơi dặn dị với lớp rồi lại triển khai nội quy trường học, lớp học. Sau đó tơi
tiếp tục gặp gỡ các em 2 buổi lao động nữa rồi mới đến hai tiết học Vật lí và Cơng nghệ đầu
tiên, khơng khí lớp trầm, hầu như các em khơng tập trung, cịn một số học sinh trung bình cịn
nói chuyện riêng, khơng ghi bài, thậm chí cịn có cả một vài em chưa có sách giáo khoa và đồ
dùng học tập.
Không những thế, tôi cũng được nghe nhiều đồng nghiệp đi trước nói về tập thể lớp 8A3
ấy trong năm học trước như thế nào? Tôi luôn được nghe là các em học yếu, là lớp cá biệt, có
nhiều thành phần phức tạp, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và không quan tâm đến
những vấn đề, những công việc mà giáo viên chủ nhiệm giao cho…
Đứng trước những điều mà tôi cho là đáng lo lắng ấy, cùng với quá trình một tháng tìm
hiểu, theo dõi, thử sức mình với các đối tượng học sinh ấy, tôi nhận thấy tập thể học sinh lớp
8A3 tuy học tập yếu, có nhiều thành phần khó bảo, có sự phân chia giữa người Kinh với người
Êđê…nhưng không phải là một tập thể “bất trị”.
Trước những khó khăn và thử thách ấy, tơi tự hứa với lịng mình cố gắng thực hiện thật

tốt cơng tác chủ nhiệm lớp, để làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và thay đổi chính tập thể 8A3
trở thành một tập thể lớp Tiên tiến.
e) Phân tích , đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các
biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh,
Trang 7

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận
lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một
phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu:

GIỚI THIỆU BẢN THÂN

1) Họ và Tên:……...........................................................………................
…………….
2) Là con thứ………………trong gia đình.
3) Hồn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)
……………...........................................
4) Kết quả xếp loại học tập, hạnh kiểm năm trước: HL:……......…… HK: ..
……........
5) Mơn học u thích:…………………………………........................................
…….
6) Những mơn học cịn gặp khó khăn:
…………………………………….....................
7) Góc học tập ở nhà: (có, khơng)…………………………......................................
….

8) Những người bạn thân nhất trong
lớp .........................................................................
9) Sở thích:……………………………………………….......................................
……
10) Địa chỉ gia đình: Số nhà: …………thơn

Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được tương đối đầy đủ các thông tin cần thiết về từng

11) Số điện thoại của Bố hoặc Mẹ: …………………

học sinh. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi
cho tơi trong cơng tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tơi sẽ có kế hoạch trao đổi
với phụ huynh nhân dịp họp phụ huynh học sinh đầu năm về tập thể lớp và từng đối tượng học
sinh, đồng thời tranh thủ tiếp nhận được những thơng tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thời có
những kế hoạch cụ thể để tập trung cho từng học sinh.
Đối với học sinh khó khăn văn hố.
Trước hết cần biết các em khó khăn về mơn gì? mức độ đọc - viết ra sao? Nguyên nhân
nào dẫn đến việc học cịn gặp khó khăn. Để giúp các em tiến bộ trong học tập, tôi luôn suy nghĩ
tìm ra những cách dạy, ln học hỏi đồng nghiệp đi trước để có những phương pháp dạy học
hay nhất để giúp đỡ, chỉ dẫn cho học sinh gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tơi thường xun kiểm
tra và theo dõi việc học bài và làm bài tập của học sinh.


Trang 8

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS

Đối với học sinh nghịch ngợm trong lớp.
Việc giúp các đối tượng này, chấp hành tốt nội quy của lớp đòi hỏi phải tốn nhiều thời
gian. Đối với những học sinh này, tôi luôn tạo sự gần gũi thân thiện, luôn phát huy và tuyên
dương kịp thời, phát hiện những điều tốt, có tiến bộ để dần giúp các em có những thái độ đúng
đắn hơn trong học tập. Mặt khác tôi thường xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh của những
học sinh này để cùng theo dõi, nhắc nhở và tạo môi trường giáo dục chặt chẽ hơn giữa nhà
trường và gia đình, bên cạnh việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đội ngũ cơng tác đắc
lực nhất giúp tơi hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm lớp là ban cán sự lớp. Đây là lực lượng
đóng vai trị quan trọng với chất lượng học tập, nề nếp lớp học cũng như hoạt động các phong
trào trong tập thể.
Đối với học sinh năng khiếu.
Đối với những em này, trong quá trình giáo dục cũng như trong tổ chức hoạt động các
phong trào tôi luôn kết hợp tạo ra các tình huống, cơ hội và điều kiện để các em có thể phát huy
tối đa năng khiếu của mình làm cho các em khơng nhàm chán và khích lệ tinh thần, tạo hứng
thú học tập. Qua đó phát hiện những nhân tài để tạo nguồn cho các hoạt động phong trào tập
thể.
Đối với học sinh có hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Tơi ln quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát động
phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ huynh để bàn
bạc và đề nghị gia đình phụ huynh khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học tập.
Đồng thời tranh thủ các đợt thiện nguyện của các nhà hảo tâm đề xuất các phần quà, học bổng
để kịp thời động viên học sinh.
Đối với những học sinh mồ côi.
-

Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về sự thiếu thốn tình cảm của gia đình.

Ln động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính bằng tình cảm của người mẹ
“ Thứ hai”, người chị của các em để các em được yên tâm học tập.


Trang 9

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
-

Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để các em có

điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ học
nhóm, đơi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu, yêu cầu học sinh cần tập trung học
việc học tập của mình ở nhà.
Bên cạnh đó, tơi cịn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá như:
“Đố vui để học”, “Trị chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập của các học sinh. Qua
đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi sự căng thẳng.
II.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện.
a) Mục tiêu.
Nâng cao khả năng sư phạm, óc sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp; tăng cường khả
năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm. Đồng thời thể hiện sự
nhiệt tình, tâm huyết, khơng ngại khó khăn, gian khổ và sự gần gũi, thân thiện với các đối
tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả việc chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và
nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức,
thay đổi nhân cách của các đối tượng học sinh.
b) Nội dung và cách thức thực hiện.
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, giáo viên phải thấy rằng đó là vinh dự
lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình.
Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình
vào cơng việc quan trọng này. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm có

hiệu quả, áp dụng cho tất cả các dạng lớp (lớp chọn, lớp không chọn) và áp dụng cho bất cứ
năm học nào. Do đó tơi đã vạch ra các giải pháp cụ thể như sau:
+ Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:
Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông
qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội…
Trang 10

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập. Việc
bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là học sinh nam hay
nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Thường là các em nam hay tự ái khi lớp
trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa
đồng giữa các em bằng mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng.
Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến
các em. Nếu có thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp: Không nên sắp
xếp nữ, nam ngồi xen nhau trong một bàn, nhất là lớp 8, 9 các em nữ sẽ mất tự tin về việc hàng
tháng.
Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những em này cũng
không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện
ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn giúp đỡ. Xây dựng được đôi bạn học tập ở
trường cũng như ở nhà.
+ Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết
gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng
cách giữa thầy và trò, các em khơng cịn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc
bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân…
Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những việc nên làm và

những việc khơng nên làm:
Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện khó khăn,
hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có gia đình quan
tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo
việc học tập nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của
lớp. Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha
mẹ là người say sưa, lười lao động… do đó giáo viên và tập thể lớp ln cần có sự quan tâm

Trang 11

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử
cũng như giúp đỡ các em.
Những buổi lao động tập thể, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đội, tập luyện văn nghệ,
cắm trại, thi làm báo tường… rất dễ dàng tạo điều kiện để cơ và trị gần gũi nhau hơn, hiểu
nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai sót thay vì
nhăn nhó, bất lành, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo
viên mới có cơ hội giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động
ngoài việc hướng dẫn, phân cơng cơng việc nặng nhọc, khó khăn. Thử hỏi có mấy học sinh
đứng chơi, khơng chịu lao động trong khi thấy cơ mình đang làm? Giáo viên cùng lao động với
các em vừa tạo nên không khí sơi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các tính tích cực,
khơng lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy có nghĩa la giáo viên cùng san sẻ niềm vui,
nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm.
Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp là việc làm
hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là do các em cung cấp. Nhưng
việc làm này còn là con dao hai lưỡi, nếu giáo viên không khéo léo xử lý sẽ dễ dàng biến học

sinh thành những kẻ mách lẻo, soi mói người khác, nói xấu người khác nhằm lấy lịng giáo
viên chủ nhiệm. Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó cịn tuỳ
thuộc vào đặc trưng bộ mơn. Giáo viên chủ nhiệm liệu có thể khẳng định rằng mình biết được
tất cả các phương pháp giảng dạy của các bộ môn? Một số học sinh lười học cho rằng thầy cơ
dạy khó hiểu, u cầu cao…nên kết quả học tập bộ môn của các em thấp.
Chuyện thường ngày nhất là học sinh hay phàn nàn về một số môn học: Đánh giá giờ học
làm ảnh hưởng xếp loại của lớp, môn Sinh học, Công nghệ, Hội hoạ bắt các em chuẩn bị nhiều
mẫu vật quá…Hay thầy này, cơ khác khó tính, sao sao ấy, …Cách nhìn nhận của học sinh sai đã
đành. Thiết nghĩ, để xác minh thơng tin từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên khéo léo tiếp
xúc với giáo viên bộ môn để tường tận hơn trước khi đi đến kết luận về việc giảng dạy của giáo
viên đó. Tơi cho rằng việc nghe học sinh phản ánh một chiều là việc không nên

Trang 12

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
làm, nếu có thì phải hết sức thận trọng. vì làm như vậy là xúc phạm, khơng bảo vệ uy tín của
đồng nghiệp.
+ Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp:
Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh nhiều vấn đề trong mỗi buổi học là điều khó có thể
tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi, nếu buổi nào
giáo viên chủ nhiệm khơng có tiết dạy, thấy khơng cần thiết cũng phải đến lớp. Giáo viên đến
lớp như vậy để nắm bắt sĩ số, giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới, kiểm tra việc thực hiện các
kế hoạch trong tuần, hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh…Nếu thực
hiện tốt và thường xuyên khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết
học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau.
Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại
năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp. Tuy rằng lớp có lớp

trưởng, lớp phó…nhưng giáo viên khơng hồn tồn giao cho các em mà phải để ý đến lớp
thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, động viên. Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả
năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn
trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm việc là chính
thay vì làm tất cả. Cán bộ lớp là những người gần gũi, bám sát lớp nhiều hơn giáo viên chủ
nhiệm nên các em có thể giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, hiệu quả hơn
và giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn.
Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em
bỏ trốn. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của
một số em vi phạm nội quy chủa trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo khơng khí vui vẻ, thoải
mái trong giờ này. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian
ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi
sáng tác thơ văn, câu hỏi giải quyết tình huống… Có như thế, những em vi phạm nội quy hầu
hết đều tự nhận thấy sai lầm của mình, sẽ tự thấy hối hận, xấu hổ, kể cả học sinh cá biệt. Tránh
trường hợp trong các buổi sinh hoạt, tập thể lớp cứ tập trung vào sai sót của bạn mà phê bình,

Trang 13

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
chỉ trích, nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thi ngược lại học sinh sẽ lì lợm hơn, phá phách hơn,
xa rời tập thể có khi cố tình phá lớp.
Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi giúp đỡ
thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Cần phê bình đối tượng này nhưng tránh tình
trạng căng thẳng giữa học sinh đó với giáo viên, với tập thể lớp. Điều đó có thể xảy ra là học
sinh cá biệt phản ứng mạnh khi bị phê bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp,
hoặc có lời lẽ vơ lễ với giáo viên…Trường hợp này xảy ra, chắc chắn giáo viên sẽ bị mang
tiếng, bị mất uy tín. Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái

phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. Bởi vì dẫu
các em là học sinh cá biệt thì các em vẫn sống có tình nghĩa.
Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thể hiện tinh thần tập thể cao trong
những buổi lao động, sinh hoạt ngoại khóa, .... Tơi thật xúc động khi thấy những học trị cũ đến
thăm mình có đến hai phần ba là học sinh thường bị cô la mắng ngày nào. Giáo viên chủ nhiệm
cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công
minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời động viên kịp thời khi các em làm việc
tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các
em.
Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm nên giải quyết kịp thời sau mỗi buổi
học hay 15 phút sinh hoạt đầu giờ không đợi đến tiết sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng
chấn chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt
không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải cơng minh, có làm được như vậy học sinh
mới nể phục.
+ Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh:
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể, địa
phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối với giáo viên
chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, cơng tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công
hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố quan trọng.

Trang 14

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hồn cảnh gia đình,
phương pháp học tập…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm về
hạnh kiểm, học tập…Thường là phụ huynh của đối tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái
nhiều hơn khi biết thêm những thơng tin về con mình từ giáo viên chủ nhiệm.

Đối với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm
gia đình là hết sức cần thiết. Vì đa số học sinh này thuộc gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có
thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy
cô. Đến khi được giáo viên chủ nhiệm báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ
mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như chẳng có
chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thơng tin từ giáo viên. Không sao, giáo viên chủ
nhiệm đừng bao giờ nản lòng, cứ đến gặp họ một lần, hai lần…để cùng nhau bàn bạc về việc
giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả.
Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có
mặt các con. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, bản thân tôi nhận thấy, muốn có tác dụng tốt và
hữu ích thì chúng ta có thể thực hiện như sau: Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà khơng bàn
chuyện giáo dục học sinh. Hoặc nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao
đổi ơn hồ, đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo.
Theo tơi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết khá tường tận
về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. Bản thân các em cũng sợ việc
làm này của thầy cơ nên cố gắng sửa chữa những sai sót của mình. Mời phụ huynh học sinh
đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tơi rất ít làm. Tơi nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của
họ mà chính bản thân giáo viên chẳng biết học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số
hình ảnh của con cái là hình ảnh của cha mẹ. Hơn nữa, có một số phụ huynh nghe thầy cơ báo
về con mình họ rất tức giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con bằng những trận
đòn nhừ tử. Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy. Đến thăm gia đình, cùng trao đổi
việc giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ
nhiệm. Sau mỗi lần được giáo viên chủ nhiệm đến nhằm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu
tiến bộ chậm cũng là bước đầu thành công rồi.
Trang 15

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn quan tâm, theo dõi và gần gũi với các đối tượng học
sinh. Đánh giá được khả năng tư duy, nhận thức về học tập và ý thức tham gia các hoạt động
của học sinh. Tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình đối với học sinh. Nhìn
thấy được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có phương pháp giáo dục.
Tranh thủ được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của các bộ phận và của đồng nghiệp
trong công tác chủ nhiệm.
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho tất cả các mảng của
công tác chủ nhiệm. Xác định thời gian thực hiện, hình thức thực hiện và người thực hiện đối
với các hoạt động mà giáo viên đã định hướng.
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp khác như: Đội
TNTP; Thư viện; Văn thư; Giáo viên bộ mơn và gia đình học sinh…
c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện được giải pháp, biện pháp nêu trên cần phải có những điều kiện nhất
định sau đây:
-

Có tâm huyết với nghề nghiệp, u nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn

sàng tất vả vì học sinh thân yêu.
-

Nắm vững tâm sinh lý học sinh.

-

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

-

Lập kế hoạch giáo dục,dạy học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh.


-

Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử

dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng, hướng dẫn học sinh liên hệ
kiến thức vào thực tế.
-

Thường xuyên là tấm gương sáng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ

chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, nâng cao tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái.
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

Trang 16

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được thực hiện thường
xuyên liên tục trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,trong các tiết học, buổi học và trong
các hoạt động của lớp.
e) Kết quả đạt được khi triển khai sáng kiến.
Qua nhiều năm đã làm công tác chủ nhiệm và qua thời gian 10 tháng chủ nhiệm lớp 8A3
(từ tháng 8/2017 đến hết tháng 5/2018), bằng việc áp dụng kinh nghiệm làm cơng tác chủ
nhiệm của mình, bản thân đã có được những thành cơng đáng khích lệ cả về phía cá nhân tôi và
cả lớp chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tơi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay
đổi rất lớn của nhiều cá nhân học sinh nói riêng và tập thể lớp 8A3 nói chung. Cụ thể, tính đến

thời điểm hết học kì II, tập thể lớp 8A3 đạt được những thành tích và những sự thay đổi như
sau:

+

+

Lớp đạt danh hiệu: Xuất sắc.

+

Chi đội xếp loại: Vững mạnh.

+

Duy trì sĩ số năm học đạt 100%.

+

Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 100%.

+

Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt đạt 95%.

Điểm học tập các môn học ở lớp, lực học của đa số học sinh có nhiều tiến bộ và cao

hơn so với năm học trước (qua theo dõi, nhìn nhận của giáo viên chủ nhiệm và theo lời nhận
xét của nhiều giáo viên bộ môn).
+


Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết nghe lời

hơn (qua theo dõi của giáo viên chủ nhiệm và qua lời nhận xét BGH nhà trường, của nhiều giáo
viên bộ mơn).
+

Tập thể lớp đồn kết hơn, khơng cịn tình trạng chia rẽ giữa học sinh người Kinh và

học sinh đồng bào dân tộc Êđê, các em học sinh dân tộc Ê đê đã mạnh dạn hơn trong tập thể.
+

Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối với các

hoạt động phong trào (qua việc tham gia và kết quả cụ thể của các phong trào).
Trang 17

download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
+ Đạt giải Nhất hội thi “Thiết kế mâm quả Trung thu” do Liên đội tổ chức tháng
8/2017.
+

Đạt giải Nhì cuộc thi “ Chăm sóc bồn hoa đẹp” do Liên đội và Nhà trường tổ

chức tháng 11/2017.
+


Hoàn thành tốt phong trào “Thu gom giấy vụn” do Hội đồng đội phát động

tháng 12/2017 đạt 60 kg.
+

Ngoài ra, trồng cây xanh và chăm sóc có hiệu quả Cơng trình măng non, mua 69 bó

tăm ủng hộ hội người mù Đắklắk, mua 10 cuốn lịch Tết do Hội đồng đội phát động tháng
12/2017.
+

Đạt giải Nhất “Đổ nước vào chai”, “kéo co” trong cuộc thi Trò chơi dân gian do Liên

đội tổ chức tháng 3/2018.
+

Đạt được 38 tiết học tốt trong phong trào thi đua “Tuần, tiết học tốt” do Liên đội và

Nhà trường phát động.
+
+

2 học sinh đạt “Hoa điểm 10” do Liên đội và Nhà trường phát động.

Hoàn thành tốt phong trào “Nuôi heo đất” do Liên đội phát động với 414.000 đồng

(tính đến tháng 5/2018).
+

Hồn thành tốt và vượt chỉ tiêu phong trào “thu gom vỏ lon bia” do Liên đội phát


+

Đạt giải cuộc thi Khoa học sáng tạo cấp trường và dự thi cấp huyện.

+

Tổng kết thi đua đợt 1 và đợt 2 xếp thứ 4 toàn trường theo báo cáo của Liên đội.

+

Kết quả giáo dục 2 mặt của học sinh lớp 8A3 năm học 2017 - 2018.

động.

HK I

HK II
Trang 18


download by :


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS

CẢ NĂM

Học kì I năm học 2018 – 2019:
+


95% học sinh chấp hành tốt nội quy.

+

Tham gia đầy đủ các phong trào do Nhà trường và Liên đội phát động.

+ Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp được bảo quản tốt, khơng có tình trạng hư
hao,
mất mát.
+

100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể.

+ 100% học sinh tham gia đội thanh niên xung kích tăng cường cho các hoạt động của Nhà
trường
+

Kết quả giáo dục 2 mặt của học sinh lớp 9A3 năm học 2018 – 2019.

HK I

Tóm lại: Bằng việc có nhiều kinh nghiệm nhiều năm làm chủ nhiệm ở đơn vị công tác
và cũng đã chủ nhiệm lớp 8A3 mới được 9 tháng, nhưng chỉ trong khoảng thời gian đó, thơng
qua việc áp dụng những kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm của mình, tơi đã thật sự hịa
mình với cơng việc chủ nhiệm; đã thật sự cảm hóa được tập thể lớp 8A3 và đã làm thay đổi
Trang 19


download by :



×