Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả tại viện sức khoẻ tâm thần – bệnh viện bạch mai năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.45 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THUÝ
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO
ÂU LAN TỎA TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN - BỆNH
VIỆN BẠCH MAI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THUÝ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO
ÂU LAN TỎA TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH
VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: Điều dưỡng tâm thần

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN VĂN DŨNG

NAM ĐỊNH – 2021




i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phịng sau đại học và bộ mơn
sức khỏe trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép và tạo điều kiện
cho tơi được học tập và hồn thành các nội dung, yêu cầu của chương trình
đào tạo chuyên khoa I điều dưỡng.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch
Mai, lãnh đạo Viện Sức khỏe Tâm thần đã tạo điều kiện cho tơi trong q
trình học tập và hồn thành chun đề này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
 TS.BS CKII Nguyễn Văn Dũng: là giáo viên hướng dẫn tơi từng bước
hồn thành chương trình học tập và làm chuyên đề này.
 Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các cán bộ nhân viên Viện Sức
khỏe Tâm thần, những người thân trong gia đình đã chia sẻ và khuyến khích,
động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành chun đề này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2021.
Học viên

Nguyễn Thị Thuý


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2021.
Học viên


Nguyễn Thị Thuý


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BZD:

Benzodiazepine

CTC:

Chống trầm cảm

CBT:

Cognitive Behavior Therapy - Liệu pháp nhận thức- hành vi

DSM:

Diagnostisc and statistical Manual of Mental Disoders - Tài liệu
hướng dẫn thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hội tâm
thần học Mỹ

GABA:

Acid gama amino butyric

GS:


Giáo sư

HARS:

Hamilton Anxiety Rating Scale - Thang đánh giá lo âu Hamilton

ICD - X:

International clasification of disease - Phân loại bệnh quốc tế lần
thứ 10.

NB:

Người bệnh.

NA:

Norepinephrine

RLLALT: Rối loạn lo âu lan tỏa
SNRI:

Serotonin – Norepinephirine Reuptake Inhibitors - Thuốc ức chế
tái hấp thu chọn lọc serotonin - norepinephrin

SSRI:

Selective Serotonin reuptake inhibitors - Thuốc ức chế tái hấp thu
chọn lọc serotonin


WHO:

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................... III
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................ 3
1.2. Cơ sở thực tiễn. ................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ............................................. 18
2.1. Khái quát Viện Sức Khoẻ Tâm Thần- Bệnh viện Bạch Mai................. 18
2.2 Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể: .............................................. 25
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại. ................................................................... 31
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ........................................................................... 33
3.1. Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh ................................................ 33
3.2. Nguyên nhân của các tồn tại ................................................................ 34
3.3. Đề xuất giải pháp................................................................................. 34
KẾT LUẬN.................................................................................................. 37
ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) là thể bệnh hay gặp trong lâm sàng tâm
thần học. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức khơng kiểm sốt
được, lan tỏa nhiều chủ đề, khơng khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào và
kéo dài trong nhiều tháng [7]. Ngồi ra bệnh cịn kèm theo các biểu hiện căng
thẳng về tâm thần vận động và rối loạn thần kinh thực vật. RLLALT còn là
một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu và làm gia tăng sử dụng dịch vụ y tế, gây suy giảm chất lượng cuộc sống
và hoạt động nghề nghiệp cũng như xã hội[3]. Nghiên cứu tại Mỹ (1999), cho
thấy tổng chi phí điều trị cho một người bệnh RLLALT trong 12 tháng hết
2138 USD, còn ở Australia (1997) chi hết 205,1 triệu AUS để điều trị cho các
người bệnh RLLALT trong 1 năm [14].
Rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị bằng nhiều liệu pháp khác nhau như:
Liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược hoặc phối hợp cả 2 liệu pháp. Tất cả các
liệu pháp trên đều cho thấy có hiệu quả trong việc làm thuyên giảm triệu
chứng lo âu và các triệu chứng kèm theo của RLLALT. Trong giai đoạn cấp
tính liệu pháp hóa dược được hướng nhiều đến cịn liệu pháp tâm lý chủ yếu ở
giai đoạn vừa, nhẹ và chống tái phát bệnh. Tỷ lệ tái phát RLLALT sau khi điều
trị bằng liệu pháp tâm lý thấp hơn điều trị bằng thuốc [3]. Liệu pháp tâm lý được
áp dụng bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), trị liệu nhận thức và thư
giãn - luyện tập. Các bài tập trong liệu pháp này thực hiện đơn giản, với chi phí
thấp, người bệnh có thể áp dụng nhanh chóng và dễ dàng trong nhiều tình huống
dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng hoặc cán bộ tâm lý.
Tại Việt Nam, liệu pháp thư giãn – luyện tập được áp dụng rộng rãi để
điều trị các bệnh tâm sinh và đã cho những kết quả nhất định. Viện Sức khỏe
Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu áp dụng liệu pháp thư giãn - luyện
tập trong điều trị nội trú và ngày nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả
của liệu pháp này trong điều trị bệnh RLLALT. Các bài tập trong liệu pháp



2

được điều dưỡng hoặc cán bộ tâm lý trực tiếp hướng dẫn và giám sát trong
quá trình tập. Người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần được
chăm sóc tồn diện theo thơng tư 07/2011/TT – BYT hướng dẫn cơng tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [28]. Người bệnh được đáp
ứng nhu cầu cơ bản về thể chất và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại
bệnh viện. Điều dưỡng thường là người đầu tiên tiếp xúc người bệnh từ khi
tiếp đón vào viện, chăm sóc trong q trình nằm điều trị đến khi ra viện.
Người bệnh RLLALT là những người có rối loạn liên quan đến stress có
những mối lo dai dẳng, do vậy người điều dưỡng ngồi chăm sóc cơ bản cịn
đặc biệt chú ý đến chăm sóc về tâm lý người bệnh và thư giãn luyện tập. Trên
thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu vè q trình chắm sóc người
bệnh nói chung và các bệnh tâm thần nói riêng, nhưng vẫn chưa có nghiên
cứu nào cụ thể về chăm sóc cho người bệnh rối loạn lo âu lan toả. Do đó tơi
tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan
toả tại Viện Sức Khoẻ Tâm Thần – Bệnh viện Bạch Mai năm 2021’’ với 2
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng về chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa tại
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người
bệnh rối loạn lo âu lan toả tại Viện Sức Khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch
Mai


3

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm rối loạn lo âu lan tỏa.
Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan đến
stress với các đặc tính là những mối lo dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu
trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan
với những sự kiện đã qua khơng cịn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường
liên quan đến stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn
tính [9].
Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – X. 1992)[23] về các rối
loạn tâm thần và hành vi, rối loạn lo âu lan tỏa có mã bệnh F41.1, được xếp
vào chương “Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ
thể”. Nét chính của RLLALT là lo âu q mức, lan tỏa nhiều chủ đề khơng
kiểm sốt được, các chủ đề thường nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày,
khơng khu trú vào tình huống cụ thể và kéo dài ít nhất 6 tháng. Bệnh kèm
theo các triệu chứng căng thẳng tâm thần vận động và hoạt động quá mức của
hệ thần kinh tự trị (hệ thần kinh thực vật) như: bồn chồn, run, nhịp tim đập
nhanh, vã mồ hơi, đứng ngồi khơng n, hoa mắt chóng mặt, căng thẳng, rối
loạn giấc ngủ.
Theo hướng dẫn thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của hội tâm
thần học Mỹ DSM - IV và DSM-V [12], rối loạn lo âu lan tỏa là rối loạn trong
đó người bệnh có biểu hiện lo âu, lo lắng quá mức về các sự kiện, hoạt động
khác nhau mà khơng thể kiểm sốt được. Người bệnh có từ 3/6 triệu chứng
như bồn chồn, căng thẳng, cáu kỉnh, khó tập trung, dễ mệt mỏi và rối loạn
giấc ngủ. Các triệu chứng này phải gây ra khó chịu đau khổ hoặc suy giảm


4

đáng kể các chức năng nghề nghiệp cũng như xã hội của người bệnh và khơng

giải thích được bởi các bệnh lý tâm thần, bệnh nội khoa, sử dụng chất [1].
1.1.2. Dịch tễ rối loạn lo âu lan tỏa
Tỉ lệ rối loạn lo âu lan tỏa trong cộng đồng thay đổi tùy theo tiêu chuẩn
chẩn đoán mà cho các tỉ lệ khác nhau. Một nghiên cứu tại Úc khảo sát sức
khỏe tâm thần trong cộng đồng sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ICD - 10 cho
thấy tỉ lệ mắc RLLALT trong 1 năm là 5,8% dân số còn khi sử dụng tiêu
chuẩn chẩn đoán DSM - IV tỉ lệ mắc là 3,6% [12]. Vào năm 1992 Wacker và
cộng sự thực hiện điều tra RLLALT ở thành phố Basel, Thụy Sỹ, họ sử dụng
cả DSM - III- R và ICD - 10 trong nghiên cứu của mình để so sánh tỉ lệ mắc
lo âu lan tỏa trong cộng đồng. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy theo tiêu
chuẩn chẩn đoán DSM - III - R tỉ lệ lo âu cả đời của đối tượng nghiên cứu là
1,9%, tỉ lệ này tăng lên gấp 4 lần (9,2%) khi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán
ICD - 10.
Tại Mỹ tỉ lệ RLLALT trong một năm dao động từ 3,4% đến 8,6%, nhóm
từ 18 – 24 tuổi là 2,9%, ở nhóm 45 – 65 tuổi là 4,3%, tỉ lệ nữ bị lo âu gấp đôi
nam [4]. Tại Việt Nam, vào năm 2009[2] Amstadter và các cộng sự nghiên
cứu tỉ lệ lưu hành của stress, trầm cảm, rối loạn hoảng sợ và RLLALT trong
cộng đồng người việt sau sang chấn tâm lý, cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu vào
khoảng 2,3%.
Như vậy, các nghiên cứu tiến hành ở những vùng địa lý riêng biệt, sử dụng
tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau đều cho các tỉ lệ RLLALT khác nhau và tỉ lệ
này nhìn chung là tăng cao trong cộng đồng.
1.1.3. Bệnh nguyên - bệnh sinh rối loạn lo âu lan tỏa
1.1.3.1. Bệnh nguyên
Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn liên quan đến stress, do vây ngun
nhân của bệnh khơng chỉ có vai trị của stress mà cịn có vai trị quan trọng
của nhân cách (khả năng chống đỡ của nhân cách) và mơi trường cũng như
tình trạng cơ thể [9].



5

 Vai trị của stress
Sang chấn tâm lý (stress) có thể là sức ép trong công việc, học tập,
những thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình hoặc sự thiệt hại
quá lớn về kinh tế, mất mát người thân…Stress gây bệnh thường là các stress
mạnh và cấp diễn hoặc những vấn đề sang chấn tâm lý nhỏ nhưng trường
diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần gây nên căng thẳng nội tâm. Stress có thể là
nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể là yếu tố thúc đẩy một
bệnh sẵn có phát sinh [4].
Vai trị của nhân cách
Khả năng chống đỡ của nhân cách khơng chỉ có vai trò trong gây bệnh
mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành thể bệnh và sự nhận thức đối với sang
chấn tâm lý. Nếu nhận thức tình huống khơng nguy hiểm, có thể vượt qua
được thì sẽ có phản ứng thích hợp và bình thường. Nhưng nếu nhận thức tình
huống diễn ra là nguy hiểm, không thể nào chống đỡ được thì khi đó sẽ xuất
hiện các triệu chứng bệnh lý. Một nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự
nguyện chịu đựng stress thì dù nó có mạnh cũng khó gây bệnh, mặt khác nếu
bị bệnh mà người đó có nhân cách mạnh thì cũng dễ khỏi bệnh hơn. Trong
bệnh RLLALT, nhân cách đóng vai trị quan trọng hơn sang chấn tâm lý.
Những người có loại thần kinh khơng ổn định hay loại thần kinh yếu, hay cầu
toàn, lo nghĩ, dễ căng thẳng và né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn
thương có thể bị bệnh sau một stress nhẹ mà bệnh chậm phục hồi [9].
 Vai trị của mơi trường và cơ thể
Ngồi vai trị của stress và nhân cách là những nguyên nhân chính của
các rối loạn liên quan đến stress thì yếu tố mơi trường và cơ thể cũng ảnh
hưởng đến sự hình thành các rối loạn đó. Một cơ thể khỏe mạnh, một mơi
trường tích cực sẽ hỗ trợ cho nhân cách chống đỡ với stress và ngược lại [9].
Trong môi trường gia đình có bố mẹ, họ hàng mắc các bệnh lý về tâm thần



6

như RLLALT, trầm cảm hoặc sử dụng rượu, lạm dụng chất gây nghiện, cũng
như cha mẹ ly hơn, có bạo hành gia đình thì dễ bị mắc bệnh [15]. Ngồi ra
những bệnh nhân có sẵn bệnh lý cơ thể kèm theo như chấn thương, nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, mắc các bệnh mạn tính hay nghiện rượu khi gặp sang chấn
nhỏ cũng dễ mắc bệnh RLLALT [18].
1.1.3.2. Bệnh sinh rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa biểu hiện rất đa dạng bao gồm các triệu chứng
tâm thần kết hợp với các triệu chứng cơ thể, do vậy cơ chế bệnh sinh rất phức
tạp, có sự rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống dưới đồi - tuyến
yên - tuyến thượng thận.
 Các chất dẫn truyền thần kinh:
Gama Aminobutiric Acid (GABA): Là một aminoacid có chức năng ức
chế dẫn truyền thần kinh. Các thụ thể của GABA tập trung nhiều ở vùng vỏ
não có liên quan đến cảm xúc sợ hãi, lo âu như thùy trán, hồi hải mã, hạnh
nhân. Khi GABA gắn vào thụ thể của hệ GABA - ergic làm tăng quá trình
khử cực màng tế bào thần kinh thông qua mở kênh Clo, dẫn đến giảm và ức
chế hoàn toàn các xung động thần kinh. Thuốc benzodiazepine là thuốc giải lo
âu hay được dùng trong điều trị lo âu hiện nay cũng theo cơ chế này. Khi
benzodiazepine gắn vào thụ thể của chúng sẽ làm tăng ái lực của GABA với
các thụ thể của hệ GABA - ergic, làm tăng tác dụng ức chế dẫn truyền thần
kinh dẫn đến giảm các triệu chứng lo âu [6]
Serotonin: Là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong RLLALT.
Đường dẫn truyền serotonergic bắt nguồn từ nhân raphe, được giải phóng vào
thân não, đi đến các vùng của vỏ não có vai trị điều chỉnh cảm xúc lo âu như
hồi hải mã. Ngoài ra, tăng hoặc giảm chức năng hệ serotonergic đều dẫn đến
rối loạn lo âu lan tỏa. Một nghiên cứu về serotonin và chức năng não của đại
học Bristol, Vương quốc Anh cho thấy giảm nồng độ 5- HT (chất dẫn truyền

thần kinh serotonin) là xuất hiện các triệu chứng lo âu và các triệu chứng khác
của rối loạn lo âu lan tỏa [16].


7

Norepinephrin: Là chất dẫn truyền có liên quan đến cơ chế bệnh sinh
của RLLALT, gặp chủ yếu ở vùng cầu não, phóng chiếu qua bó trước giữa tới
vỏ não, hệ viền, đồi não, thân não và tủy sống. Đây là những vùng có đáp ứng
với stress và tạo cảm xúc sợ hãi, lo âu [16].
 Hệ thống dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận
Trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận là một hệ thống thần
kinh nội tiết có liên quan đến q trình điều chỉnh cảm xúc lo âu. Khi gặp
sang chấn tâm lý, con người có biểu hiện lo lắng, sợ hãi, những thơng tin về
biểu hiện này sẽ được lan truyền từ hệ viền đến các vùng dưới đồi. Tại đây
sản xuất ra corticotropin releasing factor (CRF), kích thích tuyến yên sản xuất
ra ACTH, chất này kích thích tuyến thượng thận giải phóng ra cortisol. Đây là
hormone duy trì sự cân bằng và chuẩn bị cho sự đối mặt với nguy hiểm, đe
dọa. Khi có sự tăng cao nồng độ cortisol ở người bênh RLLALT, sẽ gián tiếp
làm tăng quá trình vận chuyển serotonin [16].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn liên quan đến stress biểu hiện
bằng hai nhóm triệu chứng chính đó là: nhóm triệu chứng tâm thần và nhóm
hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự trị và các triệu chứng cơ thể. Biểu hiện
bệnh thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.
1.1.4.1. Nhóm triệu chứng tâm thần
Triệu chứng tâm thần của RLLALT là sự lo âu, lo lắng quá mức với các
chủ đề không rõ ràng, khơng khu trú vào một sự kiện hay hồn cảnh xung
quanh. Những mối lo âu này khó kiểm sốt và xuất hiện với tính chất từ từ
vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thường xuất hiện nặng nhất vào buổi

sáng. Nội dung của lo âu bao gồm nhiều chủ đề nhỏ, lặt vặt, các sự kiện trong
cuộc sống hàng ngày không tập trung vào một chủ đề cụ thể [30].
Triệu chứng lo âu được biểu hiện bằng tình trạng lo lắng tăng lên hơn
mức bình thường, xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với những suy nghĩ, phán
đốn khơng có căn cứ. Những mối lo lắng này ảnh hưởng đến hoạt động của


8

người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như q mức
hay vơ lý. Người bệnh lo sợ rằng bản thân mình, người thân sẽ sớm mắc một
bệnh hoặc sẽ gặp những điều không tốt như bệnh hiểm nghèo, thiên tai, thảm
họa, tai nạn, … Họ lo lắng về tương lai bất hạnh, nghèo đói, cơ đơn khơng hề
có căn cứ và rất mơ hồ [9]. Dựa vào mức độ lo lắng của người bệnh trên lâm
sàng có thể phân biệt giữa lo lắng trong RLLALT với lo lắng ở người bình
thường hoặc lo lắng trong các bệnh tâm căn khác. Tỷ lệ lo lắng trong rối loạn
lo âu lan tỏa là 67,7% trong nghiên cứu của Chelminski cịn điểm số trung
bình về lo lắng trong nhóm ám ảnh sợ xã hội, rối loạn stress sau sang chấn và
rối loạn ám ảnh nghi thức dao động từ 54,8% đến 57,1% [7].
Lo lắng ở người bình thường có thể giải thích được và họ ln nhận thức
được đang lo lắng quá mức khi đó họ có thể giảm hoặc ngừng sự lo lắng của
mình. Tuy nhiên trong RLLALT, phần lớn người bệnh cũng nhận thức được
lo lắng là không cần thiết, không hợp lý và họ cũng tìm mọi cách để cố gắng
ngăn cản hay dừng việc lo lắng ra khỏi suy nghĩ của họ nhưng không làm
được. Điều này làm cho người bệnh buồn chán bi quan về bệnh của mình.
Một số người bệnh khơng nhận thức được mình đang lo lắng q mức, ln tin
rằng kết quả sẽ xảy ra đúng trong suy đoán, do đó lo lắng tự diễn ra và nhân lên
trong suy nghĩ của họ. Một số khác nhận thức được việc mình đang lo lắng q
mức nhưng khơng kiểm sốt lo lắng và cứ thế để lo lắng tự diễn ra [30].
Bệnh nhân RLLALT ngoài vấn đề họ đang lo lắng ra thì họ khơng thể

tập trung hoặc khó tập trung suy nghĩ vào các vấn đề khác. Họ không thể chú
ý, tập trung vào công việc hàng ngày cũng như trong giao tiếp nói chuyện với
mọi người. Người bệnh thường có cảm giác bất an, nơn nao trong người,
đứng ngồi không yên, bồn chồn không thể thư giãn được.
Triệu chứng lo âu thường xuất hiện từ từ, dao động trong ngày, triệu
chứng nặng lên vào buổi sáng và buổi tối, có trường hợp nặng triệu chứng lo
âu xuất hiện kéo dài, liên tục trong cả ngày gây lên sự khó chịu, mất kiểm
sốt của người bệnh. Triệu chứng lo âu này thường kéo dài ít nhất trong 6


9

tháng và đặc biệt trong RLLALT khi các vấn đề gây lo lắng của người bệnh
hết thì họ vẫn cịn lo lắng, điều này khác với lo lắng sinh lý của người bình
thường [20].
1.1.4.2. Hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự trị và các triệu chứng cơ thể
- Run chân tay
- Vã mồ hơi, có thể vã ra như tắm kể cả trong thời tiết lạnh
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Khó chịu hệ dạ dày, ruột
- Căng thẳng cơ bắp
- Rối loạn giấc ngủ
- Tiểu nhiều lần
- Rất mau mệt kiểu hụt hơi
- Cáu bẳn
- Hoa mắt, chóng mặt…
1.1.5. Điều trị rối loạn lo âu lan toả
Rối loạn lo âu lan tỏa thường liên quan đến stress trường diễn, tiến triển
thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính. Điều trị rối loạn này bằng liệu pháp
tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai và đôi khi các trị liệu bổ sung hoặc thay thế

cũng có thể có hữu ích [9].
 Kiểm sốt lo âu và giảm stress: Giải thích hợp lý các vấn đề cơ thể và các
triệu chứng cơ thể của bệnh. Giúp người bệnh tập đối mặt với các tình huống gây
lo lắng, căng thẳng (stress) trong mơi trường an tồn. Hướng dẫn, động viên người
bệnh tập thư giãn luyện tập và tránh lạm dụng các chất kích thích.
 Điều trị triệu chứng bằng thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc
thuốc an thần kinh.
 Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT):
Liệu pháp này tập trung vào hành vi hơn là các xung đột tâm lý hoặc
các vấn đề quá khứ. Mục đích của CBT là khuyến khích người bệnh đương


10

đầu với sợ hãi trong một mơi trường an tồn, có kiểm sốt. Khi họ đối mặt với
mối lo âu, sợ hãi mà không bị tổn hại, lo lắng trong họ sẽ tự mất đi. Một vài
nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) có hiệu quả rõ rệt
trên các triệu chứng RLLALT hơn giả dược. Cũng có một vài nghiên cứu chỉ
ra rằng CBT và hóa dược đơn trị liệu có hiệu quả tương đương nhau [4].
Trị liệu nhận thức: Tập trung vào những suy nghĩ, nhận thức dẫn đến
hành vi tiêu cực. Liệu pháp này giúp người bệnh xác định và tránh lối suy
nghĩ tiêu cực, niềm tin phi lý. Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng
quá mức của người bệnh
1.1.6. Quy trình chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả.
1.1.6.1 Khái niệm chung về công tác điều dưỡng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”, phải thật
thà đồn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ,
toàn tâm, toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Chăm sóc sức khỏe cho mọi
người là một nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải

nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm
cao, hết lịng u nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người
thầy thuốc. Khơng ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng
cao trình độ chun mơn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [5].
Điều dưỡng (tiếng anh là Nursing) là một nghề độc lập trong hệ thống y
tế nhằm chăm sóc, bảo vệ, nâng cao và phục hồi sức khỏe cho mọi người. Sự
chăm sóc của người điều dưỡng khơng bị giới hạn bởi độ tuổi, trình độ văn
hóa, màu sắc da, tơn giáo, dân tộc, tín ngưỡng [12]. Người điều dưỡng là
người thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động, bằng thái độ
biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh mà khơng có máy móc hay
thiết bị nào thay thế được. Người điều dưỡng phải có khả năng phân tích tình
hình, tổng hợp thơng tin, đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh từ đó có
thể tư vấn giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với căng thẳng về tâm


11

lý hoặc những vấn đề xã hội.
Theo học thuyết Maslows đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người bao
gồm 5 mức độ: nhu cầu về thể chất, nhu cầu bao gồm sự an ninh và an toàn
cho thể chất và sinh lý, nhu cầu về tình cảm như mối quan hệ bạn bè tình yêu
và những người xung quanh. Nhu cầu về vấn đề tơn trọng, kính nể trong xã
hội, nhu cầu về sự hoàn thiện, độc lập, tự giải quyết mọi vấn đề [13]. Điều
dưỡng dựa vào các nhu cầu cơ bản này để nhận định tình trạng người bệnh,
đưa ra chẩn đốn điều dưỡng từ đó lập kế hoạch chăm sóc người bệnh rối loạn
lo âu lan tỏa và thực hiện kế hoạch chăm sóc đã đề ra, cuối cùng là đánh giá
hiệu quả của việc làm đó.
1.1.6.2. Hoạt động chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10), RLLALT được xếp

vào nhóm các rối loạn liên quan đến stress, mã F41.1, bệnh có tiến triển thay
đổi nhưng có xu hướng mạn tính, gây suy giảm chất lượng hoạt động nghề
nghiệp, xã hội, giảm chất lượng cuộc sống [19]. Do vậy, hoạt động chăm sóc
người bệnh RLLALT được điều dưỡng thực hiện ngay từ khi bệnh nhân bắt
đầu vào viện, kéo dài trong suốt quá trình người bệnh nằm viện cho đến khi ra
viện và phịng tránh tái phát cho người bệnh.
Nhận định tình trạng người bệnh
Quy trình nhận định được bắt đầu từ lần đầu tiên tiếp xúc người bệnh
và tiếp xúc trong suốt q trình chăm sóc người bệnh đến khi ra viện. Mục
đích của việc nhận định là thiết lập được mối quan hệ với người bệnh, thu
thập những thông tin về vấn đề hiện tại của người bệnh. Đánh giá các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn cho người bệnh và những người xung
quanh. Đánh giá tình trạng y khoa và đo dấu hiệu sinh tồn, bên cạnh đó nhận
định cả về tình trạng tâm thần và tâm lý của người bệnh. Thông tin về bệnh
sử, tiền sử hay các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng cần được nhận định đầy
đủ và chính xác, từ đó ngưới điều dưỡng xác định được mức độ lo âu của
người bệnh: mức độ lo âu nhẹ, vừa, nặng, cơn hoảng sợ, các yếu tố tâm lý xã


12

hội (căng thẳng trong hơn nhân, gia đình, xã hội, cơng việc, …), các nguy cơ
có thể xảy ra với người bệnh (tự hủy hoại hay tự sát), các yếu tố tác động đến
rối loạn lo âu như sử dụng chất hay mắc các bệnh cơ thể.
Ngay từ khi người bệnh vào viện có chẩn đốn rối loạn lo âu lan tỏa,
Người điều dưỡng thơng báo giải thích các thủ tục hành chính, nội quy bệnh
viện và chế độ điều trị cho người bệnh và người nhà người bệnh. Người điều
dưỡng nhận định toàn trạng người bệnh, nhận định quá trình bệnh sử, tiền sử
và nhận định về tâm thần của người bệnh. Người điều dưỡng nhận định, đánh
giá mức độ lo âu của người bệnh, tính cách người bệnh và nhận định về tình

trạng giấc ngủ của họ bằng các thang đánh giá Ham - A, EPI, PSQI. Nhận
định về triệu chứng lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa của người bệnh bao gồm
triệu chứng về sự lo âu, lo lắng quá mức dai dẳng, nhận định về các triệu
chứng cơ thể và rối loạn hệ thần kinh tự trị như cảm giác hồi hộp, tim đập
nhanh mạnh, vã mồ hơi, run tay chân, khơ miệng, khó thở, cảm giác đầu óc
căng thẳng khó thư giãn được và đặc biệt khó ngủ vì lo lắng [9].
Chẩn đốn điều dưỡng/vấn đề ưu tiên cần chăm sóc
Từ nhận định tình trạng người bệnh, người điều dưỡng xác định được
vấn đề ưu tiên trong chăm sóc và viết chẩn đốn điều dưỡng theo mười
nguyên tắc viết chẩn đoán điều dưỡng của Bộ Y Tế đề ra, chẩn đoán điều
dưỡng được xác định theo cấu trúc gồm hai phần được nối với nhau bởi từ
“liên quan đến”. Trong đó, phần một được xác định là phản ứng của con
người, phần hai được xác định là các yếu tố liên quan (nguyên nhân). Với
người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, người điều dưỡng xác định phần một của
mệnh đề viết chẩn đoán điều dưỡng là những phản ứng của người bệnh như lo
âu quá mức, dai dẳng hoặc hoảng sợ hoặc bồn chồn bất an, khó ngủ liên quan
đến khả năng kiểm soát các cơn lo âu của người bệnh hoặc khả năng đối phó
với cơn lo âu khơng hiệu quả. Kết quả mong đợi là người bệnh có thể tìm
được cách đối phó với các mối lo âu của mình và các kỹ thuật thư giãn khi lo
âu xuất hiện [10].


13

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh lo âu lan tỏa
Kế hoạch chăm sóc cho người bệnh RLLALT cần dựa trên những
nguyên tắc sau:
 An toàn: Can thiệp phải đảm bảo an toàn cho người bệnh, những
người xung quanh, nhân viên y tế và gia đình.
 Phù hợp: can thiệp phải phù hợp với những liệu pháp khác (hóa dược,

tâm lý, phục hồi chức năng) và với từng người bệnh riêng biệt
 Thực tế và rõ ràng: Can thiệp đưa ra nên trong khả năng của người bệnh,
phù hợp với tình trạng bệnh, tuổi, thể lực và sự sẵn sàng thay đổi của người
bệnh.
 Dựa vào bằng chứng: Can thiệp nên được dựa trên nguyên tắc và
những bằng chứng khoa học. Sử dụng can thiệp dựa vào bằng chứng hiệu quả
nhất đó là xem xét giá trị của người bệnh cùng với kinh nghiệm lâm sàng kết
hợp với những bằng chứng tốt nhất [10].
Người bệnh với biểu hiện là những cơn lo âu, hoảng sợ làm ảnh hưởng
đến các chức năng của người bệnh. Người điều dưỡng chăm sóc phải có thái
độ giao tiếp điềm đạm, chan hịa, giải thích cho người bệnh các nội quy và
các kế hoạch chăm sóc tại bệnh viện. Giữ buồng bệnh, khơng gian n tĩnh,
sạch sẽ thống mát tạo sự thoải mái, tin tưởng vào chất lượng chăm sóc, điều
trị. Người điều dưỡng vận dụng những kiến thức, học thuyết điều dưỡng để
giải thích cho người bệnh hiểu về bệnh lo âu lan tỏa và các kỹ thuật để đối
phó với lo âu, các xung đột tăng lên như kỹ thuật tập thở sâu, thư giãn, thể
dục, yoga, thiền, …. khi lo âu đã giảm, trò chuyện với người bệnh để tìm
hiểu các vấn đề có thể gây ra lo âu, các xung đột, căng thẳng tâm lý hoặc nỗi
sợ của người bệnh. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, nghỉ
ngơi, vệ sinh giấc ngủ cho người bệnh.
Mặt khác với người bệnh có những biểu hiện về hành vi không phù hợp
do lo âu, lo lắng q mức gây nên. Điều dưỡng chăm sóc phải tìm hiểu hành vi
đáp ứng không phù hợp của người bệnh trong q khứ là gì từ đó giúp họ xác


14

định các cảm xúc tiêu cực đẫn đến hành vi này. Khuyến khích người bệnh thực
hiện các kỹ thuật giải quyết vấn đề một cách phù hợp, tham gia phát triển các
giải pháp đối phó cho người bệnh đồng thời lập kế hoạch hoạt động thể lực, kỹ

thuật thư giãn và giải trí cho người bệnh. Thực hiện thuốc theo y lệnh và theo dõi
tác dụng không mong muốn của thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời.
Đánh giá kết quả chăm sóc.
Trong quy trình điều dưỡng, đánh giá là bước cuối cùng của quy trình
nhằm đánh giá đáp ứng điều trị và chăm sóc của người bệnh từ đó giúp điều
dưỡng có thể sửa đổi chẩn đốn điều dưỡng, thay đổi kết quả mong đợi thực
tế hơn. Giúp người điều dưỡng đưa ra các can thiệp phù hợp hơn khi mục tiêu
ban đầu không đạt được.
Với người bệnh RLLALT khi đánh giá cần xem xét người bệnh có cảm
thấy lo lắng giảm đi không? Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật và
các triệu chứng cơ thể kèm theo có giảm khơng về cường độ, tần suất xuất
hiện. Đặc biệt đánh giá xem người bệnh có tham gia tập thư giãn luyện tập
đầy đủ khơng? Có biết áp dụng các bài tập thư giãn luyện tập để kiểm sốt và
quản lý cơn lo âu hay khơng. Đánh giá người bệnh có hài lịng về các mối
quan hệ xã hội của mình hay khơng?
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá xem các triệu chứng lo âu,
triệu chứng rối loạn dây thần kinh tự trị và các triệu chứng cơ thể kèo theo
của người bệnh có giảm đi không? Đánh giá các kết quả trắc nghiệm tâm lý
về đánh giá mức độ lo âu HAM - A, đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI
của NB.


15

1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Nghiên cứu về lo âu lan toả trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều tác giả và cơng trình nghiên cứu về rối loạn lo
âu lan tỏa. Năm 1987, nghiên cứu dịch tễ học về rối loạn lo âu lan tỏa trên
người dân Mỹ của Blazer và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cả đời, tỷ lệ mắc
1 năm, 6 tháng của rối loạn lo âu lan tỏa [4].

Năm 1989, Craske MG và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu dựa trên
tiêu chuẩn chẩn đốn của DSM III đã tìm thấy tỷ lệ mắc bệnh, các bệnh phối
hợp, bản chất mạn tính của các triệu chứng [7].
Năm 2001, Hettema và cộng sự nghiên cứu so sánh về rối loạn lo âu lan
tỏa trên 2 giới nam và nữ [27]
Năm 2009, Michael và cộng sự nghiên cứu về đánh giá triệu chứng và
điều trị rối loạn lo âu lan tỏa và nhiều nghiên cứu khác nữa [30].
Tỷ lệ thường gặp
Sự thay đổi về định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa,
cùng với việc tồn tại song song 2 hệ thống chẩn đốn (DSM và ICD) đã gây
khó khăn cho việc thu thập dữ liệu của những nghiên cứu dịch tễ học. Theo
ICD-10, tỷ lệ hiện mắc của rối loạn lo âu lan tỏa là 5-8% dân số, còn theo
DSM-IV là 1,5-3% (Heimberg, 2004) [32]. Tỷ lệ mắc 12 tháng là 3,1%, tỷ lệ
mắc cả đời là 5,6%[31].
Theo độ tuổi:

Dưới 18 tuổi: 2-4% dân số (Portman, 2009) [30]
Từ 18-34: 5,8% dân số.
Từ 35-49: 4,7% dân số
Từ 50-64: 8,6% dân số (Dan J Stein, 2009) [15]
Trên 65: 3,6% dân số (Huge, 2009) [31]

Giới: Rối loạn lo âu lan tỏa gặp ở nữ nhiều hơn nam[25]. [33].
Tuổi khởi phát: Rối loạn lo âu lan tỏa có thể khởi phát sớm ở tuổi 13,
10% khởi phát trên 51 tuổi [29]. Tuổi khởi phát trung bình là 32,7 [26].
1.2.2. Nghiên cứu về rối loạn lo âu lan toả tại Việt Nam


16


Tại Việt nam có rất nhiều nghiên cứu về rối loạn lo âu lan toả. Theo tác
giả Đinh Dăng Hoè (2000) và cộng sự nghiên cứu về tác dụng điều trị rối loạn
lo âu lan tỏa của pregabalin và diazepam [8], và nhiều nghiên cứu khác nữa.
Theo Nguyễn Thị Phước Bình (2010), khi tiến hành nghiên cứu trên 90
người bệnh điều trị nối trú tại Viện Sức Khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch
Mai, cho thấy NB mắc rối loạn lo âu lan toả chiếm tỷ lệ cao nhất trong các rối
loạn lo âu khác (F41): Các triệu chứng tâm thần của rối loạn lo âu lan tỏa
(theo ICD 10) chiếm tỷ lệ cao (85,7% - 100%), phân bố đều giữa 2 giới, xuất
hiện phần lớn thời gian trong ngày. Có 2 triệu chứng khác biệt giữa 2 giới:
cáu kỉnh bực bội dai dẳng: 78.3% ở nữ, 33% ở nam. Lo sợ, sợ chết : 64% ở nữ,
38,1% ở nam. Hồi hộp tim đập nhanh chiếm tỷ lệ cao nhất (93%). Khơ miệng
cũng có tỷ lệ cao: 79%. Vã mồ hơi, cơn nóng lạnh là triệu chứng thường gặp.
Chóng mặt và run tay chân là 2 triệu chứng gặp nhiều ở nữ (70% và
73,9%)[17].
Tương tự, theo Vũ Sơn Tùng (2007), nghiên cứu trên 44 người bệnh
điều trị nội trú tại Viện Sức Khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho
thấy triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan toả xuất hiện đa dạng, phong phú
trên tất cả các cơ quan trong cơ thể: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận – tiết
niệu, thần kinh – cơ, da – giác quan: tim mạch (93,2%), hơ hấp (59,1%), tiêu
hóa (75%), thận – tiết niệu (25%), thần kinh – cơ (63,6%), da – giác quan
(70,5%)[22].
Theo tác giả Trần Nguyễn Ngọc (2019) nghiên cứu trên 170 người
bệnh rối loạn rối loạn lo âu điều trị nội trú tại Viện Sức Khoẻ Tâm thần –
Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy: phần lớn là chủ đề gia đình (79,4%) và tai nạn
bệnh tật (72,46%). Thường gặp nhất là người bệnh có 3 chủ đề lo âu ( 40%),
mức độ lo âu thường gặp là nặng theo HAM-A (45,5%), tần suất xuất hiện
“các cơn” lo âu trung bình của NB nghiên cứu là 5,2  2,7lần/tuần, thời điểm
triệu chứng lo âu nặng lên hầu hết là vào tối (66,7%). Trung bình mỗi NB có
khoảng 8,6  3,2 triệu chứng trên tổng số 22 triệu chứng theo ICD 10.1992:



17

Hồi hộp/ tim đập mạnh/ nhanh (89,4%), bồn chồn (93,5%), căng thẳng tâm
thần (71,7%), khó ngủ vì lo lắng (97,0%), vã mồ hơi (62,9%), khó thở (
61,1%), run (55,8%), và cơn nóng hoặc lạnh(55,2%)[21].


18

Chương 2
MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH
2.1. Khái quát Viện Sức Khoẻ Tâm Thần- Bệnh viện Bạch Mai.
VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
1. Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6 Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch
Mai
2. Điện thoại: 024.35765344
Fax:024.35765346

Email:

3. Website: www.nimh.gov.vn
FB: />4. Cơ cấu tổ chức - nhân sự
Tổng số cán bộ nhân viên: 91 người, trong đó có: 02 phó giáo sư, 07 tiến
sỹ, 04 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 22 thạc sỹ, 01 bác sỹ, 16 cử nhân đại học
(về điều dưỡng, tâm lý), 03 điều dưỡng cao đẳng, 28 điều dưỡng trung cấp, 05
hộ lý và 03 nhân viên khác (lái xe, kỹ thuật viên).
5. Ban Lãnh đạo
Viện trưởng - Bí thư Chi bộ: TS. BS. Nguyễn Dỗn Phương
Các Phó Viện trưởng:

TS.BSCKII.Nguyễn Văn Dũng
PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
TS. Trần Thị Hà An
Chủ tịch Công đồn: ThS. Đặng Thanh Tùng
Bí thư Đồn thanh niên: CN. Bùi Văn Toàn
Điều dưỡng trưởng: ThS. Phạm Thị Thu Hiền
6. Lịch sử hình thành
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ Khoa
Tâm thần.


×