Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ KIM HẠNH

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
VIÊM PHỔI CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Nam Định – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ KIM HẠNH

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
VIÊM PHỔI CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021

CHUYÊN NGÀNH NỘI KHOA

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN MẠNH DŨNG

Nam Định – 2021



i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phịng đào tạo Sau đại

học và q Thầy/Cơ giáo các Bộ môn Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình
trang bị kiến thức, giúp đỡ cho tơi trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ, Ban lãnh đạo Khoa Hồi Sức

Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ đã động viên, giúp đỡ hết mình để tơi hồn
thiện được chun đề.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến:
- ThS. Nguyễn Mạnh Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề,

đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập và hoàn thành
chuyên đề này.
- Xin chân thành cảm ơn tất cả các Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ lý, Bệnh nhân tại

Khoa Hồi Sức Cấp Cứu đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này.
- Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và

đã động viên khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề.


ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh viêm
phổi của điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

năm 2021 là một đánh giá độc lập của bản thân khơng có sự sao chép của người khác.
Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu đánh
giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong q trình viết bài
có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn
Mạnh Dũng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề
gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU.................................................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 13
Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI TẠI KHOA HỒI
SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021 .................. 18
2.1. Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ....................................... 18
2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Khoa
Hồi Sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021. ............................... 23
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 32
3.1. Một số ưu điểm và tồn tại trong cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi. ..... 32
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của ĐD cho NB viêm phổi 35

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 38
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI ............................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVĐK
ĐD

Bệnh viện đa khoa
Điều dưỡng

NB

Người bệnh

PHCN

Phục hồi chức năng


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Phân bố người bệnh được chăm sóc theo tuổi và giới.................................. 24
Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng của NB khi vào Khoa ........................... 24

Bảng 2.3. Phân loại mức độ khó thở của NB khi vào Khoa ........................................ 24
Bảng 2.4. Mức độ bệnh dựa trên thông số SPO2 ....................................................... 25
Bảng 2.5.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở của điều dưỡng
cho người bệnh viêm phổi ......................................................................... 26
Bảng 2.6. Đánh giá việc nhận định, theo dõi, đánh giá NB viêm phổi của điều dưỡng .... 26
Bảng 2.7.Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh viêm phổi của điều dưỡng .... 27
Bảng 2.8. Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, PHCN hô hấp
cho người bệnh ......................................................................................... 28
Bảng 2.9. Đánh giá việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh viêm phổi của điều dưỡng .... 30


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Hình ảnh tổng thể Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ .................................... 18
Hình 2.2. Một số hình ảnh về khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. 22
Hình 2.3. Khu vực chăm sóc và điều trị Khoa Hồi Sức Cấp cứu BVĐK Tỉnh Phú Thọ 22
Hình 2.4. Minh họa ĐD làm việc tại khu vực buồng bệnh theo dõi, đánh giá NB thường
xuyên tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ............................... 27
Hình 2.5. Minh họa hoạt động chăm sóc theo dõi sử dụng thuốc cho NB viêm phổi tại
Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ ............................................. 28
Hình 2.6. Minh họa chăm sóc vỗ rung ngực cho NB viêm phổi tại Khoa Hồi sức cấp cứu
BVĐK tỉnh Phú Thọ. ................................................................................ 29
Hình 2.7. Minh họa buổi tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB viêm phổi tại
buồng bệnh Khoa Hồi sức cấp cứu - BVĐK tỉnh Phú Thọ. ....................... 31
Biểu đồ 2.1. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi ............... 23


1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ
chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn,
virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất [3]. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu
như người già, trẻ em suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn
dịch, nghiện rượu, suy dưỡng hoặc ở người mắc các bệnh phổi từ trước như (viêm phế
quản mạn, giản phế quản, hen phế quản...). Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi
đột ngột và có thể tạo thành dịch nhất là do virus, phế cầu, Hemophillus influenza [3].
Trên thế giới: Tại Ba Lan viêm phổi cấp chiếm 1/3 các trường hợp nhiễm trùng
hơ hấp cấp [3], tại Hungari thì tỷ lệ là 12% các bệnh hô hấp điều trị (1985), tỷ lệ tử vong
ở các nước phát triểnlà 10-15% ở trẻ nhỏ và người già, ở Châu Âu tỷ lệ tử vong của
viêm phổi là khoảng 4,4%,Châu Á 4,1-13,4%, Châu Phi 12,9% [3].
Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Quân y 103
viêm phổi cấp chiếm tỷ lệ 16-25 % các bệnh phổi không do lao, đứng thứ 2 sau hen phế
quản [3]. Viêm phổi cấp (từ 1981-1987) ở Viện Lao và Bệnh phổi là 6,7 % [8]. Học viện
Quân y 103 (từ 1970-1983) khoảng 20-25,7% các bệnh phổi, thứ 3 sau viêm phế quản
và hen phế quản, theo Chu Văn Ý thì khoảng 16,5%[3].
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện hạng I, hàng năm tiếp đón và
điều trị nội trú từ 1400 - 1800 người bệnh viêm phổi khơng có thở máy. Những điểm
hạn chế hiện nay trong điều trị người bệnh viêm phổi tại bệnh viện là cơng tác chăm sóc
người bệnh chưa được tồn diện. Người thầy thuốc mới chỉ quan tâm đến điều trị bệnh
ở giai đoạn cấp, cơng tác chăm sóc hỗ trợ để cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh
cũng như việc cung cấp thông tin về bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe. Cơng tác
chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là một trong những yếu tố then chốt quyết định
hiệu quả điều trị bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi. Việc triển khai tồn diện và từng bước
chuẩn hóa, chun sâu cơng tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh viêm phổi là vấn đề cấp
thiết. Chính vì vậy với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh viêm phổi
tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng cơng tác chăm sóc



2
người bệnh viêm phổi của điêu dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phú Thọ năm 2021” với mục đích đánh giá thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh
viêm phổi của Điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
năm 2021. Phân tích ngun nhân từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường, nhằm nâng
cao hiệu quả cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của Điều dưỡng tại khoa Hồi sức
cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.


3
MỤC TIÊU
1. Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của Điều dưỡng tại

khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc

người bệnh viêm phổi của Điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ năm 2021.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng
Theo Florence Nightingale, 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường
của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ.
1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng [1].
* Theo thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 về Hướng dẫn điều dưỡng về
chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, người điều dưỡng có 12 nhiệm vụ trong cơng

tác chăm sóc người bệnh như sau:
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe.
- Chăm sóc tinh thần.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc dinh dưỡng.
- Chăm sóc phục hồi chức năng.
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật.
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong.
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
- Theo dõi, đánh giá người bệnh.
- Bảo đảm an toàn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc

người bệnh.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án .

*Nguyên tắc thực hành điều dưỡng
Trong cơng tác chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc và đáp
ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Theo học thuyết của
Virgina Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ bản và nguyên tắc trong thực hành
điều dưỡng là hỗ trợ người bệnh đáp ứng các nhu cầu đó: [2]
1. Hỗ trợ NB trong hơ hấp


5
2. Hỗ trợ người bệnh trong ăn uống
3. Hỗ trợ người bệnh trong bài tiết
4. Hỗ trợ người bệnh trong tư thế, vận động: nằm, ngồi, đi đứng
5. Hỗ trợ người bệnh trong ngủ và nghỉ ngơi
6. Hỗ trợ người bệnh trong thay và mặc quân áo

7. Hỗ trợ người bệnh trong duy trì thân nhiệt bình thường
8. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
9. Hỗ trợ người bệnh tránh những nguy hiểm
10. Hỗ trợ tinh thần người bệnh
11. Hỗ trợ người bệnh lao động, giải trí, rèn luyện thể lực
12. Hỗ trợ người bệnh trong giao tiếp
13. Tôn trọng tín ngưỡng, tơn giáo
14. Giúp NB có kiến thức y học thông tường liên quan đến bệnh tật của họ

1.1.3. Khái quát về bệnh viêm phổi[3],[8].
1.1.3.1. Khái niệm bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ
chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn,
virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.
1.1.3.2, Triệu chứng của bệnh viêm phổi

Điển hình của viêm phổi thùy là do phế cầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây
viêm phổi thùy, chiếm tỷ lệ 60-70%, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là trẻ em,
người già, người bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch thì tỷ lệ cao hơn; bệnh thường
xảy ra vào mùa đơng-xn và có khi gây thành dịch hoặc xảy ra sau các trường hợp
nhiễm virus ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, herpes... hay ở người bệnh hôn mê, nằm
lâu, suy kiệt.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao, rét run, sốt giao
động trong ngày, có đau tức ở ngực, khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan toàn trạng mệt
mỏi, gầy sút, chán ăn, ở mơi miệng có Herpes, nhưng các triệu chứng thực thể cịn nghèo
nàn.
Giai đoạn tồn phát: Thường từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng đầy



6
đủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút, biếng ăn,
khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đờm đặc có màu gỉ sắt hay
có máu, nước tiểu ít và sẫm máu.
Khám phổi có hội chứng đơng đặc điển hình (hoặc khơng điển hình) với rung
thanh tăng, ấn các khoảng gian sườn đau, gõ đục, nghe âm phế bào giảm, âm thổi ống
và ran nổ khô chung quanh vùng đơng đặc. Nếu thương tổn nhiều thì có dấu suy hơ hấp
cấp, có gan to và đau, có khi có vàng da và xuất huyết dưới da, ở trẻ em có rối loạn tiêu
hóa như buồn nơn, nơn, bụng chướng.
Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu có lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng,
tốc độ máu lắng cao, soi tươi và cấy đờm có thể tìm thấy phế cầu, có khi cấy máu có
phế cầu. Chụp film phổi thấy có một đám mờ chiếm một thùy hay phân thùy phổi và
thường gặp là thùy dưới phổi phải.
Giai đoạn lui bệnh: Nếu sức đề kháng tốt, điều trị sớm và đúng thì bệnh sẽ thối
lui sau 7-10 ngày, nhiệt độ giảm dần, toàn trạng khỏe hơn, ăn cảm thấy ngon, nước tiểu
tăng dần, ho nhiều và đờm loãng, trong, đau ngực và khó thở giảm dần. Khám phổi thấy
âm thổi ống biến mất, ran nổ giảm đi thay vào là ran ẩm. Thường triệu chứng cơ năng
giảm sớm hơn triệu chứng thực thể. Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu trở về bình
thường, lắng máu bình thường, thương tổn phổi trên X quang mờ dần. Bệnh khỏi hẳn
sau 10-15 ngày.
Nếu không điều trị hay điều trị không đúng, sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng
dần, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc tăng lên, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết hay có
nhiều biến chứng khác như áp xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, màng tim...
Phế quản phế viêm thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê,
sau các nhiễm virus làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...Bệnh khởi phát
từ từ, sốt tăng dần, khó thở càng lúc càng tăng dẫn đến suy hơ hấp cấp, tồn trạng biểu
hiện một nhiễm trùng, nhiễm độc cấp, có thể lơ mơ, mê sảng... khám phổi nghe được
ran nổ, ran ẩm, ran phế quản, rãi rác cả hai phổi, lan tỏa rất nhanh, đây là một bệnh cảnh
lâm sàng vừa thương tổn phổi và phế quản lan tỏa.
Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính tăng, máu lắng tăng;

đặc biệt, trên phim phổi thấy nhiều đám mờ rải rác cả hai phổi tiến triển theo từng ngày.


7
Nếu không điều trị hay điểu trị chậm bệnh sẽ dẫn đến suy hơ hấp nặng, nhiễm
trùng huyết, tồn trạng suy sụp và có thể tử vong.
1.1.3.3. Nguyên nhân
* Do vi khuẩn:
Các loại vi khuẩn gây nên viêm phổi thường gặp nhất hiện nay là: Phế cầu khuẩn,
Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae. Ngồi ra
cịn có các loại vi khuẩn khác như: Liên cầu, tụ cầu vàng, Klebsiella pneumoniae,
Pseudomonas aeruginosa, các vi chuẩn kị khí như Fusobacteriumhoặc các vi khuẩn
gram âm, thương hàn, dịch hạch ...
* Do virus:

Các virus cúm, virus sởi, Adenovirus, virus đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn
nhân nhiễm khuẩn. Ở Mỹ viêm phổi do virus chiếm 73% nhiễm trùng đường hơ hấp
trong đó: 40% do virus cúm.
* Do nấm:

Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus...
* Do ký sinh trùng:

Amip, giun đũa, sán lá phổi.
* Do hóa chất

Xăng, dầu, acid, dịch dạ dày.
* Do các nguyên nhân khác

Bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi, do ứ đọng.

ỉ.1.3.4. Các yếu tố nguy cơ
-

Do thời tiết lạnh.

-

Tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp: Do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào đều làm
tắc nghẽn phế quản, cản trở thông khí phổi.

-

Người bệnh có suy giảm miễn dịch: Do dùng Corticoid, thuốc chống ung thư,
thuốc ức chế miễn dịch, bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải.

-

Thuốc lá: Khói thuốc lá làm giảm hoạt động của tế bào lông chuyển, tăng tiết đờm
rãi, giảm hoạt tính thực bào của đại thực bào phế nang.

-

Nằm bất động lâu: Những người bệnh nằm bất động lâu trên giường dễ bị viêm


8
phổi.
-

Giảm phản xạ ho: Ho là phản xạ bảo vệ tống đờm rãi, giảm bớt tắc phế quản, do

đó làm sạch đường thở. Khi phản xạ ho bị ức chế (do dùng thuốc hoặc suy yếu
hoặc hôn mê) dễ bị viêm phổi.

-

Người bệnh ăn bằng sonde dễ bị viêm phổi do vi khuẩn xâm nhập.

-

Nghiện rượu: Uống nhiều rượu làm giảm phản xạ bảo vệ của cơ thể, giảm sự huy
động bạch cầu chống nhiễm khuẫn.

-

Người già, người bị suy kiệt: Dễ bị viêm phổi do giảm sức đề kháng của cơ thể.

-

Nhiễm virus đường hô hấp trên: Các virus cúm, á cúm, virus hợp bào đường hô
hấp, Adeno virus. Làm suy giảm sự bảo vệ của đường hô hấp dễ phát triển viêm
phổi do vi khuẩn.

ỉ.1.3.5. Chẩn đoán viêm phổi.
* Chẩn đoán xác định dựa vào:
-

Hội chứng nhiễm trùng.

-


Hội chứng đơng đặc ở phổi điển hình hoặc khơng điển hình.

-

Hội chứng suy hơ hấp cấp (có thể có).

-

X quang phổi

* Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào:
-

Diễn biến lâm sàng.

-

Yếu tố dịch tễ học.

-

Kết quả xét nghiệm đờm.

-

Đáp ứng điều trị.

* Chẩn đoán phân biệt:
-


Phế viêm lao: Bệnh cảnh kéo dài, hội chứng nhiễm trùng không rầm rộ, làm các
xét nghiệm về lao để phân biệt.

-

Nhồi máu phổi: Cơ địa có bệnh tim mạch, nằm lâu, có cơn đau ngực đột ngột, dữ
dội, khái huyết nhiều, choáng.

-

Ung thư phế quản - phổi bội nhiễm: Thương tổn phổi hay lặp đi lặp lại ở một
vùng và càng về sau càng nặng dần.

-

Áp xe phổi giai đoạn đầu.


9
-

Viêm màng phổi dựa vào X quang và lâm sàng.

-

Xẹp phổi: Khơng có hội chứng nhiễm trùng, âm phế bào mất, khơng có ran nổ. X
quang có hình ảnh xẹp phổi.

1.1.3.6, Điều trị viêm phổi:
* Nguyên tắc điều trị

-

Điều trị kháng sinh sớm, đủ liệu trình và theo dõi sát diễn biến của bệnh.

-

Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển.

-

Bù nước và điện giải do sốt cao, ăn uống kém, nôn, tiêu chảy.

-

Chế độ ăn lỏng, dễ tiêuđảm bảo đủ calo, ăn tăng đạm và các loại vitamin B, C.

-

Điều trị triệu chứng.

* Điều trị cụ thể:
-

Thuốc hạ sốt:Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng
Paracetamol hoặc Acetaminophene.

-

Đảm bảo thơng khí: Nếu có suy hơ hấp thì cho người bệnh thở ơxy qua sonde
mũi 5-10 lít/phút tùy mức độ, (nếu có suy hơ hấp mạn thì giảm liều cịn 1-2 lít

/phút và thở ngắt quảng).

-

Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm
Theophylline 100-200 mg x 3 lần/ngày.

-

Các loại thuốc giảm ho và long đờm: Nếu ho nhiều có thể dùng Codein 100 mg
x 3 lần/ngày. Nếu đờm đặc và khó khạc có thể dùng các loại như Terpin, Benzoat
Natri, Eucaylyptinhoặc Acemuc, Exocemuc, Mucosolvon, Rhinathiol 2-3
gói/ngày hoặc 3-4 viện/ngày.

-

Điều trị nguyên nhân: Là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh.
Kháng sinh sử dụng sớm, đúngloại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ; khi chưa có
kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm
của thầy thuốc, thể trạng người bệnh và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng
xử trí kịp thời.

1.1.3.7.Phịng bệnh.
Viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm trùng đưịng hơ hấp dưới phổ biến nhất,


10
ngày nay nhờ vào nhiều loại kháng sinh mới, mạnh nên tỷ lệ biến chứng và tử vong giảm
nhiều. Tuy nhiên vẫn có trưịng hợp xảy ra thành những vụ dịch nhất là do virus. Để
phòng bệnh, giảm biến chứng phải nâng cao thể trạng, giữ ấm trong mùa lạnh, loại bỏ

những yếu tố thúc đẩy như mơi trưịng khơng trong sạch, khơng hút thuốc lá, phịng
ngừa và điều trị sớm, tận gốc các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, các đợt cấp của bệnh
phổi mạn tính, điều trị sớm và theo dõi sát giai đoạn sớm của nhiễm trùng đưịng hơ hấp,
tránh lây lan. Ngày nay đã có một số vaccin của nhiều loại virus đã được sử dụng và cả
một số thuốc chống virus.
1.1.4. Chăm sóc người bệnh viêm phổi
1.1.4.1. Nhận định người bệnh: (nhận định đầy đủ và tồn diện)
* Hỏi bệnh:
-

Hình thức của khởi phát bệnh như thế nào?

-

Bệnh lý hiện tại của người bệnh được biểu hiện như thế nào?
+ Cơn rét run, tính chất thời gian kéo dài của cơn rét run, mức độ sốt, ho, tính
chất ho, đờm như thế nào?
+ Đau ngực: Tính chất đau, kèm theo khó thở khơng? Mệt mỏi? Ăn uống như thế
nào?

-

Khai thác tiền sử: Trước đây người bệnh có bị mắc các bệnh đường hơ hấp không?
Các thuốc đã sử dụng? Các yếu tố nguy cơ: có nghiện rượu và hút thuốc lá khơng?

* Thăm khám để phát hiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh:
-

Thể trạng: mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Biểu hiện nhiễm khuẩn: lưỡi bẩn, thở hôi,
tăng thân nhiệt và diễn biến của thân nhiệt, tổn thương đi kèm.


-

Hô hấp: tần số thở, khó thở, mức độ và tính chất khó thở, mức độ tím tái, số
lượng, màu sắc, tính chất của đờm.

-

Tuần hoàn: đếm mạch, đo huyết áp, nghe tim, biểu hiện vã mồ hôi, đo lượng tiểu
trong 24 giờ.

-

Tham khảo kết quả xét nghiệm cận lâm sàng: hình ảnh Xquang và các kết quả xét
nghiệm khác.

-

Đánh giá nhận thức của người bệnh về tự chăm sóc và phịng bệnh.

1.1.4.2. Chẩn đốn chăm sóc

Các chẩn đốn điều dưỡng phải dựa trên kết quả nhận định thực tế khi hỏi và


11
thăm khám người bệnh. Các chẩn đốn chăm sóc chính của người bệnh viêm phổi có
thể bao gồm:
-


Giảm lưu thơng đường thở do tổn thương nhu mô phổi, xuất tiết nhiều dịch viêm.

-

Nguy cơ bị các biến chứng nặng, nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn do tình trạng
viêm phổi nặng, do sức đề kháng cơ thể giảm.

-

Suy kiệt cơ thể do mất nhiều năng lượng, mất nước và điện giải do sốt cao, khó
thở (càng sốt cao, càng khó thở, càng mất nước và điện giải nhiều).

-

Thiếu kiến thức tự chăm sóc và phịng bệnh do chưa được tư vấn đầy đủ.

1.1.4.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Dựa trên các chẩn đốn điều dưỡng đã có, các mục tiêu chăm sóc tương ứng cho người
bệnh viêm phổi là:
-

Cải thiện lưu thông đường thở cho người bệnh.

-

Ngăn ngừa các biến chứng của viêm phổi cho người bệnh.

-


Nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

-

Tăng cường nhận thức về tự chăm sóc và phịng bệnh.

1.1.4.4. Thực hiện chăm sóc:
* Tăng cường lưu thơng đường thở

Áp dụng các biện pháp làm lỏng và loãng các chất tiết đường thở như đảm bảo
đủ dịch và điện giải, đảm bảo đủ độ ẩm và ấm của khí thở vào cho người bệnh, thực
hiện một số thuốc giúp làm loãng chất xuất tiết khi có chỉ định.
Tiến hành dẫn lưu tư thế khi tình trạng người bệnh ổn định, tư thể người bệnh khi
dẫn lưu tùy thuộc vào vị trí tổn thương phổi, kết hợp vỗ và rung lồng ngực và ho mạnh
sau dẫn lưu để tống đờm ra ngồi.
Khi tình trạng người bệnh cải thiện hơn như: đỡ khó thở, đỡ mệt, mạch và huyết
áp ổn định, hướng dẫn người bệnh thực hiện các kỹ thuật giúp tăng cường lưu thông
đường thở, cụ thể như sau:
- Kỹ thuật thở sâu: hít vào sâu bằng mũi một lần và thở ra qua miệng mím mơi

liên tục 2-3 lần, kéo dài thì thở ra càng lâu càng tốt để tăng thơng khí và thực hiện ho có
hiệu quả để loại bỏ chất tiết đường thở ra ngồi.
- Giúp người bệnh ho có hiệu quả:


12
+ Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước, vì tư thế này cho phép ho mạnh hơn.
+ Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho.
+ Hít vào chậm qua mũi thở ra qua mơi khép kín.
+ Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra, trong khi co cơ bụng đúng lúc ho.

Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các phương tiện như dụng cụ, thuốc phối hợp
với bác sỹ tiến hành thủ thuật dẫn lưu mủ với trường hợp áp xe phổi khi có chỉ định.
* Khống chế nhiễm khuẩn
- Thực hiện nghiêm túc các thuốc kháng sinh đã có trong y lệnh, đặc biệt là các

yêu cầu về liều lượng, thời gian, đường dùng và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
- Thực hiện và đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và vô khuẩn người bệnh và buồng

bệnh như: vệ sinh răng miệng thường xuyên cho người bệnh, có thể hướng dẫn người
bệnh súc miệng bằng dung dịch vệ sinh miệng hoặc nước lá thơm để giảm mùi hơi do
mủ cịn đọng trong phổi, lau mồ hôi, vệ sinh da cho người bệnh, vệ sinh buồng bệnh
bằng dung dịch sát khuẩn buồng bệnh.
- Cung cấp cho người bệnh chế độ ăn tăng đạm, tăng calo, giàu vitamin để chống

đỡ tình trạng viêm phổi nặng. Trường hợp người bệnh ăn uống bằng đường miệng không
đảm bảo phải bổ sung dĩnh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch theo chỉ định.
- Thường xuyên theo dõi đáp ứng của người bệnh với điều trị, những biểu hiện

của cải thiện tình trạng viêm phổi như diễn biến về thân nhiệt, mạch , huyết áp, màu sắc
và tính chất đờm..., nếu phát hiện diễn biến bất thường hoặc bệnh không thuyên giảm,
cần thông báo và thảo luận với Bác sỹ để có các điều chỉnh thích hợp như xét nghiệm
bổ xung, thay thế kháng sinh.
* Nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng
- Hướng dẫn và tạo điều kiện để người bệnh nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, nâng

cao đầu giường khi có khó thở, thay đổi tư thế thường xuyên để tăng lưu thông đường
thở, trợ giúp người bệnh 1 số hoạt động khi cần giảm tiêu hao năng lượng.
- Thực hiện y lệnh truyền dịch, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc giảm ho khi có chỉ

định giúp giảm mệt nhọc và giảm tiêu hao năng lượng cho người bệnh.

- Cung cấp và hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh thực hiện chế

độ ăn tăng đạm, tăng calo và vitamin từ các nguồn gốc khác nhau (tham khảo Phụ lục 3
và 4), chế biến thức ăn phải đảm bảo dễ tiêu hóa, chia làm nhiều bữa nhỏ để đảm bảo ăn


13
hết khẩu phần.
- Hàng ngày theo dõi sự đáp ứng của người bệnh về toàn trạng, cân nặng, thân

nhiệt, mức độ đau ngực và các biểu hiện nhiễm trùng khác để có kế hoạch điều chỉnh
phù hợp .
* Tăng cường nhận thức về tự chăm sóc và phịng bệnh
- Sau khi hết sốt, các biểu hiện nhiễm trùng thuyên giảm, hướng dẫn người bệnh

tham gia váo các hoạt động sinh hoạt hằng ngày một cách từ từ.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và tập ho có hiệu quả để làm sạch đường

thở và giãn nở phổi.
- Chỉ cho người bệnh những yếu tố nguy cơ gây bệnh trên cơ sở đó thuyết phục người
bệnh tránh hoặc loại bỏ như thôi hút thuốc lá.
-Tránh làm việc quá sức, thay đổi nhiệt độ đột ngột, khơng uống rượu vì làm giảm sức
đề kháng của cơ thể.
- Khuyên người bệnh ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi thỏa đáng để tăng sức đề
kháng.
- Dặn người bệnh khi ra viện tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Hẹn người bệnh đến khám lại và kiểm tra lại trên X quang phổi sau 4 tuần kể

từ khi ra viện.
1.1.4.5. Đánh giá chăm sóc


Đánh giá kết quả chăm sóc cần dựa trên các mục tiêu chăm sóc đặt ra ở từng thời điểm
cụ thể. Chăm sóc NB nhiễm khuẩn phổi có kết quả tốt khi:
- Tình trạng hơ hấp được cải thiện: Khơng khó thở, khơng đau ngực, ho khạc đờm

ít dần và hết.
- Tình trạng nhiễm khuẩn được cải thiện: hết sốt, khơng có các biến chứng.
- Tồn trạng được cải thiện, người bệnh ăn uống được, dịch và thuốc được thực

hiện đầy đủ và chính xác.
- Người bệnh được cung cấp các kiến thức tự chăm sóc và phịng bệnh, biết cách

thở sâu, ho có hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


14
Viêm phổi là bệnh khá phổ biến nhưng không dễ dàng có thể báo cáo được một
cách chính xác và phần lớn các thống kê về tần xuất mắc bệnh đều dựa trên những ước
đốn thơ [10]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 4-5 triệu trường hợp mắc viêm phổi cộng
đồng [11], khoảng 45000 ca tử vong. Ở Pháp, Đức, Ý, Anh, mỗi năm có khoảng 1-3
triệu trường hợp viêm phổi cộng đồng: Trong đó: 21-51% ca cần nhập viện điều trị. Tỷ
lệ tử vong do viêm phổi thay đổi theo từng quốc gia như Canada là 16%, Thụy Điền là
8%, Anh là 13%, Tây Ban Nha là 20%. Nói chung tần xuất mắc bệnh viêm phổi cộng
đồng thay đổi từ 2,6-16,8 trường hợp /1000 dân mỗi năm và tỷ lệ tử vong từ 15-30% ở
người bệnh nhập viện và từ 1-5% ở người bệnh khơng nhập viện. Ngồi ra tỷ lệ mắc
bệnh thay đổi tùy thuộc vào tuổi giới, chủng tộc và tình trạng kinh tế [9]. Viêm phổi
cộng đồng thường gặp ở người bệnh dưới 5 tuổi và trên 65 tuổi. Tỷ lệmắc bệnh của
người bệnh từ 0-4 tuổi là 12-18/1000 trẻ và trên 65 tuổi là 16,1/1000 dân [8]. Viêm phổi

xảy ra ở người da đen nhiều hơn người da trắng, nam nhiều hơn nữ, gặp nhiều nhất trong
những tháng mùa đông và những mùa dịch cúm. Tuy nhiên trong những năm gần đây
dịch tễ học của viêm phổi đã thay đổi và gia tăng rất nhiều do các yếu tố như sự thay
đổi về dân số, điều kiện về kinh tế, môi trường sống ô nhiễm nhiều khói bụi. Sự thay
đổi về khí hậu thời tiết, các bệnh lí nội khoa đi kèm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
bệnh đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh lí gan mạn, suy giảm miên dịch. Do sự xuất
hiện của các tác nhân gây viêm phổi mới cũng như sự thay đổi độ nhạy cảm của những
vi khuẩn thường gặp như: Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae,
Staphynocccus areus [4].
Macfarlane và cộng sự nghiên cứu về nguyên nhân và kết quả điều trị viêm phổi
ở người trưởng thành [10], cho kết quả như sau: trong 1089 người bệnh phải nhập viện
có 58% là nam, tuổi trung bình là 60 ± 18, Nguyên nhân gây viêm phổi nhiều nhất là:
Staphynococcus aureus chiếm 32%, tiếp theo là Streptococcus pneumonia,
Pseudomonas aeruginosa. Tỷ lệtử vong ở người bệnh nhiêm Pseudomonas là 89%, tỷ
lệtử vong ở người bệnh nhiêm Steptococcus là 53%, tỷ lệtử vong chung còn rất cao là
51%. Như vậy,tỷ lệtử vong của viêm phổi cộng đồng trong nghiên cứu này quá cao so
với tỷ lệtử vong của các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Ý .
Một nghiên cứu khác của Miyashita và cộng sự[11] về viêm phổi ở những người
bệnh nặng phải nhập viện điều trị có tuổi >50 và có những yếu tố nguy cơ là những bệnh


15
mạn tính kèm theo. Trong 124 người bệnh nhập viện thì có 64% là có các bệnh mạn tính
về đường hơ hấp, đái tháo đường là 32%, cịn lại là các nguyên nhân khác. Tỷ lệmắc
bệnh ở lứa tuổi này là 23,67/1000 dân. Nghiên cứu này nhấn mạnh đặc điểm của người
bệnh trong dịch tễ học.
Một nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và gánh nặng kinh tế của viêm phổi trong độ
tuổi lao đồng tại New York (Mỹ) [10]. Đây là một nghiên cứu thuần tập hồi cứu dựa theo
các dữ liệu báo cáo y tế ở người bệnh từ 18-64 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệmắc bệnh trong
độ tuổi trên là 10,6/1000 dân, chi phí cho một ca là rất tốn kém 20961 đô la. Đặc biệt là

lứa tuổi này là lứa tuổi lao động nên cần phải có chiến dịch phịng chống và tun truyền
sâu rộng để đạt kết quả tốt nhất trong phòng chống bệnh viêm phổi.
Một nghiên cứu khác ở Nhật bản về các viêm phổi nặng xác định yếu tố nguy cơ
và nguyên nhân gây bệnh có giá trị lớn trong điều trị [11]. Đây là một nghiên cứu hồi
cứu được tiến hành tại các cơ sở chăm sóc Y tế đặc biệt. Tất cả người bệnh đều được
chẩn đoán là viêm phổi theo tiêu chẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới, thu được
kết quả như sau: Trong 290 người bệnh tuổi trung bình là 64±16, nam nhiều hơn nữ, tỷ
lệphân lập được vi khuẩn là 24%. Vi khuẩn phân lập dược nhiều nhất là Streptococcus
pneumonia là 57%,người bệnh phải hỗ trợ thơng khí nhân tạo, 45% có sốc nhiêm trùng
khi nhập viện. Tỷ lệtử vong là 29%. Như vậy việc phân tầng yếu tố nguy cơ trong viêm
phổi và xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất lớn trong điều trị thành công viêm
phổi cộng đồng.
Các dấu hiệu về nhiễm khuẩn sớm và mối liên quan của chúng trong quyết định
điều trị kháng sinh cũng được Macfarlane và cộng sự, nghiên cứu về tiện ích của
Procalcitonin, Protein C-Cretive và bạch cầu kết hợp để tiên lượng và điều trị viêm phổi
cộng đồng. Nghiên cứu được tiến hành lấy máu từ ngày thứ 1,3,5,7 và sau 30 ngày để xét
nghiệm kết quả trong 925 người bệnh có 50 người bệnh tử vong, 118 người bệnh có kết
quả tiên lượng xấu nếu mức độ procalcitonin, C protein,bạch cầu không giảm. Tỷ lệtử
vong ở những ngày thứ 3,5,7 cũng phù hợp với mức độ tăng của các xét nghiêm trên.
Nghiên cứu này giúp ta hiểu biết về giá trị của các phản ứng trên và giá trị tiên lượng của
nó theo mức độ đầu tiên là procalcitonin, tiếp theo là protein, cuối cùng là bạch cầu [10].
Một nghiên cứu của Bryan và cộng sựvề phế cầu tìm thấy trong máu người bệnhviêm
phổi cộng đồng đã chỉ ra rằng: Nồng độ kháng nguyên phế cầu trong máu càng lớn thì


16
thời gian nằm viện sẽ ít hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [10].
Về điều trị kháng sinh Reynoldsđã so sánh kết quả điều trị viêm phổi bằng
Ceftriaxone và Amocicillin-Clavulanate kết luận rằng: trong 2000 người lớn được chọn
ngẫu nhiên, chia làm hai lô, mỗi lô điều trị một loại thuốc kết quả cho biết khơng có sự

khác biệt khi dùng điều trị hai loại thuốc trên. Nhưng dùng Ceftriaxone thì chi phí rẻ
hơn so với Amocicillin-Clavulanate [13]. Nghiên cứu của Bryan và cộng sự về điều trị
viêm phổi cộng đồng bằng Levofloxacine 750mg tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày; so với
500mg tiêm tĩnh mach trong 7-14 ngày. Kết quả cho thấy trong 241 người bệnh chia
làm hai nhóm: nhóm điều trị với liều 750mg/ngày và nhóm điều trị với liều 500mg/ngày;
hiệu quả điều trị là như nhau, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Các phản ứng phụ
của thuốc và các xét nghiêm men gan, bạch cầu,chức năng thận khơng có sự khác biệt
[10].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Mặc dù viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp nhất trên lâm
sàng nhưng hiện nay vẫn chưa có một tổng kết mang tính tồn diện. Chỉ có một vài số
liệu nghiên cứu riêng lẻ ở một số bệnh viện ghi nhận như sau:Bệnh viện Bạch Mai, trước
năm 1985, viêm phổi do vi khuẩn chiếm tỷ lệ12% các bệnh về phổi [5]. Tại khoa hô hấp
Học viện Quân y 103, tỷ lệ viêm phổi chiếm 1/5-1/4 số người bệnh ở khoa phổi.
Theo Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Thủy, một nghiên cứu hồi cứu về viêm phổi
cộng đồng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2011 trong 167 người bệnh gặp đủ
các lứa tuổi từ 16 trở lên, nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ1,6/1. Triệu chứng lâm sàng thường
gặp nhất là ho(88%), khạc đờm (64,1%), ran nổ (44,9%), ran ẩm (25,7%), hội chứng
đông đặc(1,8%), hội chứng 3 giảm (15%). Các yếu tố nguy cơ: hút thuốc (41,2%),
nghiện rượu (13,8%).Các vi khuẩn phân lập được chủ yếu là: Klebciellaneumoniae
(34,5%)Acinebacterbaumanii

(17,2%),

Pseudomonas

aeruginos

a


(17,2%),

E.coli(6,9%) [4].
Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập đến kết quả điều trị. Tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2004 có 710 trường hợp viêm phổi,
trong 29353 người bệnh nhập viện chiếm tỷ lệ1,4%. Có 44 trường hợp tử vong do viêm
phổi trong tổng số 297 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ14,8%. Các nghiên cứu về viêm
phổi của bệnh viện trên tập chung chủ yếu về sự đề kháng của vi khuẩn và đặc điểm của


17
vi khuẩn gây viêm phổi như: Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng invitro vi khuẩn gây
viêm phổi tại bệnh viện Nguyên Tri Phương 2005-2006 của tác giả Lê Tiến Dũng, Cũng
tác giả này năm 2008 kháo sát đặc điểm và sự đề kháng invitro vi khuẩn gây viêm phổi
cộng đồng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chỉ ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
gây viêm phổi cộng đồng là rất lớn kháng hoàn toàn với kháng sinh beta lactam, kháng
nhiều với kháng sinh cephalosporin các thế hệ, hiện kháng cả với nhóm quinolone. Vi
khuẩn gram âm nhiều hơn vi khuẩn gram dương. Năm 2011 tác giả Ngô Quý Châu và
cộng sự chỉ ra rằng vi khuẩn còn kháng thêm với kháng sinh nhóm
meropenem,imipenem với tỷ lệ tương ứng là 18% và 8% [4].
Nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc bệnh viện Chợ Rẫy(Thành Phố Hồ Chí Minh),
đánh giá đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và hiệu quả điều trị viêm phổi kết luận 80,5%
điều trị thành công, 11,1% tử vong do bệnh tiến triển nặng lên, thời gian điều trị 6-10
ngày chiếm 40,1%, 11-14 ngày chiếm 22,2%,trên 15 ngày chiếm 13,9%, 70,8% người
bệnh ban đầu được điều trị một kháng sinh, 29,2% được điều trị kết hợp hai kháng sinh.
Các kháng sinh cephalosporine được sử dụng nhiều nhất 78,3%,tiếp đến là macrolides
và nhóm quillone. Tuy nhiên, cần thiết tối ưu hóa qui trình chẩn đốn và điều trị viêm
phổi nhằm tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.
Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi [8]. Trong số 3606 bệnh nhân
điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 - 2000 có 345 bệnh nhân viêm phổi

(9,57%), đứng hàng thứ tư trong số tất cả các nguyên nhân gây tử vong [5].


×