Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe người bệnh tăng huyết áp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 47 trang )

i

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MINH

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


ii

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MINH

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Nội người lớn

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Vũ Văn Đẩu



NAM ĐỊNH - 2021


i


i

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng Nội với đề tài “Thực trạng
công tác giáo dục sức khỏe người bệnh tăng huyết áp của điều dưỡng tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả của quá trình lỗ lực cố gắng của bản thân
và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
người thân. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS.Vũ Văn
Đẩu đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã
tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, khoa Nội Tim mạch và
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Minh



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Phương Minh xin cam đoan đây là cơng trình của riêng
tơi, do chính tơi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác
và đáp ứng các quy định về trích dẫn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Nam Định, ngày tháng 12 năm 2021
Người cam đoan

Nguyễn Thị Phương Minh


i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 3
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 3
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 124
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ………………………………....18
1. Thông tin chung về khoa Nội Tim mạch – BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 18
2. Khảo sát thực trạng GDSK cho người bệnh THA tại khoa Nội Tim mạch BVĐK tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ........................................................................................... 255

3.1. Thực trạng của vấn đề …….…………………………………………….25
3.2. Giải pháp……………………………………………………………….29
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 30

1. Thực trạng GDSK ................................................................................................... 30
2. Các giải pháp........................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HA

Huyết áp

NB

Người bệnh

THA

Tăng huyết áp



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số người mắc bệnh THA và số người bị tai biến mạch máu

21

não do THA điều trị tại Khoa Nội Tim mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2016 – 2020

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Tờ rơi về phịng chống THA

19

Hình 2 : Pano về phịng chống THA

20

Hình 3: Điều dưỡng đo huyết áp cho người bệnh

25

Hình 4: Điều dưỡng tư vấn cách sử dụng thuốc cho người bệnh THA

25

Hình 5: Điều dưỡng thực hiện khảo sát kiến thức của người bệnh


26



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối
đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người. Trong số các trường hợp mắc bệnh
và tử vong do tim mạch có tới 35% - 45% nguyên nhân trực tiếp là do tăng huyết áp
[3]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) vào năm 2000 trên tồn thế
giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và ước tính vào năm 2025 con số này là
1,56 tỷ người [24]. Ngày nay, tăng huyết áp được xem là gánh nặng toàn cầu
khoảng 64 triệu người sống trong tàn phế do biến chứng của tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của viện Tim mạch Việt Nam tại
8 tỉnh /thành phố của nước ta thì tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở
lên đã là 25,1%. Nghĩa là cứ 8 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp
[6]. Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người)
khơng biết mình bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) những người đã
biết bị tăng huyết áp nhưng không có biện pháp điều trị nào và 64% những người đó
(khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được
huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay có khoảng 9,7 triệu người hoặc
không biết bị tăng huyết áp, hoặc tăng huyết áp nhưng khơng được điều trị hoặc có
điều trị nhưng chưa được số huyết áp về mức bình thường [3].
Tăng huyết áp được coi là kẻ sát nhân thầm lặng, nguy hiểm là vậy nhưng tăng
huyết áp lại là căn bệnh diễn biến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu
hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh thường khơng thấy có
gì khác biệt với người bình thường. Nhiều khi người bệnh thấy có triệu chứng đau
đầu xuất hiện thì ngay tiếp theo đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời,
do họ đã bị xuất huyết não nặng [3], [8].
Đây là bệnh mạn tính địi hỏi người bệnh tự chăm sóc rất cao, do đó người bệnh

cần phải có kiến thức về bệnh và cách chăm sóc tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh
cần được giáo dục sức khỏe để biết cách chăm sóc và phịng ngừa biến chứng của
bệnh.


2
Việc điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan
trọng nhất vẫn thuộc về người bệnh. Hiện nay, nhận thức của người nhân về sự
thường gặp, về mức độ nguy hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mức. Việc
điều chỉnh để có một lối sống hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng,
chống bệnh THA nhưng việc áp dụng trong thực tế lại khơng đơn giản vì những
thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại từ khá lâu và nhận thức của người dân
cũng còn những hạn chế nhất định; người bệnh THA lại thường hay có nhiều bệnh
lý khác đi kèm như: béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu... làm cho việc khống
chế số đo HA càng khó khăn hơn. Việc điều trị THA cần phải được thực hiện một
cách liên tục và lâu dài. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bệnh chưa thực hiện
được đúng theo những nguyên tắc này, cũng có thể do người bệnh tự lầm tưởng là
bệnh đã khỏi hoặc do điều kiện kinh tế có khó khăn khơng tiếp tục mua được thuốc
nữa hoặc do một vài tác dụng phụ của thuốc gây ra đối với bệnh nhân... Do đó, cơng
tác truyền thơng giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp giữ một vai trò rất
quan trọng.
Theo thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về
hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện quy định
nhiệm vụ chun mơn chăm sóc người bệnh là tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế tại khoa Nội tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh
Phúc thì cơng tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp còn nhiều hạn
chế dẫn chế dẫn đến người bệnh tái nhập viện và xảy ra biến chứng vẫn còn. Xuất
phát từ thực tế trên, tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng công tác giáo dục sức
khỏe người bệnh tăng huyết áp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp
của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động giáo dục cho người bệnh tăng
huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.


3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số định nghĩa

a. Khái niệm về giáo dục sức khỏe [1].
Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy
nghĩ, tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe có hại
thành hành vi sức khỏe có lợi, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, tập thể và
cộng đồng.
GDSK phòng chống tăng huyết áp là một q trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của người bệnh, nhằm nâng cao hiểu biết – kiến
thức về bệnh Tăng huyết áp, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lối sống lành
mạnh để bảo vệ nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
GDSK phòng chống tăng huyết áp tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của
con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách
ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe [1].
b. Khái niệm về huyết áp, tăng huyết áp [5].
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa
máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:
 Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình
thường từ 90 đến 139 mmHg.
 Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới),
bình thường từ 60 đến 89 mmHg.

Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp (huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp
tâm trương) cao hơn mức bình thường. Theo tổ chức y tế thế giới, tăng huyết áp khi huyết
áp tâm thu từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
1.2. Phân loại giai đoạn tăng huyết áp [4].


4

Khái niệm

Bảng: ảả
HA tâm thu

HA tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

HA tối ưu

< 120



< 80

HA bình thường

< 130


và/hoặc

< 85

130 - 139

và/hoặc

85-89

Độ I

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

Độ II

160 - 179

và/hoặc

100 - 109

Độ III

≥ 180


và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

Tiền THA
Tăng huyết áp

Theo tính chất:
 THA thường xuyên: Chỉ số huyết áp tăng thường xuyên ở mức ≥ 140 mmHg
 THA dao động: Chỉ số huyết áp ≥ 140 mmHg không thường xuyên
 THA cơn: Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, có những
cơn THA tăng vọt, những lúc có cơn này thường dễ xảy ra tai biến.
Theo nguyên nhân:
 THA nguyên phát (vô căn)
 THA thứ phát.
Đối với người bệnh THA khi đo lần đầu: huyết áp (max): 140-159 mmHg, HA
(min):90-99 mmHg cần khẳng định lại trong vòng 1-2 tuần.
Nếu đo HA lần đầu >160/100 mmHg thì có thể xác định là THA.
Vì HA có thể lên xuống trong những điều kiện nhất định nên để biết một người
có tăng HA hay khơng thì khơng thể xác định qua một lần đo mà phải đo nhiều lần
trong ngày, thậm chí là trong tháng. Khi đó người bệnh phải tn thủ những yêu cầu

như: không hút thuốc lá hoặc uống cà phê trước khi đo khoảng 30 phút, tinh thần
được thoải mái và phải đo đúng phương pháp [5].


5
1.3. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp [4] [5]
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có
một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:

- Hút thuốc lá.
- Béo phì hoặc dư cân.
- Đái tháo đường.
- Cơng việc địi hỏi phải ngồi lâu.
- Thiếu hoạt động thể lực.
- Lượng muối ăn vào nhiều.
- Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
- Thiếu hụt vitamin D.
- Uống rượu nhiều.
- Căng thẳng.
- Tuổi già.
- Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa Tăng huyết áp dạng uống.
- Gen: yếu tố về gia đình có người tiền căn bị tăng huyết áp.
- Bệnh thận mạn tính.
- Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.
1.4. Những triệu chứng tăng huyết áp có thể có như [4] [5]

- Đau đầu dữ dội.
- Mệt mỏi.
- Hoa mắt chóng mặt.
- Nơn ói.

- Có vấn đề về thị giác.
- Đau ngực.
- Các vấn đề về hô hấp.
1.5. Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp [4] [5]

*Các biến chứng tim mạch:
- THA lâu ngày làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm
các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch


6
máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mãng xơ vữa động
mạch và làm hẹp mạch vành. Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh thấy
đau ngực, ngẹn trước ngực khi gắng sức, khi vận động nhiều, cơn đau giảm khi
người bệnh ngừng gắng sức (triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ). Đau trước
ngực có thể lan lên cổ, lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mãng xơ vữa động mạch
bị nứt, vỡ thì trong lịng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động
mạch vành làm người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh
thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, tốt mồ hơi, đau có thể lan lên cổ, lan ra tay
trái, lan ra sau lưng .
- THA làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên).
- Người bệnh bị nhồi máu cơ tim do THA sẽ có một vùng cơ tim bị chết,
khơng thể co bóp được, dẫn đến suy tim. THA lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu
không được điều trị THA cũng sẽ dẫn đến suy tim.
* Các biến chứng về não:
- Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp
lực cao có thể bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt
hồn tồn, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của người bệnh tùy vùng xuất huyết
lớn hay nhỏ và tùy vị trí vùng xuất huyết).
- Nhũn não: THA làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu

mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây
chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).
- Thiếu máu não: THA làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm
lên não khơng đủ khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.
* Các biến chứng về thận:
- THA làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm người bệnh tiểu ra protein
(bình thường khơng có); lâu ngày gây suy thận.
- THA còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết
áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.
* Các biến chứng về mắt:


7
THA làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lịng
mạch lại. Khi có q trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch
và cản trở tuần hoàn làm người bệnh hư mắt tiến triển theo các giai đoạn. THA còn
làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến
mù lịa.
* Các biến chứng về mạch ngoại vi:
- THA làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch
chủ dẫn đến chết người.
- THA làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động
mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng
lại nghỉ (đau cách hồi).
Đại đa số người bệnh bị THA thường khơng có các dấu hiệu nào cảnh báo
trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ,
béo... là hết sức sai lầm. Nhiều người bệnh hoàn tồn cảm thấy bình thường, do vơ
tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là
biến chứng nặng nề của người bệnh THA do bị tai biến mạch máu não. Do vậy, việc
kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi,

béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị THA…) là hết sức cần thiết
và quan trọng.
Chỉ một số nhỏ (dưới 5%) là THA có căn nguyên (tức là do hậu quả của một
số bệnh lí khác: như hẹp động mạch thận, có khối u ở tuyến thượng thận…). Trên
đa số người bệnh những dấu hiệu thể hiện bệnh khơng có gì khác biệt so với người
bình thường. Do vậy, rất nhiều người bệnh cho đến khi bị các biến chứng, thậm chí
tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan
trọng như thế nào.
THA nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng
nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe,
sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.


8
1.6. Điều trị tăng huyết áp [4] [5]

a. Nguyên tắc chung
THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều
trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch
Huyết áp mục tiêu cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh
vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu
cần đạt là <130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác
đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều trị kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Khơng nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ
tình huống cấp cứu [4].
b. Biện pháp điều trị
Điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống và loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Giảm thừa cân, không ăn

mặn, không uống bia rượu hoặc dùng các chất kích thích tim mạch, khơng hút thuốc
lá, hạn chế ăn mỡ hoặc phủ tạng động vật, tăng cường vận động thể lực, ăn nhiều
rau xanh, trái cây. Loại bỏ hoặc điều trị tích cực các nguyên nhân đối với tăng huyết
áp thứ phát cùng với thay đổi lối sống.
Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp
Sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp phù hợp cho người bệnh dùng khởi đầu
bằng liều thấp, tăng dần cho đến khi đạt hiệu quả kiểm soát huyết áp. Khi loại thuốc
đang sử dụng khơng cịn đáp ứng hoặc khơng cịn phù hợp thì thay đổi hoặc phối
hợp với loại thuốc khác.
Dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ áp: Trong THA nặng và ác tính, hoặc cho
những người bệnh mà loại thuốc đang dùng khơng cịn hiệu quả.
Sử dụng một trong các nhóm thuốc sau :
Lợi tiểu
Ức chế men chuyển hóa


9
Chẹn thụ thể angiotensinII
Chẹn beta giao cảm
Chẹn cả beta và alpha giao cảm
Chẹn kênh calci
Ức chế thần kinh trung ương, liệt giao cảm
Phối hợp tăng tác dụng hạ huyết áp
1.7. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp [2]

THA thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến
chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị
và chăm sóc chu đáo. Vì vậy, người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải
nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm với người bệnh.
Qua khai thác các dấu hiệu trên giúp cho người điều dưỡng có được các chẩn

đốn chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ liệu để
xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.
Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến tồn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề
ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau tùy trường hợp cụ
thể. Trên người bệnh THA, có thể đưa ra các chăm sóc sau :
a. Ngăn chặn, hạn chế các biến chứng THA cho người bệnh
Thực hiện nghiêm túc các thuốc hạ huyết áp đã chỉ định, theo dõi huyết áp
trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời phát hiện và thông báo cho bác sỹ nếu người
bệnh không đáp ứng với thuốc.
Đối với những trường hợp có cơn THA vọt, hoặc HA ác tính phải khẩn trương
thực hiện y lệnh các thuốc giãn mạch cấp cứu. Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và
thông báo ngay cho bác sỹ để cùng xử trí kịp thời.
Thường xuyên theo dõi các chỉ số HA, các biểu hiện bất thường về lâm sàng
để đánh giá đáp ứng của người bệnh và phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy
ra đối với người bệnh.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và theo dõi chặt chẽ các kết
quả xét nghiệm nhằm phát hiện các bất thường và đánh giá các biến chứng như :


10
Ghi điện tâm đồ, chụp X-quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa máu
và nước tiểu.
b. Cải thiện thiếu hụt chức năng do hậu quả của THA
Đánh giá đầy đủ và chi tiết các thiếu hụt chức năng, biến chứng dựa trên các
biểu hiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Tùy theo các thiếu hụt chức năng,
các biến chứng (tổn thương cơ quan đích cụ thể), có kế hoạch can thiệp, biện pháp
hỗ trợ cụ thể cho người bệnh.
Trong quá trình điều trị THA, có thể gặp trường hợp có HA giảm quá thấp,
cần có các biện pháp để phịng chống, ngã gây chấn thương cho người bệnh kết
hợp với các biện pháp hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt, giúp người bệnh thích

nghi với các hoạt động tự chăm sóc.
c. Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị THA
Điều dưỡng cần nhận biết được tác dụng phụ một số thuốc điều trị THA, trên
cơ sở đó giải thích để người bệnh an tâm, bớt lo lắng khi gặp phải những tác dụng
phụ này.
Với một số thuốc gây hạ HA, đặc biệt là gây sụt giảm HA tư thế làm người
bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt cần hướng dẫn người bệnh thay đổi tư thế từ từ,
muốn ra khỏi giường cần từ từ ngồi dậy, chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn thấy
chốn váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.
Khi cho người bệnh sử dụng thuốc cần chủ động phát hiện các tác dụng phụ,
đưa ra các biện pháp can thiệp như hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc để
hạn chế tác dụng phụ đó, hướng dẫn người bệnh cách nhận biết khi có tác dụng phụ
xảy ra, cách đối phó với những tác dụng phụ này.
d. Tăng cường nhận thức cho người bệnh về bệnh
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện GDSK cho người bệnh một cách phù
hợp.
Những nội dung kiến thức cần cung cấp cho người bệnh bao gồm: Khái niệm
về bệnh, tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh lâu dài, các yếu tố nguy cơ gây
bệnh, những vấn đề cốt lõi trong kiểm soát các rối loạn HA động mạch như thay đổi


11
lối sống, cho phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng thuốc theo đơn một cách
thường xuyên và lâu dài và chính người bệnh có vai trị quan trọng trong điều trị
THA. Cần chú trọng giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về trị số huyết áp đặc biệt là
huyết áp tâm trương, giáo dục nhiều hơn về các biến chứng khác của bệnh ngoài tai
biến mạch máu não, đồng thời giáo dục cho người bệnh các biện pháp dự phịng
bệnh ngồi biện pháp hạn chế ăn mặn đặc biệt là nam giới như uống rượu vừa phải,
không hút thuốc, nêu rõ tác hại của thuốc lá không những đối với ung thư phổi mà
cịn tác hại của nó đối với các bệnh tim mạch trong đó có huyết áp. Theo dõi huyết

áp thường xuyên và tái khám khi ra viện.
Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn uống và luyện tập.
Ăn hạn chế muối: Trong 1 ngày nên ăn khoảng 5-6 gam (kể cả muối trong
thức ăn), tương đương 1 muỗng cà phê. Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa hàm
lượng muối cao : giị chả, thịt xơng khói, thịt muối, các loại thực phẩm tẩm ướp sẵn.
Kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng q
độ. Khi làm việc căng thẳng nên nghỉ ngơi, tránh bị stress.
Nếu có béo phì thì nên giảm trọng lượng, ăn hạn chế chất đường bột, giảm
lượng calo đưa vào, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, ăn quá nhiều mỡ
động vật, khơng ăn các phủ tạng động vật (óc, tim gan, bầu dục, lòng đỏ trứng
gà…), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay mỡ, ăn thêm lạc, vừng trong chế độ ăn uống
cho bệnh THA.
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chú ý tăng cường vận động thể lực
vừa sức để giảm bớt trọng lượng.
Tập luyện thể dục thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian
tập. Khi luyện tập bắt đầu cho ta cảm giác dễ chịu, cần tăng dần thời gian chạy đến
23 – 30 phút/ngày. Để đạt được hiệu quả tốt, cần phải tập chạy thường xuyên, hàng
ngày.
Chú ý : Những bệnh nhân bị THA thì tập luyện phải kết hợp với dùng thuốc
hạ HA theo chỉ định của thầy thuốc. Với những bệnh nhân THA độ III (≥183/110
mmHg) thì cần kiểm soát được huyết áp bằng việc dùng thuốc trước, sau đó mới


12
tiến hành chương trình tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh kết hợp tập các bài
tập thở, sau một số tuần có thể tăng tốc độ hoặc quãng đường đi bộ. Khi có biểu
hiện suy tim thì chống chỉ định hoàn toàn với tập luyện, bệnh nhân chỉ đi dạo, hít
thở khơng khí trong lành, thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các
yếu tố nguy cơ đó.
Khi ra viện người bệnh uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ, không tự

ý dừng thuốc, tái khám đúng hẹn.
Đo HA hàng ngày. Mỗi lần, nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy số
HA trung bình 2 lần đo. Trước khi đo HA 30 phút không được uống rượu, cà phê
hay hút thuốc lá. Phải nằm nghỉ tuyệt đối khoảng 15 phút trước khi đo. Không đo
HA sau khi ăn hoặc khi mới ngủ dậy.
Phải có sổ theo dõi HA: Ghi lại số đo HA mỗi ngày, các triệu chứng bất
thường trong ngày. Đưa sổ này cho bác sỹ mỗi lần tái khám.
Khi có những dấu hiệu bất thường : Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bốc hỏa…
người bệnh cần nằm tại chỗ, đo lại HA. Nếu HA trên 140 mmHg cần mời bác sỹ
đến khám, xử trí ban đầu, khơng di chuyển người bệnh vội vã vì có thể gây tai biến
mạch máu não [2,5].
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Trên thế giới

2.1.1. Thực trạng THA
Trên thế giới có khoảng 7,1 triệu người chết hàng năm do tăng huyết áp gây
ra, chiếm 13% tổng tỉ lệ tử vong toàn thế giới [22], [24] và 4,5% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu (có tới 64 triệu người sống trong tình trạng cơ thể bị tàn phế) [24]. Tỷ lệ
tăng huyết áp ở các nước Âu- Mỹ khá cao, chiếm từ 15- 20% dân số [22].Theo ước
tính tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn trên thế giới năm 2000 là 26,4% (khoảng tương
đương với 1 tỉ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 (khoảng 1,5 tỉ người)
[22], [24]. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ THA năm 2000 là 26,4%, sẽ
tăng lên 29,2% vào năm 2025 tương đương với 1,56 tỷ người. Tỷ lệ THA ở Mỹ
năm 2003 là 28%, năm 2004 là 29% [22].


13
Theo Peter C.G (1990) có khoảng trên 58 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp.Tỷ
lệ tăng huyết áp ở các nước trên thế giới không giống nhau dao động từ 6 - 30% dân
số [22]. Một số kết quả nghiên cứu đã được công bố, ở Pháp (1994) là 41%; Canada

(1995) là 22%; Hungary (1996) là 26,2%; Tây Ban Nha ( 1996) là 30%; Cu Ba
(1998) là 44%; Pikine – senegen ( 1995) là 10,43%; Thành thị ấn Độ (1997) là
23,7%;[22].
Trong một nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc THA và kiểm soát, điều trị THA của
người cao tuổi ở Bangladesh, Ấn Độ năm 2001, cho thấy tỷ lệ hiện mắc THA của
người cao tuổi là 65%, trong đó có 45% đã được phát hiện và điều trị, 40% điều trị
bằng thuốc và chỉ có 10% là điều trị có hiệu quả [23].
Một nghiên cứu điều tra sức khỏe tim mạch tại Đức năm 1995 trên 23.129
đối tượng tuổi từ 18-74 của 20 tỉnh thành đã xác định tỷ lệ THA chung là 20%, ở
nam chiếm 26%, nữ chiếm 19%, nghiên cứu ở Ấn Độ năm 1997 tỷ lệ THA là
23,7%, nghiên cứu ở Venezuela 1997 là 36,9% cho tỷ lệ THA ở nam là 45,2% và ở
nữ là 28,9% [24].
Sonia Hammami nghiên cứu ở Tuydizia năm 2011 cho kết quả 81% nhận
thức được mình bị THA, 78,4% người cao tuổi bị THA có điều trị, tuy nhiên chỉ có
30,7% là điều trị đúng [25].
2.1.2. Thực trạng về giáo dục sức khỏe
Truyền thơng GDSK có vai trị quan trọng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế thế giới xếp là nội dung số một trong các nội
dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hiện nay trên thế giới đang triển khai cơng tác
GDSK cho người bệnh dưới nhiều hình thức và nhiều nội dung đa dạng khác nhau
như tư vấn sức khỏe, thảo luận nhóm, tờ rơi, pano, áp phích…. với các bài viết khoa
học đầy đủ chi tiết có tính cách xây dựng, giáo dục.
Tổ chức GDSK ở Ấn Độ được xem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các đơn vị
kỹ thuật, khi các cơ quan GDSK được thành lập ở tất cả các tuyến, khi các cơ quan
GDSK nhà nước và các chương trình GDSK của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn
tại và có các hoạt động phối hợp với nhau. Ở nước này, các cơ quan GDSK bao


14
gồm 7 đơn vị kỹ thuật chính là: Đào tạo, truyền thông, biên tập, GDSK, nghiên cứu

và đánh giá, thực địa và mô phỏng, đơn vị GDSK ở trường học [23].
Nhân lực thực hiện các hoạt động GDSK ở các nước thường đa dạng, gồm
các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ
đa khoa, các nhà tâm lý học, y tá, bác sỹ gia đình, các nhà dịch tễ học, các nhà quản
lý… Các cán bộ này tùy theo vị trí của mình mà tham gia vào các hoạt động GDSK
ở các mức độ khác nhau, từ việc thực hiện tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về bệnh
của họ đến việc tổ chức các chương trình truyền thơng, thiết kế phương tiện truyền
thông và lập kế hoạch chiến lược cho các hoạt động GDSK [23].
2.2. Tại Việt Nam

2.2.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA
Tại Việt Nam gần đây bệnh có xu hướng tăng rõ rệt. Sau hơn 30 năm, từ
1960 đến 1999, tỷ lệ THA tăng từ 2-3% lên thành 16,05% (tăng 6-8 lần) và người
trên 65 tuổi khoảng 50% bị THA. Tỷ lệ trên toàn quốc năm 1992 là 11,78%, năm
2002 ở miền Bắc là 16,62% và Hà Nội là 23,2%, năm 2004 ở thành phố Hồ Chí
Minh là 20,52% [3].
Tại Hải Dương, tỷ lệ THA ở người 50-80 tuổi là 28,2% và năm 2007 tỷ lệ
này là 19,1% ở người trưởng thành [9].
Theo nghiên cứu của Trần Thiện Thuần về: Xác định yếu tố ảnh hưởng đến
kiến thức – thái độ – thực hành của bệnh nhân THA tại quận 9 Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2006, kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu kiến thức bệnh lý THA cũng như
kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh này cao (50,61%). Nguyên nhân dẫn đến
kiến thức thấp: Thiếu thông tin về THA có 61,6%. Trình độ học vấn thấp 54% trình
độ học vấn từ cấp II trở xuống. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức sai đối với việc theo
dõi và điều trị bệnh THA cao (74%). Nguyên nhân dẫn đến thái độ sai của người
bệnh do: Thiếu kiến thức, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Tỷ lệ bệnh nhân có thực
hành sai trong việc theo dõi và điều trị THA cao (55%). Nguyên nhân dẫn đến thực
hành sai do: Kiến thức sai, hồn cảnh kinh tế. Cơng tác quản lý người bệnh cịn
chưa hiệu quả: 52% bệnh nhân THA khơng đến đúng cơ quan y tế để khám bệnh.



×