Tải bản đầy đủ (.docx) (531 trang)

đọc hiểu ngoài chương trình lơp9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 531 trang )

BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9
Đề 1:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi nghe kể rằng, khi một con chim đại bàng biết sắp có bão, nó sẽ bay tới
một chỗ nào đó thật cao và chờ gió tới. Khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ mở rộng
cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm ấy sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả
bão. Trong khi mưa bão gầm gào giận dữ ở bên dưới, thì đại bàng đang sải cánh
bên trên. Đại bàng không đi trốn cơn bão, đại bàng lại dùng cơn bão để nâng nó
lên cao hơn, vì nó cưỡi trên những cơn gió mang bão tới, có lẽ chính vì vậy mà đại
bàng mạnh mẽ, oai hùng và được coi là vua chim chăng?...
(Theo Sống đẹp - Điều kì diệu của cuộc sống, NXB Hà Nội, 2017, tr 21)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2: Nêu nội dung của văn bản?
Câu 3: Trong văn bản trên, đại bàng đã làm gì để tránh bão? Hành động đó của đại
bàng có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Từ câu chuyện ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400
từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ đã
sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu” (I.Turgeniev)
Câu 2: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng :
“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”
Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy
chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, Tập 1) là một
bài thơ hay.
---------------------Hết---------------------GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu
1
2



Nội dung
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với nghị luận
Nội dung của văn bản: Chuyện kể về cách chim đại bàng đối mặt với cơn


bão
3
- Trong văn bản trên, ta thấy đại bàng đã tránh bão bằng cách:
+ nó sẽ bay tới một chỗ nào đó thật cao và chờ gió tới
+ khi cơn bão ập đến, nó mở rộng cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm
ấy sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả bão
- Ý nghĩa: Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như
những cơn bão vậy. Khi gặp khó khăn hãy làm như đại bàng, đừng lẩn
tránh mà đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi và xử lí chúng với nghị
lực và niềm tin vào bản thân.
4
Bài học:
Cuộc sống dẫu khó khăn thì đừng vội vàng bỏ cuộc, lẩn tránh; hãy đối
mặt, kiên cường, có niềm tin sẽ thành cơng trong cuộc sống.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu
Yêu cầu cần đạt
1
* Triển khai nội dung của bài viết
- Giải thích: Nếu chỉ khoanh tay ngồi chờ thời cơ đến rồi mới hành động
thì ta sẽ chẳng bao giờ làm được cả (phủ định lối sống ỷ lại, thụ động,
chờ thời, ngại khó)
- Bàn luận:
+ Hồn cảnh khách quan chỉ là thứ yếu

+ Thời cơ thực sự không tự nhiên đến, cuộc sống không phải cũng dọc
sẵn cho ta những điều thuận lợi để thực hiện thành cơng một dự định gì
+ Nếu khơng có sự nỗ lực hành động, không chủ động thúc đẩy tạo cơ hội
cho chính mình thì con người sẽ chẳng bao giờ bắt đầu, chẳng bao giờ
khởi nghiệp được
+ Nêu 1 số dẫn chứng: cách mạng tháng 8/1945 ...
- Mở rộng vấn đề: Bài học nhận thức và hành động
+ Có thể liên tưởng đến một vài ý kiến: Người bình thường chỉ biết chờ
đợi cơ hội, người thông minh biết nắm lấy cơ hội cịn người tài trí biết tạo
ra cơ hội...
+ Thời đại ngày nay, thời đại đòi hỏi tính chủ động sáng tạo, khả năng “đi
tắt đón đầu” của mỗi con người, mỗi quốc gia
+ Mỗi người phải sớm từ bỏ lối sống ỷ lại, thụ động chờ thời. Luôn phải


2

chủ động hành động, dám vươn đầu thách thức, vượt lên trên hoàn cảnh
+ Khi đang ngồi trên ghế nhà trường phải luôn học tập và rèn luyện chuẩn
bị hành trang cho ngày mai, tạo cho bản thân một tư thế ln sẵn sàng
chủ động cho dù hồn cảnh có thế nào đi chăng nữa...
a. Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”. Giới thiệu ý kiến
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc
động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hịa quyện
trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần
nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ
- Thế nào là giản dị, xúc động, ám ảnh trong thơ?

+ Giản dị trong thơ: nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp
vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện...
+ Xúc động: trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng
lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng
lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm
xúc giữa độc giả và nhà thơ. Từ đó, thấy được thơ là sự giao hịa giữa thế
giới riêng tư của cá nhân và xã hội.
* Chứng minh:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài
thơ hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh.
- Bằng sự cảm thụ văn học chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh
thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu từ, ngơn ngữ, hình ảnh, hình
tượng ... của bài thơ:
+ Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lý của dân
tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
+ Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng - hình ảnh thiên nhiên
đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát làm biểu tượng cho quá khứ
nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống và nhắc con người
cùng có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung.
+ Cả bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn rất bình dị, tạo giọng điệu
tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự


sẻ chia, gợi nhắc với mọi người
+ Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình - nhân vật
trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng,
xúc động, những trăn trở, suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
+ Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính
chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho
người đọc.

+ Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và
thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, chọn từ ngữ.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tài năng, tấm lòng của Nguyễn Duy
- Đánh giá lại nhận xét


Đề 2:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hồng hơn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách khơng cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tơi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương, NXB Văn học, Năm 2015, tr 21)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Suy nghĩ của em về câu nói: Cháy lên để tỏa sáng.
Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều, giáo sư Lê Trí Viễn viết:
Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn
học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Cảnh xen vào tâm trạng con

người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng
nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường
nhất của tác giả Truyện Kiều.
Bằng những đoạn trích đã học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9 tập 1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------Hết---------------GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU


Câu

Nội dung

1

Thể thơ: Tự do

2

Học sinh có thể chỉ ra một biện pháp tu từ trong các biện pháp sau:
- Liệt kê: châu chấu, cào cào, rau má, rau sam
- So sánh: Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể
lá trầu.
- Ẩn dụ: chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
- Nhân hóa: rủ châu chấu, cào cào; rủ rau má, rau sam.
Học sinh nêu được nội dung cơ bản: Ngày thơ bé trong trẻo hồn nhiên,
biết bao kỷ niệm gắn bó với người bà yêu thương, với tình bà ấm áp.
Qua đó thể hiện tình u thương, kính trọng bà ...

3


PHẦN II. LÀM VĂN
Câu

Nội dung

1

* Trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề.
- Giải thích:
+ Cháy: Là niềm đa mê, nhiệt huyết hết mình...
+ Tỏa sáng: Làm nên thành tựu, nâng tầm vóc, giá trị bản thân được
mọi người ngưỡng mộ, tơn vinh.
Đề cao niềm đam mê, nhiệt huyết làm nên thành tựu giúp bản thân
mình tỏa sáng với mọi người.
- Bàn luận:
+ Con người cần cháy hết mình với cơng việc: Có niềm đam mê sẽ làm
việc khơng biết mệt mỏi, hiệu quả cơng việc sẽ cao; sẽ có khát vọng,
ước mơ làm nên những kỳ tích; sẵn sàng dâng hiến, hy sinh ...
+ Thành công từ những đam mê sẽ giúp con người tỏa sáng: Nâng cao
tầm vóc, giá trị của bản thân, được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh, là
tấm gương để mọi người noi theo ...
+ Không nên đam mê thái quá ... phê phán những người làm việc thiếu
nhiệt tình, khơng có ước mơ, khơng có động lực ...
- Bài học nhận thức và hành động:


2

+ Cháy hết mình, đam mê học tập, lao động là yếu tố quan trọng giúp

con người thành công, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc
sống nên cần nuôi dưỡng đam mê.
+ Con người cần phải học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng
sống, bồi đắp tâm hồn, thắp sáng đam mê.
* Giải thích ý kiến:
- Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong
văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Văn học
truyền thống thường tả cảnh thiên nhiên theo lối điểm xuyết, gợi nhiều
hơn tả, tả cảnh ngụ tình …
- Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy.
Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh
vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một thủ pháp truyền thống của văn
học cổ phương đông. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã ảnh hưởng sâu
đậm phương pháp sáng tác đó đúng như lời nhận xét của giáo sư Lê Trí
Viễn. Song Nguyễn Du đã vận dụng một cách tài tình đầy sáng tạo.
+ Trong “Truyện Kiều” khi tả bức tranh thiên nhiên chính là bức tranh
tâm trạng, mượn cảnh vậ để gửi gắm tâm trạng Cảnh xen vào tâm
trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không
trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm
trạng ấy. Nghĩa là cảnh chỉ là phương diện để thực hiện mục đích
chính là miêu tả tâm trạng. Đó là sở trường của Nguyễn Du mà các tài
bút của văn học trung đại khôn sánh.
* Chứng minh:
- Học sinh biết sử dụng các dẫn chứng:
4 câu thơ đầu và 6 câu cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.


Đề 3:

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Ông ấy cũng giống như chúng ta”. Đây là nhận xét của giới truyền thông
phương Tây trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ 2 thế giới
hiện nay với khối tài sản ước tính lên đến 96 tỷ USD.
Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng sáng lập Microsoft khi
đến cắt tóc tại một cửa hàng ở Double Bay thuộc ngoại ô Sydney, trong một
chuyến thăm thành phố này đã xếp hàng như bao người khác.
Đây quả là một thơng tin tin khiến khơng ít người cảm thấy hiếu kỳ, vì trong
tưởng tượng của hầu hết chúng ta một đại tỷ phú như Bill Gates hẳn phải có thợ
cắt tóc riêng hoặc phải có những “đặc quyền đặc lợi” khi đến bất cứ đâu, được ưu
tiên, được cung phụng,vv và vv...
Thế nhưng ông ấy vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi
vị tỷ phú 63 tuổi hỏi người thợ cắt tóc rằng liệu ông có thể ra khỏi hàng để lấy
một tách cà phê hay khơng thì được trả lời: Ơng có thể tự do đi lấy cà phê miễn
rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu.
Bill Gates khiêm nhường thì đã đành, mà quy định của cửa hiệu cắt tóc này
rất rõ ràng. Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau. Đây khơng phải
hồn tồn là điều dễ gặp, khi mà đứng trước một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền lực
như Bill Gates đâu phải ai cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, sòng phẳng
như người thợ cắt tóc kia!
(...) Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc, nhưng khơng phải ai
cũng khiêm nhường xếp hàng như Bill Gates. Ngược lại không phải ai cũng có thể
kiếm tiền giỏi như Bill Gates, song vẫn có thể học được rất nhiều điều về phong
cách sống của ông, tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!
(Theo Bích Diệp, ngẫm về sự giản dị của tỷ phú - Báo Dân trí)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Câu văn in đậm ở văn bản trên, xét về cấu tạo thuộc loại câu gì? Vì sao?
Việc “Tỷ phú Bill Gates 63 tuổi xếp hàng và hỏi người thợ cắt tóc có thể ra
khỏi hàng để lấy một tách cà phê khơng thì được trả lời: Ơng có thể tự do đi lấy

cà phê, miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu” nói lên điều gì trong cách
ứng xử nơi cơng cộng của Bill Gates và người thợ cắt tóc?


Câu 3: Theo người viết, Bill Gates là tỷ phú có phong cách sống như thế nào?
Điều gì khiến ơng ghi điểm trong lịng cơng chúng?
Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ văn bản trên?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, theo em người giàu có về trí tuệ có cần giàu có
về nhân cách khơng? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) để nêu lên ý kiến
của mình.
Câu 2: “Khơng có tiếng nói riêng, tác phẩm văn học sẽ khơng có chỗ đứng trong
lịng bạn đọc.”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn
Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo Dục).
-----------Hết ----------GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Câu
Nội dung
Câu 1 Nội dung: Lối sống giản dị; cách ứng xử văn minh, lịch thiệp của tỷ
phú Bill Gates nơi công cộng.


- Câu văn “Điều thú vị là khi vị tỷ phú 63 tuổi hỏi người thợ cắt tóc
rằng liệu ơng có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay khơng thì
được trả lời: Ơng có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại
xếp hàng lại từ đầu”, xét về cấu tạo thuộc loại câu đơn.
- Vì câu này có 1 cụm chủ vị chính.
+ Điều thú vị là: chủ ngữ
+ Khi vị tỷ phú 63 tuổi hỏi người thợ cắt tóc rằng liệu có thể ra khỏi

hàng để lấy một tách cà phê hay khơng thì được trả lời: Ơng có thể tự
do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu: vị ngữ.
Câu 2
- Việc “Tỷ phú Bill Gates 63 tuổi xếp hàng và hỏi người thợ cắt tóc có
thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay không” cho thấy cách ứng
xử văn minh, tôn trọng người khác của Bill Gates.
- Câu trả lời của anh thợ cắt tóc: “Ơng có thể tự do đi lấy cà phê, miễn
rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu” cho thấy anh thợ cắt tóc:
+ Tơn trọng người khác.
+ Tôn trọng nguyên tắc ứng xử nơi công cộng.
+ Công bằng, không xu nịnh người khác, không vì tiền bạc và quyền
lực. Mà làm những việc trái với nguyên tắc ứng xử nơi công cộng.
- Theo người viết: Bill Gates là tỷ phú có phong cách sống tôn trọng
người khác và ứng xử lịch lãm, văn minh.
Câu 3
- Điều khiến ơng ghi điểm trong lịng cơng chúng: khơng phải là quyền
lực, tiền bạc mà chính là sự giản dị, văn hóa trong ứng xử và tấm lịng
nhân ái trong các dự án thiện nguyện.
Bài học:
Học học sinh có thể có những cảm nhận để từ đó rút ra bài học với
những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần cụ thể thuyết phục và đảm
Câu 4 bảo các ý cơ bản sau:
- Tôn trọng người khác; ứng xử văn minh, lịch thiệp ở mọi lúc mọi nơi.
- Sống giản dị khiêm nhường.
- Học tập, trau dồi tri thức; rèn luyện nhân cách đạo đức để bản thân trở
thành những cơng dân chân chính.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu

u cầu cần đạt



1

1. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
Đảm bảo 4 luận điểm:
* Luận điểm 1: Giải thích
- Giàu có về trí tuệ là người tài giỏi thơng minh, am hiểu một số lĩnh
vực nào đó trong xã hội và biết vận dụng tố chất thông minh, linh
hoạt của mình vào những mục đích chính đáng để đạt được thành
cơng.
- Giàu có về nhân cách là người có tâm hồn đẹp sống khiêm nhường,
biết đối nhân xử thế khéo léo, lịch lãm, văn minh.
→ Trí tuệ và nhân cách là hai mặt cần thiết tạo nên vẻ đẹp của con
người, vì vậy người giàu có về trí tuệ cần giàu có về nhân cách.
* Luận điểm 2: Tại sao người giàu có về trí tuệ cần giàu có về
nhân cách?
- Trí tuệ và nhân cách là hai yếu tố quan trọng để khẳng định giá trị
của con người và giúp mỗi người thành công trong cuộc sống.
- Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người có bộ óc thơng minh,
nhân cách lớn lao và tiến bộ.
- Những người thực sự thành công và dũng cảm, dám thử thách đi lên
bằng chính thực lực của mình thường có bên trong họ là một tâm hồn
cao cả. Nhân vật Bill Gates trong văn bản ở phần đọc - hiểu là một
người có nhân cách đẹp và giàu có về trí tuệ.
(Học sinh phân tích 1-2 dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ)
* Luận điểm 3: Phê phán những người có tài nhưng nhân cách
tầm thường hoặc có nhân cách tốt nhưng khơng chịu học tập bồi

dưỡng tri thức.
* Luận điểm 4: Nhận thức thái độ và hành động đúng
- Trí tuệ và đạo đức là thước đo giá trị con người, 2 yếu tố này tạo nên
vẻ đẹp của một con người.
- Trân trọng những người có trí tuệ và nhân cách.
- Cần chăm chỉ học tập, trau dồi kinh nghiệm để trở thành người có trí
tuệ.
- Tu dưỡng rèn luyện đạo đức; sống giản dị khiêm nhường, biết giúp


2

đỡ yêu thương mọi người để trở thành người có nhân cách.
- Ghi nhớ lời dạy của Bác: “người có tài mà khơng có đức thì vơ
dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”.
3. Kết bài: Khái quát nâng cao vấn đề.
1. Mở bài (giới thiệu vấn đề nghị luận)
- Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn vấn đề phân tích: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn
Thành Long).
2. Thân bài (giải quyết vấn đề nghị luận)
Đảm bảo những ý sau:
a. Giải thích ý kiến:
- Tác phẩm văn học: Là sự sáng tạo của người cầm bút, được tạo nên
bởi ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, cùng những rung động trong
tâm hồn, tình cảm.
- Tiếng nói riêng: Phong cách, ý tưởng sáng tạo nghệ thuật độc đáo,
riêng biệt của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
- Khơng có chỗ đứng trong lịng bạn đọc: Khơng có giá trị, khơng
được bạn đọc yêu thích.

→ Sáng tạo nghệ thuật mang cá tính riêng sẽ tạo nên giá trị cho tác
phẩm và vị trí của người sáng tác.
b. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
c. Chứng minh ý kiến.
Tiếng nói riêng trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành
Long được thể hiện ở các khía cạnh:
c1. Lựa chọn đề tài:
- Bắt nhịp theo cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc đương thời
theo 2 xu hướng: ca ngợi cuộc sống lao động xây dựng Chủ nghĩa xã
hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Dung hòa cả hai xu hướng sáng tác để tạo ra một nét riêng trong tác
phẩm em.
c2. Cách xây dựng cốt truyện và tình huống:
- Đơn giản, nhẹ nhàng, khơng có mâu thuẫn khơng có kịch tính
- Chủ yếu liệt kê sự kiện, sự việc nhưng vẫn đan xen tâm trạng sâu
kín của nhân vật.
c3. Cách đặt nhan đề.


- Để hình thức sử dụng nghệ thuật đảo ngữ nhằm nhấn mạnh nội
dung.
- Nội dung vẻ lặng lẽ bề ngoài của Sa Pa ẩn chứa bên trong một nhịp
sống lao động khẩn trương, sôi nổi với những cống hiến hy sinh thầm
lặng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
→ Cách đặt nhan đề độc đáo: lấy tính cả động, lấy cái giản dị nói tới
cái cao đẹp.
c4. Cách xây dựng hình tượng nhân vật.
- Thế giới nhân vật đa dạng nhưng nhất quán trong hình ảnh chung
của người lao động mới. Đam mê, cởi mở, nhiệt thành, biết quan tâm,
chia sẻ, cống hiến đóng góp cho sự nghiệp chung.

- Học sinh phân tích các nhân vật trong văn bản, đặc biệt là nhân vật
anh thanh niên để làm sáng tỏ.
Lưu ý: Nếu học sinh phân tích sơ sài, giám khảo tùy mức độ để trừ
điểm.
- Cách gọi tên nhân vật: khơng có tên riêng, gọi tên nhân vật theo
nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính. Vì vậy thế giới nhân vật hiện lên vừa
cụ thể, vừa khái quát, vừa mang dáng dấp chung của người lao động
mới, vừa có thế giới tâm hồn riêng.
- Cách khai thác nhân vật theo hai xu hướng:
+ Cảm hứng ca ngợi: Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn và nhân cách sống.
+ Đề cập đến những góc riêng rất đời thường ở từng nhân vật: cảm
nhận về những khó khăn, gian khổ, trở ngại trong công việc của anh
thanh niên, ông họa sĩ và tâm sự sâu kín của cơ kỹ sư ...
→ Nhà văn khơng lý tưởng hóa nhân vật. Thế giới nhân vật hiện lên
gần gũi, chân thực, tạo độ tin cậy và thuyết phục. Đây cũng là nét
riêng tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc và giá trị cho tác phẩm.
c5. Nghệ thuật kể chuyện:
- Linh hoạt, sáng tạo, vừa mang âm hưởng thời đại, vừa tái hiện cuộc
sống đời thường một cách chân thực.
- Ngôn ngữ kể chuyện: Nhẹ nhàng, tinh tế, giàu sức gợi.
- Đa dạng trong cách dẫn chuyện, linh hoạt trong điểm nhìn để tạo
dựng những không gian nghệ thuật:
+ Không gian của miền đất Sa Pa với thiên nhiên thơ mộng.


+ Chiều sâu tâm hồn các nhân vật.
→ Chất thơ của truyện ngắn toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên, con
người và ngôn ngữ nghệ thuật.
→ Như vậy: Đề tài, nhan đề, cốt truyện, cách xây dựng hình tượng
nhân vật và nghệ thuật kể chuyện sáng tạo, độc đáo đã tạo nên tiếng

nói riêng để tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” có chỗ đứng trong lịng bạn
đọc.
d. Đánh giá nâng cao vấn đề
- Giá trị của tác phẩm: Đem đến cho bạn đọc cách nhìn, cách cảm
nhận về cuộc sống và con người trong một thời kỳ lịch sử của đất
nước; biết trân trọng những đóng góp, cống hiến của những thế hệ
con người Việt Nam; Ý thức sâu sắc về tinh thần lao động tựnguyện,
tự giác; cảm nhận được tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
- Nhà văn phải có kiến thức sâu rộng, tư duy nghệ thuật độc đáo, sáng
tạo, mới lạ, hấp dẫn nhưng không xa rời thực tế, làm cho tác phẩm
sống mãi trong lòng bạn đọc.
- Bạn đọc: Đồng sáng tạo với nhà văn để tạo ra mối liên hệ giữa nhà
văn - tác phẩm - bạn đọc; đón nhận thơng điệp của tác giả gửi đến bạn
đọc thông qua tác phẩm.
e. Liên hệ mở rộng
- Vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về
Tiểu đội xe khơng kính”; của ba cơ gái thanh niên xung phong trong
văn bản “Những ngôi sao xa xôi”...
- Vẻ đẹp của con người trong lao động và chiến đấu được tạo nên bởi
sự trải nghiệm, tấm lòng và phong cách nghệ thuật độc đáo của các
tác giả. Điều này đã tạo nên giá trị của tác phẩm và tình cảm của bạn
đọc.
3. Kết bài (kết thúc vấn đề nghị luận)
Khái quát, nâng cao vấn đề.



Đề 4:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

KHÁT VỌNG
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà
Khơng ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
(Đặng Hồng Thiệp, Thơ sông Lam, NXB Hội Nhà văn, 2017, trang 247)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “bầy gà” trong bài thơ?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Sao không thử một
lần vỗ cánh tung bay?.
Câu 4: Thơng điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của khát vọng sống đối với mỗi người.
Câu 2:
Nhà phê bình văn học Hồng Minh Châu cho rằng: Văn chương hướng tới chân, thiện,
mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược
ngà (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ



với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri, Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt
Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------Hết------------------GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu

u cầu cần đạt

1

Thể thơ: Tự do

2

Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi
bật được ý nghĩa hình ảnh “bầy gà”: tượng trưng cho hoàn cảnh sống
tù túng; cái tầm thường, quẩn quanh, thiển cận, hạn hẹp, khơng có khát
vọng, ước mơ….

3

- Hai biện pháp tu từ: Ẩn dụ (vỗ cánh tung bay- sự trưởng thành, vượt
lên hoàn cảnh vươn tới tầm cao…), câu hỏi tu từ (Sao không thử một
lần vỗ cánh tung bay?)
- Tác dụng: Khuyến khích con người sống có ước mơ, dám thử thách
bản thân, vượt qua giới hạn bản thân để trưởng thành; tạo cho câu thơ
giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm


4

Thí sinh có thể rút ra thông điệp khác nhau từ văn bản nhưng cần lí
giải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số
thơng điệp và hướng lí giải:
- Sống trong hồn cảnh bó buộc, con người có thể trở nên tầm thường,
thiển cận, kém cỏi. Vì thế phải biết vượt lên hồn cảnh để được là
chính mình.
- Con người cần khám phá, phát hiện những năng lực sở trường của
bản thân để vươn tới tầm cao.
- Phải có ước mơ, khát vọng, dũng cảm vươn lên để sống ý nghĩa.

PHẦN II. LÀM VĂN
Câu

Yêu cầu cần dạt

1

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về khát vọng


của mỗi người trong cuộc sống
- Có khát vọng con người sẽ phát huy hết khả năng bản thân để vượt
qua khó khăn, thử thách.
- Có khát vọng con người sẽ ln tìm thấy niềm đam mê, có mục
tiêu để nỗ lực vươn lên đạt những thành công
- Khát vọng chính đáng là kim chỉ nam thơi thúc con người hành
động mãnh liệt để hướng tới lẽ sống cao đẹp.
- Cần phân biệt khát vọng khác với dục vọng. Khát vọng phải gắn

với hành động, dựa trên cơ sở thực tiễn…
2

Từ hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang
Sáng), liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) để
làm sáng tỏ ý kiến của Hoàng Minh Châu: Văn chương hướng tới
chân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn
chương của mn đời
1. Giải thích ý kiến
- “Chân”: sự thật, chân lí được phản ánh trong tác phẩm
- “Thiện”: cái hay, cái tốt thuộc phạm trù đạo đức, nhân cách
- “Mĩ”: cái đẹp, cái cao cả, là vẻ đẹp nghệ thuật có khả năng khơi
gợi những xúc cảm thẩm mĩ
=> Ý kiến là sự đánh giá các yếu tố cấu thành của tác phẩm văn
chương chân chính. Với những giá trị đó, nó có thể vượt qua giới
hạn khơng gian, thời gian để trở thành tác phẩm chung của nhân
loại, của mọi thời đại.
2. Từ hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang
Sáng), liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) để
làm sáng tỏ ý kiến
a) Phân tích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
* Vài nét về Nguyễn Quang Sáng và Chiếc lược ngà


* Phân tích một số biểu hiện cụ thể của chân, thiện, mĩ:
- Tác phẩm phản ánh chân thực nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho
mỗi con người, mỗi gia đình Việt Nam, từ đó tố cáo chiến tranh xâm
lược phi nghĩa.
+ Nỗi đau sinh li: chị Sáu xa chồng, lặn lội thăm chồng; ông Sáu xa
con từ khi con một tuổi; con không biết mặt cha.

+ Nỗi đau éo le trong tình huống ơng Sáu về thăm nhà: bé Thu
khơng nhận cha, có những hành động đáng trách khiến mọi người
đau lịng. Ơng Sáu u thương con nhưng bất lực, bế tắc, có những
hành động nóng nảy để phải ân hận.
+ Nỗi đau tử biệt: bé Thu nhận cha và sống trong tình phụ tử chỉ
một phút giây ngắn ngủi.
- Tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng bất
diệt trong hồn cảnh éo le của chiến tranh.
- Những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật
b) Liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri)
- Vài nét về O Hen-ri và Chiếc lá cuối cùng
- Tác phẩm thể hiện chân thực, cảm động về số phận những con
người nghèo khổ, bệnh tật. Từ đó thể hiện sự đồng cảm, xót thương;
trân trọng những tình cảm cao quý, ca ngợi giá trị của nghệ thuật
chân chính. Tác phẩm có những đổi mới về nghệ thuật viết truyện
ngắn.
c) Rút ra điểm tương đồng và khác biệt
- Cả hai tác phẩm đều hướng đến những giá trị chân, thiện, mĩ; tình
yêu thương con người…
- Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, cách thể hiện những giá trị chân, thiện,
mĩ có sự khác nhau: Chiếc lược ngà là tình cảm gia đình trong chiến
tranh, Chiếc lá cuối cùng là tình người trong nghèo khổ. Sự khác
nhau này xuất phát từ hồn cảnh xã hội, văn hóa, phong cách nhà


văn...
3. Bình luận, đánh giá
- Đó là ý kiến đúng đắn đề cập đến những giá trị tốt đẹp của văn
chương chân chính.
- Ý kiến đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với nhà văn trong sáng

tác. Đồng thời cũng định hướng cách tiếp cận tác phẩm của người
đọc.
- Hai tác phẩm Chiếc lược ngà và Chiếc lá cuối cùng đã hướng con
người tới những giá trị cao quý chân, thiện, mĩ nên sẽ luôn đứng
vững trước sự sàng lọc của thời gian.


Đề 5:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả
các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó
muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi
già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị
thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi
vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và khơng hề gục
ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ơng có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn
sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật
ngã được tơi. Bởi tơi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lịng đất. Đó chính
là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ơng ngọn gió ạ!
Chính cơn điên cuồng của ơng đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và
sức mạnh của mình.
(Trích: Ngọn gió và cây sồi - Hạt giống tâm hồn –
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa của đoạn trích này?
Câu 3: Xét về mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?

Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không
hề gục ngã.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân”?
Câu 2: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong
đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh...”
(Trích Chợ Tết, Đồn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)


------------------Hết------------------


GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu
1

Nội dung
Tự sự

2

- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách,
những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lịng dũng cảm, dám đối đầu,
khơng gục ngã trước hoàn cảnh

-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lịng dũng
cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở
ngại của cuộc sống.
3
Câu trần thuật
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu

Yêu cầu cần đạt

1

a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích và vấn đề cần bàn luận
b. Thân bài:
- Làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh qua các nội dung:
+Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.Một bức tranh thiên
nhiên mùa xuân tuyệt đẹp: (chú ý phân tích từ ngữ giàu hình ảnh, bút
pháp chấm phá của tác giả )
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ”
+Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi ->
khơng khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân; tâm trạng
nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói
về thời gian mà cịn gợi tả khơng gian mùa xn. Hai câu cịn lại là
một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+ Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn ->

gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc


của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi
nảy nở, cho sức sống đang lên,còn màu trắng là biểu tượng của sự
trong trắng tinh khiết.
-> Ngày xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức
sống trong một khơng khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở
đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
+ Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng được miêu tả thật sinh
động, náo nức: (phân tích từ ngữ)
“Gần xa nơ nức yến oanh .
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gị đống kéo lên .
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"
+ Cảm giác bâng khuâng nuối tiếc. Cảnh vật, khơng khí mùa xn
trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt. Mọi thứ đều
đã lắng xuống, nhạt dần. (Phân tích từ ngữ)
“Tà tà ... bắc ngang.”
+ Nắng xuân ấm áp hồng tươi vào buổi sớm giờ đây đã “nhạt” đi,
khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa
xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về
Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn
quanh.
+ Cảnh chiều tan hội. Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn.
Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà
cịn ngụ tình … Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và
tiếc nuối…

- Nhận xét chung về cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích.
c. Kết bài : Nhấn mạnh lại thành công về nghệ thuật tả cảnh của đại
thi hào Nguyễn Du.
(Lưu ý: Sáng tạo trong cách diễn đạt, ngôn ngữ, dùng từ, đặt câu)


2

- Nội dung: Cần đáp ứng một số ý chính sau:
*Xác định biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: giọt sữa; nháy hồi; ơm ấp; thoa son
- So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
*Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
- Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đồn Văn Cừ đã thổi hồn vào
thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống.
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng rỏ đầu
cành như giọt sữa”; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái
thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm giác yên
bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình
minh”….
=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật
toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà…
(Lưu ý: Sáng tạo trong cách diễn đạt, ngôn ngữ, dùng từ, đặt câu)


×