Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.35 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

----

THỰC TẬP THỰC TẾ CHUYÊN ĐỀ
MARKETING CÔNG NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA
CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ

Cần Thơ, 2021

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Lê Thị Tuyết Nhân
MSSV: 1900397
Lớp: QLCN0119
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ

Lời cam đoan!

Em xin cam đoan đây là bài báo cáo thực tập chuyên đề Marketing của em trong thời
gian qua. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực. Ngoài ra, trong bài báo
cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích


rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về sự cam đoan
này.

Lời cảm ơn!

Để hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập này, trước hết em gửi đến quý thầy, cô giáo
trong khoa Quản Lý Công Nghiệp của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
lời cảm ơn chân thành nhất.Và đặc biệt em xin gửi đến giáo viên hướng dẫn là cô Ths.
Nguyễn Thị Ngọc Thứ đã tận tình hướng dẫn để em có thể hồn thành chun đề này
một cách hồn thiện nhất. Trong bài báo em làm cịn nhiều thiếu sót, kính mong q
thầy cơ thơng cảm!

1
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

1


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ

MỤC LỤC

Chương 1: Mở đầu....................................................................................................4
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5
1.3.1 Phạm vi về đối tương nghiên cứu.................................................................5
1.3.2. Phạm vi về nộ dung nghiên cứu...................................................................5

1.3.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu....................................................................5
1.3.4. Phạm vi về thời gian nghên cứu...................................................................5
1.4. Cấu trúc chuyên đề............................................................................................5
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu........................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết....................................................................................................6
2.1.1 Định nghĩa Marketing...................................................................................6
2.1.2 Sự ra đời và phát triển Marketing.................................................................7
2.1.3 Vai trò của Marketing..................................................................................8
2.1.4 Marketing Mix.............................................................................................9
2.1.4.1 Khái niệm Marketing Mix......................................................................9
2.1.4.2 Vai trò của Marketing Mix.....................................................................10
2.1.4.3 Các thành phần của Marketing Mix.......................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................15
2.2.1 Phương pháp thu thập................................................................................15
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................15
Chương 3: Phân tích hoạt động Marketing Mix của Cơng ty TNHH sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên..........................................................................................16
3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.......16
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................16
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động.......................................................................................17
3.1.2.1 Sản xuất kinh doanh giày dép.................................................................17
3.1.2.2 Xúc Tiến Đầu Tư và Liên Doanh Phát Triển..........................................18
3.1.3 Quy mô và thành tích đạt được của cơng ty..................................................19
3.1.3.1 Quy mơ cơng ty......................................................................................19
3.1.3.2 Thành tích đạt được................................................................................20
3.1.4 Hệ thống kinh doanh, phân phối và tiếp thị..................................................21
3.1.4.1 Trong nước.............................................................................................21
3.1.4.2 Ngoài nước............................................................................................21
3.1.4.3 Thị trường xuất khẩu...............................................................................22
3.1.5 Định hướng phát triển trong tương lai..........................................................22

3.1.6 Mục tiêu hoạt động của Biti’s ......................................................................23
3.1.6.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................................23
3.1.6.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................23
3.1.7 Quy trình sản suất.........................................................................................24
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

2


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
3.1.8 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng Ban...........................................27
3.2 Tổng quan về hoạt động marketing của công ty.................................................29
3.2.1 Awareness: Gây chú ý..................................................................................29
3.2.2 Interest: Gây thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm..................................30
3.2.3 Desire: Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng............................30
3.2.4 Action: Kích thích khách hàng phát sinh hành động đối với sản phẩm.........30
3.3 Phân tích mơi trường kinh doanh của cơng ty.....................................................30
3.3.1 Môi trường vĩ mô..........................................................................................30
3.3.1.1 Nhân khẩu học........................................................................................30
3.3.1.2 Kinh tế ...................................................................................................31
3.3.1.3 Pháp luật.................................................................................................31
3.3.2 Môi trường vi mô..........................................................................................31
3.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh...................................................................................31
3.3.2.2 Nhà cung ứng..........................................................................................32
3.4 Phân tích thực trạng chiến lược Marketing Mix của công ty TNHH sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên...........................................................................................33
3.4.1 Sản phẩm......................................................................................................33
3.4.1.1 Giới thiệu các dịng sản phẩm chính.......................................................33
3.4.1.2 Chất lượng sản phẩm..............................................................................33
3.4.1.3 Thương hiệu.........................................................................................34

3.4.1.4 Thiết kế bao bì sản phẩm.....................................................................35
3.4.1.5 Dịch vụ hỗ trợ sản xuất giày dép..........................................................35
3.4.1.6 Doanh thu của Biti’s năm 2016-2020...................................................36
3.4.2 Giá................................................................................................................37
3.4.3 Hệ thống phân phối.......................................................................................39
3.4.4 Xúc tiến thương mại.....................................................................................42
3.5 Đánh giá chiến lược lược Marketing Mix của công ty TNHH sản xuất hàng
tiêu dùng Bình Tiên.....................................................................................................46
3.5.1 Ưu điểm........................................................................................................46
3.5.2 Nhược điểm..................................................................................................46
3.5.3 Giải pháp......................................................................................................46
Chương 4: Kết luận và kiến nghị..............................................................................47
4.1 Kết luận..............................................................................................................47
4.2 Kiến nghị............................................................................................................48
4.2.1 Các kiến nghị với công ty.............................................................................48
4.2.2 Các kiến nghị với nhà nước..........................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

3


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, đặc biệt là xu thế cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, marketing được coi là một trong những công cụ không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp tạo lập uy tín và vị
thế vững chắc trước đối thủ.

Marketing - mix là thành tố cơ bản nhất trong hoạt động marketing. Đó là các hoạt
động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thích ứng với biến động
thị trường. Các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến giữ vai trị quan
trọng, xun suốt trong tồn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, những quyết định trong marketing hiện nay vẫn đang là điểm yếu của
nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đa số vẫn không hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của
các hoạt động này mà chỉ làm dựa trên kinh nghiệm của bản thân và của các công ty đi
trước. Vì vậy, nguồn ngân sách doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động marketing tuy
không nhỏ nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, gây lãng phí.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực chứa
đựng sự cạnh tranh gay gắt, Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên ý thức
được tầm quan trọng then chốt của hoạt động marketing, đặc biệt là marketing mix. Do
vậy, Công ty rất chú trọng vào cơng tác này nhằm tìm ra những định hướng, chiến lược
kinh doanh đúng đắn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngồi
nước để duy trì vị trí của người đứng đầu trên thị trường sản phẩm giày, dép.
Với những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động
Marketing Mix của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động Marketing - mix của Cơng ty TNHH sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

4


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
-


Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix của Công ty TNHH sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên

-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động Marketing - mix của Cơng
ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
- Tập trung vào chiến lược Marketing – mix gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược
giá, chiến lược phân phối, xúc tiến thương mại để phân tích thực trạng hoạt động
marketing và đề xuất những giải pháp để nâng cao hoạt động marketing tại công ty.
1.3.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Phân tích hoạt động Marketing - mix của Cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng
Bình Tiên.
1.3.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trên thị trường tại Việt Nam
- Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên được đặt tại: 22 Lý Chiêu
Hoàng, Phường 10, Quận 6, TP HCM.
1.3.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
- Tập trung vào phân tích, đánh giá số liệu thu thập từ năm 2016 đến 2020.
1.4 Cấu trúc chuyên đề
Cấu trúc chuyên đề bao gồm 4 chương:
-

Chương 1: Mở đầu

-


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên

-

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

5


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Định nghĩa Marketing
-

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, (American Marketing Associate):

“ Marketing là q trình kế hoạch hóa và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định
giá, xúc tiến và phân phối cho các hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi
nhằm thỏa mãn các mục tiêu cá nhân và tổ chức” (1985).
“ Marketing là tập hợp các hoạt động, cấu trúc, cơ chế và quy trình nhằm tạo ra truyền
thơng và phân phối những thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã
hội nói chung” (2007).

-

Theo Philip Kotler:

“ Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn
thơng qua các tiến trình trao đổi”.
-

Theo Viện Marketing Anh quốc:

“ Marketing là quá trình tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ
việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự
về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối
cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
-

Theo G.I.Dragon (Nguyên chủ tịch liên đoàn Marketing quốc tế):

“ Marketing là một ‘Rada’ theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp và như một
’máy chỉnh lưu’ để kịp thời ứng phó với mọi biến động sinh ra trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường”.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: Marketing là toàn bộ những hoạt
động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thỏa mãn của
người tiêu thụ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất
được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm
thích hợp nhất cho người tiêu thụ.
Nói một cách khác: Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc
trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN


6


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn
các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
2.1.2 Sự ra đời và phát triển Marketing
Marketing bắt nguồn từ một từ ngữ tiếng Anh: Market là thị trường. Người ta
thêm tiếp vị ngữ -ing vào thành một từ mới là Marketing. Marketing nghĩa đen của nó
là “làm thị trường”. Thuật ngữ “Marketing” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902
trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ.
Khi mới ra đời và suốt trong một thời kỳ dài, Marketing chỉ giới hạn trong lãnh
vực thương mại. Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ để tiêu thụ nhanh chóng những
hàng hoá và dịch vụ đã được sản xuất ra (đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận cao. Người ta
gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing truyền thống (Traditional Marketing)
hay Marketing thụ động.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình kinh tế của thế giới cũng như của
từng nước có nhiều thay đổi. Đó là: Kinh tế tăng trưởng mạnh; khoa học và kỹ thuật
phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, giá cả hàng hoá biến động
mạnh; rủi ro trong kinh doanh nhiều;...v.v. Các hoạt động của Marketing truyền thống
không giải quyết được những mâu thuẫn trên.
Chính vì vậy, Marketing hiện đại (Modern Marketing) hay Marketing truyền
thống đã ra đời. Nó khơng cịn bị giới hạn hẹp trong thương mại, khơng chỉ cịn là
những hoạt động nhằm bán hàng hay tiêu thụ những cái đã có sẵn. Nó được mở rộng
hơn và tồn diện hơn nhiều. Marketing hiện đại có những đặc trưng là: Coi thị trường
là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hố. Trên thị trường, người mua
(nhu cầu) có vai trị quyết định.
Sơ đồ 2.1: Marketing truyền thống
Sản xuất sản
phẩm


Marketing

Tiêu thụ sản
phẩm

(Nguồn: Marketing căn bản của Ths. Nguyễn Lê Hoa Tuyết)

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

7


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
Sơ đồ 2.2: Marketing hiện đại
Hoạch định
chiến lược

Tổ chức tiêu
thụ

Tổ chức sản xuất

Thăm dò phản
ứng khách hàng

Dịch vụ hậu
mãi

Điều chỉnh

chiến lược

(Nguồn: Marketing căn bản của Ths. Nguyễn Lê Hoa Tuyết)
2.1.3 Vai trị của marketing
Marketing có vai trị rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn, chỉ đạo và
phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.1: Vai trò quan trọng của Marketing trong kinh doanh.
Hình 2.1: Marketing giữ chức năng
liên kết các chức năng khác

Hình 2.2: Chức năng ngang bằng
nhau.

C

Hình 2.4: Là chức năng trung

Hình 2.3: Khách hàng là
trung tâm.

tâm chủ yếu.

Hình 2.5: Marketing quan trọng
hơn các chức năng khác.

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

8



GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ

(Nguồn: Marketing căn bản của PGS.TS. Vũ Thế Phú).
2.1.4 Marketing Mix
2.1.4.1 Khái niệm Marketing Mix
Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp: là sự phối hợp các hoạt động,
sắp xếp các thành phần Marketing một cách tối ưu nhất, sao cho phù hợp với điều kiền
kinh doanh thực tế nhằm tăng cường, củng cố vị trí doanh nghiệp trên thương trường
cả trong ngắn và dài hạn.
Marketing Mix 4P:
4P là chiến lược Marketing Mix truyền thống. Mơ hình này được xây dựng từ
những năm 1960, bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy. Từ thời điểm đó, mơ hình
Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như được giảng dạy trong các
doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới. Marketing Mix 4P là tập hợp
các phạm vi tiếp thị bao gồm :
 Sản phẩm (Product ).
 Giá cả (Price).
 Địa điểm (Place).
 Xúc tiến thương mại (Promotion).

Sơ đồ 2.3: Mô hình 4P trong Marketing Mix

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

9


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ

(Nguồn: thieukimtrong.wordpress.com)

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing-mix (4P):

Marketing mix khơng có khn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi
theo các yếu tổ ảnh hưởng như:
 Vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu trên thị trường doanh
nghiệp đã chiếm được thị phần cao thì lúc đó khơng cần tốn nhiều chi phí cho
các hoạt động xúc tiến những vẫn bán được hàng
 Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác
nhau. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các
công cụ xúc tiến khác nhau.
 Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
có đặc điểm khác nhau nên cần có Marketing mix khác nhau.
2.1.4.2 Vai trò của Marketing Mix
Nhắc đến vai trò của marketing mix, nó là yếu tố quan trọng trong mơ hình kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Được coi là cầu nối giữa người mua và người bán, giúp
người bán có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu được những nhu cầu thực tế của người
mua từ đó giúp thỏa mãn một cách tối ưu nhất.
-

Đối với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp:
Marketing- mix giúp cho cơng ty có thể tồn tại bền lâu và vững chắc trên thị

trường. Tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của tổ chức với thị trường trong tất cả
các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm
thơng tin từ thị trường và truyền đạt thơng tin từ doanh nghiệp ra thị trường, nghiên
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

10



GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, mang lại dịch vụ. Xúc tiến thương
mại khơng phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm,
giá và phân phối mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính sách đó, điều đó
nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra ưu thế và sự khách biệt trong cạnh tranh của
công ty.
Đối với người tiêu dùng:
 Lợi ích của người dùng về mặt kinh tế ở chỗ họ nhận được giá trị cao hơn khoản
chi mà họ bỏ ra để mua hàng hóa đó.
 Một sản phẩm thỏa mãn người dùng là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích hơn sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh.
 Giúp tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng hiện
tại và trong tương lai.
 Làm đa dạng hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến những ích
lợi nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn đấy của người tiêu dùng. Thậm chí nó
cịn có thể mang đến những ích lợi vượt quá sự mong đợi của người dùng.
Đối với xã hội:
Có cơng dụng mang lại một mức sống cho xã hội.
Có các hoạt động vì cộng đồng vì mục đích xã hội ví vụ như:
-

Các tất cả thơng tin sản phẩm, quảng cáo, truyền thông phản ánh đúng bản
chất và trung thực về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để người
dùng không bị che mắt hoặc mù quáng vào sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp như thời kỳ trước đó.

-


Bên cạnh yếu tố sản xuất bán hàng là các vấn đề bảo vệ môi trường và
lương thưởng xã hội. Để nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp lên
thách thức mới.

2.1.4.3 Các thành phần của Markerting Mix
-

Product (Sản phẩm):

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p. Đó
có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình nào đó. Ví dụ về các sản
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

11


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thơng
minh,hay một chiếc máy sản xuất,…Ví dụ về các sản phẩm vơ hình (dịch vụ) là dịch
vụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ tín dụng
của ngân hàng,…
Sau tất cả, người làm marketing cần phải tự hỏi chính mình: Cần phải làm gì để
mình có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới thị trường tốt hơn so với những đối thủ
cạnh tranh cịn lại?
Tuy nhiên, nếu bạn muốn như thế thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
 Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp
 Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào
 Khách hàng sử dụng chúng ở đâu
 Tính năng gì sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ bạn có tạo ra những tính
năng thừa thãi hay không?

 Tên sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? nó có bắt tai hay khơng.
 Kiểu dáng bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ là gì
 Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh
 Hình thủ cuối cùng co sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như
thế nào
-

Giá ( Price):

Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản
phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm
và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức.
Nếu giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số
lượng lớn hơn để thu về lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển
hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá
bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán,…

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

12


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
Ngoài ra, giá bán quá cao có thể khiến khách hàng bỏ qua lợi ích mà sản phẩm của
bạn có thể đem lại. Thế nên bạn hãy nghiên cứu chính xác yếu tố giá thị trường và giá
bán đổi thủ để có thể xác định giá bán cho sản phẩm của mình thật phù hợp. Khi xác
định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm.
Có Ba chiến lược định giá chính bao gồm:
 Market penetration pricing (định giá thâm nhập).

 Market skimming pricing (định giá hớt váng).
 Neutral pricing (định giá trung lập).
Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:
 Bạn cần chi bao nhiêu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
 Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
 Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
 Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị
trường?
 Place (Phân phối):
Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua
bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng
thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa
sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân
phối đúng mức có thể làm lãng phí cơng sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không
đưa ra thị trường thành công. Một số các chiến lược phân phối:
 Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
 Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
 Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
 Nhượng quyền (franchising).
Ngoài ra, cần để ý những vấn đề sau:
 Khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu?
 Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên tới để mua sắm?
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

13


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
 Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
 Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?

 Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh hay khơng?
 Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên mơi trường kinh doanh trực tuyến
hay khơng?
-

Promotions (xúc tiến thương mại):

Promotion là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy hoạt động brand
positioning và sales. Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như:
 Tổ chức bán hàng (sales organization).
 Quan hệ cơng chúng (public relation): Quan hệ cơng chúng (hay cịn gọi là
PR) là hoạt động quảng bá, hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp và
thường không được trả tiền. Nó bao gồm thơng cáo báo chí, triễn lãm, thỏa
thuận tài trợ, hội thảo, hội nghị và sự kiện,…
 Quảng cáo (advertising): Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền
thơng u cầu doanh nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình,
radio, báo in và trên Internet. Ngày nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi
trường offline sang online (digital marketing).
 Tiếp thị (sales promotion): Truyền thông lan tỏa (word of mouth) là một
dạng truyền thông tiếp thị mới. Đây là phương thức truyền thông phi truyền
thống, tận dụng sự lan tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng, sự
truyền miệng của các cá nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.
Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội và các phương thức
trực tuyến khác để thúc đẩy hoạt động truyền thông và tiếp thị cho các sản phẩm họ
cung cấp.
Để xây dựng một chiến lược truyền thông tốt, cần trả lời những câu hỏi sau:
 Làm cách nào để bạn có truyền tải thơng điệp tới khách hàng mục tiêu?
 Thời điểm nào thích hợp để marketing cho sản phẩm?

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN


14


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
 Liệu bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền
thông đại chúng (như truyền hình, radio)?
 Sử dụng mạng xã hội có tốt cho hoạt động truyền thơng và tiếp thị?
 Chiến lược truyền thơng của đối thủ là gì?
Bên cạnh đó cịn cần phải tính tốn những yếu tố như ngân sách, thông điệp truyền
thông, đối tượng khách hàng mục tiêu để xác định chiến lược truyền thông thực sự phù
hợp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập
-

Dữ liệu thứ cấp (lấy từ sách, báo, tạp chí, các thông tin liên quan trên
Internet).

-

Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài như: lý thuyết và các thành phần
Marketing, Marketing Mix, các đồ án, các giáo trình về Marketing,…
Tham khảo các thơng tin từ những trang web uy tín, có độ chính xác cao.

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
-

Phương pháp liệt kê, mơ tả, so sánh.


-

Phân tích quy nạp.

-

Sử dụng các bản biểu để trình bày các chỉ số.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
MIX CỦA CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

15


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
3.1 Giới thiệu tổng quan về cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
Cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (có tên gọi khác là Biti’s) là
một thương hiệu chuyên về sản xuất giày, dép tại Việt Nam, được thành lập tại quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1982.
Biti's ban đầu là hai tổ hợp tác nhỏ Bình Tiên và Vạn Thành nằm tại thành phố
Hồ Chí Minh. Hiện nay, bên cạnh 2 cơ sở sản xuất, công ty đã có 7 chi nhánh, 2 trung
tâm thương mại, 2 trung tâm kinh doanh, 156 cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 đại lý trên
cả nước và xuất khẩu sản phẩm sang 40 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có thể kể
đến các thị trường như: Nga, Ukraina, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE),
Bahrain.
Tên doanh nghiệp:

Cơng ty TNHH sản xuất


hàng tiêu dùng Bình Tiên
Số điện thoại
Người sáng lập

(028) 38 753 443
Vưu Khải Thành

Trụ sở chính

22 Lý Chiêu Hồng,

Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Sản phẩm

Giày dép và phụ trang

Khẩu hiệu

Nâng niu bàn chân Việt

Website



3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất: Vạn Thành và Bình Tiên, thành lập vào
tháng 01/1982 tại Quận 6 – Thành Phố Hồ Chí Minh với 20 cơng nhân, chun sản
xuất các loại dép cao su đơn giản.
Năm 1986, hai tổ hợp sát nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt
động tại địa bàn quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất lượng cao và xuất

khẩu 100% sản phẩm.
Năm 1989, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên
của cả nước được Nhà nước cho quyền trực tiếp xuất - nhập khẩu.

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

16


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
Năm 1990, để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên
đầu tư mới hồn tồn cơng nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phẩm mới giày dép xốp EVA.
Năm 1991, thành lập Công ty liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa
Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên với cơng ty SunKuan Đài Loan - chun sản xuất hài,
dép xuất khẩu. Đây là Công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt
Nam với một Cơng ty nước ngồi.
Năm 1992, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên chuyển thể thành Cơng ty sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) chuyên sản xuất dép xốp, hài, sandal tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu .
Năm 1995, Cơng ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) được thành lập
chuyên sản xuất giày thể thao (công nghệ Hàn Quốc), PU, xốp...
Năm 2000, thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Năm 2001, Biti's được
tổ chức BVQI cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Tháng 06/2002, thành lập Trung tâm
thương mại Biti's Tây Nguyên.
Tháng 10/2002, thành lập Trung tâm kinh doanh thị trường Trung Quốc. Năm
2003, thành lập viện đào tạo Biti's. Hiện tại công ty Biti's gồm 2 công ty thành viên:
-

Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's).


-

Cơng ty TNHH Bình Tiên - Đồng Nai (Dona - Biti's).

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động
3.1.2.1 Sản xuất kinh doanh giày dép:
Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép: Giầy Da Thời Trang,
Giày Thể Thao, Sandal Thể Thao, Dép Xốp, Giày Sandal, Dép Sandal, Giầy Tây, Giày
Da, Giày Sandal, Guốc Gỗ, Hài, Giày Dép Thời Trang.
Các nhóm sản phẩm của Biti's gồm có:
-

Nhóm sản phẩm xốp EVA (ethyl vinyl acetat)

-

Nhóm dép lưới, cơng nghệ và ngun liệu chính là EVA và vải lưới.

-

Nhóm sản phẩm PU (poly urethane)

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

17


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
-


Nhóm giày thể thao dùng kỹ thuật tiên tiến về lưu hoá, ép muộn và
phun ,nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, da, giả da và các loại vải .
3.1.2.2 Xúc Tiến Đầu Tư và Liên Doanh Phát Triển:
Mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh sang lĩnh vực nhà đất, xây dựng các trung

tâm thương mại, siêu thị, cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,
kho hàng và các dịch vụ khác.
Từ năm 2003, Biti’s mở rộng hướng đầu tư xây dựng các Trung tâm thương
mại, theo định hướng đó hàng loạt trung tâm thương mại sẽ xuất hiện: dự án Trung tâm
thương mại Hà Tây với kinh phí 20 triệu USD được triển khai và đã đưa vào hoạt động
cuối năm 2005 và tiếp tục xây dựng, dự án Trung tâm thương Mại Đà Nẵng được tiến
hành năm 2005 và đưa vào hoạt động năm 2006; Trung tâm thương mại Biti’s Tây
Nguyên hoạt động từ tháng 6/2002; Trung tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai
đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào cuối năm 2006 và hoàn tất toàn bộ dự án vào cuối
năm 2007 với kinh phí đầu tư 14 triệu USD; trung tâm thương mại Biti’s Miền Bắc;
Trung tâm thương mại Biti’s Đồng Nai.
Biti’s có 2 dự án nổi bật là tàu lửa Sapaly tuyến Hà Nội – Lào Cai và khách sạn
4 sao Sapaly Hotel Lào Cai. Sau nhiều năm hoạt động rất mờ nhạt trên thị trường Việt
Nam, Biti’s dường như đã trở lại với người tiêu dùng cùng một niềm tự hào là hãng
giày dép của Việt Nam. Theo thông tin trên website của cơng ty hiện tại, Biti’s đang có
2 dự án nổi bật là tàu lửa Sapaly tuyến Hà Nội – Lào Cai và khách sạn 4 sao Sapaly
Hotel Lào Cai do Biti’s đầu tư xây dựng và hợp tác quản lý cùng tập đoàn Best
Western. Cụ thể, lãnh đạo của Biti’s cho hay, Biti’s sở hữu 4 toa tàu mang thương hiệu
Sapaly Train trong hệ thống vận chuyển đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai theo hình
thức đầu tư thuê dịch vụ của ngành đường sắt để vận chuyển du khách, khách hàng có
nhu cầu lên Lào Cai. Được miêu tả là “một tòa tháp hiện đại “, Khách sạn Sapaly Lào
Cai cách tỉnh Vân Nam phía Tây Nam của Trung Quốc bằng khoảng cách của “một
hòn đá ném”, cách 2 Km từ Ga Lào Cai và cách Sapa 35 Km.

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN


18


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
“Quan điểm của Biti’s là không đầu tư địa ốc, hạ tầng du lịch theo kiểu “ăn xổi” mà đã
làm là phải làm với đúng thực lực của mình, và làm cho tới.” – Ơng Nguyễn Duy
Thanh – Phó Tổng giám đốc của Biti’s cho biết.
3.1.3 Quy mơ và thành tích đạt được của cơng ty
3.1.3.1 Quy mô công ty
Qua hơn 39 năm hoạt động sản xuất kinh doanh với bao thăng trầm và thách
thức, giờ đây, Biti’s đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, trở thành một
thương hiệu uy tín, tin cậy và quen thuộc với người tiêu dùng và là niềm tự hào của
người Việt Nam về một “Thương hiệu Quốc gia” trong lĩnh vực giày dép uy tín và chất
lượng.
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ khởi nghiệp từ năm 1982 và trở thành Hợp Tác Xã
mang tên Bình Tiên chuyên sản xuất dép cao su tại Quận 6 với vài chục công nhân và
hơn hết là một tấm lịng vì sự phát triển kinh tế đất nước của những người chủ tâm
huyết, Biti’s đã trải qua giai đoạn của nền kinh tế bao cấp với nhiều khó khăn. Thế
nhưng, hơn 39 năm trôi qua, như một “bước chân khơng mỏi”, Cơng ty TNHH sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) đã từng bước xây dưng cho mình một chiến
lược sản xuất và xuất khẩu mang tầm thời đại, tạo ra một thương hiệu Giày dép Biti’s
gắn liền với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, công ty Biti’s trở thành một
đơn vị mạnh, thể hiện sự bứt phá trong lãnh vực sản xuất kinh doanh giày dép có đủ
nhân lực, vật lực, tài lực để phát triển ngành nghề và đem đến những thành quả cao
hơn.
Một hệ thống phân phối sản phẩm Biti’s trải dài từ Nam ra Bắc với 07 Trung
tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ, đã tạo
công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 người lao động tại Tổng Công ty Biti’s và
Công ty Dona Biti’s với sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi, chủng loại sản phẩm

phong phú, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như giày thể thao cao cấp, giày nữ thời
trang, giày tây da, giày vải, dép xốp EVA, hài đi trong nhà … Tại Trung Quốc, Biti’s
đã thiết lập 04 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán hàng để
từng bước đưa sản phẩm Biti’s chiếm lĩnh thị trường biên mậu đầy tiềm năng này. Với
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

19


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
thị trường Campuchia đầy tiềm năng, Biti’s có nhà phân phối chính thức Cơng Ty
Cambo Trading phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ Campuchia. Biti’s đã xuất
khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Mexico,
Campuchia,… . Ngoài ra, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi
tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto,… tin tưởng chọn lựa trở thành
đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn.
Giờ đây, Biti's đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, không chỉ trở
thành một thương hiệu uy tín trong nước mà còn tiên phong xuất khẩu ra thị trường thế
giới. Biti's đã đánh dấu thương hiệu tại 40 nước trên thế giới, trong đó phải nói đến các
thị trường khó tính như: Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Trung Quốc,
Mexico....
3.1.3.2 Thành tích đạt được
Trải qua 39 năm thành lập và phát triển, đến nay Cơng ty Biti's đã có một chỗ
đứng vững chắc trên nền kinh tế. Với những thành quả phát triển không ngừng qua
từng giai đoạn của công ty cũng đã được các tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức xã hội,
doanh nghiệp và quần chúng Công nhận.
Năm 1997: Được người dân trong nước và quốc tế Công nhận với các danh hiệu
cao quý Giải thưởng Quốc tế lần 22 do Trade Leaders Club (Tây Ban Nha) bình chọn
là Nhãn hiệu uy tín và chất lượng, người tiêu dùng bình chọn đạt TOP hàng Việt Nam
chất lượng cao. Năm 2001: Được BVQI & QUACERT cấp Chứng nhận ISO 9001.

2000: Năm 2004: Được Đảng và Nhà nước công nhận và tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng 3 sau 23 năm liên tục xây dựng phát triển doanh nghiệp và góp phần
xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Năm 2005: Được Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam trao tặng Huy Chương Vì Sự nghiệp Phát triển Doanh nghiệp.
Năm 2006: Nhận giải Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng thời trang năm 2006 do
người tiêu dùng bình chọn và đạt giải Tầm nhìn 2006 thuộc "Chương trình Thương
hiệu nổi tiếng tại Việt Nam" do Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối
hợp với công ty AC NIELSEN tổ chức. Là 1 trong 45 doanh nghiệp nhận giải Quả Cầu
Vàng do Liên hiệp các Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Phòng Thương mại
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

20


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng cùng tổ chức bình
chọn. Năm 2007: Là một trong 48 doanh nghiệp nhận giải thưởng Thương hiệu Đầu
ngành Hàng Việt Nam Chất lượng cao. Là 1 trong 11 doanh nghiệp nhận giải thưởng
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngành Da giày và Dệt may Việt Nam.
-

Trong 3 năm liền 2005 -2006 - 2007 là Doanh nghiệp đoạt Cúp vàng Top Ten
thương hiệu Việt Uy tín Chất lượng do Liên hiệp các Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam tổ chức.

-

Thương hiệu Quốc Gia (Vietam Value) năm 2008,2010,2012,2014 Cục xúc tiến
Thương mại - Bộ Cơng Thương Viêt Nam bình chọn.


-

Nhiều năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

-

Đạt chứng nhận 3K từ Hội Sở Hữu trí tuệ và Hiệp hội các nhà bán lẻ tại Việt
Nam

-

Top 40 Thương hiệu doanh nghiệp có giá trị nhất Việt Nam 2016 và 2017.

3.1.4 Hệ thống kinh doanh, phân phối và tiếp thị
3.1.4.1 Trong nước
Hệ thống phân phối và tiếp thị trong nước bao gồm 4 Trung Tâm Thương Mại:
Lào Cai, Đồng Nai, Hà Tây, Buôn Mê Thuộc, 1 trung tâm kinh doanh: Đà Nẵng, 5 chi
nhánh: Quang Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ, Tp.HCM và trên 4.500 Đại lý Cửa hàng khắp 63 tỉnh thành trong nước.
3.1.4.2 Ngồi nước
-

Cơng ty Biti's USA (Biti's USA Inc). Địa chỉ: 1328 Broadway Suit 447 New York
N,7,10001,USA. Email:

-

Văn phịng đại diện cơng ty Biti's tại Trung Quốc: có 3 văn phịng đại diện: văn
phịng đại diện ở Hà khẩu, Côn Minh, Nam Ninh và một trạm liên lạc tại Quảng
Châu.


-

Văn phòng đại diện tại Cambodia (Cambodia tranding Co, Ltd). Địa chỉ: 383385 Sihanouk BLVD, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Pnom penh City,
Cambodia. Tel - Fax: 855-23-987183

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

21


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
3.1.4.3 Thị trường xuất khẩu
Công ty có thị trường xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới :
-

Châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật, Singapore, Thái Lan, ....

-

Trung Đông: Á rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Israel, Libăng…

-

Châu Âu: Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Malta,
Nauy, Nga, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý,
... Châu u: Anh, BaLan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Malta,
Na uy, Nga, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ,
Ý, ...

-


Châu Mỹ: Achentina, Brazil, Canada, Chile, Ecuador, Mỹ, Mexico, Panama,
Venezuela, ... Châu Úc: Tân Tây Lan, Úc…

3.1.5 Định hướng phát triển trong tương lai
Biti’s sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nghiên cứu phát triển đa
dạng hoá chủng loại sản phẩm giày dép phục vụ mọi giới, mọi tầng lớp người tiêu
dùng. Trong đó chú ý lực lượng số đơng người có thu nhập trung bình và trung bình
thấp, đồng thời liên tục thay đổi và cải tiến kiểu mẫu bình quân đạt trên 300 mẫu mới
mỗi quý phục vụ tốt cho người tiêu dùng trong và ngoài nước, phấn đấu đạt mức tăng
trưởng doanh thu bình quân hàng năm trên 25 %. Đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị
ở cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt khai thác triệt để cơ hội phát triển kinh
doanh tại thị trường các nước lân cận Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Châu Á, chú
trọng thị trường Trung Quốc và Cambodia nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu mang
thương hiệu Biti’s đạt 60% vào năm 2022. Đặc biệt, Công ty sẽ tiếp tục tăng sức cạnh
tranh về thương hiệu khi Việt Nam chính thức hội nhập khu vực và thế giới.
Không dừng lại ở việc sản xuất kinh doanh giày dép, Biti's đang mở rộng hướng
đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác theo hướng phát triển thành tập đoàn đa ngành. Và
trước mắt là các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, xây dựng, kinh doanh địa ốc.
Một trung tâm thương mại cửa khẩu do Biti's đầu tư với kinh phí 10 triệu USD đã mọc
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

22


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ
lên tại Lào Cai. Tiếp tục mở rộng đầu tư 30 ha đồi con gái Sapa, 4,2 ha khu Thương
mại Kim Thành, 2 ha Khu dân cư mới tại tỉnh Lào Cai với tổng số vốn đầu tư giai đoạn
2 dự kiến khoảng 20 triệu USD. Triển khai đầu tư giai đoạn hai xây dựng Trung tâm
Thương mại Biti’s Miền Bắc (Hà Tây) với số vốn 10 triệu USD, quy mô 20 tầng…

Biti's cũng đang triển khai đầu tư dự án khu thương mại - dân cư tại Long Thành
(Đồng Nai) với diện tích 80.000m2, vốn đầu tư 250 tỉ đồng; đồng thời đầu tư 300 tỉ
đồng xây dựng một khu dân cư tại Bình Chánh cho người có thu nhập thấp với diện
tích 18.000m2. Gần đây Biti's còn mở rộng hoạt động bằng việc hợp tác với Trung
Quốc hình thành một liên doanh chuyên về tư vấn thiết kế xây dựng.
3.1.6 Mục tiêu hoạt động của Biti’s
3.1.6.1 Mục tiêu tổng quát
Mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa ngành hàng của thương hiệu Biti's
trong thời kỳ hội nhập của Thế kỷ 21, trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề.
Tập trung ưu tiên phát triển những ngành có thế mạnh như sản xuất giày, dép, phát
triển trung tâm thương mại, khu dân cư, khu nghỉ dưỡng… Chính sách chất lượng ln
được tập trung ưu tiên, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất phải đáp ứng được cho
nhu cầu của khách hàng. Củng cố thị trường truyền thống, nội địa. Bên cạnh đó, tranh
thủ q trình hội nhập, cơng ty sẽ mở rộng và xâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là
thị trường nước ngồi.
3.1.6.2 Mục tiêu cụ thể
Cơng ty sẽ tiếp tục tăng sức cạnh tranh về thương hiệu khi Việt Nam chính thức
hội nhập khu vực và thế giới.
Mở rộng hướng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác theo hướng phát triển thành tập
Thiết kế sản phẩm
đoàn đa ngành. Trước mắt là các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, xây dựng,
kinh doanh địa ốc.

Bộ phận cắt
Mở rộng hoạt động bằng việc hợp tác với Trung Quốc hình thành một liên

Bộ phận may
doanh chuyên về tư vấn thiết kế xây dựng.
3.1.7 Quy trình sản suất


Cán luyện và ép đế

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN
Quy trình lắp ráp –23
hồn thiện giày

Kiểm tra và đóng gói


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ NGỌC THỨ

Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất (Nguồn: fr.scribd.com)
Nội dung chi tiết và yêu cầu kỹ thuật của các bước:
Thiết kế sản phẩm:
-

Quy trình thiết kế phác hoạ khn giày mơ phỏng hình dáng bàn chân. Điều này
vơ cùng quan trọng trong q trình sản xuất giày.

-

Việc sản xuất giày bắt đầu bằng việc chuẩn bị một bản vẽ chi tiết về loại giày
muốn sản xuất. Bản vẽ này được vẽ bằng tay hoặc bằng máy tính, và mơ tả mơ
hình giày từ mọi góc độ.

Bộ phận cắt:
-

Nhận vật tư: Nhận đúng số lượng vật tư


-

Cắt chi tiết: Chặt theo từng size, đồng đôi. Chặt theo hướng dẫn sơ đồ đi dao.

Bộ phận may:
Công đoạn chuẩn bị sản xuất:
-

Thêu các chi tiết: lưỡi gà, gót ngồi

-

Lạng các chi tiết: pho hậu, pho mũi, chóp mũi, trang trí phần thân giày.

Cơng đoạn may lưỡi gà và mũ giày:
-

Họa định vị lưỡi gà, lót lưỡi gà.

-

May dằn đĩa lưỡi gà.

SVTH: LÊ THỊ TUYẾT NHÂN

24


×