Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.79 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THANH DŨNG

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 9 22 90 15

HÀ NỘI - 2020


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS, TS Đỗ Xuân Tuất

2. TS Nguyễn Danh Lợi

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án
cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào ... giờ ..., ngày ..., tháng ..., năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia;
- Viện Thơng tin khoa học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Bộ phận Tư liệu Viện lịch sử Đảng.


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thanh Dũng (2019), "Cải cách hành chính tỉnh Đồng tháp giai đoạn 1995
– 2015: Kết quả và bài học kinh nghiệm", Tạp chí thơng tin khoa học lý
luận chính trị, (57), tr.90-94.
2. Lê Thanh Dũng (2019), "Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân
thiện phục vụ nhân dân ở tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Giáo dục và xã hội, (8),
tr.235-240.
3. Lê Thanh Dũng (2019), "Chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với chính
quyền địa phương", Tạp chí khoa học Đại học Quảng Nam, (14), tr.35-39.
4. Lê Thanh Dũng (2019), "Cải cách hành chính ở tỉnh Đồng Tháp hướng đến
chính quyền năng động trong phục vụ nhân dân", Tạp chí Khoa học Nội vụ,
(32), tr.65-72.
5. Lê Thanh Dũng (2019), "Cải cách hành chính ở tỉnh Đồng Tháp (20052018), kết quả và kinh nghiệm", Tạp chí Lịch sử Đảng, (347), tr.105-110.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính tồn cầu, thu hút sự
quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia luôn xem CCHC là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển
các mặt đời sống xã hội, CCHC cũng là một nội dung cốt yếu để nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Đảng xác định CCHC là
một khâu quan trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa (XHCN), Đảng đã đề ra quan điểm, chủ trương và ban hành một số Nghị
quyết chuyên đề về (CCHC), đồng thời tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ đã tổ chức triển khai thực hiện
chương trình CCHC theo từng giai đoạn, với việc bám sát mục tiêu của Đảng
đề ra nhằm tiến hành CCHC toàn diện, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước
pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua quá trình thực hiện CCHC
từ năm 1995 đến năm 2015, nền hành chính nhà nước đã có sự chuyển biến tích
cực và đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần ồn định chính trị và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đất nước.
Đường lối, chủ trương của Đảng về CCHC được các cấp ủy địa phương
quan tâm, chỉ đạo, trong đó có Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Quá trình chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp thực hiện CCHC, đã góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đổi mới và phát triển KT - XH của địa phương. Tổ chức bộ máy hành
chính từ tỉnh xuống đến huyện và xã căn bản được cải thiện theo hướng tinh
gọn, hiệu quả và hiện đại, các sở, ban ngành và cơ quan chuyên môn của Tỉnh
được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước, phát huy tác dụng, hiệu quả tốt
hơn và việc quản lý sử dụng cán bộ công chức được đổi mới một bước từ khâu
tuyển chọn, đánh giá. Tuy nhiên, CCHC của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại
hạn chế và bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, yêu cầu phục vụ nhân
dân chưa đáp ứng được trong điều kiện, bối cảnh mới.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp lãnh đạo cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2015” làm luận án
tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC từ năm 1995
đến năm 2015, đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng
cao hiệu quả lãnh đạo CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện

nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những nghiên cứu liên quan, chỉ ra những vấn đề đã được giải
quyết, những nội dung luận án tập trung nghiên cứu.
Làm rõ các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp
về CCHC.


2

Phân tích chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC
từ năm 1995 đến năm 2015.
Đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham
khảo trong q trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về cải cách hành chính
từ năm 1995 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2015.

Về không gian: Luận án nghiên cứu CCHC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp về CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, trên các lĩnh vực cụ thể sau:
thể chế hành chính; thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức; tổ chức bộ máy hành chính; tài chính cơng, hiện đại hố
nền hành chính và công tác thông tin, tuyên truyền CCHC.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước
pháp quyền XHCN và những vấn đề liên quan tới hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước.
4.2. Nguồn tư liệu
Tư liệu được sử dụng chủ yếu dựa vào các Văn kiện của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước; Văn kiện của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân (UBND), Hội
đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; các sở, ban, ngành về công tác CCHC của tỉnh
Đồng Tháp.
Kế thừa kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên quan đến chủ
đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc.
Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, đồng đại, lịch đại, so sánh và thống kê.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về khoa học
Luận án hệ thống hóa các chủ trương, q trình chỉ đạo thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC, góp phần làm rõ và phong phú thêm những
vấn đề lý luận về CCHC ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội
nhấp quốc tế.
Luận án cung cấp nguồn tư liệu về lãnh đạo CCHC ở địa phương, góp
phần làm phong phú lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp.
Luận án cung cấp những luận cứ khoa học, một số kinh nghiệm có thể
vận dụng vào thực tiễn CCHC ở tỉnh Đồng Tháp cũng như một số tỉnh có điều
kiện tương đồng trong giai đoạn tiếp theo.


3

5.2. Đống góp về thực tiễn

Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về CCHC thông
qua một Đảng bộ ở địa phương là Đồng Tháp.
Luận án có thể dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập
tại các cơ sở đào tạo ở tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Q trình khảo cứu các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án,
có thể chia các cơng trình liên quan đến nền hành chính nhà nước, cơng tác
CCHC nói chung và vấn đề CCHC ở tỉnh Đồng Tháp như sau:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nƣớc, về xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Từ khi ra đời, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được lịch
sử cách mạng và xã hội thừa nhận như một tất yếu lịch sử. Đảng là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo Đảng luôn luôn đổi mới tư duy và
phương thức lãnh đạo đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN. Vì vậy, đây là vấn đề luôn được các nhà lãnh đạo của Đảng,
quản lý nhà nước và các nhà khoa học tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm tịi
nghiên cứu để cho ra đời rất nhiều cơng trình khoa học, sách chun khảo phục
vụ cho chuyên môn và là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau:
Cuốn sách Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Trần Hậu Thành.
Tác giả Lê Duy Truy với cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với xây dựng nhà

nước và công tác cán bộ. Tác giả Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà
nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phạm Ngọc Quang - Ngô Kim
Ngân với cuốn sách Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân. Cuốn
sách Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới của Bùi Kim Đỉnh.
Đoàn Minh Huấn với cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng
củng cố nhà nước (1986-1996). Nhà nước cách mạng Việt Nam (1945 – 2010)
của Nguyễn Trọng Phúc.
Ngồi những cơng trình cụ thể nêu trên, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học về xây dựng và
hồn thiện Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, về đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước, như: Đổi mới để tiến lên của Nguyễn Văn Linh; Mấy


4

vấn đề về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Trường Chinh;
Đỗ Mười với cuốn sách Xây dựng nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh
nghiệm và đổi mới; Trần Ngọc Đường, Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam; Nguyễn Trọng Phúc và Hồ Xuân Quang, Một số quan điểm cơ bản của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân
từ 1986 đến nay; Nguyễn Đặng Dung, Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp
quyền; Bùi Xuân Đức, Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn
hiện nay; Phạm Thái Việt, Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà
nước dưới tác động của tồn cầu hóa; Tào Thị Qun, Cơ chế bảo vệ Hiến
pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nền hành
chính, sự lãnh đạo của Đảng đối với nền hành chính nhà nƣớc và cải cách
hành chính
Có rất nhiều cơng trình khoa học, sách, tạp chí của các nhà quản lý, nhà

nghiên cứu cho ra đời các tác phẩm để góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề
này, như: Tác giả Nguyễn Ngọc Hiến với cuốn sách Các giải pháp thúc đẩy cải
cách hành chính ở Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý,
Cải cách hành chính vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước; Đào Trọng
Truyến với cuốn sách Cải cách hành chính và cơng cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trần Đình Thắng với cuốn sách Đảng
Cộng sản Việt Nam với việc cải cách nền hành chính nhà nước; Nguyễn Hữu
Hải với cuốn sách Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước. Nguyễn
Hữu Hải với cuốn sách Cải cách hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn.
Đồn Duy Khương với cuốn sách Cải cách hành chính công phục vụ phát triển
kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh. Cuốn sách Vấn đề minh bạch hóa hoạt
động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị
Phương.
Các nghiên cứu lĩnh vực hành chính, CCHC dưới góc độ chuyên khảo,
luận án, luận văn và các bài viết cơng bố trên tạp chí trong nước như: Lê Hữu
Hiền với bài viết “Mấy vấn đề bất cập trong cải cách hành chính ở cấp tỉnh
hiện nay”. Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng của Nguyễn Minh Sơn, Thành Ủy
Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai
đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng của Nguyễn Hữu Nhân, Thành
Ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành chính trong giai đoạn hiện
nay. Ngồi những cơng trình nghiên cứu được nêu cụ thể như trên, thì cịn rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hành chính cơng, CCHC
như: Nguyễn Duy Gia, Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiện
nay; Lê Sĩ Dược, Cải cách bộ máy hành chính cấp Trung ương trong công cuộc
đổi mới nước ta hiện nay.
1.1.3. Các cơng trình về tỉnh Đồng Tháp có liên quan đến đề tài luận án
Hiện nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực diện về CCHC ở tỉnh
Đồng Tháp. Tuy nhiên, có nhiều cơng trình, đề cập về điều kiện tự nhiên, dân
cư, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đây cũng là nguồn tài liệu quý



5

đối với đề tài luận án, với những cơng trình cụ thể như sau: Huỳnh Xuân Hiệp,
Xây dựng hệ thống thơng tin quản lý hành chính phục vụ lãnh đạo cấp huyện,
tỉnh Đồng Tháp; Trần Thị Thanh Nhàn , Nâng cao ý thức chính trị cho cán bộ
chủ chốt cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý công;
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975 - 2000) tập III của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp… Những cơng trình nghiên cứu có hệ thống nêu trên
sẽ là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho luận án nhằm thực hiện mục
đích, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, những cơng trình khoa học đó chưa luận bàn
về CCHC ở tỉnh Đồng Tháp, nhất là về Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo
CCHC trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015. Chính vì vậy, cần phải khảo
cứu và tìm tịi trên cơ sở các nguồn tư liệu này những nét tương đồng, những
mãng lý luận và thực tiễn để tác giả hoàn thiện hơn trong việc đưa ra được một
kết quả khả quan nhất và trọn vẹn nhất cho nghiên cứu đề tài này.
1.1.4. Các cơng trình của tác giả nƣớc ngồi liên quan đến đề tài luận án
Trong những cuốn sách, bài viết trong kỷ yếu hội thảo quốc tế và tạp chí, một
số tác giả nước ngồi nghiên cứu về vị trí, vai trị của các cấu trúc nền hành
chính và CCHC ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những
cơng trình đã đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính khoa học, khách
quan đối với CCHC của Chính phủ nói chung và q trình cải cách ở Việt Nam
nói riêng. Trong đó, đáng chú ý là:Tập thể tác giả Dwight H.Perkins; David
D.Dapice; Jonathan H.Haughton (1994), Vietnam economic reforms in the
direction of flying dragons (Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay );
APEC (2009), “Vietnam: Developments in Regulatory Reform”“Việt Nam:
Những phát triển trong cải cách thể chế; Bài viết của Michael Foster vời tiêu đề
“Đề án 30, giải pháp kịp thời và nỗ lực của cơ quan kiểm sốt thủ tục hành
chính”; Jim Winkler trong bài viết “Năng lực và thẩm quyền thực sự cho cơ
quan kiểm sốt thủ tục hành chính”...

1.2. KẾT QUẢ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN VÀ
NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả nghiên cứu các cơng trình có liên quan đến luận án
Về nội dung, khảng định được vị trí, vai trị của nền hành chính và cải
cách nền hành chính nhà nước, các cơng trình khoa học tiếp cận từ nhiều góc
độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau nhưng đều khẳng định tầm quan trọng của
CCHC là cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về CCHC của Việt Nam và đánh giá những ưu
điểm, hạn chế, đồng thời tổng kết rút kinh nghiêm, trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng, giải pháp để CCHC cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên,
còn những khoảng trống về sự vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, quá
trình chỉ đạo thực hiện về CCHC ở các Đảng bộ địa phương của Việt Nam chưa
được nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
Về phương pháp, các cơng trình khoa học có phương pháp tiếp cận và
trình bày những vấn đề dưới mỗi lĩnh vực khác nhau thì cách thể hiện khác
nhau. Từ đó, cung cấp phương pháp nghiên cứu đối với luận án chuyên ngành
Lịch sử Đảng cách tiếp cận, thể hiện vấn đề.


6

Về tư liệu, các cơng trình trên đã cung cấp hệ thống tư liệu phong phú, đa
dạng nhiều góc độ khác nhau về CCHC, tạo nên bức tranh tổng thể, đa chiều về
vấn đề này. Qua đó, giúp cho việc nghiên cứu về CCHC được thuận lợi trên
bình diện cả nước cũng như khai thác để phục vụ cho việc thực hiện luận án.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo cứu những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC từ năm 1995 đến năm 2015.
Luận án hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách

nền hành chính nhà nước và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp vận
dụng về CCHC từ năm 1995 đến năm 2015 được gắn kết trong không gian
chung của cả nước.
Luận án phân tích q trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện
CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, trong đó tập trung ở các vấn đề như: tổ
chức chỉ đạo, điều hành; công tác thông tin, tuyên truyền; cải cách thể chế hành
chính; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách tài chính cơng
và hiện đại hố nền hành chính.
Luận án nhận xét khái quát những ưu điểm và hạn chế, đồng thời đúc kết
một số kinh nghiệm về thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo
CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hồn thiện bộ
máy hành chính, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp đối với CCHC trong thời gian tiếp theo.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua khảo cứu các cơng trình khoa học đã được công bố dưới nhiều thể
loại cho thấy CCHC là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện bộ máy nhà nước, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu trên nhiều
góc độ về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, về xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, cùng với những nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về nền hành chính, sự lãnh đạo của Đảng đối với nền hành chính nhà nước
và CCHC nhà nước. Tuy nhiên, số lượng các cơng trình nghiên cứu về CCHC
các địa phương đến nay vẫn cịn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ các địa phương về CCHC sẽ cung cấp những cơ sở khoa học để Đảng
Cộng sản Việt Nam tổng kết lý luận, đưa ra những chủ trương và giải pháp
CCHC ngày càng hoàn thiện hơn. Các cơng trình nghiên cứu về CCHC đa số
tập trung ở lĩnh vực hành chính cơng, một số cơng trình nghiên cứu về chủ
trương, phương hướng và giải pháp nhằm cải cách nền hành chính nhà nước.
Song, những cơng trình nghiên cứu phần tổng quan là cơ sở quan trọng để
nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận đúng đắn về mặt tư liệu, phương pháp

nghiên cứu để hoàn thành luận án của mình.


7

Chƣơng 2
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm điều kiện tự nhiên tạo những điều kiện thuận lợi tương đối cho
phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nơng nghiệp tồn diện, du lịch sinh thái và có
điều kiện giao thương kết nối với các tỉnh trong khu vực và quốc tế. Mặt khác,
vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, phần lớn nền đất chịu lực kém, địa giới bị
chia cắt gây khó khăn trong phát triển hạ tầng giao thông, tốn kém trong việc
đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Vì vậy, tạo cho Đồng Tháp
khơng ít khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn tác động đến sinh
hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, tác động đến các cơng tác điều hành, quản
lý hành chính của chính quyền địa phương.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Phân tích những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và KT - XH cho
thấy những lợi thế tạo ra cho sự phát triển của Tỉnh. Tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn
còn một số hạn chế và đứng trước những thách thức, kinh tế phát triển chậm và
chưa vững chắc, nhiều nguồn lực quan trọng như nhân lực, giáo dục - đào tạo,
vị trí địa lý, văn hóa và những yếu tố thuận lợi, thế mạnh của Tỉnh chưa được
khai thác và sử dụng hiệu quả; quản lý hành chính nhà nước các cấp còn nhiều
bất cập. Từ đặc điểm tình hình, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đẩy mạnh

CCHC, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức trong quan hệ hành chính
để đẩy nhanh q trình đổi mới.
2.1.2. Tình hình cải cách hành chính tỉnh Đồng Tháp trƣớc năm 1995 Cải
cách hành chính nhà nước là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, phải tiến hành từng
bước, liên tục trong nhiều năm, thống nhất từ Trung ương xuống địa
phương và đồng bộ ở các ngành, các cấp. Mục tiêu cải cách nền hành chính ở
Đồng Tháp là xây dựng một nền hành chính từ tỉnh đến cơ sở trong sạch, vững
mạnh và sử dụng đúng năng lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu
quả mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp xác định công tác CCHC nhà
nước là nhiệm vụ quan trọng, để thực hiện cần phải quán triệt sâu sắc chủ
trương của Đảng, Nhà nước và phải tiến hành đồng bộ, bằng chương trình và kế
hoạch tồn diện, các cấp các ngành cần tiến hành thường xuyên, liên tục.
Trước những năm 1995 tuy chưa có chương trình CCHC của Nhà nước được
triển khai toàn diện từ Trung ương đến cơ sở. Nhưng, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã
quán triệt chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước của Đảng, đồng
thời đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả trên một số lĩnh vực
trong công tác cải cách một bước nền hành chính của Tỉnh như sau: Thứ nhất, về
cải cách một bước thể chế nền hành chính nhà nước ở địa phương bước


8

đầu đã có sự chuyển biến tích cực; Thứ hai, điều chỉnh, sắp xếp từng bước bộ máy
hành chính nhà nước; Thứ ba, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức hành chính.
Tuy nhiên, q trình CCHC trong thời gian nay cịn tồn tại nhiều hạn chế:
Cơng tác chỉ đạo điều hành về CCHC của các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa
thật sự quyết liệt, khơng xây dựng chương trình hành động cụ thể nào của Tỉnh
ủy, đối với UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác CCHC trước năm 1995, chủ yếu
tiến hành theo kế hoạch và nhiệm vụ ngắn hạn, khơng có mục tiêu, nhiệm vụ cụ

thể đặt ra cho từng giai đoạn.
2.1.3. Chủ trương của Đảng về cải cách hành chính (1995 - 2005)
Chủ trương của Đảng về CCHC ở Việt Nam là vấn đề mới, diễn ra trong
điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong
thời kỳ đổi mới cịn có nhiều hạn chế, phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Vì
vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo CCHC
cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực
hiện trong từng giai đoạn là một q trình tìm tịi sáng tạo khơng ngừng, là q
trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới của đất nước
Nghị quyết số 08-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa VII (11995) về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước, Nghị quyết
đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức trong xây dựng và phát triển nền
hành chính nhà nước, đã đề ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo CCHC một cách
nhất quán, lâu dài và đồng bộ. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
(năm 1996) đề ra chủ trương tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và
hồn thiện Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam. Nghị quyết nhấn mạnh:
“quán triệt các quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước; đổi mới nâng cao chất
lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước; cải cách nền hành chính nhà nước; cải cách tổ chức và hoạt
động tư pháp và đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng”
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ( 2001) tiếp tục chủ
trương đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân
chủ, tăng cường pháp chế, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội
ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống
quan liêu, tham nhũng.
Như vậy, những quan điểm, chủ trương trên của Đảng về CCHC ở Việt
Nam diễn ra trong điều kiện đất nước đang tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn
diện và bước sang thời kỳ CNH, HĐH là chủ trương hết sức cần thiết, trở thành
nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, là cơ sở cần thiết để xây dựng và
nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy hành chính nhà nước, trong quá trình xây

dựng XHCN ở Việt Nam.
2.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tám
BCHTW khóa VII (1-1995) về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước


9

Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà
nước, đồng thời bám sát nội dung CCHC theo Nghị quyết số 38/CP ngày 04-51994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải
quyết cơng việc của cơng dân và tổ chức, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp kịp thời cụ
thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng bằng Chương trình hành động của
Tỉnh ủy để lãnh đạo cơng tác CCHC ở địa phương.
Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 19-7-1995 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh (khoá V) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương khố VII, đã cụ thể hóa cơng tác lãnh đạo CCHC trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp, với chủ trương: “thực hiện cải cách một bước nền hành
chính nhà nước”. Đại hội lần VI của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đề ra chủ trương
là: “Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng và hồn thiện một
bước chính quyền các cấp”. Chương trình hành động số 35/Ctr/TU ngày 06-21998 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá VI), nhận định công tác cải cách
nền hành chánh nhà nước đã đạt được một số kết quả nhất định. Bám sát chủ
trương của Đảng, Tỉnh ủy Đồng Tháp ban hành Chương trình hành động năm
2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá VII, với chủ trương: “Tiếp tục
CCHC, kiện toàn và nâng cao hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước,
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
đánh dấu chặng đường đầu của tỉnh Đồng Tháp tiến hành chương trình CCHC
một cách tổng thể theo chủ trương Đảng, chương trình của Nhà nước. Như vậy,

những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về công tác CCHC thể hiện sự
quan tâm đối với công tác CCHC là cơ sở để các cấp ủy, chính quyền quán triệt
thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đề ra.
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về cải
cách hành chính
2.2.2.1. Cơng tác tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
Cơng tác chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp luôn quán triệt
tinh thần chủ trương Hội nghị lần thứ tám của BCHTW khóa VII; Nghị quyết
Đại hội Đảng khóa VIII và khóa IX, cùng với Nghị quyết số 38/CP, Chương
trình hành động của Chính phủ về cải cách một bước nền hành chính nhà nước
và thơng qua Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa VI và khóa
VII, được cụ thể bằng Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện
chủ trương về cải cách một bước nền hành chính tỉnh Đồng Tháp từ năm 1995
đến năm 2005. Công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về
CCHC được thể hiện cụ thể từng nội dung công việc và cơ quan, đơn vị phải
thực hiện theo chủ trương đề ra, Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã chỉ
đạo tổ chức thực hiện, đối với đạo chính quyền các cấp tập trung trên một số
lĩnh vực trọng điểm, tạo bước chuyển biến nhằm phục vụ tốt hơn cho tiến trình
đổi mới, tạo tiền đề cho cải cách một bước nền hành chính thành cơng và thúc
đẩy phát triển KT - XH của tỉnh Đồng Tháp.


10

2.2.2.2. Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách
hành chính
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp xác định công tác CCHC không phải là công việc
riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của tồn xã hội. Vì vậy, cần
tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến rộng rãi để mọi cán bộ, công chức và
nhân dân nhận thức đúng về CCHC. Nhận thức được vai trị của cơng tác tun

truyền, phổ biến cơng tác CCHC sẽ đóng góp hiệu quả cho sự thành công trong
việc chỉ đạo thực hiện, trở thành nội dung khơng thể thiếu của q trình này.
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền phải
đảm bảo về nội dung chương trình tổng thể CCHC nhà nước, kế hoạch cải
CCHC của UBND tỉnh và kết quả thực hiện của các cấp, các ngành trong Tỉnh,
phải được thực hiện đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, như thông
tin cổ động, triển lãm tranh ảnh của ngành văn hóa; tin, bài, phóng sự, chuyên
mục CCHC của báo, đài. Qua đó, kịp thời phát hiện những nơi làm tốt để biểu
dương, những nơi làm chưa tốt để phê phán và chỉ ra cụ thể hạn chế, khuyết
điểm để có biện pháp khắc phục, góp phần vào sự quan tâm của lãnh đạo các
ngành, các cấp trong giải quyết công việc của dân, doanh nghiêp, nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về CCHC.
2.2.2.3. Chỉ đạo thực hiện đổi mới và từng bước hồn thiện thể chế
hành chính nhà nước
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện CCHC trong 10 năm từ 1995
đến 2005 với hai giai đoạn 1995-2000 và 2001-2005. Trong đó, UBND tỉnh với
Ban chỉ đạo CCHC tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát các
văn bản pháp quy, kịp thời đổi mới, cải tiến quy trình ban hành và nâng cao tính
thống nhất, bền vững tương đối của các văn bản quy phạm pháp luật, có quy
chế thu thập ý kiến các đối tượng thi hành các văn bản pháp quy, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các quy định không phù hợp với thực tế địa phương.
Thứ nhất, đối với công tác rà sốt, sửa đổi hồn chỉnh một bước quy
trình xây dựng và han hành văn bản pháp quy theo đúng thẩm quyền: Qua cơng
tác rà sốt, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh
Đồng Tháp hàng năm cho thấy chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày càng khả thi hơn, góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên
địa bàn, qua đó cho thấy cơng tác lãnh đạo về CCHC bước đầu của Đảng bộ
tỉnh đã đạt được bước chuyển biến tích cực, nhất là sự quan tâm sâu sát của các
cấp lãnh đạo.
Thứ hai, tiến hành cải cách một bước cơ bản các thủ tục hành chính:

Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, tiếp tục thực hiện Nghị quyết
số 38/CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính. UBND tỉnh
Đồng Tháp tập trung chỉ đạo xây dựng cụ thể trình tự TTHC ở 4 lĩnh vực trọng
yếu, như: Cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng; tiếp dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân; phân bổ, cấp phát và sử dụng vốn ngân
sách, trước hết là vốn xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh, cấp quyền sở hữu
và chuyển quyền sở hữu tài sản.


11

Thứ ba, đưa việc giải quyết các khiếu kiện của công dân đi vào nền nếp,
đúng pháp luật: Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh,
huyện, các sở, ngành lãnh đạo chặt việc kiểm điểm về trách nhiệm giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, từ đó xây dựng kế hoạch giải quyết
đơn thư khiếu tố, phấn đấu giải quyết cơ bản số đơn thư tồn đọng và mới phát
sinh, nhất là các vụ gay gắt, đưa công tác này đi vào nền nếp, đúng pháp luật,
trước hết là về tranh chấp đất đai và các quyết định hành chính sai trái.
2.2.2.4. Chỉ đạo đổi mới, kiện toàn hợp lý tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo thực
hiện chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành
chính. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp
chính quyền địa phương trong việc kiện tồn bộ máy chính quyền các cấp. Trong
khi chờ chủ trương của Chính phủ về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, từng cấp tiến
hành sơ kết việc sắp xếp lại tổ chức biên chế, công tác điều hành của UBND tỉnh
thực hiện quản lý các ngành, quản lý ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, chú
ý trách nhiệm của các ngành đối với việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước,
làm cơ sở từng bước kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy hành
chính các cấp trong giai đoạn năm 1995-2005.

Thứ nhất, Đảng bộ chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính
quyền các cấp giai đoạn 1995 – 2000: Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Tổ chức chính quyền khảo sát thực trạng
bộ máy hành chính của UBND huyện, thị, UBND xã, phường và tiến hành quy
định một số nhiệm vụ cụ thể cho Ban nhân dân ấp vừa đảm bảo phù hợp pháp luật
vừa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Sau quá trình triển khai thực hiện
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, công tác triển khai của UBND tỉnh
thực hiện theo chương trình của Chính phủ trong việc điều chỉnh từng bước bộ
máy hành chính nhà nước, đến năm 2000 đã đạt được chuyển biến rõ nét từ sắp
xếp, đổi mới bộ máy hành chính cấp tỉnh xuống đến cấp phường, xã.
Thứ hai, Đảng bộ chỉ đạo kiện toàn hợp lý tổ chức và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền giai đoạn 2001 – 2005: Giai đoạn 2001 2005 hoạt động CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo triển khai
thực hiện đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế ở các đơn vị hành
chính sự nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban CHTW
khoá VIII, Nghị quyết 16 và Nghị định 12 của Chính phủ cơng khai, dân chủ và
có hiệu quả. Thực hiện việc tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng
sản xuất, kinh doanh ở các cơ quan sự nghiệp; thực hiện thí điểm chế độ khốn
biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở một số cơ quan hành chính nhà nước;
cải tiến lề lối làm việc trong các cơ quan Nhà nước, loại bỏ những việc làm
hình thức, khơng hiệu quả, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính.


12

2.2.2.5. Chỉ đạo nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng
chức hành chính trong thời kỳ mới
Thứ nhất, Đảng bộ chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, cơng chức, viên chức hành chính giai đoạn 1995 – 2000: Chương trình
hành động số 09/CTr-TU (1995) của Tỉnh ủy Đồng Tháp xác định được đào tạo
công chức là một yêu cầu cần thiết và lâu dài trong các cơ quan hành chính nhà

nước, mục tiêu là tiến hành xem xét, phân loại công chức hành chính để có kế
hoạch bồi dưỡng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH ở địa phương. Để
từng bước có một đội ngũ cơng chức đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ vững
vàng, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quy định về quản lý công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và viên chức nhà nước. Mặc dù chú trọng đào
tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn đầu của công tác
CCHC tỉnh Đồng Tháp đạt kết quả, tuy nhiên do công tác quy hoạch cán bộ
chưa cụ thể nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức có nơi, có lúc
cịn lúng túng, chất lượng không cao, việc quản lý công tác đào tạo ở một số
ngành, huyện, thị xã còn thiếu chặt chẽ.
Thứ hai, Đảng bộ chỉ đạo tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức,
viên chức hành chính đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Từ năm 2001- 2005, thực hiện quy chế đánh giá và bổ nhiệm cán bộ của Ban chấp
hành Trung ương, quán triệt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh đã
quy định tiến hành đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, viên hàng năm đã từng
bước đi vào nền nếp, kết qủa phân loại phản ánh tương đối sát với những ưu,
khuyết điểm thực tế của cán bộ, cơng chức, viên chức góp phần giúp các cấp lãnh
đạo trong công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt là công tác chuẩn bị nhân sự cho các
kỳ bầu cử HĐND các cấp. Giai đoạn 2001-2005 đội ngũ cán bộ, công chức và
viên chức đã được đào tạo, bồi dưỡng và trưởng thành về mọi mặt. Song, vẫn cịn
tình trạng cán bộ, cơng chức vừa kém phẩm chất vừa yếu về năng lực, trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Bước sang giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có năng lực
chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.
2.2.2.6. Chỉ đạo cải cách một bước cơ bản tài chính cơng trong hệ
thống hành chính nhà nước
Cải cách tài chính cơng nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của nguồn lực
cơng trong tồn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trên
các lĩnh vực xã hội. Đảng bộ Đồng Tháp đã chủ động chỉ đạo thực hiện cải cách

tài chính cơng trên một số nội dung trọng điểm sau:
Thứ nhất, thực hiện phân cấp quản lý tài chính và ngân sách: Quán triệt
nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh phân cấp nguồn thu và
nhiệm vụ chi đối với từng cấp tỉnh, huyện và xã, trong đó giao lại ngân sách
cho cấp huyện đảm nhiệm chi hoạt động sự nghiệp nông nghiệp, y tế, giáo dục
từ trung học cơ sở trở xuống.


13

Thứ hai, thực hiện về khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính: Căn
cứ vào tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý ngày 1712-2001, UBND tỉnh Đồng Tháp cụ thể bằng Quyết định số 42/2003/QĐ-UB
ngày 01-10-2003 về việc thực hiện thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với tất cả các cơ quan quản lý hành chính thuộc tỉnh, huyện, thị
xã và được triển khai đến các sở, ngành và UBND huyện, thị xã.
Thứ ba, thực hiện giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có
thu: Ngay sau khi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP có hiệu lực, sở Tài chính phối
hợp với sở Nội vụ đề xuất UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức thực hiện thí điểm ở
08 đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tương đối lớn hoặc ổn định, năm 2003 triển
khai ra tất cả các ngành, các cấp.
Thứ tư, thực hiện đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ
cơng, tiến tới xã hội hóa dịch vụ cơng: Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà
nước về xã hội hóa, đề án của các ngành y tế, giáo dục, thể dục thể thao trong
hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Được sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp, UBND tỉnh thông qua và triển khai thực hiện một số ngành trọng điểm
như y tế, thể thao, các ngành giáo dục, văn hóa hồn chỉnh đề án để thơng qua
UBND tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 2
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đổi mới tư duy trong điều hành quản lý nền

hành chính, biến những khó khăn thành động lực để nhằm khắc phục những hạn
chế. Đảng bộ chú trọng quán triệt vào thực hiện nhanh quá trình đổi mới, trong
đó chú trọng cải cách bộ máy hành chính của tỉnh. Quán triệt đường lối, chủ
trương của Đảng về cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp đề ra chủ trương về cơng tác CCHC và chỉ đạo chính quyền địa
phương, trực tiếp là UBND tỉnh triển khai, chỉ đạo thực hiện toàn diện, cơ bản
đi vào chiều sâu, bám sát chủ trương của Trung ương. Trên cơ sở những nhận
định, đánh giá một cách khách quan của quá trình tổ chức thực hiện, là những
kinh nghiệm quý giá để Đảng bộ, UBND tỉnh Đồng Tháp và các ngành, các cấp
xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC cho những năm tiếp theo của giai
đoạn 2006-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Chƣơng 3
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

3.1. HỒN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG YÊU CẦU MỚI VỀ CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH

3.1.1. Hồn cảnh lịch sử mới địi hỏi phải đẩy mạnh cải cách hành chính
3.1.1.1. Hồn cảnh quốc tế
Tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó
lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế
có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh


14

tranh quyết liệt vì lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương
mại với các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ và giá
cả thế giới còn diễn biến phức tạp. Các vấn đề mang tính tồn cầu như dịch

bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu,
khoảng cách giàu nghèo... sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Đây cũng là thách thức
đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua được thách thức đó địi hỏi
hành chính cơng ở các nước phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tích cực
hơn nữcaircair cách nền hành chính cơng sẽ càng trở nên thường xun hơn.
3.1.1.2.Tình hình trong nước
Trong hồn cảnh lịch sử mới đòi hỏi phải đẩy mạnh CCHC, những nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới việc này ở nước ta hiện nay là: Quá trình chuyển đổi nền
kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN cải
cách hành chính hướng tới việc nâng cao khả năng hoạt động của bộ máy hành
chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước
hết là quản lý nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định
hướng của Nhà nước. Đặc biệt phải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước; Q trình
tồn cầu hoá và hội nhập quốc tế ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia,
các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức mới ở tầm quốc tế. Trong đó, CCHC luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm chỉ đạo, xác định đây là một trong những nội dung quan trọng trong
cơng cuộc xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
Đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế cịn tồn tại
trong q trình lãnh đạo công tác CCHC ở Đồng Tháp trong giai đoạn 1995 2005, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh và các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tổ chức
triển khai, quán triệt chủ trương gắn với chương trình, kế hoạch thực hiện của
cấp mình đến cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán ở cơ sở. Các ngành chức
năng cần phải có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn, cũng như lĩnh vực
phụ trách để đẩy mạnh CCHC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước, thật sự trở thành động lực để phát triển KT - XH của tỉnh Đồng Tháp
trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.2. Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính
(2006 -2015)
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã chuyển đổi thành công từ thể chế

kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Quản lý nhà nước về KT - XH được đổi mới từ can thiệp
trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính chuyển sang quản lý bằng thực thi luật
pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH và các
công cụ điều tiết vĩ mơ khác. Tuy nhiên, q trình xây dựng thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN cịn chậm, chưa theo kịp u cầu của cơng cuộc đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính
sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của
bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp, CCHC


15

chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn
nghiêm trọng.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) diễn ra trong
thời điểm lịch sử có ý nghĩa quan trọng, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước
đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch lịch sử. Đại hội chủ
trương là: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của
Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông
suốt, hiện đại”. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá X), ban
hành Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1-8-2007 về việc đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đây là Nghị
quyết chuyên đề về việc tập trung chỉ đạo công tác CCHC trong thời kỳ mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI (2011) của Đảng đã 20 lần đề cập đến
vấn đề CCHC. Chứng tỏ Đảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, Đại hội tiếp
tục khẳng định quan điểm chỉ đạo là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập mới trường cạnh tranh lành mạnh và
CCHC, bãi bỏ các TTHC gây phiền hà cho tổ chức và công dân”.
Như vậy, Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI và trọng tâm là Nghị quyết

số 17-NQ/TW đã làm rõ hơn trong điều kiện, bối cảnh mới về đẩy mạnh CCHC
với quan điểm xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng
động, trách nhiệm, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, chủ trương lãnh
đạo của Đảng về CCHC được chú trọng xác định các nội dung cải cách phải
bảo đảm tính hệ thống, tính khả thi của q trình xây dựng một nền hành chính
mới, một mơ hình tổ chức hành chính phù hợp với thời kỳ phát triển mới, hội
nhập của đất nước.
3.2. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐỒNG THÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI

3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh cải cách
hành chính
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách
một bước nền hành chính nhà nước. Từ năm 1995 đến năm 2005 các cấp ủy
Đảng và chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều chủ trương, chương trình
hành động, kế hoạch về xây dựng, củng cố chính quyền các cấp ở địa phương.
Những chủ trương đó đã góp phần thúc đẩy cơng tác CCHC thành cơng, phát
huy vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức và cơ quan hành chính trong
phát triển KT - XH địa phương.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã có chủ
trương, nhận thức mới trong lãnh đạo là: “đẩy mạnh CCHC nhà nước, tăng
cường hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm
và thái độ phục vụ của công chức, viên chức”. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã kịp
thời ban hành Chương trình hành động số 143-CTr/TU ngày 23-11-2007 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết 17 của Đảng, triển khai
lãnh đạo đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với quan điểm: chỉ đạo
các cấp uỷ, thường xuyên là Ban thường vụ cấp ủy và đảng viên là người đứng



16

đầu cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung lãnh đạo thực hiện CCHC, phải xem
là một trong những nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, của cơ quan, đơn vị, địa
phương. Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX (2010) đã có bước chuyển
lớn trong cơng tác lãnh đạo đẩy mạnh CCHC của tỉnh, đề ra mục tiêu và nhiệm
vụ cụ thể, xem đây là khâu đột phá nhằm tạo môi trường thuận lợi, minh bạch,
phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.
Như vậy, quán triệt quan điểm của Đảng về CCHC giai đoạn 2006 - 2015,
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã nhận thức đúng đắn và kịp thời đề ra chủ trương để
lãnh đạo chính quyền địa phương đẩy mạnh CCHC, đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Đây là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp
chỉ đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đề ra những kế hoạch, biện pháp và
cơ chế cụ thể để tiến hành CCHC.
3.2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh
cải cách hành chính (2006 - 2015)
3.2.2.1. Cơng tác tổ chức chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh cải cách hành chính
Cải cách hành chính đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn hoàn thiện từng

bước, đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng chính quyền hướng tới phục vụ và quản
lý hiệu quả. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp quán triệt quan điểm, chủ trương mới theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X, khóa XI và Nghị quyết số 17NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm của BCHTW khóa X về việc đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Thông qua Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa VIII và khóa IX,
cụ thể bằng Chương trình hành động của Tỉnh ủy, lãnh đạo thực hiện chủ
trương về đẩy mạnh cải cách một bước nền hành chính. Đảng bộ tiếp tục chỉ
đạo chính quyền địa phương, trực tiếp là UBND hoàn thiện kế hoạch CCHC
trong điều kiện tình hình mới, cụ thể từng nội dung để thực hiện. Thực hiện chủ
trương Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về đẩy mạnh CCHC nhà nước, tăng cường
hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm và thái

độ phục vụ của công chức, viên chức trong giai đoạn 2006 - 2010. Trên cơ sở
kế hoạch CCHC giai đoạn II của Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra
Quyết định số 82/2005/QĐ-UBND ngày 18-8-2005 ban hành Kế hoạch CCHC
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010, quán triệt chỉ đạo của Tỉnh ủy và bám
sát nội dung cải cách của Chính phủ.
Nhận thức q trình đổi mới toàn diện, hiệu quả phương thức lãnh đạo
của Đảng trong thời kỳ mới, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp tiến hành hồn thiện
phương thức lãnh đạo cơng tác CCHC trên cơ sở đi sâu vào nội dung, chất
lượng của quá trình. Kết quả quá trình chỉ đạo Đảng bộ về CCHC trong giai
đoạn 2006 - 2015 đạt được là một quá trình thay đổi nhận thức của các cấp ủy
đảng và chính quyền các cấp.
3.2.2.2. Chỉ đạo tăng cường cơng tác thơng tin, tun truyền cải cách
hành chính
Cơng tác tun truyền đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức cho người dân, doanh nghiêp, cán bộ, công chức, viên chức trong
việc đẩy mạnh CCHC. Trong giai đoan 1995 - 2015 CCHC của Đồng Tháp đã


17

có những chuyển biến tích cực, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền
chương trình, chủ trương Đảng, nội dung CCHC của Chính phủ, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ CCHC trong giai đoạn mới.
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp tăng cường chỉ đạo công tác thông tin, tuyên
truyền về nội dung chương trình tổng thể của nhà nước, kế hoạch cải CCHC.
Để công tác thông tin tuyên truyền công tác CCHC đảm bảo nội dung định
hướng, Tỉnh ủy giao cho Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện phụ trách thẩm định về
mặt nội dung tuyên truyên, UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa - Thơng
tin, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình, Tổng biên tập Báo Đồng Tháp có
kế hoạch tun truyền cải cách hành chính với hình thức và nội dung phù hợp

với từng đối tượng, điều kiện của từng địa phương .
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng các
chương trình, chuyên mục cải cách hành chính nhằm kịp thời phát hiện, phổ
biến nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương những tập thể, cá nhân làm
tốt và phê phán, chỉ rõ những nơi thực hiện chậm, gây cản trở cải cách hành
chính, hành vi tiêu cực, thái độ, tác phong làm việc quan liêu, hách dịch, nhũng
nhiễu, của cán bộ, công chức, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về
các nhiệm vụ CCHC, tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và hành động của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3.2.2.3. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thể chế nền
hành chính nhà nước
Hằng năm HĐND tỉnh thơng qua chương trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật (VBQPPL) do UBND tỉnh ban hành, đồng thời UBND tỉnh cụ
thể và triển khai rộng rãi đến các cấp chính quyền về Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND và Uỷ ban nhân dân năm 2004 được Quốc hội
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam số 31/2004/QH11 ngày 03-12-2004, qua đó
chất lượng cơng tác xây dựng VBQPPL trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới và
nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Dưới
sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã có phân cơng nhiệm vụ cụ thể
cho từng cơ quan, đơn vị trong việc chủ trì soạn thảo, cũng như thời gian trình
dự thảo văn bản để HĐND và UBND tỉnh thông qua hoặc ký ban hành.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, việc thực hiện theo kế
hoạch cải cách hành chính, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã cụ thể hố các văn
bản của Trung ương phù hợp với thực tế địa phương. Hệ thống VBQPPL thuộc
thẩm quyền của địa phương ngày càng hồn thiện, các cơ chế, chính sách được
ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính
sách xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.
3.2.2.4. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý

nhà nước theo quy định của Chính phủ, các bộ, ngành: Công tác chỉ đạo cải
cách TTHC là khâu cấp thiết và quan trọng, vì vậy Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp
luôn giám sát chặt chẽ các Quyết định công bố TTHC và nâng cao chất lượng
TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết


18

của các cấp sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đúng theo quy
định của Chính phủ, Bộ, Ngành, Trung ương, nhất là các TTHC liên quan đến
người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục rà sốt, đơn giản hóa và công khai TTHC ở
tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, UBND
cấp huyện, UBND cấp xã. Thực hiện có hiệu quả việc giải quyết TTHC theo cơ
chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Từ đó, góp
phần thiết thực trong cải thiện mơi trường kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, bảo đảm thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp khi thực hiện TTHC.
Thứ hai, nâng cao công tác kiểm sốt thủ tục hành chính: Về kiểm sốt
việc ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền của địa phương, Thường vụ
Tỉnh ủy giao cho Ban chỉ đạo CCHC tỉnh, mà người đứng đầu là Chủ tịch
UBND Tỉnh chịu trách nhiệm và tăng cường kiểm sốt ban hành TTHC, đơn
giản hóa TTHC; cơng khai, minh bạch quy trình thực hiện TTHC của các cơ
quan hành chính nhà nước. Hàng năm, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch về rà
soát, đánh giá TTHC để sửa đổi, bổ sung, hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối
với các TTHC cịn có những quy định bất cập trong thực tiễn, đồng thời thực
hiện Báo cáo kết quả rà sốt, đơn giản hóa TTHC gửi về Bộ Tư pháp đúng theo
quy định.
Thứ ba, tăng cường thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:
Quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, thực hiện theo Quyết định
số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy

chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương sửa đổi với Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25-32015. Các cơ quan thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp cơ bản
đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo quy định.
3.2.2.5. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và hiện đại hóa bộ
máy máy hành chính nhà nước
Thứ nhất, rà sốt về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức, biên chế của Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp
huyện: Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh đã triển khai
đồng bộ việc rà sốt, kiện tồn bộ máy, trong 10 năm các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã đã ba lần sắp xếp, kiện toàn lại
theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Thứ hai, đánh giá mơ hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính
quyền địa phương: Về mơ hình tổ chức cơ quan chun mơn cấp tỉnh; Về mơ
hình tổ chức cơ quan chun mơn cấp huyện
Thứ ba, về công tác phân cấp quản lý được cụ thể hóa: UBND tỉnh Đồng
Tháp đã có nhiều giải pháp tích cực, cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện xây dựng các nội dung về phân cấp trong các ngành, lĩnh
vực. Thường xuyên kiểm tra, giám sát những nội dung phân cấp quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt, đồng
thời, phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các


19

cấp, các ngành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc
đẩy phát triển KT - XH của địa phương.
Thứ tư, đổi mới và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công: Qua thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm các đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ

sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính
của đơn vị theo nhu cầu chi thực tế, đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả,
nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc sử dụng biên chế, kinh
phí hoạt động để hồn thành nhiệm vụ được giao.
3.2.2.6. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới
Thứ nhất, về triển khai và thực hiện các nội dung về cải cách chế độ công
vụ, công chức: Trên cơ sở Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công
chức của tỉnh đề ra, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện đã chủ động xây
dựng kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, cơng chức tại cơ quan, đơn
vị, địa phương mình, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho
các phịng, ban, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
Thứ hai, về xác định vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức và viên
chức: Tăng cường hoạt động cải cách TTHC, nhằm đổi mới cơng tác quản lý
biên chế, rà sốt lại đội ngũ cơng chức để bố trí lại cho phù hợp, khắc phục tình
trạng vừa thừa, vừa thiếu trong đội ngũ công chức, UBND tỉnh Đồng Tháp đã
xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch cơng chức trong cơ quan
hành chính và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và viên
chức: Thực hiện đầy đủ, đúng quy định về quản lý cán bộ, công chức và viên
chức, tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý hồ
sơ công chức và đưa chế độ báo cáo thống kê vào nề nếp
Thứ tư, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và viên chức:
UBND tỉnh Đồng Tháp đã phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực
thuộc và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tồn bộ cơng tác cán bộ, công
chức, và viên chức nhà nước từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở
xuống trừ một số chức danh, chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
Thứ năm, về đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức và viên chức:

Quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh bám sát nội
dung cải cách TTHC của Chính phủ, trong công tác cán bộ, công chức việc tổ
chức thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh thực hiện theo quy định của
Luật cán bộ, công chức đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn ngạch và dưới sự
giám sát của Bộ Nội vụ.
3.2.2.7. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách tài chính cơng
Thứ nhất, cơng tác triển khai các chính sách cải cách về thuế, tiền lương
và các chính sách an sinh xã hội: Quá trình quán triệt thực hiện chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về cải cách tài chính cơng, trong đó thực


20

hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính.
Thứ hai, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính
và đơn vị sự nghiệp cơng lập: UBND tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện cơ
chế tự chủ tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, cấp huyện
được giao quyền tự chủ và khoán đối với cấp xã.
Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội trong quá
trình CCHC ở địa phương: Thực hiện chủ trương của Đảng bộ về xã hội hóa
trong 10 năm qua, các thành phần kinh tế khác trong tỉnh Đồng Tháp đã thực
hiện chủ trương của Đảng bộ, UBND Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, xã hội.
3.2.2.8. Chỉ đạo đổi mới phương thức điều hành, đẩy mạnh hiện đại
hóa nền hành chính
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước tại địa phương: Đồng Tháp đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong

hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tăng cường cải cách
hành chính, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, tiến tới xây dựng Chính
quyền điện tử, phục vụ phát triển KT - XH của Tỉnh.
Thứ hai, về áp dụng ISO và các chỉ số trong hoạt động cơ quan hành
chính: Việc áp dụng ISO vào hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, góp
phần xây dựng một nền hành chính hiện đại theo hướng cơng khai, minh bạch
và hoạt động có hiệu quả theo mục tiêu chương trình CCHC chung của Tỉnh
Thứ ba, việc triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính ở địa
phương: Công tác CCHC theo chủ trương của Đảng được thành cơng chính là
nhờ nhiều vào hệ thống nền hành chính cấp cơ sở, cấp cơ sở xã, phường là đơn
vị tiếp xúc trực tiếp người dân, doanh nghiệp. UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ
đạo các sở, ngành, UBND huyện thống kê, rà soát hiện trạng các trụ sở cấp xã,
nhu cầu đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp.
Tiểu kết chƣơng 3
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh và các sở,
ban ngành cùng với chính quyền các cấp đã tiến hành thực hiện đẩy mạnh
CCHC trong giai đoạn 2006 - 2015 đạt nhiều thành tựu nổi bật, với nhiều kết
quả trên các lĩnh vực cơng tác CCHC. Tuy nhiên, q trình CCHC của tỉnh
Đồng Tháp vẫn còn một số hạn chế nhất định, sự chỉ đạo, điều hành của một số
người đứng đầu các ngành, các cấp chưa thật sự quyết liệt, sâu sát, chưa chủ
động trong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền đã giao. Trong 10 năm này,
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Tháp, những
nỗ lực trong cơng tác CCHC đã góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả xây
dựng chính quyền thân thiện, năng động, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và phát triển KT – XH của Tỉnh.


21

Chƣơng 4

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT
4.1.1. Ƣu điểm
Qua q trình lãnh đạo cơng tác CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp từ
năm 1995 đến năm 2015 có một số ưu điểm như sau:
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã nhận thức đúng đắn vị trí vai trị,
tâm quan trọng và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về CCHC vào thực
tiễn địa phương: Quá trình quán triệt và chỉ đạo thực hiện CCHC, Đảng bộ tỉnh
luôn đổi mới tư duy về mặt nhận thức trong hành động, kịp thời nắm bắt và ban
hành chủ trương cho từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ Đại hội và bổ sung về nội
dung, phương thức lãnh đạo đối với cơng tác CCHC phù hợp với tình hình
mới… Từ kết quả, cho thấy sự sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp trong quá trinh vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng về CCHC trong
giai đoạn 1995 - 2015.
Thứ hai, Đảng bộ lãnh đạo đổi mới và hồn thiện hệ thống thể chế hành
chính, nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy
hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Trong 20 năm
lãnh đạo thực hiện CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo UBND tỉnh đến
huyện từng bước đổi mới và hồn thiện căn bản thể chế hành chính trên nhiều
mặt, nhiều nội dung và luôn bán sát chủ trương của Đảng, điều hành của Chính
phủ để thực hiện có hiệu quả và đạt kết quả cao trên các mặt.
Thứ ba, Đảng bộ lãnh đạo từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ, cơng chức hành chính đáp ứng đổi mới căn bản tổ chức và phương thức hoạt
động của bộ máy hành chính phù hợp với sự vận hành của chính quyền địa
phương: Qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, việc quán triệt
chủ trương về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm nhằm xây dựng
bộ máy hành chính thực thi quyền hành pháp mạnh mẽ, bảo đảm chức năng quản
lý xã hội bằng pháp luật của các cấp hành chính đã được phân định rõ hơn, phù
hợp với tình hình thực tế, bao qt tồn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ tư, Đảng bộ lãnh đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng

cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính của tỉn: Cơ chế phân cấp quản lý
tài chính và ngân sách của tỉnh bước đầu có những đổi mới quan trọng, theo
hướng tăng tính chủ động, thẩm quyền và trách nhiệm cho các sở, ban, ngành
và cơ sở. Quy định rõ ràng, chi tiết về nghĩa vụ, quyền hạn trong lĩnh vưc tài
chính của HĐND và UBND các cấp, các sở ban ngành trong tỉnh, cơng tác cải
cách tài chính công của địa phương được công khai, minh bạch.
Thứ năm, Đảng bộ lãnh đạo hiện đại hóa nền hành chính góp phần đẩy
nhanh q trình cải cách hành chính của Tỉnh: Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Đồng Tháp, trong 20 năm qua, công sở của cơ quan hành chính ở các cấp
được sửa chữa lại hoặc xây dựng mới theo hướng hiện đại, tập trung đầu mối
quản lý, trang bị các phương tiện hiện đại cần thiết. Việc ứng dụng hiệu quả,


22

đưa cơng nghệ thơng tin vào cơng tác CCHC góp phần tiết kiệm thời gian, công
sức của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính.
Những kết quả đạt được của quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo công
tác CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, vận dụng chủ trương của Đảng là hoàn toàn phù hợp với thực
tiễn, trong bối cảnh đổi mới toàn diện đã được thực tiễn khảng định là đúng đắn
và đạt nhiều thành tựu to lơn có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện cho nước ta
những lợi thế để đẩy nhanh q trình cải cách, xây dựng nền hành chính nhà
nước.
Hai là, trong quá trình thực hiện đường lối chủ trương về cải cách nền
hành chính của Đảng bộ, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị ln
ln quán triệt sâu sắc đường lối chung của Đảng, thường xuyên kiểm tra, giám
sát, kịp thời chỉ đạo khi có những sự việc phát sinh.
Ba là, Với sự năng động, sáng tạo, kiên trì và quyết tâm trong hành động,

sụ quyết liết trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC của Đảng bộ Tỉnh đã bám
sát thực tiễn địa phương để có những chỉ đạo kịp thời, những sáng kiến và cách
làm hay để vận dụng vào trong quá trình triển khai thực hiện đã mang lại những
kết quả thành cơng trong q trình CCHC của tỉnh Đồng Tháp.
Bồn là, yếu tố chủ quan cho thành công của CCHC tỉnh Đồng Tháp chính
cán bộ, cơng chức, viên chức là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả cải
cách, xây dựng nền hành chính nhà nước.
4.1.2. Hạn chế
Một là, cơng tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện chủ trương về
CCHC của Đảng bộ trong giai đoạn có phần cịn chậm, thiếu quyết liệt, chưa
theo kịp q trình đổi mới kinh tế - xã hội.
Hai là, tổ chức, bộ máy hành chính cịn bất cập, đội ngũ cán bộ, cơng
chức hành chính một số cấp, số ngành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản
hoạt động cơ quan hành chính.
Bốn là, cơng tác tun truyền, phổ biến về chủ trương CCHC trong giai
đoạn đầu còn yếu.
Những hạn chế, yếu kém trên xuất phát bởi những nguyên nhân cơ bản như:
Trong quá trình thực hiện chủ trương Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, một số cấp ủy
Đảng, cơ quan chính quyền, đoàn thể các cấp và các sở, ban, ngành chưa thực sự
nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cơng tác CCHC, thiếu
sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ từ đó khơng tạo ra được sự thống nhất trong hành
động. Sức ỳ của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng trong
nếp nghỉ, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, làm cản trở
hoặc gây trở ngại trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ CCHC.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2.1. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cải
cách hành chính, đồng thời lựa chọn nội dung, hình thức, cách làm phù hợp
trong quá trình lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước ở địa phƣơng.
Từ nhận thức đúng đắn vai trị, vị trí và tầm quan trọng về cải cách nền
hành chính nhà nước của Đảng. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp quán triệt sâu sắc



×