Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH – TRANH CHẤP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.88 KB, 21 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
– TRANH CHẤP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Quản lý địa giới hành chính


Hà Nội – 2021

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

ĐGHC

Địa giới hành chính

2

HDND


Hội đồng Nhân dân

3

Ql1A

Quốc lộ 1A

4

UBND

Ủy ban Nhân dân


MỤC LỤC
STT............................................................................................................................ 2
Kí hiệu....................................................................................................................... 2
Nguyên nghĩa............................................................................................................ 2
1................................................................................................................................. 2
ĐGHC........................................................................................................................ 2
Địa giới hành chính................................................................................................... 2
2................................................................................................................................. 2
HDND....................................................................................................................... 2
Hội đồng Nhân dân....................................................................................................2
3................................................................................................................................. 2
Ql1A.......................................................................................................................... 2
Quốc lộ 1A................................................................................................................ 2
4................................................................................................................................. 2
UBND........................................................................................................................ 2

Ủy ban Nhân dân....................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................... 2
1. Khái quát chung về tranh chấp địa giới hành chính...............................................2
1.1. Khái quát chung..................................................................................................2
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp địa giới hành chính........................................3
1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính........................................4
1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính......................................4
1.5. Trình tự giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.............................................5
2. Tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế......6
2.1. Nội dung tranh chấp...........................................................................................6
2.2. Phân tích tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế............................................................................................................................ 8


2.3. Những khó khăn khi tranh chấp địa giới hành chính giữa hai tỉnh chưa được
giải quyết................................................................................................................. 13
2.4. Phương án giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và
tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................................13
KẾT LUẬN............................................................................................................. 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................17


1

MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều các mâu thuẫn, tranh chấp phát
sinh xảy ra, cùng với đó là những quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết
những tranh chấp đó. Tùy theo từng loại tranh chấp thì sẽ có những đặc điểm
riêng để giải quyết, và tranh chấp địa giới hành chính cũng vậy, cũng có những

đặc điểm của riêng mình.
Tranh chấp địa giới hành chính là hành vi tranh quyền quản lý đất đai, mặt
nước, đảo, hải đảo liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị hành chính
kề nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp địa giới hành
chính là do: phương tiện, thiết bị đo đạc, bản đồ về địa giới hành chính cịn lạc
hậu, khơng chính xác; cơng tác quản lý lỏng lẻo; hồ sơ bản đồ địa giới hành
chính chưa rõ ràng, khơng được bảo vệ đúng mức,… Vì những lý do này nên
ngày càng nhiều trường hợp tranh chấp địa giới hành chính xảy ra, dẫn đến tranh
chấp luôn là một vấn đề khá phức tạp, căng thẳng ở nhiều nơi. Vậy vấn đề đặt ra
là phải làm sao giải quyết những tranh chấp này một cách triệt để nhằm đảm bảo
tính khách quan, chính xác của hoạt động quản lý địa giới hành chính cũng như
để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp người dân. Để hiểu rõ hơn về tranh chấp
địa giới hành chính, tơi xin chọn đề tài: “Khái quát về tranh chấp địa giới hành
chính - tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh
Quảng Trị” là đề tài bài tập lớn, kết thúc học phần Quản lý địa giới hành chính
của mình.


2

NỘI DUNG
1. Khái quát chung về tranh chấp địa giới hành chính
1.1. Khái qt chung
Hiện nay, chưa có một quy định hay khái niệm nào về tranh chấp địa giới
hành chính. Ta có thể hiểu Tranh chấp địa giới hành chính là hành vi tranh
quyền quản lý đất đai, mặt nước, đảo, hải đảo liên quan đến địa giới hành chính
của các đơn vị hành chính kề nhau.
Trước năm 2014 cả nước còn tồn tại 16 khu vực tranh chấp đất đai liên
quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh, tranh chấp giữa các đơn vị hành chính
cấp huyện là 142 khu vực và cấp xã là 685 khu vực

Sau khi có Nghị quyết của Chính phủ và văn bản hướng dẫn triển khai
thực hiện của Bộ Nội vụ, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý đã chủ trì,
phối hợp với các bộ, cơ quan và UBND các tỉnh có liên quan hồn thành việc
xác định địa giới hành chính, cắm mốc, đo tọa độ, độ cao mốc địa giới hành
chính, ký pháp lý và bàn giao hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa tại
các khu vực nêu trên theo Nghị quyết của Chính phủ cho 12 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để hoàn thiện bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp
theo Quyết định số 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2014, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện văn bản báo cáo Chính
phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định phương án giải quyết tranh chấp giữa
tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại 3 khu vực và phương án giải quyết tranh chấp
giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế tại 2 khu vực.
11 khu vực có tranh chấp còn lại liên quan đến 7 cặp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (Hải Phòng và Quảng Ninh 2 khu vực; Hải Phòng và Hải
Dương 1 khu vực; Hịa Bình và Ninh Bình 4 khu vực; Hịa Bình và Thanh Hóa 1


3

khu vực; Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng 1 khu vực; Khánh Hòa và Đắk Lắk 1
khu vực; thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai 1 khu vực)
Từ năm 2017 đến tháng 12/2020, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thơng tin địa lý
đã hồn thành kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính
các cấp đã được hồn thiện, hiện đại hóa theo Dự án 513 của 46 trong số 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới
hành chính các cấp được 14 tỉnh;..
Những tranh chấp mới phát sinh
Theo báo cáo về dự án 531, còn tồn tại 973 khu vực tranh chấp mới phát
sinh (cấp tỉnh có 103 khu vực, cấp huyện có 243 khu vực, cấp xã có 627 khu

vực) và có 1.928 khu vực có đường địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do
tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động của địa chất tự nhiên,
lũ lụt (cấp tỉnh có 248 khu vực, cấp huyện có 356 khu vực, cấp xã có 1.324 khu
vực).

1.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp địa giới hành chính
Thứ nhất, do các mốc địa giới hành chính được cắm đến nay phần lớn
đã bị hư hỏng, quá trình phát triển kinh tế – xã hội, việc san lấp mặt bằng,
xây dựng các cơng trình lớn đã làm mất dấu, phá vỡ, biến dạng đường ranh
giới hành chính giữa các địa phương.
Thứ hai, phương tiện, thiết bị đo đạc, bản đồ về địa giới hành chính cịn
lạc hậu nên công tác lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính gặp nhiều khó khăn
và khơng chính xác
Thứ ba, quá trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các huyện, thị
xã, thành phố và xã, phường, thị trấn đã làm thay đổi địa giới hành chính
nhưng cơng tác lập hồ sơ địa giới hành chính để quản lý chưa được các
ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện.


4

Thứ tư, do hồ sơ, bản đồ địa giới của một số đơn vị hành chính: đường
địa giới hành chính chưa rõ giữa hồ sơ với thực địa, một số vị trí điểm mốc q
thưa, thậm chí cịn bị thất lạc do không được quản lý, bảo vệ đúng mức
1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Một là, căn cứ văn bản pháp lý đã ban hành về điều chỉnh địa giới hành
chính.
Hai là, đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, có tính đến đề nghị hợp lý của
địa phương.
Ba là, tôn trọng hiện trạng và thực tế quản lý.

Bốn là, thuận tiện cho nhân dân, cho công tác quản lý Nhà nước.
1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Theo khoản 4 Điều 29 Luật đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban
nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết..” Như huyện
với huyện; huyện với xã; xã với xã cùng phối hợp giải quyết.
- Trường hợp khơng đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính
hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết
được quy định như sau:
+ Tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
+ Tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách


5

nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
1.5. Trình tự giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Trình tự để giải quyết trai chấp địa giới hành chính được thực hiện như
sau:
Bước 1: Cơ quan Trung ương có liên quan họp, nghiên cứu, thảo luận kỹ
phương án giải quyết cụ thể tại từng điểm.
Bước 2: Phương án sau khi được các cơ quan Trung ương thống nhất sẽ
gửi cho các địa phương để thảo luận,
Bước 3: Địa phương chuẩn bị báo cáo chính thức (bằng văn bản) quan

điểm của địa phương về nội dung giải quyết theo đề xuất của Trung ương.
Bước 4: Tổ chức Đồn cơng tác liên ngành gồm các cơ quan Trung ương
có liên quan đến làm việc tại các địa phương có tranh chấp, nghe báo cáo chính
thức quan điểm của địa phương.
Bước 5: Căn cứ vào báo cáo kết quả của đồn cơng tác, các cơ quan
Trung ương tổng hợp tình hình, thống nhất nội dung phương án giải quyết tranh
chấp địa giới hành chính tại từng tuyến tranh chấp cụ thể để báo cáo Chính phủ
trình ra Quốc hội xem xét, quyết định.


6

2. Tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.1. Nội dung tranh chấp
Vào tháng 5/1993 tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Chỉ thị
364/CT, đến cuối năm 1994 tỉnh đã hoàn thành việc lập bộ bản đồ, hồ sơ địa giới
hành chính các cấp của tỉnh.
Ngày 31/7/1995 hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của tỉnh đã được Hội
đồng nghiệm thu Trung ương tổ chức nghiệm thu và đánh giá xếp loại khá. Dù
đã được nghiệm thu, nhưng trên tuyến địa giới hành chính cấp tỉnh giữa hai tỉnh
Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vẫn còn hai đoạn chưa giải quyết xong, do đó bộ
hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của hai tỉnh, các huyện, các xã có liên quan
đến đường địa giới giữa hai tỉnh vẫn chưa được hoàn chỉnh và chưa khép kín
được đường địa giới. Cụ thể:
- Đoạn giữa xã Hồng Thuỷ, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với
xã A Bung, Huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị.
- Đoạn giữa thông Câu Phi Phường thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
tỉnh Quảng Trị với xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364/CT, lãnh đạo hai tỉnh và các đơn vị

có liên quan đã nhiều lần gặp nhau trao đổi, triển khai đi thực địa đo vẽ nhưng
hai bên vẫn khơng thống nhất được.
Vì vậy, ngày 22/11/1995 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 762/TTg
về việc xác định đường ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và
Quảng Trị trên cơ sở đường địa giới thể hiện trên bản đồ 1/200.000 do Cục đo
đạc và Bản đồ Nhà nước phát hành năm 1962 và Bản đồ 1/50.00 UTM tái bản
vào năm 1978.
Theo Quyết định số 762/TTg thì xã Hồng Thuỷ thuộc Huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế nằm về phí tỉnh Quảng Trị. Một phần thơn Câu Nhi Phường,


7

thuộc xã Hải Chánh, Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có 31 hộ (thời điểm tháng
4 năm 1998), thơn Tân Lập, Tân Xuân, Phú Kinh Thượng nằm về phía xã Phong
Mỹ, Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 21/04/1998 lãnh đạo UBND hai tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên
Huế đã tiến hành tổ chức hội nghị biện pháp giải quyết tuyến địa giới hành chính
giữa hai tỉnh theo Quyết định số 762/TTg và lãnh đạo hai tỉnh đã đi đến thống
nhất như sau:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm chuyển giao ngun trạng xã Hơng
Thuỷ thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế về huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị quản lý. Tuyến địa giới hành chính từ biển Đơng lên Quốc lộ 1A hai tỉnh
nhát trí như UBND các xã liên quan của hai tỉnh đã xác nhận đường ranh giới
hành chính trên bản đồ thuộc xã mình quản lý theo hiện trạng.
- Tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng hai thôn: Tân Lập
(xã Hai BA), Tân Xuân (xã Hải Xuân) thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị về
xã Phong Thu và thông Phú Kinh Phường thuộc xã Hải Hoà, Huyện Hải Lăng về
xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý.
- Riêng thôn Câu Nhi Phường thống nhất xác định đường địa giới giữa hai

tỉnh theo Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Cơng nhận 21 hộ dân cư thuộc thôn Câu Phi Phường, thuộc xã Hải Chánh,
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đang sống và canh tác trên diện tích thuộc xã
Phong Thu huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý được tiếp tục xâm
canh, xâm cư theo nguyên trạng.
- Hai tỉnh giao cho hai Ban tổ chức chính quyền (nay là Sở Nội vụ) phối
hợp cùng các cơ quan chức năng liên quan và các địa phương chuẩn bị nội dung
để lãnh đạo hai tỉnh tiến hành


8

Tuy nhiên, quá trình thực hiện, người dân xã Hồng Thủy có kiến nghị
được tiếp tục sinh hoạt ổn định ở tỉnh Thừa Thiên Huế, vì vậy tồn tại việc tranh
chấp địa giới hành chính.
2.2. Phân tích tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế
Việc tranh chấp địa giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh
Quảng Trị, nhất là từ khi có Quyết định 762/TTg đã ảnh hưởng không nhỏ đến
cuộc sống của nhân dân trong vùng
Đối với nhân dân, chính quyền nằm trong đoạn địa giới hành chính giữa
xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với xã A Bung, huyên
ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị không yên tâm làm ăn, sản xuất. Tuy không được sự
đồng ý của lãnh đạo cốt cán, một số già làng, trưởng bản xã Hồng Thủy đã chủ
động vận động bà con, góp tiền cử người về Tỉnh, ra Trung ương đề đạt nguyện
vọng của mình đã làm mất nhiều thời gian và tốn tiền bạc của nhân dân. Đã xảy
ra tình trạng người dân xã A Bung sang khai thác rừng trái phép ở phần đất
thuộc xã Hồng Thủy nhưng chính quyền xã Hồng Thủy không thể xử lý được.
Tâm lý người dân hoang mang, một số đã có tư tưởng nếu Trung ương vẫn tiếp
tục chuyển xã Hồng Thủy về tỉnh Quảng Trị quản lý họ sẽ di cư sang Lào.

Đối với đoạn địa giới hành chính giữa thơn Tân Lập (xã Hải Ba), Tân
Xuân (xã Hải Xuân), Câu Nhi Phường (xã Hải Chánh), huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị với xã Phong Mỹ, Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế cuộc sống của nhân dân, cơng tác quản lý của chính quyền các cấp gặp
khơng ít khó khăn:
Qua khảo sát cho thấy diện tích Lâm nghiệp của Thừa Thiên Huế bị lấn
chiếm: 146,3 ha (trong đó trồng trước năm 2003 là 63 ha; năm 2004 là 19,1 ha;
năm 2005 là 64,2 ha). Tuy diện tích này vẫn do Lâm trường Phong Điền quản lý
nhưng từ năm 1995 đến 2003 nhân dân thôn Câu Nhi vẫn tiếp tục phát đất để


9

trồng rừng (theo nhóm, hộ) bất chấp sự giải thích, ngăn cản của lực lượng bảo
vệ rừng của Lâm trường. Cụ thể sau khi Lâm trường Phong Điền đã phát thực bì
trên 20 ha nhưng nhân dân thơn Câu Nhi xã Hải Chánh huyện Hải Lăng đã kéo
lực lượng trên 100 người lên cản trở chính vì vậy mà Lâm trường không thể
triển khai trồng rừng được mặc dù Lâm trường đã nhiều lần tiếp xúc để đưa bản
đồ ranh giới để thuyết phục. Nhưng vẫn không được nhân dân thơn chấp nhận
và tiếp tục lấn chiếm.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhân dân và cán bộ xã
Hồng Thuỷ đã nhiều lần viết đơn gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế và huyện A Lưới kiến nghị mong muốn được sinh hoạt ổn định ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế không chịu nhập về tỉnh Quảng Trị. Nhân dân khơng
đồng tình với quyết định của Chính phủ với lý do:
- Lịch sử nhân dân xã Hồng Thuỷ xưa nay cuộc sống gắn bó với huyện A
Lưới, chưa bao giờ Hồng Thuỷ trực thuộc Quảng Trị.
- Phong tục tập quán của nhân dân xã Hồng Thuỷ (99% dân tộc PaCô)
khác xa phong tục tập quán của đồng bào Vân Kiều, thuộc xã A Bung, huyện

ĐaKrông, tỉnh Quàng Trị.
- Điều kiện sinh hoạt đi lại từ xã Hồng Thuỷ về trung tâm huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế gần và thuận lợi hơn (cách khoảng 30km) về trung tâm
huyện lỵ ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị (cách khoảng 90km). Cán bộ và bà con của
xã Hồng Thuỷ làm việc và sinh sống khá đông ở trung tâm huyện lỵ A Lưới...
Do chưa thống nhất được hai đoạn: Đường địa giới đi qua thôn Câu Nhi
Phường và chuyển toàn bộ xã Hồng Thuỷ từ Thừa Thiên Huế về Quảng Trị quản
lý cho nên Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 vẫn chưa được thực hiện.


10

Từ đó hai tỉnh vẫn quản lý địa giới hành chính theo hiện trạng: Xã Hồng
Thuỷ vẫn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, các thôn Câu Nhi Phường, Tân Lập, Tân
Xuân và thông Phú Kinh Phường vẫn do tỉnh Quảng Trị quản lý.
Đặc biệt năm 2004, khi Lâm trường tiếp tục tổ chức thiết kế để trồng rừng
kinh tế, diện tích thiết kế 198 ha, trên 3 tiểu khu 878, 879 và 880. Sau khi phát
và xử lý được 15 ha, ngày 29/09/2004 nhân dân thôn Câu Nhi đã tổ chức trên
100 người tranh lấn khu vực đất Lâm trường và phát dọn để lấn chiếm. Cụ thể
đã lấn 2,5 ha trong đó đã trồng 1,8 ha. Khi xảy ra sự việc trên UBND huyện đã
có cơng văn gửi UBND huyện Hải Lăng và UBND tỉnh Quảng Trị về tình hình
trên, đồng thời đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị có biện pháp ngăn
chặn, mặt khác UBND huyện đã chỉ đạo Lâm trường huyện có các biện pháp
tích cực như tiếp xúc với nhân dân để động viên họ không tiếp tục tranh lấn,
đồng thời làm việc với ban quản lý thơn và chính quyền xã để được phối hợp
giải quyết nhưng tình hình hiện nay vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn.
Có 91 hộ với 427 khẩu thuộc các thôn Tân Ba xã Hải Ba, Tân Xuân xã
Hải Xuân, thôn Câu Nhi Phường xã Hải Chánh huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
xâm cư. Với tổng diện tích đất xâm canh (trừ diện tích đất lâm nghiệp) là 132,3
ha (Đất nông nghiệp: 71 ha; đất nghĩa địa: 23,5 ha; đất ở: 37,8 ha). Do tình trạng

hộ khẩu thuộc huyện Hải Lăng quản lý, đất đai thuộc địa giới hành chính huyện
Hải Lăng quản lý, đất đai thuộc địa giới hành chính huyện Phong Điền. Nên vấn
đề giải quyết vấn đề đất đai ở đây khá phức tạp. Đến nay các hộ dân chưa được
cấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất. Tình trạng vi phạm về đất đai như xây
dựng trái phép, mua bán chuyền nhượng đất vi phạm pháp luật thường xuyên
xảy ra.
Để đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội, ngày 30/07/2004
Cơng an tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản số: 359/PC 13 (HK) gửi Công an
tỉnh Quảng Trị để đề nghị phối hợp với công an huyện Phong Điền tiến hành
kiểm tra nắm bắt số hộ, khẩu đang cư trú trên địa bàn xã Phong Thu. Qua kiểm


11

tra hiện nay có 91 hộ gồm 427 khẩu đã có nhà ở và đang sinh sống ở địa phận xã
Phong Thu, trong đó Thơn Tân Ba xã Hải Ba: 44 hộ (203 khẩu); thôn Tân Xuân
xã Hải Xuân: 40 hộ (189 khẩu); thôn Câu Nhi Phường xã Hải Chánh: 7 hộ (35
khẩu) nhưng mọi điều hành về nhân hộ khẩu và các hoạt động khác đều do
huyện Hải Lăng quản lý nên rất khó khăn trong việc quản lý tình hình an ninh
chính trị - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.
Ngày 01/6/2006 Hợp tác xã Nam Hải xã Hải Chánh huyện Hải Lăng tỉnh
Quảng Trị vào thi công tại đập Cổng thuộc địa phận thông Đông Lái xã Phong
Thu, sau khi nhận được tin, UBND xã Phong Thu đã chỉ đạo cán bộ địa chính,
cơng an xã đến lập biên bản, yêu cầu đình chỉnh nhưng vẫn khơng chấp hành và
tiếp tục thi cơng, do đó nhân dân thôn Đông Lai bức xúc và đến tháo gỡ cơng
trình và khơng cho xây dựng.
Khi vấn đề phân định địa giới hành chính vẫn chưa được giải quyết, nhiều
việc rắc rối đã xảy ra. Đơn cử như giữa tháng 9/2018, Bộ đội biên phòng tỉnh
Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư khởi cơng xây dựng cơng trình đường giao
thông, chiều dài khoảng 6 km, từ thôn 7 (xã Hồng Thủy, huyện A Lưới) lên biên

giới tại cột mốc 639. Việc khởi công ở khu vực đang tranh chấp địa giới hành
chính gây mâu thuẫn giữa bà con dân tộc thiểu số của 2 xã Hồng Thủy và xã A
Bung (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh,
trật tự tại khu vực biên giới. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng giao Bộ Tư lệnh
Bộ đội biên phòng chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương cho tạm dừng thi cơng cơng
trình tại khu vực đang tranh chấp.
Trở về QL1A, tuy là một thôn của xã Hải Xn, nhưng mỗi lần có cơng
việc lên xã, người dân của thôn Tân Xuân phải đi quãng đường gần 30 km, vòng
qua nhiều xã của huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) mới đến được xã của mình.
Làm giấy khai sinh cho con hay xác nhận một giấy tờ gì đều rất khó khăn.
Năm 2018, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế vừa có
buổi làm việc để trao đổi các phương án giải quyết tranh chấp địa giới hành


12

chính do lịch sử để lại giữa 2 tỉnh. Nhằm đạt được sự thống nhất trước khi trình
Bộ Nội vụ giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa huyện A Lưới (tỉnh
Thừa Thiên - Huế) và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) theo sự chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, lãnh đạo hai tỉnh này đã có buổi làm việc trao đổi các nội
dung liên quan. Trước đó, tại khu vực này xảy ra nhiều tranh chấp phức tạp.
Sau khi trao đổi các phương án, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế thống
nhất thành lập đoàn liên ngành của 2 tỉnh để khảo sát thực địa, hiện trạng diện
tích, dân số, đất sản xuất của người dân…
Sau đó, 2 tỉnh sẽ tiếp tục trao đổi để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc khép kín đường biên giới địa giới hành chính và
đảm bảo đất sản xuất, đời sống của người dân, ổn định đời sống dân cư, tạo
thuận lợi cho nhân dân trong sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm an ninh, trật tự, an
tồn xã hội.
Năm 2019, ngày 13/05/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 31/NQCP về việc xác định đường địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và

Quảng Trị
Căn cứ đường địa giới hành chính đã được xác định tại thực địa và trên
bản đồ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện bàn giao để tỉnh Quảng Trị quản
lý toàn bộ hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất và nhân khẩu, hộ
khẩu của thôn Pire 1 (thôn 6) và thôn Pire 2 (thôn 7) thuộc xã Hồng Thủy
(huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện bàn giao để tỉnh Thừa Thiên
Huế quản lý toàn bộ hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất và nhân
khẩu, hộ khẩu của thôn Phú Xuân B (Tân Xuân), xã Hải Xuân và thôn Phú
Kinh, xã Hải Hòa (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). HĐND, UBND, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hai tỉnh này có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống


13

nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong
quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
2.3. Những khó khăn khi tranh chấp địa giới hành chính giữa hai tỉnh
chưa được giải quyết
Có thể kể đến một số khó khăn mà người dân 2 tỉnh gặp phải như sau:
Chị Hồ Thị Lành (chủ quán ăn Cố Đô, thôn Tân Lập, xã Hải Ba, Quảng
Trị) có hộ khẩu ở xã Hải Ba nhưng chồng lại có hộ khẩu tại xã Phong Thu
(huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Các con hộ khẩu theo cha và được học ở
Huế còn thuế quán ăn nộp ở Quảng Trị. Khơng chỉ gia đình chị Lành mà nơi đây
có cả chục hộ hoàn cảnh tương tự... [2]
Trường hợp vào tháng 10/2018, 4 thành viên của tổ bảo vệ rừng xã A
Bung đang ngủ tại chịi thì người dân của làng La Nga và Pi Reh (thôn 7, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới - PV) mang theo rựa và gậy tới. Đoàn người này kéo
4 bảo vệ rừng ra khỏi chịi rồi thiêu rụi tồn bộ chịi gỗ. Vì chưa rõ ranh giới nên

người Hồng Thủy cho rằng địa điểm đặt chòi canh bảo vệ rừng nằm sâu trong
địa giới hành chính của họ nên mới xảy ra xơ xác. [2]
Gia đình ơng Nguyễn Văn Thừa (47 tuổi) có qn bánh ướt ở QL1A có
bảng hiệu ở ngồi đường chính ghi địa chỉ: Phong Điền, Huế nhưng bảng bên
trong lại ghi: Hải Lăng, Quảng Trị khiến nhiều người ngạc nhiên. Anh Thừa giải
thích do lịch sử để lại, trong gia đình chưa thống nhất mới có chuyện lạ thường
như vậy. Người Quảng Trị nhưng sống trên đất Huế, cả gia đình khơng có ai
được cấp sổ đỏ cả vì vậy không thể vay vốn ngân hàng, chuyển nhượng hay bán
đất đều không được. [2]
2.4. Phương án giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh
Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế
Để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và
Quảng Trị sau hơn 25 năm xảy ra tranh chấp, trải qua nhiều dự án, nhiều dự thảo


14

Quyết định để giải quyết triệt để tranh chấp, cho đến ngày 13 tháng 05 năm
2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP về việc xác định địa giới
hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch
sử để lại.
Trong Nghị quyết có nêu rõ :
“Khu vực xã Hồng Thủy giáp ranh giữa xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế và xã A Bung, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị nằm trên 06
mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài
nguyên và Mơi trường xuất bản năm 2009 (kèm theo), có phiên hiệu là: E-4895-A-c-2, E-48-95-A-c-1, E-48-95-A-a-3, E-48-95-A-a-4, E-48-95-A- b-3, E-4895-A-b-1 đường địa giới hành chính được xác định khởi đầu từ đỉnh núi cao
1064,1m (trên biên giới Việt Nam - Lào) theo hướng Bắc - Tây Bắc đi theo khe,
giữa suối Pa Ay đến giao điểm giữa suối Pa Ay và khe (phía Tây mỏm núi cao
365,5m) chuyển hướng Tây đi giữa khe rồi theo sống núi đến đỉnh cao 655,3m,
chuyển hướng Tây Bắc theo sống núi qua các đỉnh cao 586,3m, 573,3m, đến

đỉnh núi cao 544,1m chuyển hướng chính là hướng Tây, tiếp tục đi theo sống núi
qua các đỉnh cao 455,8m, 426,5m, 344,9m gặp khe Ky Chom rồi chuyển hướng
Bắc - Tây Bắc đi giữa khe Ky Chom gặp suối Pa Ay, chuyển hướng Tây - Tây
Bắc đi theo suối Pa Ay gặp ngã ba suối (phía Tây Nam mỏm núi cao 308,4m),
chuyển hướng Bắc - Đông Bắc đi giữa khe, theo sông núi qua đỉnh cao 494,9m
rồi theo khe đến giữa sông Đa Krông theo hướng Đông Bắc đến cống thốt
nước giữa thơn Tru Pỉ và thơn Cựp, chuyển hướng Bắc đi theo khe đến các đỉnh
cao 356,9m, 453,5m, 526,6m, 559,0m, 558,2m đến mỏm núi (phía Đơng Nam
đỉnh cao 678,0m), chuyển hướng Đông Nam đi theo sông núi cắt qua sơng Đa
Krơng gặp đường Hồ Chí Minh, theo hướng chung Đơng Nam, đi giữa đường
Hồ Chí Minh đến-đỉnh đèo Pê Ke, theo hướng Đông rồi hướng Bắc đi theo sống
núi đến đỉnh cao 1404,0m (động Ca Cút).


15

Khu vực thôn Câu Nhi giáp ranh giữa các xã Phong Thu, Phong Mỹ,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và các thôn Tân Lập xã Hải Ba, Phú
Xuân B (Tân Xuân) xã Hải Xuân, Phú Kinh Phường xã Hải Hòa, Câu Nhi xã
Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nằm trên 02 mảnh bản đồ địa hình
tỷ lệ 1:10.000, hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài ngun và Mơi trường
xuất bản năm 2009 (kèm theo), có phiên hiệu là: E-48-83-D-c-1, E-48- 83-D-c2, đường địa giới hành chính được xác định khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã: xã
Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và xã Phong Thu, xã Phong Mỹ,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, được đánh dấu trên thực địa bằng
mốc bê tơng ba mặt cấp xã có số hiệu (HC-PT-PM)3X.1 (tại đỉnh cao 35,9m),
theo hướng Đông Nam và Đông Bắc đi theo sống núi, qua suối và qua các đỉnh
cao 31,6m, 56,1m, 84,2m, 63,2m, 36,9m đến đầu khe, theo hướng Bắc - Tây Bắc
và Đông Bắc đi theo chân đồi và ruộng lúa đến hồ Bàu Thuốc, chuyển hướng
Đông đi giữa hồ Bàu Thuốc rồi chuyển hướng Tây Bắc và Đông - Đông Nam đi
theo ranh giới giữa ruộng và khu dân cư đến Quốc lộ 1A, theo hướng Tây Bắc

đi giữa Quốc lộ 1A rồi chuyển hướng Đông Bắc đi theo ranh giới khu dân cư
đến mốc bê tông hai mặt (là điểm địa giới hai tỉnh đã thống nhất).”


16

KẾT LUẬN
Việc tranh chấp địa giới hành chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc
sống của nhân dân trong vùng. Nhân dân không yên tâm làm ăn, sản xuất. Việc
quản lý của các cấp chính quyền trong vùng tranh chấp đã gặp rất nhiều khó
khăn. Về mặt tình cảm chỉ vì việc tranh chấp về địa giới hành chính đã ảnh
hưởng đến tình cảm vốn có lâu nay giữa nhân dân và cán bộ của các địa phương
liên quan. Các cấp, các ngành đã mất quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức
nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết một cách triệt để.
Trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, việc chấm dứt tình trạng tranh chấp
địa giới hành chính, ổn định đơn vị hành chính sẽ tạo điều kiện cho nhân dân
yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Nhưng nếu muốn chấm dứt tình trạng
tranh chấp địa giới hành chính xảy ra thì đỏi hỏi cơng tác quảng lý phải tốt.
Quản lý địa giới hành chính là một trong những công việc quan trọng trong quản
lý nhà nước của mỗi quốc gia, ổn định lãnh thổ là một trong những tiền đề của
sự phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ (2018), Công văn số 4596/BNV-CQDP, Về việc giải quyết
địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị, ban hành ngày
17 tháng 09, năm 2018, Hà Nội.
2. Chính phủ (2017), Tờ trình số 534/TTr-CP, Về việc giải quyết tranh
chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị, ban hành
ngày 10 tháng 11 năm 2017, Hà Nội.

3. Chính phủ (2019) Nghị quyết số 31/NQ-CP, Về việc xác định địa giới
hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch
sử để lại, ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2019, Hà Nội.
4. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Chỉ thị số 364-CT, Về việc giải quyết
những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã, ban
hành ngày 06 tháng 11 năm 1991, Hà Nội.
5. Quốc Hội (2013), Luật số 45/2013/QH13, Luật đất đai, ban hành ngày
29 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
6. Quốc Hội (2015) Luật số 76/2015/QH13, Luật tổ chức Chính phủ, ban
hành ngày 19 tháng 06 năm 2015, Hà Nội.
7. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 762/TTg, Về việc xác định
đường ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, ban
hành ngày 22 tháng 11 năm 1995, Hà Nội.
8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị (2018), Công văn số 4147/UBND-NC,
Về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và
tỉnh Quảng Trị, ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2018, Quảng Trị.



×