Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TIỂU LUẬN: Khái quát về tình hình tài chính của công ty Gia Phát potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.92 KB, 25 trang )
















TIỂU LUẬN:

Khái quát về tình hình tài chính
của công ty Gia Phát







Lời Mở Đầu

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Viễn Thông Gia Phát, tên Giao
dịch là: GIA PHAT INVESTMENT AND DEVELOPMENT TECHNOLOGY
TELECOM JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là: GIA PHAT TTC.,JSC.


Là đơn vị hoạch toán độc lập, đại lý uỷ quyền của Viettel Mobile, trực thuộc
tổng công ty Viễn thông Quân Đội. Được thành lập ngày 30/02/2002, thay đổi
lần cuối cùng ngày 19/06/2002.
Với lợi thế trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của Quân đội nên giảm
chi phí thuê kênh và có điều kiện để cung cấp dịch vụ với cước phí thấp, tính
block 6 giây nên Viettel đã tạo được một vị thế quân bình quan trọng với 2
mạng điện thoại ra đời trước đó từ 8-9 năm là Vinaphone và MobiFone.
Nội dung Báo cáo thực tập tổng hợp của em được trình bày gồm:
Lời mở đầu
Chương 1 : Khái quát về công ty Gia Phát TTC.,JSC
Chương 2 : Khái quát về tình hình tài chính của công ty Gia Phát
Chương 3 : Một số nhận xét đánh giá
Kết Luận














Chương 1 : Khái Quát Chung về Công Ty Gia Phát

I/ Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển

1)Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Viễn
Thông Gia Phát
 Tên Giao dịch: GIA PHAT INVESTMENT AND DEVELOPMENT
TECHNOLOGY TELECOM JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là:
GIA PHAT TTC.,JSC.
 Là đơn vị hoạch toán độc lập, đại lý uỷ quyền của Viettel Mobile, trực
thuộc tổng công ty Viễn thông Quân Đội. Được thành lập ngày
30/02/2002, thay đổi lần cuối cùng ngày 19/06/2002.
 Địa chỉ trụ sở: Tổ 20, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai
( Số 158 – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – HN )
 Điện thoại: 6443171, Fax: 6443171
 Số đăng ký kinh doanh: 0103008342
 Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám
đốc: VŨ ANH TUẤN
 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng Việt Nam
 Ngành nghề kinh doanh:
 Đại lý kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông
 Đại lý bưu điện, bưu chính viễn thông
 Dịch vụ điện thoại di động
 Dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học
kỹ thuật, tin học, điện tử viễn thông
 Buôn bán máy móc, thiết bị nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công
nghệ, đo lường kiểm chuẩn, thiết bị ngoại vi, thiết bị điện, điện
lạnh, thiết bị máy tính, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, thiết
bị viễn thông, điện thoại di động
 Dịch vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo hành bảo trì các sản phẩm kinh
doanh dịch vụ của công ty


 Xuất nhập khẩu các sản phẩm kinh doanh của công ty

Khi mới thành lập, vào năm 2002 công ty Gia Phát TTC.,JSC chi với 10
thành viên, với số vốn điều lệ 6 tỷ đồng, gặp rất nhiều những khó khăn thử
thách. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty lúc bấy giờ là: Dịch vụ tư
vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tin học, điện tử
viễn thông; Buôn bán máy móc, thiết bị nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công
nghệ, đo lường kiểm chuẩn, thiết bị ngoại vi, thiết bị điện, điện lạnh, thiết bị
máy tính, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, thiết bị viễn thông, điện thoại di
động; Dịch vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo hành bảo trì các sản phẩm kinh doanh dịch
vụ của công ty.
Cho đến tháng 10/ 2004 khi Viettel Mobile ra đời và chính thức đi vào hoạt
động, trở thành Đại lý uỷ quyền của Viettel Mobile, Gia Phát chuyển hoạt động
kinh doanh của mình sang một bước ngoặt mới, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ
bưu chính viễn thông; dịch vụ điện thoại di động. Do tính chất đặc điểm kinh
doanh của ngành bưu chính viễn thông có đặc thù riêng, liên quan đến việc sử
dụng chung hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới kênh phân phối … nên sự phát
triển của Viettel, Viettel Mobile có ảnh hưởng quan trọng, mang tính sống còn
đối với các công ty nhỏ lẻ, các đại lý như Gia phát trong lĩnh vực bưu chính
viễn thông. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hình thành
và phát triển của Viettel, Viettel Mobile cũng phần nào liên quan đến điều kiện,
cơ hội và thách thức cho sự phát triển của công ty Gia Phát.
2)Giới thiệu về Viettel, Viettel Mobile
 Năm 1989: Tổng Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Công
ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập
 Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty
Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), trở thành nhà
khai thác viễn thông thứ hai tại Việt Nam
 Năm 1998: Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền
trong nước.
Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến



 Năm 2000: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế. Kinh
doanh thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước sử dụng công
nghệ mới VoIP
 Năm 2001: Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài
trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP.
Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong
nước
 Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ISP.
Cung cấp dịch vụ kết nối Internet IXP
 Năm 2003: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định
PSTN.
Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Thiết lập Cửa ngõ Quốc tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế
 Năm 2004: Với 10 sự kiện nổi bật:
1. Viettel chuyển về trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
Việc Viettel được phép chuyển từ trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc lên
trực thuộc Bộ Quốc Phòng vừa thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của Đảng uỷ
quân sự Trung ương, Bộ Quốc Phòng vừa nâng cao vị thế của VIETTEL đồng
thời đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu phát triển, trưởng thành một bậc của Công ty
trong thời gian qua.
2. VIETTEL chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098.
15/10/2004 kỷ niệm 4 năm ngày VIETTEL cung cấp dịch vụ VoIP 178 cũng là
ngày VIETTEL chính thức khai trương dịch vụ thông tin di động 098 - Mạng
điện thoại di động toàn quốc thứ 3 tại Việt Nam, biến ước mơ từ những ngày
đầu tiên khi gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam của mình trở thành hiện
thực.
3. Mở hai cửa ngõ quốc tế cáp quang trên đất liền đi qua Trung Quốc với dung
lượng 5 Gbps.
4. Thông tuyến đường trục 1B.

Đây là đường trục tốc độ 10Gb/s trên 1 bước sóng đầu tiên tại VN (tốc độ này
gấp 4 lần tốc độ các Công ty khác đang áp dụng). Với đường trục này, vùng phủ


truyền dẫn trong nước của VIETTEL tăng từ 23 tỉnh lên 52 tỉnh, làm cho mạng
truyền dẫn của VIETTEL thực sự trở thành một mạng toàn quốc thứ 2 tại VN.
5. VIETTEL xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp viễn thông.
6. Thương hiệu VIETTEL được Cục XTTM và Thời báo kinh tế Việt Nam cấp
giấy chứng nhận "Thương hiệu mạnh"
7. VIETTEL được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất nhân kỷ niệm
15 năm thành lập.
8. VIETTEL được Bộ BCVT tặng bằng khen về phát triển cơ sở hạ tầng Viễn
thông và bằng khen về công tác xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng
thủ vững chắc.
9. VIETTEL tự triển khai thu cước các dịch vụ.
10. VIETTEL thực hiện tặng SIM điện thoại di động 098 số đẹp cho Quỹ "Vì
người nghèo".
Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel Mobile), tiền thân là Trung tâm
Điện thoại di động được thành lập ngày 31/5/2002, trực thuộc Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội (Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức
đi vào hoạt động.
Ngày 8/9/2005: Mạng Viettel Mobile đạt con số 1 triệu thuê bao, sau chưa đầy
1 năm chính thức đưa vào hoạt động.
Ngày 07/01/2005: Viettel Mobile đạt 2 triệu thuê bao, trở thành một trong ba
nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam với hơn 1700 trạm phát sóng
BTS phủ sóng toàn quốc.
 Viettel - Sự đột phá thị trường thông tin di động giá rẻ
Khi lần đầu tiên thị trường thông tin di động Việt Nam xuất hiện một cái tên
mới, với đầu 098 lạ lẫm, không ít người đã nghi ngại về khả năng phát triển của
mạng này. Đơn giản bởi vì thị trường thông tin di động Việt Nam đã bị 2 “ông

Kẹ “ thuộc VNPT là Vinaphone và MobiFone chia nhau 97% thị phần nên thật
khó khăn với những kẻ sinh sau, đẻ muộn. Vì vậy, việc Viettel công bố tới thời
điểm tháng 11/ 2005 đã có gần 1,6 triệu thuê bao di động sử dụng mạng 098
khiến giới doanh nghiệp, doanh nhân và người tiêu dùng trong cả nước thực sự
ngỡ ngàng. Càng ngỡ ngàng hơn khi tổng công ty viễn thông quân đội chính


thức giao chỉ tiêu cho Viettel Mobile phấn đấu đạt 1,8 triệu thuê bao vào ngày
cuối năm 2005. Trong lịch sử hơn 10 năm phát triển của ngành Thông tin di
động Việt Nam, chưa có đơn vị nào đạt đuợc bước tiến thần tốc đến thế …
Viettel nói chung và Viettel Mobile nói riêng luôn coi mỗi khách hàng là
những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục
vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel Mobile luôn nỗ
lực ở mức cao nhất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với mục
tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính - Viễn thông hàng đầu tại Việt
Nam và có tên tuổi trên thế giới.
II/ Mô Hình và Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Gia Phát
 Ban lãnh đạo công ty gồm:
* Giám đốc công ty: Ông Vũ Anh Tuấn. Phụ trách chung toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách các bộ phận: tồ chức hành
chính, kinh doanh tiếp thị và khách hàng, xuất nhập khẩu


Mô Hình và Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty

* Các Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc gồm có:
Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách các bộ phận kỹ thuật khai thác,
tin học tính cước, chăm sóc khách hàng …
Phó giám đốc tài chính - nhân sự: Trực tiếp phụ trách các bộ phận lao động
tiền lương, thanh toán cước phí, kế toán - thống kê - tài chính

Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phó Giám Đốc
Tài Chính
Nhân Sự
Phó Giám Đốc
Đầu Tư - Xây
Dựng - Dự Án
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Tin
Học
Tính
Cước
Phòng
Kinh
Doanh
Tiếp
Thị và

Khách
Hàng
Phòng
Quản

ĐtTm

Xây
Dựng
Phòng
Kỹ
Thuật
Khai
Thác
Các Chi - Đội - Bộ Phận
Trực Thuộc
Ban Quản Lý Dự Án


Phó giám đốc đầu tư - xây dựng - dự án: Trực tiếp phụ trách các bộ phận
quản lý đầu tư xây dựng, ban quản lý dự án …
 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
Hiện nay Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Viễn Thông
Gia Phát có cơ cấu tổ chức bao gồm 6 phòng chức năng, các chi đội bộ phận
trực thuộc và ban quản lý dự án. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ cụ thể
như sau:
 Phòng tổ chức hành chính
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy công ty.
Nhân sự và đào tạo.
Công tác lao động và tiền lương

Công tác thi đua và khen thưởng
Công tác hành chính và quản trị
 Phòng Kế Toán – Tài Chính
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Văn Biên
Là phòng chức năng giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác
sau:
Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty
Tổ chức và thực hiện hoạch toán kế toán
Tổ chức và thực hiện công tác thống kê va tài chính
Có nhiệm vụ phối hợp với các phòng chức năng của công ty và chỉ đạo các chi
đội trực thuộc, ban quản lý dự án thực hiện tốt công tác tài chính kế toán
 Phòng Tin Học Tính Cước và Thanh Toán Cước Phí
Giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện các mặt quản lý, điều hành khai
thác mạng tin học hỗ trợ sản xuất kinh doanh của công ty, nghiên cứu phát triển
mạng tin học và ứng dụng phát triển phù hợp với quy luật phát triển công nghệ
và quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý và khai thác hệ
thống tính cước, chỉ đạo các chi đội thực hiện công tác tính cước, phát hành hoá
đơn cước …
Tổ chức bộ máy thanh toán cước phí cho toàn công ty


Tổ chức và thực hiện công tác thanh toán cước phí với khách hàng, quản lý
khách hàng để đảm bảo thanh toán cước phí và xử lý nợ đọng…
 Phòng Kinh Doanh - Tiếp Thị và Khách Hàng
Là phòng chức năng, giúp giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế hoạch,
công tác bán hàng và công tác marketing. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ
và các chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hàng năm của công ty. Ngoài ra
phòng còn nghiên cứu, đề xuất giá cước, giá bán máy và các dịch vụ cho phù
hợp. Tổ chức mạng lưới bán hàng, xây dựng các chương trình quảng cáo,
khuyến mại nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Là phòng chức năng của công ty giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các
mặt: quản lý thuê bao, các dịch vụ sau bán hàng trong toàn công ty, trả lời và
giải quyết khiếu nại của khách hàng, quản lý hồ sơ bán hàng, sửa chữa bảo hành
máy đầu cuối và SIM CCAARRD, đề xuất dịch vụ mới, nghiên cứu và phát
triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
 Phòng Quản Lý Đầu Tư Thương Mại và Xây Dựng
Là phòng chức năng của công ty giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các mặt
như:
Lập và trình duyệt các dự án đầu tư xây dựng và sữa chữa lớn
Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chỉ đạo các dự án và đưa công trình vào sử dụng
Kiểm tra, theo dõi và giám sát công tác đầu tư, xây dựng của công ty
 Phòng Kỹ Thuật Khai Thác
Là phòng chức năng của công ty giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các
mặt công tác như:
Chỉ đạo điều hành và kiểm tra mọi hoat động của mạng lưới thông tin di động
Công tác phát triển mạng lưới
Quản lý công tác khoa học - kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, nghiên cứu
ứng dụng công nghệ mới về thông tin di động
 Các Chi - Đội - Bộ Phận trực thuộc, có các chức năng:
Quản lý toàn bộ lao động, tài sản, vật tư, trang thiết bị thuộc đơn vị mình phụ
trách


Quản lý và tổ chức hoạt động chuyên môn về: Tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát
lập dự án các công trình thông tin di động, thiết kế lập dự toán cải tạo và xây
dựng vỏ trạm, lắp đặt thiết bị mạng lưới thông tin
Phối hợp với các đơn vị, quan hệ với các cơ quan trong và ngoài ngành để hoàn
thành nhiệm vụ được giao
 Ban Quản Lý Dự Án
Có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác sau:

Quản lý lao động, vật tư và trang thiết bị thuộc phạm vi mình và sử dụng đúng
mục đích, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, của ngành và của công ty
Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thông tin di động do công ty đảm
nhận và giao nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, dự án đầu tư nâng cấp, mở
rộng cho công ty làm chủ đầu tư hoặc được Tổng công ty Viễn thông Quân đội,
công ty Viettel Mobile uỷ quyền làm chủ đầu tư
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty ( gồm 34 người ) :
Kỹ sư tin học: 8 người
Kỹ sư máy động lực: 2 người
Kỹ sư xây dựng: 4 người
Kỹ sư kinh tế - xây dựng: 2 người
Kỹ sư thuỷ lợi: 2 người
Kỹ sư cầu đường: 3 người
Kỹ sư kinh tế giao thông: 1 người
Cử nhân kinh tế: 4 người
Trung cấp: 8 người


III/ Đặc Điểm Kinh Doanh Dịch Vụ của Công Ty Gia Phát
1)Đặc Điểm Kinh Doanh Dịch Vụ của Công Ty
Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông là chủ yếu nên sản
phảm của công ty có những đặc trưng khác biệt với sản phẩm của các ngành
khác:
Sản phẩm của công ty là hoạt động chuyển đưa tin tức từ người phát tin đến
người nhận tin gồm 3 giai đoạn: nhận tin từ người gửi tin, chuyển tin đến nơi
cần thiết, trả tin cho người nhận
Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên sản phẩm không là vật chất, do đó
không phải lo dự trữ nguồn nguyên liệu cũng như vốn để dự trữ nguyên liệu và
không có nguy cơ ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc
tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm không cần khâu bổ trợ đi kèm như
bao gói, lưu kho bảo quản …
Sản phẩm của công ty phải bảo đảm chất lượng cao. Đặc điểm này, một mặt
đòi hỏi phải nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng phục vụ, giữ uy tín với
khách hàng. Mặt khác đòi hỏi công ty phải có quy trình công nghệ cao. Do đó
công ty cần phải có một lượng vốn lớn để đầu tư, duy trì bảo dưỡng thiết bị,
máy móc và nâng cấp, ứng dụng các công nghệ mới.
Sản phẩm của công ty mang tính chất vùng. Mỗi vùng phụ thuộc vào vị trí
địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau,
từ đó hình thành nên tương quan cung cầu về dịch vụ thông tin di động rất khác
nhau. Sản phẩm của công ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay tới đó, nên khó
có thể điều hoà sản phẩm từ nơi có chi phí thấp, giá bán thấp đến nơi có giá bán
cao, càng không thể lưu kho, lưu bãi. Do đó sản phẩm của công ty không có
hiện tượng đầu cơ, không hình thành các cơn sốt như các sản phẩm khác. Quan
hệ cung cầu đối với sản phẩm của công ty phản ánh đúng nhu cầu về thực tế và
khả năng cung ứng của công ty. Đây là đặc điểm có nhiều thuận lợi cho công ty
trong việc xác định kế hoạch đầu tư cho từng vùng lãnh thổ
2) Sản phẩm dịch vụ của công ty cung cấp cho khách hàng bao gồm:


 Dịch vụ Ðiện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ
VoIP
Ðây là một loại hình dịch vụ tiết kiệm, đơn giản, giúp khách hàng có thể gọi
liên tỉnh hoặc quốc tế trực tiếp từ các máy điện thoại của mình. Mạng 178 đã
được thiết lập trên hơn 20 tỉnh thành trong cả nước và kết nối đi hơn 200 nước
trên thế giới. Dung lượng mạng lưới hiện tại đạt 30 triệu phút/tháng.
 Dịch vụ Ðiện thoại cố định nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế
truyền thống PSTN
Dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế hiện nay đã

triển khai tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch,
đến hết năm 2005, Công ty Viễn Thông Quân Đội sẽ phát triển mạng lưới đến
40 tỉnh, thành phố và tiến tới phát triển trên toàn quốc
 Dịch vụ Điện thoại Di động – 098
Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel Mobile), tiền thân là Trung tâm
Điện thoại di động được thành lập ngày 31/5/2002, trực thuộc Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội (Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức
đi vào hoạt động.
Ngày 8/9/2005: Mạng Viettel Mobile đạt con số 1 triệu thuê bao, sau chưa đầy
1 năm chính thức đưa vào hoạt động.
Ngày 07/01/2005: Viettel Mobile đạt 2 triệu thuê bao, trở thành một trong ba
nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam với hơn 1700 trạm phát sóng
BTS phủ sóng toàn quốc.
Viettel nói chung và Viettel Mobile nói riêng luôn coi mỗi khách hàng là những
cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ
một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel Mobile luôn nỗ
lực ở mức cao nhất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.


 Dịch vụ kết nối – truy nhập Internet
Viettel là Công ty đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ thế hệ mới (NGN)
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ truy nhập Internet chất lượng cao, dịch vụ
truy nhập băng rộng và các dịch vụ gia tăng khác
Năm 2002, dịch vụ truy nhập Internet ISP và dịch vụ kết nối Internet IXP đã
chính thức được cung cấp. Sau khi khai trương Cửa ngõ quốc tế ngày
27/11/2003, dung lượng kết nối quốc tế mạng IXP của Viettel sẽ được nâng lên
45Mb/s. Ðến năm 2005, mạng Internet của Viettel sẽ được mở rộng ra toàn
quốc.
 Dịch vụ xây lắp công trình viễn thông
Lắp đặt các tháp anten phục vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông

Thi công các loại móng công trình, xây lắp các loại kết cấu: Ðá, bê tông, kim
loại, phi kim loại
Thi công lắp đặt và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì cho hệ thống tổng đài,
viba, mạng cáp, các thiết bị trong hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin,
phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia, các cơ quan và các đơn
vị kinh tế
Triển khai và khai thác các hệ thống Trung kế vô tuyến (Radio Trunking) đầu
tiên tại Việt Nam, cung cấp thuê bao cho khách hàng điều hành sản xuất
 Dịch vụ khảo sát thiết kế
Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình Bưu chính, viễn thông
Khảo sát địa hình, địa chất các công trình dân dụng và công nghiệp
Thí nghiệm xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của đất đá, nền móng các công
trình dân dụng và công nghiệp
Thiết kế và lập tổng dự toán các công trình thông tin Bưu chính Viễn thông
nhóm B, C và các hạng mục nhóm A, các công trình công nghiệp nhóm C.


Chương 2 : Khái Quát Tình Hình Tài Chính của Công Ty Gia Phát

I/ Tổ Chức Công Tác Kế Toán Đang Áp Dụng Tại Công Ty
1) Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Đơn Vị
- Tổ chức kế toán: Hoạch toán tập trung tại văn phòng Công Ty
- Tổng số cán bộ nhân viên làm công tác tài chính kế toán là 06 người, trong đó
có 05 người thuộc phòng Kế Toán – Tài Chính, 01 người thuộc phòng Kinh
Doanh - Tiếp Thị và Khách Hàng
2) Chính Sách Kế Toán Chủ Yếu Áp Dụng
2.1 Chế độ kế toán doanh nghiệp
Công ty ap dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
167/2000/QĐ/BTC ngày 05/10/2000. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam do
BTC ban hành theo các QĐ số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002. Quyết

định 234/2003/QĐ – BTC ngày 31/12/2003 và các quyết định văn bản sửa đổi
bổ sung, hướng dẫn thực hiện ban hành kèm theo
Hiện nay, trong quá trình lập báo cáo tài chính, công ty đang áp dụng các chuẩn
mực kế toán sau:
Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 04: Tài sản cố định Vô hình
Chuẩn mực số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay
Chuẩn mực số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập và trình bày các báo cáo tài chính trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế
toán và các quy trình có liên quan hiện hành
Lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoat động kinh doanh liên tục, trừ những
trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán


Chứng từ kế toán được thực hiện theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính. Toàn bộ
chứng từ kế toán được lập, tập hợp và lưu giữ tại phòng Kế Toán – Tài Chính
của Công ty
2.3 Tổ chức hệ thống kế toán
Đơn vị đã sử dụng phần mềm phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại công
ty, theo hình thức Nhật Ký chung
2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Thực hiện lập báo cáo tài chính theo 6 tháng, năm và báo cáo được gửi cho các
đơn vị có liên quan
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm

2.5 Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Việt Nam
Đồng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối
năm các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá bình
quân liên Ngân Hàng do NHNN VN công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh
thu hoặc chi phi tài chính trong năm tài chính
2.6 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá
gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các khoản chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái hiện tại
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được áp dụng theo phương pháp bình quân gia
quyền
2.7 Các khoản phải thu
Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ cùng
với dự phòng được lập các khoản nợ phải thu khó đòi


2.8 Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chí phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát
sinh, trừ khoản chi phí đi vay liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản cơ bản đủ điều kiện được vốn hóa
II/ Khái Quát Tình Hình Tài Chính của Công Ty qua một số năm
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Gia Phát ngày càng khẳng định được vị
thế và vai trò của mình trong thị trường Viễn thông Việt nam. Điều này được
thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ( Nguồn:

Phòng Kế Toán – Tài Chính công ty Gia Phát ):
1)Bảng 1 - Doanh thu của Công ty qua các năm:
Năm 2002 2003 2004 2005
Doanh thu
( Tỷ đồng )
41,4 73 95,2 134,4
Tốc độ tăng ( % )

176,3 130,4 141,2

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của công ty tăng lên qua các năm. Tốc
độ tăng doanh thu của năm 2004 có giảm so với năm 2003, nhưng đến năm
2005 doanh thu của công ty đã tăng trở lại
2)Bảng 2 - Lợi nhuận của Công ty qua các năm:
Năm 2002 2003 2004 2005
Lợi nhuận
( Tỷ đồng )
17,3 27,8 40,5 59,8
Tốc độ phát triển ( %
)
169,7 145,56 147,7
Lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm và lợi nhuận của năm sau tăng
nhiều hơn rõ rệt so với năm trước. Số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty qua các năm được cải thiện tốt hơn và làm ăn có lãi.
3) Bảng 3 - Nộp ngân sách Nhà nước của Công ty:
Năm 2002 2003 2004 2005
Nộp ngân sách 12,52 23,76 33,14 40,2


( Tỷ đồng )


Hàng năm, Công ty Gia Phát đều hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà
nước, không những thế công ty còn nộp ngân sách vượt mức chỉ tiêu mà tổng
công ty giao.
Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo, tạo điều kiện cho Viettel khai thác
cơ sở hạ tầng của Nhà nước (mà lâu nay vẫn do VNPT quản lý) vào mục tiêu
phát triển đất nước mà không ngại xảy ra bất cứ bất đồng tranh chấp nào. Điều
này đã tạo điều kiện phát triển cho Viettel noi chung, và cho Gia Phát nói riêng,
sự phát triển lớn mạnh của công ty cũng nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế
của đất nước.
4) Bảng 4 - Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm
2005:
Về cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ trọng lớn .
Đầu năm 2005, TSLĐ chiếm 87% tổng tài sản, đến cuối năm, tỷ lệ này là 84%.
Do đặc điểm kinh doanh dịch vụ của công ty nên đòi hỏi số tài sản lưu động
lớn.
Về nguồn vốn kinh doanh của công ty, tỷ lệ nợ phải trả vào cuối năm chỉ
chiếm 25% tổng nguồn vốn của công ty. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 75%,
cho thấy tiềm lực tài chính của công ty rất mạnh. Vì vậy mà trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty không hề phụ thuộc vào bất cứ một khoản nợ ngắn
hạn hay dài hạn nào.



Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty Gia Phát năm 2005
( Đơn vị tính: đồng )


STT


Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm
Số tiền Tỷ lệ
( % )
Số tiền Tỷ lệ
( % )
I Tài sản 166.525.458.510

100 227.237.533.800

100
1 Tài sản lưu động 144.887.317.780

87 192.384.075.500

84
2 Tài sản cố định 21.638.140.750

13 34.853.458.300

16
II Nguồn vốn 166.525.458.510

100 227.237.533.800

100
1 Nợ phải trả 48.846.899.200

29 58.333.728.449


25
* Nợ ngắn hạn:
Trong đó:
+ Vay ngắn hạn
+ Phải trả người bán
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
+ Phải trả công nhân viên
+ Phải trả phải nộp khác
46.389.421.130


0

1.684.753.380

10.666.651.800

2.751.865.800

31.286.150.130

54.855.486.110


0

2.517.566.520

4.032.387.250


3.407.069.190

44.898.463.150


* Nợ dài hạn 0

0





* Nợ khác 2.457.478.070

3.478.242.330


2 Vốn chủ sở hữu 117.678.559.310

71 168.903.805.360

75
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính công ty Gia Phát )



Bảng 5: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty Gia Phát TTC.,JSC qua hai năm 2004-2005



STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005 với 2004
( ± số tuyệt đối )
1 Doanh thu Đồng 95.618.200.650

134.385.867.950

39.217.667.300

2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 40.500.825.930

59.825.183.470

19.324.357.540

3 Giá vốn hàng bán Đồng 23.230.996.300

45.349.818.250

22.118.821.950

4 Tài sản lưu động bình quân Đồng 122.086.880.450

168.635.696.480

46.548.816.030

5 Hàng hóa tồn kho bình quân Đồng 964.357.640


1.943.773.860

979.416.220

6 Các khoản phải thu bình quân Đồng 33.808.794.140

38.284.203.910

4.475.409.770

7 Vòng quay tài sản lưu động Vòng 0,77

0,79

0,02

8 Kỳ luân chuyển TSLĐ Ngày 467

455

-12

9 Vòng quay dự trữ tồn kho Vòng 24

23

-1

10 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2,81


3,51

0,7

11 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 128

102

-26

12 Mức đảm nhiệm TSLĐ Đồng 1,28

1,25

-0,03

13 Hiệu quả sử dụng TSLĐ 0,33

0,35

0,02


( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính công ty Gia Phát )



5)Bảng 5 - Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty Gia Phát qua
hai năm 2004 – 2005

Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động, trong 2 năm 2004 và 2005, số vòng
quay của TSLĐ đều nhỏ hơn 1, vì vậy làm cho kỳ luân chuyển TSLĐ nhỏ hơn
1. Đây là vấn đề công ty cần xem xét trong việc sử dụng tài sản lưu động, bởi
vì việc sử dụng TSLĐ của công ty còn có thể đạt hiệu quả tốt hơn nữa. Tuy
nhiên, trong năm 2005, tình hình được cải thiện tốt hơn, số vòng quay TSLĐ
là 0,79 vòng, tăng 0,22 vòng so với năm 2004, từ đó làm cho kỳ luân chuyển
TSLĐ năm 2005 chỉ còn 455 ngày, giảm 12 ngày so với năm 2004. Điều này
chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSLĐ của công ty đã tăng, hiệu quả sử dụng
TSLĐ đã được cải thiện
Qua phân tích ở trên có thể thấy rằng, thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động của công ty năm 2005 là khá tốt. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh
mạnh mẽ, tiến trình hội nhập WTO càng đỏi hỏi công ty phải vững mạnh hơn,
hoạt động có hiệu quả hơn, sẵn sàng đối đầu với nhiều thách thức hơn nữa. Vì
vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng là một trong những
vấn đề đáng được quan tâm của công ty.






Chương 3: Một Số Nhận Xét và Đánh Giá về Công Ty Gia Phát
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Viễn Thông Gia Phát
ra đời và phát triển trong một điều kiện không hề thuận lợi, trong một thị
trường cạnh tranh gay gắt. Viettel Mobile phải tìm cho minh một chỗ đứng
trong thị trường với sự kìm kẹp của 2 “Ông Kè” trong làng Viễn thông là
MobiFone và Vinaphone. Nhưng kể từ khi thành lập đến nay, cùng với sự lớn
mạnh không ngừng của Viễn thông Quân đội, của Viettel Mobile, Công ty
Gia Phát trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đã luôn đảm bảo tốt




các chỉ tiêu về phát triển công nghệ, tăng số thuê bao, doanh thu và lợi nhuận
năm sau cao hơn nhiều so với năm trước. Với sự đa dạng trong sản phẩm dịch
vụ, sự canh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng phục vụ khách hàng, Công
ty đã ngày càng lớn mạnh và tìm được vị thế xứng đáng trên thị trường.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, Với Gia Phát,
tài sản lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung là điều kiện không thể
thiếu được để công ty được thành lập và tiền hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nó tạo tiền đề cho sự ra đời của Công ty, là cơ sở để đầu tư đổi mới
máy móc công nghệ hay mở rộng quy mô hoạt động, tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Nếu công ty thiếu vốn thì hoạt đống sản xuất kinh doanh sẽ bị
đình trệ và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Và nếu thiếu vốn trên một quy mô
gồm nhiều doanh nghiệp thì có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Tài sản lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, do tài sản lưu động tồn tại ở tất cả các khâu từ sản xuất, tiêu
thụ, dự trữ, thanh toán nên nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được diễn ra thường xuyên và liên tục
Từ tầm quan trọng của tài sản lưu động cho thấy nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, cũng như của Công ty Gia Phát
nói riêng. Vấn đề đặt ra với việc sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động là như
vậy, nhưng trước hết thì việc huy động nguồn tài sản lưu động đó từ đâu, việc
huy động vốn ngắn hạn diễn ra như thế nào, và để đạt hiệu quả, chúng ta cần
phải quan tâm đến những vấn đề gì ?…




















Kết Luận

Hiện nay thị trường Viễn Thông không còn tình trạng độc quyền như mấy
năm về trước nữa, trên thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các doanh nghiệp, đây cũng là xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập của
ngành Viễn Thông với khu vực và thế giới. Để đứng vững và ngày càng lớn
mạnh trên thị trường, Công ty cần phải có những chính sách, chiến lược kinh
doanh đúng đắn và ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt
nhất …
Trong thời gian nghiên cứu thực tập vừa qua ở công ty, do điều kiện thời
gian và trình độ còn hạn chế, em đã cố gắng tìm hiểu một cách sơ bộ về tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty. Báo cáo của em đã nêu lên một cách
khái quát nhất về công ty, song không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
các thầy cô hướng dẫn và chỉ bảo cho em, để em có điều kiện thực hiện báo
cáo chuyên đề được tốt hơn.
















Mục Lục

Trang

Lời Mở Đầu
1

Chương 1: Khái Quát Chung về Công Ty Gia Phát
I/ Lịch sử hình thành và phát triển
1) Giới thiệu về Công ty Gia Phát TTC.,JSC
2) Giới thiệu về Viettel
II/ Mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty
+ Ban lãnh đạo công ty
+ Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên
III/ Đặc điểm kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ

1) Đặc điểm kinh doanh dịch vụ của Công ty
2) Sản phẩm dịch vụ của công ty
Chương 2 : Khái Quát Tình Hình Tài Chính của Công Ty
I/ Tổ chức công tác kế toán đang áp dụng tại công ty
1) Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
2) Chính sách kế toán chủ yếu áp dụng
II/ Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua một số năm
Chương 3: Một Số Nhận Xét Đánh Giá về Công ty Gia Phát
Kết Luận
2

2



6




11



14

14




16

21

23


×