Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận: Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.78 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
TỐ TỤNG DÂN SỰ

Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất,
kiến nghị.

HỌ TÊN
MSSV
LỚP

:
:
:

Hà Nội, 2021
1


I.MỞ ĐẦU
Việc quy định nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử của Bộ luật tố
tụng dân sự, cho thấy Việt Nam theo mơ hình tố tụng tranh tụng. Tranh tụng trong
tố tụng dân sự là một loại tranh tụng trong tố tụng.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã có nhiều sửa đổi và bổ sung về vấn đề tranh
tụng và trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 lần đầu tiên có quy định về tranh
tụng tại phiên tòa. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm và tranh tụng tại phiên tịa phúc thẩm.
Để tìm hiểu các quy định mới nhất của pháp luật tố tụng dân sự quy định về


thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015
thì đề tài “ phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến
nghị” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH VÀ THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ
Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là phương thức và trình tự
thực hiện các hoạt động trình bày chúng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan
điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật
tranh chấp và pháp luật áp dụng của mỗi bên để bác bỏ chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp

2


lý, luận điểm của bên kia tại phiên tòa sơ thẩm dân sự dưới sự điều khiển, quyết
định của Hội đồng xét xử theo một trình tự, thủ tục nhất định.
Đây là phiên để tòa thẩm tra các tài liệu, chứng cứ và sự phản bác bằng lý lẽ
và quan điểm của các bên tham gia tố tụng.
Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm được quy định tại mục 3 trong chương XIV
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm với 17
điều từ điều 247 đến điều 263.
1. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòađượcquy định tại
Điều 247 Bộ luật dân sự với nội dung cụ thể như sau:
“1. Tranh tụng tại phiên tịa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp,
trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án
dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu
của các đương sự trong vụ án.
2. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ
tọa phiên tịa.
3.Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện
cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền u cầu

họ dừng trình bày những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án dân sự”.

3


Với quy định như trên cho thấy điều 247 đã nêu rõ tranh tụng tại phiên tòa
bao gồm những hoạt động gì, quy định về trình tự tranh tụng cũng như chủ tọa
phiên tịa có vai trị,vị trí và những quyền hạn như thế nào trong quá trình tranh
tụng. Theo đó, thì tranh tụng tại phiên tịa là việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp,
trả lời và phát triển quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ cũng như mọi tình
tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết u
cầu của đương sự.
Trong đó, chủ tọa phiên tịa thực hiện điều khiển việc tranh tụng tại phiên
tòa. Chủ tọa phiên tịa khơng có quyền được hạn chế thời gian tranh tụng nhưng
được yêu cầu người tham gia tranh tụng dừng trình bày ý kiến khơng liên quan đến
vụ án dân sự. Căn cứ vào kết quả tranh tụng tại tòa mà Tòa án ra phán quyết. Quy
định này cho thấy chủ tọa phiên tịa có vai trị rất quan trọng trong tranh tụng tại
phiên tòa.
2. Quy định cụ thể về trình tự, nội dung tranh tụng cụ thể điều 248 đến
điều 263 trong bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tranh tụng tại phiên tòa là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong q trình Tịa án
giải quyết vụ án dân sự. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tồ Tịa án sẽ cơng
khai cho mọi người biết về: Lời trình bày của đương sự, của người bảo vệ quyền lợi
ích của đương sự; các câu hỏi của Hội đồng xét xử; lời tranh luận của các bên
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; phát biểu của Kiểm sát
4


viên và công khai cho mọi người biết các tài liệu, chứng cứ, vật chứng của vụ án do
các bên đương sự cung cấp và Tòa án thu thập trong thời gian chuẩn bị xét xử đối

với vụ án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong khi tiến hành thực hiện quy định tại điều 247 bộ luật tố tụng dân sự
2015 thì các chủ thể lại đang thực hiện các quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề
đó.
Sau khi nghe lời trình bày của các bên đương sự thì chủ toạ phiên tồ cũng
như tiến hành các biện pháp nghiệp vụ quy định tại điều 243,244, 246 bộ luật tố
tụng dân sự là hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay tồn bộ u
cầu khởi kiện hay khơng ; hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung rút một phần hay tồn bộ
u cầu phản tố hay khơng;Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ u cầu độc lập hay khơng.
Nếu như có trường hợp rút yêu cầu thì thực hiện theo quy định điều 244 bộ luật tố
tụng dân sự 2015; Và nếu có sự thoả thuận giữa các đương sự thì cơng nhận sự thỏa
thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 246 BLTTDS 2015. Trong trường
hợp nếu các bên đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu và không đạt được sự thoả
thuận với nhau thì Tồ án tiến hành nghe các bên đương sự trình bày về yêu cầu và
những tài liệu có liên quan đến tranh chấp giữa các bên. Trình bày của các đương
sự được tiến hành theo điều 248 của BLTTDS 2015 với trình tự sau đây:

5


Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình
bày yêu cầu khởi kiện và tài liệu chứng cứ chứng minh của mình là có căn cứ pháp
luật. Với tổ chức thì người đại diện hợp pháp của tổ chức tiến hành trình bày câc tài
liệu , chứng cứ chứng minh của mình là có căn cứ và đúng theo quy định của pháp
luật.
Bị đơn được đưa ra ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đưa ra yêu
cầu phản tố, chứng cứ để chứng minh là có căn cứ pháp luật và có quyền bổ sung ý
kiến.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nêu ra ý kiến về yêu cầu khởi kiện

của nguyên đơn; đưa ra yêu cầu độc lập, chứng cứ chứng minh là có căn cứ và hợp
pháp.Chủ tọa phiên tịa sau khi nghe xong lời trình bày của các đương sự và người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì điều hành việc tại phiên toà.
Việc hỏi tại phiên toà phải theo trình tự và nguyên tắc quy định tại điều 249
bộ luật tố tụng dân sự 2015: "a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; b) Những
người tham gia tố tụng khác; c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân; d) Kiểm
sát viên tham gia phiên tòa. Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng

6


lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
những người tham gia tố tụng."
Sau khi kết thúc phần xét hỏi thì hội đồng xét xử tiến hành việc tranh luận tại
phiên toà theo trình tự thủ tục quy định tại điều 260 bộ luật tố tụng dân sự 2015
“a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngun đơn trình bày.
Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì
đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp
được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị
đơn có quyền bổ sung ý kiến;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý
kiến; d) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa; đ) Khi xét
thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về
những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.”
2. Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh
luận.

7


3. Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng
khác thì chủ tọa phiên tịa phải cơng bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương
sự có mặt tại phiên tịa tranh luận và đối đáp.”
Sau đó là lời phát biểu của Kiểm sát viên quy định tại điều 262 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015
Qua quá trình tranh luận mà hội đồng xét xử xét thấy có tình tiết chưa xem
xét thì quyết định quay lại phần hỏi và tranh luận.
3. Đặc điểm của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Thứ nhất, chủ thể trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, đại diện hợp pháp của
đương sự.
Thứ hai, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là hoạt động đánh
giá, chứng minh, kiểm tra chứng cứ của người tham gia tố tụng và chủ thể tiến
hành tố tụng. Trong đó những người tham gia tố tụng chứng minh u cầu của
mình là đúng trước Tịa án và người tham gia tố tụng khác.
Thứ ba, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự phải tuân theo trình tự
thủ tục quy định tại Mục 3 chương XIV của pháp luật tố tụng dân sự.
Thứ tư, thủ tục này được tiến hành công khai, trực tiếp trừ trường hợp đặc
biệt cần giữ bí mặt.
8


4.Thực trạng
Thực trạng hiện nay có nhiều kiểm sát chưa nghiên cứu kĩ bản án nhưng lại

tham gia tranh luận tại phiên tòa bằng việc đưa ra lời phát biểu. Thực tế có nhiều
trường hợp kiểm sát viên khơng nắm vững quy định của pháp luật nên phát biểu
đưa ra luận cứ pháp lý chứng minh còn sai lệch.
Luật sư đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong phiên tòa tranh tụng
nhưng nhiều luật sư hiện nay thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đối đáp,
tranh luận trực tiếp. Nhiều phiên tòa chỉ mời luật sư chỉ định thì hầu như vai trị của
luật sư chỉ là để đảm bảo không vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Khơng phải lúc nào đương sự cũng có chứng cứ để giao nộp cho Tịa án. Vì
nhiều lý do khác nhau Tòa án phải hộ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ
bằng biện pháp lấy lời khai, định giá, đới chất giữa các đương sự với nhau.
Trong khi đó thủ tục tranh luận tại phiên tịa chỉ là một phần của tố tụng
phiên tòa sơ thẩm được tiến hành sau khi kết thúc phần xét hỏi.
5.Kiến nghị
Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật bằng cách xét xử công khai các phiên
tòa giúp người dân hiểu hơn về tranh tụng trong các phiên tịa.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có văn bản hướng dẫn cụ thể một số
vướng mắc trong q trình tranh tụng tại phiên tồ sơ thẩm.
9


Trong thực tế đang có sự nhận thức khác nhau. Do đó, cần có sự giải thích
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thống nhất nhận thức pháp luật và sử dụng
đúng cụm từ này trong văn bản pháp luật và tại diễn đàn pháp luật.
Đối với Luật sư cần phân loại luật sư theo hướng luật sư chuyên môn trong
lĩnh vực, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng.
Nâng cao sự nhận thức của các chủ thể trong xã hội về vai trò của hoạt động
tranh tụng, các cấp có thẩm quyền cần xem xét, tuyên truyền để nâng cao nhận thức
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận đến các thủ tục tố tụng, đặc biệt là
trách nhiệm pháp lý của những đối tượng có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ theo
quy định của pháp luật

III.Kết luận
Việc phân tích quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm dân sự mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cơ bản đã phù hợp với
điều kiện, tình hình của nước ta. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp và bảo đảm thực hiện quyền tố tụng theo luật định của đương sự. Với thủ
tục tranh tụng là cơ sở làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án giúp việc xét xử có
căn cứ, đúng pháp luật.Cần nâng cao hơn nữa trình độ cũng như ý thức tranh tụng
của các chủ thể trong pháp luật tố tụng hình sự nhằm phát huy tối đa và đúng vai
trị của họ trong vụ án dân sự, tránh tình trạng kháng cáo, kháng nghị lên cấp xét xử
cao hơn.
10


IV.Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
2017, NXB Công an nhân dân
2. Bài tổng hợp quy định về tranh tụng tại phiên tòa trong BLTTDS 2015, tạp
chí tịa án, Nguyễn Thị Thúy Ly

11



×