TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Pháp luật về chính quyền địa phương
Giảng viên giảng dạy: PGS-TS Nguyễn Minh Phương
Mã phách: …………………………………
Quảng Nam-2020
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
CQĐP
HĐND
UBND
Cụm từ đầy đủ
Chính quyền địa phương
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG I :....................................................................................................3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.............................................................3
1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính quyền địa phương theo pháp luật hiện
hành..................................................................................................................3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của pháp luật chính quyền địa
phương..............................................................................................................4
CHƯƠNG II....................................................................................................5
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................................................................................5
2.1. Nguyên tắc và cơ cấu tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương hiện
nay.....................................................................................................................5
2.1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay
...........................................................................................................................5
2.1.2. Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương hiện nay.............................6
2.2. Hoạt động của chính quyền địa phương nước ta hiện nay theo pháp luật
hiện hành..........................................................................................................8
2.2.1. Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân....................................................8
2.2.2. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân........................................................19
CHƯƠNG III.................................................................................................24
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY...................24
3.1. Thực trạng và giải pháp tổ chức nâng cao hoạt động của chính quyền địa
phương............................................................................................................24
3.1.1. Thực trạng hoạt động của chính quyền địa phương........................24
3.1.2. Kiến nghị về hoạt động chính quyền địa phương.............................26
3.2. Giải pháp.................................................................................................29
C. KẾT LUẬN...............................................................................................33
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
là vấn đề đã và đang được quan tâm tới. Thời gian qua, nhiều chủ trương đổi mới
chính quyền địa phương đã được hiện thực hóa trong các nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Đó là cơ sở cho q trình đổi mới chính quyền địa
phương hiện nay. Để quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn được nhất quán,
việc làm rõ những cơ sở lý luận cho việc đổi mới chính quyền địa phương hiện nay
là rất cần thiết. Đồng thời, tiếp tục phát triển và cụ thể hóa tư tưởng cốt lõi, có tính
nguyên tắc này trong các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương, bảo đảm chính quyền vừa không xa rời bản chất của Nhà nước ta vừa
năng động, trách nhiệm, phát huy hiệu quả hoạt động thực tiễn, phù hợp với đặc
điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý cụ thể ở từng địa phương. Với những đổi mới
trong nhận thức và hành động, tin tưởng rằng, chính quyền nhân dân ở các địa
phương sẽ hoạt động trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả hơn và đưa ra những mặt
tích cực và tiêu cực để từ đó tìm cách khắc phục với những biện pháp tối ưu và
hiệu quả. Chính quyền địa phương trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của dân,
bảo đảm khối đại đồn kết tồn dân, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất
nước. Hiện nay, Đảng đã đề ra chủ chương thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính giai đoạn 2011-2020, có đề cập đến nội dung đổi mới tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên trên thực tế việc cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương diễn ra khá chậm, thiếu đồng bộ và lúng túng, vướng mắc trong cả
nhận thức và triển khai, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu
hóa. Đặc biệt chính quyền địa phương với vai trò là đại diện cho quyền lực nhà
nước địa phương, đại diện cho cấp hành chính – lãnh thổ trong mối quan hệ với
cấp trên, cần điều chinh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp với những
thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Để hiểu rõ hơn về những về vấn đề và đưa ra được
những giải pháp em xin đi sâu làm sáng tỏ đề tài “ Pháp luật về hoạt động chính
quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay- đánh giá thực trạng và kiến
2. Mục đích :
Hiểu rõ cơ cấu tổ chức của Chính quyền địa phương và hoạt động của
HĐND,UBND. Những hạn chế ưu và nhược điểm còn tồn tại trong pháp luật chính
quyền địa phương trong pháp luật hiện nay và sự cần thiết phải hoàn thiện về vấn
đề này. Mục đích cuối cùng là đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề này.
3. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động CQĐP. Thấy được nhiệm vụ và trách
nhiệm của cơ quan và người đứng đầu quan trọng của người đứng đầu tổ chức.
Hoạt động của chính quyền địa phương mang lại hiệu quả trong việc phục vụ nhân
dân và nhà nước.
Đưa ra kiến nghị và giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn đói với các cơ
quan chức năng của nhà nước cũng như đối với CQĐP.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính quyền địa phương theo pháp luật
hiện hành.
1.1.1. Khái niệm về chính quyền địa phương .
Chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở
địa phương thực hiện quản lý, điều hành công việc của nhà nước trên địa bàn địa
phương. Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp
huyện và chính quyền cấp xã.
Số lượng cơ quan hành chính địa phương được quyết định bởi số lượng các
đơn vị lãnh thổ, số lượng các cấp chính quyền nhằm thực hiện quyền lực trên lãnh
thổ đó. Vì vậy có thể hiểu rằng bộ máy quản lý , điều hành trên các đơn vị hành
chính lãnh thổ được gọi là chính quyền địa phương.
1.1.2. Đặc trưng của chính quyền địa phương .
Chính quyền địa phương được thiết lập trên các đơn vị hành chính của quốc
gia là quyền lực nhà nước chính thống nên nhà nước thực hiện quyền lực trên đơn
vị hành chính lãnh thổ theo đúng các quy định của pháp luật và được pháp luật bảo
vệ.
Chính quyền địa phương chỉ nhũng thiết chế được thành lập để quản lý ,
điều hành trên đơn vị lãnh thổ nhất định, và để quản lý, điều hành trên một đơn vị
lãnh thổ thì những thiết chế đó có nhiệm vụ quyền hạn dp pháp luật quy định và
như vậy đó là những thiết chế quyền lực nhà nước, hay quyền lực của cộng đồng
lãnh thổ ở địa phương tùy theo quy định của từng quốc gia. Điều này tùy thuộc vào
chế độ chính trị , hình thức chỉnh thể của nhà nước , tùy thuộc vào trình độ phát
triển của nền dân chủ xã hội, vào cách thức quản lý xã hội của nhà nước và nhiều
yếu tố khác.
Như vậy có thể hiểu “ chính quyền địa phương là những thiết chế tự quản
của cộng đồng lãnh thổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực cơng, được
thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống
nhà nước, xã hội trên một đơn vị haqfnh chính- lãnh thổ của một quốc gia, trong
giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định’’
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của pháp luật chính quyền địa
phương.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 2013
quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các
cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa
phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện
một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ đó ( quy định rõ ở Điều 112 luật tổ chức chính quyền địa phương
2015).
- Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Kế
thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội
đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước ở địa phương (Điều 113). Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền
địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (Điều 114). Hiến
pháp cũng sắp xếp lại và làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực
nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong tình
hình mới (Điều 113, Điều 114).
CHƯƠNG II.
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Nguyên tắc và cơ cấu tổ chức hoạt động của chính quyền địa
phương hiện nay.
2.1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương hiện
nay
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương là quy định liên
quan đến vấn đề quản lý bộ máy hành chính. Chính quyền địa phương là một tổ
chức hành chính được hiến pháp và pháp luật cơng nhận sự tồn tại vì mục đích
quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia, điều hành mọi mặt đời sống xã hội
trên một đơn vị lãnh thổ trong giới hạn thẩm quyền nhất định theo pháp luật. Đây
là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là
hình thức pháp lý mà thơng qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở
địa phương. Theo đó, chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức năng, thẩm quyền theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương.
Chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban
nhân dân (UBND) ở các cấp này. Đây là một hệ thống phức tạp khơng chỉ bởi tính
phức tạp trong các cấu trúc hành chính lãnh thổ mà cịn bởi tính chất hoạt động rất
khác nhau trong các điều kiện lịch sử, phạm vi và giới hạn thẩm quyền khác nhau.
Theo đó, chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay bao gồm HĐND và UBND
ở 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung
ương), 713 đơn vị hành chính cấp huyện (546 huyện, 49 quận, 51 thị xã, 67 thành
phố thuộc tỉnh) và 11.162 đơn vị hành chính cấp xã (8.978 xã, 1.581 phường và
603 thị trấn. Chính quyền địa phương khơng bao gồm Tịa án nhân dân và Viện
kiểm sát nhân địa phương. Chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và
kết hợp hài hịa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.
Tại Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, theo đó, nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gồm:
“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa
số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp
với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.’’
Từ quy định trên đã thấy rõ được nguyên tắc hoạt động của chính quyền địa
phương . Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn
ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng
phí, vơ trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong
bộ máy chính quyền địa phương.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương hiện nay
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân
- Luật quy định theo hướng linh hoạt. Theo đó, Luật khẳng định chính quyền
địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có 01 quốc tịch Việt Nam: Đây là nội
dung mới được bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Theo đó, tiêu chuẩn của đại biểu HĐND phải đáp ứng điều kiện có một quốc tịch
là quốc tịch Việt Nam. Nội dung này được hiểu là có thể người mang nhiều quốc
tịch nhưng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam.
- Giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Một trong những điểm
đáng chú ý nhất của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương là
giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp cụ thể được quy định tại Luật sửa đổi Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi số
47/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua
- Giảm số lượng Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động
chuyên trách.
- Giảm số lượng đại biểu chuyên trách các Ban của HĐND cấp tỉnh: Trường
hợp Trưởng ban của HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chun trách thì Ban có
một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của HĐND là đại biểu HĐND hoạt
động khơng chun trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban (trước khi sửa đổi, bổ
sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Trưởng ban và hai Phó
Trưởng ban có thể hoạt động chuyên trách).
- Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II, cụ thể: Luật sửa đổi cũng thay
đổi cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, cho phép xã loại II được
có tối đa hai Phó Chủ tịch xã (trước đây chỉ có một Phó Chủ tịch); xã loại I và xã
loại III, Luật Tổ chức chính quyền địa phương vẫn quy định như trước đây.
- Luật quy định Chánh Văn phòng HĐND cấp tỉnh không tham gia làm Ủy
viên Thường trực HĐND; Thường trực HĐND cấp xã bổ sung thêm Ủy viên
Thường trực là Trưởng các Ban của HĐND cấp xã.
`
- Khơng cịn khái niệm “họp bất thường”, cụm từ “họp bất thường” đã được
sửa đổi, bổ sung bằng cụm từ “họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc
phát sinh đột xuất”.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Ủy ban nhân dân huyện loại I có khơng q ba Phó Chủ tịch; huyện loại II
và loại III có khơng q hai Phó Chủ tịch.
-Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phịng và
cơ quan tương đương phịng.
2.2. Hoạt động của chính quyền địa phương nước ta hiện nay theo pháp
luật hiện hành.
2.2.1. Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân
Điều 113 Hiến pháp 2013: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và co quan
nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do
luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân"
Theo khoản 1 điều 6 luật chính quyền địa phương 2015 “Hội đồng nhân dân
gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên’’
Kỳ họp HĐND
+ Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Đó là hội
nghị định kỳ gồm các phiên họp của toàn thể (đa số) các đại biểu Hội đồng nhân
dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề của địa phương được nêu ra trong
chương trình nghị sự. Thơng qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa
phương được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương, có ý nghĩa bắt buộc chung. Tại kỳ họp còn quyết định các biện pháp để thi
hành quyết định, chỉ thị, pháp luật của Nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền
giám sát việc thực hiện nghị quyết và hoạt động của các cơ quan trực thuộc Hội
đồng nhân dân và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khác ở địa phương.
Theo qui định của pháp luật, kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp họp thường
lệ mỗi năm hai kỳ (trước đây qui định 3 tháng họp một kỳ. Ở miền núi nơi nào đi
lại khó khăn thì Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện họp 6 tháng một lần). Ngoài những
kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp
bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cùng cấp hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu yêu cầu.
+ Kỳ họp Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp
triệu tập. Kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân
dân cùng cấp khoá trước triệu tập và chủ toạ cho đến khi bầu được Chủ tịch Hội
đồng nhân dân khoá mới. Trường hợp khuyết Chủ tịch thì Phó Chủ tịch triệu tập và
chủ toạ. Nếu khuyết cả hai thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp (ở
cấp tỉnh thì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội) chỉ định triệu tập viên để triệu tập và
chủ toạ.
+ Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành (được coi là hợp lệ) khi có ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Tất cả nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân sẽ được Hội đồng nhân dân quyết định và quyết định tại kỳ
họp. Kỳ họp có thể quyết định bất cứ vấn đề gì thuộc thẩm quyền của cơ quan
quyền lực Nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khơng phải bất cứ
vấn đề gì cũng đem ra kỳ họp giải quyết và không cần thiết phải như vậy. Hội đồng
nhân dân có thể phân giao cho các cơ cấu của nó, như Thường trực, Uỷ ban nhân
dân, các Ban giải quyết trong khuôn khổ của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban
của Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, xây dựng
đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Trước đây khi chưa thành lập
Thường trực Hội đồng nhân dân thì tất cả các chức năng thường vụ, thường trực
trong hoạt động của Hội đồng nhân dân đều do Uỷ ban nhân dân đảm nhiệm. Nay
các nhiệm vụ, quyền hạn về thường vụ, thường trực được chuyển giao cho Thường
trực Hội đồng nhân dân còn Uỷ ban nhân dân chỉ phối hợp với Thường trực cùng
giải quyết. Tuy là phối hợp, nhưng trong nhiều trường hợp vai trò của Uỷ ban nhân
dân là rất quan trọng, nhất là khi chuẩn bị các nội dung có liên quan đến kế hoạch,
ngân sách...
Chủ toạ các kỳ họp Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân
cùng cấp đảm nhiệm. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Chủ
tịch Hội đồng nhân dân khoá trước chủ toạ cho đến khi bầu được Chủ tịch Hội
đồng nhân dân khố mới. Nếu khuyết Chủ tịch thì do Phó Chủ tịch chủ toạ và nếu
khuyết cả hai thì là triệu tập viên do Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực
tiếp chỉ định làm chủ toạ như đã nêu ở trên.
Chủ toạ kỳ họp có nhiệm vụ điều khiển các phiên họp theo chương trình đã
được Hội đồng nhân dân thông qua, tổ chức thảo luận, lấy biểu quyết về các vấn đề
nêu ra, xem xét lại các nghị quyết và biên bản trước khi Chủ tịch Hội đồng nhân
dân ký chứng thực.
Một nội dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân là thực hiện
quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Uỷ ban nhân dân, các
thành viên của Uỷ ban, Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân,
Chánh án Tồ án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Kết quả của các kỳ họp là Hội đồng nhân dân thơng qua các quyết định của
mình dưới hình thức các nghị quyết. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được
thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tán thành. Đối với
việc bãi miễn đại biểu phải có 2/3 tổng số đại biểu tán thành. Riêng nghị quyết về
việc bầu cử, miễn nhiệm và bãi nhiệm Uỷ ban nhân dân, nghị quyết giải tán Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và một số nghị quyết khác còn phải được sự phê
chuẩn của cấp trên (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân
dân - đối với cấp tỉnh là Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ) mới
được thi hành.
Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân
Thứ nhất dự kiến chương trình cuộc họp Hội đồng nhân dân căn cứ vào nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân đề ra.
Thứ hai, kì họp cỉa HĐND khóa mới do Thường trực HĐND khóa trước dự
kiến. hoạt động Thẩm tra do ban HĐND khóa trước thực hiện, báo cáo Thường
trực Hội đồng nhân dân khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng
nhân dân khóa mới.
(Chương trình kì họp HĐND được quy định cụ thể tại điều 79 luật chính
quyền dịa phương 2015.)
Lấy phiếu tín nhiệm; bỏ phiếu tín nhiệm
Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy
phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,
HĐND bầu hoặc phê chuẩn quy định: “1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội,
HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét
đánh giá cán bộ”. Điểm a, khoản 1, Điều 88 Luật Tổ chức CQĐP quy định lấy
phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban của HĐND;
Chánh Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều nơi,
Trưởng ban HĐND là kiêm nhiệm cịn Phó Trưởng ban hoạt động chun trách
nhưng lại khơng thuộc đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm.
+ Khách mời tham dự cuộc họp ( quy định tại điều 81 luật CQĐP 2015)
Thứ nhất, Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp
trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại
địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; đại diện Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân
được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân;
Thứ ba, người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát biểu
ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên
họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân
dân hoặc chủ tọa phiên họp.
Thứ tư, Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự các phiên họp
công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan. Đại diện đơn
vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo
chí và cơng dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân
dân.
Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp HĐND
Chủ tịch Hội đồng nhân dân khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp
Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về
kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội
đồng nhân dân trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Hội
đồng nhân dân.
Bầu các chức danh của HĐND, UBND
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân
bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới
thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong
số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới
thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu Chánh Văn
phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới
thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu
Thứ nhất người được hội đồng nhân dân bàu có sức khỏe khơng đảm bảo
hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục đảm nhiệm thì có thể xin từ chức.
Thứ hai, việc miễn nhiễm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ
tịch nhân dân,Trưởng ban phó trưởng ban do Thường trực Hội đồng nhân dân đề
nghị.
Thứ ba, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân
dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân
Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải
được phê chuẩn theo quy định tại các khoản 6, 7 và 10 Điều 83 của Luật này ( theo
điều 84 luật chính quyền địa phương 2015 đã sửa đổi và bổ sung)
Trình tự thơng qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp HĐND
Thứ nhất, đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết đề án, báo cáo
trước HĐND
Thứ hai, đại diện ban hồi đồng nhân dân được giao thẩm tra dự thảo nghị
quyết, đề án báo cáo trinh bày báo cáo thẩm tra.
Thứ ba, Hội đồng nhân dân thảo luận. Trước khi thảo luận, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thứ tư, Trong quá trình thảo luận tại phiên họp tồn thể, chủ tọa có thể nêu
những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải
trình về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm.
Cuối cùng, Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, đề
án, báo cáo bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc biểu
quyết toàn bộ một lần
Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp HĐND
Nghị quyết và biên bản của Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân
dân hoặc chủ tọa ký chứng thực và ký tên.
Thời gian để nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp phải được
Thường trực Hội đồng nhân dân gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân cấp trên trực tiếp; đối với cấp tỉnh thì phải được gửi lên Ủy ban
thường vụ Quốc hội và Chính phủ châm nhất là 10 ngày kể từ ngày bế mạc.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu
quan để thực hiện. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được đăng công báo địa
phương, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, niêm yết
và lưu trữ theo quy định của pháp luật. ( theo điều 86 luật chính quyền địa phương
2015 )
Hoạt động giám sát của HĐND
Hoạt động giám sát được coi là một trong những cách thức để tăng cường
tiếng nói của người sử dụng dịch vụ do chính quyền địa phương cung cấp, mặt
khác nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của chính quyền nhà nước
ở địa phương. Theo đánh giá của UBTVQH những năm gần đây “hoạt động giám
sát của HĐND đã có bước tiến bộ. Đối với cấp tỉnh, HĐND đã chủ động tìm tịi và
áp dụng các hình thức, biện pháp giám sát, kiểm tra, khảo sát thực tế; quan tâm hơn
đến công tác giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương, hoạt động
của các ngành bảo vệ pháp luật. Hoạt động giám sát của HĐND đã tập trung vào
các vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau
đây ( theo điều 87 luật chính quyền địa phương 2015)
+ Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
+ Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiến
pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
+ Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và
xem xét kết quả giám sát của Đồn giám sát.
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
+ Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức
vụ sau đây:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban
của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
viên Ủy ban nhân dân
Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Hội
đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Bỏ phiếu tín nhiệm trong những trường hợp sau:
Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân bầu.
Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm
trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội
đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân bỏ phiếu khơng tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp khơng từ chức thì cơ
quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó
có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm
người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương;
biểu quyết tại phiên họp toàn thể:
Thứ nhất, Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị
Thứ hai, Nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với
Hội đồng nhân dân kết quả giải quyết do Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu
quan
Thứ ba Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử
bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung
thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với
cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời
những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách
nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị
quyết đó.
Trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc tiếp cơng dân, tiếp nhận và
xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân:
Trách nhiệm tiếp công dân do Đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định
pháp luật.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơng dân, đại biểu Hội đồng
nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền
giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo
dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thơng báo
cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không
đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu
Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực
tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết
Quyền chất vấn HĐND
Thứ nhất có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Thứ hai, Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân
dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn
phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra,
xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của
Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và
Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp công dân,
tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Thứ nhất, Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu
Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm
quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc,
theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thơng
báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định.
Thứ hai, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy
định của pháp luật.
Thứ ba, Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần
thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, các thành viên Thường
trực HĐND
+ Nhiêm vụ Thường trực HĐND, các thành viên Thường trực HĐND
Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong
việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân
và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem
xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và
báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội
đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội
đồng nhân dân.
Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội
đồng nhân dân.
+ Quyền hạn Thường trực HĐND, các thành viên Thường trực HĐND
Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân
dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy
ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác
và cơng dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách
nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn
được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường
trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tiếp công dân của Thường trực HĐND các lĩnh vực phụ trách của các
Ban của HĐND:
Thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức để đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp cơng dân; xây dựng các quy định, thủ tục về
tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương;
sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân; bố trí cơng chức có đủ
trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức
để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà
đại biểu ứng cử.
Thứ hai, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp cơng dân. Tùy theo
u cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp cơng dân
trong tháng.
Bên cạnh những hoạt động trên thì HĐND có những hoạt động khác được quy định
trong luật chính quyền địa phương 2015.
2.2.2. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân.
Các phiên họp của Ủy ban nhân dân:
Các phiên họp của UBND là hình thức chủ yếu, quan trọng nhất, bởi thơng
qua các phiên họp, UBND đã thực hiện được phần lớn những nhiệm vụ, quyền hạn
thuộc thẩm quyền do luật định.
Theo qui định trước đây cũng như hiện nay, UBND họp thường lệ mỗi tháng
một lần do chủ tịch triệu tập và chủ tọa. Trong trường hợp cần thiết, chủ tịch uỷ
UBND cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường theo yêu cầu hoặc theo đề nghị
của ít nhất 1/3 tổng số thành viên của UBND
Tại phiên họp, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề:
+ Chương trình hoạt động của UBND trong cả nhiệm kỳ và hàng năm.
+ Thông qua các dự án về kế hoạch, ngân sách quỹ dự trữ của địa phương để
trình HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp (hoặc trình chính phủ đối với
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
+ Kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp cũng như
các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Thông qua các đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chun
mơn thuộc UBND.
+ Điều hịa, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Những vấn đề được đưa ra xem xét tại phiên họp của UBND đều được các
thành viên thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Các quyết định của UBND
được thể hiện dưới hình thức văn bản (quyết nghị, chỉ thị). Quyết định để ban hành
các chủ chương, biện pháp cụ thể nhằm thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính
sách của chính phủ, Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc chính phủ và nghị quyết của HĐND cùng cấp; quyết định về nhân
sự thuộc thẩm quyền của UBND để tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra đối với
cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước... Chỉ thị dùng để
truyền đạt và hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, các
nghị quyết của HĐND
Hoạt động của chủ tịch ủy ban nhân dân:
+ Hoạt động của Chủ tịch UBND được xác định là hình thức hoạt động
thường xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động UBND, vừa đáp ứng
xu hướng kết hợp chế độ tập thế lãnh đạo với thủ trưởng trong quản lí nhà nước
vừa phù hợp với vị trí là người lãnh đạo và điều hành công tác của UBND
+ Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp
mình cấp dưới: như việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên, nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp…
xem họ thực hiện tốt chưa, chỗ nào cần sửa, đánh giá nhận xét và đưa ra hướng để
hồn thiện.
+ Phân cơng cơng tác cho các phó chủ tịch và các thành viên của UBND.
Phân cơng đúng người đúng việc: phó chủ tịch, từng thành viên của UBND đảm
nhiệm những công việc cụ thể, chuyên trách nhưng có sự phối hợp làm việc với
nhau để có hiệu quả cơng việc cao.
+ Quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp mình
trừ các vấn đề qui định tại Điều 124 Mục 4 của Luật tổ chức HĐND và UBND.
+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân theo qui định của pháp luật. Lắng nghe giải thích cho dân những gì họ
chưa hiểu, tiếp thu những kiến nghị đúng đắn từ nhân dân…
+ Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND.
+ Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp, điều
động, đình chỉ cơng tác, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp
dưới trực tiếp, phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên của UBND cấp dưới trực
tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỉ luật cán bộ,
công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí.