Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đề tài liên hệ thực tiễn từ đại hội v và 3 bước đột phá đổi mới kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.76 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Liên hệ thực tiễn từ Đại hội V và 3
bước đột phá đổi mới kinh tế
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Mã học phần
Giáo viên hướng dẫn

: Phan Đình Huy
: 11201808
: LLDL1102(221)_02
: Th.S Nguyễn Thị Thắm

Hanoi, ngày 14 tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................................3
1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V...............................................3
2. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ.........................................................3
a. Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV (Tháng 8 – 1979)...........................................3
b. Hội nghị Trung Ương 8 khóa V (Tháng 6 – 1985)............................................4
c. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI (tháng 8-1986).............................4
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN..............................................................................................4
1. Bối cảnh hiện nay...................................................................................................4


2. Liên hệ thực tiễn.....................................................................................................5
III. NGUỒN THAM KHẢO...........................................................................................6


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V

Trên cơ sở phân tích hiện trạng của đất nước, những biến động của tình hình quốc tế và
những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, báo cáo nêu rõ trong giai
đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường
lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, vạch
ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách
và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường.

2. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ

a. Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV (Tháng 8 – 1979)

Báo cáo chính trị của Đại hội nêu rõ trong những năm qua nhân dân ta đã phải đương đầu
với cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất và ác liệt nhất của đế quốc Mỹ để giải phóng


miền Nam, bảo vệ miền Bắc, đã chiến đấu anh dũng và thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi của
nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân
tộc như một trong những trang chói lọi nhất và đi bào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỷ XX. Đối với đế quốc Mỹ, đây là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nếu thắng lợi của cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp mở đầu sự
sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ chứng
minh sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới là khơng tránh khỏi.

Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của một loạt các nhân tố tạo nên. Đó là sự lãnh đạo của
Đảng ta với đường lối, phương pháp cách mạng và chiến tranh cách mạng đúng đắn và
sáng tạo; cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ, bền bỉ và thông minh của nhân dân,
quân đội cả nước, đặc biệt là của các đảng bộ, của cán bộ, chiến sĩ công tác và chiến đấu

ở chiến trường miền Nam, của hàng triệu đồng bào yêu nước khắp mọi miền Tổ quốc;

sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào miền Bắc vừa xây dựng
vừa chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa chung của cách mạng cả nước, vừa huy động ngày
càng nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến đấu trên chiến trường miền Nam; sự đoàn
kết liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia; sự giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa, của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đặc
biệt là sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ
cứu nước đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm lớn.


b. Hội nghị Trung Ương 8 khóa V (Tháng 6 – 1985)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này về giá - lương - tiền là kết quả rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm
của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua, thể hiện sự chuyển hướng mạnh mẽ, sâu sắc trong chủ
trương, chính sách của Đảng ta không những về giá cả, tiền lương mà cả về thương nghiệp, tài chính, tiền
tệ, về cơ chế kế hoạch hoá và quản lý kinh tế, nhằm triệt để xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang
hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát
triển lên một bước mới.

Việc đổi mới chính sách giá, lương và cơ chế quản lý kinh tế là sự thay đổi lớn có ý nghĩa cách

mạng. Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng rằng Nghị quyết này sẽ tạo ra sự nhất trí cao trong
tồn Đảng, tồn qn, tồn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
trong cả nước, dấy lên cao trào cách mạng của quần chúng trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ
quốc, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên giành những thắng lợi mới.

c. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI (tháng 8-1986)

Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh
tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định
mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh
tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài
về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện


Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong tồn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện
bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính
trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi
mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tịi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.

II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Bối cảnh hiện nay

Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã
nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế

giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng một thế hệ. Từ năm 2002
đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ
lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới
2%.


Tuy vây, từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện
đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và
khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội

Đến năm 2021, Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,58%, tuy là mức tăng chưa cao, nhưng
trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì
đây là thành cơng lớn của nước ta. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều
hành khơi phục kinh tế, phịng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ
thống chính trị; sự nỗ lực, cố gắng của người dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu
vừa phịng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Nền kinh tế toàn cầu đã dần phục hồi trong năm 2021, nhưng vẫn đang phải đối mặt với

viễn cảnh bất định trong ngắn hạn do sự xuất hiện của các biến chủng COVID-19 mới.

Sau hai năm khủng hoảng COVID-19, q trình phục hồi chưa đồng đều trên tồn cầu

vẫn đang diễn ra, nhưng động lực đã yếu đi bởi nhiều bất định và rủi ro khác nhau. Theo

dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng

4,2%; tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 5,5%.



2. Liên hệ thực tiễn

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, cũng như tình hình chuẩn bị bước vào thời kỳ

“bình thường hóa”, Việt Nam sẽ có rất nhiều những thách thức, cơ hội. Từ cơ sở lý luận ở
trên, kết hợp với bối cảnh tình hình Việt Nam ta ở thời điểm hiện tại, ta có thể đưa ra một
vài kiến nghị sau nhằm tăng tốc độ phục hồi nền kinh tế như sau:



Ngành dịch vụ của Việt Nam có phần lớn thu nhập từ các hoạt động du lịch, vậy
nên việc triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không,
các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an tồn dịch bệnh.



Cần tiếp tục rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ
chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di
chuyển của người lao động, lưu thơng hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an tồn, duy
trì hoạt động liên tục, ổn định với cơng suất và chi phí phù hợp.



Tiếp tục rà sốt, nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người
lao động có hồn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh và thực hiện hiệu quả,
giải ngân cho các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội.





Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động tồn quốc trên nền tảng trực
tuyến phục vụ cơng tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; xây mới,
cải


tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm,
nhất là trường cao đẳng chất lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh
vực giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp
xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế
bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.



Xem xét các chương trình, chính sách giảm, miễn thuế, phí, lệ phí đối với các
hàng hố xuất nhập khẩu, các cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh trong
các ngành nghề sản xuất hàng hoá; rà soát, xem xét giảm thuế, phí, tháo gỡ khó
khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19.



Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có
khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy
hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn
thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối
với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.



Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định
pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực

hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; tiếp tục
nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc


đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với
phát triển bền vững; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ
chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch và quỹ đất liên quan đến nhà ở xã hội, nhà
ở cho cơng nhân.



Tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị xã hội, trình độ,
năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường
giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.

III. NGUỒN THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2. />
A/camaulibrary/camauofsite/trangchu/thamluannghiencuu/lichsuvhtlnc/vnbvnmnmvb

3. />
dai-dich-602523.html


4. />
dang/lan-thu-viii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoavii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-1549


5. />
publications/rtw-considerations.html



×