Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGÔ TẤN HUY

GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG BÀO BANA
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bình Định – Năm 2021

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGÔ TẤN HUY

GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG BÀO BANA
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101

Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ

download by :


i



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ.
Các số liệu được trình bày trong luận văn là hồn tồn chính xác và
đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Bình Định, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn

Ngô Tấn Huy

download by :


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu
trưởng Trường Đại học Quy Nhơn- Bình Định đã tận tâm giúp đỡ tơi trong
suốt q trình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Tôi đã học hỏi được từ
Thầy những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học quý giá cũng như thái
độ, đạo đức cần có của một người làm nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ đã giảng dạy các mơn học thuộc
chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh mà tôi đã theo học từ
2019 đến 2021. Đó là nền tảng vững chắc để tơi có thể thực hiện cuộc nghiên
cứu này.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng $ Quản trị
Kinh doanh, trường Đại học Quy Nhơn, các bạn trong lớp K22B đã có những
hỗ trợ hiệu quả cho tơi trong q trình hình thành ý tưởng nghiên cứu, thu

thập, xử lý thông tin và chỉnh sửa bản thảo.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình tơi, những người ln ủng hộ, động
viên tơi trong suốt q trình làm luận văn này. Sự khích lệ của họ là nguồn
động lực to lớn để tôi đi đến tận cùng nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại
học, Thư viện Trường đại học Quy nhơn, UBND huyện và các xã, thị trấn
Vĩnh Thạnh đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Bình Định, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn

Ngô Tấn Huy

download by :


iii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ; Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Quy Nhơn không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tơi gây ra trong q trình
thực hiện (nếu có).
Bình Định, ngày 15 tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

Ngô Tấn Huy

download by :


iv

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang
là một trong những vấn đề xã hội được quan tâm hiện nay. Thực tế cho thấy,
mặc dù được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước
nhưng tỷ lệ nghèo tại khu vực nơng thơn, miền núi, vùng có nhiều đồng bào
dân tộc vẫn cịn ở mức cao, thốt nghèo không bền vững. Từ năm 2016 đến
nay, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp thực
hiện, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, …
qua các chương trình hiện đang được triển khai trên địa bàn huyện như
Chương trình 30a, 134, 135, để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo. Kết
quả nghiên cứu cho thấy người dân đã tiếp cận và tham gia nhiều chính sách
hỗ trợ giảm nghèo. Tuy nhiên, trình độ dân trí và phong tục, tập quán và tâm
lý phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng vươn lên thoát nghèo của họ. Để các chính sách hỗ trợ giảm
nghèo mang lại hiệu quả thiết thực, cần tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao dân trí và xóa bỏ tâm lý phụ thuộc vào chính sách, nỗ lực vươn lên
thốt nghèo cho người dân Bana.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp định
lượng để tìm hiểu thực trạng giảm nghèo, yếu tố tác động, rào cản đến công
tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Bana tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm thay

đổi nhận thức, nâng cao trình độ dân trí và nỗ lực vươn lên thoát nghèo cho
đồng dân tộc thiểu số, khuyến khích họ tích cực tham gia các chương trình,
dự án đã và đang triển khai nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giảm
nghèo.
Từ khóa: chính sách hỗ trợ giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, đồng bào dân
tộc, đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh.

download by :


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 3
2.1. Về khái niệm, lý thuyết tiếp cận .......................................................................... 3
2.2. Về phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8
2.3. Những kết quả đạt được từ những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghèo
đói ............................................................................................................................. 10
2.3.1. Nghiên cứu về việc thực hiện các chương trình, chính sách về nghèo đói .... 10
2.3.2. Nghiên cứu về các giải pháp giảm nghèo ....................................................... 16
2.3.3. Các yếu tố tác động đến năng lực thoát nghèo của người dân tộc thiểu số.... 23
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 26
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 27
4. Đối tượng, khách thể và giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................ 27
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27
4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 27

4.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 27
4.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................ 27
4.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................ 27
4.3.3. Phạm vi nội dung ............................................................................................ 27
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 27
6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 28
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.................................................................................. 28
7.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................. 28
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 29
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29
8.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 29

download by :


vi

8.2. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................. 31
9. Khung phân tích.................................................................................................... 31
10. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 32
11. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 32
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 34
1.1.Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 34
1.1.1.Các khái niệm liên quan đến nghèo đói .......................................................... 34
1.1.2.Khái niệm dân tộc ............................................................................................ 37
1.1.3.Khái niệm chính sách ...................................................................................... 39
1.2. Lý thuyết tiếp cận .............................................................................................. 41
1.2.1. Lý thuyết KAP ................................................................................................ 41
1.2.2. Khung sinh kế bền vững ................................................................................. 42
1.2.3. Lý thuyết văn hóa nghèo khổ ......................................................................... 43

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 45
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 45
1.3.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................................. 46
1.3.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................ 46
1.3.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng .................................................................................. 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO BANA HUYỆN VĨNH THẠNH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 51
2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh
theo Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đã được phê duyệt ............................... 51
2.1.1. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ........................................................................... 51
2.1.2. Kết quả về phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 52
2.2. Nhận thức và thái độ về tình trạng nghèo, về thực trạng đời sống của hộ gia
đình đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh .................................................................. 53
2.2.1. Vài nét về mẫu nghiên cứu ............................................................................. 53
2.2.2. Nhận thức và thái độ về thực trạng đời sống của hộ gia đình đồng bào Bana
huyện Vĩnh Thạnh .................................................................................................... 56

download by :


vii

2.2.3. Nhận thức và thái độ của người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh về tình trạng
nghèo đói .................................................................................................................. 66
2.3. Các yếu tố tác động đến nghèo và tái nghèo của đồng bào Bana huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định .............................................................................................. 73
2.3.1. Việc làm, thu nhập .......................................................................................... 73
2.3.2. Trình độ học vấn ............................................................................................. 77
2.3.3. Hiệu quả của các chính sách giảm nghèo ....................................................... 79

2.4. Mơ hình tổ chức lao động sản xuất của người dân ........................................... 86
2.4.1. Mơ hình dệt thổ cẩm ....................................................................................... 86
2.4.2. Mơ hình trồng đậu xanh, đậu đen ................................................................... 86
2.4.3. Mơ hình ni heo đen ..................................................................................... 87
2.4.4. Mơ hình chăn ni bị từ “ngân hàng bê giống” của quỹ Thiện Tâm ............ 87
2.4.5. Mơ hình trồng ngơ lai ..................................................................................... 88
2.5. Một số rào cản chính trong q trình giảm nghèo ........................................... 88
2.5.1. Trình độ dân trí và khả năng tiếp cận thơng tin, chính sách........................... 88
2.5.2. Phong tục, tập quán ........................................................................................ 89
2.5.3. Tâm lý ỷ lại Nhà nước .................................................................................... 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO
BANA HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................... 91
3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi của cộng đồng đối với công
tác giảm nghèo cho đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. ................ 91
3.1.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương .................................................... 91
3.1.2. Giải pháp đối với người dân ........................................................................... 94
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thoát nghèo bền vững cho đồng bào Bana huyện
Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ..................................................................................... 97
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm, thu nhập cho người dân
Bana huyện Vĩnh Thạnh ........................................................................................... 97
3.2.2. Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho người dân Bana huyện Vĩnh
Thạnh ........................................................................................................................ 98

download by :


viii

3.2.3. Giải pháp phát triển về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ học vấn cho người
dân Bana huyện Vĩnh Thạnh .................................................................................. 100

3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, thúc đẩy xuất khẩu lao động cho người dân Bana
huyện Vĩnh Thạnh .................................................................................................. 105
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người dân Bana huyện Vĩnh
Thạnh ...................................................................................................................... 106
3.2.6. Giải pháp tuyên truyền xóa bỏ tập tục lạc hậu cho người dân Bana huyện
Vĩnh Thạnh ............................................................................................................. 108
3.2.7. Giải pháp xóa bỏ tâm lý ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà
nước ........................................................................................................................ 110
3.3. Thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước trên địa
bàn huyện ................................................................................................................ 110
3.3.1. Truyền thông các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước cho đồng bào
Bana huyện Vĩnh Thạnh ......................................................................................... 110
3.3.2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm
nghèo đã thực thi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh ................................................. 111
3.3.3. Giải pháp đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững cho các hộ đã thoát nghèo ............................................................ 113
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 117

download by :


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-

LĐTB&XH


Lao động thương binh và xã hội

-

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

-

DTTS

Dân tộc thiểu số

-

MTQG

Mục tiêu quốc gia

-

UBND

Uỷ ban nhân dân

-

KT-XH


Kinh tế - xã hội

-

NXB

Nhà xuất bản

-

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

download by :


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Khung phân tích .......................................................................................... 31

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ (%) hộ nghèo huyện Vĩnh Thạnh năm 2017 .............................. 54
Biểu đồ 2.1: Giới tính ............................................................................................... 54
Biểu đồ 2.2: Tình trạng hơn nhân (%) ...................................................................... 55
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn các thành viên trong hộ gia đình (%) ...................... 55
Biểu đồ 2.4: Mức sống hộ gia đình .......................................................................... 60
Biểu đồ 2.5: Nơi vay mượn vượt qua khó khăn (%) ................................................ 62
Biểu đồ 2.6: Nguồn nước sử dụng ............................................................................ 64
Biểu đồ 2.7: Nguyên nhân thoát nghèo .................................................................... 71

Biểu đồ 2.8: Các yếu tố tác động đến khả năng thay đổi cuộc sống ........................ 76

Bảng 2.1: Dân số và qui mô hộ chia theo mức sống của hộ..................................... 54
Bảng 2.2: Nghề nghiệp các thành viên trong hộ gia đình ........................................ 56
Bảng 2.3: Thu nhập chia theo mức sống của hộ (đ/tháng) ....................................... 57
Bảng 2.4: Chi tiêu chia theo mức sống của hộ (1000đ/tháng) ................................. 58
Bảng 2.5: Số thành viên của GĐ .............................................................................. 59
Bảng 2.6: Tình trạng khó khăn trong cuộc sống của đồng bào Bana ....................... 61
Bảng 2.7: Loại nhà ở chia theo mức sống hộ ........................................................... 65
Bảng 2.8: Nguồn điện thắp sáng............................................................................... 65
Bảng 2.9: Hình thức chữa trị bệnh của người dân Bana .......................................... 66
Bảng 2.10: Nguyên nhân nghèo tại địa phương chia theo loại hộ ........................... 67
Bảng 2.11: Giải pháp phát triển kinh tế tốt hơn ....................................................... 72
Bảng 2.12: Việc làm của chủ hộ chia theo mức sống của hộ ................................... 74
Bảng 2.13: Những khó khăn trong việc học hành của con em chia theo loại hộ ..... 77

download by :


xi

Bảng 2.14: Những chính sách hỗ trợ giảm nghèo mà đồng bào Bana đã được thụ
hưởng ........................................................................................................................ 80
Bảng 2.15: Sự thay đổi của kinh tế hộ gia đình chia theo loại hộ ............................ 82
Bảng 2.16: Các nguồn vay chia theo loại hộ đã vay ................................................ 83
Bảng 2.17: Mục đích vay vốn chia theo loại hộ ....................................................... 84

download by :



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc đang là một trong những vấn
đề xã hội được đặt vào vị trí ưu tiên giải quyết trong phát triển xã hội và là
một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của
quốc gia, luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, xác định là một
mục tiêu quan trọng phát triển đất nước. Trong những năm qua, Nhà nước
Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc
thiểu số nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nên tỷ lệ nghèo ở khu
vực này có giảm đáng kể, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực
kinh tế và dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, cơng tác giảm nghèo vẫn cịn gặp
nhiều khó khăn, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã
đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng nhiều nơi tỷ lệ
nghèo vẫn còn trên 50%, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ “tái
nghèo” cịn cao (khoảng 7% - 10% trong tởng số hộ đã thoát nghèo), chênh
lệch thu nhập giữa các vùng miền là khá lớn, thu nhập của đồng bào dân tộc
thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước (số liệu của Văn
phòng quốc gia về giảm nghèo - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Vĩnh Thạnh là một trong 3 huyện miền núi của tỉnh Bình Định và là một
trong 62 huyện nghèo của cả nước, tồn huyện có 9 xã, thị trấn, trong đó có 5
xã đặc biệt khó khăn. Dân số Vĩnh Thạnh có hơn 30 nghìn người, trong đó
dân tộc thiểu số có 8.563 người, chiếm 28,9% dân số (Niên giám thống kê
huyện Vĩnh Thạnh năm 2017). Đây là huyện có vùng dân tộc và miền núi
rộng lớn, là địa bàn miền núi, địa hình núi non hiểm trở, bị chia cắt nhiều bởi
sơng, suối, diện tích đất phần lớn là đất có rừng, đất sản xuất nơng nghiệp ít
lại chủ yếu là đất núi, độ dốc cao, không chủ động được nước tưới. Người dân
sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông, sản xuất lúa nước, trồng cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp và các loại cây ngắn ngày trên đất nương rẫy, soi nà


download by :


2

và chăn ni bị, dê..., phương thức sản xuất vẫn còn lạc hậu, phần lớn phụ
thuộc vào thiên nhiên nên năng suất đạt thấp và bấp bênh. Từ năm 2004 thực
hiện chủ trương của tỉnh về việc xây dựng hồ chứa nước Định Bình – một hồ
thủy lợi lớn nhất của tỉnh, thì 2 xã của huyện nằm trong vùng ngập nước của
lòng hồ phải di dời dân đến định cư tại các xã, thị trấn trong huyện, trong đó
phần lớn là đồng bào dân tộc Bana, diện tích đất sản xuất bị ngập nước khá
lớn, do vậy cuộc sống nhân dân rất khó khăn trong điều kiện thiếu đất sản
xuất. Tính đến cuối năm 2019, tởng số hộ nghèo của huyện là 4.045/8.895 hộ
dân, chiếm tỷ lệ 45,48% (theo phương pháp tiếp cận đa chiều), trong đó, hộ
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 1.385 hộ, chiếm tỷ lệ 34,24% so với
tổng số hộ nghèo, tỷ lệ 65,49% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn; hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 251/2.165 hộ, chiếm
tỷ lệ 11,59%. Do vậy, huyện rất quan tâm đến công tác giảm nghèo nói chung
và giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Trong những năm qua, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng
nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước như Nghị quyết 30a,
Chương trình 135, Chương trình 134, chương trình giao đất, giao rừng cho
các hộ trồng, chăm sóc và bảo vệ; xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn và các
cơng trình giao thơng, thủy lợi, Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi
trường, Chương trình giải quyết việc làm và các chính sách hỗ trợ về sản
xuất... đã giải quyết được những khó khăn cấp thiết ở vùng dân tộc và miền
núi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo
đồng bào dân tộc Ba Na trên địa bàn huyện có giảm qua từng năm: năm 2016
tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào Ba Na 66,61%, đến năm 2020 giảm cịn 50,9%.

Tuy nhiên, cơng tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn vẫn đang cịn nhiều khó khăn, thách thức bởi kết quả giảm nghèo chưa
bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn, số hộ tái nghèo hàng năm cịn cao. Mặt
khác, ý thức vươn lên thốt nghèo của người dân còn nhiều hạn chế, điều kiện

download by :


3

tự nhiên khắc nghiệt, đất sản xuất thiếu và cách xa nơi ở, những tập quán sinh
sống, làm ăn ấu trĩ lạc hậu khiến cho kết quả thực hiện của chương trình
khơng cao, tỷ lệ thốt nghèo và tái nghèo chênh lệch không đáng kể, năm
2017 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều đồng bào dân tộc Bana tăng lên
77% và đến năm 2020 là 70,49%.
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước cho cơng tác giảm nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn ở mức cao, khả năng tái nghèo lớn. Cơng tác giảm nghèo
kém hiệu quả chính là lý do cho việc chọn đề tài: “Giải pháp xóa đói giảm
nghèo bền vững - Nghiên cứu trường hợp đồng bào Bana huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định” nhằm: (1) Tìm hiểu tình trạng nghèo và tái nghèo
của bà con Bana tại huyện Vĩnh Thạnh, (2) Các yếu tố dẫn đến tình trạng tái
nghèo của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh và (3) đề xuất một số giải pháp
giảm nghèo đặc trưng địa phương cho đồng bào Bana, góp phần thực hiện có
hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Vĩnh Thạnh.
2. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề nghèo đói là một trong những vấn đề mà toàn thế giới quan tâm.
Đã có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về vấn đề này. Trong phần
tổng quan này, tôi tập trung vào những vấn đề: khái niệm và lý thuyết tiếp
cận, phương pháp nghiên cứu, những kết quả đã đạt được trong đó đặc biệt là

những giải pháp xố đói giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu
số.
2.1. Về khái niệm, lý thuyết tiếp cận
Trong nghiên cứu “Giảm nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số ở
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”, tác giả Nguyễn Hữu Lợi (2013) khái
niệm giảm nghèo hay xóa đói giảm nghèo chính là làm cho bộ phận dân cư
nghèo nâng cao mức sống, từng bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở
tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Ở khía cạnh khác, giảm

download by :


4

nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều
hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời
sống mọi mặt của mỗi người. Tác giả nêu lên khái niệm Chất lượng giảm
nghèo để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời
sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu
nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro
hay bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng nghèo đói, hay nói cách khác,
chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ảnh tính bền vững của q trình
giảm nghèo. Q trình giảm nghèo bền vững được đánh giá thông qua các
tiêu chí cơ bản sau: Giảm nghèo bền vững thơng qua cải thiện về thu nhập;
Giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương và rủi ro đối với các đối tượng nghèo; Tăng
cường tiếng nói và quyền tự chủ cho người nghèo.
Trong các nghiên cứu “Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà
Giang” của Phạm Ngọc Dũng, ĐH Kinh tế-ĐHQG Hà Nội, 2015 và “Giảm
nghèo bền vững ở huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Hồng
Sâm, ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà Nội, 2014 đã đưa ra những lý luận cơ bản

về vấn đề giảm nghèo bền vững, bao gồm những khái niệm về nghèo, nghèo
tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo đơn chiều, nghèo đa chiều. Trong nghiên
cứu về giảm nghèo bền vững ở Hà Giang thì tác giả đã hiểu nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu cơ bản tối
thiểu của cuộc sống và mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng
đồng xét trên nhiều phương diện. Để chỉ mức độ nghèo, còn dùng khái niệm
nghèo kinh niên và cận nghèo; nghèo kinh niên là tình trạng nghèo được kéo
dài trong nhiều năm liền, thường là ba năm liên tiếp; còn khái niệm cận nghèo
được hiểu là tình trạng một hộ hay người khơng nghèo nhưng có mức thu
nhập bình qn đầu người cận với chuẩn nghèo. Ngồi ra bài viết cịn đưa ra
những khái niệm về giảm nghèo, tái nghèo, thoát nghèo cũng như vai trò của
giảm nghèo bền vững. Tương tự, trong nghiên cứu “Giảm nghèo bền vững ở

download by :


5

huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Hồng Sâm thì ngồi
những khái niệm liên quan đến vấn đề nghèo đói như nghèo tương đối, nghèo
tuyệt đối… thì nghiên cứu còn nêu lên quan niệm về giảm nghèo bền vững.
Giảm nghèo bền vững được hiểu là các chính sách cần khuyến khích người
nghèo có ý thức, động lực làm ăn để thoát nghèo. Bài viết cũng đã nêu lên chủ
thể quan trọng nhất của giảm nghèo bền vững đó chính là bản thân của người
nghèo; cịn chính quyền các cấp là chủ thể hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảm
nghèo bền vững. Những nội dung của giảm nghèo bền vững như là: thực hiện
chương trình khuyến nơng, khuyến cơng; tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo;
đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo; có các chính sách hỗ trợ cho
hộ nghèo về giáo dục, y tế.
Cịn trong nghiên cứu “Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại tỉnh Thanh Hố”
của Phạm Trung Kiên, ĐH Kinh tế-ĐHQG Hà Nội, 2015. Ngoài nêu lên
những khái niệm cơ bản liên quan đến nghèo đói, nghiên cứu cũng đã chỉ ra
những khái niệm, những vấn đề cơ bản liên quan đến chương trình MTQG về
giảm nghèo bền vững. Nghiên cứu đã nêu rõ chương trình MTQG về giảm
nghèo bền vững là chương trình phát triển KT-XH của Chính phủ dành cho
những xã đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, những thơn bản đặc biệt khó khăn
vùng DTTS và miền núi (được gọi là Chương trình 135 giai đoạn III); là một
trong những chính sách dân tộc quan trọng nhất trong hệ thống chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng đến chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững ở các thôn, bản
đặc biệt khó khăn đó chính là mơ hình quản lý, điều hành chương trình; cơ
chế chính sách; nguồn nhân lực và công tác quy hoạch. Nghiên cứu “Ứng
dụng cách tiếp cận phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân để
nâng cao hiệu quả của cơng tác xố đói giảm nghèo tại xã Yên Thuận - huyện
Hàm Yên-Tỉnh Tuyên Quang” của Phạm Thị Tâm, Đại học KHXH&NV-

download by :


6

ĐHQG Hà Nội, 2015, đã sử dụng lý thuyết về cách tiếp cận phát triển cộng
đồng có sự tham gia của người dân. Nghiên cứu này nhấn mạnh về tầm quan
trọng và vai trò của người dân trong việc nắm vững tồn bộ q trình phát
triển của cộng đồng mình, chỉ có sự tham gia thật sự mới tạo ra khả năng để
hành động. Nguyên tắc tiếp cận PTCĐ có sự tham gia của người dân đó là tất
cả các hộ gia đình đều phải tham gia cuộc họp thơn/bản/ấp do trưởng thôn tổ
chức, trước khi cử đại diện tham gia hội thảo lập kế hoạch cấp xã. Phải có tối
thiểu 30% phụ nữ tham gia cuộc họp. Cách thức tham gia PTCĐ gồm: tham

gia thụ động, tham gia như những người đóng góp, tham gia như những người
tham vấn, tham gia thực hiện các hoạt động, Ngoài ra, nghiên cứu còn sử
dụng lý thuyết PTCĐ bền vững. Phát triển dựa vào cộng đồng cần phải dựa
trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng. Lý thuyết PTCĐ đề cập đến mối quan
hệ giữa các thể chế xã hội, chủ yếu là ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào
sự PTCĐ (đó là sự tự quản cộng đồng, sự quản lý của Nhà nước và sự tác
động của cơ chế quản lý thị trường). Để phát triển cộng đồng thì có bốn lực
lượng chủ chốt tham gia vào đó là bản thân cộng đồng, Nhà nước, thị trường
và các nhân tố xã hội khác.
Còn trong nghiên cứu “Vai trị kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ xố đói
giảm nghèo tại xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai
đoạn từ năm 2010 đến nay” của Đỗ Thu Thảo, ĐH KHXH&NV-ĐHQG Hà
Nội, 2016, đã sử dụng lý thuyết nhu cầu xã hội để tiếp cận vấn đề. Lý thuyết
này giúp cho chúng ta có sự hiểu biết về nhu cầu của con người bằng cách
nhận diện một hệ thống thứ bậc. Maslow đã đưa ra các loại nhu cầu khác nhau
của con người, căn cứ theo tính địi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau
để quy về năm loại, sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (nhu cầu sinh học,
nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự khẳng định).
Vận dụng lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu của những
hộ nghèo ở xã Đội Bình, xem xét nhu cầu nào đã được đảm bảo và nhu cầu

download by :


7

nào chưa được đảm bảo, được đảm bảo thì đảm bảo ở mức độ nào, có cần ưu
tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau. Trong bài viết này, lý thuyết
nhu cầu được tác giả chỉ ra rằng những hộ nghèo có những nhu cầu cơ bản đó
là cần một chỗ ở, được ăn đầy đủ dinh dưỡng, được tham gia vào các hoạt

động xã hội, được đóng góp tiếng nói của mình vào việc xây dựng những
chính sách liên quan đến chính họ hoặc những chính sách xã hội khác. Ngồi
ra, nghiên cứu cịn sử dụng lý thuyết hệ thống trong việc tìm hiểu đặc điểm
của cộng đồng thực hiện nghiên cứu như kinh tế, văn hố, chính trị và xã hội.
Từ đó, nhìn nhận được những tác động từ phía cộng đồng chi phối đời sống
của người nghèo, những vấn đề tồn tại trong cải thiện cuộc sống của họ và
giải pháp để giảm nghèo bền vững. Khi thực hiện nghiên cứu tại địa phương,
cấu trúc hệ thống gồm ba nhóm đó là chính thức, phi chính thức và xã hội
chiếm vị trí quan trọng. Hơn nữa, cơng tác giảm nghèo có đạt hiệu quả bền
vững hay khơng cịn do sự phối hợp hoạt động đa dạng của các hệ thống trong
cộng đồng, từ chính quyền địa phương; các tở chức chính trị-xã hội, các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, người dân và hộ nghèo.
Tương tự trong nghiên cứu “Công tác xã hội với vấn đề giảm nghèo ở
người dân tộc thiểu số tại xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”, Lê Kim
Thắng, ĐH KHXH&NV-ĐHQG Hà Nội, 2016. Nghiên cứu ngoài sử dụng lý
thuyết hệ thống và lý thuyết nhu cầu thì cịn sử dụng lý thuyết nhận thức hành
vi. Vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi vào trong hoạt động công tác xã hội
với người nghèo, một trong những yếu tố quyết định đến việc giải quyết vấn
đề nghèo đói đó chính là yếu tố con người. Bản thân của đối tượng có muốn
thốt nghèo hay khơng, hay họ an phận với cuộc sống nghèo đói để nhận
được những sự trợ giúp từ các chính sách của Nhà nước. Đối với đồng bào
DTTS thì việc thay đởi nhận thức của họ gặp rất nhiều khó khăn. Với những
cá nhân từ khi sinh ra, họ đã quen với cuộc sống khó khăn, nghèo khó thì đó
là điều bình thường đối với họ. Vì vậy, nếu muốn thốt nghèo bền vững thì

download by :


8


nhân viên xã hội cần tạo cho những người nghèo ý chí, niềm tin thốt nghèo,
vượt qua hồn cảnh hiện tại. Chỉ khi họ nhận thức được sự thiệt thòi do nghèo
đói mang lại thì họ mới nỗ lực, tìm kiếm nguồn lực để thoát nghèo, cùng với
những sự giúp đỡ từ bên ngồi (nhân viên xã hội, các chính sách xã hội) hỗ
trợ thì hoạt động XĐGN cho người dân mới mang lại hiệu quả, bền vững.
2.2. Về phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo cáo khoa học “Implementation of Poverty Reduction
Policies in Ethnic Minority Region in Vietnam: Evidence from CBMS” (2013)
của Vũ Tuấn Anh, hay nghiên cứu “Giảm nghèo bền vững cho người dân tộc
thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Lợi
năm 2013, các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính kết hợp với
phương pháp định lượng và sử dụng dữ liệu thứ cấp có sẵn. Cụ thể trong
“Implementation of Poverty Reduction Policies in Ethnic Minority Region in
Vietnam: Evidence from CBMS” (2013) của Vũ Tuấn Anh sử dụng phương
pháp tởng quan dữ liệu có sẵn và phân tích dữ liệu thứ cấp có liên quan và sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tình trạng nghèo đói
và đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo thông qua công cụ điều
tra bảng hỏi và phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua các cuộc phỏng
vấn và thảo luận nhóm với các đại diện của các cơ quan tỉnh, huyện và các tổ
chức quần chúng cũng như trong cuộc phỏng vấn sâu của một số hộ nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số được thực hiện trong chuyến đi thực địa tại một vài địa
phương. Tương tự trong nghiên cứu giảm nghèo của Bùi Minh Đạo về “Giảm
nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam trong những năm đổi mới: chính
sách, thực hiện chính sách và đánh giá” (2003), về nội dung nghiên cứu, tác
giả chủ yếu dựa trên những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, thông qua số liệu báo cáo của các ban ngành Trung ương và địa
phương để nêu lên thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số nước ta trong những năm đổi mới.

download by :



9

“Identifying a Sustained Pathway to Multidimensional Poverty
Reduction: Evidence from Two Chinese Provinces” (Xác định con đường
giảm nghèo đa chiều bền vững: Bằng chứng từ hai tỉnh của Trung Quốc);
Jing You, Andreas Kontoleon, Sangui Wang, 2016. Bằng cách khai thác dữ
liệu bảng điều khiển hộ gia đình và năng lượng, đệ quy chế độ hỗn hợp đa
phương trình, nhóm tác giả đã xác định thiếu hụt liên khóa trong thu nhập,
dinh dưỡng và tiêu thụ năng lượng.
Trong nghiên cứu của Tổ chức Oxfam về “Mơ hình giảm nghèo tại một
số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình tại Việt Nam”, 2013 sử dụng phương
pháp nhân học (nghiên cứu tham gia) và phương pháp phân tích thơng tin
thực địa được tiến hành theo phương pháp so sánh đối chứng và phân tích
trường hợp điển hình. Hay như “Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững
trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Trần Thắng, ĐH Kinh
tế- ĐH Quốc gia Hà Nội, 2014. Tác giả bằng phương pháp lịch sử logic, hệ
thống cấu trúc trong nghiên cứu, phương pháp biện chứng duy vật, thực tiễn
đã đưa ra thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình.
“Financial Development, Institutional Quality and Poverty Reduction:
Worldwide Evidence” (tạm dịch: Phát triển tài chính, chất lượng tở chức,
nghèo đói: Bằng chứng tồn cầu), Nasreddine Kaidi, Sami Mensi, Mehdi Ben
Amor, 2018. Bài viết này kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính, chất
lượng của các tở chức và nghèo đói. Nhóm tác giả bằng phương pháp xem xét
các tài liệu về các chỉ số về nghèo đói, phát triển tài chính và chất lượng của
các tổ chức. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu ba
giai đoạn để kiểm tra một mẫu gồm 132 quốc gia được quan sát trong giai
đoạn 1980-2014.

Tác giả Nguyễn Hồng Hà (2017) với nghiên cứu: “The Research for
Sustainble Poverty Reduction in Khmer Ethnic Community” (tạm dịch:

download by :


10

Nghiên cứu giảm nghèo bền vững ở cộng đồng dân tộc Khmer), ĐH Trà
Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê tình hình hiện tại các hộ nghèo
của dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh; thực hiện phỏng vấn 300 người dân
Khmer sống ở 7 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh.
Qua đây, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho
nghiên cứu của mình từ những nguồn tài liệu có sẵn đến các nguồn tài liệu thu
thập từ thực tế. Các phương pháp: định tính, định lượng, quan sát, phương
pháp thống kê… được các tác giả áp dụng vơ bài nghiên cứu của mình để thu
thập thơng tin mang độ tin cậy cao.
2.3. Những kết quả đạt được từ những cơng trình nghiên cứu liên quan
đến nghèo đói
2.3.1. Nghiên cứu về việc thực hiện các chương trình, chính sách về nghèo
đói
Trong bài báo cáo khoa học “Implementation of Poverty Reduction
Policies in Ethnic Minority Region in Vietnam: Evidence from CBMS” (2013)
của Vũ Tuấn Anh. Nghiên cứu đã kết luận rằng nghèo đói ở Việt Nam có liên
quan mật thiết đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy, tỷ lệ
nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số với tổng dân số đang gia tăng. Xu hướng
nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số có thể trở thành một vấn đề quan trọng
trong cơng tác xố đói giảm nghèo các hoạt động giảm ở Việt Nam. Để ngăn
chặn xu hướng đó, việc cần làm là phải đặt ra và đạt được các mục tiêu vào

việc tăng tốc độ xóa đói giảm nghèo ở các cộng đồng dân tộc. “Tỷ lệ nghèo ở
các dân tộc thiểu số mặc dù giảm liên tục, nhưng giảm với một tốc độ chậm,
dẫn đến xu hướng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chiếm một phần cao hơn
trong tổng số người nghèo trên toàn quốc”. Người dân miền núi sẽ trở nên lạc
hậu và bị bỏ lại đằng sau bởi những người dân ở vùng đồng bằng. Kết quả
này là trái với chính sách, chương trình của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Vì

download by :


11

vậy, nó là cần thiết để đề ra các mục tiêu quan trọng xố đói giảm nghèo trong
5-10 năm qua nâng cao tốc độ giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số.
Trong nghiên cứu giảm nghèo của Bùi Minh Đạo về “Giảm nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số Việt Nam trong những năm đổi mới: chính sách, thực
hiện chính sách và đánh giá”(2003), về nội dung nghiên cứu, tác giả chủ yếu
dựa trên những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và
thông qua số liệu báo cáo của các ban ngành Trung ương và địa phương, tác
giả nêu lên thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở vùng dân
tộc thiểu số nước ta trong những năm đởi mới. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá
về việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta
trong thời gian đởi mới như: về thành tựu, các chính sách này thể hiện được
sự ưu đãi các dân tộc thiểu số hơn hẳn so với người Kinh và so với nhiều dân
tộc thiểu số trong khu vực và thế giới, giảm nghèo tồn diện chứ khơng chỉ
giảm nghèo về kinh tế,… Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những bất cập
như thiếu sự tham gia của người dân và các bên hữu quan trong việc lập các
chương trình, dự án giảm nghèo, chưa có sự coi trọng, kế thừa các tri thức bản
địa trong các chương trình dự án giảm nghèo, các chính sách cịn dừng ở mức
vĩ mơ, hiệu quả các chính sách khơng cao, tốc độ giảm nghèo chậm và bấp

bênh.
Nghiên cứu “Giảm nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số ở huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Lợi năm 2013, Kết
quả cho thấy giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do đó
chỉ có thể từng bước giảm nghèo, chứ chưa thể xóa sạch được nghèo. Hiểu
một cách chung nhất, giảm nghèo hay xóa đói giảm nghèo chính là làm cho
bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thốt khỏi tình trạng
nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói
một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên
một mức sống cao hơn. Theo tác giả quá trình giảm nghèo thông qua các tiêu

download by :


12

chí: giảm nghèo bền vững thơng qua cải thiện về thu nhập, giảm nghèo bền
vững thông qua mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (về giáo dục, y
tế), giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương và rủi ro đối với các đối tượng nghèo,
tăng cường tiếng nói và quyền tự chủ cho người nghèo. Bên cạnh đó tác giả
đã cho thấy được thực trạng nghèo đói của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quang
Nam một cách khái quát nhất thông qua các bảng biểu, các dữ liệu thứ cấp có
sẵn. Ngồi ra kết quả nghiên cứu cũng đề cập đến việc thực hiện một số
chương trình giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
Bắc Trà My, là một huyện nghèo có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó
khăn nên trong nhiều năm qua, huyện Bắc Trà My luôn nhận được sự quan
tâm hỗ trợ về mặt tài chính của Trung ương, nhất là việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Cuối cùng tác giả cũng đề ra một số định
hướng cũng như giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho người dân tộc
thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ nghiên cứu kết quả cho

thấy quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững cho người
dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã huy động được sức
mạnh của tồn hệ thống chính trị, tồn xã hội vào công tác giảm nghèo. Tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo ngày càng giảm. Nhận thức của người nghèo về tự
thoát nghèo ngày càng được cải thiện. Người nghèo ngày càng tiếp cận được
các dịch vụ xã hội như vốn, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, kỹ năng... Đại bộ
phận người nghèo được quan tâm hỗ trợ về vật chất và động viên về tinh thần.
Nghiên cứu về giảm nghèo bền vững như: “Nghệ An với công tác giảm
nghèo bền vững”, Nguyễn Thị Thu Hà, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, số 3,
2017 đã nêu lên những thành tựu đạt được của UBND tỉnh Nghệ An trong
công tác giảm nghèo giai đoạn 2010-2017 như: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
trong 5 năm 2011-2015 đạt 3,07%/năm; Các huyện nghèo theo Nghị quyết
30a theo Quyết định 293 đã giảm từ 6%-7% cao hơn mức kế hoạch đề ra 4%5%/năm. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất

download by :


×