Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

luận văn thạc sĩ Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng ƣu đ i của ngân hàng chính sách x hội huyện nam sách, tỉnh hải dƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.43 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------- --------

VŨ THÀNH CƠ

HIỆU QUẢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------- --------

VŨ THÀNH CƠ

HIỆU QUẢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ


: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ VĂN HÙNG

Hà Nội - 2016


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực hiện
nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Vũ Thành Cơ


4
MỤC LỤC


5
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIẾU


6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
CSXH
HĐQT
HN
NHCSXH
NSVSMT
NTM
SXKD
TK&VV
TW
UBND
XĐGN

Tên đầy đủ
Chính sách xã hội
Hội đồng quản trị
Hộ nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội
Nước sạch vệ sinh môi trường
Nông thôn mới
Sản xuất kinh doanh
Tiết kiệm và vay vốn
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Xóa đói giảm nghèo


7
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo đang là vấn nạn mang tính toàn cầu. Đói nghèo là một phần nguyên
nhân dẫn đến thất học, những xung đột và tệ nạn trong xã hội. Trên thế giới, những
cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và chiến tranh vẫn đang diễn ra đã làm cho nhiều
đất nước lâm vào đói nghèo toàn diện. Tại Việt Nam, những năm gần đây, nhờ có
những chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh. Từ đó cũng xuất
hiện sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ràng. Hàng năm, nước ta có trên một
triệu người đến tuổi lao động cần việc làm đồng thời có một lượng cán bộ dôi dư do
sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhà nước, học sinh – sinh viên tốt nghiệp các trường
chuyên nghiệp, dạy nghề... Trong đó có một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là
dân cư vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo được những điều kiện sống tối
thiểu. Các đối tượng này rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng
thương mại vì không có tài sản đảm bảo nợ vay, chưa quen với vốn tín dụng để phát
triển sản xuất. Do vậy, chương trình xóa đói giảm nghèo là một giải pháp quan
trọng hàng đầu của chiến lược phát triển xã hội của nước ta. Nhằm cụ thể hóa chủ
trương này của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, các Bộ, Ngành đã trình Chính
phủ ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp để giúp người nghèo
tiếp cận tốt hơn các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ
có cơ hội thuận lợi tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và trở nên khá giả, giàu có.
Một trong những chính sách và giải pháp quan trọng đó là chính sách tín dụng ưu
đãi đối với hộ nghèo. Ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu từ
ngày 1 tháng 1 năm 2003. Ngân hàng chính sách kế thừa các hoạt động của Ngân
hàng Phục vụ người nghèo và thực hiện thêm các hoạt động tín dụng chính sách
như cho vay sinh viên nghèo, cho vay giải quyết việc làm...
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với mục đích


8

khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng
phục vụ người nghèo trước đây, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương
mại, thúc đẩy quá trình hiện đại và lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay; đồng thời nhằm tập trung và quản lý thống nhất những chương trình
tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động.
Phương pháp hạn chế đói nghèo cần có một tổ chức tín dụng chuyên biệt để
cho vay hộ nghèo, NHCSXH ra đời nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo
của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng chính sách ra đời với những ưu đãi tín
dụng dành cho người nghèo đã đem nguồn vốn đến gần hơn với họ. Nhà nước chủ
trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, tách
tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đỏi
mới và hội nhập quốc tế ở nước ta.
Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng giống như các địa phương khác trong
vùng đồng bằng sông Hồng, trước đây, dân cư sinh sống chủ yếu nhờ vào canh tác
nông nghiệp. Nhưng những năm gần đây, do tình hình kinh tế thế giới cũng như
Việt Nam diễn biến phức tạp, vật giá leo thang, môi trường và khí hậu có nhiều biến
đổi đã làm cho sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc. Những người có thu nhập
thấp lại càng lâm vào tình cảnh thiếu thốn nhiều mặt, thiếu vốn, thiếu tư liệu lao
động, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống chỉ trông chờ vào cây lúa với
diện tích canh tác có hạn không thể giúp người dân nghèo vượt khó, nhất là những
hộ nghèo nằm xa trung tâm huyện, cơ sở vật chất, đường xá, trường, trạm... chất
lượng thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho địa phương là làm sao để người nghèo thoát
khỏi nghèo đói. Được sự chỉ đạo của tỉnh Hải Dương, NHCSXH chi nhánh huyện
Nam Sách ra đời mang nguồn vốn ưu đãi đến gần hơn với người nghèo. Dựa vào
nguồn vốn ưu đãi đó mà tình hình đói nghèo trong huyện đã được cải thiện rõ rệt.
Các hộ nghèo khi có vốn sẽ không còn chỉ trông chờ vào cây lúa cho thu nhập
không cao nữa mà có nguồn vốn ưu đãi họ đã sản xuất kinh doanh, chăn nuôi tăng
thêm thu nhập gia đình. Đến nay, tín dụng ưu đãi ngân hàng chính sách đã thực sự



9
là hướng đi hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh
những hiệu quả đạt được cũng vẫn còn những khó khăn và hạn chế, tất cả sẽ được
trình bày trong bài luận văn: “Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
NHCSXH mang trong mình sứ mệnh riêng biệt, một ngân hàng hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy những đề tài nghiên cứu về hoạt động của
NHCSXH là không nhiều. Cũng đã có một số nghiên cứu nổi bật về hoạt động tín
dụng của NHCSXH như:
Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá kết quả chương trình tín dụng học sinh, sinh viên
nông thôn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” tác
giả Hà Xuân Lanh năm 2014. Luận văn đề cập đến hiệu quả của nguồn tín dụng đối
với học sinh, sinh viên của NHCSXH huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên dưới nhiều
góc độ. Đây là bài luận viết khá sâu về một mặt của hiệu quả tín dụng NHCSXH
nhưng vấn đề được nghiên cứu trong bài là một chương trình ưu đãi khác với
chương trình dành cho người nghèo mà tôi nghiên cứu nên bài luận văn trên chỉ
mang tính chất tham khảo.
Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Kon Tum” tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn năm 2011. Tác giả nêu nên thực
trạng hoạt động và quản lý nợ trong NHCSXH tỉnh Kon Tum và đưa ra rất nhiều
giải pháp hữu ích cho việc giảm thiểu nợ xấu, tăng hiệu quả tín dụng NHCSXH. Tài
liệu này có nhiều giải pháp hay đáng để tham khảo. So với bài luận báo cáo của tôi
thì bài này đề cập đến giải pháp hạn chế nợ xấu chứ không đi vào nghiên cứu hiệu
quả tín dụng nên chỉ có thể dung để tham khảo những giải pháp hay mà thôi.
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân
hàng chính sách xã hội – chi nhánh huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”. Tác giả Vũ Văn
Đức năm 2015. Luận văn đã phân tích khái quát về thực trạng chất lượng tín dụng

hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc giai đoạn 2010-2013, đánh
giá những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân. Từ đó đề


10
xuất các nhóm giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương để khắc phục
những mặt hạn chế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại Chi nhánh
trong giai đoạn 2015 – 2020. Bài nghiên cứu này là một bài luận mới được công bố.
Tuy nhiên bài lại dùng số liệu của nhiều năm trước đây và tập trung hơn vào việc
nêu thực trạng tồn tại và những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với
hộ nghèo.
Luận văn thạc sĩ: “Chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Giang”. Tác
giả Đỗ Văn Tạo, trường Đại học Thương Mại, năm 2014. Bài nghiên cứu nêu bật
những chính sách hiện hành của nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, những
chính sách cho từng đối tượng được hưởng ưu đãi, nêu lên những thành quả cho
thấy sự đúng đắn của những chính sách giảm nghèo bền vững, và bài viết cũng đưa
ra những ý kiến đóng góp, những đề xuất giải pháp về chính sách để nâng cao chất
lượng xóa đói giảm nghè. Tác giả đã nghiên cứu trên một địa bàn khá rộng, đó là
tỉnh Bắc Giang, đây là một tỉnh có địa hình đồi núi. Bắc Giang là địa bàn nghiên
cứu mang đặc thù hoàn toàn khác so với huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng.
Luận văn thạc sĩ: “Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội”. Tác
giả Nguyễn Thị Hồng Sâm, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, năm 2014. Luận
văn đi sâu nghiên cứu vẫn đề giảm nghèo mang tính chất bền vững, đi sâu vào các
giải pháp giúp giảm nghèo bền vững. Bài luận trên mang đặc thù khá khác biệt khi
địa bàn nghiên cứu lại là một huyện của một thành phố lớn. Vì vậy những vấn đề
được nghiên cứu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo về mặt lý luận lý thuyết.
Luận văn thạc sĩ: “Chất lượng cho vay các đối tượng chính sách của
NHCSXH huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”. Tác giả Trần Văn Khanh, trường Đại học
Thương Mại, năm 2015. Tác giả đã chọn địa bàn Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, đây

cũng là một tỉnh có địa hình đồi núi thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ nên bài viết
có những đặc thù riêng biệt. Nội dung bài luận đưa ra những đối tượng chính sách
được hưởng ưu đãi về vốn của NHCSXH huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Bài viết
nghiên cứu về chất lượng cho vay với tổng quan từng đối tượng được hưởng ưu đãi
chứ không đi sâu nghiên cứu một đối tượng nào, đặc biệt là hộ nghèo.


11
Những nghiên cứu trên đã đề cập đa dạng đến hoạt động tín dụng của
NHCSXH. Tuy nhiên, mỗi bài luận lại chuyên sâu phân tích những vấn đề khác
nhau của tín dụng NHCSXH và chưa đề tài nào thực sự đi sâu phân tích hiệu quả tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả xóa đói
giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương” là hoàn toàn mới và có tính cấp thiết cao.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét tình hình phân bổ nguồn tín dụng và chú trọng vào nguồn
tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Nam Sách trong thời gian
qua. Từ đó làm rõ tính hiệu quả của nguồn tín dụng ưu đãi này trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo tại địa bàn huyện, nêu bật những thành tựu đạt được cũng như
những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động tín dụng cho vay
người nghèo tại NHCSXH trên địa bàn huyện Nam Sách. Qua đó, đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay, giúp những người nghèo và các
đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ
thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những lý luận cơ bản về NHCSXH Việt Nam; đói nghèo và những
vấn đề liên quan đến đói nghèo; tín dụng ưu đãi và hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với

người nghèo.
- Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng ưu
đãi NHCSXH của một số địa phương và bài học rút ra cho công tác xóa đói giảm
nghèo của NHCSXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phân tích được đặc thù tự nhiên, tích chất và thực trạng nghèo đói tại huyện
Nam Sách; các nguồn vốn ưu đãi và đặc biệt làm chính sách ưu đãi người nghèo;
phân tích, so sánh, kết luận những hiệu quả thiết thực cũng như những tồn tại của
ưu đãi người nghèo của NHCSXH huyện Nam Sách.


12
- Nêu định hướng, mục tiêu hoạt động giai đoạn tiếp theo của NHCSXH
huyện Nam Sách, có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng ưu đãi
người nghèo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng ưu
đãi của NHCSXH; trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của NHCSXH dựa vào 2 phương diện chính là hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội xét trên cả phương diện hiệu quả đối với người nghèo và phương diện hiệu
quả đói với Ngân hàng. Các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cập trong đề tài

-


nhằm mục đích nghiên cứu nội dung trên.
Không gian: Tại NHCSXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Thời gian: Thực trạng xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 và giải pháp cho giai đoạn
2016-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin và số liệu:
Tham khảo, sử dụng và phân tích số liệu của NHCSXH tỉnh Hải Dương chi
nhánh NHCSXH huyện Nam Sách giai đoạn 2013-2015. Các số liệu và thông tin sử
dụng trong quá trình thực hiện đề tài đều được cung cấp bởi phòng tín dụng
NHCSXH huyện Nam Sách.
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh:
Dựa vào tài liệu thu thập từ NHXCSXH huyện Nam Sách để đánh giá hiệu
quả tín dụng đối với hộ nghèo qua các năm. So sánh số liệu để làm rõ tính hiệu quả
của nguồn tín dụng này là như thế nào?


13
Sử dụng các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề “tín dụng ưu đãi người
nghèo” và các chuyên đề về vấn đề hộ nghèo. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp
đồ thị và bảng biểu trong bài luận.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ
nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo và hiệu quả xóa đói giảm

nghèo từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn
tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.


14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CẤP HUYỆN
1.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn
tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện
1.1.1. Đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo
1.1.1.1. Khái niệm đói, nghèo và tiêu chí đánh giá hộ nghèo
a. Khái niệm đói, nghèo
Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi
thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm
này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn
nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo
thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết
được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ
và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã
được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác
nhau:
- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do
ESCAP(Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc)tổ chức
tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói
nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa
phương.


15
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung
bình của cộng đồng.
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và
thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong
lĩnh vực kinh tế.
+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng.
- Năm 1998, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNĐP) công bố một bản
báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định
nghĩa về nghèo.
+ Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như
biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng
tạm đủ.
+ Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi
tiêu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định
như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực
chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước
khác.
Quan niệm của Việt Nam.
Ở Việt Nam tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt:

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các
hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng


16
đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột
nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương
45.000VND).
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống
như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết
định của cộng đồng”.
b. Tiêu chí đánh giá hộ nghèo
Ngày 30/1/2011, Thủ tướng ban hành Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015
Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là
hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu
đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng .
Đây là tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
Năm 2016, Thủ tướng chính phủ đã có dự thảo Quyết định về việc ban hành tiêu chí
và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016 -2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp

dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống
trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Với tiêu chí về thu nhập, Quyết định quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông
thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng.
Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1 triệu đồng/người/tháng; ở khu
vực thành thị 1,3 triệu đồng/người/tháng.


17
Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Quyết định nêu
rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm năm dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch
và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
bản gồm 10 chỉ số là tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của
người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống
trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, hộ nghèo khu vực nông thôn
là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng
trên 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ

có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và
thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản.
Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 1-1,5 triệu đồng. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành
thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1,3-1,95 triệu đồng.
Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về
thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối
tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các
chính sách kinh tế-xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.


18
1.1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo
a. Nguyên nhân:
* Trên thế giới:
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói
nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo
nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên
nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của
tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái
ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực
tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội .
Tóm lại nguyên nhân đói nghèo trên thế giới bao gồm những nguyên nhân chủ
yếu sau:
- Sự khác nhau về của cải (những chênh lệch lớn nhất trong thu nhập là do
những sự khác nhau về sở hữu tài sản).
- Sự khác nhau về khả năng cá nhân.
- Sự khác nhau về giáo dục đào tạo.
Và 1 số nguyên nhân khác như: Chiến tranh, thiên tai địch họa, rủi ro...

* Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam:
Ở Việt Nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và
đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao
động, ốm đau, rủi ro...
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng
bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính
sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến
nông,lâm, ngư.


19
- Lười lao động, ăn chơi hoang phí.
- Mắc tệ nạn xã hội.
b. Hậu quả:
- Cản trở tăng trưởng kinh tế: nghèo đói ăn không đủ, vốn sản xuất không có
dẫn đến thất nghiệp, không có thu nhập làm cho kinh tế của toàn xã hội không phát
triển.
- Kìm hãm phát triển con người: nghèo đói làm cho các em nhỏ không có điều
kiện cắp sách tới trường dẫn đến mù chữ, trình độ học vấn thấp không đủ kiến thức
để đáp ứng yêu cầu sản xuất của nền kinh tế mới, gây cùng cực cho người nghèo.
- Bất bình đẳng xã hội: sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai,
định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
- Thiếu vốn.
- Đông con.
- Rủi ro, ốm đau.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn.

- Neo đơn, thiếu lao độngquy luật từ sự đói nghèo dẫn đến hậu quả hết sức
nghiêm trọng nó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, hố ngăn
cách giàu nghèo ngày càng tăng, phát sinh tệ nạn cho vay nặng lãi và bán sản phẩm
trước kỳ thu hoạch của các hộ nông dân.
- Phá huỷ môi trường: từ nghèo đói con người sẽ huỷ hoại và khai thác rừng
bừa bãi làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững: thiếu vốn, thiếu việc làm
nảy sinh các tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, gia tăng buôn lậu, tham nhũng, hối
lộ…
1.1.1.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn ưu đãi xóa đói giảm nghèo
Thế giới đang có một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn
đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui và sự bất
hạnh, cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc và lo toan. Một trong những nỗi lo toàn
cầu, nỗi đau nhân loại là sự đói nghèo trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn.


20
Như thế đủ thấy đói nghèo và giải quyết vấn đề nghèo đói mang tính phổ biến,
không chỉ là công việc của riêng nước ta. Tuy nhiên, để hiểu về chương trình xóa
đói giảm nghèo ở nước ta một cách đầy đủ, cần thiết phải có cách nhìn tổng quan,
cần “biết người biết ta” để rút ra những bài học và tìm ra những phương pháp hữu
hiệu.

a. Đói nghèo và việc giải quyết đói nghèo trên thế giới
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài
người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên
tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra
cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh
dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm
họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề

nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một
căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về
tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm
vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người
lại vẫn là sự nghèo đói. Hàng tỷ người vẫn khốn cùng và đói khát, thiệt thòi lớn
nhất là trẻ em. Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ
em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả
bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong
những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến
trường.
Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc
biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức
nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện
xóa đói giảm nghèo.
Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình
hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ


21
chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này
trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn
lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu
Phi, châu Á. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn
hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ
như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giai
cấp và các chế độ xã hội khác nhau. Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa con người
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xóa đói giảm

nghèo. Chính xã hội, mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng là lợi nhuận, là tiền bạc đã
làm phân hóa xã hội, đẩy nhiều người vào cảnh nghèo nàn khốn khó. Khoảng cách
chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự bần hàn càng bị nặng nề hơn bởi chính sự
vô trách nhiệm của các nước phát triển phương Tây, của giai cấp những người giàu
có. Thái độ “sống chết mặc bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư xử ở xã hội của
những kẻ say lợi nhuận. Vì vậy, quan điểm cũng như hành động của giới chức
phương Tây trong việc giải quyết nghèo đói trên thế giới hiện nay chỉ giới hạn trong
phạm vi hẹp, chỉ là để làm giảm cơn đau khốn khó, hoặc cùng lắm đó là việc làm
mang tính nhân đạo mà thôi.
b. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc xóa đói giảm nghèo

Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích
vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức,
bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh
phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn
gốc bất công xã hội.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Vấn đề
công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói
giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây,
Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội.


22
Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển.
Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các
lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội phải
được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây
dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi

hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp
nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa
tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần
khoảng cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe
của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội đòi hỏi
phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói
giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Để bảo đảm và hướng tới công bằng xã hội,
Đảng ta khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi
đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát
triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình
thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa
bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”.
Trong quá trình thiết kế, chỉ đạo thi công việc xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những mặt mạnh và mặt yếu
của cơ chế thị trường, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo: “Để phát triển
sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên
thực tế còn có sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan
tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống
làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công
bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”.


23
Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quan chính
trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta đã đưa ra những
chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói, giảm
nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấp quốc gia
và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo.

c. Lợi ích thiết thực của việc xóa đói giảm nghèo

Lợi ích thiết thực của tín dụng NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định
lượng (như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi...) và các chỉ tiêu định tính (như cho vay
vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh
tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng).
Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của
Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo là chương trình
lớn và quan trọng, có tác động mạnh đến giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống
của người nghèo. Chương trình này đã lồng ghép một loạt các hạng mục phát triển
kinh tế-xã hội như: Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng cấp xã, tín dụng cho người
nghèo, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và các chương
trình khuyến nông.
Với chính sách toàn diện thúc đẩy mọi khía cạnh của đời sống, hướng đến
nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất ở vùng sâu, vùng xa, các chương
trình này đã đạt được mục tiêu chung là giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện điều
kiện sống của nhóm người dân những vùng này. Kết quả đánh giá tác động quavài
năm gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm 4-5%/năm và khả năng tiếp cận dịch vụ
xã hội như giáo dục, y tế, điện, nước sạch của các hộ gia đình tăng đáng kể. Công
tác xóa đói giảm nghèo của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH,
mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội
và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:


24
* Đối với khách hàng
Giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được một cách
tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho các đối
tượng này tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
*Đối với NHCSXH

- Giúp NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và các chủ
đầu tư giao cho NHCSXH quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH được ổn
định và phát triển bền vững.
- Giúp NHCSXH thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, đảm
bảo việc làm và đời sống cho cán bộ viên chức của ngân hàng.
- Nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCSXH. Giúp NHCSXH trở thành một
định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và
Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
*Đối với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội
- Tác động như một đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, kích thích hộ nghèo, hộ
cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên, làm quen dần với nền sản
xuất hàng hoá, tập lo toan tính toán làm ăn, tạo nguồn thu cải thiện đời sống gia
đình để XĐGN.
- Góp phần tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị
trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, đưa chính
sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác.
* Đối với sự phát triển của đất nước
- Góp phần đạt được kết quả và mục tiêu của hệ thống chính sách xã hội trong
quá trình phát triển của quốc gia. Mục tiêu tối cao của hệ thống chính sách xã hội
trong nền kinh tế là xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, hướng tới một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.


25
- Góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng lòng tin của dân với Đảng và
Nhà nước. Đảng và Nhà nước gần dân thông qua việc xây dựng được mối liên kết

tốt giữa Nhà nước với các tổ chức Chính trị xã hội và nhân dân, nhất là người dân
nghèo.
- Góp phần phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông
thôn và nông dân.
1.1.2. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH cấp huyện
a. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
* Vốn điều lệ
Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung trong
quá trình hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội được bổ sung vốn điều lệ hàng
năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao.
Các quỹ được hình thành trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách
xã hội bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ,
quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý.
Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương) để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã
hội khác theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
* Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu,
tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các
đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
b. Vốn huy động
- Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong
phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
- Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân
hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam
tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiềngửi
nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà



×