Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn tinh bột sắn nhiệt đồng tâm vĩnh thạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ THỊ MẾN THƢƠNG

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH
BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TINH BỘT SẮN NHIỆT ĐỒNG TÂM VĨNH THẠNH

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Hồ Văn Nhàn

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã
chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Mến Thƣơng

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học


Quy Nhơn, đã tổ chức khoá học và tạo điều kiện rất tốt cho các học viên
chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường;
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hồ Văn Nhàn đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này;
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể q thầy cơ giáo Khoa Kinh tế & Kế
tốn - Trường Đại học Quy Nhơn cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học; Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban
Lãnh đạo và tập thể nhân viên trong Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng
Tâm Vĩnh Thạnh đã tích cực giúp tơi hồn thành luận văn.
Trong q trình học tập nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thơng cảm và ý kiến đóng
góp của q thầy cơ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Võ Thị Mến Thƣơng

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan .......................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................... 7
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH
BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP ............................. 9
1.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ .................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ................................................................ 9
1.1.2 Vai trị kiểm sốt nội bộ ..................................................................... 11
1.1.3 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh
nghiệp .......................................................................................................... 12
1.1.4 Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ............................. 13
1.1.5 Hạn chế của kiểm soát nội bộ ............................................................ 25
1.2 Kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền trong doanh nghiệp ........ 26
1.2.1 Đặc điểm, sai phạm có thể sảy ra và mục tiêu kiểm soát .................. 26
1.2.2. Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình bán hàng - thu tiền 31
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 38

download by :


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU
TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CƠNG TY TNHH TINH BỘT
SẮN NHIỆT ĐỒNG TÂM VĨNH THẠNH ................................................ 39
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt đồng tâm
Vĩnh Thạnh ...................................................................................................... 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 39
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt
Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ............................................................................... 40
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty ..................................... 41

2.2 Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại
Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ............................ 51
2.2.1 Đặc điểm hệ thống kế toán liên quan đến chu trình bán hàng - thu
tiền tại cơng ty ............................................................................................. 52
2.2.2 Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hành - thu tiền
tại Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ................... 58
2.3 Đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu
tiền tại Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ................ 81
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 86
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT
NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY
TNHH TINH BỘT SẮN NHIỆT ĐỒNG TÂM VĨNH THẠNH............... 87
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ................ 87
3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán
hàng - thu tiền tại Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ..... 88
3.2.1 Hoàn thiện mơi trường kiểm sốt .......................................................... 88
3.2.2 Khắc phục rủi ro................................................................................... 91
3.2.3 Hồn thiện các thủ tục kiểm sốt bội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại
Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ............................. 92

download by :


3.2.4 Hồn thiện cơng tác thơng tin - truyền thơng....................................... 104
3.2.5 Hồn thiện cơng tác giám sát .............................................................. 105
Kết luận chương 3....................................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCQT

Báo cáo quản trị

DN

Doanh nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐQT

Hội đồng quản trị

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KH


Khách hàng

NVBH

Nhân viên bán hàng

PXK

Phiếu xuất kho

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Công ty ....................................................... 44
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Tinh bột sắn nhiệt
Đồng Tâm Vĩnh Thạnh giai đoạn 2016-2018 ............................... 45
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn

của nhà máy năm 2018 ................................................................. 50
Bảng 2.4: Chi phí sản xuất 1 kg tinh bột sắn thành phẩm .............................. 50
Bảng 2.5: Doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng của nhà máy ............ 51
Bảng 2.6: Bảng về đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bán hàngthu tiền .......................................................................................... 61

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH tinh bột sắn
nhiệt Đồng tâm Vĩnh Thạnh ......................................................... 41
Hình 2.2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn ....................................................... 47
Hình 2.3. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn Cơng ty ....................................... 52
Hình 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ ..................................................... 54
Hình 2.5: Trình tự ghi sổ kế tốn theo Hình thức kế tốn trên máy vi tính .... 57
Hình 2.6. Lưu đồ hoạt động bán hàng ............................................................ 66
Hình 2.7. Lưu đồ hoạt động cung cấp sản phẩm............................................ 68
Hình 2.8. Lưu đồ hoạt động lập hóa đơn, ghi nhận và theo dõi cơng nợ....... 71
Hình 2.9. Lưu đồ hoạt động thu tiền ............................................................... 75
Hình 3.1. Kiểm soát xét duyệt bán chịu ........................................................ 100

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống KSNB tại một DN có vai trị hết sức quan trọng. Nó là nền
tảng để các hoạt động thơng thường được diễn ra một cách hiệu quả và hiệu

năng. Đây cũng chính là lý do vì sao các KTV quan tâm đến hệ thống KSNB
đầu tiên khi tiến hành một cuộc kiểm tốn tại mỗi đơn vị. Việc tìm hiểu hệ
thống KSNB tại một DN sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu được cách thức
làm việc đặc thù của từng bộ phận, phòng ban trong DN cũng như mối tương
tác giữa các bộ phận phòng ban này với nhau. Từ đó, có cái nhìn tương đối
tổng quan về hoạt động của một DN nói chung và của từng chu trình, phần
hành nói riêng tại DN. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn tình hình sản xuất
kinh doanh của mình ngày càng phát triển và giảm thiểu tối đa những rủi ro
có thể xảy ra. Để đạt được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống
kiểm sốt nội bộ như một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm sốt được
tình hình hoạt động của doanh nghiệp sao cho đảm bảo được các mục tiêu đã
đề ra.
Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như
trong nước, địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng hồn thiện cơng tác
kiểm tra, kiểm sốt, nâng cao năng lực quản lý của mình để hạn chế những
gian lận sai sót có thể xảy ra, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của mình.
Cơng tác kiểm sốt nội bộ được thực hiện ở hầu hết các hoạt động của
doanh nghiệp, đặt biệt trong doanh nghệp sản xuất cũng như doanh nghiệp
thương mại việc bán hàng và thu tiền xảy ra thường xun thì những sai sót,
gian lận sẽ làm thay đổi chi phí dẫn đến sai lệch nghiêm trọng kết quả kinh
doanh. Chu trình bán hàng - thu tiền là một chu trình quan trọng trong quá

download by :


2
trình kinh doanh của doanh nghiệp nên cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình
này ln được các nhà quản lý quan tâm.
Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh hiện nay có

rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang dần chiếm lĩnh thị trường. Điều này buộc
Công ty phải có những chính sách và biện pháp nhằm gia tăng phần lợi nhuận
và cũng làm giảm thiểu các rủi ro, gian lận để có thể cạnh tranh với các đối
thủ, chiếm lĩnh lại thị trường và có thể mở rộng sang các khu vực lân cận.
Từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm sốt nội
bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng
Tâm Vĩnh Thạnh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Đã có một số đề tài liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Luận văn: “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu
bán hàng tại Công ty Thông tin di động (VMS)” của tác giả Vũ Ngọc Nam;
Luận văn thạc sĩ kinh doanh của Trường Đại học Đà Nẵng năm 2016. Luận
văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, trong quá trình tìm hiểu
và thu thập số liệu từ thực tế, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích,
so sánh, đối chiếu, chứng minh,… để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Luận văn này
đã trình bày một cách có hệ thống đặc điểm dịch vụ viễn thông, dịch vụ thông
tin di động. Luận văn đưa ra những đặc điểm dịch vụ viễn thông, dịch vụ
thông tin di động ảnh hưởng đến việc kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và
tiền thu bán hàng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tế về kiểm sốt nội bộ đối với
doanh thu và tiền thu bán hàng tại Công ty Thơng tin di động , qua đó đánh
giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó luận văn
đưa ra những giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền
thu bán hàng tại Công ty Thông tin di động.

download by :


3
Luận văn: “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu

bán điện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng”
của tác giả Thái Như Quỳnh; Luận văn thạc sĩ kinh doanh của Trường Đại
học Đà Nẵng năm 2015. Trong luận văn này thì tác giả đã trình bày những lý
luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ, làm rõ hơn những lý luận về kiểm
soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu bán hàng tại doanh nghiệp. Luận văn
đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tế về kiểm soát nội bộ đối với doanh thu
và tiền thu bán điện tại Công ty Điện lực Đà Nẵng, qua đó đánh giá những kết
quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Luận văn còn đưa ra được
những giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu
bán điện tại Công ty Điện lực Đà Nẵng. Kết quả của luận văn có thể áp dụng
thực tế trong cơng tác kiểm sốt nội bộ doanh thu và tiền thu bán điện tại
Công ty, phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp điện năng ở khâu phân phối
điện. Tuy nhiên, ở luận văn này tác giả đã đưa các giải pháp để tăng cường
kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền còn chung chung, chưa cụ thể
Luận văn: “Tăng cường kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền
tại Viễn thông Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo; Luận văn
thạc sĩ kinh doanh của Trường Đại học Đà Nẵng năm 2015. Tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn để giải
quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. Luận văn đã giải quyết
các vấn đề sâu: Một là, luận văn đã trình bày lý luận cơ bản về kiểm sốt nội
bộ đồng thời hệ thống và làm rõ hơn lý luận về kiểm sốt nội bộ chu trình bán
hàng và thu tiền trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu bậc
các điểm khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh viễn thơng ảnh hưởng
đến kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền trong các doanh nghiệp
viễn thông. Thứ hai, luận văn đã di sâu nghiên cứu, phân tích thực tế cơng tác

download by :



4
kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Viễn thơng Quảng Ngãi, từ
đó đánh giá và chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong đơn vị cần phải khắc
phục; Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu những lý luận và thực tế cơng tác kiểm
sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Viễn thông Quảng Ngãi, luận
văn đã đưa ra được những giải pháp tăng cường kiểm sốt nội bộ chu trình
bán hàng và thu tiền tại Viễn Thông Quảng Ngãi.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Võ Thị Bích Phụng
(năm 2012) với đề tài “Kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại
Cơng ty cổ phần Bắc Âu”. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm
sốt nội bộ nói chung và kiểm sốt nội bộ đối với chu trình bán hàng - thu tiền
nói riêng trong doanh nghiệp; trình bày thực trạng kiểm sốt nội bộ chu trình
bán hàng - thu tiền tại Công ty Cổ phần Bắc Âu, là một doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực thuốc tân dược. Đồng thời, tác giả thực hiện
việc đánh giá thực trạng kiểm sốt nội bộ chu trình này tại đơn vị. Từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm tăng cường kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng –
thu tiền tại Công ty Cổ phần Bắc Âu.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Phan Thị Mỹ Liên
(năm 2011) với đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền
thu bán hàng tại Công ty cổ phần gạch men COSEVCO 75 Bình Định”. Luận
văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản, đó là: Trình bày những vấn
đề lý luận về kiểm soát nội bộ doanh thu và thu tiền trong doanh nghiệp:
Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ, khái niệm, đặc điểm và
nội dung của kiểm soát nội bộ về doanh thu và hoạt động thu tiền trong doanh
nghiệp. Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng các yếu tố mơi
trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm sốt có ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và
tiền thu bán hàng tại công ty. Chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại

download by :



5
trong KSNB doanh thu và tiền thu bán hàng tại Công ty. Luận văn đã đề xuất
nhưng giải pháp tăng cường về mơi trường kiểm sốt, thủ tục kiểm sốt để
tăng cường thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu bán hàng tại
Công ty.
- Luận văn tốt nghiệp kế toán của tác giả Lê Thị Xuân Viện (năm 2010)
với đề tài “Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Cơng ty cổ
phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng – MASCO”. Luận đã hệ thống
những vấn đề lý luận chung: Các quan điểm khác nhau về KSNB, sự cần thiết
xây dựng hệ thống KSNB trong Công ty, các bộ phận cấu thành hệ thống
KSNB. Đồng thời, tác giả cũng hệ thống các lý luận cơ bản của KSNB trong
điều kiện tin học hóa. Trình bày thực trạng về hệ thống KSNB chu trình bán
hàng và thu tiền tại Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại nhiều khiếm khuyết
khiến hệ thống chưa phát huy hết hiệu quả như mong muốn. Nêu ra các giải
pháp nhằm hồn thiện hệ thống KSNB chu trình bán hàng và thu tiền phù hợp
với quy mô và cơ cấu của Công ty.
Từ các đề tài đã nghiên cứu và những tài liệu tham khảo trên, trên cơ sở
lý luận cùng với thực tế tại đơn vị, tác giả đã hệ thống giải pháp về kiểm sốt
nội bộ nói chung và kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng
nền tảng cho q trình hồn thành đề tài “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội
bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng
Tâm Vĩnh Thạnh.
Các giáo trình, tài liệu, văn bản quy định có liên quan đến việc thực
hiện đề tài, như:
Cuốn sách “Kiểm soát nội bộ” (2014) của Trường Đại học Kinh Tế TP
HCM do Nhà xuất bản Phương Đơng phát hành. Nội dung cuốn sách trình
bày khái quát về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu


download by :


6
của COSO, các loại gian lận và biện pháp ngăn ngừa, các thủ tục kiểm sốt
cho từng chu trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
- “Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07-12-2009 về việc hướng dẫn
trích lập và sử dụng các khoản dự phịng” của Bộ Tài Chính. Nội dung của
thơng tư quy định cụ thể về phương pháp trích lập cũng như việc xử lý các
khoản dự phịng đã trích lập.
- “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác”
của Bộ Tài Chính. Nội dung chuẩn mực nói về doanh thu bao gồm tổng giá trị
các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được, cách xác định, nhận
biết doanh thu và thu nhập khác.
- “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi
ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi
trường của đơn vị” của Bộ Tài Chính.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Qua nghiên cứu thực trạng về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền ở
Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh, chỉ ra những hạn
chế còn tồn đọng cần được khắc phục trong cơng tác kiểm sốt nội bộ chu
trình bán hàng và thu tiền tại Cơng ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền được tốt hơn, phù
hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng tình hình kiểm sốt nội bộ đối với chu
trình bán hàng - thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh
Thạnh và nêu ra những mặt cịn yếu kém, thiếu sót trong kiểm sốt nội bộ về

hoạt động này tại Cơng ty.
- Hệ thống hóa lý luận về kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền

download by :


7
trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB chu trình bán
hàng và thu tiền phù hợp với quy mô và cơ cấu của Công ty TNHH tinh bột
sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền
của Cơng ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nghiên cứu số liệu thực
tế của Công ty và giới hạn ở cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng –
thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp để làm rõ
thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại đơn vị,
gồm:
- Quan sát: Quan sát việc thực hiện công tác kiểm sốt chu trình bán
hàng - thu tiền tại Cơng ty
- Phân tích, so sánh, đối chiếu: Dựa trên số liệu thu thập được của đơn
vị rồi tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn hệ thống hoá lý luận cơ bản về cơng tác kiểm sốt nội bộ chu
trình bán hàng - thu tiền
Qua phân tích và đánh giá thực trạng luận văn đã nêu lên những bất

cập, tồn tại đối với các thủ tục kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền
tại Cơng ty, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hồn thiện các thủ tục
kiểm soát này. Các giải pháp đưa ra đơn vị có thể tham khảo và ứng dụng

download by :


8
trong thực tiễn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu
tiền trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm sốt nội bộ chu trình
bán hàng - thu tiền tại Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm Vĩnh
Thạnh.

download by :


9

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU
TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ
1.1.1. Khái niệm kiểm sốt nội bộ
Theo liên đồn kế tốn quốc tế (2017), KSNB là một quá trình được
thiết kế và chịu sự chi phối của các nhân viên trong một tổ chức và của các

nhà quản lý với mục đích đảm bảo việc đạt được các mục tiêu về độ tin cậy
của báo cáo tài chính, hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt động.
Theo COSO (2017), KSNB được xem là một quá trình được chi phối
bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và nhân viên của tổ chức. KSNB được
thiết lập nhằm đảm bảo độ tin cậy cho báo cáo tài chính, cũng như các quy
định và luật lệ được tuân thủ, hoạt động hiệu quả.
Theo Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (American Institute of
Certificated Public Accountant – AICPA): “Kiểm soát nội bộ bao gồm kế
hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa
nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an tồn tài sản có của họ, kiểm tra sự
phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt
động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”.
Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm tốn quốc tế số 315 (ISA 315), kiểm
soát nội bộ gồm các yếu tố như: Quá trình đánh giá rủi ro, mơi trường kiểm
sốt, các hoạt động giám sát và kiểm sốt, truyền thơng và thơng tin. Chuẩn
mực kiểm sốt quốc tế 315 đã có những chuyển biến tích cực giúp tăng cường
chất lượng kiểm tốn thơng qua việc thay đổi hình thức tiếp cận hệ thống
KSNB cũng như các quan điểm liên quan đến môi trường kinh doanh và đặc
biệt chú trọng đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong q trình thu
thập thông tin, phát hiện ra các rủi ro trong báo cáo tài chính.

download by :


10
Có thể nói rằng, trong bất kỳ thực thể kinh tế nào, KSNB ln đóng vai
trị vơ cùng quan trọng. Dưới đây là các nội dung chính của KSNB:
Một là, KSNB bị chi phối bởi con người trong đơn vị, bao gồm: Các
nhà quản lý, các nhân viên, ban Giám đốc. Các mục tiêu và cơ chế kiểm soát
được đặt ra bởi con người. Hơn nữa, KSNB có khả năng tác động lại vào

hành vi của con người. Mỗi người sẽ có lối suy nghĩ, cách thức, hành động
khác nhau khi bắt tay vào công việc. Đồng thời, KSNB cũng tạo ra ý thức
kiểm soát ở mỗi cá nhân, từ đó hướng các hoạt động của cá nhân đến mục tiêu
chung của tổ chức.
Hai là, KSNB không phải là một sự kiện hay một tình huống mà đó là
cả một quá trình, một chuỗi các hoạt động được thực hiện tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động và quản lý, kiểm sốt ln tồn tại và được thực
hiện trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức nhằm điều
chỉnh hoặc thực hiện mỗi hoạt động đó.
Ba là, KSNB ln đảm bảo tính hợp lý cho các nhà quản lý giúp đơn vị
đạt được mục tiêu của mình.
Tóm lại, mặc dù có nhiều quan niệm về KSNB của nhiều tổ chức, đơn
vị nhưng nhìn chung bản chất của KSNB trong các quan niệm đều giống
nhau. Một hệ thống KSNB được hiểu gồm những yếu tố thuộc về cơ chế
KSNB bao gồm tồn bộ mơi trường, cơ cấu tổ chức tại đơn vị như việc phân
cấp, phân quyền, ủy quyền …; các quy trình quy chế nghiệp vụ giúp đơn vị
hoạt động có hiệu quả nhằm tránh các rủi ro liên quan; việc truyền đạt cung
cấp các thông tin trong đơn vị và công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo
cho việc vận hành các cơ chế KSNB được thực hiện có hiệu quả.
Như vậy, hệ thống KSNB trong một tổ chức có thể được hiểu là hệ
thống các thủ tục, chính sách được thiết kế và thực hiện trong nội bộ một tổ
chức nhằm đạt được các mục tiêu quản lý, bao gồm:

download by :


11
- Đảm bảo sự tuân thủ các quy định trong nội bộ tổ chức cũng như của
Nhà nước.
- Đảm bảo đến mức độ thấp nhất việc thất thoát tài sản trong tổ chức.

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức.
- Đảm bảo các thông tin đưa ra là trung thực, hợp lí và đáng tin cậy.
- Đảm bảo đạt được các mục tiêu đã định.
1.1.2 Vai trị kiểm sốt nội bộ
Hệ thống KSNB đóng vai trị quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó
sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu những sai sót
và rủi ro trong quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống
KSNB phát hiện được những thiệt hại, sai sót và hành vi vi phạm trong
việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp đề ra được
những biện pháp để bảo vệ tài sản hữu hiệu và sử dụng hợp lý hơn nguồn
tài sản của doanh nghiệp.
Thơng tin tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp. Nếu hệ thống thông tin sai lệch so với thực tế sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ
không nắm bắt hết hoạt động của Cơng ty mình từ đó đề ra những phương
hướng hoạt động không đúng.
Hệ thống KSNB duy trì và kiểm tra việc tn thủ các chính sách có
liên quan, ngăn chặn và phát hiện kịp thời những gian lận và sai sót trong
doanh nghiệp.
Hệ thống KSNB cũng giúp cho nhà quản lý xem xét hiệu quả hoạt động
và năng lực quản lý của doanh nghiệp, tìm ra được điểm yếu trong năng lực
quản lý của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Dựa trên những thơng tin có được nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn
tổng quan, đầy đủ về thực trạng tồn tại của doanh nghiệp mình để đưa ra

download by :


12
những biện pháp cải thiện. Sự hiệu quả của hệ thống KSNB được đánh giá

dựa trên 5 bộ phận của hệ thống KSNB. Việc xác định tổng quan hệ thống
KSNB có hiệu quả hay khơng là kết quả của việc đánh giá liệu mỗi bộ phận
của hệ thống KSNB có hiện hữu và các bộ phận có hoạt động đồng bộ hay
không.
1.1.3 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp
Hệ thống KSNB về cơ bản gồm các nguyên tắc sau:
- Giám sát điều hành và văn hóa kiểm sốt: Hội đồng quản trị có trách
nhiệm xét duyệt, kiểm tra các chiến lược kinh doanh, chính sách của doanh
nghiệp, biết được các rủi ro chính của doanh nghiệp. Ban điều hành chịu trách
nhiệm thực thi chiến lược của Hội đồng quản trị, có sự phân cơng trách nhiệm
rõ ràng giữa các bộ phận và giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của
kiểm soát.
- Nhận biết và đánh giá rủi ro: Hệ thống thống KSNB xác định, đánh
giá những rủi ro chính như rủi ro về đối tác, rủi ro trong quá trình phân phối
sản phẩm, rủi ro về nguồn nhân lực, ... có thể ảnh hưởng đển việc thực hiện kế
hoạch của doanh nghiệp.
- Hoạt động kiểm sốt, phân cơng phân nhiệm: Hoạt động kiểm sốt
diễn ra hàng ngày tại doanh nghiệp, đảm bảo cơng việc được phân công
hợp lý.
- Thông tin truyền thông: Thông tin tin cậy, kịp thời, sử dụng dữ liệu
bằng máy tính đảm bảo an tồn và bảo mật.
- Giám sát và sửa chữa sai phạm lớn, quan trọng: Hệ thống KSNB giúp
theo dõi và kiểm tra liên tục, do đó những sai phạm lớn, quan trọng sẽ được
báo cáo kịp thời tới Ban điều hành và Hội đồng quản trị.
Việc đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện bởi thanh tra của doanh

download by :



13
nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải có hệ thống KSNB phù hợp đáp ứng được
yêu cầu của môi trường kinh doanh.
Để thực hiện thành cơng các biện pháp KSNB địi hỏi doanh nghiệp phải
tuân thủ theo một số nguyên tắc chung:
Thứ nhất, một mơi trường văn hố nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo
đức và phân cơng trách nhiệm rõ ràng.
Thứ hai, quy trình hoạt động và quy trình KSNB được xác định rõ ràng
bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ Công ty.
Thứ ba, các hoạt động rủi ro được phân tích rõ ràng giữa những nhân
viên khác nhau.
Thứ tư, mọi nhân viên đều phải tuân thủ KSNB.
Thứ năm, trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng.
Thứ sáu, định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập.
Thứ bảy, mọi giao dịch quan trọng phải được ghi lại dưới dạng văn bản.
Và định kỳ kiểm tra, nâng cao hiệu quả các biện pháp KSNB.
1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB được nghiên cứu và thiết kế trên 05 yếu tố, đó là mơi
trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hệ thống thơng tin, hoạt động kiểm sốt và
hoạt động giám sát.
1.1.4.1 Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt được thiết lập trong nội bộ tổ chức, ảnh hưởng
trực tiếp đến nhận thức kiểm soát của tất cả các nhân viên trong tổ chức. Mơi
trường kiểm sốt có thể hiểu là những nhân tố của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống KSNB và là các yếu tố tạo môi trường, trong đó tồn bộ
cán bộ, nhân viên của tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của KSNB.
Nhờ môi trường kiểm sốt, sắc thái chung của Cơng ty được tạo ra, nơi mỗi
nhân viên thực hiện nghĩa vụ kiểm sốt của mình.

download by :



14
Mơi trường kiểm sốt gồm mơi trường bên trong và mơi trường bên
ngồi, mơi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động, xây dựng và tổ chức
kiểm soát thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của tổ chức. Các yếu tố
của mơi trường kiểm sốt thể hiện thái độ, quan điểm, nhận thức và hành
động của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc đo lường hiệu quả của hoạt
động kiểm tra, kiểm soát phụ thuộc nhiều vào quan điểm quản lý của tổ chức
đó. Nếu tổ chức coi trọng công tác kiểm tra, KSNB sẽ được phản ánh rõ trong
nhận thức của nhà quản lý, các nhân viên trong tổ chức trong việc tuân thủ
mọi nội quy, quy định, chế độ được đề ra. Ngược lại, nếu các nhà quản lý coi
trọng công tác KSNB, các cơ chế của KSNB sẽ hoạt động không hiệu quả do
các thành viên của tổ chức không thấy tầm quan trọng của hệ thống KSNB.
Mơi trường kiểm sốt gồm các yếu tố sau:
+ Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý và phong
cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách, thái độ của nhà lãnh đạo khi điều
hành hoạt động của đơn vị (COSO, 2013). Nếu nhà lãnh đạo cấp cho đánh giá
rằng KSNB quan trọng, các thành viên khác trong tổ chức cũng cảm nhận
được điều đó quan trọng và sẽ theo đó, tận tâm xây dựng hệ thống KSNB.
Tinh thần này được thể hiện thành những quy định đạo đức, cách ứng xử
trong quá trình làm việc. Trong các cơ quan, triết lý quản lý thông qua việc
lãnh đạo nhận thức được chức năng, tầm quan trọng, sự cần thiết của KSNB
đối với việc kiểm tra, giám sát các hoạt động, từ đó chủ động xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ, xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động làm căn cứ thực hiện
và kiểm soát các hoạt động. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức
không nhận thấy tầm quan trọng của KSNB, nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm
đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ cịn là hình thức chứ khơng có ý
nghĩa thực sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị không đạt được như
mong muốn.


download by :


15
+ Năng lực nhân viên: Năng lực nhân viên gồm trình độ hiểu biết, kỹ
năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực,
tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu. Họ cũng phải có am hiểu đúng đắn về trách
nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB (COSO, 2013). Đội
ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, chun mơn tốt là một trong những yếu tố
góp phần quyết định đến việc thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ chức.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu biết được
việc xây dựng, duy trì KSNB, tầm quan trọng của KSNB và trách nhiệm của
họ trong việc thực hiện mục tiêu, sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân
trong tổ chức bằng trách nhiệm của mình đều phải nắm rõ vai trị của hệ thống
KSNB. Lãnh đạo và nhân viên cần có các kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro,
đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Tổ chức có thể nâng
cao trình độ cho các nhân viên của tổ chức bằng cách tổ chức đào tạo. Trong
đó, hướng dẫn về mục tiêu KSNB sẽ là một trong những nội dung đào tạo,
phương pháp giải quyết các tình huống khó xử trong cơng việc.
+ Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông
suốt trong ủy quyền và phân công nhiệm vụ. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức
phải ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt
động không phù hợp, tránh các trường hợp tiếp tay hay phát sinh ra các vi
phạm, che dấu sai lầm và gian lận. Cơ cấu tổ chức gồm sự phân chia quyền,
trách nhiệm báo cáo, hệ thống báo cáo phù hợp. Trong cơ cấu tổ chức, cũng
bao gồm bộ phần kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra
được tổ chức độc lập với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến
lãnh đạo cao nhất trong cơ quan.

+ Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự gồm việc tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, hay kỷ luật,

download by :


16
hướng dẫn nhân viên. Sự đóng góp của mỗi cá nhân trong KSNB và khả
năng, sự tin cậy của họ là rất cần thiết để giúp hoạt động kiểm soát được hữu
hiệu (COSO, 2013). Do đó, các tổ chức cần phải chú trọng nhiều hơn tới cách
thức tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ
luật trong mơi trường kiểm sốt. Việc tuyển dụng nếu được chú trọng và làm
tốt ngay từ đầu sẽ giúp tổ chức lựa chọn được nhân viên có đạo đức, kinh
nghiệm để thực hiện tốt công việc được giao, việc đào tạo, bồi dưỡng cũng
giảm bớt chi phí và thời gian.
Các nhà lãnh đạo của tổ chức phải thiết lập các chương trình động
viên, khuyến khích nhân viên bằng nhiều hình thức khen thưởng như
thưởng doanh thu, thưởng dự án, thưởng nóng, ... Đồng thời, cần tăng
cường các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm để tăng
tính răn đe cho tồn thể nhân viên. Ban lãnh đạo cần làm rõ các quy định
xây dựng một số chính sách đãi ngộ người lao động, đặc biệt là chú ý đến
công tác khen thưởng hoặc xử phạt, tuyển dụng nhân sự, bồi dưỡng đội
ngũ, tăng thêm thu nhập. Cụ thể như sau:
- Thực hiện khen thưởng với các cán bộ, nhân viên thực hiện tốt các
quy chế, quy định, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thành tích tốt trong lao
động, học tập, có sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến quy trình làm việc,... hoặc
những cá nhân, đơn vị thực hiện tiết kiệm chi phí.
- Các biện pháp kỷ luật vi phạm phải được xử lý theo đúng nội quy của
Công ty và xử lý các hành vi như khơng hồn thành nhiệm vụ, làm việc thiếu
trách nhiệm,...

- Công khai rộng rãi nhu cầu tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại
chúng để thu hút thêm nhiều ứng viên. Phải có hội đồng tuyển dụng và bản
mơ tả cơng việc cho từng vị trí để các bộ phận tuyển dụng có thể dễ dàng và
tuyển được đúng người hơn.

download by :


×