Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giáo án chủ đề STEM điều chế tinh dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.17 KB, 19 trang )

DỰ ÁN: ĐIỀU CHẾ TINH DẦU
I-PHẦN TỔNG QUAN
1. Tên chủ đề: ĐIỀU CHẾ TINH DẦU
2. Mô tả chủ đề:
Điều chế tinh dầu vừa giúp hạn chế rác thải ra môi trường, vừa tạo ra
tinh dầu tự nhiên dùng để gội đầu, đuổi muỗi, làm đẹp, làm thơm phòng…
Giúp học sinh vận dụng kiến thức của các môn lý, Sinh để thực hiện các
thí nghiệm có giá trị ứng dụng trong cuộc sống để xây dựng quy trình điều chế
sản phẩm.
Rèn luyện kỹ năng thực hành như cắt vỏ cây, đun bếp, đo lường lượng
nước dùng để đun bếp, chiết cất tinh dầu từ các nguyên liệu tự nhiên vào chai,
lọ…phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình giao tiếp hợp tác…
khơi gợi óc sáng tạo cho học sinh, bước đầu tập cho học sinh làm quen với khoa
học công nghệ thông qua kiến thức vật lý, sinh học và tốn học.
Giúp học sinh tìm hiểu đề tài “ Điều chế tinh dầu ” ở nhà qua sách báo, tài
liệu, Internet…để nắm vững nguyên lí chưng cất tinh dầu . Ở nhiệt độ cao tinh
dầu từ các bộ phận của thực vật bay hơi, khi gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt
và rơi xuống.
Giáo dục tình yêu khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho
học sinh.
Dự án này giúp các em học sinh biết cách tận dụng một số rác thải ra


2
ngồi mơi trường để chế tạo một sản phẩm đơn giản đó là tinh dầu từ một số
nguyên liệu tự nhiên sẵn có với nhiều cơng dụng khác nhau.
3. Phân tích chủ đề STEM:
Trong chủ đề này, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới về các
lĩnh vực sau:
- Khoa học: Học sinh tìm hiểu để biết rằng ở nhiệt độ cao nước và tinh dầu
từ nguyên liệu tự nhiên như hoa, lá, thân, vỏ quả....bay hơi, khi gặp lạnh nước


tinh dầu ngưng tụ lại. Từ đó các em nắm vững nguyên lí điều chế tinh dầu từ
nguyên vật liệu tư nhiên.
- Công nghệ: Các em nghiên cứu và tìm hiểu, truy cập Internet... để nắm
được quy trình tạo ra tinh dầu trong tự nhiên như: Chanh, Sả, lá tràm, Hồi....
- Kĩ thuật: Các em biết cách sử dụng các vật dụng như kéo, dao, bếp điện,
bếp ga...để sơ chế nguyên liệu và đun nấu hay trưng cất... trong quá trình điều
chế ra sản phẩm.
- Nghệ thuật: Các biết cách lựa chọn các dụng cụ để đựng tinh dầu như chai
lọ gọn đẹp có tính thẩm mĩ.
- Tốn học: Học sinh biết cách tính tốn, ước lượng được lượng nước, số
lượng nguyên liệu được sử dụng trong quá trình chưng cất hay điều chế để được
lượng tinh dầu tạo ra theo dự kiến.
- Vận dụng kiến thức các bộ mô liên quan để thực hiện chủ đề:
Môn Vật lý: Vật lí 6 ( bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ), Vật lí 8 ( Bài 19:
Các chất được cấu tạo như thế nào, Bài 20: Nguyên tử phân tử chuyển động hay
đứng yên). Học sinh tìm hiểu để biết rằng ở nhiệt độ cao nước và tinh dầu từ vỏ ,
thân cây… bay hơi, khi gặp lạnh nước và tinh dầu ngưng tụ lại. từ đó học sinh
nắm vững nguyên lí điều chế tinh dầu từ các nguyên liệu trong tự nhiên.
Môn sinh học 9: Bài 58 – Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Học
sinh biết cách sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển
phẩm chất yêu thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên, môi trường tự nhiên.
Môn Công nghệ :Thấy được và hiểu được vai trò của cuộc cách mạng
công nghệ .
Môn Mỹ thuật: Vận dụng kiến thức thẩm mỹ để biết cách sử dụng tinh
dầu mà mình điều chế được để làm đẹp, làm thơm phòng ốc…
4. Mức độ của chủ đề: Chủ đề là một dự án hồn chỉnh áp dụng kiến thức của
nhiều bộ mơn như Vật lý, Cơng nghệ, Tốn học, Sinh học và Mỹ thuật để tạo ra
sản phẩm giải quyết một số tình huống trong thực tế cuộc sống.
5. Đối tượng học sinh tham gia: Toàn bộ học sinh lớp 8 của trường (24 em học
sinh, chia làm 03 nhóm lớn để thực hiện chủ đề).

6. Địa điểm thực hiện:


- Dạy học: Trên lớp tại trường THCS xã Minh Hịa
- Tìm hiểu, trải nghiệm: Học sinh tìm hiểu đề tài : “ Điều chế tinh dầu “ ở
nhà qua sách báo, tài liệu, Internet...để nắm vững nguyên lí chưng cất tinh dầu từ
vỏ bưởi.
- Thực hành: Học sinh tự hành theo nhóm tại nhà.
7. Mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện chủ đề
a) Kiến thức
- Học sinh nhận biết được vai trò quan trọng của việc điều chế tinh dầu.
- Học sinh hiểu được thực tế của quy trình chưng cất tinh dầu từ nguyên
liệu tự nhiên, vai trò của tinh dầu đối với cuộc sống. Qua trải nghiệm các em
hiểu được những kĩ thuật sử dụng trong việc tạo ra sản phẩm. Từ những kĩ thuật
đó các em được rèn các kĩ năng: kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp
hợp tác…
- HS vận dụng các kiến thức đã học của các môn khoa học như: Sinh
học, Tốn học, Vật lý, Cơng nghệ, Mỹ thuật…..để tạo ra sản phẩm tinh dầu.
b) Kĩ năng:
– Đọc, tìm hiểu thu thập thông tin từ tài liệu.
– Tiến hành, phác họa cơ sở khoa học của việc chưng cất tinh dầu bưởi.
– Lập kế hoạch, tiến hành thu thập nguyên vật liệu chuẩn bị dụng cụ và
phác họa các bước của quy trình chưng cất tinh dầu từ vỏ bưởi theo các tiêu chí
cần đạt của giáo viên đề ra.
– Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện
được ý kiến của người khác.
– Tự đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí
GV đưa ra.
c) Phát triển phẩm chất:

– Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận
nhóm xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm.
-Tạo cảm hứng sáng tạo đam mê, thích thú vì thấy được công dụng của thứ
vứt đi là vỏ bưởi, giúp học sinh gắn kết với khoa học cơng nghệ, tích cực hơn
trong việc tìm tịi sáng tạo.
– u thích khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào giải
quyết nhiệm vụ được giao; Hòa đồng, giúp đỡ bạn.
– Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh
chung khi tiến hành thực nghiệm, thực hành.
d) Định hướng phát triển năng lực:


Định hướng phát triển một số năng lực: Năng lực thích ứng với cuộc sống,
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, khoa
học tự nhiên, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Dạy học trên lớp: Máy chiếu, giáo án, Video minh họa, các phiếu học tập, các
phiếu đánh giá tiêu chí sản phẩm.
- Học sinh tự nghiên cứu ở nhà: Giáo viên cung cấp tài liệu dành cho học sinh,
giới thiệu các địa chỉ trên Internet để học sinh nghiên cứu.
- Dạy học thực tế (trải nghiệm):
- Dạy học thực hành: Kết hợp trên lớp và hướng dẫn ở nhà.
2. Học sinh: Sách, vở, bút và các thiết bị cần thiết khác như: vỏ, hoa bưởi, xả,
chanh..... khoảng 3 kg nguyên liệu, nước lọc( khoảng 200ml), chén sứ nhỏ, hũ
thủy tinh, túi đựng đá, đá( khoảng 1-2 kg), bếp điện( hoặc bếp ga), nồi có vung
thủy tinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI TINH DẦU ĐƯỢC ĐIỀU CHẾ TỪ

CÁC NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN
(Thời lượng – 45 phút)
Hoạt động này gồm 02 hoạt động thành phần:
Hoạt động 1.1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI TINH DẦU THEO CÁC
CHỦ ĐỀ DO GIÁO VIÊN GỢI Ý
Hoạt động 1.2: ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG VÀ PHÁC THẢO BẢN VẼ Ý
TƯỞNG HỆ THỐNG CHƯNG CẤT TINH DẦU TỪ NGUYÊN LIỆU
THIÊN NHIÊN.
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có biết, hiểu và khả năng sau:
Điều chế tinh dầu vừa giúp hạn chế rác thải ra môi trường, vừa tạo ra
tinh dầu tự nhiên dùng để gội đầu đuổi muỗi, làm đẹp…
Qua nội dung chủ đề giúp học sinh phát triển các năng lực sau: năng lực
thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động, năng lực
định hướng nghề nghiệp.
Muốn đạt được những năng lực trên học sinh phải đạt được 3 yếu tố sau:
1. Kiến thức.


Giúp học sinh vận dụng kiến thức của các môn học ở các lớp:
Mơn Vật lý: Vật lí 6 ( bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ), Vật lí 8 ( Bài 19:
Các chất được cấu tạo như thế nào, Bài 20: Nguyên tử phân tử chuyển động hay
đứng yên). Học sinh tìm hiểu để biết rằng ở nhiệt độ cao nước và tinh dầu từ vỏ
quả, lá cây, thân cây… bay hơi, khi gặp lạnh nước và tinh dầu ngưng tụ lại. từ đó
học sinh nắm vững nguyên lí điều chế tinh dầu từ các nguyên liệu tự nhiên.
Môn sinh học 9: Bài 58 – Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản
phẩm dự án.
B. Nội dung:
GV cho HS xem video về quy trình chưng cất 1 số loại tinh dầu . Sau đó

cho HS trao đổi thảo luận về các bước trong quy trình tạo ra sản phẩm.
GV đưa ra câu hỏi, trao đổi thảo luận chia sẻ về cách điều chế ra tinh dầu
trong video của người đang thực hiện.
HS trao đổi, thảo luận và thấy được bất cập việc vỏ bưởi vứt rác làm ô
nhiễm môi trường. HS thảo luận, đưa ra các phương án để xử lí rác thải trên. Từ
đó đề xuất chủ đề điều chế tinh dầu .
GV cho học sinh trao đổi, thảo luận chia sẻ về dự án điều chế tinh dầu từ các
nguyên liệu thiên nhiên như: vỏ bưởi, hoa bưởi, vỏ quế, cây sả, chanh….
GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí
học tập.
▪ Bước 1. Nhận nhiệm vụ
▪ Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan dự án
▪ Bước 3. Lên phương án về quy trình và báo cáo.
▪ Bước 4. Làm sản phẩm
▪ Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan
trước khi lập quy trình điều chế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
– Bảng ghi kết quả trả lời các câu hỏi thảo luận nhóm theo yêu cầu cầu giáo
viên.
– Sổ ghi chép các nội dung học tập tại lớp, trả lời một số câu hỏi của giáo
viên xung quanh nhận thức về dự án điều chế tinh dầu .


– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo
luận phương án nghiên cứu quy trình thực tế về việc điều chế tinh dầu bưởi),
gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và nội dung thảo luận nhóm thực hiện
nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất quy trình thực hiện.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức nhóm học tập

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án từ 5–8 HS. Mỗi nhóm bầu
nhóm trưởng, thư kí.
Đặt vấn đề – giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem tranh ảnh và video rồi giao nhiệm vụ
Vấn đề cần tìm hiểu:
1- Qua quan sát ảnh hãy cho biết : Các loại hoa, quả và vỏ cây đó có mùi
hương như thế nào trong tự nhiên?
2- Muốn thu mùi hương thơm đó để sử dụng ta phải làm như thế
nào? 3- Vậy sản phẩm mà em điều chế được có tên là gì?
4- Tinh dầu là gì?Tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận nào của
cây?
5- Dựa vào hiểu biết em hãy cho biết công dụng của một số tinh
dầu? 6- Vậy tinh dầu được điều chế ra bằng những phương pháp
nào?
7- Trong các phương pháp điều chế theo em phương pháp nào dễ dàng
ứng dụng nhất? Vì sao?
8- Phương pháp chưng cất hơi nước dựa vào nguyên lí nào?
9- Quan sát tranh hãy cho biết sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự
nhiên?
10- Qua phần vừa nghiên cứu theo em chủ đề chúng ta nnghiên cứu là gì?

11- Đề xuất quy trình điều chế tinh dầu từ các nguyên liệu tự nhiên
– Trong phần nghiên cứu sơ lược về cách điều chế tinh dầu , tùy theo điều
kiện thực tiễn (thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực HS…), GV có
thể lựa chọn một số phương thức sau đây:
(1) Nghiên cứu video và trả lời các câu hỏi do giáo viên đề ra
(2) GV cho HS đề xuất ý tưởng, nêu các về quy trình điều chế tinh dầu .
- Trong phần thảo luận về đề xuất các ý tưởng điều chế tinh dầu bưởi GV
cần làm rõ, đánh giá được từng ý tưởng và chỉ rõ các bộ phận của ý tưởng.
Thống nhất tiến trình dự án

GV đặt vấn đề: Để hồn thành hiệu quả nhiệm vụ học tập này cần thực


hiện theo tiến trình như thế nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án.
– Với HS chưa quen làm dự án, GV thơng báo tiến trình và hướng dẫn HS.
Đối với HS đã có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu HS tự đề xuất các
công việc và phân phối thời gian trong dự án.
Ví dụ về tiến trình dự án:
TT Nội dung

Thời gian

Ghi chú

1

Tiếp nhận nhiệm vụ, xây 45 phút
dựng ý tưởng

Kế hoạch dự án, phân
nhóm, bầu nhóm trưởng

2

Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng
liên quan, hồn thiện bản vẽ,

2 ngày

HS làm việc theo nhóm


3

Lên phương án về quy trình
chưng cất

1 ngày

HS làm việc theo nhóm

4

Báo cáo, thuyết minh ý 45 phút
tưởng và Trình bày mơ hình
quy trình chưng cất tinh dầu

HS báo cáo tại lớp

5

Điều chế tinh dầu theo mơ
hình, phương án đã lựa chọn

1 tuần

HS làm việc theo nhóm

6

Báo cáo, trưng bày sản phẩm


45 phút

HS báo cáo tại lớp

Thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm của quá trình thực hiện dự án
– GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm học tập là lượng tinh
dầu học sinh điều chế được và cách trình bày quy trình điều chế? GV nhấn
mạnh cần phải có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cũng như đánh giá công
bằng.
– GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm (phụ lục 1).
Giao nhiệm vụ tìm kiến thức và kĩ năng điều chế tinh dầu .
– GV thông báo các chủ đề kiến thức liên quan cần tìm hiểu.
– GV giao yêu cầu cụ thể về tiếp thu kiến thức từng phần thơng qua phiếu
học tập để các nhóm hoàn thiện.
- GV giáo nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm ở hoạt động tiếp theo, cụ thể như
sau:
(1) Tìm hiểu kiến thức nền theo các chủ nêu trên, trả lời câu hỏi thông qua
các phiếu học tập nộp lại GV trong vòng 03 ngày.
(2) Thiết kế ý tưởng phác họa về quy trình chưng cất tinh dầu ý tưởng đã
được trao đổi, thảo luận ở phần trên. Dự kiến trình bày, báo cáo và bảo vệ ý
tưởng sau 01 ngày.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1: Hãy nêu công dụng của một số sản phẩm tinh dầu mà em
biết (ít nhất 03 sản phẩm)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 2: Nêu một số phương pháp điều chế tinh dầu mà em biết ?
Phương pháp nào đơn giản và dễ thực hiện nhất, vì sao ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………..
…………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 3: Đề xuất, lựa chọn một phương pháp điều chế tinh dầu ? Nêu
các bộ phận chính của dụng cụ định điều chế tinh dầu?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Tiêu chí đánh giá sản phẩm cho hoạt động 1:


STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

1

Nêu được cơng dụng, lợi ích của một số tinh dầu
trong cuộc sống hàng ngày.

……/1,5

2

Mỗi nhóm nêu được các phương pháp điều chế tinh
dầu, mỗi phương pháp 1 điểm, tối đa 3 điểm

..…../1,5

3

Lựa chọn được phương pháp điều chế tinh dầu phù ……../2
hợp với khả năng của HS có thể thực hiện được (bản
vẽ sơ lược)


4

Có bản vẽ hồn chỉnh, có chú thích đầy đủ các bộ
phận

5

Trình bày rõ ràng, lưu loát, phản biện, bảo vệ được ý ……/2
tưởng
Tổng

……../3

10

Hoạt động 2. TÌM HIỂU KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU CHẾ
TINH DẦU VÀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HỒN THIỆN BẢN THIẾT
KẾ VÀ MƠ HÌNH VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ TINH DẦU
(Thời lượng – 3 ngày)
1. TÌM HIỂU KIẾN THỨC LIÊN QUAN THEO CHỦ ĐỀ DO
GIÁO VIÊN GỢI Ý
A. Mục đích:
HS tự đọc sách, nghiên cứu tài liệu, video, thảo luận, tiến hành phác họa quy
trình trưng cất tinh dầu. Hình thành kiến thức mới về:
+ Biết nguyên nhiên liệu dùng trong điều chế tinh dầu từ các nguyên liệu
tự nhiên.
+ Hiểu được quy trình điều chế tinh dầu .
+ Hiểu rõ hơn về vai trò của 1 số tinh dầu .
- HS xác định được các kiến thức đã học của các môn khoa học như: Sinh
học, Tốn học, Cơng nghệ, Vật lí, Mỹ thuật….. để giúp mọi người thân quy

trình điều chế tinh dầu từ nguyên liệu tự nhiên.
– Nêu được các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm.
– Nhận thức được chức năng và cơng dụng của tinh dầu mà nhóm mình lựa
chọn.
B. Nội dung:


– Các cá nhân trong nhóm tự tìm hiểu kiến thức để tạo ra sản phẩm thông
qua các tài liệu GV cung cấp và kiến thức thu thập được từ các mơn khoa học tự
nhiên, trên mạng xã hội....
- Tìm hiểu kiến thức vật lý lớp 6 cơ chế bay hơi và ngưng tụ.
– Thảo luận nhóm đề xuất phương án và tiến hành tạo ra mơ hình sản phẩm
C. Nội dung:
Trong 2 ngày, HS tìm hiểu các chủ đề kiến thức theo phân cơng.
Có bản vẽ hồn chỉnh, có chú thích đầy đủ các bộ phận
Trình bày cơ sở khoa học của bản thiết kế ?
Trình bày nguyên vật liệu, dụng cụ và các bước của mơ hình chưng cất
tinh dầu ?
- Thiết kế quy trình điều chế ra sản phẩm bằng cách vẽ bản thiết kế lắp
ghép mô hình việc thực hiện.
+ Mỗi thành viên vẽ ít nhất 1 ý tưởng điều chế sản phẩm. Cập nhật vào nhật
kí cá nhân.
+ Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn
1 ý tưởng tốt nhất. Viết vào nhật kí học tập của nhóm.
+ Phác hoạ các bước chính trong quy trình điều chế sản phẩm.
Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận, các hoá chất cần sử dụng
Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, thể tích, nồng độ… hoặc các
thông số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để điều chế sản
phẩm
Vận dụng các kiến thức liên quan về kiến thức vật lí , sinh học và tốn học

để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong
quy trình điều chế tinh dầu bưởi.
D. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– bản thiết kế mơ hình tự điều chế tinh dầu từ các ngun liệu tự nhiên, mơ
hình lắp ghép.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của các thành viên nhóm và ý kiến góp ý
của gia
- Kết quả cụ thể:
– Cá nhân: hợp tác với nhóm trao đổi, thảo luận hệ thống câu hỏi giáo viên
đưa ra, đề xuất ý tưởng bản thiết kế với nhóm.
– Nhóm: hồn thành nhật kí làm việc về quy trình điều chế tinh dầu bưởi.
E. Cách thức tổ chức hoạt động:


– Trên cơ sở giao nhiệm vụ của GV các nhóm lập kế hoạch để thực hiện. Kế
hoạch cần thể hiện các nội dung:
+ Thời gian tự nghiên kiến thức nền theo tài liệu GV cung cấp, đồng thời trả
lời hệ thống câu hỏi của GV.
+ Thời gian địa điểm thực hiện hồn thiện thiết kế quy trình.
+ Dự kiến những nội dung cần hỏi chuyên gia
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ 1: Tinh dầu là gì, vai trị của tinh dầu trong cuộc sống hằng
ngày
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 2: Nêu công dụng của một loại tinh dầu cụ thể mà em biết
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 3: Điều kiện để có Sự bay hơi và sự ngưng tụ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 4: Hãy nêu quy trình để tạo ra một loại tinh dầu
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện bản vẽ thiết kế và xây dựng mơ hình điều chế tinh
dầu đơn giản và dễ thực hiện nhất tại gia đình ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 2
STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Quy trình
1


Hồn thành đầy đủ và đúng, đủ nội dung của các
nhiệm vụ trong phiếu học tập tìm hiểu kiến thức nền
(mỗi nhiệm vụ đúng 01 điểm)

5

2

Có bản vẽ thiết kế của nhóm

3

3

Bản vẽ thiết kế có đầy đủ chú thích, có mầu, rõ ràng
dễ hiểu

2

Tổng

10

Hoạt động 3: TRÌNH BÀY BẢN VẼ VÀ MƠ HÌNH ĐIỀU CHẾ TINH
DẦU
( Thời lượng- 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Mơ tả được bản thiết kế mơ hình điều chế tinh dầu từ nguyên liệu sẵn có;

2. Vận dụng các kiến thức liên quan về công nghệ, vật lý, sinh học, hóa
học….. để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn
trong phương án thiết kế mơ hình điều chế tinh dầu;
3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để điều chế tinh dầu.
B. Nội dung:
Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến
thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản
biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để
tiến hành làm sản phẩm.
Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên phương án để chế tạo
dụng cụ cắt, tỉa cành và hái quả trên cao.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bản thiết kế hoàn chỉnh
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện
nhóm bạn.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Mở đầu – Tổ chức báo cáo


– GV thơng báo tiến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 4 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt
câu hỏi tương ứng.
– GV thơng báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
*** GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để đánh giá
nhóm khác
Báo cáo
– Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
– GV nhận xét.

– GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
***Một số bộ phương pháp điều chế tinh dầu phổ biên hiện nay
1. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước.
2. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi.
3. Phương pháp ướp.
4. Phương pháp ép.
Mỗi phương pháp giáo viên sẽ định hướng và lưu ý các bộ phận chính của
từng phương pháp để chốt cách làm cho HS
Tổng kết và dặn dò
– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí
+ Nội dung
+ Hình thức bài báo cáo
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)
– GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản
thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
– GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi cơng và báo cáo
sản phẩm.
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 3
STT

Tiêu chí

Điểm tối
đa

Bản phương án thiết kế
1

Bản vẽ thiết kế hồn chỉnh có đầy đủ chú thích, có mầu, rõ
ràng dễ hiểu


…..../1


2

Có đầy đủ các thơng số kĩ thuật

……/1

3

Mơ tả được ngun lí hoạt động của dụng cụ

……./1

Mơ hình bản thiết kế
4

Mơ hình hồn chỉnh, dễ quan sát phù hợp với bản vẽ

……./2

5

Các vật liệu của dụng cụ đơn giản, dễ lắp ghép, dễ sử dụng

……./2

Kĩ năng thuyết trình

6

Trình bày thuyết phục.

……../1

8

Trả lời được câu hỏi phản biện.

……./1

9

Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất
lượng cho nhóm báo cáo.

……./1

Tổng điểm

10

Hoạt động 4: THỬ NGHIỆM ĐIỀU CHẾ TINH DẦU TỪ NGUYÊN LIỆU
TỰ NHIÊN
(Thời lượng – 3 ngày)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Lựa chọn mơn hình điều chế tinh dầu thích hợp dựa trên phương án thiết kế
tối ưu đã lựa chọn;

2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
B. Nội dung:
- Học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu để điều chế tinh dầu tư ngun liệu sẵn
có.
– Phân cơng cơng việc, lên kế hoạch thực hiện điều chế nhiều lần và các
nguyên liệu khác nhau
- HS thảo luận các phương án chế tạo sản phẩm, trao đổi với chuyên gia để
hoàn thiện từng chi tiết của sản phẩm
- Tiến hành điều chế thử nghiệm mơ hình và thu sản phẩm
- Ghi nhật ký, ghi chép các số liệu của từng lần thử nghiệm.
- Hồn thiện sản phẩm, báo cáo q trình thực hiện chế tạo sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Mơ hình điều chế tinh dầu, sản phẩm tinh dầu.
– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).


– Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm quá trình điều chế tinh dầu
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV có thể lập nhóm trên zalo và yêu cầu HS cập nhật q trình thi cơng sản
phẩm. Từ đó, GV có thể đơn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.
Hướng dẫn điều chế và thử nghiệm sản phẩm
Điều chế: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo vệ thiết kế,
nhóm học sinh xây dựng hồn thiện mơn hình điều chế, tiến hành điều chế dưới
sự giám sát của phụ huynh.
Lưu ý: Tùy theo tình hình thực tế các nhóm có thể trao đổi, hỏi chuyên gia
để tư vấn giúp đỡ hoàn thiện sản phẩm. Các nhóm sẽ phải ghi chép đầy đủ q
trình điều chế (ghi rõ phần tự làm, phần tư vấn và phần nhờ giúp đỡ của chuyên
gia)
 Thử nghiệm lần 1
(1) Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.

(2) Đánh giá mức độ dụng của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu
TT

Tiêu chí

1

Mơ hình điều chế hoạt động bình thường

2

Dụng cụ mơ hình điều chế được thiết kề từ những vật
liệu dễ kiếm.

3

Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật
liệu, kích thước chi tiết sản phẩm.

4

Mơ hình đưa và hoạt động bước đầu có thu được sản
phẩm

Đạt/Khơng
đạt

(3) Phần nào trong mơ hình quan trọng nhất ?
(4) Phần nào trong mơ hình có thể cải tiến theo nhu cầu sử dụng ?
(5) Mơ hình của các bạn cần cải tiến chỗ nào? Phác hoạ và ghi rõ cách cải

tiến.
(6) Có thể suy nghĩ về mức độ ứng dụng, loại vật liệu làm dụng cụ, phương
án cải tiến cho hoàn thiện…
Các lần thử nghiệm lần sau
(1) Cách cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến)
(2) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban
đầu
TT

Tiêu chí

1

Hoạt động của mơ hình khi đưa vào điều chế có kết

Đạt/Khơng
đạt


quả theo mong muốn không
2

Khi thay đổi số lượng của nguyên vật liệu điều chế
thu được kết quả cao hơn không.

3

Khi điều chỉnh nhiệt độ, điều chỉnh các thông số đầu
vào sẽ thu được kết quả theo yêu cầu không


4

Mô hình có thể cải tiến, áp dụng cho mọi loại nguyên
liệu cần điều chế tinh dầu không

(3) Phần nào trong sản phẩm quan trọng nhất ?
(4) Phần nào trong sản phẩm có thể cải tiến theo nhu cầu sử dụng ?
(5) Sản phẩm của các bạn cần cải tiến chỗ nào? Phác hoạ và ghi rõ cách cải
tiến.
Thực hiện điều chỉnh quy trình tạo ra sản phẩm đến khi tạo ra sản phẩm
với chất lượng tốt nhất trong điều kiện thời gian và nguồn lực có thể.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
(Thời lượng – 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Học sinh báo cáo sản phẩm tinh dầu đã điều chế, chúng ta cịn có thể tạo ra
tinh dầu bằng cách khác không hay từ nguồn nguyên liệu khác không.
- Để tạo ra sản phẩm này ở những nơi nào
B. Nội dung:
HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và các nhóm nhận xét và nêu câu
hỏi. HS giải thích sự thành cơng hoặc chưa hồn thiện của dụng cụ và đề xuất
các phương án cải tiến.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Ý kiến đề xuất cải tiến quy trình điều chế.
- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “chế tạo tinh dầu từ các nguyên liệu
tự nhiên”
- D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
1. Báo cáo trong lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm

–Quy trình điều chế
– Kết quả các lần tiến hành điều chế
– Lượng tinh dầu tạo ra


- Phản biện, bảo vệ sản phẩm của nhóm
2. Đánh giá dự án trong lớp
– HS và GV nhận xét về sản phẩm
– GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.
+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến dự án
+ Quy trình điều chế sản phẩm
+ Kĩ năng làm việc nhóm
+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục
….
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết
1. Nêu nguyên lý của quy trình điều chế tinh dầu . Em đã vận dụng các
nguyên lý này như thế nào để điều chế tinh dầu?
2.Các kĩ thuật nào đã được sử dụng trong quy trình điều chế tinh dầu từ
các nguyên liệu tự nhiên?
3.Những kĩ thuật trên đã giúp em phát triển những kĩ năng nào?
4. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?
5. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ điều chế những loại tinh
dầu nào?
3. Thử nghiệm sản phẩm tại lớp
– HS sử dụng sản phẩm cho hiệu quả
– GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá quy trình điều chế?


PHỤ LỤC

Các bảng tiêu chí đánh giá của cả dự án để đánh giá xếp loại học tập
của học sinh
TT

Tiêu chí

Điểm

Bài báo cáo, sổ nhật ký và phiếu học tập (5)
1

Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.

…../2

2

Kiến thức chính xác, khoa học.

…../3

Bản vẽ, phương án thiết kế (3 điểm)
1

Bản vẽ thiết kế hồn chỉnh có đầy đủ chú thích, có mầu, rõ ràng dễ
hiểu

…..../1

2


Có đầy đủ các thơng số kĩ thuật

……/1

3

Mơ tả được ngun lí hoạt động của dụng cụ

……./1

Mơ hình bản thiết kế (4 điểm)
1

Mơ hình hồn chỉnh, dễ quan sát phù hợp với bản vẽ

……./2

2

Các vật liệu của dụng cụ đơn giản, dễ lắp ghép, dễ sử dụng

……./2

Sản phẩm (4 điểm)
1

Điều chế được ít nhất 02 sản phẩm tinh dầu từ nguyên liệu tự nhiên

……./2


2

Sản phầm điều chế đảm bảo giữ được mùi hương, thơm ban đầu của
nguyên vật liệu

……./2

Kĩ năng thuyết trình
1

Trình bày bản vẽ, mơ hình rõ ràng, thuyết phục

……../1

2

Trả lời được câu hỏi phản biện.

……./1

3

Trình bày rõ ràng, dễ hiểu từng bước điều chế của nhóm thơng qua
hình ảnh hoặc video

……./1

4


Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho
nhóm báo cáo.

……./1

Tổng điểm

20




×