Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa bảo hiểm thương mại với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.6 KB, 23 trang )

Trường ĐH Thương Mại
Bộ mơn Quản trị tài chính

SẢN PHẨM THẢO LUẬN NHĨM
Học phần: Bảo hiểm
Nhóm: 06 - Lớp: H2101FMGM2311
Tên đề tài: Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa BH thương mại với BH xã hội
và bảo hiểm y tế? Cho ví dụ minh họa?
Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm:

ST
T

Họ và tên

Lớp

Mã SV

Cơng việc

51

Đỗ Thị Diệu Linh

K54U5

18D210263

Chương 3


52

Hoàng Diệu Linh

K55H1

19D180026

Chương 2-2.2

53

Lê Thị Khánh Linh

K55D1

19D150025

Chương 2-2.1, mở, kết

54

Nguyễn Thị Khánh Linh

K55D1

19D150026

Thuyết trình


55

Nguyễn Thị Mỹ Linh
(Nhóm trưởng)

K55D2

19D150094

Tổng hợp bài word,
slide

56

Nguyễn Thị Phương Linh

K55H4

19D180236

Chương 2-2.2

57

Phạm Thùy Linh

K55D1

19D150027


Chương 1

58

Trần Thị Phương Linh

K55D1

19D150028

Chương 1

59

Trần Thị Thùy Linh

K55H4

19D180237

Chương 3

60

Trần Long

K55H3

19D180168


Chương 3
Trưởng nhóm
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung đóng vai trị quan trọng trong cả kinh tế, chính trị, xã hội.
Thực tế đã cho thấy một thị trường bảo hiểm mạnh là nền tảng cơ bản cho bất cứ nền
kinh tế thành công nào. Tác dụng của bảo hiểm được thể hiện rõ trên nhiều phương diện.
Bên cạnh việc bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những
khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn đề đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ
bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp khơng nhỏ, mọi người có
được tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, cơng tác đề phịng và
hạn chế tổn thất được tăng cường.
Bảo hiểm được phân chia thành nhiều loại trong đó bao gồm: bảo hiểm thương mại, bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Việc phân chia như vậy có những điểm giống và khác nhau
mà không phải ai cũng hiểu rõ được. Vì vậy trong bài thảo luận này chúng ta sẽ đi phân
tích sự giống nhau và khác nhau của 3 loại bảo hiểm và qua những ví dụ cụ thể để chúng
ta có thể hiểu rõ hơn, từ đó có thể chọn cho mình những sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 3 LOẠI BẢO HIỂM: BH THƯƠNG MẠI,
BH XÃ HỘI VÀ BH Y TẾ
-

Bảo hiểm thương mại

1..1.


Khái niệm
Trên phương diện pháp lý, Bảo hiểm Thương mại là một thỏa thuận trong đó bên

tham gia Bảo hiểm cam kết trả phí Bảo hiểm cho Doanh nghiệp bảo hiểm, đổi lại việc
Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền Bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được Bảo hiểm.
Dưới góc độ quản lý rủi ro, Bảo hiểm thương mại là cơ chế theo đó, người tham
gia Bảo hiểm chuyển nhượng rủi ro cho Doanh nghiệp bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm
chi trả tiền Bảo hiểm cho các tổn thất thuộc phạm vi Bảo hiểm và phân chia thiệt hại giữa
những người được Bảo hiểm.
Dưới góc độ kỹ thuật Bảo hiểm, Bảo hiểm thương mại là việc chia nhỏ tổn thất
của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền
3


được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả năng gặp rủi ro đó thơng qua hoạt
động của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Phân loại:

1..2.

● Theo phương thức quản lý gồm: Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
● Theo kỹ thuật bảo hiểm gồm: Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia và bảo hiểm kỹ

thuật tồn tích.
● Theo đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách

nhiệm.
1.1.3. Lợi ích của bảo hiểm thương mại:
- Đối với các cá nhân: khi gặp bất kỳ sự cố, rủi ro như bệnh tật, tai nạn,…cần đóng
các khoản chi phí điều trị, viện phí thì sẽ được phía cơng ty bảo hiểm hỗ trợ về mặt tài

chính.
- Đối với các doanh nghiệp: sẽ được giảm thiểu các loại chi phí khi doanh nghiệp gặp
khó khăn, rủi ro. Và khi có sự cố bất ngờ xảy ra thì doanh nghiệp sẽ có phương án giải
quyết nhanh chóng, khơng làm ảnh hưởng, gián đoạn đến q trình sản xuất của mình.
- Đối với ngân hàng thương mại: bảo hiểm thương mại giúp cho các ngân hàng chủ
động hơn trong các vấn đề liên quan đến tín dụng của khách hàng.Hay nói cách khác, bảo
hiểm thương mại chính là sự lựa chọn tối ưu để ngân hàng có thể đảm bảo được các vấn
đề về chi trả vốn cho doanh nghiệp khi họ gặp sự cố , rủi ro phát sinh.
-

Bảo hiểm xã hội

1..1.

Khái niệm
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao

động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
1..2.

Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây:


Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH




Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
4


Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ
cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình
họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ
chức này đã nêu lên trong Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ:
a) Chăm sóc y tế
b) Trợ cấp ốm đau
c) Trợ cấp thất nghiệp
d) Trợ cấp tuổi già
e) Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
f)

Trợ cấp gia đình

g) Trợ cấp sinh đẻ
h) Trợ cấp khi tàn phế
i)

Trợ cấp cho người cịn sống (mất người ni dưỡng)

Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
-

Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước

-


Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính

-

Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia
BHXH

-

Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ

-

Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán

-

Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH

-

Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả
và an tồn thì mức chi trả sẽ ổn định

-

Các chế độ BHXH cần được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi của điều
kiện kinh tế - xã hội.

1..3.


Lợi ích của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội xẽ được hưởng những lợi ích khi gặp những trường hợp
sau:
5












Khi nghỉ chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Hưởng trợ cấp thai sản
Hưởng chế độ trợ cấp khi không may bị tai nạn lao động (theo tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động)
Khi ốm đau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Trợ cấp ốm đau
Đảm bảo đời sống vật chất khi về hưu
Lương hưu hàng tháng
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Tử tuất
Trợ cấp cho chi phí mai táng
Trợ cấp hàng tháng
Trợ cấp tử tuất tính hưởng một lần

1.3. Bảo hiểm y tế
1.3.1. Khái niệm:
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy
động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh tốn chi phí y tế cho người tham gia
bảo hiểm.
1.3.2. Phương thức bảo hiểm
Căn cứ vào mức độ thanh tốn chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm
y tế thì Bảo hiểm y tế có nhiều phương thức thanh tốn khác nhau, cụ thể là:
- Bảo hiểm y tế trọn gói là phương thức Bảo hiểm y tế trong đó cơ quan Bảo hiểm y tế sẽ
chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi Bảo hiểm y tế cho người được Bảo
hiểm y tế.
- Bảo hiểm y tế trọn gói trừ các đại phẫu thuật là phương thức Bảo hiểm y tế trong đó cơ
quan Bảo hiểm y tế sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi Bảo hiểm y tế
cho người được Bảo hiểm y tế, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu (theo quy định
của cơ quan y tế).

6


- Bảo hiểm y tế thông thường là phương thức Bảo hiểm y tế trong đó trách nhiệm của cơ
quan Bảo hiểm y tế được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người
được Bảo hiểm y tế.
Đối với các nước phát triển có mức sống dân cư cao, hoạt động Bảo hiểm y tế đã
có từ lâu và phát triển có thể thực hiện Bảo hiểm y tế theo cả ba phương thức trên. Đối
với các nước đang phát triển, mới triển khai hoạt động Bảo hiểm y tế thường áp dụng

phương thức Bảo hiểm y tế thông thường.
Đối với phương thức Bảo hiểm y tế thơng thường thì Bảo hiểm y tế được tổ chức
dưới hai hình thức đó là Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm y
tế bắt buộc được thực hiện với một số đối tượng nhất định được quy định trong các văn
bản pháp luật về Bảo hiểm y tế. Dù muốn hay không những người thuộc đối tượng này
đều phải tham gia Bảo hiểm y tế, số cịn lại khơng thuộc đối tượng bắt buộc tùy theo nhu
cầu và khả năng kinh tế có thể tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.
1.3.3. Lợi ích của bảo hiểm y tế:
- Được lựa chọn cơ sở y tế: Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế chấp thuận việc sử dụng bảo
hiểm y tế. Người mua bảo hiểm hồn tồn có thể lựa chọn nơi thuận lợi, gần địa chỉ nơi
đang sống để đăng ký khám chữa bệnh và có thể đổi nơi khám bệnh nếu muốn.
- Tiết kiệm chi phí : Nếu tham gia bảo hiểm bắt buộc, khi khám chữa bệnh đúng nơi đăng
ký có thể được hỗ trợ tài chính từ 80 – 100% chi phí tùy từng đối tượng.
- Hỗ trợ khi chuyển tuyến: Người mua bảo hiểm sẽ được hỗ trợ chi phí khi thăm khám
tại cơ sở khơng ký hợp đồng khám chữa bệnh trong gói bảo hiểm. Lúc này người mua
bảo hiểm sẽ được hỗ trợ thanh toán từ 40 – 60% khi điều trị nội trú. Đối với người mua
bảo hiểm sống tại xã, huyện đảo, người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế
khó khăn sẽ được quyền lợi mức hưởng giống như cơ sở y tế đúng tuyến.
- Giảm nguy cơ gánh nặng tài chính: Mỗi gia đình sẽ có mức kinh tế khác nhau, khơng
phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để có thể ứng biến kịp thời với tình trạng y tế nào đó.

7


Có nhiều căn bệnh địi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí, đặc biệt là các bệnh mãn tính hay
cần phẫu thuật khó đơi lúc đủ để khiến một gia đình khá giả trở thành tình cảnh nợ nần.

8



CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA BH
THƯƠNG MẠI VỚI BH XÃ HỘI VÀ BH Y TẾ
2.1. Điểm giống nhau:
- Về sự hình thành và sử dụng quỹ của các loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng
một nguyên tắc là: có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, khơng
đóng góp thì khơng được địi hỏi quyền lợi.
- Mục đích hoạt động của các loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các
đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn
khổ bảo hiểm đang tham gia.
- Phương thức hoạt động của các loại hình bảo hiểm này đều mang tính “cộng đồng -lấy
số đơng bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp,
chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất.
-Về các nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm:
• Ngun tắc chỉ bảo hiểm rủi ro, khơng bảo hiểm chắc chắn: Cả 3 loại hình Bảo hiểm
thương mại, Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều chỉ bảo hiểm cho rủi ro xảy ra bất
ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngồi ý muốn con người chứ khơng bảo hiểm cho một sự việc chắc
chắn xảy ra.
• Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm phải tuyệt đối
trung thực trong tất cả mọi vấn đề, đặc biệt là các vấn đề quy định trong hợp đồng bảo
hiểm.
• Ngun tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm
phải có lợi ích bảo hiểm.

9


2.2. Những điểm khác nhau giữa BH thương mại với BH xã hội và BH y tế

Chỉ tiêu
1.


BH thương mại

BH xã hội

BH y tế

Mục Bảo hiểm thương mại Mục đích chủ yếu Bảo hiểm y tế ra đời có tác

đích

là một hình thức nhằm của bảo hiểm xã hội dụng vơ cùng thiết thực:

hoạt

mục đích chính là thu là nhằm thỏa mãn + Thứ nhất, giúp những

động

lợi nhuận. Hoạt động những nhu cầu thiết người tham gia BHYT khắc
của bảo hiểm thương yếu của người lao phục khó khăn về kinh tế
mại mang lại cho các cá động

trong

trường khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh

nhân, tổ chức và cả hợp bị giảm hoặc mất tật vì trong quá trình điều trị
cộng đồng những tác thu nhập, mất việc chi phí rất tốn kém, ảnh
dụng to lớn:


làm. Mục tiêu này đã hưởng đến ngân sách gia

+ Khắc phục hậu quả được tổ chức lao đình trong khi thu nhập của
rủi ro, đảm bảo ổn định động quốc tế (ILO) họ bị giảm đáng kể, thậm
đời sống và hoạt động cụ thể hóa như sau:

chí bị mất thu nhập.

sản xuất kinh doanh + Đền bù cho người + Thứ hai, góp phần giảm
cho người được bảo lao
hiểm

động

những gánh nặng cho ngân sách

khoản thu nhập bị Nhà nước, khắc phục sự

+ Góp phần đề phòng mất để đảm bảo nhu thiếu hụt về tài chính, đáp
hạn chế các rủi ro có cầu sinh sống thiết ứng nhu cầu khám, chữa
thể xảy ra, giúp cho yếu của họ

bệnh ngày càng tăng ở Việt

cuộc sống con người an + Chăm sóc sức khỏe Nam.
tồn hơn, xã hội trật tự và chống bệnh tật

+ Thứ ba, góp phần nâng


hơn, giảm bớt nỗi lo + Xây dựng điều kiện cao chất lượng và thực hiện
cho mỗi cá nhân, mỗi sống đáp ứng các nhu công bằng xã hội trong
doanh nghiệp.

cầu của dân cư và các khám chữa bệnh. Vì vậy,

+ Nền kinh tế của một nhu cầu đặc biệt của thơng qua việc đóng góp
nước chắc chắn ln có người già, người tàn vào quỹ BHYT sẽ hỗ trợ
được một nguồn vốn tật, trẻ em.
10

cho ngân sách y tế, cải thiện


đầu tư đáng kể từ quỹ => Vì vậy, hoạt động và nâng cao chất lượng
của các công ty bảo của bảo hiểm xã hội ngành y. Hơn nữa, sau khi
hiểm

là hoạt động phi lợi tham gia BHYT thì mọi

+ Góp phần hỗ trợ cho nhuận và nhằm mục người bất kể giàu nghèo sẽ
hoạt động chi tiêu của đích an sinh xã hội.

được khám, chữa bệnh tại

Ngân sách nhà nước ổn

các cơ sở y tế. Do đó đảm

định hơn.


bảo được cơng bằng xã hội
+ Thứ tư, nâng cao tính
cộng đồng và gắn bó mọi
thành viên với xã hội.
=> Vì vậy, mục đích của
bảo hiểm y tế là vì đảm bảo
sức khỏe cho con người,
khơng nhằm mục đích lợi
nhuận, do Nhà nước thực
hiện thể chế hóa bằng Luật
Bảo hiểm y tế, hướng tới
mục tiêu bảo hiểm cho toàn
dân.

2.

Cơ Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm y tế là do các cơ

quan

được tiến hành bởi các cơ quan bảo hiểm xã quan bảo hiểm y tế quốc gia

tiến

tổ chức kinh doanh bảo hội, quỹ bảo hiểm y phối hợp với ủy ban nhà

hành

hiểm.


tế quốc gia, hoặc các nước các cấp trong phạm vi
nghiệp đoàn, các hội quyền hạn của mình.
tương tế do nhà nước
tổ chức quản lý.

3.

Đối Đối tượng bảo hiểm Là thu nhập bị giảm Là sức khỏe của người được

tượng
bảo

của bảo hiểm thương hoặc mất của người bảo hiểm. Nếu người được
lao động tham gia bảo hiểm gặp rủi ro về sức
11


hiểm

mại bao gồm:

bảo hiểm xã hội, do khỏe (ốm đau, bệnh tật,...)

+ Bảo hiểm về tài sản:
Đối tượng của bảo
hiểm tài sản đó chính là

họ bị giảm hoặc mất thì sẽ được cơ quan bảo
khả năng lao động, hiểm y tế xem xét chi trả

mất việc làm

nhằm bồi thường các
thiệt hại cho con người
được bảo hiểm trong
các trường hợp xảy ra
các rủi ro lớn, gây tổn
thất về tài sản. Ví dụ
như bị mất cắp, va
chạm giao thơng, cháy
nổ, hỏng hóc do thiên
tai,...
+ Bảo hiểm về con
người: Bao gồm bảo
hiểm nhân thọ và bảo
hiểm sức khỏe. Các loại
bảo

hiểm

này

đều

hướng đến đối tượng là
sức khỏe, thân thể, tính
mạng của con người.
+ Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự: Đối tượng được
hướng đến ở đây là

trách nhiệm, nghĩa vụ
bồi thường

12

bồi thường.


4.

Đối Là các tổ chức có tư - Người lao động làm * Đối tượng tham gia bắt

tượng

cách pháp nhân, các cá việc trong các doanh buộc gồm:

tham gia nhân có đủ năng lực nghiệp Nhà nước

- Người lao động Việt Nam

bảo

hành vi, năng lực pháp

làm việc trong:

hiểm

lý, cụ thể là những
người đủ 16 tuổi trở

lên, đặc biệt quan trọng
với người lao động tự
do

- Người lao động làm
việc trong các doanh
nghiệp

thuộc

các

thành phần kinh tế
ngồi quốc danh có
sử dụng từ 10 lao
động trở lên

+ Các doanh nghiệp nhà
nước, kể cả các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ
trang.
+ Các tổ chức kinh tế thuộc
cơ quan hành chính sự
nghiệp, cơ quan Đảng, các

- Người lao động Việt tổ chức chính trị – xã hội.
Nam đang làm việc + Các doanh nghiệp có vốn
tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi, khu chế
có vốn đầu tư nước xuất, khu cơng nghiệp tập
ngồi, khu chế xuất, trung,

khu công nghiệp
- Người lao động làm
việc trong các tổ chức
kinh doanh dịch vụ
thuộc cơ quan hành
chính, sự nghiệp, cơ
quan Đảng, đoàn thể.

các cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế tại
Việt Nam, trừ trường hợp
các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác
+ Các đơn vị, tổ chức kinh
tế ngoài quốc doanh có từ

- Người lao động làm 10 lao động trở lên.
việc trong các doanh - Cán bộ, công chức làm
nghiệp, các tổ chức việc trong các cơ
dịch vụ thuộc lực quan hành chính, sự nghiệp,
lượng vũ trang
người làm việc trong các cơ
13


- Người giữ chức vụ quan Đảng, các tổ chức
dân cử, bầu cử làm chính trị - xã hội, cán bộ xã,
việc trong các cơ phường, thị trấn
quan quản lý Nhà - Người đang hưởng chế độ

nước, Đảng, đoàn thể hưu trí, hưởng trợ cấp bảo
từ trung ương đến hiểm xã hội hàng tháng do
cấp huyện.

suy giảm khả năng lao
động.
- Người có cơng với Cách
mạng theo quy định của
pháp luật
- Các đối tượng bảo trợ xã
hội được Nhà nước cấp
kinh phí thơng qua bảo
hiểm xã hội.
* Đối tượng tham gia Bảo
hiểm y tế tự nguyện gồm:
Tất cả mọi đối tượng trong
xã hội, kể cả người nước
ngoài đến làm việc, học tập,
du lịch tại Việt Nam.

5. Phạm Trải rộng xuyên quốc Chỉ diễn ra trong Chỉ diễn ra trong phạm vi
vi

hoạt gia, có mặt ở tất cả các phạm vi từng quốc từng quốc gia

động

lĩnh vực đời sống, kinh gia
tế- xã hội bao gồm cả
bảo hiểm nhân thọ và

bảo hiểm phi nhân thọ

14


6. Người Là người có tính mạng, Là những người tham Là người tham gia bảo hiểm
được

tình trạng sức khỏe, tài gia bảo hiểm không không vi phạm pháp luật,

bảo

sản có thể bị rủi ro đe vi phạm pháp luật.

trừ những đối tượng không

hiểm

dọa hoặc phần trách

được hưởng theo quy định

nhiệm dân sự có thể bị

tại điều 23 Luật BHYT

phát sinh và được bảo

2010.


hiểm bằng việc ký kết
một hợp đồng bảo hiểm
giữa người tham gia
bảo hiểm và người bảo
hiểm
7. Người Là người được chỉ định Là những người được Người được thụ hưởng
được thụ trong hợp đồng bảo chỉ định nhận tiền trong BHYT thường là
hưởng

hiểm nhận sự trợ giúp bảo hiểm theo hợp người được bảo hiểm.
và bồi thường từ người đồng
bảo hiểm. Người thụ Thường

bảo

hiểm.

quyền

lợi

hưởng có thể được chỉ bảo hiểm thuộc về
định đích danh hoặc người được bảo hiểm
khơng đích danh. Nếu nhưng
được chỉ đích danh thì trường

cũng
hợp



người

trong hợp đồng bảo hưởng quyền lợi là
hiểm sẽ được nêu rõ tên người thân ruột thịt
người thụ hưởng và của họ.
mối quan hệ với người
được

bảo

hiểm



người tham gia bảo
hiểm.
8. Hình Hình thức bảo hiểm Hình thức bảo hiểm Hình thức bảo hiểm chủ yếu
thức bảo trong quan hệ bảo hiểm chủ yếu mang tính mang tính chất bắt buộc dựa
15


hiểm

giữa người tham gia với chất bắt buộc dựa trên mối quan hệ lao động
công ty bảo hiểm mang trên mối quan hệ lao và quan hệ phân phối theo
tính chất tự nguyện. động và quan hệ phân quy định nhà nước, mục
Mối quan hệ này chỉ phối theo quy định đích nhằm bảo vệ người
tồn tại và phát sinh nhà nước, mục đích tham gia bảo hiểm trước
trong một khoảng thời nhằm bảo vệ người những rủi ro về sức khỏe
gian nhất định kể từ khi lao động trước những cần được chữa trị.

có người tham gia bảo sự kiện, rủi ro như:
hiểm.

ốm đau, tai nạn lao
động, mất việc,….

9. Thời Thời hạn mối quan hệ Thời hạn mối quan hệ Thời hạn mối quan hệ giữa
hạn bảo giữa bên tham gia bảo giữa người tham gia người tham gia bảo hiểm và
hiểm

hiểm và bên thực hiện bảo hiểm và người người thực hiện bảo hiểm là
bảo hiểm đa dạng hơn thực hiện bảo hiểm là dài hạn, trọn đời (lương
so với BHXH. Nó có dài hạn, trọn đời hưu, trợ cấp hàng tháng cho
thể là bảo hiểm ngắn (lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động), tương đối
hạn hoặc dài hạn, tùy hàng tháng cho tai ổn định. Sau khi rủi ro xảy
thuộc vào lựa chọn của nạn lao động), tương ra, BHYT vẫn tiếp tục tồn
bên tham gia bảo hiểm. đối ổn định. Sau khi tại chứ không chấm dứt.
Tuy nhiên, mối quan hệ rủi ro xảy ra, BHXH
này không ổn định như vẫn tiếp tục tồn tại
đối với BHXH. Sau khi chứ không chấm dứt
rủi ro xảy ra và bên bảo
hiểm thực hiện bồi
thường tiền bảo hiểm
thì hợp đồng bảo hiểm
cũng kết thúc.

16


10.


Người tham gia bảo Nguồn quỹ do người Người sử dụng lao động,

Nguồn

hiểm sẽ nộp phí bảo sử dụng lao động người lao động đóng góp

quỹ bảo hiểm theo các mức thỏa đóng;
hiểm

thuận.

nguồn

do theo tỷ lệ phần trăm quỹ

người lao động đóng; lương và tiền lương, có sự
nguồn do tiền sinh lời hỗ trợ của Ngân sách nhà
của hoạt động đầu tư nước, tiền sinh lời từ hoạt
từ quỹ; hỗ trợ của động đầu tư của quỹ bảo
Nhà nước và các hiểm y tế, tài trợ, viện trợ
nguồn thu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
khác.

trong nước và nước ngoài
và các nguồn thu hợp pháp
khác.

11.


Các tổ chức bảo hiểm BHXH sẽ thanh tốn

BHYT thanh tốn chi phí

Phương

sẽ thanh tốn bằng cách dưới hình thức trực

khám, chữa bệnh theo hợp

pháp

trả tiền trực tiếp cho tiếp hoặc gián tiếp,

đồng bệnh, chữa bệnh hoặc

thanh

người được bảo hiểm trong đó chủ yếu là

thanh tốn trực tiếp cho

tốn

hoặc người thụ hưởng gián tiếp.

người có thẻ bảo hiểm y tế

khi có rủi ro xảy ra.


đi khám trong các trường
hợp quy định tại điều 31
Luật BHYT 2010.

CHƯƠNG 3: VÍ DỤ MINH HỌA
3.1 Ví dụ minh họa bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm Vật chất ô tô của Bảo hiểm Bảo Việt


Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
17


-

Đối tượng: Là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngồi sự
kiểm sốt của chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy
định.

-

Phạm vi bảo hiểm:

+Bảo Việt chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất do thiên tai,
tai nạn bất ngờ, không lường trước được trong những trường hợp sau:
+Đâm va, lật, đổ, lệch trọng tâm, chìm, rơi tồn bộ xe; bị các vật thể khác rơi, va chạm
vào; hành vi phá hại của người khác.
+Hỏa hoạn, cháy, nổ.
+Tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên gây ra.
+Mất toàn bộ xe do trộm, cướp.

Ngồi số tiền bồi thường, Bảo Việt cịn bồi thường cho chủ xe những chi phí cần thiết và
hợp lý theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm để thực hiện các công việc theo yêu cầu và
chỉ dẫn của Bảo Việt khi xảy ra tổn thất (thuộc phạm vi bảo hiểm), bao gồm các chi phí:
+Chi phí ngăn ngừa hạn chế tổn thất phát sinh thêm.
+Chi phí cứu hộ và vận chuyển xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất tối đa không vượt
quá 10% số tiền bảo hiểm của xe đó.


Giải quyết quyền lợi bảo hiểm:

-

Trường hợp xe được bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bồi thường sẽ được tính theo tỷ
lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của xe tại thời điểm giao kết hợp đồng.

-

Trường hợp xe được bảo hiểm bằng giá trị, số tiền bồi thường bằng chi phí hợp lý
để phục hồi, sửa chữa xe bị tổn thất. Cách xác định chi phí hợp lý cho bộ phận hư
hỏng phải thay thế mới được tính bằng chi phí thay thế thực tế trừ đi số tiền khấu
hao (trừ trường hợp có thỏa thuận bảo hiểm bổ sung bồi thường không áp dụng
khấu hao thay mới), cụ thể như sau:
18


+Xe sử dụng dưới 3 năm: khấu hao 0%;
+Xe sử dụng từ 3 đến dưới 6 năm: khấu hao 15% giá trị bộ phận thay mới;
+Xe sử dụng từ 6 năm đến dưới 10 năm: khấu hao 25% giá trị bộ phận thay mới;
+Xe sử dụng từ 10 năm đến dưới 15 năm: khấu hao 35% giá trị bộ phận thay mới;
+Xe sử dụng từ 15 năm trở lên: khấu hao 50% giá trị bộ phận thay mới.

-

Bảo Việt bồi thường tổn thất toàn bộ trong trường hợp xe bị thiệt hại thực tế trên
75% giá trị thị trường của xe; hoặc chi phí sửa chữa thiệt hại trên 75% giá trị thị
trường của xe tại thời điểm xảy ra tổn thất.

-

Bảo Việt có trách nhiệm bồi thường tổn thất tồn bộ xe bị mất trộm, mất cướp khi
có kết luận của cơ quan cơng an đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ khởi tố hình sự
liên quan đến mất trộm, mất cướp của chính chiếc xe đó.

-

Số tiền bồi thường tổn thất toàn bộ bằng giá trị thị trường của xe tại thời điểm xảy
ra tổn thất và không vượt quá số tiền ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
Hợp đồng bảo hiểm.



Mức khấu trừ:

Mức khấu trừ là số tiền được ấn định trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và Hợp đồng bảo
hiểm mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu trong mỗi và mọi vụ tổn thất bộ phận
của xe tham gia bảo hiểm vật chất xe tại Bảo Việt. Bảo Việt áp dụng mức khấu trừ tối
thiểu là 500.000 (năm trăm ngàn) đồng/vụ tổn thất (áp dụng mức khấu trừ trên số tiền bồi
thường sẽ trả).
Trường hợp: Anh H trong một buổi chiều đi làm, do bị kẻ gian đe dọa nên anh H
đã bị cướp mất 1 chiếc xe Lexus. Xe anh H chỉ mới mua được 2 năm. Trước đó anh đã
mua bảo hiểm vật chất của ô tô của Bảo hiểm Bảo Việt. Sau khi báo cáo với cơ quan

chính quyền và kết quả khơng tìm lại được xe, anh đã được bảo hiểm chi trả toàn bộ tiền
thiệt hại là giá của chiếc xe tại thời điểm bị cướp tức 4 tỷ VNĐ.

19


3.2. Ví dụ minh họa bảo hiểm xã hội
Ví dụ minh hoạ về BHXH tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Theo quy định hiện hành, 1/12/2015 theo QĐ 959/QĐ-BHXH của Nhà nước được hình
thành bằng cách trích 26% trên tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên trong từng thời
kỳ trong đó: 18% do người sử dụng lao động đóng và khoản này được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh; 8% do người lao động đóng và khoản này trừ vào thu nhập của
người lao động. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: Người lao động ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quỹ này do cơ quan BHXH
quản lý.
- Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động tại công ty may Việt Thái được tính
theo quy định là 26% trong đó 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 8% trừ vào
lương cán bộ công nhân viên.
+ Trong tháng 4/2016 tổng mức lương trích BHXH của các cơng nhân viên trong công ty
là 2.619.881.000 đồng
Vậy tổng BHXH phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là:
2.619.881.000 x 26% = 681.169.000 đồng
Trong đó: số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty là 2.619.881.000 x 18%
= 417.578.000 đồng
- Ví dụ về mức đóng BHXH tại cơng ty: Chị Nguyễn Thị Linh với chức vụ là nhân viên
văn phòng tại công ty với mức lương hưởng BHXH là 7.000.000 đồng
Vậy tổng số tiền BHXH của chị Linh là: 7.000.000 x 26% = 1.820.000 đồng
+ Số tiền BH mà công ty nộp cho chị là: 7.000.000 x 18% = 1.260.000 đồng
+ Số tiền BH mà chị phải nộp là: 7.000.000 x 8% = 560.000 đồng
Theo luật BHXH 2016, người lao động được hưởng trong các trường hợp sau:

- Trợ cấp ốm đau: 75 % lương cơ sở
- Chế độ trợ cấp thai sản: được nghỉ theo chế độ 6 tháng, được hưởng 6 tháng lương theo
cấp bậc. Trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở đóng BHXH. Mức trợ cấp nghỉ việc thai
sản, khám thai, nạo thai được hưởng 100% lương cơ sở.
- Trợ cấp tai nạn lao động:
20


+ Nếu mức suy giảm từ 5% - 30% khả năng lao động thì: suy giảm 5% khả năng lao động
thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 0,5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ giảm thêm 1% thì
được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Nếu mức suy giảm từ 31% - 100% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hàng
tháng. Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% lương cơ sở, sau đó cứ
giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% lương cơ sở.
- Cơng thức tính:
Trợ cấp BHXH = tiền lương ngày x số ngày nghỉ hưởng BHXH x tỷ lệ hưởng BHXH
- Ví dụ về mức hưởng BHXH tại công ty: Chị Nguyễn Thị Huyền làm công nhân may tại
công ty nghỉ việc do mổ ruột thừa từ ngày 20 tháng 4 tới ngày 26 tháng 4. Mức đóng
BHXH của chị Huyền là 4.670.000 đồng/tháng.
+ Số ngày nghỉ được hưởng BHXH: 6 ngày
+ Số ngày làm việc trong tháng cơng ty quy định: 26 ngày
+ Lương tháng đóng BHXH: 4.670.000 đồng
+ Lương bình quân ngày: 4.670.000 : 26 = 179.615 đồng
=> Do chị mổ ruột thừa nên sẽ được trợ cấp ốm đau với tỷ lệ trợ cấp là 75% lương cơ sở
Vậy số tiền hưởng BHXH của chị Huyền là: 6 x 179.615 x 75% = 808.267 đồng
3.3. Ví dụ minh họa bảo hiểm y tế:
BHYT tại công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam
- Qũy bảo hiểm y tế dùng để chi trả tiền khám bệnh, thuốc men … khi người lao động
có tham gia đóng BHXH bị ốm.
- Theo quy định hiện hành cũng như của cơng ty, BHYT trích 4,5 % trên mức lương

của những người tham gia bảo hiểm trong cơng ty. trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh là 3% trừ vào lương của công nhân viên là 1,5%.
+ Trong tháng 4/2020 tổng mức lương trích BHXH của các công nhân viên trong công ty
là 3.119.671.000 đồng
Vậy tổng số tiền BHYT phải nộp cho cơ quan bảo hiểm y tế trong tháng 4/2020 là:
3.119.671.000 x 4,5% = 140.385.195 đồng
21


Trong đó: số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty là 3.119.671.000 x 3%
= 93.590.130 đồng
- Ví dụ về mức đóng BHYT của cơng nhân viên tại công ty: Chị A với chức vụ là kế tốn
tại cơng ty với mức lương hưởng BHYT là 6.500.000 đồng
Vậy tổng số tiền BHYT phải nộp là: 6.500.000 x 4,5% = 292.500 đồng
+ Số tiền BH mà công ty nộp cho chị là: 6.500.000 x 3% = 195.000 đồng
+ Số tiền BH mà chị phải nộp là: 6.500.000 x 1,5% = 97.500 đồng
- Ví dụ về mức hưởng BHYT tại công ty: Anh B làm việc tại công ty có tham gia đóng
BHYT, BHXH, BHTN. Năm 2020, cơng ty đăng ký KCB ban đầu cho tồn cơng ty tại
Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm trong đó có anh B. Tháng 5/2020, anh B ốm khám
chữa bệnh tại bệnh viện 19-8 (quận Cầu Giấy Hà Nội - bệnh viện tuyến trung ương) và
phải nhập viện điều trị
Tổng chi phí khám chữa bệnh trong q trình điều trị của anh B hết 8.000.000 đồng. Anh
B có tham gia đóng BHYT với mức hưởng là 80% chi phí khám chữa bệnh. Vì anh B
nhập viện điều trị nội trú tại BV 19 - 8 (Tuyến trung ương) và khám chữa bệnh trái tuyến
nên mức hưởng 40% chi phí điều trị nội trú.
=> Qũy bảo hiểm y tế chi trả: 40% x 80% x 8.000.000 = 2.560.000 đồng
Anh B chỉ phải nộp khi đã được BHYT hỗ trợ = 8.000.000 - 2.560.000 = 5.440.000 đồng
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên ta có thể hiểu rõ được về sự hình thành, mục đích hoạt
động, phương thức hoạt động, sự giống nhau và khác nhau của 3 loại bảo hiểm: bảo hiểm

thương mại, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Bảo hiểm ln là lựa chọn tối ưu và hồn
hảo mang lại sự bảo vệ vững chắc và an tâm cho gia đình chúng ta trong suốt cuộc đời.
Ngày nay, hoạt động bảo hiểm không ngừng mở rộng, mỗi con người sinh ra và
lớn lên, chắc chắn đều phải tham gia ít nhất một loại hình bảo hiểm. Là cơng nhân viên
chức nhà nước thì phải tham gia bảo hiểm xã hội; là học sinh sinh viên, ai cũng đã từng
tham gia bảo hiểm y tế. Là người điển khiển xe cơ giới thì bắt buộc phải có bảo hiểm xe
mơtơ (bảo hiểm thương mại)… Do đó việc so sánh về các loại hình bảo hiểm này giúp
22


cho người đọc có thể hiểu, biết và vận dụng chúng một cách đúng đắn nhất, góp phần làm
giảm thiểu tổn thất hoặc được đền bù thỏa đáng cho những rủi ro khôn lường trong cuộc
sống của chúng ta ngày nay.

23



×